Là
vùng đất địa đầu của miền Trung kiên dũng, kề nối với miền Bắc khơi nguồn, xứ
Thanh như cửa ngõ rộng mở để đón nhận người từ nơi khác đến. Và, bất kỳ là người
miền gần hay người miền xa, đã từng đến và sống ở đây thì đều có chung một sự gắn
bó và mến yêu tha thiết đối với xứ sở này. Rồi nếu phải đi xa thì đất - nước -
con người- cuộc sống ở đây sẽ trở thành những kỷ niệm đẹp đẽ, thân thuộc đến mức
không thể nào quên được.
Là vùng
đất địa đầu của miền Trung kiên dũng, kề nối với miền Bắc khơi nguồn, xứ Thanh
như cửa ngõ rộng mở để đón nhận người từ nơi khác đến. Và, bất kỳ là người miền
gần hay người miền xa, đã từng đến và sống ở đây thì đều có chung một sự
gắn bó và mến yêu tha thiết đối với xứ sở này. Rồi nếu phải đi xa thì đất
- nước - con người- cuộc sống ở đây sẽ trở thành những kỷ niệm đẹp đẽ,
thân thuộc đến mức không thể nào quên được.
Một điều đặc sắc và thú vị là cái nghĩa và cái nhớ về xứ Thanh lại có một cái gì rất cụ thể mà thân thiết, mà chứa chan tình cảm:
... Ai về nhớ vải Đông Hoà
Nhớ câu Hồ Bái, nhớ cà Đan Nê.
Nhớ dứa Quảng Hán, Lưu Khê
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào...
Mà đúng thật. Không nhớ làm sao được. Đây là xứ sở quê hương của nhiều nhiều đặc sản nổi tiếng mà người gần, xa đều phải trầm trồ khen ngợi như quế Thường Xuân, cam giấy Làng Giàng, thuốc là Sóc Sơn, chè lam Phủ Quảng, nước mắm Do Xuyên, dừa Hoằng Hoá, mía Kim Tân, cà Làng Hạc, khoai Làng Lăng, vịt Trạc Nhật, lợn ỉ Quảng Xương, bánh chưng Cầu Hâu, cháo đậu Quán Lào, bánh gai Tứ Trụ, chè Lược Thọ Xuân v.v... chính những thứ này đã tạo ra cho xứ Thanh một dư vị độc đáo, đậm đà riêng biệt mà xứ khác không thể nào có được. Mới chỉ cần một thứ đặc sản mà tên tuổi của xứ Thanh cũng đã được thấm sâu vào nỗi nhớ và tình cảm của người miền xa như “nem xứ Huế, quế xứ Thanh”.
Xưa kia quế xứ Thanh hay cam giấy làng Giàng (Thiệu Hoá) là một trong những món hàng quý không bao giờ thiếu được của các thuyền buồm ngoại quốc. Sách sử Trung Quốc cũng từng ghi chép đến việc mua bán loại cam quý ở đất Cổ Giang.
Bên cạnh những đặc sản nổi tiếng kể trên, xứ Thanh còn có rất nhiều sản phẩm thủ công truyền thống lừng danh như Chiếu Nga Sơn, lụa Đông Hồ, đồ đá làng Nhồi, đồ đồng Chè Đông v.v... Không hiểu thế nào mà trong câu ca dao ca ngợi các sản vật đất nước, người ta lại xếp “Chiếu Nga Sơn” lên trên “Gạch Bát Tràng” rồi mới lần lượt đến “Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”. Nghe ra thì thấy sự xếp đặt của câu ca cũng có lý và có ý nhị thôi, bởi vì chiếu Nga Sơn (đặc biệt là chiếu ở vùng Tam Tổng) là loại chiếu mà nhân dân vẫn nói là “vừa rộng vừa bền, mùa hè mát lưng, mùa đông ấm cật”.
Xứ Thanh còn là quê hương bạt ngàn của tre, nứa, luồng, song, mây và gỗ quý. Cho nên, nghề đan lát và nghề đóng đồ gỗ rất thịnh hành ở hầu khắp các vùng. Người các xứ đến đây vẫn thích tìm mua các loại cói Giàng, cót Nưa, bồ Bát Căng, thúng mủng Quảng Xương, quang giắng ở vùng Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định v.v... Riêng nghề đóng đồ gỗ ở làng Đại Tài (Hoằng Hoá) thì lại lừng tiếng trong cả nước. Từ đất Kinh Bắc và Thăng Long văn vật đến cố đô Huế, ở đâu cũng thấy sự có mặt của các nghệ nhân điêu khắc gỗ Đại Tài. Rất nhiều tác phẩm của họ vẫn còn để lại tên tuổi trên các đền chùa, miếu mạo, lăng tẩm, điện đài ở các miền trong nước. Còn nghệ gốm thì cũng là nghệ truyền thống có một lịch sử phong phú từ khá lâu đời. Đến đầu thế kỷ XX, trung tâm gốn Hàm Rồng, Lò Chum, Bến Ngự đã từng là nơi cung cấp được nhiều mặt hàng có giá trị cho thị trường trong, ngoài tỉnh và Đông Dương (đặc biệt và đáng kể nhất là hàng chum, vại).
Xứ Thanh giàu có về đặc sản, nhưng xứ Thanh lại cũng phong phú về cảnh đẹp thiên nhiên, và rất đúng như lời quả quyết của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (ở cuốn sách Lý Thường Kiệt của ông), rằng “với núi sông thắng tích cả đất nước Việt Nam không đâu phong phú và đẹp đẽ bằng Thanh Hoá”. Cho nên từ lâu, người ta vẫn xem xứ Thanh như người bạn tình, tri kỷ không thể nào dứt được. Sống ở xa xứ Thanh, nhưng họ vẫn nhớ mong và khát vọng thiết tha đến những cái đẹp quyến rũ, cái đẹp say lòng của Hàm Rồng kỳ tú và rung động hồn thơ, của Bàn A Sơn, thập cảnh tựa bức tranh thuỷ mạc, của động Bích Đào - Từ Thức lên tiên, của động Hồ Công "cửa cao trong bầu trời rộng”, của Ngàn Nưa “đá mọc chênh vênh, cây um tùm, nước long lanh khói mờ”, của cửa Hà núi dựng vách thẳng đứng bên dòng sông Mã - con đường đưa người đi ngược về xuôi thật là thi cảm, của bãi biển Sầm Sơn “phơi cát dưới nắng chiều, đón gió lộng qua hai hòn Trống Mái”, của cửa biển Thần Phù lịch sử và bãi An Tiêm với huyền tích dưa hấu thời Hùng, của Son Bá Mười (Bá Thước) và đỉnh Pu Luông (Quan Hoá) bốn mùa mát dịu, nở hoa như Đà Lạt v.v...Có thể nói, cảnh trí thiên nhiên mỹ lệ của xứ Thanh hài hoà và thơ mộng đến tuyệt diệu. Đó chính là bức tranh sơn thuỷ khổng lồ hoàn hảo và lung linh đủ mọi sắc màu sinh động của đồng ruộng - núi - sông - xóm làng - biển cả và hải đảo. Và có thể, chỉ đứng trên một đỉnh cao nào đó thì mới có thể cảm nhận, hoặc thu chụp được hết cái đẹp của xứ Thanh.
Câu ca dao cổ:
“Thanh Hoá thắng địa là nơi
Rồng vờn hạt ngọc, hạc bơi chân thành”
Muốn nói lên cái đẹp tập trung ở vùng Hàm Rồng- thị xã. Mà đúng thật, Hàm Rồng xứ Thanh với một sự cảm hoài, khát khao sâu nặng:
Ai xui ta nhớ Hàm Rồng
Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây.
Từ ta trở lại Sơn Tây
Con đường Nam - Bắc ít ngày vãng lai
Sơn cầu còn đó chưa phai?
Non xanh còn đối ? Sông dài còn sâu?
Còn thuyền đánh cá buông câu?
Một điều đặc sắc và thú vị là cái nghĩa và cái nhớ về xứ Thanh lại có một cái gì rất cụ thể mà thân thiết, mà chứa chan tình cảm:
... Ai về nhớ vải Đông Hoà
Nhớ câu Hồ Bái, nhớ cà Đan Nê.
Nhớ dứa Quảng Hán, Lưu Khê
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào...
Mà đúng thật. Không nhớ làm sao được. Đây là xứ sở quê hương của nhiều nhiều đặc sản nổi tiếng mà người gần, xa đều phải trầm trồ khen ngợi như quế Thường Xuân, cam giấy Làng Giàng, thuốc là Sóc Sơn, chè lam Phủ Quảng, nước mắm Do Xuyên, dừa Hoằng Hoá, mía Kim Tân, cà Làng Hạc, khoai Làng Lăng, vịt Trạc Nhật, lợn ỉ Quảng Xương, bánh chưng Cầu Hâu, cháo đậu Quán Lào, bánh gai Tứ Trụ, chè Lược Thọ Xuân v.v... chính những thứ này đã tạo ra cho xứ Thanh một dư vị độc đáo, đậm đà riêng biệt mà xứ khác không thể nào có được. Mới chỉ cần một thứ đặc sản mà tên tuổi của xứ Thanh cũng đã được thấm sâu vào nỗi nhớ và tình cảm của người miền xa như “nem xứ Huế, quế xứ Thanh”.
Xưa kia quế xứ Thanh hay cam giấy làng Giàng (Thiệu Hoá) là một trong những món hàng quý không bao giờ thiếu được của các thuyền buồm ngoại quốc. Sách sử Trung Quốc cũng từng ghi chép đến việc mua bán loại cam quý ở đất Cổ Giang.
Bên cạnh những đặc sản nổi tiếng kể trên, xứ Thanh còn có rất nhiều sản phẩm thủ công truyền thống lừng danh như Chiếu Nga Sơn, lụa Đông Hồ, đồ đá làng Nhồi, đồ đồng Chè Đông v.v... Không hiểu thế nào mà trong câu ca dao ca ngợi các sản vật đất nước, người ta lại xếp “Chiếu Nga Sơn” lên trên “Gạch Bát Tràng” rồi mới lần lượt đến “Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”. Nghe ra thì thấy sự xếp đặt của câu ca cũng có lý và có ý nhị thôi, bởi vì chiếu Nga Sơn (đặc biệt là chiếu ở vùng Tam Tổng) là loại chiếu mà nhân dân vẫn nói là “vừa rộng vừa bền, mùa hè mát lưng, mùa đông ấm cật”.
Xứ Thanh còn là quê hương bạt ngàn của tre, nứa, luồng, song, mây và gỗ quý. Cho nên, nghề đan lát và nghề đóng đồ gỗ rất thịnh hành ở hầu khắp các vùng. Người các xứ đến đây vẫn thích tìm mua các loại cói Giàng, cót Nưa, bồ Bát Căng, thúng mủng Quảng Xương, quang giắng ở vùng Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định v.v... Riêng nghề đóng đồ gỗ ở làng Đại Tài (Hoằng Hoá) thì lại lừng tiếng trong cả nước. Từ đất Kinh Bắc và Thăng Long văn vật đến cố đô Huế, ở đâu cũng thấy sự có mặt của các nghệ nhân điêu khắc gỗ Đại Tài. Rất nhiều tác phẩm của họ vẫn còn để lại tên tuổi trên các đền chùa, miếu mạo, lăng tẩm, điện đài ở các miền trong nước. Còn nghệ gốm thì cũng là nghệ truyền thống có một lịch sử phong phú từ khá lâu đời. Đến đầu thế kỷ XX, trung tâm gốn Hàm Rồng, Lò Chum, Bến Ngự đã từng là nơi cung cấp được nhiều mặt hàng có giá trị cho thị trường trong, ngoài tỉnh và Đông Dương (đặc biệt và đáng kể nhất là hàng chum, vại).
Xứ Thanh giàu có về đặc sản, nhưng xứ Thanh lại cũng phong phú về cảnh đẹp thiên nhiên, và rất đúng như lời quả quyết của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (ở cuốn sách Lý Thường Kiệt của ông), rằng “với núi sông thắng tích cả đất nước Việt Nam không đâu phong phú và đẹp đẽ bằng Thanh Hoá”. Cho nên từ lâu, người ta vẫn xem xứ Thanh như người bạn tình, tri kỷ không thể nào dứt được. Sống ở xa xứ Thanh, nhưng họ vẫn nhớ mong và khát vọng thiết tha đến những cái đẹp quyến rũ, cái đẹp say lòng của Hàm Rồng kỳ tú và rung động hồn thơ, của Bàn A Sơn, thập cảnh tựa bức tranh thuỷ mạc, của động Bích Đào - Từ Thức lên tiên, của động Hồ Công "cửa cao trong bầu trời rộng”, của Ngàn Nưa “đá mọc chênh vênh, cây um tùm, nước long lanh khói mờ”, của cửa Hà núi dựng vách thẳng đứng bên dòng sông Mã - con đường đưa người đi ngược về xuôi thật là thi cảm, của bãi biển Sầm Sơn “phơi cát dưới nắng chiều, đón gió lộng qua hai hòn Trống Mái”, của cửa biển Thần Phù lịch sử và bãi An Tiêm với huyền tích dưa hấu thời Hùng, của Son Bá Mười (Bá Thước) và đỉnh Pu Luông (Quan Hoá) bốn mùa mát dịu, nở hoa như Đà Lạt v.v...Có thể nói, cảnh trí thiên nhiên mỹ lệ của xứ Thanh hài hoà và thơ mộng đến tuyệt diệu. Đó chính là bức tranh sơn thuỷ khổng lồ hoàn hảo và lung linh đủ mọi sắc màu sinh động của đồng ruộng - núi - sông - xóm làng - biển cả và hải đảo. Và có thể, chỉ đứng trên một đỉnh cao nào đó thì mới có thể cảm nhận, hoặc thu chụp được hết cái đẹp của xứ Thanh.
Câu ca dao cổ:
“Thanh Hoá thắng địa là nơi
Rồng vờn hạt ngọc, hạc bơi chân thành”
Muốn nói lên cái đẹp tập trung ở vùng Hàm Rồng- thị xã. Mà đúng thật, Hàm Rồng xứ Thanh với một sự cảm hoài, khát khao sâu nặng:
Ai xui ta nhớ Hàm Rồng
Muốn trông chẳng thấy cho lòng khôn khuây.
Từ ta trở lại Sơn Tây
Con đường Nam - Bắc ít ngày vãng lai
Sơn cầu còn đó chưa phai?
Non xanh còn đối ? Sông dài còn sâu?
Còn thuyền đánh cá buông câu?
Riêng
Ngô Thời Sì thì lại có một mối tình nồng nàn và sâu đậm với Bàn A Sơn thập
cảnh:
Chúng ta có duyên với nhau, rồi sẽ lại gặp nhau,
Hẹn với nhau những rượu cùng thơ ta còn nhớ cả.
Núi Bàn A! núi Bàn A!
Trước kia ta đã từng khăng khít với người.
Nay ta vì người ghi lại mấy lời, làm cho người được tỉnh lên.
Nhiều người đã mượn cảnh trí thiên nhiên của xứ Thanh để gửi gắm niềm tâm sự và bộc bạch lòng mình với đất nước. Từ đỉnh Bàn A, với tình cảm yêu quê hương đất nước, tiến sĩ Bùi Dị (đầu thế kỷ XX) đã khơi dậy một vần thơ đầy thi cảm:
Hàn khởi mộ trào lai vạn lý,
Tình khai thu sắc nhập thiên thai.
(Lạnh sớm sóng chiều muôn đợt vỗ ,
Sắc thu tình mở thấm nghìn non).
Khi nước mất, nhà tan, cảnh trí xứ Thanh vẫn như có một cái gì thôi thúc và thức tỉnh tâm hồn của nhiều nhà thơ và trí sĩ. Thủ khoa Dự - một sĩ phu yêu nước của xứ Thanh lúc ấy đã phải thốt lên vần thơ tràn nước mắt:
Kìa đâu Mã Thuỷ, Long Châu
Kìa đâu Phượng Lĩnh, kìa đâu Hạc Thành.
Nhưng sau đêm dài nô lệ là vừng đông bừng sáng của thời đại Hồ Chí Minh, xứ Thanh lại càng thanh trong sắc ngọc, và cái đẹp còn hơn vạn lần xưa. Từ đỉnh cao thời đại, xứ Thanh trong cái đẹp hồi xuân phơi phới:
Tỉnh Thanh biển bạc rừng vàng
Ruộng đồng man mác, xóm làng liên miên.
Đặc biệt quá! Ở xứ Thanh, bên cái đẹp là cái giàu vô tận của tài nguyên thiên nhiên phong phú.Các nguồn khoáng sản Cờ -rôm, ni -ken, cô- ban, đồng, chỉ, kẽm,vàng, Ăng-ti-moan, than, mi ca, ti-tan, sa thạch, đô-lô-mít, cao lanh, Phốt-pho-rít, séc-păng-tin và các loại đá hoa và đá vôi ở khắp mọi nơi đã và đang mở ra cho xứ sở này một tiềm năng phát triển kinh tế thật lớn lao. Rừng, biển rộng dài cũng là một nguồn lợi to lớn thường xuyên cung cấp cho nhu cầu đời sống và xuất khẩu. Các dòng sông Chu, sông Mã, sông Mực, sông Bưởi v.v....Ngày đên chở nặng phù sa cho lúa, ngô, khoai... xanh biếc đôi bờ. Tương lai không xa trên thượng nguồn sông Chu, chúng ta có thể xây dựng được một công trình thuỷ điện với công suất vài chục vạn kilô oát. Và ở thượng nguồn sông Mực cũng có thể xây dựng được một công trình thuỷ điện với công suất hàng vạn ki lô oát (tài liệu công bố ở Việt Nam đất nước giàu đẹp. Tập II. N.xb Sự thật, Hà Nội, 1983). Đến lúc đó thì sự giàu đẹp của xứ sở này cứ thế mà nhân lên gấp bội không thể nào tả hết.
Chúng ta có duyên với nhau, rồi sẽ lại gặp nhau,
Hẹn với nhau những rượu cùng thơ ta còn nhớ cả.
Núi Bàn A! núi Bàn A!
Trước kia ta đã từng khăng khít với người.
Nay ta vì người ghi lại mấy lời, làm cho người được tỉnh lên.
Nhiều người đã mượn cảnh trí thiên nhiên của xứ Thanh để gửi gắm niềm tâm sự và bộc bạch lòng mình với đất nước. Từ đỉnh Bàn A, với tình cảm yêu quê hương đất nước, tiến sĩ Bùi Dị (đầu thế kỷ XX) đã khơi dậy một vần thơ đầy thi cảm:
Hàn khởi mộ trào lai vạn lý,
Tình khai thu sắc nhập thiên thai.
(Lạnh sớm sóng chiều muôn đợt vỗ ,
Sắc thu tình mở thấm nghìn non).
Khi nước mất, nhà tan, cảnh trí xứ Thanh vẫn như có một cái gì thôi thúc và thức tỉnh tâm hồn của nhiều nhà thơ và trí sĩ. Thủ khoa Dự - một sĩ phu yêu nước của xứ Thanh lúc ấy đã phải thốt lên vần thơ tràn nước mắt:
Kìa đâu Mã Thuỷ, Long Châu
Kìa đâu Phượng Lĩnh, kìa đâu Hạc Thành.
Nhưng sau đêm dài nô lệ là vừng đông bừng sáng của thời đại Hồ Chí Minh, xứ Thanh lại càng thanh trong sắc ngọc, và cái đẹp còn hơn vạn lần xưa. Từ đỉnh cao thời đại, xứ Thanh trong cái đẹp hồi xuân phơi phới:
Tỉnh Thanh biển bạc rừng vàng
Ruộng đồng man mác, xóm làng liên miên.
Đặc biệt quá! Ở xứ Thanh, bên cái đẹp là cái giàu vô tận của tài nguyên thiên nhiên phong phú.Các nguồn khoáng sản Cờ -rôm, ni -ken, cô- ban, đồng, chỉ, kẽm,vàng, Ăng-ti-moan, than, mi ca, ti-tan, sa thạch, đô-lô-mít, cao lanh, Phốt-pho-rít, séc-păng-tin và các loại đá hoa và đá vôi ở khắp mọi nơi đã và đang mở ra cho xứ sở này một tiềm năng phát triển kinh tế thật lớn lao. Rừng, biển rộng dài cũng là một nguồn lợi to lớn thường xuyên cung cấp cho nhu cầu đời sống và xuất khẩu. Các dòng sông Chu, sông Mã, sông Mực, sông Bưởi v.v....Ngày đên chở nặng phù sa cho lúa, ngô, khoai... xanh biếc đôi bờ. Tương lai không xa trên thượng nguồn sông Chu, chúng ta có thể xây dựng được một công trình thuỷ điện với công suất vài chục vạn kilô oát. Và ở thượng nguồn sông Mực cũng có thể xây dựng được một công trình thuỷ điện với công suất hàng vạn ki lô oát (tài liệu công bố ở Việt Nam đất nước giàu đẹp. Tập II. N.xb Sự thật, Hà Nội, 1983). Đến lúc đó thì sự giàu đẹp của xứ sở này cứ thế mà nhân lên gấp bội không thể nào tả hết.
Rồi chúng ta sẽ còn phải nhớ và mến yêu tha thiết xứ Thanh hơn bởi
vì ở đây, bên cái phong phú của sự giàu đẹp là cái đa dạng và sinh động của chất
màu lịch sử. Chính đây là vùng đất ngàn xưa văn vật, rất anh hùng và luôn mang
lại những niềm vinh quang bất tử cho Tổ quốc .
Trải dài trong bề dày thời gian, trong chiều sâu lịch sử, xứ Thanh
như thu nhỏ và dồn tụ những vẻ đẹp đặc trưng, tiêu biểu của truyền thống dân tộc.
Nền văn hoá cổ xưa ở đôi bờ sông Mã được phát hiện tại núi Đọ, Quan Yên và núi Nuông (Thiệu Yên) cùng hàng vạn mảnh tước và những chiếc rìu tối cổ (cách nay hàng chục vạn năm) là một bằng chứng hùng hồn để nói đất Việt Nam là một trong những cái nôi quê hương loài người. Rồi từ ngọn nguồn đầu tiên của thời đại nguyên thuỷ, xứ Thanh còn là nơi chứng kiến biết bao sự biến động sục sôi và chuyển hoá liên tục của con người sang những thời đại mới. Sự có mặt của hơn 20 di tích văn hoá đồ đá giữa (tức văn hoá Hoà Bình) tại các vùng cẩm Thuỷ, Bá Thước, Lang Chánh, Thạch Thành, Ngọc Lặc v.v... và di tích văn hoá đồ đá mới ở Đa Bút - Vĩnh Lộc đã nói lên điều đó. Riêng tại hang Con Moong (Thạch Thành) và mái đá Điều (Bá Thước), nơi các tầng văn hoá của thời đại đồ đá chồng gối lên nhau càng trở thành bằng chứng sinh động để xác thực những bước tiến hoá của người nguyên thuỷ.
Sang thời đại kim khí, thì xứ Thanh lại là một trong những trung tâm văn minh thịnh vượng và tiêu biểu nhất. Là nơi phát hiện đầu tiên, làng Đông Sơn (Hàm Rồng) đã vinh dự được đặt tên cho một nền văn hoá đồ đồng danh vang thế giới. Trong thực tiễn, nền văn hoá này đã phát triển một cách vô cùng phong phú và rực rỡ, với sức sống mãnh liệt.
Từ buổi ấy, cánh chim Lạc Việt và nhịp trống đồng Đông Sơn trầm hùng cứ thế dẫn dắt các thế hệ cháu con ở xứ Thanh đi theo guồng quay của lịch sử dân tộc để góp phần soạn trọn bài ca dựng nước và giữ nước Việt Nam.
Thật vinh dự và tự hào. Cuộc hành trình lịch sử dựng nước và giữ nước của toàn dân tộc đã ghi nhận sự đóng góp to lớn của xứ Thanh. Là hậu cứ và thế dựa vững chắc của đất nước, xứ Thanh đã từng gách biết bao trọng trách nặng nề qua mỗi cơn thử thách gian lao của lịch sử. Chính vì vậy mà khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Le Breton- một học giả người Pháp đã có một nhận xét ngắn gọn về xứ Thanh: “Đây chính là sân khấu của những bản anh hùng ca vĩ đại của nước Việt Nam” (Le Breton, Le Thanh Hoa, tài liệu dịch, bản đánh máy, Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Thanh Hoá). Lời nhận xét này mang tính chất hình ảnh, nhưng lại là một thực tế lịch sử mà bất kỳ ai cũng đều có thể nhận biết ngay được .
Lần theo lịch sử, chắc chẳng ai quên chuyện An Dương Vương bài học đớn đau về việc tình nhà để trên tình nước... khi mất Cổ Loa, còn chạy về xứ Thanh để tổ chức chiến đấu ở vùng Tĩnh Gia trước khi lao mình xuống biển. Khi miền sông Hát (Vĩnh Phú) im ắng vì hai Bà Trưng tuần tiết thì miền Cửu Chân lại vẫn sục sôi chiến đấu dưới cờ của lão tướng Đô Dương (người làng Giàng) và cư suý Chu Ba, làm Mã Viện cũng một phen kinh hồn, bạt vía. Cũng chính ở đây, hai trăm năm sau, người con gái anh hùng họ Triệu, từ đất Quan Yên (Thiệu Yên) đã đến Ngàn Nưa xây dựng căn cứ ”cưỡi voi đánh cồng” để lãnh đạo nhân dân chống lại nhà Đông Ngô, làm “toàn châu Giao náo động”. Rồi 500 năm tiếp đó có được Nhà nước Vạn Xuân, Nam đế Lý Bí cũng phải chọn xứ Thanh làm căn cứ chống giặc. Và trong khoảng 50 năm sôi động của thế kỷ X, từ Dương Đình Nghệ đến Ngô Quyền, và từ Đinh Bộ Lĩnh đến Lê Hoàn đều đã lấy vùng hạ lưu sông Mã sông Chu và dãy Tam Điệp làm căn cứ quét sạch xâm lăng, khôi phục và thống nhất quốc gia Đại Việt, mở ra một thời cực kỳ quan trọng mang tính bản lề và phục hưng của văn hoá dân tộc. Từ đó suốt ngàn năm tự chủ, vị trí của xứ Thanh lại càng được khẳng định là nơi nương náu khi đất nước lâm nguy, để rồi lại lấy đây làm bàn đạp toả ra giành chiến thắng quyết định, Lịch sử còn ghi nhận sự kiện cua rnăm 1285, trong giờ phút sóng gió và nguy ngập nhất . Hưng Đạo Vương đã quyết định đưa hai vua Trần vào vùng hậu cứ Châu Ái cũng cố lực lượng, và từ đấy lại mở cuộc đại phản công Thăng Long đánh tan giặc Thát. Từ bối cảnh này mà câu thơ: “Cối Kê cựu sự quân tu kỵ, Hoan ái do tồn thập vạn binh” của Trần Nhân Tông mới được ra đời và câu thơ cũng được khắc trên khoang thuyền rồng của nhà vua anh hùng. Đến đầu thế kỷ XV, từ rừng núi Lam Sơn, anh hùng dân tộc Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa, tập hợp hào kiệt và nghĩa sĩ bốn phương, để rồi sau mười năm “nằm gai nếm mật” đã toả đi nhanh chóng để quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi để “rửa sạch tanh nhơ” “mở nền thái bình muôn thuở” cho dân tộc. Rồi bốn trăm năm sau, hậu cứ Xứ Thanh lại đón tiếp toàn bộ lực lượng nghĩa quân Tây Sơn từ Bắc Hà vào để né tránh sự tấn công ồ ạt của bọn xâm lược Thanh. Và tại đây, một phòng tuyến hải lục quân từ Biện Sơn đến Tam Điệp được thiết lập một cách nhanh chóng và vững chắc để chờ ngày đại phá quân Thanh. Sau lời tuyên ngôn bất hủ của Quang Trung tại cuộc duyệt binh Thọ Hạc (thị xã), nghĩa quân Tây Sơn đã thần tốc phản công ra Thăng Long, diệt gọn 20 vạn quân Thanh để cho chúng biết rằng: “Sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” (nước Nam anh hùng là có chủ - Lời tuyên bố của Quang Trung tại cuộc duyệt binh Thọ Hạc).
Đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Những ngọn cờ Cần Vương chống Pháp ở xứ Thanh lại được phất lên mạnh mẽ và rộng khắp. Các căn cứ Ba Đình, Mã Cao, Hùng Lĩnh, Điền Lư, Trịnh Vạn v.v... ra đời. Nhưng mới chỉ một Ba Đình, xứ Thanh đã trở thành bất tử. Và vinh quang thay cái tên Ba Đình đã trở thành tên của Quảng trường đỏ của Việt Nam.
Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, xứ Thanh cũng là một địa bàn cách mạng kiên cường. Và trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp thì đây là một pháo đài bất khả xâm phạm, một hậu phương to lớn, góp một phần quan trọng cho chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Bác Hồ nói: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự đến đó” (Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Thanh Hoá, Thanh Hoá học tập và làm theo lời Bác, N.xb Thanh Hoá, 1980, Tr 28).
Rồi đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xứ Thanh lại tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến và bảo vệ vững chắc hậu phương xã hội chủ nghĩa Hàm Rồng và chiếc cầu sắt vắt qua sông Mã là một thần tượng anh hùng đến mức huyền thoại và “tượng trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam" đã ngời sáng mãi mãi cùng với các tên tuổi của xứ sở anh hùng như Nam Ngạn, bến Ghép, Đảo Mê, Pha - ù - hò, lão quân Hoàng Trường, gái Hoa Lộc v.v...
Thế là suốt chiều dài lịch sử, ở tất cả mọi thời đại và mọi miền đất nước, từ Bạch Đằng, Chi Lăng, Hàm Tử, Đống Đa đến Điện Biên Phủ, hay từ Quảng Trị, Tây Nguyên, Đà Nẵng đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, người xứ Thanh đều có mặt và góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng cho dân tộc.
Các anh hùng từ Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Tống Duy Tân và biết bao anh hùng khác cứ nối tiếp nhau làm rạng rỡ cho đất nước quê hương.
Khúc hát tỉnh Thanh: “Đây Thanh Hoá anh hùng và dòng Mã mến yêu” đã trở thanh điệp khúc tình yêu tha thiết trong tình cảm, tâm hồn của người đất Việt.
Tự hào biết bao. Xứ Thanh của văn hoá núi Đọ, của văn hoá Đông Sơn, của Bà Triệu cưỡi voi phá giặc của Lam Sơn tụ nghĩa bình Ngô cũng là xứ sở quê hương của một nền văn hiến phong phú và đa dạng. Đã một thời, đây cũng từng là chốn kinh đô của nhà Hồ. Biết bao công trình kiến trúc nghệ thuật lộng lẫy nguy nga của các thời Đinh - Lê - Lý - Trần - Lê đến tây Sơn và Nguyễn đã từng mọc lên trên đất xứ Thanh này, rất tiếc là chỉ còn trong sách vở và trong ký ức nhân dân. Nhưng may thay, với những di tích “miếu mạo công thần xen mái cổ, lăng phần liệt thánh lẫn cây ngàn” (thơ Ngô Thời Sĩ) còn lại ở Lam Kinh, hay thành nhà Hồ uy nghi tráng lệ, đến nền điện Ly cung vừa được phát hiện ở huyện Hà Trung, hay các bia Hương Nghiêm, Linh Xứng, Báo Ân đến rất nhiều đình chùa, miếu mạo cùng rất nhiều tác phẩm điêu khắc đá, gỗ, đồng đậm màu sắc dân gian tài nghệ, độc đáo còn nằm rải rác ở các địa phương cũng đủ giúp cho chúng ta hình dung một cách khái quát và sống động về diện mạo của xứ Thanh xưa. Và mới chỉ cái còn lại này, chúng ta cũng đã tự hào và thán phục vô cùng về tài năng sáng tạo tuyệt vời của những kiến trúc sư, những nhà điêu khắc, những thợ nghệ nhân ông cha đã từng bỏ ra biết bao thời gian, sức lực, tâm hồn để làm ra những công trình và tác phẩm vô giá ấy.
Xứ Thanh văn hiến còn là nơi sản sinh ra nhiều học giả lỗi lạc mà tên tuổi và tác phẩm còn lừng danh mãi mãi. Từ Lê Văn Hưu, tác giả bộ Đại Việt sử ký toàn thư là nhà viết sử lớn đầu tiên của Việt Nam đến các nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng như Lê Bá Quát, Nguyễn Mộng Tuân, Phan Phu Tiên, Nhữ Bá Sĩ, Đào Duy Từ v.v... đều là những danh nhân nổi tiếng của đất nước. Ngoài ra, ở xứ Thanh còn một nhà bác học đó là Hồ Nguyên Trừng (thế kỷ XIV) - người đầu tiên ở Việt Nam chế tạo ra được đại bác (tức súng thần công) có sức công phá hơn bất kỳ loại vũ khí nào của Trung Quốc lúc đó.
Trên đất nước ngàn năm này, kho tàng văn học nghệ thuật dân gian quả là vô tận. Đây cũng chính là quê hương của thiên sử thi "Đẻ đất đẻ nước” của các truyện thơ dài (như Khoăm Panh, Nàng Nga- Hai Mối, Út Lít- Hồ Liêu...), của hò Sông Mã, của hát múa Đông Anh, múa Xuân Phả, của hát đối, hát đáp, của chèo chải, của Poồn -Poông, Khua luống và Kin-chiên-boóc-mạy, của tục ngữ, ca dao, hò vè và truyện cười, truyện cổ tích v.v... và tất cả đều đang được khai thác, tập hợp để làm giàu cho kho tàng văn học nghệ thuật dân tộc.
Với sự giàu đẹp của quê hương xứ sở và được kết tụ, chắt lọc bởi truyền thống lịch sử và văn hoá lâu đời cho nên, người xứ Thanh đã tạo ra cho mình được một phong cách riêng khá đậm nét. Sách Ô châu cận lục của Dương Văn An đời Mạc (thế kỷ XVI) đã nhận xét: “Người châu Ái phóng khoáng và chuộng điều nghĩa”. Còn sách Lịch triều hiến chương loại chí thì cũng có một nhận xét tương tự về người xứ Thanh như: “Phong tục thì phóng khoáng và cương nghị”, “cương nghị” và “chuộng điều nghĩa” ấy mà xứ Thanh mới trở thành “sân khấu của những bản anh hùng ca vĩ đại của nước Việt Nam” rạng ngời các gương mặt từ Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi đến lớp lớp cháu con như Lê Mã Lương, Lê Đình Chinh v.v...
Nền văn hoá cổ xưa ở đôi bờ sông Mã được phát hiện tại núi Đọ, Quan Yên và núi Nuông (Thiệu Yên) cùng hàng vạn mảnh tước và những chiếc rìu tối cổ (cách nay hàng chục vạn năm) là một bằng chứng hùng hồn để nói đất Việt Nam là một trong những cái nôi quê hương loài người. Rồi từ ngọn nguồn đầu tiên của thời đại nguyên thuỷ, xứ Thanh còn là nơi chứng kiến biết bao sự biến động sục sôi và chuyển hoá liên tục của con người sang những thời đại mới. Sự có mặt của hơn 20 di tích văn hoá đồ đá giữa (tức văn hoá Hoà Bình) tại các vùng cẩm Thuỷ, Bá Thước, Lang Chánh, Thạch Thành, Ngọc Lặc v.v... và di tích văn hoá đồ đá mới ở Đa Bút - Vĩnh Lộc đã nói lên điều đó. Riêng tại hang Con Moong (Thạch Thành) và mái đá Điều (Bá Thước), nơi các tầng văn hoá của thời đại đồ đá chồng gối lên nhau càng trở thành bằng chứng sinh động để xác thực những bước tiến hoá của người nguyên thuỷ.
Sang thời đại kim khí, thì xứ Thanh lại là một trong những trung tâm văn minh thịnh vượng và tiêu biểu nhất. Là nơi phát hiện đầu tiên, làng Đông Sơn (Hàm Rồng) đã vinh dự được đặt tên cho một nền văn hoá đồ đồng danh vang thế giới. Trong thực tiễn, nền văn hoá này đã phát triển một cách vô cùng phong phú và rực rỡ, với sức sống mãnh liệt.
Từ buổi ấy, cánh chim Lạc Việt và nhịp trống đồng Đông Sơn trầm hùng cứ thế dẫn dắt các thế hệ cháu con ở xứ Thanh đi theo guồng quay của lịch sử dân tộc để góp phần soạn trọn bài ca dựng nước và giữ nước Việt Nam.
Thật vinh dự và tự hào. Cuộc hành trình lịch sử dựng nước và giữ nước của toàn dân tộc đã ghi nhận sự đóng góp to lớn của xứ Thanh. Là hậu cứ và thế dựa vững chắc của đất nước, xứ Thanh đã từng gách biết bao trọng trách nặng nề qua mỗi cơn thử thách gian lao của lịch sử. Chính vì vậy mà khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Le Breton- một học giả người Pháp đã có một nhận xét ngắn gọn về xứ Thanh: “Đây chính là sân khấu của những bản anh hùng ca vĩ đại của nước Việt Nam” (Le Breton, Le Thanh Hoa, tài liệu dịch, bản đánh máy, Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Thanh Hoá). Lời nhận xét này mang tính chất hình ảnh, nhưng lại là một thực tế lịch sử mà bất kỳ ai cũng đều có thể nhận biết ngay được .
Lần theo lịch sử, chắc chẳng ai quên chuyện An Dương Vương bài học đớn đau về việc tình nhà để trên tình nước... khi mất Cổ Loa, còn chạy về xứ Thanh để tổ chức chiến đấu ở vùng Tĩnh Gia trước khi lao mình xuống biển. Khi miền sông Hát (Vĩnh Phú) im ắng vì hai Bà Trưng tuần tiết thì miền Cửu Chân lại vẫn sục sôi chiến đấu dưới cờ của lão tướng Đô Dương (người làng Giàng) và cư suý Chu Ba, làm Mã Viện cũng một phen kinh hồn, bạt vía. Cũng chính ở đây, hai trăm năm sau, người con gái anh hùng họ Triệu, từ đất Quan Yên (Thiệu Yên) đã đến Ngàn Nưa xây dựng căn cứ ”cưỡi voi đánh cồng” để lãnh đạo nhân dân chống lại nhà Đông Ngô, làm “toàn châu Giao náo động”. Rồi 500 năm tiếp đó có được Nhà nước Vạn Xuân, Nam đế Lý Bí cũng phải chọn xứ Thanh làm căn cứ chống giặc. Và trong khoảng 50 năm sôi động của thế kỷ X, từ Dương Đình Nghệ đến Ngô Quyền, và từ Đinh Bộ Lĩnh đến Lê Hoàn đều đã lấy vùng hạ lưu sông Mã sông Chu và dãy Tam Điệp làm căn cứ quét sạch xâm lăng, khôi phục và thống nhất quốc gia Đại Việt, mở ra một thời cực kỳ quan trọng mang tính bản lề và phục hưng của văn hoá dân tộc. Từ đó suốt ngàn năm tự chủ, vị trí của xứ Thanh lại càng được khẳng định là nơi nương náu khi đất nước lâm nguy, để rồi lại lấy đây làm bàn đạp toả ra giành chiến thắng quyết định, Lịch sử còn ghi nhận sự kiện cua rnăm 1285, trong giờ phút sóng gió và nguy ngập nhất . Hưng Đạo Vương đã quyết định đưa hai vua Trần vào vùng hậu cứ Châu Ái cũng cố lực lượng, và từ đấy lại mở cuộc đại phản công Thăng Long đánh tan giặc Thát. Từ bối cảnh này mà câu thơ: “Cối Kê cựu sự quân tu kỵ, Hoan ái do tồn thập vạn binh” của Trần Nhân Tông mới được ra đời và câu thơ cũng được khắc trên khoang thuyền rồng của nhà vua anh hùng. Đến đầu thế kỷ XV, từ rừng núi Lam Sơn, anh hùng dân tộc Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa, tập hợp hào kiệt và nghĩa sĩ bốn phương, để rồi sau mười năm “nằm gai nếm mật” đã toả đi nhanh chóng để quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi để “rửa sạch tanh nhơ” “mở nền thái bình muôn thuở” cho dân tộc. Rồi bốn trăm năm sau, hậu cứ Xứ Thanh lại đón tiếp toàn bộ lực lượng nghĩa quân Tây Sơn từ Bắc Hà vào để né tránh sự tấn công ồ ạt của bọn xâm lược Thanh. Và tại đây, một phòng tuyến hải lục quân từ Biện Sơn đến Tam Điệp được thiết lập một cách nhanh chóng và vững chắc để chờ ngày đại phá quân Thanh. Sau lời tuyên ngôn bất hủ của Quang Trung tại cuộc duyệt binh Thọ Hạc (thị xã), nghĩa quân Tây Sơn đã thần tốc phản công ra Thăng Long, diệt gọn 20 vạn quân Thanh để cho chúng biết rằng: “Sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” (nước Nam anh hùng là có chủ - Lời tuyên bố của Quang Trung tại cuộc duyệt binh Thọ Hạc).
Đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Những ngọn cờ Cần Vương chống Pháp ở xứ Thanh lại được phất lên mạnh mẽ và rộng khắp. Các căn cứ Ba Đình, Mã Cao, Hùng Lĩnh, Điền Lư, Trịnh Vạn v.v... ra đời. Nhưng mới chỉ một Ba Đình, xứ Thanh đã trở thành bất tử. Và vinh quang thay cái tên Ba Đình đã trở thành tên của Quảng trường đỏ của Việt Nam.
Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, xứ Thanh cũng là một địa bàn cách mạng kiên cường. Và trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp thì đây là một pháo đài bất khả xâm phạm, một hậu phương to lớn, góp một phần quan trọng cho chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Bác Hồ nói: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự đến đó” (Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Thanh Hoá, Thanh Hoá học tập và làm theo lời Bác, N.xb Thanh Hoá, 1980, Tr 28).
Rồi đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xứ Thanh lại tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến và bảo vệ vững chắc hậu phương xã hội chủ nghĩa Hàm Rồng và chiếc cầu sắt vắt qua sông Mã là một thần tượng anh hùng đến mức huyền thoại và “tượng trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam" đã ngời sáng mãi mãi cùng với các tên tuổi của xứ sở anh hùng như Nam Ngạn, bến Ghép, Đảo Mê, Pha - ù - hò, lão quân Hoàng Trường, gái Hoa Lộc v.v...
Thế là suốt chiều dài lịch sử, ở tất cả mọi thời đại và mọi miền đất nước, từ Bạch Đằng, Chi Lăng, Hàm Tử, Đống Đa đến Điện Biên Phủ, hay từ Quảng Trị, Tây Nguyên, Đà Nẵng đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, người xứ Thanh đều có mặt và góp phần làm nên chiến thắng lẫy lừng cho dân tộc.
Các anh hùng từ Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi, Tống Duy Tân và biết bao anh hùng khác cứ nối tiếp nhau làm rạng rỡ cho đất nước quê hương.
Khúc hát tỉnh Thanh: “Đây Thanh Hoá anh hùng và dòng Mã mến yêu” đã trở thanh điệp khúc tình yêu tha thiết trong tình cảm, tâm hồn của người đất Việt.
Tự hào biết bao. Xứ Thanh của văn hoá núi Đọ, của văn hoá Đông Sơn, của Bà Triệu cưỡi voi phá giặc của Lam Sơn tụ nghĩa bình Ngô cũng là xứ sở quê hương của một nền văn hiến phong phú và đa dạng. Đã một thời, đây cũng từng là chốn kinh đô của nhà Hồ. Biết bao công trình kiến trúc nghệ thuật lộng lẫy nguy nga của các thời Đinh - Lê - Lý - Trần - Lê đến tây Sơn và Nguyễn đã từng mọc lên trên đất xứ Thanh này, rất tiếc là chỉ còn trong sách vở và trong ký ức nhân dân. Nhưng may thay, với những di tích “miếu mạo công thần xen mái cổ, lăng phần liệt thánh lẫn cây ngàn” (thơ Ngô Thời Sĩ) còn lại ở Lam Kinh, hay thành nhà Hồ uy nghi tráng lệ, đến nền điện Ly cung vừa được phát hiện ở huyện Hà Trung, hay các bia Hương Nghiêm, Linh Xứng, Báo Ân đến rất nhiều đình chùa, miếu mạo cùng rất nhiều tác phẩm điêu khắc đá, gỗ, đồng đậm màu sắc dân gian tài nghệ, độc đáo còn nằm rải rác ở các địa phương cũng đủ giúp cho chúng ta hình dung một cách khái quát và sống động về diện mạo của xứ Thanh xưa. Và mới chỉ cái còn lại này, chúng ta cũng đã tự hào và thán phục vô cùng về tài năng sáng tạo tuyệt vời của những kiến trúc sư, những nhà điêu khắc, những thợ nghệ nhân ông cha đã từng bỏ ra biết bao thời gian, sức lực, tâm hồn để làm ra những công trình và tác phẩm vô giá ấy.
Xứ Thanh văn hiến còn là nơi sản sinh ra nhiều học giả lỗi lạc mà tên tuổi và tác phẩm còn lừng danh mãi mãi. Từ Lê Văn Hưu, tác giả bộ Đại Việt sử ký toàn thư là nhà viết sử lớn đầu tiên của Việt Nam đến các nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng như Lê Bá Quát, Nguyễn Mộng Tuân, Phan Phu Tiên, Nhữ Bá Sĩ, Đào Duy Từ v.v... đều là những danh nhân nổi tiếng của đất nước. Ngoài ra, ở xứ Thanh còn một nhà bác học đó là Hồ Nguyên Trừng (thế kỷ XIV) - người đầu tiên ở Việt Nam chế tạo ra được đại bác (tức súng thần công) có sức công phá hơn bất kỳ loại vũ khí nào của Trung Quốc lúc đó.
Trên đất nước ngàn năm này, kho tàng văn học nghệ thuật dân gian quả là vô tận. Đây cũng chính là quê hương của thiên sử thi "Đẻ đất đẻ nước” của các truyện thơ dài (như Khoăm Panh, Nàng Nga- Hai Mối, Út Lít- Hồ Liêu...), của hò Sông Mã, của hát múa Đông Anh, múa Xuân Phả, của hát đối, hát đáp, của chèo chải, của Poồn -Poông, Khua luống và Kin-chiên-boóc-mạy, của tục ngữ, ca dao, hò vè và truyện cười, truyện cổ tích v.v... và tất cả đều đang được khai thác, tập hợp để làm giàu cho kho tàng văn học nghệ thuật dân tộc.
Với sự giàu đẹp của quê hương xứ sở và được kết tụ, chắt lọc bởi truyền thống lịch sử và văn hoá lâu đời cho nên, người xứ Thanh đã tạo ra cho mình được một phong cách riêng khá đậm nét. Sách Ô châu cận lục của Dương Văn An đời Mạc (thế kỷ XVI) đã nhận xét: “Người châu Ái phóng khoáng và chuộng điều nghĩa”. Còn sách Lịch triều hiến chương loại chí thì cũng có một nhận xét tương tự về người xứ Thanh như: “Phong tục thì phóng khoáng và cương nghị”, “cương nghị” và “chuộng điều nghĩa” ấy mà xứ Thanh mới trở thành “sân khấu của những bản anh hùng ca vĩ đại của nước Việt Nam” rạng ngời các gương mặt từ Bà Triệu, Lê Hoàn, Lê Lợi đến lớp lớp cháu con như Lê Mã Lương, Lê Đình Chinh v.v...
Là xứ sở quê hương của nền văn hiến lâu đời, cho nên, người xứ
Thanh, bên cạnh cái khí chất anh hùng, còn nổi lên cái chất thanh lịch và hiếu
học. Chúng ta hãy về Hoằng Hoá - trung tâm văn hiến tiêu biểu của xứ Thanh -
nơi sinh ra rất nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng chắc sẽ được thấy ngay.
... “ Trai mĩ miều bút nghiên,đèn sách,
Gái thanh tân chợ búa cải canh.
Trai thời nhất bảng đề danh
Gái thời dệt cửi vừa lang vừa tài...”
Xứ Thanh giàu, đẹp và lại ở vùng cửa ngõ nối liền hai miền đất nước, cho nên người xứ Thanh cũng có sự hài hoà về tính cách của người hai miền. Người xứ khác đến đây đều dễ nhận thấy ở người xứ Thanh, bên cái chất lịch lãm, tế nhị, kín đáo (giống người miền Bắc) là cái chất chân thật, mộc mạc, cởi mở và hiếu khách (giống người miền Trung). Có nhẽ đặc tính ấy mà người xứ Thanh khi đi ra cũng dễ hoà nhập nhanh được với người các xứ? Cái chất đa dạng và tổng hoà về phong cách của hai miền Trung, Bắc được biểu hiện rõ nết trong sinh hoạt và trong văn học, nghệ thuật dân gian. Một đặc tính nổi bật của người xứ Thanh là sự cần cù, sáng tạo trong lao động mà đặc biệt và tiêu biểu nhất vẫn là người phụ nữ.
Ngày nay, xứ Thanh càng quyết tâm phát huy những thế mạnh sẵn có về đất đai, về truyền thống quý báu qua lao động, chiến đấu để tạo ra những bước chuyển mình lớn lao, phấn đấu hết sức mình để đưa xứ Thanh tiến lên trở thành “một tỉnh kiểu mẫu”.
Nguồn: Phạm Tấn, Non nước Xứ Thanh, Thanh Hoá Di tích và thắng cảnh, tập 1, NXB Thanh Hoá, năm 2000, trang 5 - 19.
... “ Trai mĩ miều bút nghiên,đèn sách,
Gái thanh tân chợ búa cải canh.
Trai thời nhất bảng đề danh
Gái thời dệt cửi vừa lang vừa tài...”
Xứ Thanh giàu, đẹp và lại ở vùng cửa ngõ nối liền hai miền đất nước, cho nên người xứ Thanh cũng có sự hài hoà về tính cách của người hai miền. Người xứ khác đến đây đều dễ nhận thấy ở người xứ Thanh, bên cái chất lịch lãm, tế nhị, kín đáo (giống người miền Bắc) là cái chất chân thật, mộc mạc, cởi mở và hiếu khách (giống người miền Trung). Có nhẽ đặc tính ấy mà người xứ Thanh khi đi ra cũng dễ hoà nhập nhanh được với người các xứ? Cái chất đa dạng và tổng hoà về phong cách của hai miền Trung, Bắc được biểu hiện rõ nết trong sinh hoạt và trong văn học, nghệ thuật dân gian. Một đặc tính nổi bật của người xứ Thanh là sự cần cù, sáng tạo trong lao động mà đặc biệt và tiêu biểu nhất vẫn là người phụ nữ.
Ngày nay, xứ Thanh càng quyết tâm phát huy những thế mạnh sẵn có về đất đai, về truyền thống quý báu qua lao động, chiến đấu để tạo ra những bước chuyển mình lớn lao, phấn đấu hết sức mình để đưa xứ Thanh tiến lên trở thành “một tỉnh kiểu mẫu”.
Nguồn: Phạm Tấn, Non nước Xứ Thanh, Thanh Hoá Di tích và thắng cảnh, tập 1, NXB Thanh Hoá, năm 2000, trang 5 - 19.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét