Đã từ lâu, chữ sến đã hiện diện trong ngôn ngữ Việt Nam; hay đúng ra chữ “sến” đã hiện diện trong ngữ vựng của văn hóa miền nam Việt Nam. Chữ “sến” từ đâu đến, ai đã khám phá và phát động chữ này trong tiếng Việt thì người viết không thể xác nhận chính xác. Rất tiếc rằng Việt Nam chưa dựng lên cái gọi là Hàn Lâm Viện Ngôn Ngữ như một số quốc gia, nên một số ngữ vựng được tự do phát triển, theo từng vùng và đồng thời chịu ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử và xã hội. Từ lúc còn nô đùa vô tư cùng đám bạn trong xóm và tại trường học, tôi đã ít nhiều quen biết với chữ “sến”, có lúc chính tôi và một số bạn bị gán hay bị chỉ trích “ Sến quá mày ơi!” nhưng thật tình chính tôi và các bạn tôi cũng không tài nào giải thích nổi chữ sến nghĩa là gì. Nhưng khi bị gán cho cái gọi là “sến” thì không ai bảo ai, không mấy ai hài lòng hoặc có khi phá lên cười một cách thích thú hay tệ hơn đó là “quê độ”.
Một số tác giả cho rằng chữ “sến” do chữ “sale” trong anh ngữ được đọc trại đi. Vì lẽ hàng ế ẩm hay phẩm chất kém cỏi nên bán rẻ hơn bình thường, nhưng khi chuyển qua tiếng Việt trong cái gọi là tiếng lóng thì “sến” có ý diễn tả những gì tầm thường dựa trên tính “dỏm” hay “rẻ tiền”. Nhưng anh ngữ chỉ thông dụng trên quê hương Việt Nam khi có sự xuất hiện của các người lính viễn chinh xứ cờ Hoa, do đó giả thuyết trên đây không mấy đứng vững vì các bậc lão thành công nhận rằng tiếng “Marie Sến” đã xuất hiện từ thời Tây còn đô hộ.Vậy chữ “sến” bắt buộc phải hiện hữu trước khi chữ “Marie sến” ra đời vào thời Tây. Theo các trưởng lão, thì chữ sến không được mấy ưa chuộng, khi nhắc đến chữ “sến” thì gương mặt các cụ thay đổi như thế nào thì người viết không cần giải thích thêm nhiều. Có lẽ các cụ liên tưởng đến “marie sến” chăng? . Khi nhắc đến “ma ri sến” thì người đời thường liên tưởng đến các cô, các bà có dáng điệu đỏng đảnh, áo quần hở hang, đôi khi đi kèm theo một dáng dấp gọi mời. Không ai bảo ai, nhưng tự nhiên, chữ sến không được ái mộ trong quần chúng. Có người lại cho rằng chữ “sến” bắt nguồn từ chữ “sen”. Theo tự điển của ông Nguyễn Văn Khôn thì chữ “sen” dùng để chỉ người giúp việc trong nhà. Trong xã hội Việt Nam vào thời cận đại thì người giúp việc trong nhà thường được đảm nhận bởi các cô gái nhà quê, kém học thức hay không muốn nói là thất học. đa số, họ vì miếng cơm manh áo và lánh nạn chiến tranh nên phải trôi giạt lên thành phố. Vì kém học thức nên họ chỉ tìm được những việc nặng nhọc tay chân mà đa số là giúp việc nhà cho các gia đình giàu có hoặc trong các cửa hàng. Qua hai giả thuyết trên, chúng ta thấy xuất xứ của chữ “sến” hoàn toàn khác biệt nhau, một giả thuyết dựa trên ngoại ngữ và một giả thuyết dựa trên Việt ngữ. Tuy nhiên, điểm tương đồng giữa hai giả thuyết này là sự tầm thường. Cũng có thể vì kiến thức kém cỏi nên các cô gái giúp việc trong nhà hấp thụ cái gọi là “văn minh tây phương” khác với dân sành điệu. Họ thu nhận văn hóa tây phương theo cái nhìn của một người dân quê vốn chất phác đơn giản, mà cách ăn mặc theo thời trang là một thí dụ điển hình nhất. Thông thường nữ giới ưa chuộng mỹ phẩm, mà các cô hành nghề giúp việc cũng không phải là ngoại lệ, ít nhiều các cô cũng để ý nhận xét cách ăn mặc, các loại mỹ phẩm trang sức mà bà chủ hoặc cô chủ sử dụng hằng ngày. Ngoài ra vì tài chánh eo hẹp nên họ chỉ đủ sức với tay đến các loại mỹ phẩm hoặc các loại quần áo rẻ tiền. Với lối trang sức này, đôi khi tạo nên những hình ảnh khôi hài. Vì đa số họ là gái quê nên tính tình chất phác mộc mạc, thật thà nên đôi khi trở thành ngớ ngẩn buồn cười, người đời vì thế gán cho cái tên “sến” chăng? Người dân miền nam nói riêng, Việt Nam nói chung thường có khuynh hướng diễn tả viển vông, mà trong ngôn ngữ bình dân thường gọi “nói lòng vòng” hoặc “nói gần nói xa”; đây là một lối nói bắt người nghe phải suy nghĩ nên thay vì so sánh hay xếp hạng một cá nhân nào đó vào tầng lớp “sen” thì họ đọc trại thành “sến” chăng? Hay phải chăng họ e ngại khi gọi đích danh “sen” mà phải nói trại thành “sến”?.
Cuộc đời của các cô gái làm công này tuy khổ cực nhưng không hẳn là họ không biết rung động. Theo lời các trưởng lão thì ngày xưa, cái thuở mà tiện nghi tân tiến chưa du nhập vào Việt Nam, thì mỗi chiều, sau khi hoàn tất các công việc trong nhà, các cô phải quảy gánh ra giếng nước hoặc các vòi nước công cộng mà người bình dân thường hay gọi phông-tên (fontaine). Tuy họ kém học thức nhưng họ cũng biết rung động như bao người khác, những mối tình “gánh nước đêm trăng” đã được ghi lại rất nhiều trong văn chương. Những mối tình này cũng không đi ra ngoài định luật thông thường, có người nên duyên đầm ấm, cũng có người tan vỡ, đôi khi có cô còn bị vương vào những trái ngang bẽ bàng. Bút mực của một số tác giả đã đổ xuống để nói lên cái nhọc nhằn bất công của xã hội. Theo thiển ý của người viết có lẽ trong một lúc nào đó các ông nhà báo vui tính ghép chữ marie vào chữ sến để làm câu chuyện vui trong ngày nhân dịp một “xì căng đang” (scandal) nào đó. Đến đây, chữ “sến” chỉ là danh từ, dùng để diễn tả một hạng người, một tầng lớp trong xã hội Việt Nam, nó không hàm ý mỉa mai hay châm biếm.
Cuộc đời của các cô gái làm công này tuy khổ cực nhưng không hẳn là họ không biết rung động. Theo lời các trưởng lão thì ngày xưa, cái thuở mà tiện nghi tân tiến chưa du nhập vào Việt Nam, thì mỗi chiều, sau khi hoàn tất các công việc trong nhà, các cô phải quảy gánh ra giếng nước hoặc các vòi nước công cộng mà người bình dân thường hay gọi phông-tên (fontaine). Tuy họ kém học thức nhưng họ cũng biết rung động như bao người khác, những mối tình “gánh nước đêm trăng” đã được ghi lại rất nhiều trong văn chương. Những mối tình này cũng không đi ra ngoài định luật thông thường, có người nên duyên đầm ấm, cũng có người tan vỡ, đôi khi có cô còn bị vương vào những trái ngang bẽ bàng. Bút mực của một số tác giả đã đổ xuống để nói lên cái nhọc nhằn bất công của xã hội. Theo thiển ý của người viết có lẽ trong một lúc nào đó các ông nhà báo vui tính ghép chữ marie vào chữ sến để làm câu chuyện vui trong ngày nhân dịp một “xì căng đang” (scandal) nào đó. Đến đây, chữ “sến” chỉ là danh từ, dùng để diễn tả một hạng người, một tầng lớp trong xã hội Việt Nam, nó không hàm ý mỉa mai hay châm biếm.
Nhưng khi chữ “sến” được người đời chấp nhận trong ngôn ngữ hàng ngày và biến chuyển dần dà thành tiếng tĩnh từ thì nó lại mang một ý nghĩa không mấy thiện cảm, đôi khi mang lại nhiều bực mình khó chịu. Khi “sến” là tiếng tĩnh từ thì nó diễn tả tình trạng thiếu hài hòa hoặc thiếu óc thẩm mỹ, hoặc tầm thường, hoặc dị hợm khó coi. “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”, sến khởi đầu là hiền lành vô tội vạ nhưng dần dà “sến” biến thành những lố lăng khó coi mà điều quan trọng bậc nhất là người “sến” thường rất tự hào “ngon lành”. Sến không phân biệt tuổi tác, trình độ học vấn, cũng không phân biệt ngành nghề và chức sắc trong xã hội. Sến đã lan tràn khắp nơi, và nhất là không phân biệt phái tính. Chữ “sến” ngày nay không giới hạn cho phái nữ mà nó cũng được áp dụng cho cả nam giới. Nếu một anh chàng ăn mặc lòe loẹt với áo hoa, màu sắc sặc sỡ, tóc chải mượt mà cùng cặp kính râm, chắc hẳn thiên hạ sẽ phê phán “thằng cha đó sến thiệt!”. Hơn thế nữa, ngoài việc diễn tả cách trang sức, trong vài trường hợp, chữ “sến” cũng được dùng để diễn tả một hành vi khôi hài khác thường mà ai đó đã thu lượm từ một vài lớp tuồng cải lương, tuy vậy sến không đi đôi cùng cải lương. Nếu một ai đó lượm lặt vài câu hát hay câu nói văn hoa trong một tuồng cải lương thì sớm muộn người ấy sẽ bị phê bình “sến quá “. Hoặc trong trường hợp; bất luận nam nữ, sử dụng các sáo ngữ không đúng chỗ thì bị phán ngay là “sến” để thay cho thành ngữ “dốt hay nói chữ“; một thành ngữ có tác dụng khiêu khích khá mạnh. Một thanh niên, một học sinh trung học đang tuổi “biết đợi biết chờ” rất sợ chữ “sến”; nếu không may, những chiếc áo dài trắng phán rằng “đằng ấy sến quá “ thì đường tình duyên của anh ta chắc chắn không dài bao nhiêu, đôi khi bị bế tắt hoàn toàn là khác. Hoặc khi, bạn bè chế nhạo người bạn rằng “ con bé đó sến quá “ thì chắc rằng anh chàng kép sẽ không mấy hài lòng.
Ngôn ngữ phát triển đồng thời với những phát triển về mặt xã hội và văn hóa, chúng ta hẳn còn nhớ những câu nói như “sức mấy”, “bỏ qua đi tám”, “năm trên năm”, “ còn lâu”, v.v.. Chữ “sến” cũng không phải là một trường hợp đặc biệt. Sau khi xuất hiện một thời gian, “sến” biến dạng, đi từ một danh từ sang tĩnh từ để diễn tả từ hiện thực đến trừu tượng. Tôi vẫn còn nhớ rõ, khi còn theo học trung học vào những năm 1968 - 1970; có lần ba tôi đã rầy “sến là cái gì?”. Thú thật cho đến ngày nay tôi hãy còn mập mờ chưa thấu rõ định nghĩa chính xác của chữ này. Ngoài nhận định về cách phục sức, người miền nam dần dà theo đà phát triển của xã hội đã dùng chữ “sến” để diễn tả những câu nói vô duyên, thiếu cảm tình hoặc những sáo ngữ không đúng chỗ. Một cách tổng quát, nếu người đời không thích một cá nhân vì tánh chất tầm thường, thiếu hài hòa, vì một hành vi lố lăng khó coi, vì trong cách ăn nói giao thiệp thiếu sót tính chất lịch sự tao nhã và lễ độ đều bị phán rằng “SẾN”.
Tại thành phố Sàigòn, vào những năm trước ngày tháng 4, 1975, chữ sến đã được kết hôn với âm nhạc tạo thành một giai điệu gọi là “nhạc sến”. Làm thế nào để định nghĩa “nhạc sến”?, mặc dầu rất thông dụng trong dân gian. Đa số các bản nhạc sến được viết theo giai điệu Rhumba, Bolero, Ballade đôi khi được kết hợp với giai điệu của ngũ cung mà đàn tranh và đàn độc huyền không thể thiếu. Lời nhạc sến rất đơn giản, mộc mạc, rất thịnh hành nơi “phông tên”, bến xe đò, bến xe buýt, tại chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Cầu Muối, bến đò Thủ Thiêm, Chợ An đông v.v... Vì lẽ đó tất cả các bài hát nào, thể loại nhạc nào được các chị gánh nước, các chú phu xích lô hay thợ thuyền; nôm na gọi chung là giới bình dân, ưa thích và hát nghêu ngao trong những lúc rảnh rỗi đều được gọi là nhạc sến. Điều này rất hiển nhiên, mấy ai đã chứng kiến giới bình dân hát ”Nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng đôi mắt em” (Như cánh vạc bay - Trịnh Công Sơn) hay “ Một mai em đi ngày tháng bơ vơ giận hờn” (Một mai em đi - Trường Sa) hoặc ”Từ giã hoàng hôn trong mắt em, tôi đi tìm những phố không đèn” (Mái tóc dạ hương).
Không riêng gì các loại nhạc khác tại Saigon, đa số nhạc sến vẫn xoay quanh những bản tình ca viết cho những dang dở, các ca khúc diễn tả một cuộc tình mà đôi tình nhân phải chịu những cảnh bẽ bàng vì những môn đăng hộ đối, vì những khó khăn trong cuộc đời. Bài hát mang tính than thở kể lể dài dòng về cuộc đời éo le, lòng người thay đổi nhanh như những lúc trời chợt nắng mưa.
“tại anh đó nên duyên mình dở dang, em, em nào mộng mơ quyền quý cao sang”
“ngày xưa mỗi lần em buông tiếng hát. Thì anh tay phím nắn nót cung đàn. Từng nhịp nhặt khoan anh ru hồn theo tiếng tơ. Nhẹ nhàng lời ca em thăng trầm theo từng lúc. Và rồi hờn yêu anh mỗi lần em hát sai, em nũng nịu cười nói sai là tại anh “ (Giọng ca dĩ vãng)
“buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời” (Nửa đêm ngoài phố)
“vừa biết mai này em đi lấy chồng, thương hoài bến đò thương cả dòng sông, ngày vu quy em đã đến, buồn chi em ơi đừng khóc, chớ lo gì đã có người thay” (Tiễn em theo chồng)
“em có còn thương nhớ gì không, trong những đêm lạnh giá canh dài, một mình lẻ bóng đơn côi, lời yêu ai đành gian dối, kỷ niệm đầu che khuất vành môi” (Tình đời II)
Trong tình trường, đa số các cô gái hay các chàng trong kiếp nghèo phải gánh chịu đau thương, đôi khi lại là do hoàn cảnh chinh chiên điêu linh mang lại.
“đêm đêm tôi vẫn về bên mùi hương hoa sứ, nâng niu cây đa n đìu hiu thương mối tình đầu. Bơ vơ tiếng đàn lời ca em về đâu, đàn ngân lênh buồn tênh rớt rơi cung sầu” (Hoa sứ nhà nàng)
“.. chiều nay tôi về thăm mái nhà xưa, tìm em nhưng em còn đâu nữa, người xưa đã sang ngang rồi, một mình chiều nay trên lối nhỏ ngập lá bay, chợt nhìn giàn hoa leo quanh nhà đang nở tím, kỷ niệm ngày xưa trong tim nghe quá chua cay, lặng buồn tôi quay gót bỗng thoáng nghe lệ ướt mi” (Căn nhà dĩ vãng)
“Một hôm tôi đến tìm em để từ giã lên đường. Gửi lại phố phường chuyện đôi mình thương mai xa cách ngàn phương. Cuộc đời sương gió, chiến chinh nơi miền xa qua những vùng xa lạ quá - Quê hương bao la, những chiều đóng quân ven rừng, gặp hoa trắng ngày xưa thương em nói sao cho vừa” (Nguời em xóm đạo)
Tương tự như các thể loại nhạc khác, nhạc sến cũng có các danh ca chuyên trị. Chắc không ai phủ nhận ca khúc “Nỗi buồn gác trọ”. không thể thiếu nữ ca sĩ Phương Dung, và cô ca si này không thể nổi tiếng nếu không có bài hát này. Cũng như nếu không có Chế Linh, Thanh Tuyền, Giang Tử, Giáng Thu, Thiên Trang, Giao Linh v.v. thì nhạc sến chắc không thể đạt đến tột đỉnh trong xã hội Nam Việt Nam. Với một cấu trúc đơn giản, giai điệu trầm bổng nhịp nhàng gần gũi với cổ nhạc nam phần, lời ca man mác mang màu sắc bình dân, nặng về kể lể sướt mướt mà các nhạc si trứ danh như Trúc Phương, Tú Nhi, Lam Phương, Duy Khánh, Mạnh Phát, Châu Kỳ, Hoài Linh v.v. đã đóng góp một phần không nhỏ cho nền âm nhạc Việt Nam. Họ đã tạo cho âm nhạc Việt Nam một sắc thái đặc biệt, nhất là sự hài hòa, kết hôn giữa các giai điệu tây phương và cổ nhạc Việt Nam. Chắc chắn khán giả sẽ không mấy hài lòng nếu một số ca khúc thuộc “nhạc sến” mà thiếu đàn tranh hay độc huyền cầm thì như “chết nửa đời người”, như một tô phở thiếu hành ngò, độc đáo hơn nữa nếu bài “Nhớ người yêu” không được người ca sĩ ngâm nga mở đầu bằng bốn câu thơ
nhiều đêm thức trọn nhớ thương em
nhớ quá làm sao biết ngõ tìm
tay trắng anh nào mơ với mộng
nên tình hai đứa vẫn chưa yên
nhớ quá làm sao biết ngõ tìm
tay trắng anh nào mơ với mộng
nên tình hai đứa vẫn chưa yên
thì mất cả cái hương vị, mất cái độc đáo của “nhạc sến”.
Trăm năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, những người thuộc từng lớp trí thức dường như có khuynh hướng tôn trọng các tiến bộ tây phương và dễ dàng chấp nhận các tư tưởng mới du nhập. Hiện tượng này là thành quả của chế độ giáo dục khắc khe của thực dân Pháp, áp dụng trên quê hương Việt Nam, các nhà trí thức được đào tạo trong khuôn khổ của văn hóa Pháp, họ nói tiếng Pháp (hoặc ngoại ngữ) trôi chảy và nhất là chiếm được các chức sắc trong chính quyền từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng. Tuy vậy, vấn đề đặt ra không phải vi lẽ đó mà tầng lớp trí thức bỏ quên nguồn gốc Việt Nam. Nếu chúng ta nhìn lại trong lịch sử, đã có không ít các nhà trí thức vẫn tìm cách bảo tồn văn hóa Việt Nam, hiện tượng này gây nên sự xung đột trong xã hội, mà bút mực đã đổ ra không ít. Cuộc tranh chấp được thu gọn trong các thành ngữ rất quen thuộc như “ đã cựu nghênh tân” cùng “thủ cựu bài tân”, “xung đột cũ mới”. v.v. Trong phạm vi hạn hẹp của bài viết này, người viết không có ý quy trách nhiệm cho một ai, không phân tích phải trái, nhưng đây là tiền đề để những người thiếu hiểu biết, những kẻ ham danh lợi, đã cố tình tự biên tự diễn để được người đời kính nể như một trí thức thật sự, nhưng bản chất là một trí thức thuộc loại “nổ” . Để tỏ ra một trí thức thời thượng, họ đã tập tành nói ngoại ngữ, họ hành sự như một người hấp thụ văn hóa Pháp hay Tây phương nói chung, coi rẻ những gì bình dân, mang bản chất dân tộc tính. Trong văn học, chúng ta vẫn tìm thấy rải rác các nhân vật này trong các thiên tiểu thuyết của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, và nhiều hơn nữa trong các vở tuồng cải lương mà “đời cô Lựu” là một điển hình. Gần đây nhất, Nguyễn ngọc Ngạn cũng đã đề cập đến trong tác phẩm “Cõi đêm”, tuy rằng bối cảnh và thời gian có khác nhau nhưng thực chất vẫn không khác bao xa. Trong tình trạng đó, nhưng năm tháng trước 1975, tại Saigon, dòng nhạc sến đã được xếp vào hàng bình dân, được xếp vào nguồn giải trí cho tầng lớp “ Marie Phông Tên”. Vào thuở ấy, một số người tự cảm thấy thuộc về tầng lớp trí thức rất ngại nghe loại nhạc này. Họ tự cảm thấy rất “quê độ” khi bị người khác bắt gặp khi đang nghe hay đang ngâm nga vài câu hát thuộc thể loại nhạc này, mặc dầu trong tâm tư, một phần nào họ vẫn yêu thích nhạc sến. Tình trạng này rất phổ biến nơi thành thị nhất là tại Saigon, người đời có khuynh hướng dè bỉu những gì mang phong cách bình dân, những gì mang dân tộc tính, những gì dễ hiểu của đại chúng. Hiện tượng này, chẳng qua là do sự du nhập của các chủ thuyết, triết lý của những Paul-Sartre, André Gide v.v. đồng thời các tiểu thuyết gia gốc Mỹ như Henry Miller, John Steinback, các thiên tiểu thuyết lãng mạn như “Gone with the wind” (Cuốn theo chiều gió) hay “Doctor Zivago”.
Trong âm nhạc, để tỏ ra thời thượng, sành điệu, giới trí thức đứng tuổi thưởng thức những Beethoven, Mozart, và nhạc cổ điển tây phương nói chung, trong khi giới trẻ đón nhận làn sóng mới với cái gọi là “hippy” với những Francois Hardy, Sylvie Vartan, Johny Halliday, Christophe, Art Sulivan của Pháp. Song song, vơi dòng nhạc ấy, một làn gió mới đã theo chân các chàng chiến binh xứ cờ hoa tràn vào Việt Nam với The Beattle của Anh, hay Lobo, The Three Dogs night, Bee Gees, v.v.. Trong giai đoạn ấy, thanh niên với mái tóc dài đi đôi với chiếc quần ống loa, thanh nữ với chiếc váy ngắn và mái tóc ngắn nhưng dây nịt quần thì lại to bản cồng kềnh, họ cuống quýt theo dòng “nhạc trẻ” . Lẽ đương nhiên nếu những ai trong bọn họ cất tiêng hát
Trong âm nhạc, để tỏ ra thời thượng, sành điệu, giới trí thức đứng tuổi thưởng thức những Beethoven, Mozart, và nhạc cổ điển tây phương nói chung, trong khi giới trẻ đón nhận làn sóng mới với cái gọi là “hippy” với những Francois Hardy, Sylvie Vartan, Johny Halliday, Christophe, Art Sulivan của Pháp. Song song, vơi dòng nhạc ấy, một làn gió mới đã theo chân các chàng chiến binh xứ cờ hoa tràn vào Việt Nam với The Beattle của Anh, hay Lobo, The Three Dogs night, Bee Gees, v.v.. Trong giai đoạn ấy, thanh niên với mái tóc dài đi đôi với chiếc quần ống loa, thanh nữ với chiếc váy ngắn và mái tóc ngắn nhưng dây nịt quần thì lại to bản cồng kềnh, họ cuống quýt theo dòng “nhạc trẻ” . Lẽ đương nhiên nếu những ai trong bọn họ cất tiêng hát
“Thức trọn đêm nay để nhớ thương em, anh nghe tình yêu nhắc nhở êm đê m, nhớ từng nụ cười ánh mắt nhớ lời ngọt ngào âu yếm tóc em thơm giấc ngủ dịu hiền” (Nhớ người yêu)
thì ”sến là cái chắc”.
Cũng trong giai đoạn này, giới sành điệu về âm nhạc được phân định một cách rất rõ ràng. Giới trung lưu ở thành phố hay giới sinh viên học sinh thì đón nhận và ủng hộ các ca khúc thuộc loại thời thượng, trưởng giả . Các ca khúc này được trình bày tại các vũ trường với lời lẽ văn hoa trau chuốt cùng các giai điệu hiểm hóc. Trong khi đó giới bình dân và lính tráng thì đón nhận và ủng hộ nồng nhiệt dòng nhạc sến. Mặc dầu vậy, tuy không chính thức thành văn bản trong các thống kê, nhưng ai cũng ngầm hiểu rằng một số không nhỏ giới sành điệu trong tầng lớp trung lưu trí thức kể trên vẫn ái mộ nhạc sến. Họ mến mộ nhạc sến, nhưng không dám chánh thức vỗ ngực thố lộ vì sợ bị chê bai là “ đồ cải lương”, “ sến thiệt”. Họ phải tỏ ra sành điệu với các điệu nhạc của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Lê Uyên Phương, Vũ Thành An, Trường Sa ( trước khi chuyển qua viết tình ca, nhạc sĩ Trường Sa đã sáng tác một số ca khúc thuộc loại.... nhạc sến), Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang v.v. đây cũng là giai đoạn mà hiện tượng hippy bắt đầu viếng thăm đất Giao Chỉ, nó kéo theo vào xứ An Nam một luồng gió mới, nó đã tạo một hiện tượng lạ đánh vào giới thanh niên miền Nam, mà hậu quả là dòng “nhạc trẻ” được khai sanh trên miền nam Việt Nam. Thời điểm “hippy” thịnh hành cũng là lúc chiến tranh leo thang tột đỉnh và tàn khốc nhất, đây là lúc mà chủ đề người lính trận miền xa được nhắc đến nhiều nhất mà không một thể loại nhạc nào khác có thể đáp ứng kịp thời bằng dòng nhạc sến với những “Ngoại ô buồn”, “Ngày sau sẽ ra sao”, “Ba tháng quân trường”, “Thư vê em gái thành đô”, “Căn nhà ngoại ô”, “Thành phố buồn”, “Biển mặn”, “Chung mình 3 đứa”, “Vọng gác đêm sương”, v.v. Những lúc cô đơn nơi tiền đồn heo hút, ăn ngủ và chiến đấu trong các giao thông hào và hố cá nhân, chắc chắn những Mozart, Beethoven hay Beattle, Adamo, Art Sulivan, Andy Gibbs không thể nào cảm thông với tâm tư của người lính trận bằng giọng ca của Chế Linh, Nhật Trường, Phương Hồng Quế, Thiên Trang, Thanh Tuyền, Giao Linh v.v..
Thời gian cứ trôi, những ảnh hưởng tân thời, hoàn tất công trình chinh phục trong cấp thời phải trả lại cái thân thuộc, cái âm hưởng và những giai điệu quê hương. Ngay trong các tầng lớp; tự xưng là trí thức cao cấp kể trên cũng có người dần cảm nhận được vài nét trong thứ âm nhạc tâ m thường kia. Thiển nghĩ, một sinh viên phải nhập ngũ theo lệnh Tổng Động Viên, anh phải giã tư mái tóc dài xum xuê, chiếc áo sơ mi cổ to, chiếc quần ống loa với đôi giâ y da đế cao to bản để khoác lên mình bộ đồ trận màu hoa rừng, thi bài hát “Ba tháng quân trường” và “Vườn tao ngộ” có lẽ dễ gây xúc động hơn ca khúc “Aline”, “Belle” hay “Adieu sois heureuse” hoặc “Yesterday”, “Let it be” hay “Imagine”. Sau thời gian huấn luyện, đến lúc ra đơn vị tác chiến thì ”Thư về em gái thành đô” hay “Vọng gác đêm sương” sẽ chạm va o thần kinh cảm xúc mạnh hơn nữa. Nhất là nhưng khi nhìn thây cảnh tang thương nơi chiến trường, nặng tình đồng đội hay nhìn bạn đồng ngũ ngã gục thì những “Nó và tôi”, “Thành phố sau lưng”, “Trăng tàn trên hè phô” chắc chắn sẽ đi vào lòng người đậm nét hơn.
Song song với hình ảnh chiên tranh, không thể bỏ quên nhưng tâm tình yêu thương của người em gái hậu phương và người lính trẻ miền xa với :
Song song với hình ảnh chiên tranh, không thể bỏ quên nhưng tâm tình yêu thương của người em gái hậu phương và người lính trẻ miền xa với :
“viết tên người yêu lên ba lô nặng trĩu”
hay “ thư của lính ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay”. ( Thư của lính - Trần thiện Thanh)
“chiều nhìn qua đầu ngõ, dưng dưng niềm thương nhớ dáng xinh xinh một người được nghĩ năm ngày phép, mất hai hôm làm quen, em mới cho mình biết tên” (Căn nhà màu tím)
Đã sinh ra và trưởng thành tại Nam Việt Nam, ít nhiều trong tâm tư của người dân cũng phảng phất đâu đó hồn phách của ca dao, câu hò, câu vọng cổ, Dạ Cổ Hoài Lang. Tâm trạng phức tạp của giai điệu quê hương cũng không thua kem gì so với những bài giao hưởng của Mozart hay Chopin. Các ca khúc “sến” kia được viết bởi chính tâm tư, bởi chính tiếng lòng của người sáng tác. Hoặc như có sinh sống trong thời điểm đó, có nhìn thấy và cảm nhận trong hoàn cảnh đó thì mới nhận thức được giá trị nghệ thuật mà người nhạc sĩ đã cưu mang trong nhạc sến. Hơn nữa, với một tập thể đông đảo lính tráng vào thời điểm đó, nhất là bản chất người lính không thích rườm rà lôi thôi, nên việc nhạc sến được đón nhận nồng nhiệt là điều không thể chối cãi được, nó đã dần chiếm lại các vị trí đã mất trong xã hội vào những ngày trước. Thuở ấy, trong chương trình Hát cho lính của đài phát thanh Saigon với tiết mục nhạc yêu cầu, thể loại nhạc sến dường như chiếm đa số.
Ngoài những đề tài “viết cho lính”, nhạc sến cũng là một đối thủ của các bài tình ca vào thuở đó, dòng nhạc cũng rất trữ tình không thua các thể loại khác.
“Con đường xưa em đi - vàng lên mái tóc thề - ngõ hồn dâng tái tê - anh làm thơ vu quy - khách qua đường lắng nghe - chuyện tình ta đã ghi” (Con đường xưa em đi)
Một đặc điểm khác của nhạc sến đó là cái âm hưởng của các câu hò, câu đối; toàn bài hát có vần điệu đi theo nhau
“một bước xa rời muôn kiếp ly tan, một cánh thiệp hồng khiến người sang ngang - Mười hai bến nước thênh thang, từ nay đôi nẻo quan san - Khóc cho đời bạc trắng lửa hồng” (Bạc trắng lửa hồng)
“chiều nào nâng ly bôi, tình vừa mới chắp nối, chia ly mà không nói nhau một lời, để rồi bao năm sau, phong sương mòn vai áo, nhớ cố nhân muốn tìm tạ lòng nhau” (Chuyện đêm mưa)
“Giờ em đi lấy chồng, còn đâu mà trông ngóng, đẹp duyên em với chồng, xây cuộc đời đầm ấm, để anh tan nát lòng” (Được tin em lấy chồng)
Nhạc sến là kết tinh của giai điệu, lời nhạc và tài diễn xuất của người ca sĩ cùng phương thức hòa âm. Tuy rằng một số ca khúc không thuộc giai điệu Bolero hay Rhumba, nhưng với lối diễn xuất và nghệ thuật hòa âm độc đáo nó vẫn “sến”. Không ai chối cãi được tài diễn xuất của nam ca sĩ Chế Linh khi anh cất tiếng hát
“em khóc đi em, khóc nữa đi em, khóc để rồi mai mỗi người một đường - Tình mãi còn vương một điệu nhạc buồn, có ai thấu từng đêm trường - Ôm bóng mà thương” trong nhạc phẩm “Em khóc đi em” với giai điệu slow rock.
Ngược lại nếu một nhạc sĩ nào đó sửa đổi phương thức hòa âm theo tiết điệu khác và giao cho nam ca sĩ Vũ Khanh hoặc Duy Trác để trình bày nhạc phẩm “Em khóc đi em” này hoặc “Thành phố buồn” thì chắc chắn thính giả sẽ nhăn mặt. Cũng có thể thính giả sẽ phê phán rằng Vũ Khanh hay Duy Trác “hôm nay sến thiệt”. Điển hình, là trong một album phát hành vào khoảng năm 1995, nữ ca sĩ Carol Kim đã trình diễn bài “Giọng ca dĩ vãng” với một tiết tấu khác biệt. Tài diễn xuất và lối hòa âm này đã thay hình đổi hình thức của ca khúc thuộc hàng nhạc sến. Trong khi vào những năm tháng thịnh hành tại Saigon, giọng hát của nam ca sĩ Chế Linh đã đưa bài hát này lên hàng nhạc sến.
Một minh chứng khác là trong chương trình Thúy Nga, nghệ sĩ La thoại Tân đã giới thiệu tài diễn xuất của nam ca sĩ Chế Linh trong nhạc phẩm “Mười năm tình cũ” của nhạc sĩ Trần Quảng Nam, qua lối hòa âm và tài diễn xuất của người ca sĩ, người viết thiển nghĩ không thể dựa trên sự trình bày của nam ca sĩ Chế Linh mà ta vội kết luận rằng bài hát “Mười năm tình cũ” thuộc hàng nhạc sến. Trong khi đó với tài diễn xuất của nam ca sĩ Vũ Khanh hay nữ ca sĩ Lệ Thu thì bài hát trên cũng không thể xếp vào hàng nhạc sến được, nhưng cũng rất có thể khán giả cho rằng Vũ Khanh và Lệ Thu là ca sĩ “sến” chăng?.. Câu trả lời, hiển nhiên là không!
Một minh chứng khác là trong chương trình Thúy Nga, nghệ sĩ La thoại Tân đã giới thiệu tài diễn xuất của nam ca sĩ Chế Linh trong nhạc phẩm “Mười năm tình cũ” của nhạc sĩ Trần Quảng Nam, qua lối hòa âm và tài diễn xuất của người ca sĩ, người viết thiển nghĩ không thể dựa trên sự trình bày của nam ca sĩ Chế Linh mà ta vội kết luận rằng bài hát “Mười năm tình cũ” thuộc hàng nhạc sến. Trong khi đó với tài diễn xuất của nam ca sĩ Vũ Khanh hay nữ ca sĩ Lệ Thu thì bài hát trên cũng không thể xếp vào hàng nhạc sến được, nhưng cũng rất có thể khán giả cho rằng Vũ Khanh và Lệ Thu là ca sĩ “sến” chăng?.. Câu trả lời, hiển nhiên là không!
Trong lòng nhạc sến, dường như chất chứa tình cảm của giới bình dân, có lẽ nhạc sến tối kỵ các chàng, các cô con nhà giàu. Đa số các chuyện dở dang, lỡ làng đều do thân phận nghèo mà ra nên trong một chương trình ca nhạc của trung tâm ASIA, ban tổ chức đã cho xuất hiện trên sân khấu ba chàng ca sĩ lừng danh nhạc sến: Trường Vũ, Mạnh đình và Mạnh Quỳnh với “Liên khúc nghèo”. Tuy rằng ba chàng ca sĩ này ăn mặc có phần sang trọng, nhưng không phải vì lẽ đó mà không “sến”.
Để kết luận hay khép một ca khúc vào hàng nhạc sến ta phải quan sát và phân tích kỹ lưỡng, bài hát phải hội đủ sự kết hợp của giai điệu, lời nhạc, nghệ thuật hòa âm và tài diễn xuất của ca sĩ. Thiếu một trong những yếu tố trên, ta khó mà kết luận đó là nhạc sến. Nhưng đôi khi vì thiếu hài hòa mà thiên hạ lại phán rằng “sến thiệt”. Người viết không tìm ra được danh từ nào để diễn tả nếu một bài nhạc sến sau khi trình bày gặp phải lời phê “sến thiệt”. Vì lẽ đã là nhạc sến thì phải “sến”. Thưa rằng, nhạc sến là danh từ và “sến thiệt” thì lại là tĩnh từ. Quả thật đây là cái vòng lẩn quẩn của ngôn ngữ. Khi ta nghe Chế Linh, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh cất tiếng cho bài hát “Bông sứ nhà nàng” thì ngươi viết dám chắc sẽ có người “rưng rưng”, nhưng nếu giao cho Tuấn Ngọc thì chắc chắn không phải một vài người mà có lẽ tất cả khán giả sẽ “cười lọt ghế “ hay “lọt tròng” (tuy rằng người ta nghe bằng tai ), và câu nói đầu tiên sẽ là “sến thiệt” hay “sến quá“ cao hơn nữa sẽ là “sến quá cỡ thợ mộc” hay “sến thầy chạy”. Ngoài việc cất tiếng hát, ta không thể bỏ qua lối trình diễn của người ca sĩ. Thí dụ điển hình là chương tình “Tình ca Ngô Thụy Miên” với bài hát “Từ giọng hát em”. Thuở xưa đã có bao người bủn rủn tay chân, ngất ngây “từ giọng hát em” (một sự trùng hợp đầy lý thú) với giọng ca thánh thót của nữ ca sĩ Châu Hà. Mặc dầu khi sáng tác, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không có ý định viết theo giai điệu nhạc sến, nhưng ngày nay trung tâm Thúy Nga dàn dựng một màn quả không giống ai, người viết dám chắc có người đã nổi da gà khi thấy cô ca sĩ cùng một số vũ công “lắc lư con tàu đi” mà người bình dân vẫn gọi là “phăng” (fantasie). Không hiểu nhạc sĩ Ngô Thụy Miên nghĩ thế nào chứ riêng ngươi viết thì cảm thấy tệ quá. Một ca khúc được viết trong một giai điệu du dương êm ái, với lời ca chất chứa đầy yêu thương lãng mạn lại bị một tay “sến” hòa âm nên các nhạc công ra sức đập rầm rầm, chát chúa. Đã thế cô ca sĩ lại bò càng trên sân khấu cho có vẻ thời thượng như Madona, hay Micheal Jakson chăng?. Không hiểu khán giả nghĩ sao lại vỗ tay ầm lên? Phải chăng vì sợ dè bỉu là chậm tiến, là nhà quê mà các cô cậu trở thành “sến hết ý“.
Tiêu chuẩn chê khen tùy thuộc vào cá nhân người nghe, nhưng nhận xét chung cho thấy người nhạc sĩ có thể sáng tác theo nhiều thể loại khác nhau tùy theo nguồn cảm hứng của họ. Nhạc sĩ Lam Phương đã viết bài “Cho em quên tuổi ngọc” và bài “Tiếc” mà trong đó giai điệu và tiết tấu cùng lời ca hoàn toàn không phải đặc thù “Lam Phương”. Vì vậy ta không thể dựa trên lời nhạc để kết luận rằng bài hát thuộc hàng sến. Nếu ai phủ nhận thì hãy đọc lại hay hát lại bài “Hai năm tình lận đận” (Thơ Nguyễn Tất Nhiên - Nhạc Phạm Duy) với “Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng hư hao.... hai năm tình lận đận hai đứa cùng xanh xao”...
Thế thì “sến thượng thừa” rồi đấy chứ! Ai bảo Phạm Duy không sến! (xin được diễn tả theo ngôn ngữ miền Bắc). Giả như cụ Phạm đổ lỗi cho thi sĩ thì quả không công bằng vì lẽ cụ có “sến” cụ mới thấy hay mà phổ nhạc nên sáng tác của cụ được gọi là nhạc sến thì đó là điều hiển nhiên.
Khác với các dòng nhạc khác; người viết xin tạm gọi “trưởng giả” để đối lại với cái tính “bình dân” của nhạc sến; thì nhạc sến đã thật sự đi sâu vào tâm tư của dân chúng nhiều hơn hết. Nếu như chỉ dạo nhạc không lời và mời một số người Việt Nam; không phân biệt giai cấp đến thưởng thức thì chắc chắn những giai điệu của nhạc sến sẽ được người nghe dễ nhận biết hơn dòng nhạc trưởng giả. Ngoài ra đặc điểm căn bản của nhạc sến là lời ca đơn giản dễ hiểu, nên được nhiều người ghi nhớ. Trong khi đó, dòng nhạc trưởng giả với lời nhạc trau chuốt, bóng bẩy như
“.. sao mắt nhung không nuối tiếc khát khao đợi chờ...” (Chiều nay không có em - Ngô Thụy Miên),
“..tình ái không xanh như thơ, đến trong hơi thở , rồi trôi rất xa...” (Hạnh phúc lang thang)
“..tình ái không xanh như thơ, đến trong hơi thở , rồi trôi rất xa...” (Hạnh phúc lang thang)
hay
“.. Nét son dở dang môi sầu, ngõ hoang bước chân gục đầu...” ( Nét son buồn).
Đôi khi lại đầy bí ẩn, đôi khi mang sắc thái triết học và tôn giáo
“Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẻ loi” (Trinh Công Sơn)
hay
“Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về nhớ chân giang hồ - Ôi phù dù từng tuổi xuân đã già một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua” (Phôi Pha - Trinh Công Sơn),
thì lẽ đương nhiên khó nhớ khó hát hơn vì giai điệu trầm bổng hiểm hóc.Các cô cậu thuộc tầng lớp bình dân chắc chắn sẽ lắc đầu nguầy nguậy “ay da cái quái gì mà rắc rối khó hiểu quá!”. Độc đáo hơn, nhạc sến đã được giới bình dân đón nhận nồng hậu, và cũng chính giới bình dân này đã tái tạo nhạc sến thành một giai điệu trào phúng mà khán thính giả đã không nhịn được cười. Dòng nhạc trào phúng này, với một số nhỏ đa được các danh hài sửa đổi chút đỉnh trước khi trình diễn trước công chúng, kết quả ra sao thì người viết không cần biện chứng. Như đã trình bày, nhạc sến thịnh hành và nổi tiếng nhờ tập thể quân đội thì cũng chính tập thể này cũng đã thay lời để phù hợp với cái éo le, cái bẽ bàng trong đời chinh chiến “sống nay chết mai”. Những giây phút dừng quân, với vài câu hát châm biếm, pha trò từ các bài nhạc sến dễ đem lại sinh khí cho người lính trong giây phút đó hơn là dòng nhạc trưởng giả. Trong chương trình ca nhạc do trung tâm Thúy Nga thực hiện với chủ đề nhạc Lam Phương, người nhạc sĩ tài hoa này đã phát biểu rằng “Tôi rất vui vì nhận thấy rằng dòng nhạc của tôi đã thực sự đi vào lòng đại chúng”, để trả lời cho câu hỏi của người điều khiển chương trình khi ông ta đặt câu hỏi về cảm nghĩ của nhạc sĩ Lam Phương một khi nhạc của ông đã được thiên hạ “chế” lời khác như“. giờ thì cũng yêu, mà yêu yếu xìu“. Quả thật, nếu nhạc sến không thực sự đi vào lòng đại chúng thử hỏi tại sao văn chương truyền khẩu Việt Nam lại có quá nhiều “nhạc chế” để làm cho thiên hạ phải cười ngả cười nghiêng. Hai danh hề Vân Sơn & Bảo Liêm gần như là vô địch trong sở trường này. Nhạc chế đôi khi cũng thật thắm thiết và trong một vài trường hợp cũng không kém phần văn hoa, châm biếm. Xin đơn cử một vài thí dụ điển hình với tính chất trào phúng “huề vốn” như :
(Mùa đông của anh - Trần thiện Thanh)....
Anh chỉ là người điên trong nhà thương Chợ Quán!
Anh chỉ là người đui bên đường em nhìn thấy
Em đi đi! Người câm không biết nói
Và người đui không thấy đường....
Anh chỉ là người điên trong nhà thương Chợ Quán!
Anh chỉ là người đui bên đường em nhìn thấy
Em đi đi! Người câm không biết nói
Và người đui không thấy đường....
(Nửa đêm ngoài phố - Trúc Phương)
Buồn vào hồn không tên
Thức giấc nửa đêm nhỏm dậy đi tìm đào
Tìm khắp xóm nhưng không gặp nàng nào
Làm tim gan tôi cồn cào
Thức giấc nửa đêm nhỏm dậy đi tìm đào
Tìm khắp xóm nhưng không gặp nàng nào
Làm tim gan tôi cồn cào
Đi tìm một nàng Marie
Tôi nhớ cái đêm nàng đi, dưới ánh đèn bên nhị tỳ
Nàng bước tới trao tôi khúc bánh mì
Mà tôi không ăn, muốn ăn con gà rô-ti
Tôi nhớ cái đêm nàng đi, dưới ánh đèn bên nhị tỳ
Nàng bước tới trao tôi khúc bánh mì
Mà tôi không ăn, muốn ăn con gà rô-ti
hoặc cay cú vì cuộc sống khó khăn đầy bất công đối với người lính chiến
(Tỉnh lẻ đêm buồn - Tú Nhi & Bằng Giang)
Đã lâu rồi anh đi lính để nuôi em - Nhưng em chê tiền anh ít.
Muốn xài sang, anh đi làm sở Mỹ kiếm Dollar về cho em xài.
Ở bên đó, em ơi có gì vui chỉ xin biên thơ về cho anh.
Mấy đêm nay rồi, anh đi binh xập xám, anh thua 2 ngàn tám,
em ơi biết cho anh, tiền lẻ không còn.
Muốn xài sang, anh đi làm sở Mỹ kiếm Dollar về cho em xài.
Ở bên đó, em ơi có gì vui chỉ xin biên thơ về cho anh.
Mấy đêm nay rồi, anh đi binh xập xám, anh thua 2 ngàn tám,
em ơi biết cho anh, tiền lẻ không còn.
hay vì xã hội nhiễu nhương
(Tàu đêm Năm Cũ - Trúc Phương)
Trời mưa gần tàn
Tui xách hôn đa,đưa tiễn nàng đi ăn nhà hàng
Cầm giấy năm trăm tui hỏi nàng hôm nay tại sao
Thấy em hông được dzui biết rằng em chê tui nghèo....”
Tui xách hôn đa,đưa tiễn nàng đi ăn nhà hàng
Cầm giấy năm trăm tui hỏi nàng hôm nay tại sao
Thấy em hông được dzui biết rằng em chê tui nghèo....”
Trên đây chỉ là đơn cử vài thí dụ tiêu biểu cho dòng nhạc chế bắt nguồn từ nhạc sến, thực sự trên thực tế đã có không biết bao nhiêu bài nhạc chế như thế, dòng nhạc mang đủ loại sắc thái khác nhau.Tuy rằng đây chỉ là văn chương truyền khẩu nhưng lan rộng trong hầu hết các tầng lớp dân chúng từ bình dân đến trung lưu trí thức. Như thế, để nhận thây rằng, nhạc sến quả đã đi sâu vào lòng đại chúng. Có lẽ vì tính chất đại chúng và phổ thông nên nhạc sĩ Lam Phương và nhạc sĩ Trường Sa đã gọi là dòng nhạc đại chúng thay vì nhạc sến để trả lời câu hỏi của người điều khiển chương trình trong một chương trình ca nhạc do trung tâm Thúy Nga thực hiện.
Biến cố ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã làm tăng giá trị của dòng nhạc sến này. Những gì thuộc về “trước 75” đều được đại đa số quần chúng bảo tồn gìn giữ, người ta mở lòng ưu ái để đón nhận. Có lẽ dòng nhạc này đã đem lại cho dân gian một chút tưởng niệm cho thời vàng son đã qua, một chút kỷ niệm thời xa xưa. Nhạc sến giờ đây đã chinh phục thêm một số thinh giả mà trước đây vẫn coi thường hay e ngại. Giờ đây, ai ai cũng đều nhận rằng Văn Cao, Phạm Duy, Dương thiệu Tước, Cung Tiến có cái tài thì Lam Phương, Trúc Phương, Tú Nhi, Hoài Linh, Mạnh Phát v.v. cũng có cái tài riêng của họ , không thể so sánh quả cam và trái táo. Trong dòng nhạc sến đó, không ai có thể chối cãi được rằng các ca khúc như “Khúc ca ngày mùa” (Lam Phương) “Xóm đêm” (Phạm đình Chương), “Ai lên xứ hoa đào” (Hoàng Nguyên), “Nửa đêm ngoài phố” (Trúc Phương), “Thương hoài ngàn năm” (Phạm mạnh Cương) v.v.. đã được liệt vào tuyệt tác trong nền âm nhạc Việt Nam mà các nhạc sĩ thuộc trường phái khác khó có thể sáng tác được.
Cuốn trôi theo vận mệnh của xứ sở, người Việt lưu vong tại những nơi xa xôi ngàn dặm trông ngóng nhớ về quê hương, họ ráng tìm lại chút kỷ niệm về cội nguồn qua chút gì còn sót lại trên các quyển sách, vài băng nhạc thuở trước. Tại một nơi xa lạ về ngôn ngữ, phong tục tập quán thì những món ăn tinh thần tuy đơn sơ nhưng nó lại có khả năng giúp người nghe vẽ lại một quãng đời đã qua. Nghe lại một bài hát, dù rằng ngày đó không mấy ưa thích vì nội dung có phần tầm thường bình dân, nhưng trong hoàn cảnh mới; khi quê nhà cách xa nửa vòng trái đất, tâm tư người nghe bỗng chùng xuống.Lòng bỗng bồi hồi nhớ lại chuyện xưa, một nỗi buồn man mác khó tả. Người viết dám chắc rằng sẽ có người trong số những người tỵ nạn tại đệ tam quốc gia sẽ rơi vào cảnh “môi cười mà lệ như rơi” khi bỗng nghe lại câu hát đơn sơ trào phúng như ”.. đồng Tháp hết bóng hồng rồi còn ai yêu tui..” (Trên 4 vùng chiến thuật - Duy Khánh). Riêng chính bản thân người viết bỗng nhớ đến cái thuở nô đùa cùng đám bạn trong giờ ra chơi, trẻ trung và vô tư các chú học sinh “ráng gân cổ” hát hò và cười vang trời. Bài hát “Thói đời” được đổi lời tha nh “đường tương chao, tàu hủ, dưa leo, ai chưa ăn chưa phải thầy chùa”. Ngày ấy chỉ là trò đùa nhưng bây giờ là kỷ niệm. Kỷ niệm dầu vui hay buồn, khi nhớ lại đều bồi hồi. Khi Hương Lan, Tuấn Vũ, Thái Châu, Mạnh đình v.v.. cất tiếng thì bỗng từ đâu dòng kỷ niệm chợt trôi về trong tâm tư, như thế thì đâu phải nhạc sến là tầm thường như bao người vẫn dè bỉu, nhạc sến đâu phải “quá ẹ” như ngày xưa mình nghĩ.
Thật ra, không phải bài hát “quê mùa” của ngày xưa “dở ẹt” mà là vì nó đang trong tầm tay với, là vì tâm tư người nghe chưa quyện vào lời nhạc nên không cảm nhận được. Khi có mất mát, con người mới thấy cái giá trị của nó. Thì ra những điệu nhạc quê mùa kia, những “sến nương” ngày ấy là hiện thân của mơ hồ ràng buộc gắn bó với quê hương.
Thật ra, không phải bài hát “quê mùa” của ngày xưa “dở ẹt” mà là vì nó đang trong tầm tay với, là vì tâm tư người nghe chưa quyện vào lời nhạc nên không cảm nhận được. Khi có mất mát, con người mới thấy cái giá trị của nó. Thì ra những điệu nhạc quê mùa kia, những “sến nương” ngày ấy là hiện thân của mơ hồ ràng buộc gắn bó với quê hương.
Theo nhận xét của ngươi viết thì văn chương, thơ phú và âm nhạc; những gì nói lên được tiếng lòng thì sẽ được cảm nhận là hay. Những ca khúc được viết cho ngườ i lính Cộng Hòa khi xưa dễ đem đến sự thông cảm cho người nghe, có phải chăng tâm tư của người lính trận hai miền nam bắc gần giống nhau nên họ đã tìm đến dòng nhạc này để mơ hồ về một thuở và cũng để cùng thấy ray rức. Thêm vào đó, nhưng tâm sự kể lể sướt mướt kia có lẽ đã nói lên được các đặc điểm của xã hội nhiễu nhương, những tình tiết éo le của cuộc đời. Phải chăng dòng nhạc đại chúng dần dà đã xoa dịu nỗi đau thương, co tác dụng hàn gắn những vết thương trong lòng người Việt trôi nổi theo dòng thăng trầm của lịch sử . Tiếng hát của Trường Vũ, Mạnh Quỳnh, Như Quỳnh đã đi tận hang cùng ngõ hẻm của các khu phố lao động tại Việt Nam ngày nay. Các ca sĩ chuyên trị dòng nhạc đại chúng bình dân cũng được xếp vào hàng thượng thặng và cũng được gọi là ca sĩ hàng đầu. Mỗi loại nhạc đều có sức thu hút riêng và lẽ đương nhiên giới thưởng ngoạn âm nhạc cũng có cái thú riêng cho từng loại nhạc. Ngày nay, nhạc đại chúng (hay nhạc sến) đã được thanh thiếu niên trong cũng như ngoài nước đón nhận nồng nhiệt, không những thế, họ công khai thưởng thức một cách thoải mái mà không sợ một sự dè bỉu chê bai nào. Dòng nhạc đại chúng quả có sức chinh phục phi thường sau bao năm thăng trầm của đất nước và xã hội. Nếu không, dòng nhạc bình dân đại chúng đã tắt lịm từ lâu.Không những thế, điều quan trọng là một số các nhạc sĩ trẻ trong và ngoài nước đã tiếp tục sự nghiệp sáng tác trong hãnh diện. Thật vậy, bản thân của nghệ thuật phát sinh từ tâm tư của con người, mà đã là tâm tư của con người thì lẽ đương nhiên sẽ có kẻ thích người chê. Khen và chê, từ ngàn xưa vẫn là vấn đề của khán thính giả, vấn đề của người thưởng ngoạn, nhưng giờ đây đã đến lúc chúng ta nên có một cái nhìn khoa học, một quan niệm chân chính, một thái độ công minh cho dòng nhạc mang rất nhiều âm điệu và tình tự của quê hương. Dòng nhạc nói lên bản chất và tiếng lòng của một dân tộc, dòng nhạc mang sắc thái bình dân hiền hòa, phát sinh từ khối óc con tim của người da và ng sinh sống trên dải đất nhỏ nhoi của bán đảo Đông Dương; có tên gọi Việt Nam.
Hoàng Mai Phi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét