Bến đò xưa
Thanh Trâm
Dòng sông xuôi dòng đổ nước về biển, những bến đò
chênh vênh, lững lờ theo tháng năm. Trải qua bao thăng trầm thời gian, con đò
vẫn giản dị một màu gỗ bạc thếch nắng mưa. Bao lớp người đi qua, có mấy ai
ngoảnh đầu lại? Chàng trai chèo đò năm xưa giờ tóc đã nhuốm màu hoa râm. Hôm
nay về thăm quê, qua bến đò xưa, chợt nhớ...
Dòng sông quê tôi từ bao đời nay vẫn chỉ một con đò
ngang lặng lẽ chở người qua lại. Tiếng gọi đò da diết vang vọng của những cô
gái, khiến chợt ta thấy có chút gì đó xốn xang. Tiếng gọi đò vẫn thỉnh thoảng
cho ai đó sự giật mình lẫn cả sự thổn thức.
Mùa gặt, con đò cần mẫn chở lúa và người sang sông. Tiếng khua nước cần mẫn những đêm sáng trăng, từng bó lúa chất lên bờ và tiếng chân người lặng lẽ đi về sau một ngày vất vả như tạc vào lòng người những nỗi niềm khó tả.
... Bến cũ giờ đây đã được rào chắn cẩn thận, để đề phòng những trường hợp không may về tai nạn sông nước. Con đò già nua thì vẫn vậy. Những giọt mưa xuân, mưa đông cứ thấm dần, thấm dần vào từng thớ gỗ, rồi một màu bạc phếch bao phủ lên con đò.
Chiều nay lại có cơn mưa, ngồi trong túp lều nhỏ dựng bên dòng sông, dõi mắt ra xa. Con đò vẫn cần mẫn đưa khách, và xe cộ qua sông. Tiếng khua nước theo nhịp chèo đều đều. Ông lão lái đò nở một nụ cười hồn hậu. Khách qua sông mùa này nhiều, đa phần là học sinh người đi gặt hái, làm thuê...
Nghề lái đò không có khái niệm "lương” là gì. Với người lái đò, đó được coi là việc làm phước, lấy công làm lời để vui sống. Bởi cả đời họ đã gắn chặt với nghề đưa đò, gắn với những bến nước dòng sông. Mỗi khi đi đâu, để con đò nằm hiu hắt, người lái đò lại cảm thấy nhơ nhớ một cái gì đó, khó định nghĩa được.
Mỗi nhịp chèo như mỗi câu chuyện trên chuyến đò ngang, những câu chuyện của từng người khách đến rồi đi. Còn con đò vẫn bềnh bồng như một chiếc lá lững lờ trôi. Chiếc lá đã ngả màu theo năm tháng.
Và chiều nay, lại có một sự chờ đợi đọng trên đôi mắt của người lữ khách đến từ nơi xa...
Mùa gặt, con đò cần mẫn chở lúa và người sang sông. Tiếng khua nước cần mẫn những đêm sáng trăng, từng bó lúa chất lên bờ và tiếng chân người lặng lẽ đi về sau một ngày vất vả như tạc vào lòng người những nỗi niềm khó tả.
... Bến cũ giờ đây đã được rào chắn cẩn thận, để đề phòng những trường hợp không may về tai nạn sông nước. Con đò già nua thì vẫn vậy. Những giọt mưa xuân, mưa đông cứ thấm dần, thấm dần vào từng thớ gỗ, rồi một màu bạc phếch bao phủ lên con đò.
Chiều nay lại có cơn mưa, ngồi trong túp lều nhỏ dựng bên dòng sông, dõi mắt ra xa. Con đò vẫn cần mẫn đưa khách, và xe cộ qua sông. Tiếng khua nước theo nhịp chèo đều đều. Ông lão lái đò nở một nụ cười hồn hậu. Khách qua sông mùa này nhiều, đa phần là học sinh người đi gặt hái, làm thuê...
Nghề lái đò không có khái niệm "lương” là gì. Với người lái đò, đó được coi là việc làm phước, lấy công làm lời để vui sống. Bởi cả đời họ đã gắn chặt với nghề đưa đò, gắn với những bến nước dòng sông. Mỗi khi đi đâu, để con đò nằm hiu hắt, người lái đò lại cảm thấy nhơ nhớ một cái gì đó, khó định nghĩa được.
Mỗi nhịp chèo như mỗi câu chuyện trên chuyến đò ngang, những câu chuyện của từng người khách đến rồi đi. Còn con đò vẫn bềnh bồng như một chiếc lá lững lờ trôi. Chiếc lá đã ngả màu theo năm tháng.
Và chiều nay, lại có một sự chờ đợi đọng trên đôi mắt của người lữ khách đến từ nơi xa...
Bến sông quê
"Quê hương là con đò nhỏ/ Êm đềm khua nước ven sông…”, lời ca đằm thắm khiến tôi nôn nao nhớ về bến sông quê. Quê tôi có con sông Văn Úc chảy qua, nghìn đời chắt chiu từng hạt phù sa bồi đắp nên bờ xôi ruộng mật. Con đê không biết có từ bao giờ ôm trọn cánh đồng làng tươi tốt như bà mẹ chở che đứa con yêu.
Trên triền đê có bến đò thân thương. Con đò ngang - "nhịp cầu” nối những bờ vui giữa quê tôi với huyện Kiến Thụỵ. Chủ đò là một phụ nữ, người nhỏ thó, khuôn mặt phúc hậu, nhưng đôi mắt đượm buồn. Bác trai là liệt sĩ chống Pháp. Người con trai duy nhất xung phong lên đường đánh Mỹ năm 1966. Từ đó, bác làm bạn với con đò. Những ngày nước lên ngập bãi cói, đò áp vào sát thân đê. Khách xuống đò, bác dùng cây sào đẩy đò ra chỗ nước sâu rồi mới chèo bằng lái. Ngày nước xuống, đò không vào sát bờ được, khách phải qua một lối nhỏ trơn nhẫy giữa bãi cói xanh rì, cao gần đầu người mới lên được đò.
Phía trong đê, dưới gốc đa là chiếc lều bán nước của cụ bà, nơi nghỉ chân quí giá cho bao khách nhỡ đò. Chiếc chõng tre sẫm bóng bày lèo tèo vài chiếc lọ đựng kẹo gừng cay thơm, kẹo ớt xanh đỏ còn bám những hạt đường trắng tinh, túi phòng phành đủ màu hấp dẫn - những thứ quà quê chúng tôi thường ao ước. Nước chè tươi vàng sóng sánh trong chiếc bát đàn, chuyện đánh Mỹ, mùa màng, giúp khách quên thời gian.
Thỉnh thoảng, mấy chiếc thuyền chài nghỉ lưới, cho con cái lên bờ. Lũ trẻ như chim sổ lồng, nhìn chúng tôi nô đùa với vẻ mặt tõn tẽn, sung sướng. Hầu hết chúng thất học và sớm thạo nghề sông nước. Đứa nào cũng cháy nắng sạm đen, tóc hoe vàng, sắt seo thật tội nghiệp! (Bây giờ, nhiều trẻ thuyền chài vẫn nhiều thiệt thòi như thế). Rồi chúng tôi trở nên thân thuộc. Những quả vặt trong vườn như quả bòng chua, khế, quả vối chín là quà của chúng tôi cho chúng! Có hôm chúng từ dưới thuyền chạy lên, vạt áo túm toàn vỏ sò, vỏ ngao, ốc biển rất đẹp đưa cho chúng tôi chơi đồ hàng. Chúng còn dạy chúng tôi tập bơi. Tình bạn chúng tôi cứ thế lớn lên.
Bến sông còn là nơi bịn rịn chia tay của các cô gái tiễn người yêu đi chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Trước ngày ra trận, những đôi yêu nhau thường ngồi trên bến sông tâm sự. Họ trao cho nhau những bông cúc dại mọc ở sườn đê cùng lời thề son sắt. Bến sông cũng là nơi chào đón những người con chiến đấu trở về. Có người thân thể không còn nguyên vẹn, nhưng họ là niềm tự hào của quê hương.
Cây đa, bến nước, sân đình đã làm nên hồn làng. Quê tôi đã đổi đời. Cầu Khuể đẹp như dải lụa nối quê tôi với muôn nơi. Bến sông quê chỉ còn bác đa già làm bạn. Nhưng mỗi lần về quê, trên bến sông lộng gió, bao kỷ niệm thiêng liêng lại ùa về khiến tâm hồn xao xuyến. Nghe sóng nước ì oạp vỗ vào thân đê, tai tôi lại văng vẳng tiếng gọi da diết "đò ơi…ơ”.
Phía trong đê, dưới gốc đa là chiếc lều bán nước của cụ bà, nơi nghỉ chân quí giá cho bao khách nhỡ đò. Chiếc chõng tre sẫm bóng bày lèo tèo vài chiếc lọ đựng kẹo gừng cay thơm, kẹo ớt xanh đỏ còn bám những hạt đường trắng tinh, túi phòng phành đủ màu hấp dẫn - những thứ quà quê chúng tôi thường ao ước. Nước chè tươi vàng sóng sánh trong chiếc bát đàn, chuyện đánh Mỹ, mùa màng, giúp khách quên thời gian.
Thỉnh thoảng, mấy chiếc thuyền chài nghỉ lưới, cho con cái lên bờ. Lũ trẻ như chim sổ lồng, nhìn chúng tôi nô đùa với vẻ mặt tõn tẽn, sung sướng. Hầu hết chúng thất học và sớm thạo nghề sông nước. Đứa nào cũng cháy nắng sạm đen, tóc hoe vàng, sắt seo thật tội nghiệp! (Bây giờ, nhiều trẻ thuyền chài vẫn nhiều thiệt thòi như thế). Rồi chúng tôi trở nên thân thuộc. Những quả vặt trong vườn như quả bòng chua, khế, quả vối chín là quà của chúng tôi cho chúng! Có hôm chúng từ dưới thuyền chạy lên, vạt áo túm toàn vỏ sò, vỏ ngao, ốc biển rất đẹp đưa cho chúng tôi chơi đồ hàng. Chúng còn dạy chúng tôi tập bơi. Tình bạn chúng tôi cứ thế lớn lên.
Bến sông còn là nơi bịn rịn chia tay của các cô gái tiễn người yêu đi chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Trước ngày ra trận, những đôi yêu nhau thường ngồi trên bến sông tâm sự. Họ trao cho nhau những bông cúc dại mọc ở sườn đê cùng lời thề son sắt. Bến sông cũng là nơi chào đón những người con chiến đấu trở về. Có người thân thể không còn nguyên vẹn, nhưng họ là niềm tự hào của quê hương.
Cây đa, bến nước, sân đình đã làm nên hồn làng. Quê tôi đã đổi đời. Cầu Khuể đẹp như dải lụa nối quê tôi với muôn nơi. Bến sông quê chỉ còn bác đa già làm bạn. Nhưng mỗi lần về quê, trên bến sông lộng gió, bao kỷ niệm thiêng liêng lại ùa về khiến tâm hồn xao xuyến. Nghe sóng nước ì oạp vỗ vào thân đê, tai tôi lại văng vẳng tiếng gọi da diết "đò ơi…ơ”.
Vại
nước mưa
Không biết tự bao giờ, vại nước mưa đã trở lên rất
đỗi thân thuộc, gần gũi với mỗi người dân quê. Cùng với ngôi nhà mái rạ vách
đất, hàng cau thẳng tắp và mảnh vườn bé nhỏ, vại nước mưa là một trong những
hình ảnh bình dị mà thiêng liêng trong ký ức sâu thẳm của mỗi con người.
Đấy là cái thời mà tất thảy trẻ già, trai gái làng
tôi còn phải tắm rửa, giặt giũ bên những bến sông; còn nước dùng cho việc ăn
uống thì đều nhờ vào cái vại nước mưa ấy. Cha tôi phải cất công lên tận chợ
huyện mới mua được cái vại bằng đất nung có chu vi rộng hơn một vòng tay người
lớn và cao khoảng 1m, rồi thả nổi trên sông mà kéo về nhà. Xếp mấy viên gạch kê
làm nền, cha tôi đặt cái vại ở khoảng giữa của hai cây cau, rồi lấy những tàu
cau buộc nối dài chúng với nhau, quấn quanh hai thân cau từ trên xuống. Đầu
dưới của hai sợi dây đó được bắt vào miệng vại. Vại nước mưa thường được đặt ở
gần bếp để tiện cho việc đun nấu. Những cơn mưa rào làm dịu những trưa hè, hào
phóng gieo muôn nghìn giọt nước mát lành, ngọt ngào xuống khắp trần gian, thoả
lòng mong đợi của những chiếc vại đã cạn tới đáy. Thông thường không bao giờ
hứng nước ngay vì phải để cho mưa gội rửa hết mọi thứ bụi bẩn bám trên cây cau.
Nước mưa tuôn xối xả, tràn trề trên những tàu lá rồi chảy thành dòng quanh thân
cau, theo đường dẫn đổ vào vại đang chờ sẵn. Chỉ cần hai, ba trận mưa to là đã
có thể đầy vại, dùng một tháng mới hết. Mẹ tôi lấy chiếc vung của cái nồi gang
to đậy lên vại, để một chiếc gáo dừa trên đó, khi nào cần dùng thì múc nước ra
từng ít một. Giọt nước mưa được coi là "hạt ngọc” của trời, được chưng cất
qua quá trình bốc hơi nên trong vắt và ngọt dịu. Ngày ấy, khi chưa có các loại
nước giải khát và cũng chưa có các dụng cụ lọc nước như bây giờ, thì nước mưa
luôn là thứ nước uống ngon nhất.
Thuở bé, tôi thường được mẹ ưu ái tắm cho bằng nước mưa để không bị rôm sảy và bệnh ngoài da. Vại nước mưa là nơi tôi cùng những đứa trẻ trong làng thường thả những chiếc lá nhỏ, những cánh hoa, rồi thi nhau thổi khiến những "chiếc thuyền tí xíu” ấy cứ xoay tròn quanh miệng vại. Chúng tôi thích thú ngắm nhìn bóng những chiếc tàu cau cứ đong đưa, nổi chìm dưới vại nước hay khoả tay mò... bóng ông mặt trời, khiến bóng những chòm mây trắng bỗng vỡ ra hoà tan vào nước, rồi lát sau mây kết tụ lại, nổi bồng bềnh đầy hư ảo.
Những trưa tháng sáu trời nắng chang chang như đổ lửa, thợ gặt đi làm về thì nơi tìm đến đầu tiên là vại nước mưa. Vục vội gáo dừa xuống rồi bưng lên uống ừng ực, thoả thuê, khoan khoái mà không sợ đau bụng hay cảm lạnh. Nguồn nước mát lành lan toả khắp cơ thể, làm dịu đi cái nóng bức, mệt nhọc trong người. Cha tôi rất ưa uống trà nhưng phải là thứ trà được pha bằng nước mưa. Không hiểu vì thứ nước này ít lẫn tạp chất hay còn vì điều gì khác nữa mà quả thật, chỉ khi được pha bằng nước mưa thì nước trà mới xanh, toả hương thơm và có vị chát ngọt hấp dẫn.
Vui mừng vì cuộc sống ngày càng đầy đủ, thuận lợi hơn khi nhiều nhà đã xây bể to đựng nhiều nước hơn, hay chuyển sang dùng các loại nước lọc tinh khiết. Nhưng hình ảnh của vại nước mưa vẫn mát lành trong tâm thức của mỗi người.
Thuở bé, tôi thường được mẹ ưu ái tắm cho bằng nước mưa để không bị rôm sảy và bệnh ngoài da. Vại nước mưa là nơi tôi cùng những đứa trẻ trong làng thường thả những chiếc lá nhỏ, những cánh hoa, rồi thi nhau thổi khiến những "chiếc thuyền tí xíu” ấy cứ xoay tròn quanh miệng vại. Chúng tôi thích thú ngắm nhìn bóng những chiếc tàu cau cứ đong đưa, nổi chìm dưới vại nước hay khoả tay mò... bóng ông mặt trời, khiến bóng những chòm mây trắng bỗng vỡ ra hoà tan vào nước, rồi lát sau mây kết tụ lại, nổi bồng bềnh đầy hư ảo.
Những trưa tháng sáu trời nắng chang chang như đổ lửa, thợ gặt đi làm về thì nơi tìm đến đầu tiên là vại nước mưa. Vục vội gáo dừa xuống rồi bưng lên uống ừng ực, thoả thuê, khoan khoái mà không sợ đau bụng hay cảm lạnh. Nguồn nước mát lành lan toả khắp cơ thể, làm dịu đi cái nóng bức, mệt nhọc trong người. Cha tôi rất ưa uống trà nhưng phải là thứ trà được pha bằng nước mưa. Không hiểu vì thứ nước này ít lẫn tạp chất hay còn vì điều gì khác nữa mà quả thật, chỉ khi được pha bằng nước mưa thì nước trà mới xanh, toả hương thơm và có vị chát ngọt hấp dẫn.
Vui mừng vì cuộc sống ngày càng đầy đủ, thuận lợi hơn khi nhiều nhà đã xây bể to đựng nhiều nước hơn, hay chuyển sang dùng các loại nước lọc tinh khiết. Nhưng hình ảnh của vại nước mưa vẫn mát lành trong tâm thức của mỗi người.
Mùa gặt,
mùa nắng
Giữa
cái nắng chang chang của tháng 6, nhiều miền quê đang bắt đầu một mùa gặt. Bà
con nông dân ra đồng, nón trắng lấp lóa, nhấp nhô trên những thửa ruộng xa xa.
Phía cuối làng, bên những lũy tre, một vài cánh diều của chú bé chăn trâu điểm
tô cho bầu trời, làm cho cái nắng đỡ gắt gao hơn.
Người
làm ruộng thì mùa nào cũng hối hả, nhưng có lẽ, mùa gặt là mùa hối hả nhất. Bởi
gia đình nào cũng vận động hết nhân lực ra đồng thu hoạch, cho thóc được nắng,
để cày bừa cho đất ải, còn cấy vụ mùa. Nhìn thấy thóc vàng là nhìn thấy no ấm,
vì thế, khi lúa được mùa, không khí đồng áng cũng vui vẻ hơn. Những ngả đường,
những cánh đồng dẫn về làng đều tấp nập xe cộ, người gồng gánh... Lúa có thể sẽ
được tuốt ngay tại đồng, hoặc được chở về nhà. Và phải khi nào phơi được nỏ,
thóc vàng hơm, đổ vào bồ thì bà con mới yên tâm.
Mùa gặt tháng 6 cũng là mùa nắng nôi, của vất vả, của cực nhọc. Là mùa mà người dân quý trọng từng bát nước vối, từng cốc chè xanh hay từng que kem mát lạnh đến tận chân răng. Ở phố phường thì chẳng nói làm gì, nhưng ở quê, vẫn nề nếp cũ, người dân vẫn mộc mạc dùng nước vối. Vừa mát, vừa nhẹ nhàng, chẳng có hóa chất độc hại.
Vâng, vào mùa gặt, lúa trĩu bông và đó là công lao chăm sóc của cha mẹ, của triệu triệu người nông dân. Với con, mùa gặt đó là mùa mà áo mẹ cha ướt bởi những giọt mồ hôi! Đó còn là mùa mà trán mẹ cha như nhăn nheo, cái nhăn nheo của vất vả, của nhọc nhằn. Nhớ lắm những ngày gặt của mùa mưa và bao ngày phơi lúa ấy. Những ngày ông trời kia giở chứng, mưa chợt đến chợt đi. Cầu cho ông trời đừng mưa bất chợt như thế, để cha mẹ, để mọi người dân đều được thu hoạch lúa trong yên lành.
Con vẫn nhớ nhà mình, bữa ăn ngày thường đạm bạc, vào mùa cấy cũng chẳng hơn gì, nhưng được cải thiện bằng những bữa canh cua. Cua mẹ bắt dưới chân gốc rạ, mang về giã nhỏ, có thể nấu bầu hoặc nắm rau tập tàng. Con cũng nhớ, có những buổi sớm, trước khi cả nhà đi gặt, mẹ đã nấu sẵn nồi cơm nếp để cả nhà ăn, rồi một nồi chè mang ra đồng, lúc nghỉ ngơi có thể ngả ra, đánh chén cho vơi đi mệt nhọc. Con thích ngắm cánh đồng lai láng trong màu vàng rộm của lúa chín, màu xanh thẫm của cây lúa mới tuốt hạt, màu vàng tươi của rơm hai nắng, lai láng cả tiếng trò chuyện, tiếng cười giòn tan của những người áo nâu chân chất.
Con rất nhớ ngày bé, lũ trẻ con chúng con có thú vui riêng. Khoái nhất là được ăn ké bữa lỡ lúc nghỉ gặt giữa chừng để lấy sức của cha mẹ và mọi người trong gia đình. Mới bảnh mắt ra đã hỏi mẹ hôm nay có gặt không, có gì ăn không? Các thức quà quê cũng giản đơn lắm: Bánh ướt, bánh bèo, chè đậu xanh, chè đậu đen, có khi là mấy gói mì tôm, nồi cháo nóng... Vậy mà ngon tuyệt! Con đã chơi và đùa nghịch, trước khi giúp đỡ được cha mẹ, trong biết bao buổi chiều. Đó là lúc mặt trời sau một ngày rực lửa, trở nên dịu dàng đến lạ kì. Có đứa trẻ "lãng mạn” ngồi ở bờ mương ngước mắt lên nhìn và tự hỏi tại sao lại có vòm cây in hình lên quả cầu cam. Có đứa nghịch ngợm nhảy lên đống rơm mới thổi đang còn bốc hơi nóng, bay lên bay xuống như chơi bập bênh. Mùi thơm của rơm mới xông lên tận hốc mũi, ngọt mát đến lạ. Ham chơi cả ngày, đêm về mới thấy ngứa ngáy do lông lúa dính vào da, tắm mãi cũng không hết, gãi trầy cả người.
Giờ thì con sống nơi phố xá, nhớ mùa gặt quê. Hôm nay, con quyết về bên mẹ, để có thể tìm lại mùa gặt của mình từ hơn 10 năm thủa trước, vừa để gánh đỡ cho cha mẹ vất vả. Lúa càng trĩu hạt thì lưng cha mẹ càng còng. Con vẫn thấy màu nắng cũ, màu vàng của lúa, màu xanh với trắng của mây, màu tuổi thơ trên những cánh diều hay những ước mơ bé bỏng chập chờn trên cánh muỗm. Chỉ có bờ vai cha mẹ thì mòn đi, già hơn và chậm hơn. Con ước mình là cơn gió mát, đổ về trên cánh đồng, hay ít nhất cũng là bóng cây cho cha mẹ bớt nóng, khô bớt mồ hôi. Con ao ước những mùa gặt nguyên lành, bình yên quê mình sẽ không bao giờ mất, để con còn có thể trở về, tìm lại những ký ức đẹp trong lòng quê hương.
Mùa gặt tháng 6 cũng là mùa nắng nôi, của vất vả, của cực nhọc. Là mùa mà người dân quý trọng từng bát nước vối, từng cốc chè xanh hay từng que kem mát lạnh đến tận chân răng. Ở phố phường thì chẳng nói làm gì, nhưng ở quê, vẫn nề nếp cũ, người dân vẫn mộc mạc dùng nước vối. Vừa mát, vừa nhẹ nhàng, chẳng có hóa chất độc hại.
Vâng, vào mùa gặt, lúa trĩu bông và đó là công lao chăm sóc của cha mẹ, của triệu triệu người nông dân. Với con, mùa gặt đó là mùa mà áo mẹ cha ướt bởi những giọt mồ hôi! Đó còn là mùa mà trán mẹ cha như nhăn nheo, cái nhăn nheo của vất vả, của nhọc nhằn. Nhớ lắm những ngày gặt của mùa mưa và bao ngày phơi lúa ấy. Những ngày ông trời kia giở chứng, mưa chợt đến chợt đi. Cầu cho ông trời đừng mưa bất chợt như thế, để cha mẹ, để mọi người dân đều được thu hoạch lúa trong yên lành.
Con vẫn nhớ nhà mình, bữa ăn ngày thường đạm bạc, vào mùa cấy cũng chẳng hơn gì, nhưng được cải thiện bằng những bữa canh cua. Cua mẹ bắt dưới chân gốc rạ, mang về giã nhỏ, có thể nấu bầu hoặc nắm rau tập tàng. Con cũng nhớ, có những buổi sớm, trước khi cả nhà đi gặt, mẹ đã nấu sẵn nồi cơm nếp để cả nhà ăn, rồi một nồi chè mang ra đồng, lúc nghỉ ngơi có thể ngả ra, đánh chén cho vơi đi mệt nhọc. Con thích ngắm cánh đồng lai láng trong màu vàng rộm của lúa chín, màu xanh thẫm của cây lúa mới tuốt hạt, màu vàng tươi của rơm hai nắng, lai láng cả tiếng trò chuyện, tiếng cười giòn tan của những người áo nâu chân chất.
Con rất nhớ ngày bé, lũ trẻ con chúng con có thú vui riêng. Khoái nhất là được ăn ké bữa lỡ lúc nghỉ gặt giữa chừng để lấy sức của cha mẹ và mọi người trong gia đình. Mới bảnh mắt ra đã hỏi mẹ hôm nay có gặt không, có gì ăn không? Các thức quà quê cũng giản đơn lắm: Bánh ướt, bánh bèo, chè đậu xanh, chè đậu đen, có khi là mấy gói mì tôm, nồi cháo nóng... Vậy mà ngon tuyệt! Con đã chơi và đùa nghịch, trước khi giúp đỡ được cha mẹ, trong biết bao buổi chiều. Đó là lúc mặt trời sau một ngày rực lửa, trở nên dịu dàng đến lạ kì. Có đứa trẻ "lãng mạn” ngồi ở bờ mương ngước mắt lên nhìn và tự hỏi tại sao lại có vòm cây in hình lên quả cầu cam. Có đứa nghịch ngợm nhảy lên đống rơm mới thổi đang còn bốc hơi nóng, bay lên bay xuống như chơi bập bênh. Mùi thơm của rơm mới xông lên tận hốc mũi, ngọt mát đến lạ. Ham chơi cả ngày, đêm về mới thấy ngứa ngáy do lông lúa dính vào da, tắm mãi cũng không hết, gãi trầy cả người.
Giờ thì con sống nơi phố xá, nhớ mùa gặt quê. Hôm nay, con quyết về bên mẹ, để có thể tìm lại mùa gặt của mình từ hơn 10 năm thủa trước, vừa để gánh đỡ cho cha mẹ vất vả. Lúa càng trĩu hạt thì lưng cha mẹ càng còng. Con vẫn thấy màu nắng cũ, màu vàng của lúa, màu xanh với trắng của mây, màu tuổi thơ trên những cánh diều hay những ước mơ bé bỏng chập chờn trên cánh muỗm. Chỉ có bờ vai cha mẹ thì mòn đi, già hơn và chậm hơn. Con ước mình là cơn gió mát, đổ về trên cánh đồng, hay ít nhất cũng là bóng cây cho cha mẹ bớt nóng, khô bớt mồ hôi. Con ao ước những mùa gặt nguyên lành, bình yên quê mình sẽ không bao giờ mất, để con còn có thể trở về, tìm lại những ký ức đẹp trong lòng quê hương.
Giếng
làng
Nguyễn Quang Thiều
Tôi thường trở về đứng trước cái giếng đình trong những đêm trăng. Trên mặt giếng, những bông sen từ từ mở ra và cùng cái giếng trôi trong không trung như một giấc mộng.
Giếng trinh nữ
Làng tôi có ba cái giếng. Cái giếng đầu làng gọi là giếng chùa vì nó ở trước cửa chùa. Giếng giữa làng gọi là giếng đình vì ở trước cửa đình và được coi như gương trời. Còn cái giếng cuối làng gọi là giếng đồng, có lẽ vì nó nằm trong một thửa ruộng bên cạnh con đường chạy ra nghĩa địa. Những người ở thế hệ tôi chắc không ai quên câu chuyện đầy huyền bí về cái giếng đồng. Cứ vào một trong những ngày đầu tháng, nước giếng lại đổi màu đỏ ối. Người làng tôi thường kể lại rằng: có một trinh nữ bị cưỡng dâm đã đâm đầu xuống giếng tự vẫn vì không chịu được sự nhục nhã. Rồi sau đó, cứ đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thì nước giếng đổi màu đỏ. Cũng có lúc người làng tôi gọi giếng đồng là giếng trinh nữ.
Tôi thường trở về đứng trước cái giếng đình trong những đêm trăng. Trên mặt giếng, những bông sen từ từ mở ra và cùng cái giếng trôi trong không trung như một giấc mộng.
Giếng trinh nữ
Làng tôi có ba cái giếng. Cái giếng đầu làng gọi là giếng chùa vì nó ở trước cửa chùa. Giếng giữa làng gọi là giếng đình vì ở trước cửa đình và được coi như gương trời. Còn cái giếng cuối làng gọi là giếng đồng, có lẽ vì nó nằm trong một thửa ruộng bên cạnh con đường chạy ra nghĩa địa. Những người ở thế hệ tôi chắc không ai quên câu chuyện đầy huyền bí về cái giếng đồng. Cứ vào một trong những ngày đầu tháng, nước giếng lại đổi màu đỏ ối. Người làng tôi thường kể lại rằng: có một trinh nữ bị cưỡng dâm đã đâm đầu xuống giếng tự vẫn vì không chịu được sự nhục nhã. Rồi sau đó, cứ đến kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thì nước giếng đổi màu đỏ. Cũng có lúc người làng tôi gọi giếng đồng là giếng trinh nữ.
Khi lên
mười, tôi đã từng chứng kiến ngày nước giếng đồng đổi màu. Đó là một buổi trưa
mùa hạ, lũ trẻ chúng tôi đi bắt cua, khát nước quá và mò đến giếng đồng để uống
nước. Khi đến bên bờ giếng, lũ trẻ kinh hãi thấy nước giếng đỏ như máu. Một đứa
trẻ nói chúng tôi không được uống nước giếng đầu tháng. Nếu ai uống nước giếng
những ngày đổi màu sẽ mắc bệnh hủi mà chết. Sau này, một tiến sĩ khoa học là
người làng tôi giải thích hiện tượng nước đổi màu là do sự thay đổi thời tiết
tác động đến một số chất nào đó có trong nguồn nước ở giếng đồng. Nhưng tôi vẫn
không muốn lời giải thích ấy cho dù đó có thể là sự thật. Tôi bị ám ảnh mãi mãi
bởi câu chuyện về trinh nữ kia.
Giếng làng Vĩnh
Cách làng tôi hai cánh đồng là làng Vĩnh. Ở đó có một câu chuyện rất buồn về cái giếng làng. Suốt một thời gian dài có thể đến cả vài trăm năm, hầu hết những người làng Vĩnh đều mắc bệnh toét mắt. Bà nội tôi bảo rằng những người làng Vĩnh bị trừng phạt bởi lòng hẹp hòi của họ. Một ngày, có một người đàn ông lạ rách rưới, đói khát và bị bệnh đau mắt xuất hiện ở làng Vĩnh. Ông ta đi từng nhà xin ăn. Nhưng người làng Vĩnh đã xua đuổi ông bởi có lẽ những năm tháng đó họ cũng sống trong đói khát. Cuối cùng, ông nói với họ rằng nếu họ không cho ông ăn thì xin cho ông xuống giếng để uống nước vì ông khát quá. Người làng Vĩnh đã đuổi ông ra khỏi làng và không cho ông uống nước. Ông già ngửa mặt lên trời và nguyền: Ta nguyền cho các ngươi sẽ không bao giờ mở được hết mắt mình. Nguyền xong, ông già cạy một cục dử mắt ném xuống giếng làng và bỏ đi.
Giếng làng Vĩnh
Cách làng tôi hai cánh đồng là làng Vĩnh. Ở đó có một câu chuyện rất buồn về cái giếng làng. Suốt một thời gian dài có thể đến cả vài trăm năm, hầu hết những người làng Vĩnh đều mắc bệnh toét mắt. Bà nội tôi bảo rằng những người làng Vĩnh bị trừng phạt bởi lòng hẹp hòi của họ. Một ngày, có một người đàn ông lạ rách rưới, đói khát và bị bệnh đau mắt xuất hiện ở làng Vĩnh. Ông ta đi từng nhà xin ăn. Nhưng người làng Vĩnh đã xua đuổi ông bởi có lẽ những năm tháng đó họ cũng sống trong đói khát. Cuối cùng, ông nói với họ rằng nếu họ không cho ông ăn thì xin cho ông xuống giếng để uống nước vì ông khát quá. Người làng Vĩnh đã đuổi ông ra khỏi làng và không cho ông uống nước. Ông già ngửa mặt lên trời và nguyền: Ta nguyền cho các ngươi sẽ không bao giờ mở được hết mắt mình. Nguyền xong, ông già cạy một cục dử mắt ném xuống giếng làng và bỏ đi.
Cũng từ
năm đó, người làng Vĩnh bị bệnh toét mắt. Mắt họ lúc nào cũng như dính chặt bởi
dử mắt. Bởi cả làng Vĩnh chỉ có một cái giếng, vì vậy nguồn nước cho sinh hoạt
là nước từ cái giếng giữa làng. Có lẽ do nguồn nước ô nhiễm mà những ai rửa mặt
bằng nước giếng đều có thể bị bệnh toét mắt. Nhưng rồi một ngày có một người
khách xa đến chơi nghe được câu chuyện của gia chủ về bệnh toét mắt của người
làng bèn mách cách giải lời nguyền chữa bệnh. Theo hướng dẫn của vị khách đó,
người làng Vĩnh nạo vét giếng, bỏ vôi bột xuống đáy giếng, dọn dẹp sạch sẽ
quanh bờ giếng và lập đàn tế lễ dâng cơm trắng, muối và nước. Sau đó, kỳ lạ
thay, người làng Vĩnh hết bệnh toét mắt.
Nơi soi lại ký ức
Nơi soi lại ký ức
Trước kia, làng nào cũng có giếng. Bởi giếng là nguồn nước sinh hoạt duy nhất
cho cả làng. Hơn nữa, mỗi cái giếng làng đều liên quan đến phong thủy của làng.
Có một thời người làng tôi không ai được phép bước chân xuống giếng đình cho dù
ở đó có chiếc cầu đá nhiều bậc lên xuống. Vì giếng đình được xây không phải để
lấy nước mà để trấn phong thủy như một chiếc gương trời. Giếng đình là cái giếng
để thờ. Người làng tôi thường thả sen trong chiếc giếng bán nguyệt ấy. Mẹ tôi kể
những người làng có tội chửa hoang, tội ăn cắp, tội bất hiếu không được phép
soi mặt xuống nước giếng đình... Nước giếng đình chỉ dùng cho những việc trọng
đại như cọ rửa đồ thờ trong đình ngày hội làng, dùng nước đồ xôi cúng Thành
Hoàng, tắm rửa cho trẻ con khi chúng đầy tháng tuổi hoặc các cô trinh nữ một
ngày trước khi về nhà chồng thì múc nước giếng đình gội tóc. Nhưng nếu ai muốn
lấy nước giếng đình thì phải dùng gàu kéo nước lên và chỉ được lấy nước giếng
đình vào giữa đêm.
Còn giếng chùa và giếng đồng thì để dùng lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Cứ mỗi khi tết đến, có một công việc mà tôi sợ đến co rúm người lại. Đó là việc gánh nước giếng để ăn tết. Cuối năm, các bể chứa nước mưa trong các gia đình đều cạn. Thế là các gia đình phải gánh nước giếng về ăn tết. Bể nhà tôi chứa khoảng 100 gánh nước. Mẹ tôi phân công tôi phải gánh 50 gánh. Tôi đã phải so vai, rụt cổ gánh suốt một ngày mới đủ.
Bây giờ thì không ai còn gánh nước giếng nữa. Tất cả giếng trong làng đều bị ô nhiễm và chẳng còn trong ngăn ngắt như thuở xưa. Trước kia, giếng làng nào cũng được thả bèo tổ ong hoặc bèo tai chuột để làm cho trong nước. Khi rẽ những đám bèo tổ ong, bèo tai chuột ra, người ta thấy nước trong ngăn ngắt như nhìn thấu đáy.
Mươi năm trước, làng tôi quyết định trùng tu lại những cái giếng, nhưng không phải để lấy nước dùng cho các sinh hoạt, mà để dựng lại một trong những vẻ đẹp và sự linh thiêng đã làm lên hồn cốt làng quê. Bà Bê, một người làng tôi đang định cư tại Mỹ nghe vậy đã kêu con cháu gửi tiền về giúp làng trùng tu giếng. Bà Bê rời làng đi Nam từ năm 14 tuổi. Trước năm 1980, bà sống ở quận Gò Vấp, TP.HCM. Sau năm 1975 bà cùng các con sang Mỹ định cư. Ngày về thăm làng cách đây mấy năm, bà đã đứng trước giếng Chùa khóc mãi. Cái giếng đã chứa đựng biết bao kỷ niệm về cố hương của bà. Từ cái giếng kia, không chỉ bà một kẻ tha phương mà ngay chính tôi, kẻ vẫn sống ở làng quê, lúc nào đứng trước những chiếc giếng lại nghe thấy những cười khóc của người thân và hình ảnh của đời sống những năm tháng xưa cũ trở về đầy đủ. Hoặc chỉ được mơ thấy hình ảnh một con tôm càng xanh từ chân chiếc cầu đá của cái giếng búng nước bơi trong một buổi trưa ngập nắng và gió của mùa hạ.
Còn giếng chùa và giếng đồng thì để dùng lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Cứ mỗi khi tết đến, có một công việc mà tôi sợ đến co rúm người lại. Đó là việc gánh nước giếng để ăn tết. Cuối năm, các bể chứa nước mưa trong các gia đình đều cạn. Thế là các gia đình phải gánh nước giếng về ăn tết. Bể nhà tôi chứa khoảng 100 gánh nước. Mẹ tôi phân công tôi phải gánh 50 gánh. Tôi đã phải so vai, rụt cổ gánh suốt một ngày mới đủ.
Bây giờ thì không ai còn gánh nước giếng nữa. Tất cả giếng trong làng đều bị ô nhiễm và chẳng còn trong ngăn ngắt như thuở xưa. Trước kia, giếng làng nào cũng được thả bèo tổ ong hoặc bèo tai chuột để làm cho trong nước. Khi rẽ những đám bèo tổ ong, bèo tai chuột ra, người ta thấy nước trong ngăn ngắt như nhìn thấu đáy.
Mươi năm trước, làng tôi quyết định trùng tu lại những cái giếng, nhưng không phải để lấy nước dùng cho các sinh hoạt, mà để dựng lại một trong những vẻ đẹp và sự linh thiêng đã làm lên hồn cốt làng quê. Bà Bê, một người làng tôi đang định cư tại Mỹ nghe vậy đã kêu con cháu gửi tiền về giúp làng trùng tu giếng. Bà Bê rời làng đi Nam từ năm 14 tuổi. Trước năm 1980, bà sống ở quận Gò Vấp, TP.HCM. Sau năm 1975 bà cùng các con sang Mỹ định cư. Ngày về thăm làng cách đây mấy năm, bà đã đứng trước giếng Chùa khóc mãi. Cái giếng đã chứa đựng biết bao kỷ niệm về cố hương của bà. Từ cái giếng kia, không chỉ bà một kẻ tha phương mà ngay chính tôi, kẻ vẫn sống ở làng quê, lúc nào đứng trước những chiếc giếng lại nghe thấy những cười khóc của người thân và hình ảnh của đời sống những năm tháng xưa cũ trở về đầy đủ. Hoặc chỉ được mơ thấy hình ảnh một con tôm càng xanh từ chân chiếc cầu đá của cái giếng búng nước bơi trong một buổi trưa ngập nắng và gió của mùa hạ.
Đi tìm
cỏ may
PHẠM THUẬN THÀNH
Quê tôi ở bờ nam sông Đuống. Đồng bằng. Hun hút bờ to bờ nhỏ bờ cao bờ thấp tràn ngập lãnh thổ là cỏ may. Mênh mông bãi rộng bãi hẹp cũng vẫn một màu cỏ may. Mỗi lần đi làm đồng là ngứa ngáy khổ sở nỗi bông cỏ đâm chọc vào da thịt. Cố chịu đựng chờ lúc giải lao nhặt bớt đi. Về nhà rồi mới có cơ hội nhặt ky kỹ được. Có bông đâm gọn trong gấu quần, chỉ hơi thò một chút đầu nhọn ra chọc tức da thịt. Tìm không thấy. Khổ sở vì chiến sĩ biệt động nằm vùng ấy.
Tại sao cỏ may mọc nhiều thế? Đơn giản là nó có bông bay theo gió như gieo hạt khắp bãi bờ. Chỗ nào cũng có sẵn giống cỏ may. Người dân quê tôi đun nấu bằng rơm rạ nhưng khi thiếu cái đun thường đi cắt hàng gánh cỏ may về đun. Đun chắc hơn rơm. Còn bọn trẻ con thì bới gốc cỏ may tìm bông cỏ to chơi chọi gà. Hoặc tìm bông hoa già lẩy nhân cỏ may ăn như cắn chắt. Với chúng tôi, cỏ may tầm thường ở chính sự đông đảo sẵn có của nó. Thậm chí còn là nguồn gốc nỗi bực mình bởi sự bám dai của nó. Nên khi đọc câu thơ Xuân Quỳnh “Khắp nẻo giăng đầy hoa cỏ may/Áo em sơ ý cỏ găm dầy”, không thấy sự rung động. Bình thường quá.
Bao năm qua tôi vẫn sống ở quê, vẫn ra đồng làm lụng. Chả để ý đến bọn bám dai khó chịu cỏ may nữa. Cảm giác quá quen rồi. Bỗng có người mách gốc cỏ may là vị thuốc quý chữa sỏi thận, căn bệnh quái quỷ lâu nay vẫn hành tôi. Tưởng gì, quê tôi cỏ may nhiều vô thiên lủng. Khắp nơi giăng đầy hoa cỏ may kia mà. Chiều mát tôi ra bãi Sặt đầu làng tranh thủ nhổ một bó. Bãi này hồi nhỏ tôi chăn trâu chọi gối chọi cỏ gà cỏ may không có sức nhổ. Ai dè khắp bãi tịnh không còn một gốc cỏ may nào. Thay vào đó là loại cây dại lá hoa như cây hoa cúc ngai ngái, cánh hoa màu trắng, kích thước nhỏ. Chẳng biết tên gì tôi gọi là cúc dại. Tôi lại đi ra bờ mương thời trước tôi thường nhổ cỏ may về đun. Ngỡ không tin vào mắt mình nữa. Vẫn chỉ một loài cúc dại tràn ngập khắp nơi. Cỏ may đi đâu? Chẳng lẽ tiệt giống hay sao?
Tôi hỏi thăm anh Nguyễn Xuân Dự ở làng bên xem đồng làng anh có cỏ may không? Anh Dự cho biết, bờ bãi nào chả nhiều. Tôi theo anh đi vài bãi cao để tìm, trong bụng nghi hoặc sẽ về không. Quả nhiên về không thật. Anh Dự giải thích, bây giờ dân ta không đun rơm rạ nữa nên không cần cắt cỏ làm chất đốt. Do vậy cây cúc dại này mọc nhiều, thắng thế cỏ may. Cũng có thể chưa phải mùa mưa nên cỏ may chưa mọc thì sao?
Chợt nhớ câu thơ Nguyễn Văn Chương “Cỏ may vẫn bám đê làng/ Phấn hoa mướp vẫn nhuộm vàng cánh ong”, tôi đạp xe lên đê đại hà sông Đuống xem sao. Từ xa tôi đã nhìn thấy ven đê xanh mướt cỏ. Những làng ven đê phát triển chăn nuôi bò tận dụng nguồn cỏ này. Có nơi còn nuôi lợn, nuôi gà thả rông sườn đê. Phải cảm ơn nhà thơ đã chỉ đường cho mình đi tìm cỏ may nơi cần tìm. Lòng vui, đạp xe hăng hơn. Nhưng càng đến gần tôi càng thất vọng. Bạt ngàn cỏ nhưng không phải cỏ may. Và chỉ có cây cúc dại. Chợt nghĩ, cây thuốc quý bao giờ cũng hiếm, cũng đắt. Bây giờ cỏ may làm thuốc chữa được sỏi thận bệnh nan y thì tất nhiên phải hiếm chứ.
Trên đường về buồn chán quá, chợt nghĩ: Chẳng riêng gì cỏ may, biết bao thứ sẵn đầy đồng quê vài chục năm trước thì bây giờ cũng gần như tiệt giống cả đó sao? Còn nhớ chăng ngày nắng tháng sáu, đi vồ cua ngoi bám đầy gốc lúa. Bây giờ bói không thấy một con. Về gần đến làng gặp ông Đoán hàng xóm cũng đạp xe đi đâu đó về. Hỏi ra mới biết ông Đoán lặn lội đi tìm cỏ chân vịt làm thuốc. Cái giống cỏ mọc lan nhanh đầy ao, đầy chuôm mà bây giờ cũng tiệt giống cả. Ông Đoán bảo đã lội nhiều khúc mương tìm không thấy một bóng cây cỏ chân vịt nào. Thậm chí, đỉa cũng không thấy. Đỉa sống dai sẵn đầy đồng chiêm mà còn tiệt giống mới kỳ lạ chứ. Nghe đâu đỉa cũng dùng làm thuốc, giá mấy triệu đồng một cân thì một ngày chẳng xa đỉa sẽ có tên trong sách đỏ!
PHẠM THUẬN THÀNH
Quê tôi ở bờ nam sông Đuống. Đồng bằng. Hun hút bờ to bờ nhỏ bờ cao bờ thấp tràn ngập lãnh thổ là cỏ may. Mênh mông bãi rộng bãi hẹp cũng vẫn một màu cỏ may. Mỗi lần đi làm đồng là ngứa ngáy khổ sở nỗi bông cỏ đâm chọc vào da thịt. Cố chịu đựng chờ lúc giải lao nhặt bớt đi. Về nhà rồi mới có cơ hội nhặt ky kỹ được. Có bông đâm gọn trong gấu quần, chỉ hơi thò một chút đầu nhọn ra chọc tức da thịt. Tìm không thấy. Khổ sở vì chiến sĩ biệt động nằm vùng ấy.
Tại sao cỏ may mọc nhiều thế? Đơn giản là nó có bông bay theo gió như gieo hạt khắp bãi bờ. Chỗ nào cũng có sẵn giống cỏ may. Người dân quê tôi đun nấu bằng rơm rạ nhưng khi thiếu cái đun thường đi cắt hàng gánh cỏ may về đun. Đun chắc hơn rơm. Còn bọn trẻ con thì bới gốc cỏ may tìm bông cỏ to chơi chọi gà. Hoặc tìm bông hoa già lẩy nhân cỏ may ăn như cắn chắt. Với chúng tôi, cỏ may tầm thường ở chính sự đông đảo sẵn có của nó. Thậm chí còn là nguồn gốc nỗi bực mình bởi sự bám dai của nó. Nên khi đọc câu thơ Xuân Quỳnh “Khắp nẻo giăng đầy hoa cỏ may/Áo em sơ ý cỏ găm dầy”, không thấy sự rung động. Bình thường quá.
Bao năm qua tôi vẫn sống ở quê, vẫn ra đồng làm lụng. Chả để ý đến bọn bám dai khó chịu cỏ may nữa. Cảm giác quá quen rồi. Bỗng có người mách gốc cỏ may là vị thuốc quý chữa sỏi thận, căn bệnh quái quỷ lâu nay vẫn hành tôi. Tưởng gì, quê tôi cỏ may nhiều vô thiên lủng. Khắp nơi giăng đầy hoa cỏ may kia mà. Chiều mát tôi ra bãi Sặt đầu làng tranh thủ nhổ một bó. Bãi này hồi nhỏ tôi chăn trâu chọi gối chọi cỏ gà cỏ may không có sức nhổ. Ai dè khắp bãi tịnh không còn một gốc cỏ may nào. Thay vào đó là loại cây dại lá hoa như cây hoa cúc ngai ngái, cánh hoa màu trắng, kích thước nhỏ. Chẳng biết tên gì tôi gọi là cúc dại. Tôi lại đi ra bờ mương thời trước tôi thường nhổ cỏ may về đun. Ngỡ không tin vào mắt mình nữa. Vẫn chỉ một loài cúc dại tràn ngập khắp nơi. Cỏ may đi đâu? Chẳng lẽ tiệt giống hay sao?
Tôi hỏi thăm anh Nguyễn Xuân Dự ở làng bên xem đồng làng anh có cỏ may không? Anh Dự cho biết, bờ bãi nào chả nhiều. Tôi theo anh đi vài bãi cao để tìm, trong bụng nghi hoặc sẽ về không. Quả nhiên về không thật. Anh Dự giải thích, bây giờ dân ta không đun rơm rạ nữa nên không cần cắt cỏ làm chất đốt. Do vậy cây cúc dại này mọc nhiều, thắng thế cỏ may. Cũng có thể chưa phải mùa mưa nên cỏ may chưa mọc thì sao?
Chợt nhớ câu thơ Nguyễn Văn Chương “Cỏ may vẫn bám đê làng/ Phấn hoa mướp vẫn nhuộm vàng cánh ong”, tôi đạp xe lên đê đại hà sông Đuống xem sao. Từ xa tôi đã nhìn thấy ven đê xanh mướt cỏ. Những làng ven đê phát triển chăn nuôi bò tận dụng nguồn cỏ này. Có nơi còn nuôi lợn, nuôi gà thả rông sườn đê. Phải cảm ơn nhà thơ đã chỉ đường cho mình đi tìm cỏ may nơi cần tìm. Lòng vui, đạp xe hăng hơn. Nhưng càng đến gần tôi càng thất vọng. Bạt ngàn cỏ nhưng không phải cỏ may. Và chỉ có cây cúc dại. Chợt nghĩ, cây thuốc quý bao giờ cũng hiếm, cũng đắt. Bây giờ cỏ may làm thuốc chữa được sỏi thận bệnh nan y thì tất nhiên phải hiếm chứ.
Trên đường về buồn chán quá, chợt nghĩ: Chẳng riêng gì cỏ may, biết bao thứ sẵn đầy đồng quê vài chục năm trước thì bây giờ cũng gần như tiệt giống cả đó sao? Còn nhớ chăng ngày nắng tháng sáu, đi vồ cua ngoi bám đầy gốc lúa. Bây giờ bói không thấy một con. Về gần đến làng gặp ông Đoán hàng xóm cũng đạp xe đi đâu đó về. Hỏi ra mới biết ông Đoán lặn lội đi tìm cỏ chân vịt làm thuốc. Cái giống cỏ mọc lan nhanh đầy ao, đầy chuôm mà bây giờ cũng tiệt giống cả. Ông Đoán bảo đã lội nhiều khúc mương tìm không thấy một bóng cây cỏ chân vịt nào. Thậm chí, đỉa cũng không thấy. Đỉa sống dai sẵn đầy đồng chiêm mà còn tiệt giống mới kỳ lạ chứ. Nghe đâu đỉa cũng dùng làm thuốc, giá mấy triệu đồng một cân thì một ngày chẳng xa đỉa sẽ có tên trong sách đỏ!
Xe thổ
mộ, ký ức một thời đã xa
Thế Quyết
Những năm đầu tiên của thập kỷ trước, người dân miền Tây Nam Bộ đi lại chủ yếu
bằng ghe xuồng, người miền Đông hầu như chỉ đi bằng xe ngựa.
Hồi đó ở Sài Gòn, người ta dễ dàng bắt gặp bóng dáng liêu xiêu của chiếc xe ngựa nhỏ, chất đầy trầu cau, rau cải dọc ngang đi về trên các ngả đường. Nó còn văng vẳng cả tiếng nhạc ngựa leng keng, tiếng tróc mã của người đánh xe, tiếng huyên náo của mấy bà hàng đi chợ sớm. Bây giờ, dù có tiếc, có nhớ nhung nhưng người Sài Gòn cũng đành ngậm ngùi... âm thanh ấy đã thuộc về quá khứ.Hình ảnh chiếc xe ngựa hay còn gọi là xe thổ mộ đã trở nên thân thương, quen thuộc với bao thế hệ người miền Nam. Tên thổ mộ có nguồn gốc từ chữ thụ mã mà người Hoa ở Việt Nam thường đọc là thụ mạ. Họ đọc trại âm nhiều lần rồi thành thổ mộ. Người Tây gọi chiếc xe đó là Boite d`allumettes (xe hộp quẹt). Người mình gọi nó là xe thổ mộ vì cái thùng liền với cái mui cong cong giống như một cái mả đất.
Xe thổ mộ xuất hiện trong đường phố Sài Gòn và những vùng quê lân cận từ thập niên 40. Hồi đó loại xe này dùng để chở người đi lại trong vùng hay vận chuyển hàng rau cải từ những vùng quê lên Sài Gòn. Mỗi khi có việc trong vùng đi mua sắm, viếng thăm, cưới xin, người ta đều chọn phương tiện xe ngựa.Những buổi sớm tinh mơ, người dân thành phố một thời vẫn quen chờ nghe tiếng vó ngựa lóc cóc gõ trên đường nội ô như đón chào một ngày mới. Đó là những chuyến xe chở hàng từ ngoại thành vào bán trong buổi chợ sớm. Hồi đó ở Sài Gòn có rất nhiều bến xe ngựa, chạy đủ trên các tuyến đường. Bến xe ngựa trước chợ Bến Thành rất đông xe và nhộn nhịp. Xe vào bến phải xếp tài, khi nào đủ khách (khoảng 6 - 7 người) mới lên đường.Ngày đó, không phải ai cũng có xe hơi, xe máy dầu hay có nhiều tiền để thuê những phương tiện sang trọng nên mỗi khi có dịp đi chơi khoảng năm sáu người lại rủ nhau thuê một chiếc xe thổ mộ. Họ vừa đi vừa ngắm cảnh, mà giá cả lại phải chăng hợp với túi tiền của những tầng lớp bình dân. Tháng Chạp, tháng Giêng, từ Sài Gòn - Gia Định ngồi xe thổ mộ xuống Chợ Đệm uống chơi chơi vài chung rượu, ăn chơi mấy miếng thịt luộc với tô cháo lòng cũng có thể coi như một chuyến tất niên, một chuyến du xuân.Đi xe ngựa thích thú nhất là được ngồi phía sau hai chân thòng xuống thoải mái, gác lên cái bửng sắt nhỏ dùng làm chỗ leo lên xe. Xe chạy chầm chậm trên những con đường gió mát từ bờ sông Sài Gòn làm dịu đi cái nắng gắt của thành phố.Ngày nay giữa thành phố đông đúc nhộn nhịp đủ các loại xe hơi, xe gắn máy. Những chiếc xe thổ mộ ấy đã đi vào dĩ vãng. Chỉ thỉnh thoảng vào những mùa Tết Nguyên Đán, người Sài Gòn mới thấy lác đác một vài chiếc xe thổ mộ xưa cũ từ ngoại thành vào chợ lúc còn sớm tinh mơ. Những lúc ấy có người lại nhớ vềì thời xa xưa, một phương tiện đã góp phần tô đẹp thêm cho nét văn hóa của Sài Gòn.Dẫu biết ngày nay xã hội đang phát triển một cách nhanh chóng, hiện đại, người ta có thể chọn nhiều phương tiện sang trọng hơn nhiều. Nhưng hình ảnh chiếc xe thổ mộ vẫn gắn liền với cuộc sống của con người nơi đâỵ. Với nhiều người nó là một phần cuộc đời với những buồn vui của quá khứ về một thứ nay chỉ còn trong hoài niệm, của mỗi người dân đất Sài thành. “Em còn nhớ hay em đã quên/ Nhớ đường dài qua cầu lại nối/ Nhớ những con sông nối bao dòng kinh/ Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng/ Nhớ xôn xao hàng quán đêm đêm...”
Hồi đó ở Sài Gòn, người ta dễ dàng bắt gặp bóng dáng liêu xiêu của chiếc xe ngựa nhỏ, chất đầy trầu cau, rau cải dọc ngang đi về trên các ngả đường. Nó còn văng vẳng cả tiếng nhạc ngựa leng keng, tiếng tróc mã của người đánh xe, tiếng huyên náo của mấy bà hàng đi chợ sớm. Bây giờ, dù có tiếc, có nhớ nhung nhưng người Sài Gòn cũng đành ngậm ngùi... âm thanh ấy đã thuộc về quá khứ.Hình ảnh chiếc xe ngựa hay còn gọi là xe thổ mộ đã trở nên thân thương, quen thuộc với bao thế hệ người miền Nam. Tên thổ mộ có nguồn gốc từ chữ thụ mã mà người Hoa ở Việt Nam thường đọc là thụ mạ. Họ đọc trại âm nhiều lần rồi thành thổ mộ. Người Tây gọi chiếc xe đó là Boite d`allumettes (xe hộp quẹt). Người mình gọi nó là xe thổ mộ vì cái thùng liền với cái mui cong cong giống như một cái mả đất.
Xe thổ mộ xuất hiện trong đường phố Sài Gòn và những vùng quê lân cận từ thập niên 40. Hồi đó loại xe này dùng để chở người đi lại trong vùng hay vận chuyển hàng rau cải từ những vùng quê lên Sài Gòn. Mỗi khi có việc trong vùng đi mua sắm, viếng thăm, cưới xin, người ta đều chọn phương tiện xe ngựa.Những buổi sớm tinh mơ, người dân thành phố một thời vẫn quen chờ nghe tiếng vó ngựa lóc cóc gõ trên đường nội ô như đón chào một ngày mới. Đó là những chuyến xe chở hàng từ ngoại thành vào bán trong buổi chợ sớm. Hồi đó ở Sài Gòn có rất nhiều bến xe ngựa, chạy đủ trên các tuyến đường. Bến xe ngựa trước chợ Bến Thành rất đông xe và nhộn nhịp. Xe vào bến phải xếp tài, khi nào đủ khách (khoảng 6 - 7 người) mới lên đường.Ngày đó, không phải ai cũng có xe hơi, xe máy dầu hay có nhiều tiền để thuê những phương tiện sang trọng nên mỗi khi có dịp đi chơi khoảng năm sáu người lại rủ nhau thuê một chiếc xe thổ mộ. Họ vừa đi vừa ngắm cảnh, mà giá cả lại phải chăng hợp với túi tiền của những tầng lớp bình dân. Tháng Chạp, tháng Giêng, từ Sài Gòn - Gia Định ngồi xe thổ mộ xuống Chợ Đệm uống chơi chơi vài chung rượu, ăn chơi mấy miếng thịt luộc với tô cháo lòng cũng có thể coi như một chuyến tất niên, một chuyến du xuân.Đi xe ngựa thích thú nhất là được ngồi phía sau hai chân thòng xuống thoải mái, gác lên cái bửng sắt nhỏ dùng làm chỗ leo lên xe. Xe chạy chầm chậm trên những con đường gió mát từ bờ sông Sài Gòn làm dịu đi cái nắng gắt của thành phố.Ngày nay giữa thành phố đông đúc nhộn nhịp đủ các loại xe hơi, xe gắn máy. Những chiếc xe thổ mộ ấy đã đi vào dĩ vãng. Chỉ thỉnh thoảng vào những mùa Tết Nguyên Đán, người Sài Gòn mới thấy lác đác một vài chiếc xe thổ mộ xưa cũ từ ngoại thành vào chợ lúc còn sớm tinh mơ. Những lúc ấy có người lại nhớ vềì thời xa xưa, một phương tiện đã góp phần tô đẹp thêm cho nét văn hóa của Sài Gòn.Dẫu biết ngày nay xã hội đang phát triển một cách nhanh chóng, hiện đại, người ta có thể chọn nhiều phương tiện sang trọng hơn nhiều. Nhưng hình ảnh chiếc xe thổ mộ vẫn gắn liền với cuộc sống của con người nơi đâỵ. Với nhiều người nó là một phần cuộc đời với những buồn vui của quá khứ về một thứ nay chỉ còn trong hoài niệm, của mỗi người dân đất Sài thành. “Em còn nhớ hay em đã quên/ Nhớ đường dài qua cầu lại nối/ Nhớ những con sông nối bao dòng kinh/ Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng/ Nhớ xôn xao hàng quán đêm đêm...”
Hoa tím
hồn quê
Không
biết ai đã mang giống cây ô rô về trồng ở quê tôi tự bao giờ. Miền trung du quê
tôi đất đá ong cằn cỗi, vậy mà ô rô xanh tốt từ năm này qua năm khác. Màu xanh
biếc khiêm nhường tỏa ra từ hàng rào bao quanh những nếp nhà mái cọ hiền lành.
Màu xanh viền theo những con đường làng đã trở nên thân thiết với tuổi thơ tôi.
Sau này mỗi lần về thăm quê, ánh mắt mới chạm vào hàng ô rô dịu dàng hoa tím,
là bước chân lại tự nhiên sải gấp và lồng ngực rộn lên bồi hồi khó tả.
Mỗi độ xuân về, các bờ giậu ô rô đồng loạt trổ hoa. Trên muôn cành hé nở những bông hoa xinh xinh năm cánh thuần một màu tím dịu dàng đằm thắm. Trong làn gió xuân nhẹ thổi, hàng ô rô nghiêng nghiêng rắc xuống sân nhà, đầu ngõ, đường làng muôn vàn hoa tím, xao động như chiếc khăn voan hờ hững trên vai người thiếu nữ tuổi xuân. Tôi cùng lũ bạn trong làng lớn lên qua từng mùa hoa tím, mỗi mùa hoa chứa chất bao kỷ niệm. Tới ngày Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, tôi cùng lũ trai làng tình nguyện lên đường nhập ngũ. Chính trong giờ phút chuẩn bị lên đường, tôi chợt nhận ra bao bịn rịn lưu luyến với từng góc sân, đường làng, bờ cây hoa tím và ánh mắt thân thương của người bạn gái. Hai nhà chung một giậu hoa, buổi hẹn hò, chúng tôi đứng tâm sự với nhau bên hàng rào phủ đầy sắc tím, hai đứa bối rối ngắt từng cánh hoa ô rô chẳng nói nên lời, hoa tím rắc đầy dưới chân hai đứa. Hồi ấy khi biết chuyện, cha tôi chỉ nhẹ nhàng nhắc:
- Con ạ! Làm thân trai phải nuôi cái chí vẫy vùng, chớ vội vướng vào vòng thê nhi…
Bao mùa hoa qua đi tôi mới có dịp trở về. Đến ngõ, tôi hồi hộp dừng chân giây lát bên bờ giậu. Ô rô vẫn xanh tốt qua bao đạn bom ư? Hoa tím vẫn nở bất chấp thời gian nghiệt ngã ư? Bất giác tôi đưa tay run run sờ lên những chiếc lá xanh, lá như tay ai mềm mại thân thuộc đến nao lòng! Mùi nhựa cây, mùi hoa nhè nhẹ quyện với hơi thở của đất đai, ruộng đồng, phả vào lòng tôi một cái gì thật máu thịt, thật là da diết. Tôi lặng đi, rưng rưng khi thấy bóng mẹ tảo tần, lưng gù dần theo năm tháng.
Bình minh ở quê tôi, màu tím của hoa ô rô hòa với tiếng gù trầm ấm của chim cu gáy, nghe mơ màng xa xăm như quá khứ vọng về. Tôi ngỡ mình sống lại tuổi thơ, chân đất, đầu trần, tóc khét nắng gió, mỗi bước chân sáo reo vui mỗi con đường tím thân thương. Những buổi hoàng hôn, nắng chưa kịp tàn, vầng trăng chiều lơ lửng trên mái cọ, màu tím hơi thẫm lại như đang trầm ngâm sâu lắng điều gì. Tôi cứ ước ao:
Ánh sáng diệu kỳ vào những chiều hôm
Xin cứ tỏa trên mái nhà của mẹ
(Ê-xê-nhin)
Ơi màu hoa tím! Màu hoa tím bình dị thân thương từ lúc nào đã khắc sâu trong tâm khảm tôi như ngọn lửa nồng ấm trong những ngày xa quê, tưởng như chẳng có gì nhưng lại là tất cả. Những năm tháng trên chiến trường gian khổ, đạn bom và cái chết luôn rình rập từng giây, màu hoa tím cùng ánh mắt thân thương của người bạn gái và dáng mẹ tảo tần ngóng đợi đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi vượt lên cái chết, chiến thắng quân thù. Hoa tím là hơi, là hồn của mối tình đầu trong sáng, là quê hương yêu dấu trong tôi.
Mỗi độ xuân về, các bờ giậu ô rô đồng loạt trổ hoa. Trên muôn cành hé nở những bông hoa xinh xinh năm cánh thuần một màu tím dịu dàng đằm thắm. Trong làn gió xuân nhẹ thổi, hàng ô rô nghiêng nghiêng rắc xuống sân nhà, đầu ngõ, đường làng muôn vàn hoa tím, xao động như chiếc khăn voan hờ hững trên vai người thiếu nữ tuổi xuân. Tôi cùng lũ bạn trong làng lớn lên qua từng mùa hoa tím, mỗi mùa hoa chứa chất bao kỷ niệm. Tới ngày Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, tôi cùng lũ trai làng tình nguyện lên đường nhập ngũ. Chính trong giờ phút chuẩn bị lên đường, tôi chợt nhận ra bao bịn rịn lưu luyến với từng góc sân, đường làng, bờ cây hoa tím và ánh mắt thân thương của người bạn gái. Hai nhà chung một giậu hoa, buổi hẹn hò, chúng tôi đứng tâm sự với nhau bên hàng rào phủ đầy sắc tím, hai đứa bối rối ngắt từng cánh hoa ô rô chẳng nói nên lời, hoa tím rắc đầy dưới chân hai đứa. Hồi ấy khi biết chuyện, cha tôi chỉ nhẹ nhàng nhắc:
- Con ạ! Làm thân trai phải nuôi cái chí vẫy vùng, chớ vội vướng vào vòng thê nhi…
Bao mùa hoa qua đi tôi mới có dịp trở về. Đến ngõ, tôi hồi hộp dừng chân giây lát bên bờ giậu. Ô rô vẫn xanh tốt qua bao đạn bom ư? Hoa tím vẫn nở bất chấp thời gian nghiệt ngã ư? Bất giác tôi đưa tay run run sờ lên những chiếc lá xanh, lá như tay ai mềm mại thân thuộc đến nao lòng! Mùi nhựa cây, mùi hoa nhè nhẹ quyện với hơi thở của đất đai, ruộng đồng, phả vào lòng tôi một cái gì thật máu thịt, thật là da diết. Tôi lặng đi, rưng rưng khi thấy bóng mẹ tảo tần, lưng gù dần theo năm tháng.
Bình minh ở quê tôi, màu tím của hoa ô rô hòa với tiếng gù trầm ấm của chim cu gáy, nghe mơ màng xa xăm như quá khứ vọng về. Tôi ngỡ mình sống lại tuổi thơ, chân đất, đầu trần, tóc khét nắng gió, mỗi bước chân sáo reo vui mỗi con đường tím thân thương. Những buổi hoàng hôn, nắng chưa kịp tàn, vầng trăng chiều lơ lửng trên mái cọ, màu tím hơi thẫm lại như đang trầm ngâm sâu lắng điều gì. Tôi cứ ước ao:
Ánh sáng diệu kỳ vào những chiều hôm
Xin cứ tỏa trên mái nhà của mẹ
(Ê-xê-nhin)
Ơi màu hoa tím! Màu hoa tím bình dị thân thương từ lúc nào đã khắc sâu trong tâm khảm tôi như ngọn lửa nồng ấm trong những ngày xa quê, tưởng như chẳng có gì nhưng lại là tất cả. Những năm tháng trên chiến trường gian khổ, đạn bom và cái chết luôn rình rập từng giây, màu hoa tím cùng ánh mắt thân thương của người bạn gái và dáng mẹ tảo tần ngóng đợi đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi vượt lên cái chết, chiến thắng quân thù. Hoa tím là hơi, là hồn của mối tình đầu trong sáng, là quê hương yêu dấu trong tôi.
Quê cũ
DIỆP THẢO
Quê cũ… Vùng ngoại ô hẻo lánh, nơi chỉ có vài ba nếp nhà vượt từ đất ruộng của những dân nghèo dạt vào từ phố thị; nơi gió đồng mặc sức đuổi nhau trên những con đường làng mảnh như kẻ chỉ. Mùa mưa, nước xâm xấp vào tận chân giường, tiếng cá quẫy bì bõm suốt đêm trước sân nhà. Trẻ con tập bơi chỉ cần ra vườn đẵn một thân chuối rồi lao tùm xuống ao. Mùa gặt, đám trẻ lại tranh nhau đi xin rơm về thổi cơm cho đượm hạt gạo…
Quê cũ… Vùng ngoại ô hẻo lánh, nơi chỉ có vài ba nếp nhà vượt từ đất ruộng của những dân nghèo dạt vào từ phố thị; nơi gió đồng mặc sức đuổi nhau trên những con đường làng mảnh như kẻ chỉ. Mùa mưa, nước xâm xấp vào tận chân giường, tiếng cá quẫy bì bõm suốt đêm trước sân nhà. Trẻ con tập bơi chỉ cần ra vườn đẵn một thân chuối rồi lao tùm xuống ao. Mùa gặt, đám trẻ lại tranh nhau đi xin rơm về thổi cơm cho đượm hạt gạo…
Quê cũ…
Tôi nhớ lắm cái khe rào dấp bằng mấy cành tre khô, thuở nhỏ tôi vẫn cùng đứa bạn
gái hàng xóm, có khuôn mặt tròn xoe, bầu bĩnh như trái hồng đỏ, thường lăn qua
lăn lại giữa hai nhà. Đầu tiên khe rào chỉ mở he hé, đủ một đứa trẻ con lách
qua. Sau vì chúng tôi chui ra chui vào nhiều quá, cái miệng hàng rào mở hoang
hoác, nhưng cũng chẳng ai buồn dấp nó lại, nên chúng tôi tha hồ nhí nha nhí
nhoáy với nhau. Hễ bên này hắng giọng là bên kia chạy sang. Buổi tối, bên này
ra rả học thuộc lòng, bên kia cũng giở sách đọc đuổi theo. Tiếng học bài ê a
trong ánh đèn dầu chập choạng, vóng vót từ nhà này sang nhà bên kia, như đối
như đáp. Những đêm đông-bởi thế mà bớt lạnh. Có bữa cùng đứa bạn trốn mẹ chơi
đánh chắt suốt cả trưa. Đến khi mệt quá, chẳng ai bảo ai, cả hai vùi mình vào đống
rơm trong bếp, ngủ say sưa. Chiều, mẹ đi làm về, thấy nhà cửa mở tênh hênh, tất
tưởi chạy quanh xóm, vừa hò tên con vừa khóc bù lu bù loa như gà mẹ mất ổ trứng
mới đẻ. Hàng xóm hối hả đi dọc bờ ao, nhìn ngó giữa những đám lục bình. Bố thì
bình tĩnh hơn, ông đi một vòng quanh nhà, rồi đẩy cánh cửa bếp khép hờ, bước
vào. Ông phát hiện ngay ra lũ chúng tôi, người bê bết rơm, ôm nhau ngủ như hai
con chó con, bèn gọi mẹ tôi vào xem. Mẹ tôi mừng hú, bổ nhào xuống đống rơm, nước
mắt nước mũi nhòe nhoẹt. Khe rào lập tức bị bịt lại chắc chắn bằng các thanh chẻ
từ gộc tre, buộc bắt chéo bằng dây thép. Hai đứa chỉ còn cách thò tay qua các lỗ
rào hình quả trám, chia cho nhau quả ổi, quả táo mới trẩy từ vườn nhà.
Quê cũ… Tôi nhớ lắm cái ngày chị tôi nấu cơm bị bỏng. Cả nồi canh đang sôi, đặt chênh vênh trên bàn đổ ụp xuống chân chị. Chị tôi khóc chết ngất. Tôi khi ấy mới 8 tuổi, chỉ biết ôm chị mà gào lên sợ hãi. Các nhà hàng xóm bữa đó đều đã khóa cửa đi làm tận trong phố. Trẻ con thì rủ nhau ra sân vận động xem máy bay bộ đội. Bốn bề xóm làng vắng tanh vắng ngắt, chỉ còn lẻ loi tiếng khóc rền rĩ của tôi. Chị tôi nằm mềm nhũn trên nền đất ướt, hai mắt nhắm nghiền. Tôi đã từng thấy người ta bị chết cũng nằm giống như thế. Tôi càng khóc tợn hơn. Đúng vào lúc tuyệt vọng ấy, cổng nhà tôi bỗng xuất hiện một bóng người tập tễnh đi vào. Ông Mạnh! Ông ở cách nhà tôi mấy nhà, lâu nay vẫn phải ngồi xe đẩy vì chân của ông bị bệnh bại liệt, đi lại rất khó khăn. Ông khó nhọc lết đến bên chị em tôi, giục tôi đi lấy một chậu nước lạnh, rồi dấp khăn mặt ướt đắp lên vết bỏng. Đoạn ông xốc chị tôi lên vai và vẫn cái dáng đi nhọc nhằn ấy, ông lết ra đầu xóm, vẫy xích lô để đưa chị tôi vào bệnh viện. Chị tôi được cứu sống, nhưng kể từ bữa đó sức khỏe ông Mạnh ngày một sa sút. Ông đã qua đời sau đó ít lâu, không biết có phải vì cái chân hay không, nhưng ngày ông mất, tự nhiên tôi thấy lòng mình trống trải vô cùng. Chị tôi đã theo học nghề bác sĩ. Chỉ tiếc là ông Mạnh không còn để chị tôi có thể trả cái ơn cứu mạng ngày nhỏ. Mẹ tôi bảo: “có những người làm việc tốt không phải để mong được người khác trả ơn đâu con ạ”.
Tôi nhớ những bữa cơm thời bao cấp: gạo mậu dịch đỏ quạch, lộn nhộn thóc và sạn, ăn cùng với canh riêu cua, đậu chấm tương, cá trê bắt từ ao nhà kho với dưa, tôi cứ đánh bay bốn, năm bát. Vậy mà mẹ tôi lại không thích ăn cơm “vì cứng”. Cả bữa, mẹ chỉ ăn khoai lang, chờ cho cả nhà ăn xong mới xúc nốt chỗ cơm còn trong nồi, nhẩn nha ăn “cho khỏi thừa cơm nguội”. Mẹ ăn khoai triền miên từ ngày này sang ngày khác, cho đến khi gạo tiêu chuẩn không còn phải độn khoai. Và lúc đó tôi cũng đã lớn để hiểu về “sở thích” lạ lùng của mẹ…
Quê cũ… Tôi nhớ cái ngày một đứa bạn thân trong xóm phải theo gia đình vào làm ăn kinh tế mới tận trong Lâm Đồng. Thằng ấy chuyên lấy bọ nẹt đi bêu hết đứa nọ đến đứa kia, mông toét vì roi quất của bố mẹ bao nhiêu lần mà không chừa. Nhưng nó thảo lắm, có gì cũng chia cho bạn. Đang chơi với nhau yên lành, vui vẻ là thế, nay nó phải ra đi, đám bọ nẹt trên cây ổi nhà tôi, còn ai giết nữa? Ngày nó đi, đám trẻ chúng tôi dắt díu nhau đi tiễn bạn trên con đường làng hun hút gió, chẳng đứa nào buồn nói câu nào. Ra đến ga, khi tàu chuẩn bị chạy, một đứa con gái bật khóc, vậy là cả bọn chẳng ai bảo ai, đều khóc òa lên.
Khi tôi lên cấp 3, nhà tôi chuyển ra phố. Chuyển chưa được bao lâu xóm cũ cũng đã trở thành khu đô thị mới. Người trong xóm vẫn đến nhà tôi chơi: “Chị biết không, đất trong ấy giờ ba cây một mét cũng không mua được đâu đấy. Giá nhà chị cứ ở đến bây giờ thì sướng nhé”. Mẹ tôi chỉ cười, không nói. Mẹ cũng không bảo tôi thi thoảng chở qua xóm cũ để thăm lại nền nhà ngày xưa nữa. Nhưng mẹ hay kể về những người hàng xóm cũ, về những câu chuyện từ xửa từ xưa, cách đây hơn chục năm.
Quê cũ của tôi… Có những thứ sẽ chẳng bao giờ thay đổi, dù cho vật đổi sao dời…
Quê cũ… Tôi nhớ lắm cái ngày chị tôi nấu cơm bị bỏng. Cả nồi canh đang sôi, đặt chênh vênh trên bàn đổ ụp xuống chân chị. Chị tôi khóc chết ngất. Tôi khi ấy mới 8 tuổi, chỉ biết ôm chị mà gào lên sợ hãi. Các nhà hàng xóm bữa đó đều đã khóa cửa đi làm tận trong phố. Trẻ con thì rủ nhau ra sân vận động xem máy bay bộ đội. Bốn bề xóm làng vắng tanh vắng ngắt, chỉ còn lẻ loi tiếng khóc rền rĩ của tôi. Chị tôi nằm mềm nhũn trên nền đất ướt, hai mắt nhắm nghiền. Tôi đã từng thấy người ta bị chết cũng nằm giống như thế. Tôi càng khóc tợn hơn. Đúng vào lúc tuyệt vọng ấy, cổng nhà tôi bỗng xuất hiện một bóng người tập tễnh đi vào. Ông Mạnh! Ông ở cách nhà tôi mấy nhà, lâu nay vẫn phải ngồi xe đẩy vì chân của ông bị bệnh bại liệt, đi lại rất khó khăn. Ông khó nhọc lết đến bên chị em tôi, giục tôi đi lấy một chậu nước lạnh, rồi dấp khăn mặt ướt đắp lên vết bỏng. Đoạn ông xốc chị tôi lên vai và vẫn cái dáng đi nhọc nhằn ấy, ông lết ra đầu xóm, vẫy xích lô để đưa chị tôi vào bệnh viện. Chị tôi được cứu sống, nhưng kể từ bữa đó sức khỏe ông Mạnh ngày một sa sút. Ông đã qua đời sau đó ít lâu, không biết có phải vì cái chân hay không, nhưng ngày ông mất, tự nhiên tôi thấy lòng mình trống trải vô cùng. Chị tôi đã theo học nghề bác sĩ. Chỉ tiếc là ông Mạnh không còn để chị tôi có thể trả cái ơn cứu mạng ngày nhỏ. Mẹ tôi bảo: “có những người làm việc tốt không phải để mong được người khác trả ơn đâu con ạ”.
Tôi nhớ những bữa cơm thời bao cấp: gạo mậu dịch đỏ quạch, lộn nhộn thóc và sạn, ăn cùng với canh riêu cua, đậu chấm tương, cá trê bắt từ ao nhà kho với dưa, tôi cứ đánh bay bốn, năm bát. Vậy mà mẹ tôi lại không thích ăn cơm “vì cứng”. Cả bữa, mẹ chỉ ăn khoai lang, chờ cho cả nhà ăn xong mới xúc nốt chỗ cơm còn trong nồi, nhẩn nha ăn “cho khỏi thừa cơm nguội”. Mẹ ăn khoai triền miên từ ngày này sang ngày khác, cho đến khi gạo tiêu chuẩn không còn phải độn khoai. Và lúc đó tôi cũng đã lớn để hiểu về “sở thích” lạ lùng của mẹ…
Quê cũ… Tôi nhớ cái ngày một đứa bạn thân trong xóm phải theo gia đình vào làm ăn kinh tế mới tận trong Lâm Đồng. Thằng ấy chuyên lấy bọ nẹt đi bêu hết đứa nọ đến đứa kia, mông toét vì roi quất của bố mẹ bao nhiêu lần mà không chừa. Nhưng nó thảo lắm, có gì cũng chia cho bạn. Đang chơi với nhau yên lành, vui vẻ là thế, nay nó phải ra đi, đám bọ nẹt trên cây ổi nhà tôi, còn ai giết nữa? Ngày nó đi, đám trẻ chúng tôi dắt díu nhau đi tiễn bạn trên con đường làng hun hút gió, chẳng đứa nào buồn nói câu nào. Ra đến ga, khi tàu chuẩn bị chạy, một đứa con gái bật khóc, vậy là cả bọn chẳng ai bảo ai, đều khóc òa lên.
Khi tôi lên cấp 3, nhà tôi chuyển ra phố. Chuyển chưa được bao lâu xóm cũ cũng đã trở thành khu đô thị mới. Người trong xóm vẫn đến nhà tôi chơi: “Chị biết không, đất trong ấy giờ ba cây một mét cũng không mua được đâu đấy. Giá nhà chị cứ ở đến bây giờ thì sướng nhé”. Mẹ tôi chỉ cười, không nói. Mẹ cũng không bảo tôi thi thoảng chở qua xóm cũ để thăm lại nền nhà ngày xưa nữa. Nhưng mẹ hay kể về những người hàng xóm cũ, về những câu chuyện từ xửa từ xưa, cách đây hơn chục năm.
Quê cũ của tôi… Có những thứ sẽ chẳng bao giờ thay đổi, dù cho vật đổi sao dời…
Khoảng
trời tuổi thơ
Chiều
nay vô tình trên phố, bắt gặp hình ảnh đứa trẻ đứng trên sân thượng một tòa
nhà, nhễ nhại mồ hôi, loay hoay với cánh diều không thể căng gió bởi vướng những
búi dây điện chằng ngang chằng dọc mà thấy nao nao một cảm xúc buồn. Những đứa
trẻ ấy được ví như những cậu ấm cô chiêu với cuộc sống no đủ cả về vật chất và
chữ nghĩa. Những đứa trẻ luôn bị bội thực kiến thức với đủ các môn Toán, Văn,
Ngoại ngữ đến cả kỹ năng sống, học kỳ quân đội... nhưng lại luôn thiếu một đời
sống tinh thần theo đúng với tuổi thơ.
Cứ mải
ngắm nhìn cậu bé, ký ức tuổi thơ chợt ùa về trong tôi với cả một khoảng trời kỷ
niệm, cái ngày mà..
Hoa ơi...chuẩn bị đến đâu rồi, than đã nghiền xong chưa, tớ chuẩn bị hết đất sét rồi đấy, lặn pháo sáng đi để còn phơi khô, tối nay nhất định pháo của mình sẽ đẹp hơn bọn cái Phương...Long ơi, mày tìm được thân chuối chưa, không sang nhà thằng Mít, bố nó hình như hôm qua mang về cái thùng xốp đấy, xin đi...
Ngày ấy, cứ mỗi dịp hè về, trọn vẹn cả 3 tháng không phải lo gì đến sách vở, chữ nghĩa nên sau những giờ giúp gia đình cơm nước, lợn gà, bờ bãi...thì từ chiều đến tối là khoảng trời riêng của chúng tôi. 4, 5 giờ chiều là phải chuẩn bị phao để cho những chuyến vượt sông. Phao là những thân cây chuối, những mảnh gỗ bỏ đi mấy đứa phải phân công nhau đi săn từng nhà một.
Tối đến, cơm nước xong, mắt trước mắt sau, nghe tiếng huýt gió của thằng Sức là chúng tôi lại tụ họp đông đủ, nhanh đến nỗi mẹ tôi lần nào cũng phàn nàn, giá như gọi chúng mày đi cắt cỏ cho bò mà nhanh như thế thì mẹ được nhờ. Mà lạ thật, trong tất cả lũ chúng tôi, mỗi mình thằng Sức là biết huýt gió, thế nên hôm nào cũng vậy, cứ sau giờ cơm bao giờ nó cũng là đứa có mặt sớm nhất ở cái sân bỏ hoang của nhà bà Ky. Tất cả tài sản lớn bé của chúng tôi đều xếp ở đó. Nơi đó được ví như kho báu bất khả xâm phạm với pháo sáng, quay, súng cao su, phao...và cả chiến lợi phẩm thu hái được từ những khu vườn bỏ hoang... Thế nhưng có lẽ trong tất cả các trò chơi thì pháo sáng là thứ phải làm cầu kỳ nhất nhưng cũng là thứ trò chơi đáng giá và sang trọng nhất.
Những quả pháo được chuẩn bị công phu với bột than đốt từ gỗ xoan, nghiền nhỏ, cuộn vào giấy như người ta cuộn thuốc lá rồi nhét vào từng nắm đất sét đã nhào kỹ như bột. Phải thật khéo léo để một nửa cuộn giấy đó nằm gọn trong lòng đất sét, nửa còn lại thò ra bên ngoài làm ngòi để châm lửa đốt...
Bọn trẻ chúng tôi ngày ấy chưa thể cảm nhận được thế nào là vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng của làng quê với bờ đê, lũy tre và dòng sông...Chỉ thấy thích thú khi những đêm trăng sáng, cả lũ đứng trên bờ đê lộng gió và bắt đầu thi ném pháo sáng xuống mương (nơi cung cấp nước tưới cho cả cánh đồng làng quê tôi). Những quả pháo sáng khi được ném lên cao, tung ra hàng ngàn tia sáng rực rỡ từ bột than xoan nghiền nhỏ trong tiếng cổ vũ reo hò, trong cả sự hả hê đắc thắng của chủ nhân...Pháo hết, cũng là lúc từng nhóm nhỏ tỏa đi. Bọn con gái thì nhổ cỏ may kết thành những bó hoa và mơ làm công chúa. Lũ con trai thích phiêu lưu, bí ẩn luôn tìm đến những trò chơi trốn tìm, bịt mắt bắt dê...
Thời gian cứ êm đềm trôi cùng năm tháng tuổi thơ bên ngôi nhà nhỏ ven đê cùng những trò chơi con trẻ...Cho đến giờ, dư âm của những tiếng reo hò cổ vũ và hàng ngàn tia sáng huyền diệu trong những đêm trăng mờ ảo vẫn chập chờn đi về trong mỗi giấc mơ tôi. Để rồi, hôm nay trên phố, bất chợt bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ loay hoay vật lộn với không gian chật hẹp chốn phố phường, tôi lại mơ, giá như chúng cũng được như chúng tôi ngày ấy...
Hoa ơi...chuẩn bị đến đâu rồi, than đã nghiền xong chưa, tớ chuẩn bị hết đất sét rồi đấy, lặn pháo sáng đi để còn phơi khô, tối nay nhất định pháo của mình sẽ đẹp hơn bọn cái Phương...Long ơi, mày tìm được thân chuối chưa, không sang nhà thằng Mít, bố nó hình như hôm qua mang về cái thùng xốp đấy, xin đi...
Ngày ấy, cứ mỗi dịp hè về, trọn vẹn cả 3 tháng không phải lo gì đến sách vở, chữ nghĩa nên sau những giờ giúp gia đình cơm nước, lợn gà, bờ bãi...thì từ chiều đến tối là khoảng trời riêng của chúng tôi. 4, 5 giờ chiều là phải chuẩn bị phao để cho những chuyến vượt sông. Phao là những thân cây chuối, những mảnh gỗ bỏ đi mấy đứa phải phân công nhau đi săn từng nhà một.
Tối đến, cơm nước xong, mắt trước mắt sau, nghe tiếng huýt gió của thằng Sức là chúng tôi lại tụ họp đông đủ, nhanh đến nỗi mẹ tôi lần nào cũng phàn nàn, giá như gọi chúng mày đi cắt cỏ cho bò mà nhanh như thế thì mẹ được nhờ. Mà lạ thật, trong tất cả lũ chúng tôi, mỗi mình thằng Sức là biết huýt gió, thế nên hôm nào cũng vậy, cứ sau giờ cơm bao giờ nó cũng là đứa có mặt sớm nhất ở cái sân bỏ hoang của nhà bà Ky. Tất cả tài sản lớn bé của chúng tôi đều xếp ở đó. Nơi đó được ví như kho báu bất khả xâm phạm với pháo sáng, quay, súng cao su, phao...và cả chiến lợi phẩm thu hái được từ những khu vườn bỏ hoang... Thế nhưng có lẽ trong tất cả các trò chơi thì pháo sáng là thứ phải làm cầu kỳ nhất nhưng cũng là thứ trò chơi đáng giá và sang trọng nhất.
Những quả pháo được chuẩn bị công phu với bột than đốt từ gỗ xoan, nghiền nhỏ, cuộn vào giấy như người ta cuộn thuốc lá rồi nhét vào từng nắm đất sét đã nhào kỹ như bột. Phải thật khéo léo để một nửa cuộn giấy đó nằm gọn trong lòng đất sét, nửa còn lại thò ra bên ngoài làm ngòi để châm lửa đốt...
Bọn trẻ chúng tôi ngày ấy chưa thể cảm nhận được thế nào là vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng của làng quê với bờ đê, lũy tre và dòng sông...Chỉ thấy thích thú khi những đêm trăng sáng, cả lũ đứng trên bờ đê lộng gió và bắt đầu thi ném pháo sáng xuống mương (nơi cung cấp nước tưới cho cả cánh đồng làng quê tôi). Những quả pháo sáng khi được ném lên cao, tung ra hàng ngàn tia sáng rực rỡ từ bột than xoan nghiền nhỏ trong tiếng cổ vũ reo hò, trong cả sự hả hê đắc thắng của chủ nhân...Pháo hết, cũng là lúc từng nhóm nhỏ tỏa đi. Bọn con gái thì nhổ cỏ may kết thành những bó hoa và mơ làm công chúa. Lũ con trai thích phiêu lưu, bí ẩn luôn tìm đến những trò chơi trốn tìm, bịt mắt bắt dê...
Thời gian cứ êm đềm trôi cùng năm tháng tuổi thơ bên ngôi nhà nhỏ ven đê cùng những trò chơi con trẻ...Cho đến giờ, dư âm của những tiếng reo hò cổ vũ và hàng ngàn tia sáng huyền diệu trong những đêm trăng mờ ảo vẫn chập chờn đi về trong mỗi giấc mơ tôi. Để rồi, hôm nay trên phố, bất chợt bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ loay hoay vật lộn với không gian chật hẹp chốn phố phường, tôi lại mơ, giá như chúng cũng được như chúng tôi ngày ấy...
Trăng
quê
Ai đó từng
bảo rằng từ khi tạo hoá sinh ra con người ở cõi trần gian này thì mới có vầng
trăng tròn đầy và sáng trong ngự trên thượng giới. Đã từ bao đời nay, vầng
trăng ban tặng cho con người thứ ánh sáng dịu lành, trong mát và con người cũng
không ngớt lời ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp của vầng trăng. Vốn dĩ đã đẹp rồi, nay
lại được soi qua trăm ngàn câu tục ngữ, ca dao; soi qua những trang truyền thuyết,
cổ tích nên ánh trăng càng thêm huyền ảo, lung linh…
Ngắm
trăng ở mỗi độ tuổi khác nhau thì lại thấy vầng trăng mỗi lần mỗi khác cho dù vẫn
là vẻ đẹp sáng trong, êm đềm có từ thuở ban sơ ấy. Ngày còn nhỏ, tôi thường trải
chiếu trước hiên nhà, nằm ngắm trăng và đếm sao trời, nghe mẹ kể chuyện về sự
tích chú Cuội cung trăng mà thấy vầng trăng vừa gần gũi vừa xa xôi, vừa hư vừa
thực. Dưới ánh trăng ngà, dịu mát và hương cau thoang thoảng lan toả khắp sân
nhà, chẳng biết tự lúc nào, giấc mộng về đón tôi bay lên thế giới thần tiên, một
thế giới nửa thực nửa mơ của riêng trẻ con: hồn nhiên, trong sáng…
Những đêm ánh trăng dát vàng khắp ruộng vườn, đường thôn, lũ trẻ lại í ới rủ nhau tụ tập ở đầu làng gió mát để bày trò chơi trốn tìm hay trồng nụ trồng hoa, rồng rắn lên mây…Ánh trăng cùng đùa vui, theo bước chân hồn nhiên, tinh nghịch của lũ trẻ. Trăng trèo lên cây, trăng tắm bến sông, ngụp lặn, vẫy vùng làm tung toé lên trời muôn ngàn vảy vàng vảy bạc.
Những đêm ngồi học bài có ánh trăng ghé vào trang sách soi lấp lánh những con chữ. Bên khung cửa sổ tràn ngập trăng vàng, có cậu học trò bao lần mơ làm thi sĩ, mơ đến một ngày kia sẽ tìm được vầng trăng viên mãn của riêng mình…
Rồi trăng cùng tôi lớn lên đi tìm những phương trời mới lạ. Tôi chợt hiểu ra một điều là ánh trăng ở nơi nào cũng đẹp, cũng sáng trong nhưng chẳng nơi đâu bằng được quê nhà. Trăng chứng kiến bao lời nguyện ước, bao câu tâm tình của những lứa đôi. Để rồi bao lời hẹn thề cũng đẹp huyền ảo như trăng
Ơi vầng trăng kì diệu toả ánh sáng muôn nơi, toả ánh sáng ngàn năm mà vẫn sáng trong như kí ức tuổi thơ, vẫn dịu hiền như khúc hát lời ru của mẹ. Dù vật đổi sao dời thì trăng muôn đời vẫn có người làm bạn, vẫn sáng soi mà thành nhạc nên thơ…
Những đêm ánh trăng dát vàng khắp ruộng vườn, đường thôn, lũ trẻ lại í ới rủ nhau tụ tập ở đầu làng gió mát để bày trò chơi trốn tìm hay trồng nụ trồng hoa, rồng rắn lên mây…Ánh trăng cùng đùa vui, theo bước chân hồn nhiên, tinh nghịch của lũ trẻ. Trăng trèo lên cây, trăng tắm bến sông, ngụp lặn, vẫy vùng làm tung toé lên trời muôn ngàn vảy vàng vảy bạc.
Những đêm ngồi học bài có ánh trăng ghé vào trang sách soi lấp lánh những con chữ. Bên khung cửa sổ tràn ngập trăng vàng, có cậu học trò bao lần mơ làm thi sĩ, mơ đến một ngày kia sẽ tìm được vầng trăng viên mãn của riêng mình…
Rồi trăng cùng tôi lớn lên đi tìm những phương trời mới lạ. Tôi chợt hiểu ra một điều là ánh trăng ở nơi nào cũng đẹp, cũng sáng trong nhưng chẳng nơi đâu bằng được quê nhà. Trăng chứng kiến bao lời nguyện ước, bao câu tâm tình của những lứa đôi. Để rồi bao lời hẹn thề cũng đẹp huyền ảo như trăng
Ơi vầng trăng kì diệu toả ánh sáng muôn nơi, toả ánh sáng ngàn năm mà vẫn sáng trong như kí ức tuổi thơ, vẫn dịu hiền như khúc hát lời ru của mẹ. Dù vật đổi sao dời thì trăng muôn đời vẫn có người làm bạn, vẫn sáng soi mà thành nhạc nên thơ…
Thương lũy tre làng
NGỌC HÀ
Làng, gắn liền với lũy tre xanh. Bao đời nay, khi nói về làng, người ta lại nghĩ đến lũy tre xanh rì rào trong nắng gió, bảo vệ làng qua bao năm tháng gió mưa.
Người ta muốn ra khỏi làng, phải đi qua lũy tre xanh trải dài dọc còn đường quê ấy. Thế nên, để nói về ước mơ của một người sinh ra từ làng, người ta lại ví cái niềm mong mõi, cái ước muốn ấy có thể vượt qua được lũy tre làng. Bởi ngoài kia, là nhịp sống hối hả, là guồng quay của thời đại công nghệ, nhưng ẩn sau lũy tre làng, nhịp sống vẫn chầm chậm trôi, bình yên và êm đềm. Dường như cái không khí hối hả, cái ngọn gió phố thị ngoài kia vẫn chưa thổi đến đây, nên sau lũy tre xanh, cuộc sống vẫn diễn ra êm đềm từ tốn.
NGỌC HÀ
Làng, gắn liền với lũy tre xanh. Bao đời nay, khi nói về làng, người ta lại nghĩ đến lũy tre xanh rì rào trong nắng gió, bảo vệ làng qua bao năm tháng gió mưa.
Người ta muốn ra khỏi làng, phải đi qua lũy tre xanh trải dài dọc còn đường quê ấy. Thế nên, để nói về ước mơ của một người sinh ra từ làng, người ta lại ví cái niềm mong mõi, cái ước muốn ấy có thể vượt qua được lũy tre làng. Bởi ngoài kia, là nhịp sống hối hả, là guồng quay của thời đại công nghệ, nhưng ẩn sau lũy tre làng, nhịp sống vẫn chầm chậm trôi, bình yên và êm đềm. Dường như cái không khí hối hả, cái ngọn gió phố thị ngoài kia vẫn chưa thổi đến đây, nên sau lũy tre xanh, cuộc sống vẫn diễn ra êm đềm từ tốn.
Người làng luôn tự hào về lũy tre xanh nơi quê mình. Cái lũy
tre ấy rũ bóng xuống con đường làng quanh co, dim mát. Mỗi sáng thức giấc, khi
giọt sương long lanh còn treo ngược trên ngọn tre, người làng lại rộn rã đi dưới
lũy tre, kẻ ra đồng sớm, kẻ đến cho kịp buổi chợ quê, vẳng trong tiếng nói cười
của người quê, là tiếng rì rào kẽo kẹt của lũy tre xanh đang nghiêng mình trong
gió. Và khi ấy, ánh mặt trời vẫn còn lấp ló nơi đỉnh núi phía đông mà chưa kịp
treo mình vắt vẻo nơi ngọn tre đầu làng.
Người làng yêu lũy tre xanh quê mình như máu thịt, như đó là một phần tâm hồn của con người nơi đây. Bởi tuổi thơ họ gắn liền với lũy tre xanh và cả một đời người mê mãi vẫn gắn liền với lũy tre ấy. Cái lũy tre tưởng vô tri vô giác mà chứa bao nỗi ân tình. Dưới lũy tre kia, lũ trẻ con đã lớn lên, ngày ngày cắp sách đến trường, ra đồng ra ruộng, đi bất cứ nơi đâu cũng phải băng qua dưới những lũy tre quê mình.
Người già thường ra lũy tre xanh tránh con nắng trong những trưa hè đổ lửa, những câu chuyện bâng quơ, được mất ở đời thường được hưởng ứng bởi ngọn gió vi vút từ sông, dội qua lũy tre làng nghiêng ngã để đến với người quê, cùng tâm tình thủ thỉ. Cái tình với lũy tre cứ lớn lên từ đó.
Những đêm trăng, nơi chỏng tre bên nhà, bà và cháu lại ngồi ngắm ông trăng dạo chơi trên ngọn tre trước làng, trăng như nghiêng ngã sóng sánh trên ngọn tre cong vút như câu hát ngân dài da diết. Cháu ngồi bên bà, lim dim đôi mắt, cố đếm xem phía trước kia có bao nhiêu ngọn tre tất thảy, đếm mãi, đếm mãi nhưng chẳng bao giờ hết.
Ngày trước, lũy tre ngoài kia thường có một loại chim bay về làm tổ khi hè sang. Những tổ chim kín bưng, đen tuyền được treo vắt vẻo trên ngọn tre cong vút. Người làng gọi chúng là chim rột và gọi những tổ chim ấy là tổ rột. Sáng sáng, khi ông mặt trời vừa ló dạng, nắng vàng vừa rãi khắp ngõ cũng là lúc lũ chim thi nhau cất tiếng hát. Từ trên ngọn tre, những chú rột đứng vắt vẻo trên chiếc tổ của mình ca hát, âm thanh trầm đục, sóng sánh như mặt nước sông ngoài kia, ngọt lành. Không hiểu do chúng nhún nhảy hay nhờ cơn gió mà những chiếc tổ rột cứ đong đưa đánh võng trên cao, lắc lư như chiếc nôi của trẻ nhỏ.
Người làng yêu lũy tre xanh quê mình như máu thịt, như đó là một phần tâm hồn của con người nơi đây. Bởi tuổi thơ họ gắn liền với lũy tre xanh và cả một đời người mê mãi vẫn gắn liền với lũy tre ấy. Cái lũy tre tưởng vô tri vô giác mà chứa bao nỗi ân tình. Dưới lũy tre kia, lũ trẻ con đã lớn lên, ngày ngày cắp sách đến trường, ra đồng ra ruộng, đi bất cứ nơi đâu cũng phải băng qua dưới những lũy tre quê mình.
Người già thường ra lũy tre xanh tránh con nắng trong những trưa hè đổ lửa, những câu chuyện bâng quơ, được mất ở đời thường được hưởng ứng bởi ngọn gió vi vút từ sông, dội qua lũy tre làng nghiêng ngã để đến với người quê, cùng tâm tình thủ thỉ. Cái tình với lũy tre cứ lớn lên từ đó.
Những đêm trăng, nơi chỏng tre bên nhà, bà và cháu lại ngồi ngắm ông trăng dạo chơi trên ngọn tre trước làng, trăng như nghiêng ngã sóng sánh trên ngọn tre cong vút như câu hát ngân dài da diết. Cháu ngồi bên bà, lim dim đôi mắt, cố đếm xem phía trước kia có bao nhiêu ngọn tre tất thảy, đếm mãi, đếm mãi nhưng chẳng bao giờ hết.
Ngày trước, lũy tre ngoài kia thường có một loại chim bay về làm tổ khi hè sang. Những tổ chim kín bưng, đen tuyền được treo vắt vẻo trên ngọn tre cong vút. Người làng gọi chúng là chim rột và gọi những tổ chim ấy là tổ rột. Sáng sáng, khi ông mặt trời vừa ló dạng, nắng vàng vừa rãi khắp ngõ cũng là lúc lũ chim thi nhau cất tiếng hát. Từ trên ngọn tre, những chú rột đứng vắt vẻo trên chiếc tổ của mình ca hát, âm thanh trầm đục, sóng sánh như mặt nước sông ngoài kia, ngọt lành. Không hiểu do chúng nhún nhảy hay nhờ cơn gió mà những chiếc tổ rột cứ đong đưa đánh võng trên cao, lắc lư như chiếc nôi của trẻ nhỏ.
Người già bảo rột chỉ làm tổ trên ngọn tre, vậy mà dạo này,
ngọn tre cũng thiếu vắng chúng, chẳng biết những chú chim rột ngày ấy giờ đã đi
về phương nào. Và người ta sợ, biết đâu một ngày, làng cũng chẳng còn bóng dáng
của lũy tre xanh.
Rồi một ngày, làng vui mừng đón nhận một dự án mới về làng, con đường trước làng được nâng cấp thành một con lộ lớn nối liền với quốc lộ. Người ta vui còn không hết, có ai ngồi để tiếc nuối lũy tre dọc đường làng cũng từ đấy mà biến mất tăm. Chắc ngọn tre cũng đi tìm bóng chim rột một thời. Biết có gặp không?
Trong tiếng gió chiều nay, chẳng còn nghe tiếng tre vi vút.
Rồi một ngày, làng vui mừng đón nhận một dự án mới về làng, con đường trước làng được nâng cấp thành một con lộ lớn nối liền với quốc lộ. Người ta vui còn không hết, có ai ngồi để tiếc nuối lũy tre dọc đường làng cũng từ đấy mà biến mất tăm. Chắc ngọn tre cũng đi tìm bóng chim rột một thời. Biết có gặp không?
Trong tiếng gió chiều nay, chẳng còn nghe tiếng tre vi vút.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét