Khánh
Hòa có nhiều cảnh đẹp. Đây là bãi biển Nha Trang:
"Bãi
biển Nha Trang mịn màng, trắng trẻo
Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh
Đêm đêm thơ thẩn một mình
Đố sao cho khỏi vướng tình nước mây?" (1)
Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh
Đêm đêm thơ thẩn một mình
Đố sao cho khỏi vướng tình nước mây?" (1)
Đặc
biệt, ở Khánh Hòa có khu di tích Tháp Bà, thuộc phường Vĩnh Phước, TP. Nha
Trang. Đây là một trong những kiến trúc đền tháp Chăm còn lại đẹp nhất hiện
nay, đã được Nhà nước công nhận là di tích văn hóa quốc gia. Hàng năm cứ đến
ngày 23 tháng ba (lịch trăng), lễ hội Tháp Bà được tổ chức rất lớn. Trong lễ hội,
ngoài lễ tắm tượng, còn có múa quạt, múa đèn, dâng bông, hát bóng. Hiện nay dưới
chân Tháp Bà còn có một làng gọi là Xóm Bóng (xóm của những người hát bóng
chuyên nghiệp (2). Trước khi Nhà nước ta xếp hạng, công nhận di tích này,
ca dao địa phương đã lưu giữ nó trong tâm trí nhiều người:
"Ai
về xóm Bóng quê nhà
Hỏi
thăm điệu múa Dâng Bà còn không?"
Nhiều
địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa được nhắc đến trong mảng ca dao, tục ngữ nói về
thời tiết:
+ Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi
Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa.
+ "Mưa
Đồng Cọ,
gió Tu Hoa,
cọp Ô Gà,
ma Đồng Lớn"
(Đồng Cọ thuộc tỉnh Phú
Yên).
Trầm
hương, đặc biệt là kỳ nam ở Khánh Hòa thì không đâu sánh bằng. Dân địa phương
đã đúc kết kinh nghiệm phân biệt giá trị các loại kỳ nam: "Nhất bạch, nhì
thanh, tam huỳnh, từ hắc". Trong số ba tỉnh có yến sào (Quảng Nam, Bình Định,
Khánh Hòa), thì sản lượng và chất lượng của Khánh Hòa là cao nhất. Hơn một lần
ca dao đã ca ngợi hai đặc sản trầm hương và yến sào của tỉnh này:
+
"Khánh Hòa là xứ Trầm Hương
Non
cao biển rộng, người thương đi về
Yến
sào mang đậm tình quê
Sông
sâu đá tạc lời thề nước non".
+
"Khánh Hòa biển rộng non cao
Trầm
hương Vạn Giã, yến sào Nha Trang".
+
"Tỉnh Khánh Hòa đậm đà mưa nắng
Non
chồng nghĩa nặng, nước chứa tình thâm
Ngọn
gió bay phảng phất hơi trầm
Mây
xây tháp bút, trăng dầm bến ngân".
Tỉnh
Bình Định có loại nhà "mái lá", tường bằng gạch hay bằng đất sét nện
rất dày, mái nhà cũng có một lớp đất sét nện cách nhiệt, do đó mùa nắng thì mát
mẻ, mùa đông lại ấm áp, còn tránh được hỏa hoạn. Tỉnh Phú Yên có đồng ruộng màu
mỡ, Khánh Hòa có trâu tốt. Chỉ với hai dòng lục bát, ca dao Nam Trung bộ đã ghi
nhận:
"Tiếng
đồn Bình Định tốt nhà
Phú
Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu".
Có
khi ca dao tập trung phản ánh cảnh và vật của một địa phương. Nhưng cũng có khi
một bài ca dao đã phản ánh hiện thực của nhiều địa phương; trong trường hợp này
thật khó mà tách bạch đâu là ca dao Bình Định, đâu là ca dao Phú Yên, đâu là ca
dao Khánh Hòa:
"Anh
về Bình Định thăm cha
Phú
Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em".
Để giữ gìn non sông tươi đẹp, để bảo vệ thành quả lao động của cha ông, nhiều
khi người dân đã phải cầm vũ khí chống giặc ngoại xâm. Dưới hình thức hỏi đáp,
ca dao Khánh Hòa đã tạc bia ghi công những người con ưu tú của tỉnh nhà.
Đầu
tiên cô gái hỏi:
"Tiếng
đồn anh hay chữ
Lại
đây em hỏi thử
Đôi
câu lịch sử Khánh Hòa
Từ
ngày Tây cướp nước ta
Những
ông nào đã dựng cờ khởi nghĩa,
Anh
hãy nói ra cho em tường?"
Nghe
lời em hỏi mà thương!
Thương
người nghĩa kiệt, tơ vương vấn lòng
Vì
thù non sông
Thề
không đội trời chung với giặc
Từ
Nam chí Bắc
Thiếu
chi trang dạ sắt, gan đồng
Ở
Khánh Hòa thì có ba ông
Ông
Trần Đường giữ đèo Dốc Thị
Ông
Trịnh Phong trấn nơi biển Cù
Ông
Nguyễn Khanh lo việc quân nhu
Ba
ông một bụng nghìn thu danh truyền"
Cô
gái đâu đã "chịu thua":
"Ba
ông là bậc anh hiền
Gọi
"Khánh Hòa tam kiệt"
Người
người đều biết
Đều
thương đều tiếc
Chưa
thỏa nguyền núi sông
Tấm
thân xem nhẹ như lông hồng
Hỏi
anh còn nhớ "Quảng Phước tam hùng" là ai?"
Cũng
may là chàng trai không phải tay vừa:
"Dám
đâu quên kẻ anh tài
Rèn
gan sắt đá khôn nài bể dâu
Gương
phấn dũng làu làu Phạm Chánh
Cùng
Phạm Long chung gánh nước non
Cha
con trung nghĩa vẹn tròn
Cùng
Nguyễn Sung nguyện mất còn có nhau
Bao
phen cay đắng hận thù
Tam
hùng, tam kiệt nghìn thu trăng rằm"
Người
Khánh Hòa rất giàu tình cảm:
“Gió
đâu bằng gió Tu Bông
Thương
ai bằng: thương cha, thương mẹ,
thương chồng, thương con?”
Ca
dao thường được sáng tác theo thể lục bát. Nói đến thể thơ này, người ta thường
nghĩ đến đơn vị tế bào của nó là hai dòng: trên sáu tiếng (lục) và dưới tám tiếng
(bát). Tuy nhiên, để thể hiện nội dung tình cảm phong phú, trong lời ca dao vừa
dẫn, người xưa đã sử dụng hình thức lục bát biến thể. Ở hình thức này, số tiếng
của dòng dưới đã được thay đổi (kéo dài thành 11 tiếng), chỉ có số tiếng của
dòng trên và khuôn hình vần vẫn được giữ (Bông vần với chồng).
Ca
dao Khánh Hòa nói riêng, ca dao Nam Trung bộ nói chung sử dụng hình thức lục
bát biến thể và thể hỗn hợp nhiều hơn so với ca dao Bắc bộ. Bài ca dao dưới đây
được sáng tác theo thể hỗn hợp, vừa phản ánh các đặc sản ở Khánh Hòa, vừa thể
hiện tình cảm lứa đôi thắm thiết:
"Yến
sào Hòn Nội
Vịt lội
Ninh Hòa
Tôm
hùm Bình Ba
Nai
khô Diên Khánh
Cá
tràu Võ Cạnh
Sò
huyết Thủy Triều…
Đời
anh cay đắng đã nhiều
Về
đây sớm ngọt, ngon chiều với em"
Ở bài khác, người dân không chỉ dùng thể hỗn hợp, hình thức lục bát biến thể,
mà còn sử dụng các địa danh để thể hiện tình cảm tha thiết và quyết tâm chung
thủy:
"Anh
đứng ở Nha Trang
Trông
sang xóm Bóng
Ánh
trăng lờ mờ, lượn sóng lăn tăn
Gần
nhau chưa kịp nói năng
Bây
giờ sông cách, biển ngăn ngại ngùng!
Biển
sâu con cá vẫy vùng
Sông
sâu không dễ mượn dòng đưa thư
Anh
nguyền cùng em:
Bao
giờ Hòn Chữ bẻ tư
Biển
Nha Trang cạn nước, anh mới từ duyên em".
Hòn
Chữ là một hòn đá rất to như một ngôi nhà nằm nơi bãi sông Cù, trên có khắc chữ
Chăm cổ. Các nhà khảo cổ học ngờ rằng hòn đá xưa kia nằm trên núi Tháp Bà do đất
lở, lăn xuống dòng sông. Bài ca dao đang phân tích có ba cặp lục bát thì cặp thứ
ba là lục bát biến thể (dòng trên sáu tiếng, dòng dưới: mười).
Thể
song thất lục bát cũng có mặt trong ca dao tình yêu của Khánh Hòa:
"Đứng
ở Hòn Chồng, trông sang Hòn Yến
Lên
Tháp Bà, về viếng Sinh Trung
Giang
Sơn cẩm tú chập chùng
Đôi
ta gắn bó thủy chung một lòng"
Nói đến
thể song thất lục bát là nhắc đến một thể thơ mà đơn vị tế bào của nó gồm bốn
dòng: hai dòng thất (mỗi dòng bảy tiếng) và một cặp lục bát. Ở bài ca dao vừa dẫn,
tác giả đã sử dụng hình thức song thất lục bát biến thể (ở hai dòng thất là tám
tiếng và bảy tiếng).
Qua một
số bài ca dao đã phân tích, chúng ta hay bắt gặp hình thức biến thể. Hiện tượng
này cho thấy hai điều. Thứ nhất, sáng tác dân gian chưa được kỳ công, tinh xảo
như văn chương bác học. Văn chương bác học không có hình thức biến thể, thêm bớt
số tiếng. Thứ hai, sáng tác dân gian thể hiện sự phóng khoáng hồn nhiên, không
gò bó theo hình thức của người bình dân (2).
Qua
ca dao, tục ngữ lưu truyền ở Khánh Hòa, chúng ta có thể cảm nhận được rằng: Nơi
đây không chỉ có cảnh đẹp, thức ăn ngon, lâm sản quý, mà còn có những con người
thủy chung, nồng hậu, biết trân trọng giữ gìn những gì tốt đẹp của truyền thống.
(1)
Nam Trung bộ do Thạch Phương, Ngô Quang Hiển biên soạn, NXB KHXH, Hà Nội, 1994.
(2)
Xem thêm Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
Nguyễn Xuân Kính
;
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét