Lời Dẫn:
Ban
biên tập sách giáo khoa Cánh Buồm và nhà giáo Phạm Toàn đề nghị chúng tôi viết
một tiểu luận cho học sinh trung học về đề tài "đọc thơ". Sau đây là
tiểu luận ấy, tuy viết cho học sinh nhưng cũng hướng tới độc giả đại chúng, nhất
là những người yêu thơ và muốn tìm hiểu về nghệ thuật thơ ca. Trong khuôn khổ
sách giáo khoa, chúng tôi rất tiếc không thể bàn thêm nhiều chi tiết cũng như dẫn
hết các nguồn trích dẫn và tham khảo, nhất là trên mạng, nhân đây xin được cám
ơn những tác giả đã mở rộng kiến thức cho chúng tôi về nhiều khía cạnh. Kính
mong sự góp ý của quý độc giả.
NĐT
1. Đọc
mỗi lần một chữ
Khi
tôi học lớp Năm, có lần được thầy gọi lên bảng đọc cho cả lớp chép một đoạn
trích từ cuốn Tâm Hồn Cao Thượng, bản dịch Hà Mai Anh, nguyên tác Edmond De
Amicis. Đó là sách dạy chính thức trong nhà trường miền Nam thời ấy. Giờ ám tả,
học trò lắng nghe, chép lên giấy. Năm cuối bậc tiểu học, chuẩn bị thi vào trung
học, nên bài cũng khó hơn. Phải đọc từng câu, dấu phẩy dừng ngắn, dấu chấm dừng
dài, các chữ phiên âm đánh vần. Khi thấy tôi luống cuống, chữ nọ xọ chữ kia, thầy
bắt dừng lại, đọc chậm, với lời khuyên: em hãy đọc mỗi lần một chữ. Tôi đọc lại.
Sáng
nay, chúng tôi vừa vặn có dịp xét đoán anh Garônê.
Giờ vào lớp, ông Perbôni chưa có đấy, ba bốn cậu đang thi nhau chế giễu anh Crôtxi khốn nạn - tức là cậu bé tóc vàng, tay liệt, con bà bán hoa quả. Họ lấy thước đánh cậu, lấy vỏ hạt dẻ ném cậu, họ gọi cậu là con quỉ què và mếu máo giả cách làm người liệt tay. Ngồi trơ một mình ở đầu ghế, cậu thẹn thùng và đưa mắt nhìn người nọ, người kia như để van lơn họ khỏi hành hạ mình. Được thể, bọn học trò càng làm già. Cậu phẫn uất quá, máu đưa lên cổ và phát run người. Thình lình, Phranti, một đứa học trò mặt xấu như khỉ, đứng lên ghế, khuỳnh hai cánh tay như người khoác hai cái giỏ, bắt chước bộ tịch mẹ cậu Crôtxi những khi đứng đợi con ở cửa trường. (Đã mấy hôm nay, bà không đến đón con vì bị ốm). Coi tấn tuồng câm ấy, học trò cười ầm cả lên. Crôtxi điên tiết, vồ ngay lọ mực trước mặt ném Phranti, Phranti né mình, lọ mực trúng giữa ngực ông Perbôni ở ngoài bước vào.
Mọi người hết vía, chạy trốn về chỗ và ngồi im thin thít.
Thầy giáo lên bục cau mày hỏi:
- Ai ném lọ mực?
Chẳng ai hé răng.
Giờ vào lớp, ông Perbôni chưa có đấy, ba bốn cậu đang thi nhau chế giễu anh Crôtxi khốn nạn - tức là cậu bé tóc vàng, tay liệt, con bà bán hoa quả. Họ lấy thước đánh cậu, lấy vỏ hạt dẻ ném cậu, họ gọi cậu là con quỉ què và mếu máo giả cách làm người liệt tay. Ngồi trơ một mình ở đầu ghế, cậu thẹn thùng và đưa mắt nhìn người nọ, người kia như để van lơn họ khỏi hành hạ mình. Được thể, bọn học trò càng làm già. Cậu phẫn uất quá, máu đưa lên cổ và phát run người. Thình lình, Phranti, một đứa học trò mặt xấu như khỉ, đứng lên ghế, khuỳnh hai cánh tay như người khoác hai cái giỏ, bắt chước bộ tịch mẹ cậu Crôtxi những khi đứng đợi con ở cửa trường. (Đã mấy hôm nay, bà không đến đón con vì bị ốm). Coi tấn tuồng câm ấy, học trò cười ầm cả lên. Crôtxi điên tiết, vồ ngay lọ mực trước mặt ném Phranti, Phranti né mình, lọ mực trúng giữa ngực ông Perbôni ở ngoài bước vào.
Mọi người hết vía, chạy trốn về chỗ và ngồi im thin thít.
Thầy giáo lên bục cau mày hỏi:
- Ai ném lọ mực?
Chẳng ai hé răng.
Tôi
không bao giờ quên lời khuyên ấy. Sau này, đó là nguyên tắc tôi dùng khi đọc bất
cứ bản văn nào, tiếng Việt hay sinh ngữ khác: đọc mỗi lần một chữ. Các nhà văn
đều biết rõ điều này, dù viết bằng bút máy, bút chì, hay máy điện toán, người
ta chỉ có thể viết mỗi lần một chữ, mỗi lần một dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
Đọc
cũng thế. Đọc thơ càng thế. Vì thơ là một ngôn ngữ quy ước, nhiều tu từ, điển
tích, có tính cô đọng, giản lược, đôi khi gián đoạn.
Ngôn
ngữ cô đọng:
Lâm
tri người cũ chàng còn nhớ không
(Nguyễn
Du)
Nếu
ngoài đời, câu ấy của Kiều sẽ là: anh còn nhớ hồi xưa mình gặp nhau ở Lâm tri
không, hình như trong tiệm phở 88?
Giản
lược chủ từ:
Quây
quần trong một tổ
Như
đôi chim bồ câu
(Đông
Hồ)
Giản
lược nội dung:
Mạnh
giỏi không em gái nữ sinh
Hồi
này đi học chắc ít bị tụi con trai nó phá
Nếu
ta biết rằng Nguyên Sa đang nói về chiến tranh, và "tụi con trai" phải
đi lính hết, thì thấy câu thơ rất buồn.
Điển
tích:
Thương
nữ bất tri vong quốc hận
Cách
giang do xướng Hậu đình hoa
(Đỗ Mục,
Bạc Tần hoài)
Gái
ca không biết thù nhà
Bên
sông còn hát khúc ca Hậu đình
(Trần
Trọng Kim dịch)
Khúc
Hậu đình do Trần Hậu Chủ sáng tác; ông vua vì ham vui chơi mà mất nước. Vui
chơi không phải là cái tội, nhưng làm vua, sắp mất nước, mà vẫn vui chơi là một
cái tội.
Mỗi
ngôn ngữ đều có những chữ và quy luật chi phối các chữ ấy, gọi là cú pháp, văn
phạm, ngữ pháp, tùy trường hợp. Đọc thơ và làm thơ cần một số kiến thức căn bản
về tiếng Việt, khả năng phân biệt tinh tế chữ, nghĩa. Vì ngôn ngữ là biểu hiện
hoạt động cao nhất của tinh thần, biểu hiện của trí thông minh và ngược lại bồi
đắp hay hủy hoại trí thông minh. Một lối dùng chữ ngắn gọn, chính xác, chứng tỏ
suy nghĩ mạch lạc, một lối trò chuyện mập mờ, hồ đồ, chứng tỏ suy nghĩ luẩn quẩn,
hời hợt. Đọc hơi văn, biết tính cách. Trong khi tập trung rèn luyện khả năng viết
và đọc, nói và nghe, người ta cũng rèn luyện cách suy nghĩ.
Quê
nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh
lại tha hồ mây trắng bay
(Nguyễn
Bính)
Trong
mấy chữ xa lắc xa lơ chỉ có chữ xa là có nghĩa, hai chữ lắc và lơ không
có nghĩa, nhưng không có chúng thì nghĩa của chữ xa cũng thay đổi.
Nghe
một câu nói hay, bạn dừng lại, đọc một bài thơ hay, bạn vui sướng như khi đứng
trước cảnh đẹp. Khi đọc, một điều gì thay đổi trong bạn cũng xảy ra. Không những
thưởng thức cái đẹp, bạn còn biết nâng cao hiểu biết và cảm kích đối với các
giá trị văn hóa. Một người loại trừ văn chương ra khỏi đời sống, chỉ cốt làm
các bài tập cho đủ điểm, ra đời hành nghề có lương cao, là tự hạ mình xuống,
làm mình nhỏ lại, thành một người chỉ sống vì các nhu cầu tối thiểu như ăn, mặc,
ở. Một cá nhân như thế vẫn có thể thành công về mưu sinh, địa vị, nhưng sẽ trưởng
thành không trọn vẹn. Nếu bạn có thể đọc thơ trong sinh ngữ khác, tiếng Anh,
Pháp, Nga, Hoa, bạn còn phát triển một tình yêu đặc biệt đối với các nền văn
hoá và các dân tộc ấy.
Khác
với nghệ thuật, thơ văn chỉ dùng đến chữ, vì vậy nhiều người hiểu lầm để đọc
không cần học hành gì cả. Mặt khác, lại có kẻ xưng tụng thơ đến mức cho sự thưởng
thức một bài thơ là có tính thần linh, không thể phân tích, giải thích, và do
đó mang tính cá biệt, đơn nhất, không ai học được ở ai cả.
Đó là
khuynh hướng thần bí hóa hay gặp ở những xứ ít phát triển.
I
understand English
This
poem is written in English
I
have no idea what this poem is saying
Tôi
biết tiếng Anh
Bài
thơ này viết bằng tiếng Anh
Vậy
mà tôi chẳng hiểu nó nói cái chi
(Billy
Collins)
Thật
ra, đọc thơ vừa là thích thú tự nhiên vừa là kỹ thuật có thể học hỏi. Có những
sở thích chỉ được khơi dậy dựa trên học tập. Cách phân tích một bài thơ thông
thường bắt đầu bằng các dẫn giải xuất xứ, tiểu sử tác giả, hoàn cảnh ra đời bài
thơ ấy, chủ đề chính trị hay xã hội của nó. Đó là phương pháp thường dùng trong
các sách giáo khoa. Tuy có những lợi ích quan trọng, phương pháp này có mấy hạn
chế. Chẳng hạn, trong nhiều trường hợp, xuất xứ không rõ, tác giả đã mất, hoặc
nếu còn sống cũng không nhớ hết. Lấy thí dụ bài Tương Tư của Nguyễn Bính: tôi
không có tài liệu nào về việc nhà thơ làm bài ấy ở đâu, thôn Đoài ngày trước là
thôn nào. Chỉ biết rằng nhiều người vẫn thích câu:
Thôn
Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một
người chín nhớ mười mong một người
Giả sử
chúng ta biết rõ chuyện tình của nhà thơ, cô gái trong bài thơ ấy hiện còn sống,
đang ở Paris quận 13 chẳng hạn, già móm mém nhai trầu, ngay thế đi nữa thì ý
nghĩa của câu thơ, tác động lên người đọc, không mấy thay đổi. Khuyết điểm của
phương pháp tiểu sử hay giáo dục hóa, luân lý hóa thơ ca, còn ở chỗ gây cảm
giác chán nản cho học sinh: người ta chỉ thấy việc đọc thơ là một bổn phận. Bổn
phận nào cũng kèm theo tưởng thưởng và hình phạt. Thời đi học, bạn học để trả
bài, không học thì thi hỏng, học giỏi được điểm cao. Ra đời rồi, không ai cho
điểm nữa: bạn thoát nạn đọc thơ, mừng hết lớn.
Cũng
có những mặc định không đúng. Mặc định cho rằng khi đọc một bài thơ, việc đầu
tiên là tìm nghĩa của nó. Thứ hai là cho rằng nghĩa ấy cố định, mỗi chữ mỗi câu
là một bảng sắp xếp, như ổ khóa cửa, bấm mã số đúng thì mở được, người nào cũng
mở được. Thứ ba, giá trị một bài thơ tùy thuộc hoàn toàn ở bạn, có thể thay đổi
trong mọi trường hợp, nếu bạn cho nó hay thì nó hay, bạn nghĩ nó dở thì nó dở,
từ chối lý giải.
Đọc
thơ là việc khó; thật ra, chẳng có việc gì dễ. Bất kể chúng là môn bắt buộc hay
trò chơi. Thơ vừa nghiêm trang vừa tiêu khiển. Đó là sự tương tác giữa người viết
và người đọc, rộng hơn là tương tác giữa người đọc khác nhau, trong đó có nhà
phê bình. Tức là sự trao đổi và san sẻ kinh nghiệm đối với một tác phẩm, hình
tượng của nó, ý nghĩa của nó, và bí mật nhất, sự quyến rũ của nó.
Những
bài thơ hay có sức hút, mời gọi. Cánh cửa của nó mở rộng. Một bài thơ hay, ngay
cả thơ trữ tình, bao giờ cũng dẫn tới đối thoại. Hãy để ý câu mở đầu.
Em
không nghe mùa thu
Dưới
trăng mờ thổn thức?
(Lưu
Trọng Lư, Tiếng Thu)
Hình ảnh,
nhạc điệu của hai câu ấy tạo ra một lực đẩy: bộ máy khởi động. Bạn muốn nghe tiếp
những câu sau đó. Bạn muốn nghe lại nữa.
Nhưng
bạn không dừng ở đó. Bạn muốn tháo những câu thơ ấy ra, như người ta tháo cái
máy. Những người không có kinh nghiệm khi tháo máy có thể làm hỏng nó, thậm chí
không gắn lại được. May thay, một bài thơ cho phép bạn tháo ra và lắp lại bất kỳ
lúc nào, bất kể bạn tháo như thế nào, đúng hay sai. Bài thơ được cấu trúc như
những câu hỏi, đối thoại. Hai câu mở đầu thoạt nhìn không giống thơ có vần,
nhưng đọc kỹ bạn sẽ gặp những chữ đi với nhau, mùa đi với mờ,
thu đi với thổn thức, thậm chí em đi với nghe,
không đi với trăng. Có một thuận lợi mà tác giả tận dụng, đối với
nhiều người chỉ cần nói đến mùa thu, nói đến hươu nai, chinh phụ, là đã chạnh
lòng, kỷ niệm dồn về. Tác giả đi đúng mạch xúc cảm của nhiều người, bài thơ hay
lên vì những yếu tố ngoài văn bản. Tuy nhiên trong một tình huống tốt đẹp như
thế, nhiều nhà thơ khác có thể đã không chọn được những chữ như Lưu Trọng Lư đã
làm.
Mùa
thu, lá vàng, nai, trong truyền thống nhiều dân tộc, là các biểu tượng. Mạch
xúc cảm của bài Tiếng Thu dựa trên quyền lực của biểu tượng.
2.
Đọc lớn một bài thơ
Bạn cần
tập đọc lớn lên khi gặp một bài thơ mới. Trước hết đọc không suy nghĩ, không
phân tích, không quan tâm nghĩa của nó ra sao, có ích cho ai không? Bạn vứt hết
các thứ ấy đi, và cứ đọc lớn lên đã.
Trăng:
Trong
vườn đêm ấy nhiều trăng quá,
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi.
Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ.
Im lìm, không dám nói năng chi.
Bâng khuâng chân tiếc giậm lên vàng,
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang,
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá,
Và làm sai lỡ nhịp trăng đang
Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh,
Cho gió du dương điệu múa cành;
Cho gió đượm buồn, thôi náo động
Linh hồn yểu điệu của đêm thanh.
Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ,
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ.
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!
Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ.
Ánh sáng tuôn đầy các lối đi.
Tôi với người yêu qua nhẹ nhẹ.
Im lìm, không dám nói năng chi.
Bâng khuâng chân tiếc giậm lên vàng,
Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang,
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá,
Và làm sai lỡ nhịp trăng đang
Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh,
Cho gió du dương điệu múa cành;
Cho gió đượm buồn, thôi náo động
Linh hồn yểu điệu của đêm thanh.
Chúng tôi lặng lẽ bước trong thơ,
Lạc giữa niềm êm chẳng bến bờ.
Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!
Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ.
(Xuân
Diệu)
Tại
sao tôi chọn bài thơ này, tôi không biết. Chỉ nhớ rằng vào năm học lớp Đệ Ngũ,
tức lớp Tám ngày nay, tôi đã phải học thuộc lòng. Và sau này thỉnh thoảng nhớ lại,
câu được câu mất, nhưng nhiều năm qua tôi chưa bao giờ hối hận vì phải thức suốt
đêm để học nó cả.
Cũng
như đối với một bài hát, bạn nghe vài lần mới nhớ hết các ca từ, giai điệu; các
lần nghe ấy có khi trong một ngày, có khi cách nhau năm, mười năm. Người xưa
chú trọng việc đọc thành lời, hoặc nâng kỹ thuật lên thành ngâm thơ. Bạn chú ý
đến các chữ đầu câu, cuối câu, hiệp vần. Đối với các chữ hiệp vần, bạn cần thận
trọng: không được lướt qua, nhưng cũng không dừng lại lâu quá. Có lần tôi nghe
một ca sĩ nổi tiếng ngâm thơ, cô ngâm hay, nhưng đến chữ có vần hay những đoạn
mà cô thích, lại nhấn mạnh quá đáng. Các chữ hiệp vần cần được đọc thận trọng,
trọn tiếng, nhưng không được đọc lớn hơn nhiều so với những chữ khác. Việc đọc
lớn hơn các chữ khác, như người nghệ sĩ kia, sẽ gây cảm giác màu mè hay giả tạo.
Màu mè cũng là một hình thức của giả tạo.
Bạn
thử đọc bài này nữa:
L'Adieu
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends
Bản dịch
của Bùi Giáng:
Lời
Vĩnh Biệt
Ta đã
hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó
Thế hệ
thanh niên học sinh ngày trước nhiều người thuộc những câu thơ này, và mang
theo chúng vào đời. Đọc lớn, bạn lắng nghe chính giọng của mình, để ý sự khác
nhau của âm thanh các chữ, những chữ xem ra hay hơn những chữ khác, những câu
có vẻ đặc biệt hơn những câu khác, ngẫm nghĩ về tác động của chúng. Đối với các
ngôn ngữ đa âm, bạn chú ý từng âm tiết. Khi đó bạn sẽ nghe được chất âm nhạc
trong bài thơ đầy nhạc điệu của Guillaume Apollinaire (1880-1918).
3. Ý
nghĩa của thơ
Định
nghĩa thơ là việc khó. Nhưng mỗi người tự tìm cho mình một cách, có lẽ là bước
đầu có ích. Có nhiều định nghĩa, ví dụ:
- Nhà
thơ Emily Dickinson: "Nếu tôi đọc một cuốn sách và nó làm tôi lạnh thấu
xương, không một ngọn lửa nào sưởi ấm được cả, tôi liền biết rằng đó thực là
thơ ca."
Bạn
có thể tìm thấy nhiều định nghĩa khác, hầu hết chúng đều đúng, nhưng một cách
tương đối, về một khía cạnh nào đó. Thật ra, thơ có thể là nhiều thứ khác nhau,
có thể là bài hát, sự xúc cảm, một triết lý. Có thể lãng mạn, có thể hài hước,
châm biếm, có thể là bản tường trình về lịch sử. Tuy nhiên tất cả liệt kê vừa rồi,
trong khi đúng với thơ, cũng đúng với nghệ thuật khác. Có thể phát biểu ngắn gọn
rằng thơ là một ngôn ngữ nghệ thuật với ba đặc tính: cô đọng, ngắn gọn, chặt
chẽ; có nhạc tính; được sắp xếp trong một hình thức sao cho tập hợp các chữ
tạo ra ý nghĩa nhiều hơn tổng số những ý nghĩa ban đầu của từng chữ.
Các định
nghĩa khác nhau này, tuy vậy, lại giúp bạn mở rộng hiểu biết. Cần chú ý thơ
không phải chỉ là một phán đoán, tuyên bố, có thể viết dưới những hình thức
khác nhau. Bài thơ là một tồn tại độc lập, gồm những chữ, tất nhiên, được sắp xếp
như một cấu trúc cố định.
Đèo Cả!
Đèo Cả!
Núi
cao ngút!
Mây
trời Ai lao sầu đại dương!
(Hữu
Loan)
Nếu bạn
thêm một chữ Đèo Cả! vào, thành ba, hay rút bớt một, còn một, bạn sẽ
thấy sự khác nhau. Khi rút ngắn, câu thơ trở nên cụt lủn, không gây ấn tượng về
ngọn đèo hiểm trở. Khi nối dài, câu thơ trở nên dùng dằng không dứt khoát, thừa
thãi. Sự vụng về của các bài thơ dở, đầy rẫy hiện nay, thường xuất phát từ đây:
nghệ thuật dùng chữ kém.
Thế
còn câu sau đây?
Một
đèo, một đèo, lại một đèo
(Hồ
Xuân Hương)
Trở lại
với Hữu Loan. Không ngồi trên đỉnh dốc đèo Cả, thì không viết được mấy câu nhiếp
hồn này:
Dặm về
heo hút
Đá
Bia mù sương
Núi
Đá Bia có thật, gần đèo Cả, nhưng cái tên của nó gây cảm giác huyền bí sâu thẳm,
như bao bọc bởi mù sương. Lúc này bạn bắt đầu muốn biết đèo Cả ở đâu, núi Đá
Bia là núi gì, có gì hay ho ở đó, tức bạn muốn biết địa lý và lịch sử, còn gọi
là sử địa.
Một
người không có trí tò mò về lịch sử và địa lý, thì làm sao có lòng yêu nước?
Đôi khi cái mà xưa nay bạn tưởng là lòng yêu nước thực ra chỉ là sự theo đuôi
hoặc mê tín.
Đừng
bỏ qua những dịp dự các buổi đọc thơ, hay nghe thơ trên đài phát thanh, truyền
hình. Cần chú ý văn chương không có câu trả lời hay đáp số cụ thể như khoa học.
Một bài thơ đối với hai người đọc khác nhau có thể mang ý nghĩa khác nhau. Cùng
một bài có người chê dở có người khen hay. Bạn không nên quá lo âu về điều này.
Không những không cần quan tâm nhiều đến ý nghĩa của bài thơ, mà cũng không cần
quan tâm vì sao các ý nghĩa ấy có thể khác nhau đến thế. Đọc thơ cũng tựa như
thể thao, bạn phải xuống sân cỏ, sân trượt băng, bạn phải mang giày vào, trái
bóng phải lăn đi dưới chân, cây gậy phải nằm chặt trong tay bạn, trước khi bạn
biết nhiều hơn về thú vui, và sự khổ đau, tất nhiên, của chúng. Khi chạy theo
trái bóng, bạn sẽ nhận ra rằng lời hướng dẫn khô khan của huấn luyện viên, mà bạn
đã từng ngủ gật khi nghe chúng trong phòng học, thật là có ích biết bao. Bạn sẽ
thấy càng nắm vững luật chơi bạn càng chơi giỏi, và càng chơi giỏi bạn càng nắm
vững luật chơi. Những cầu thủ bóng đá nổi tiếng không thích đá vào chân đối
phương vì họ có thú vui khác, chân chính hơn, ví dụ đá vào bóng.
Để
thưởng thức hay làm ra nghệ thuật, cũng như muốn chơi bóng hay, bạn phải té xước
đầu gối, ngã bong gân, tay chân bầm tím. Không ai muốn thế, nhưng cũng như
trong đời, bạn không nên tìm mọi cách để an toàn và tránh chúng mãi.
Ý
nghĩa của thơ là mang lại cho người đọc sự thấu hiểu, dung thứ, lời xin lỗi,
lòng can đảm, sự biết ơn, lòng hối hận trước dĩ vãng và sự phản kháng trước
tương lai. Bài thơ không phải là trò tiêu khiển phút chốc, nhưng cũng không phải
là bài toán đố nhức đầu bạn phải giải, và giải một lần là xong.
Thơ
là một ngôn ngữ tự ý thức về mình. Nói cách khác, ngôn ngữ thơ chú ý đến chính
nó, lấy nó làm mục đích, tức là phương tiện dùng để diễn tả sự vật trở nên quan
trọng bằng hoặc hơn sự vật được diễn tả. Trong khi ý nghĩa góp phần tạo nên giá
trị của thơ, thì ngôn ngữ quyết định giá trị ấy.
Đây
là ca dao:
Tiếc
thay cây quế giữa rừng
Để
cho thằng mán thằng mường nó leo
Đây
có lẽ là thơ:
Tiếc
thay cây quế giữa rừng
Thơm
tho ai biết, lẫy lừng ai hay (*)
Cần
chú ý rằng ngôn ngữ và lời nói là hai khái niệm khác nhau. Đối với người Việt,
tiếng Việt là ngôn ngữ chung. Mọi người đều nói và viết tiếng Việt, tuy nhiên mỗi
người có một lời nói riêng, cách nói riêng. Cách nói khác nhau còn vì giọng điệu
khác.
Ví dụ:
Tôi
chịu thua anh.
Tùy
theo giọng nói và bối cảnh, có thể là câu tuyên bố nghiêm trang, nhưng cũng có
thể là hài hước và châm biếm.
Thơ
là chữ. Chúng ta có thể có quan niệm rằng thơ chính là cảm xúc hoặc tư tưởng. Kỳ
thực dù cảm xúc hay tư tưởng cũng đều thông qua cấu trúc vật thể là các chữ.
Như vậy chữ là phương tiện, hơn nữa, cấu trúc vật chất của thơ. Cũng như nhạc cụ
đàn, sáo, kèn, là phương tiện của âm nhạc, mực, chất màu, vải, giấy là phương
tiện của hội họa. Bài thơ là một cấu trúc toàn thể, tuy nhiên khi phân tích,
người ta có thể chọn lựa tách một bài thơ thành nhiều bộ phận, như bạn xem xét
một cỗ máy, một cái đồng hồ. Các bộ phận của đồng hồ tách biệt nhau: kim giờ
khác kim phút, bánh xe khác với dây cót. Một bài thơ thì khác: bạn không thể
tách rời hình ảnh và nhạc tính, thậm chí một chữ này và một chữ khác, mà không
làm thay đổi nghĩa của chúng.
Ngôn
ngữ trong thơ có tính dồn nén, có sức hấp dẫn hay sức đẩy, như một năng lượng. Một
câu thơ dở nhận rất nhiều năng lượng của nhà thơ, nhưng để mặc chúng dò rỉ
tan tác trong quá trình vận động, như một cái máy kém, tốn nhiều xăng mà chạy ì
ạch, xả khói đen mù trời. Đó là đặc tính của thơ dở, thời nào cũng vậy, nhưng
thời nay càng nhiều, vì việc công bố dễ dàng, không qua tay nhà biên tập khó
tính.
Thơ
ca là bộ máy sử dụng năng lượng tiết kiệm nhất của ngôn ngữ.
Nghĩa
của chữ thường có hai: nghĩa đen, như trong từ điển, và nghĩa bóng, liên kết với
những chữ khác, văn cảnh khác. Cần biết việc sử dụng từ ngữ ảnh hưởng rất lớn đến
nếp suy nghĩ của một thế hệ, nhiều thế hệ, của một cuộc cách mạng, một quốc
gia.
Phép
tu từ có thể là khai trí hoặc là thuốc lú bùa mê.
Em về
điểm phấn, tô son lại
Ngạo
với nhân gian một nụ cười
Thi
sĩ Thái Can không chỉ muốn nói về son phấn cụ thể, mà còn nói đến nghĩa bóng của
nó, tức là vẻ đẹp bên trong của tâm hồn, của ý chí. Tiếng Việt có nhiều chữ được
dùng với nghĩa bóng như thế: nóng tính, không phải nói về nhiệt độ của
cơ thể, trả giá, không phải chỉ nói về tiền bạc, lên mây, ý nói sung
sướng. Không phải chữ nào cũng được dùng theo nghĩa bóng, và không phải tất cả
mọi nghĩa của một chữ đều được sử dụng hết trong một câu thơ.
Trời
nóng băm bốn độ
Đèn,
sao khắp đế đô
Nam
Trân tả cảnh Huế mùa hè. Sợ bạn nghĩ là ông muốn dùng nghĩa bóng, thi sĩ còn cẩn
thận chú thích: băm bốn độ. Tuy nhiên khái niệm nghĩa đen hay nghĩa bóng,
sự đối lập của chúng, nhiều khi không còn quan trọng trong những văn cảnh khác.
Hoa tặng
vừa tàn bông thược dược
Tìm
chàng bỗng vắng, bóng chàng xa
Trong
hai câu thơ của J. Leiba, bông thược dược có thể là bông hoa thật, nhưng người
đọc không quan tâm nhiều lắm, vì hình như có một nghĩa khác đằng sau quan trọng
hơn. Bông hoa được sử dụng như một hình ảnh nói về ngày xuân, hạnh phúc, sự
ngây thơ. Ngôn ngữ học gọi là phép ẩn dụ.
Các
kiến thức về từ nguyên học và về điển tích cũng quan trọng trong việc đọc. Cần
làm quen với các phương pháp dùng chữ thiên biến vạn hoá. Lối nói phóng đại hay
thậm xưng:
Ôi những
cánh đồng quê chảy máu
Dây
thép gai đâm nát trời chiều
(
Nguyễn Đình Thi)
Việc
chọn chữ của một nhà thơ thường có khuynh hướng cá nhân: không phải người nào
cũng dùng tất cả các chữ và dùng chúng với mật độ như nhau. Nếu so sánh các từ
ngữ trong thơ của Tú Xương và Nguyễn Khuyến, hay Xuân Diệu và Nguyễn Bính, tức
là những người cùng thời, bạn sẽ thấy một số chữ được dùng với tần số xuất hiện
cao hơn ở người này và thấp hơn ở người khác. Việc chọn chữ như vậy gọi là từ vựng
của mỗi tác giả. Các chữ làm nên một câu văn phạm hay một câu thơ, để mang lại
nghĩa cho chúng, theo những quy luật ngữ pháp nhất định. Công việc ấy có thể gọi
là cú pháp (syntax). Trong khi tuân theo lề luật riêng của một ngôn ngữ, mỗi
bài thơ có thể thiết lập những độ tự do khác nhau, trong việc đem lại ý nghĩa mới
cho cú pháp của mình. Việc chọn chữ trong thơ không những có tầm quan trọng đặc
biệt đối với mỗi nhà thơ mà còn đối với cả một phong trào, một thế hệ, một
khuynh hướng thẩm mỹ. Đối với phong trào thơ mới, việc chọn chữ như trong câu
thơ sau đây:
Ta mơ
trong đời hay trong mộng?
Vùng
cúc bên ngoài đọng dưới sương
(Lưu
Trọng Lư)
Là
không thể có trong thơ Việt trước đó.
Nếu
có cái nhìn về lịch sử, chẳng hạn khi so sánh thơ Việt trung đại, thơ mới, thơ
hiện nay, chúng ta sẽ thấy ngôn ngữ mới đầu dành cho tầng lớp quan lại quý tộc,
về sau dành cho trí thức xuất thân Tây học, và cuối cùng đó là ngôn ngữ dành
cho mọi người. Thơ ca ngày trước nói về các điều to lớn, vĩ đại, linh thiêng,
thơ ca ngày nay nói về cuộc sống hàng ngày, đôi khi tầm thường.
Ngôn
ngữ càng tầm thường, càng nhiều tiếng lóng, thô tục, càng giàu tính hài hước:
đó là khởi điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại. Như vậy chữ trong thơ không chỉ
dùng để mô tả các ý nghĩa mà còn thể hiện vị trí của nhà thơ và đối tượng độc
giả.
5.
Hình ảnh trong thơ
Hình ảnh
trong thơ là một chữ, một nhóm chữ, ghi lại một tác động giác quan, trong trường
hợp này là thị giác, tuy vậy hình ảnh không phải chỉ nói về thị giác, mà có thể
gây cảm giác như thể bạn đang chạm tay, ngửi mùi hương, nghe tiếng động, âm nhạc.
Hình ảnh biển quê hương đẹp, đứng mãi, tươi vui, nhờ chữ của Huy Cận:
Cái
đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm
thở, sao lùa nước Hạ Long
Cái
mà người đọc nhận được bằng hình ảnh nhiều hơn chính hình ảnh ấy.
Việc
sử dụng chữ trong thơ được điều khiển một cách có ý thức bởi nhà thơ. Một trong
những hình ảnh được dùng là sự tương hợp, so sánh, trong đó có hai phương pháp
được dùng nhiều: phép so sánh và phép ẩn dụ.
Cả
hai đều nhấn mạnh rằng cái này giống cái kia. Phép so sánh chỉ rõ sự so sánh:
Hai
ta như sen mùa hạ như cúc mùa thu
Như
tháng mười hồng tháng năm nhãn
Em
theo chim em đi về tháng tám
Anh
theo chim đi về với tháng ba qua.
(Tế
Hanh)
Đó là
sự so sánh trực tiếp một sự vật (hai ta) với một sự vật (sen mùa hạ, cúc mùa
thu). Các câu so sánh thường có chữ như để giúp phân biệt.
Trong
khi đó:
It
pleure dans mon ceour
Comme
il pleut sur la ville
(
Paul Verlaine)
Là một
so sánh ngầm.
Tác
giả có cách chơi chữ khó dịch giữa pleure (pleurer) là khóc và pleut (pleuvoir)
là mưa.
Mưa
khóc trong lòng tôi
Mưa
rơi ngoài phố vắng
Khi bạn
so sánh một vật này với một vật khác là bạn tạo ra mối quan hệ giữa chúng, dịch
chuyển từ vật này đến vật khác một số thuộc tính của chúng. Sự dịch chuyển như
thế hàm ý so sánh.
Nhớ cảnh
sơn lâm bóng cả cây già
Với
tiếng gió gào ngàn với giọng nguồn hét núi
Những
câu thơ của Thế Lữ trong bài Nhớ Rừng tả con hổ trong vườn bách thú, làm bạn
nghĩ tới một điều gì khác, ngoài con vật ấy: con người, xã hội tù ngục, chế độ
độc tài, hoàn cảnh khốn khổ của trí thức, sự bị làm nhục, giấc mơ tự do của tác
giả.
Phương
pháp so sánh trực tiếp còn được nhiều người, như ở nhiều nhà thơ Pháp, sử dụng
như nghệ thuật chính yếu cho một bài thơ.
La
Même Voix, Toujours
Je
suis comme le pain que tu rompras,
Comme
le feu que tu feras, comme l'eau pure
Qui
t'accompagnera sur la terre des morts.
Comme
l'ecume
Qui a
muri pour toi la lumière et le port.
Comme
l'oiseau du soir, qui efface les rives,
Comme
le vent du soir soudain plus brusque et froid.
(Yves
Bonnefoy)
Anh
như mẩu bánh mì em bẻ ăn
Như lửa
em nhen, như dòng nước mát
Sẽ chảy
cùng em trên đất người đã khuất
Anh sẽ
vì em như bọt sóng
Tung
chín đỏ ráng chiều vùng vịnh
Như
chim hoàng hôn bôi xóa bãi bờ
Như
ngọn gió bất ngờ, thổi gào, lạnh buốt.
Chịu ảnh
hưởng các nhà thơ phương Đông, đặc biệt là haiku Nhật Bản và thơ Đường Trung
Hoa, nhiều nhà thơ phương Tây sử dụng hình ảnh tiết kiệm, ấn tượng:
The
apparition of these faces in the crowd;
Petals
on a wet, black bough
Những
khuôn mặt bỗng hiện ra trong đám đông
Những
nụ bông trên cành cây đen, ướt
(E.
Pound, In a Station of the Metro)
Biểu
tượng có thể xem là một hình ảnh đặc biệt, một điều gì chúng ta có thể nhìn thấy
được nhưng lại mang ý nghĩa đằng sau nó, tượng trưng cho một điều khác, lớn
hơn. Ví dụ, ở nước ta, thức ăn chính là cơm gạo, sản phẩm của cây lúa nước. Vì
vậy, bát cơm tượng trưng cho sự no đủ. Bữa ăn gọi là bữa cơm, mời tiệc gọi là mời
cơm. Cơm trở thành biểu tượng cho nền văn hóa. Tương tự, người da đỏ Bắc Canada
có nhiều chữ khác nhau để chỉ tuyết, trong khi tiếng Việt chỉ có một.
Đường
Tự Do chạy thẳng
Các
anh đi về tuổi đúng hai mươi
(Quách
Thoại)
Tên
riêng của một con đường trở thành một biểu tượng. Như vậy một chữ để chỉ một
hình ảnh, trở thành biểu tượng, khi có chức năng nối kết giữa cái nhìn thấy
và cái không nhìn thấy.
Tư tưởng
và cảm xúc là hai cột trụ của thơ ca, nhưng đó không phải là những diễn tả trừu
tượng mà được thể hiện bằng hình ảnh, ẩn dụ, so sánh, đến lượt các hình ảnh này
phải xuất hiện trong một phương cách hợp lý, tự nhiên. Mấy câu thơ của Mary
Oliver dày đặc hình ảnh dùng để mô tả một câu hỏi siêu hình:
Is
the soul solid, like iron?
Or is
it tender and breakable, like
the
wings of a moth in the beak of the owl?
Who
has it, and who doesn't?
Có phải
hồn ta bằng thể rắn, như sắt
Hay mềm,
dễ vỡ, tựa hồ
Cánh
mối kia trong mỏ chim cú nhọn hoắt
Ai có
tâm hồn, ai không?
Trong
khi ngôn ngữ là viên gạch bắt buộc để xây nên bài thơ như một ngôi nhà, thì có
những viên gạch khác, tuy không thể chỉ ra cụ thể, lồng trong các chữ. Chữ mang
lại thông tin, trong khi hình ảnh chính là hoa của cây, điểm thăng hoa của bài
thơ, sự kết tụ cao nhất của thi tứ. Một lần nữa sự thưởng thức đối với hình ảnh
trong thơ phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh xã hội, thời kỳ. Có những hình ảnh đứng
mãi với thời gian, nhưng có những hình ảnh về sau không còn được yêu chuộng.
6. Giọng
điệu trong thơ
Trong
lời nói hàng ngày, cùng một câu, chỉ cần thay đổi chất giọng, như khi bạn lên
giọng, gắt gỏng, hay khi bạn nói thầm, nghĩa sẽ khác. Giọng điệu của thơ không
thể dễ dàng xếp loại. Như bạn đóng một cánh cửa, khi lịch thiệp, lúc giận dữ.
Có khi giữa hai thứ đó, bạn gây tiếng ồn đủ để mọi người ngạc nhiên quay lại,
nhưng không đến nỗi đóng sầm một cái: đó là hờ hững. Tính ích kỷ hay vô tâm
cũng hiện ra lúc bạn đóng cửa. Tâm hồn cũng có tiếng vang.
Giọng
hài hước:
Hỏi
ô, ô mất bao giờ
Hỏi
em em cứ ỡm ờ không thưa
(Trần
Tế Xương)
Nhưng
lối nói hài hước hay châm biếm phổ biến nhiều hơn trong thơ tiếng Anh, tiếng
Pháp, so với thơ tiếng Việt, có lẽ vì tinh thần u mặc của người phương Tây.
Giọng
khinh bạc:
Hớt tóc
cạo râu là chuyện nhỏ
Ba
ngàn thế giới cũng không to
(Nguyễn
Bắc Sơn)
Trầm
uất:
Thà cứ
ở đây ngồi giữa chợ
Uống
say mà gọi thế nhân ơi
(Nguyễn
Bính)
Dịu
dàng, yêu thương, nhưng thư thả:
Con mắt
ấy vì sao em khép lại
Làn mi kia em thử ngước lên nhìn
Vòng tay đẹp như cành xuân thơ dại
Ngón la đà sao chẳng chịu đưa tin
Làn mi kia em thử ngước lên nhìn
Vòng tay đẹp như cành xuân thơ dại
Ngón la đà sao chẳng chịu đưa tin
(Bùi
Giáng)
Đọc
thơ cũng thế, những bài thơ hay có giọng rõ ràng, hoặc tâm tình, hoặc kêu gọi,
hoặc triết lý. Những bài thơ dở có giọng không rõ ràng, như một người nói lắp,
hay một kẻ suy nghĩ lẫn lộn, hồ đồ.
Cùng
một Tản Đà:
Từ
vào thu đến nay,
Gió
thu hiu hắt,
Sương
thu lạnh,
Trăng
thu bạch,
Khói
thu xây thành
Lá
thu rơi rụng đầy ghềnh,
Sông
thu đưa lá bao ngành biệt ly.
Giọng
tình tứ, say đắm. Trong khi đó:
Cũng
phường dối nước quân ăn cắp,
Cũng
lũ tàn dân giống hại dân.
Đúng
là lời nguyền rủa, sự khinh miệt đối với giới chức cầm quyền bất tài, tham
nhũng, độc ác.
Khi
nói đến giọng điệu và thái độ của người nói, chúng ta sẽ đề cập đến một khái niệm
khác là ý định. Ý định của một bài thơ có thể tìm thấy dựa trên sự phân tích
các đặc điểm của giọng điệu trong bài thơ ấy. Cần chú ý rằng mặc dù có một số
nhà thơ có ý định khi sáng tác, ví dụ trong các bài thơ có tính tuyên truyền
hay kêu gọi, như trường hợp Phan Bội Châu:
Dậy!
Dậy! Dậy!
Bên
án một tiếng gà vừa gáy,
Chim
trên cây liền ngỏ ý chào mừng.
Xuân
ơi xuân, xuân có biết cho chăng?
Nhà
thơ nói với ai? Với thanh niên, đồng bào, với mùa xuân.
Hầu hết
các trường hợp khác, khi phân tích một bài thơ bạn thường dẫn đến kết luận ý định
của nhà thơ ấy, nhưng thật ra khái niệm ý định có thể gây hiểu lầm tai hại.
Ngay cả hiện nay, tôi vẫn ngạc nhiên thỉnh thoảng thấy một nhà thơ hay một nhà
phê bình, dẫn giải về các hoàn cảnh sáng tác với ngụ ý rằng đó là ý định căn bản
của tác phẩm. Ý định của một tác giả không nhất thiết phải là, và cũng không
nên là, thứ chìa khóa vàng để giải thích các giá trị căn bản của một tác phẩm.
Ngay cả khi một nhà thơ viết một bài thơ với ý định ban đầu, thì trong khi viết,
ý định ấy cũng có thể thay đổi, cũng như một người chuẩn bị xây căn nhà, cuối
cùng anh ta có thể xây một căn nhà nhỏ hơn nhưng đẹp hơn hoặc lớn hơn nhưng xấu
hơn rất nhiều so với bản vẽ ban đầu.
7. Nhạc
điệu của bài thơ
Trăng
nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng
thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn
buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi
giọt rơi tàn như lệ ngân
(Xuân
Diệu)
Một
trong những bài thơ có nhạc điệu hay nhất thời tiền chiến. Vần điệu của thơ có
thể được xem như biểu tượng. Khi đọc thơ, ngoài ý nghĩa, ta còn chú ý đến âm điệu,
vì âm điệu là một trong những nguyên cớ làm nên vui thú, khoan khoái của người
đọc. Có những bài thơ gần với ca khúc, nhưng thật ra tất cả những bài thơ hay,
ngay cả thơ tự do, cũng tạo ra một thứ âm nhạc riêng. Sự thích thú của người đọc
trước nhạc tính của bài thơ có thể xếp vào hai loại: sự hợp vần, lên bổng xuống
trầm, du dương; và thứ hai là việc chọn chữ, những chữ đặt cạnh nhau, mà khi đọc
lên bạn cảm thấy sảng khoái. Trong bốn câu thơ trên, có sự lên xuống trầm bổng
của đoạn thơ, thích hợp cho đối tượng mô tả là cây nguyệt cầm, nhưng mỗi chữ, mỗi
cặp chữ đều gây cảm giác vừa lạ vừa quen, dễ nhớ, bạn muốn đọc và ngâm nga: nguyệt
lạnh, đàn buồn, đàn lặng, đàn chậm, rơi tàn, lệ ngân.
Khi đọc
một câu thơ, lắng nghe kỹ các âm, bạn sẽ thấy vần, các nguyên âm và các thanh
là ba yếu tố quyết định tính vần điệu, nhạc điệu của thơ. Tiếng Việt là tiếng
đơn âm, vì vậy dùng nhiều thanh để chỉ các vật khác nhau và có những thanh
không có nghĩa. Trong chữ đa chẳng hạn: đa, đà, đá, đạ, đả, đã,
tùy theo dấu mà có nghĩa khác nhau và chỉ có một chữ không có nghĩa, với dấu nặng.
Trong tiếng Anh, sự nhấn các nguyên âm và các chữ cuối đặc biệt quan trọng hơn
so với một số ngôn ngữ khác, như tiếng Pháp.
Nhạc
điệu trong một câu thơ có thể dùng để phục vụ cho một ý tưởng, nâng một hình ảnh
lên, nhưng cũng có thể tồn tại vì bản thân nó: âm nhạc phục vụ âm nhạc. Sự hiện
hữu của nó là sự vui thú của chính nó.
Lịch
sử không có mục đích.
Nhiều
nhà thơ hiện nay quên mất rằng công việc đầu tiên của thơ và văn chương là vui
thú, khoái cảm. Thơ dở, không gây sảng khoái, bạn không đọc. Có hàng chục người
ra sức viết lời giới thiệu hoa mỹ, dẫn ra lý luận ông tây bà đầm, bạn cũng
không đọc.
Em mơ
cùng ta nhé
Bóng
ngày mai quê hương
(Quang
Dũng)
Vừa
thoáng gặp một câu như thế, như mỹ nhân, ai mà đành lòng quay đi?
Các
nguyên âm và các phụ âm: sự lặp lại các nguyên âm tạo ra vần, sự lặp lại
các phụ âm tạo ra luyến láy.
Phố
xá xôn xao người nhộn nhịp
Tìm
em anh có thấy em đâu
(Lan
Sơn)
Hai
chữ xôn xao, nhộn nhịp mở đường cho câu thứ hai, gây cảm giác bồn chồn,
lạc lõng, thương nhớ.
Những
câu thơ hay bao giờ cũng có âm điệu, nhưng chúng không nhất thiết phải ở mức độ
cao nhất của nhạc tính. Những câu có nhạc điệu đẹp nếu đi kèm với hình ảnh đặc
sắc thì giá trị tăng lên. Tôi dùng chữ đặc sắc là nói về nghệ thuật của nhà
thơ, không nhất thiết hình ảnh phải khác thường, kỳ lạ. Nhiều người tả trăng,
nhưng đến:
Tình
cờ anh gặp lại vầng trăng
Một nửa
vầng trăng thôi, một nửa
(Hoàng
Hữu)
Thì
chúng ta gặp cái xao xuyến do sự va chạm giữa hình ảnh và âm điệu gây nên. Một
nữa mà thành đôi.
Người
xưa thường làm thơ có vần chặt chẽ, hiện nay các nhà thơ buông lỏng vần.
Đủng
đỉnh chiều hôm dắt tay
Trông
thế giới phút chim bay
(Nguyễn
Trãi)
Mặt
khác, nói về tay nghề, các nhà thơ mới viết dùng vần chặt chẽ, người có nhiều
kinh nghiệm hơn thường thả vần nhẹ nhàng. Tuy vậy, sự biến đổi của các quy luật
về vần điệu trong thơ Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất
là phong cách:
Ta nhớ
người xa cách núi sông
Người
xa xa lắm nhớ ta không
(Tú
Xương)
Chú ý
rằng trong các thể thơ có một thể thơ giao hòa với văn xuôi gọi là thơ xuôi.
Đây là ngoại lệ, trong ấy ranh giới của câu thơ bị xóa nhòa, tuy nhiên khi đọc
lên, âm điệu của các câu vẫn có nhạc tính so với một bài văn xuôi bình thường.
Một trong những người làm thơ xuôi đầu tiên có lẽ là nhà thơ Hàn Mặc Tử trong tập
Chơi Giữa Mùa Trăng:
"
Tôi run run khi tôi có cái ý nghĩ: Chị tôi là một nàng Ngọc nữ, một hồn ma, hay
một yêu tinh. Nhưng tôi lại phì cười và vội reo lên: “A ha, chị Lễ ơi, chị là
trăng, mà em đây cũng là trăng nữa!”
Ngó lại,
chị tôi và tôi, thì quả nhiên là trăng thiệt."
Thay
vì tìm cách đối lập các khía cạnh khác nhau của đời sống, nhạc điệu trong thơ mở
ra những liên kết, tìm cách nối lại trạng thái vui và buồn, sợ hãi và hoan lạc.
Nó xuyên qua lớp vỏ nhận thức, vỉa tầng định kiến chính trị, vào sâu cõi vô thức.
8.
Nhân cách hóa
Một
trong những phương pháp so sánh thường dùng trong thơ là nhân cách hóa. Nhân
cách hóa cũng được dùng trong văn xuôi, nhưng xuất hiện trong thơ nhiều hơn. Đó
là phương pháp hình ảnh, chuyển dịch một vật thể không phải người trở nên có
tính chất của một nhân vật. Nhân cách hóa có thể được sử dụng rộng rãi với nhiều
mục đích, nhưng bao giờ cũng thông qua so sánh hoặc ẩn dụ.
Nhân
cách hóa từ thiên nhiên:
Con
sông dùng dằng con sông không chảy
Sông
chảy vào lòng nên Huế rất sâu
(Thu
Bồn)
Thú vật:
Ải Bắc
quân thù kinh vó ngựa
Giáp
vàng khăn trở lạnh đầu voi
(Ngân
Giang)
Một vật
vô tri:
Đôi
khi
ta
như chiếc gàu thả sâu trong lòng giếng
cứ va
đập
va đập
mãi vào bờ đất
cho đến
hồi
chỉ
còn lại một vốc nước nhỏ
(Ý
Nhi)
Những
người đã chết:
At
night the dead come down to the river to drink.
They
unburden themselves of their fears,
Their
worries for us.
Ban
đêm người chết xuống sông uống nước.
Họ cởi
hết sợ hãi,
Những
âu lo mãi vì chúng ta.
Có thể
nhận xét rằng phương pháp nhân cách hóa được dùng nhiều hơn hay ít hơn tùy thời
đại, và đối với các nhà thơ khác nhau. Tôi nhận xét rằng các nhà thơ Việt thời
tiền chiến sử dụng nó nhiều hơn các nhà thơ ở những giai đoạn sau.
Ở
trên chúng ta nhắc đến mưa của Paul Verlaine. Và đây là mưa trên một cái dù của
một nhà thơ Hoa kỳ, cái dù nhân cách hóa.
Umbrella
I
press a button,
and
this black flower
with
its warped pistil
broods
over me
tears
dripping from a dozen
silver
stamens.
It
catches water, this flower,
and
sheds it,
consent
to wilt in a closet
like
some wrinkled mourner
between
funerals.
(Duane
Ackerson)
Tôi
nhấn nút,
bông
hoa màu đen
xòe
ra, đài hoa liền cong lại
che
phủ mái đầu tôi
nước
nhễu xuống từ hàng chục nhị hoa
óng
ánh bạc
Nó hứng
nước, bông hoa này
và hắt
tung tóe ra
rồi
tàn úa trong một góc nhà
như một
người goá phụ
ở giữa
những lần đám tang.
Hoa
màu đen thì đối lập. Đối lập thế nào? Nó nở trong mưa và héo úa khi trời nắng đẹp.
Đối lập giữa những điều gì? Giữa sự sống và cái chết, nắng và mưa, vui buồn, được
mất. Giữa thống hận và tình yêu.
9.
Các thể thơ
Thể
thơ là hình thức, tức là thể. Thể được quyết định bởi chức năng, ngược lại, chức
năng cũng được quyết định bởi thể.
Thể
thơ là vấn đề lớn trong nghệ thuật. Đó là những quy ước về việc sắp xếp các chữ,
các vần, số âm tiết, sự hợp vần giữa các chữ và các câu, sự lặp lại trong một
khổ thơ, sự lặp lại giữa các khổ thơ. Ba loại thơ căn bản là thơ trữ tình, thơ
tự sự và thơ có tính kịch hay kịch thơ. Có những loại thơ ít phổ biến hơn hoặc
mới mẻ hơn như trường thi hay trường ca, thơ xuôi hay thơ văn xuôi.
Trong
khi chữ, phép so sánh và ẩn dụ, phép nhân cách hóa, câu thơ, làm nên những phần
tử cấu trúc căn bản của một bài thơ, thì thể thơ, như lục bát, đường luật, năm
chữ, bảy chữ, thơ tự do, tạo ra một cấu trúc cao hơn, toàn thể. Bất cứ một thể
thơ nào cũng dựa trên sự lập lại. Sự lập lại dễ thấy, nhưng không hạn chế, ở sự
hiệp vần, ví dụ trong thể lục bát là giữa câu sáu và câu tám, trong thất ngôn
đường luật là giữa các câu, một, hai, bốn, sáu, tám, vân vân.
Mặc
dù thơ ca có bản chất sáng tạo, việc lập lại trong thơ chứng tỏ điểm quan trọng
khác. Cũng như bất cứ nghệ thuật nào, thơ có tính quy ước. Quy ước là gì? Đó là
sự chờ đợi, đoán định của người đọc hay người thưởng thức. Tôi xin lấy một ví dụ
dễ hiểu. Có những vở kịch hay cuốn phim chúng ta xem đi xem lại nhiều lần. Điều
đó chứng tỏ việc muốn biết hồi sau kết cục ra sao của một câu chuyện tình hay
phiêu lưu mạo hiểm chỉ là một trong các nhu cầu. Nhu cầu khác là người đọc muốn
thưởng thức lời văn hay sự diễn xuất. Trong sự thưởng thức ấy, có sự chờ đợi.
Như vậy, chờ đợi là một nhu cầu thẩm mỹ. Đó là sự lập lại, với các biến đổi hợp
lý.
Hãy
tưởng tượng ra em
Ở một
căn nhà lạ
Mình
em một ngôn ngữ
Mình
em một màu da
Mình
em một màu mắt
Mình
em một lệ nhòa
(Trần
Mộng Tú)
Về mặt
thông tin những chữ mình em lập lại không đem lại điều gì mới, nhưng
chúng ta vẫn muốn chúng lập lại, vì đó là sự xúc động lập lại.
Người
đọc tiếng Việt cần nắm vững các thể thơ truyền thống và hiện đại của Việt Nam,
nhưng cũng cần làm quen với các thể thơ của các nước khác, văn hóa khác. Thơ tiếng
Việt hay Việt hóa: lục bát, song thất lục bát, thơ Đường, thơ bảy chữ, tứ tuyệt
bảy chữ, tứ tuyệt năm chữ, thơ tự do, và gần đây, thơ tân hình thức.
Thơ
nước ngoài: thể sonnet (xô nê), thơ haiku (hài cú), thể ballade, thể rondeau,
thể sestina, thể villanelle, thể ghazal.
Thơ haiku thường
gồm ba câu, dựa trên âm tiết (syllables): năm, bảy, năm. Hiện nay được học sinh
các trường trung học châu Âu và Bắc Mỹ sáng tác nhiều.
Yare
utsu na (5)
Hae
ga te o suru (7)
Ashi
o suru (5)
(Kobayashi
Issa)
Oh
don't swat
The
fly rubs hands
Rubs
feet
(bản
tiếng Anh của William Higginson)
Ô, đừng
đập nó chứ
Con
ruồi đang gãi hai bàn tay
Đang
gãi hai bàn chân
Hay
đang cầu nguyện? Thơ hài cú là nghệ thuật bắt được một giây lát, biến nó thành
vĩnh hằng.
Thể sonnet phổ
biến trong tiếng Ý, tiếng Pháp, Anh, Nga và nhiều ngôn ngữ khác từ thế kỷ 16,
có lẽ cùng với với Shakespeare. Thoạt tiên đây là loại thơ tình hoặc có tính chất
tôn giáo. Các nhà thơ nhiều nước hiện nay vẫn còn sáng tác theo lối này, nhưng
mở rộng đề tài sang các lãnh vực khác. Bài thơ gồm mười bốn câu. Trong truyền
thống châu Âu, bài thơ chia làm hai khổ, khổ đầu gồm tám câu (octave), khổ thứ
hai sáu câu (sestet). Mỗi dân tộc có thể có một truyền thống sonnet khác nhau
tùy theo đặc điểm ngôn ngữ, như tiếng Anh khác với tiếng Ý, tiếng Pháp. Nếu có
dịp so sánh bạn sẽ thấy trong tiếng Anh, việc hiệp vần không quan trọng bằng
trong một số ngôn ngữ khác. (**)
Các
nhà thơ Ả Rập dùng thể thơ ghazal: thể thơ này xuất phát từ Nam Á vào thế
kỷ XII, sau đó được xiển dương bởi hai nhà thơ lớn, Rumi và Hafiz. Hiện nay
cũng rất phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ, cùng với làn sóng di dân từ vùng Vịnh và
các nước Ả rập (***).
Thơ
Tân hình thức là thể thơ mới, phát sinh ở Mỹ cuối thế kỷ 20, được giới thiệu
vào thơ Việt Nam ở hải ngoại và trong nước mấy chục năm trở lại đây, ngày càng
trở nên quen thuộc. Những đặc điểm của thể thơ này là kỹ thuật vắt dòng, lối kể
chuyện, vần điệu, số chữ của câu gần như không đổi trong cùng một bài thơ, tính
đối thoại và hài hước.
Bạn
nên làm quen với sự khác biệt giữa các thể thơ và các biến đổi bên trong mỗi thể
thơ để ngày càng có cái nhìn rộng rãi hơn đối với mọi thay đổi táo bạo trong
nghệ thuật. Ngày nay, thể thơ tự do được dùng quá phổ biến đến mức gây ra những
hậu quả sau đây:
- Nhiều
nhà thơ không biết làm thơ có vần. Tức là tự lược bỏ đi các phương tiện của
mình.
- Nhiều
độc giả không quen với thơ tự do, nên quay lưng lại với thơ nói chung.
Thơ tự
do không phải là một kiểu thơ tự nhiên, trời sinh ra vốn có, mà là một chọn lựa
có ý thức của nhà thơ. Nói cách khác, tôi cho rằng trong những trường hợp mà ý
tưởng hay hình ảnh phá vỡ các hạn chế của câu thơ, không cho phép vần điệu trói
buộc được mình, thì thể thơ tự do tự nhiên phát sinh. Có những quy ước riêng được
xác định bởi chính tác giả.
Toàn
bài xoay quanh một ẩn dụ:
Em bỗng
chín đỏ như trái cây chạm mặt trời
mùa hạ
Trái cây hoang dã
Vùng biển nâu
En chín đỏ
Mà sao không hái được
Rồi em sẽ rụng nằm trong cát
Bỏng rẫy mặt trời hoang
mùa hạ
Trái cây hoang dã
Vùng biển nâu
En chín đỏ
Mà sao không hái được
Rồi em sẽ rụng nằm trong cát
Bỏng rẫy mặt trời hoang
(Hoàng
Hưng)
Hai
câu cuối rất đặc biệt.
Và
đây là lối nói thẳm sâu mà hờ hững của Robert Creeley:
What
did you say to me
that
I had not heard.
She
said she saw
a
small bird.
Where
was it.
In a
tree.
Ah,
he said, I thought
you
spoke to me.
Em
nói gì với anh
mà
anh nghe không rõ.
Cô bảo
cô nhìn thấy
một
con chim nhỏ.
Nó ở
đâu vậy.
Ở
trên cây.
À,
anh bảo, vậy mà anh tưởng
em
nói với anh đây
Mỗi
khi có dịp đọc bài này, The Bird, tôi đều mỉm cười, ngẫm nghĩ, đôi khi thấy
thương tiếc bồi hồi.
Thơ
là âm nhạc của ngôn ngữ được tổ chức thành câu. Không kể ngoại lệ của thơ xuôi,
cấu trúc một bài thơ bao giờ cũng xoay quanh câu thơ.
Như vậy
chức năng của một câu trước hết là chức năng về âm điệu. Chỉ bằng cách lắng
nghe từng câu trong bài thơ, lắng nghe toàn bài thơ, bạn mới hiểu tác dụng của
một câu, tại sao lúc này thì bảy chữ, lúc kia năm chữ vân vân.
Nhưng
thế nào là một câu thơ?
Có
nhiều cách trả lời. Đối với những thể thơ cố định, có luật, số chữ trong một
câu được quy định sẵn. Nhưng thơ tự do không có sự quy định bó buộc ấy. Có những
thể cố định, nhưng tác giả phá đi, đưa vào cách tân lạ.
Mùa
thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly
Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công trường lá đổ
Ngóng em kiên khổ phút, giờ
(Cung Trầm Tưởng)
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly
Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công trường lá đổ
Ngóng em kiên khổ phút, giờ
(Cung Trầm Tưởng)
Các
câu sáu chữ đi sau đoạn bốn chữ là một sáng tạo.
Thật
ra sự bó buộc chỉ có tính hình thức. Khi bạn viết một câu thơ, chính câu đầu
tiên sẽ quyết định thể thơ của toàn bài. Chẳng hạn khi Du Tử Lê viết:
Tôi
là chim bói cá
Câu
năm chữ với tính chất âm nhạc riêng của nó. Nhà thơ ấy khó có thể viết một câu
thứ hai sáu chữ, chẳng hạn:
Trên
một cọc nhọn trăm năm
Nếu bạn
cố tình dùng sáu chữ, dù chỉ một lần thôi, bạn đã bẻ ngoặt dòng chảy.
Tình
hình khó hơn đối với thơ tự do, không ràng buộc số chữ. Chẳng hạn:
Một
tên trộm bẻ khóa vào nhà
Và thản
nhiên đi ra
Câu ấy
thật ra có thể và nên được viết như sau:
Một
tên trộm bẻ khóa vào nhà và thản nhiên đi ra
Như
thế sự ngắt dòng của một câu thơ phải có lý do nội tại. Nếu không có lý do
cụ thể nào, câu thơ cần phải viết một mạch.
Các
câu được quyết định phần lớn bởi ý định của chúng, nhưng cũng còn bởi âm điệu,
sự hiệp vần. Sự ngắt dòng trong thơ là khái niệm quan trọng. Sau đây là những kỹ
thuật ngắt dòng khác nhau:
-Câu
thơ trùng với câu văn phạm, tròn nghĩa. Ví dụ:
Em muốn
thơ em hoàn toàn vui
(Thu
Hồng)
- Nhiều
hơn một câu:
Ngàn
mai gió cuốn, chim bay mỏi
(Bà
Huyện Thanh Quan)
-Câu
thơ không trùng với câu văn phạm, khi được ngắt dòng, mạch văn chính vẫn còn kế
tục vào câu sau đó. Ví dụ:
Người
ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải
đường xa vút bóng chiều phong
(T.T.
Kh)
Sự ngắt
câu thơ không theo văn phạm tạo ra một thứ tác dụng khác đặc biệt chỉ có trong
thơ. Đọc kỹ và đọc lớn tiếng một câu thơ được ngắt dòng ở giữa chừng, và vắt
qua câu sau, còn gọi là sự vắt dòng, bạn sẽ thấy tác dụng về âm điệu. Sự ngắt
dòng không theo luật văn phạm thường có hai mục đích: hiệu ứng về nghe và hiệu ứng
về nhìn. Sự ngắt dòng nếu được chú ý sẽ giúp người đọc có nhiều cách đọc khác
nhau đối với cùng một bài thơ. Trong các ngôn ngữ đa âm, sự ngắt câu còn
nhiều biến dạng phong phú khác, mà ngôn ngữ đơn âm của Việt Nam không làm được.
Các nhạc sĩ khi phổ nhạc cho các bài thơ, tôi tin rằng, dù ý thức hay không,
cũng đều thực hiện thao tác căn bản này.
Anh
còn nợ em
Dòng
xưa bến cũ
Dòng
xưa bến cũ
Con
sông êm đềm
Anh
còn nợ em
Chim
về núi nhạn
Trời
mờ mưa đêm
Trời
mờ mưa đêm
Nhạc
sĩ Anh Bằng phổ nhạc bài thơ của thi sĩ Phan Anh Tài, đã dùng thao tác đọc các
câu thơ khác nhau, lặp lại, khi tạo ra lời cho ca khúc nổi tiếng của ông. Trong
nguyên tác, các bài thơ ít khi có sự lặp lại đó.
Hiện
nay, nhiều người có khuynh hướng viết những câu dài, nối qua nhiều hàng, kết hợp
với kỹ thuật vắt dòng, khái niệm câu thơ được mở rộng. Đối với trường hợp này,
cách ngắt câu dừng lại sau mỗi câu thơ có thể sử dụng hơi thở như một chuẩn mực.
Bạn có thể tưởng tượng một người thổi kèn hay sử dụng các nhạc cụ hơi, nhận thấy
cách trình diễn của họ gắn bó với hơi thở. Các câu thơ dài ngắn khác nhau,
nhưng bao giờ cũng biểu hiện một nhu cầu âm nhạc nội tại. Trong khi đó ở những
bài thơ kém, việc ngắt câu tùy tiện, những câu dài hay ngắn không căn cứ vào
các quy luật thống nhất.
Cũng
cần biết rằng đối với loại thơ cụ thể, thơ thị giác, câu dài ngắn tùy thuộc vào
hiệu ứng của mắt nhìn. Sự sắp xếp các chữ trên trang giấy, ví dụ theo hình của
giọt mưa, cánh hoa, cái dù, là kiểu sắp xếp khác.
Như vậy
các yếu tố tạo nên một câu thơ có thể có nhiều: ý nghĩa, nhạc điệu, hình dáng.
Một bài thơ không chỉ là phép tổng cộng của các chữ, mà có một điều gì đó lớn
hơn nữa, đằng sau các nghĩa ấy, cũng đang hoạt động.
Câu
thơ không phải là một hiện tượng huyền bí, tự thân. Câu thơ chỉ tồn tại với ý
nghĩa đầy đủ trong mối quan hệ với các câu khác và các yếu tố khác như cú pháp,
hình ảnh, âm điệu của toàn bài.
11.
Vai trò của độc giả
Ngày
nay, một phần nhờ lý thuyết tiếp nhận, người ta biết rằng giá trị của một tác
phẩm phụ thuộc rất nhiều vào cách tiếp nhận của người thưởng thức.
Đọc
thơ, bạn cần dành thời gian rèn luyện. Chọn cách tìm hiểu một tác phẩm tùy ở sở
học, ý thích riêng, thói quen, nhưng có những phương pháp dễ hiểu hơn phương
pháp khác. Đến một lúc, đã quen, bạn có cảm giác như khi đọc một bài thơ, tác
giả đang trò chuyện, tâm sự với bạn. Những gợi ý cho một bài thơ, cũng như những
dấu vết trên đường đi bao giờ cũng nằm sẵn đâu đó. Nếu bạn có lần nào được biết
ý kiến của một người khác, đọc cùng một bài thơ mà bạn yêu thích, bạn sẽ ngạc
nhiên thấy người đó nghĩ khác bạn ít nhất trên ba điều:
- Về
ý nghĩa của bài thơ
- Về
cái hay của bài thơ
- Về
điều thích nhất
Bất cứ
một cuộc thảo luận nào đều cần dựa vào các yếu tố:
- Xuất
xứ của bài thơ, hoàn cảnh ra đời, một ít tiểu sử của tác giả, tối thiểu cũng là
áng chừng năm bài thơ ấy được viết (ví dụ một bài thơ được viết những năm 60,
những bài thơ được viết thời tiền chiến trước 1945)
- Văn
bản tác phẩm. Đây là yếu tố quan trọng nhất.
- Dư
luận khen chê, nhận định của giới phê bình.
Nhiều
người cho rằng một bài thơ là tác phẩm hoàn tất, như một cái máy, đúng hơn là cỗ
máy hoàn chỉnh, tự vận động với quy luật của nó. Nhiều người khác cho bài thơ
chỉ được đặt trong bối cảnh, văn cảnh, như xã hội, lịch sử, văn hóa. Không có
môi trường bên ngoài, bài thơ mất hết ý nghĩa của nó.
Thơ
có thể được hiểu, cắt nghĩa, yêu mến, mà người đọc không cần phải có kiến thức
về tiểu sử tác giả, hoàn cảnh sáng tác, các yếu tố liên văn bản. Cách đọc thơ
hay nhất là đọc một cách hồn nhiên, đi thẳng vào, ít nhất là trong lần đọc đầu
tiên. Tuy nhiên có những bài thơ cần kiến thức bổ sung. Ví dụ bài thơ sau đây của
Langston Hughes:
Harlem
What
happens to a dream deferred?
Does
it dry up
like
a raisin in the sun?
Or
fester like a sore-
and
then run?
Does
it stink like rotten meat?
Or
crust and sugar over-
like
a syrup sweet?
Điều
gì xảy ra cho giấc mơ bị hoãn lại?
Liệu
nó có khô đi
Như
trái nho phơi dưới mặt trời?
Hay
mưng mủ như vết thương-
Và chảy
nước?
Liệu
nó có hôi rình như thịt cá để ươn?
Hay
khô queo, phủ đường
Lên
nước lịm ngọt ngào?
Bạn
không thể hiểu một cách sâu sắc, nếu không biết rằng Hughes là nhà thơ da đen,
Harlem ở New York, và hoàn cảnh của người da đen đầu thế kỷ trước, khốn khổ. Mặt
khác, để hiểu sự khác nhau giữa thơ cổ điển và thơ đương đại, bạn so sánh chúng
với câu thơ sau của Trần Huyền Trân:
Khóc
nhau ném chén tan tành
Nghe
vang vỡ cái bất bình thành thơ
Đó là
tiếng động của tâm hồn thanh cao bị vây khổn, khi thì trong cảnh mất nước, trước
đây, khi thì giữa cảnh trí thức nô lệ, sau này.
Đối với
cả những người có kiến thức về hoàn cảnh, xuất xứ, một bài thơ cũng có thể mang
ý nghĩa mới nằm ngoài sự tiên liệu của người ấy. Vì văn bản chứa khả năng thay
đổi về ý nghĩa và thẩm mỹ. Bạn cần huấn luyện cho mình khả năng lượng giá, khả
năng này dựa trên sự phân biệt các đẳng cấp. Không có đẳng cấp trong thơ thì
không có tiến bộ. Nguyễn Trọng Tạo có bài thơ "Gởi người đọc" nói về
việc phân biệt khó khăn này giữa thơ hay và thơ dở, rất dí dỏm:
Không
phải ai cũng hiểu thơ ca
Cũng
như tôi không hiểu xe máy
Chiếc
xe cũ người ta sơn lại
Tiếng
máy nghe cũng êm
Công
việc đọc thơ là hiểu biết, cảm thông, ghi nhận, chia sẻ. Đối với nhiều người, sự
sáng sủa, rõ nghĩa, làm họ an tâm hơn mờ ảo. Hầu hết người đọc cảm thấy nhẹ
nhõm khi đọc một bài thơ rõ nghĩa. Nhu cầu hiểu trọn vẹn, nắm hết các ý nghĩa,
ai nhắc đến có thể tóm tắt trong một câu, nhu cầu ấy là có thật. Một bài thơ có
thể rõ nghĩa ngay trong một lần đọc, thường do mục đích của các nhiệm vụ tuyên
truyền, rao giảng.
Trai
thời trung hiếu làm đầu
Gái
thời tiết hạnh là câu trau mình
Cụ Đồ
Chiểu viết những câu thơ như thế với mục đích dễ hiểu và dể nhớ. Người ta không
có gì để suy nghĩ hay bàn cãi về những câu như thế cả, trừ khi về nội dung của
nó, chẳng hạn, trung hiếu nghĩa là gì, trung với ai, hiếu với ai,
nghĩa của chữ tiết hạnh ngày nay thay đổi ra sao, vân vân.
Nhưng
một bài thơ có nghĩa phức tạp hơn, huyền ảo hơn, mang lại những cách cắt nghĩa
khác; sự khác nhau này làm nên tính phân vân, hoài nghi của văn bản. Mỗi cây
mai, cây đào, tulip, mẫu đơn, khi mùa xuân đến, chắc chắn sẽ ra hoa như những
năm trước: hoa mai vàng năm cánh, hoa mẫu đơn nhiều cánh, nhiều màu, nhưng
chúng lại khác năm trước, mỗi bông đều khác nhau. Một bài thơ hay thường có hai
tính chất ấy, vừa giữ được những tính căn bản, ổn định, những đặc
trưng thẩm mỹ của cái đẹp xưa nay đã được công nhận, sự mới mẻ, ngạc
nhiên, sự say đắm.
Thật
ra sự say đắm cần cả hai: ổn định và mới mẻ.
Ngày
nay nếu ngẫu nhiên mở một trang, báo giấy hay báo mạng, khả năng bạn tìm được một
bài thơ hay là bao nhiêu phần trăm?
Tôi
cho rằng đó là con số rất nhỏ. Vì vậy công việc đầu tiên của người đọc thơ là
tìm cách loại cho bằng được các bài thơ kém ra khỏi danh sách đọc của mình. Tất
nhiên, bạn cần đến kinh nghiệm. Khi bạn bắt đầu xác định được, ít nhất là đối với
chính bạn, thế nào là một bài thơ hay hoặc làm bạn thích, bạn sẽ tiếp tục đọc để
mở rộng kinh nghiệm ấy. Những năm cuối bậc trung học có thể là nơi gầy dựng hay
chôn vùi vĩnh viễn lòng yêu văn chương của nhiều người.
Một
bài thơ thực sự không có ý định làm bạn rối trí. Tuy nhiên nhiều người cho rằng
thơ hiện đại, hay hậu hiện đại, khó đọc, khó hiểu. Trong lời than phiền ấy, có
một phần sự thật, nhưng không phải tất cả. Nhà thơ và nhà phê bình nổi tiếng
Randall Jarrell có nói rằng những người nào than phiền thơ hiện đại là khó hiểu
thật ra là những người không bao giờ đọc thơ.
Tôi
không đồng ý. Ngay cả những người thích đọc thơ nhất vẫn gặp những bài thơ khó
hiểu. Có nhiều trường hợp:
- Đó
là một bài thơ hay nhưng mới, người đọc và người phê bình chưa tiếp cận được về
phương pháp.
- Đó
là một bài thơ viết đã lâu nhưng chữ dùng ngắn gọn, không có nhiều gợi ý, ngôn
ngữ gián đoạn không liên tục, có những câu thơ có điển tích hoặc chỉ được hiểu
trong các bối cảnh lịch sử nào đó.
- Và
cuống cùng, rất hay gặp: một bài thơ dở.
Phân
tâm học của Jung cho rằng trong bản thân mỗi người chúng ta có hai cái tôi, cái
tôi biểu hiện bên ngoài, như căn cước của mỗi người trong xã hội, và cái tôi được
giấu kín, bị chúng ta từ chối không chấp nhận, tồn tại như cái bóng. Khái niệm
cái tôi và cái bóng của nó có thể chỉ ra tác dụng của thơ ca đối với con người.
Cái tôi thứ hai, bị từ chối ấy, không những chỉ chứa đầy bóng tối, sự cám dỗ, tội
lỗi, mà còn chứa những tiềm năng lớn lao, năng khiếu, sở thích, những sức mạnh
tinh thần khác. Đọc thơ và làm thơ, bạn tình nguyện mang những phần xúc cảm được
giấu kín biểu hiện ra ngoài, bạn tập nói lên sự thật hay tập lắng nghe sự thật
và chia sẻ chúng.
12.
Hãy để bài thơ thay đổi bạn
Một
ngôn ngữ của xúc cảm làm người ta liên kết lại, một ngôn ngữ của sự thật mang tới
lòng tin. Những bài thơ thành công, cũng như tình yêu đích thực, có khả năng mở
những cánh cửa. Khi con người thất vọng, chán nản, thơ ca làm dịu lại, nhưng
không chỉ bằng niềm an ủi, nó còn mang lại sự liên tưởng, gợi ý. Thơ làm giàu
thời gian và thời gian chữa lành vết thương. Bài thơ xây đắp mảnh đất mới trong
xứ sở tâm hồn, gieo hạt giống mới, đi từ mùa màng đau khổ đến mùa hy vọng. Thơ
và âm nhạc thường buồn, nhưng đó không phải là nỗi buồn hư vô, tuyệt vọng, mà
là sự đánh thức.
In a
play, the actors cry out
But
in the poem the words
themselves
cry out
(George
Oppen)
Người
nghệ sỹ khóc trong vở kịch
Nhưng
chữ của thơ ca
Chính
chúng phải khóc òa
Bạn dừng
lại lâu ở câu thơ bạn thích. Không phải ngẫu nhiên mà người xưa ngâm đi ngâm lại
một hay hai câu nào đó. Trong một câu hay, có lực hấp dẫn kéo bạn trở lại, giữ
bạn trong căn phòng của nó, di chuyển trên hệ tọa độ của nó. Một câu thơ hay
làm một khoảnh khắc dừng lại.
Ô hay
buồn vương cây ngô đồng
Vàng
rơi! Vàng rơi! Thu mênh mông
(Bích
Khê)
Tôi
thường đọc lại câu này. Khoảnh khắc đẹp. Bạn không muốn qua nhanh, bạn muốn nó
dừng lại. Thiên nhiên thơ mộng vì con người thơ mộng. Chủ nghĩa lãng mạn, và sự
nối dài qua chủ nghĩa tượng trưng, là người yêu của bầu khí quyển ấy, nâng đỡ
nó, làm giàu nó. Do hoàn cảnh lịch sử, người Việt đã từ bỏ chủ nghĩa lãng mạn
quá sớm, như một thai nhi chưa trưởng thành đã rời bụng mẹ.
Có lẽ
không một nghệ thuật nào đòi hỏi người tiếp nhận mở hết lòng như đối với thơ
ca, tập cách nhìn ngôn ngữ như con đường đi tới đời sống mới mẻ. Không những
người viết mà cả người đọc cũng được tắm gội trong dòng sông đến hai lần. Lần đầu
như bản thân tồn tại, như lịch sử, lần thứ hai như quá trình thơ ca.
You
must become an ignorant man again
And
see the sun again with an ignorant eye
And
see it clearly in the idea of it
(Wallace
Stevens)
Bạn
phải trở thành một gã khờ
Và tập
nhìn mặt trời với đôi mắt ngây thơ
Và
nhìn nó rõ ràng trong quầng sáng ý tưởng về chính nó
Trong
thơ tự do, nhà thơ cần viết một câu rõ ràng, viết cho xong, và chỉ xuống dòng
khi đã xong cái khoảnh khắc mà câu thơ ấy mang lại. Chiều dài của một câu thơ
tương tự như chiều dài của một câu nói, trong khi bạn thực sự nói. Có người nói
dài, có người nói ngắn, một phần tùy hơi thở của mình, sức khỏe của mình, thói
quen của mình. Nhưng đó phải là câu nói của bạn. Vì vậy một câu thơ tự đầy đủ
như một câu thơ, tức là một chi tiết toàn vẹn của tổng thể, một phần của tổng
thể, nhưng là một phần toàn vẹn.
Một
bài thơ hay tự nó làm dễ cho người đọc. Một bài thơ không thành công làm người
đọc tìm kiếm vất vả đường vào. Một câu thơ là một khoảnh khắc độc lập, đứng bên
cạnh những khoảnh khắc khác, một dụng cụ độc lập đứng bên cạnh những dụng cụ
khác. Tín hiệu và phương tiện xây dựng nên một câu thơ chính là sự ngắt dòng.
Nguyên
tắc của ngắt dòng: khi nào câu nói của bạn cần chỗ nghỉ hơi, câu nói ấy phải
được ngắt ra làm đôi. Khi nào câu nói của bạn là một câu liên tục, không
có chỗ nào dừng lại, thì không nên dừng lại: bạn không nên xuống dòng. Lòng yêu
thích đối với một bài thơ bắt đầu bằng việc bạn thú vị đối với câu thơ của nó.
Sóng
gợn tràng giang buồn điệp điệp
Tự một
mình đầy đủ là một con sông. Bạn đọc lên lần nữa, nghĩ tới một dòng sông, mặt
nước, buổi chiều mùa đông. Rồi nghĩ xa hơn nữa, bạn đang ở đâu đó, một mình. Rồi
bạn nghe tin về một người thân.
Người
thân nào vậy?
Thơ
đích thực, cũng như tình yêu đích thực, mở ra, đi vào, tìm lại, thay đổi.
Thơ
có thể thương thảo với số phận, đẩy lùi biên giới của nó, như ngọn đèn đẩy lùi
bóng đêm. Thơ có thể làm bạn khóc nhiều hơn nhưng không phải để làm bạn ngã
lòng. Một bài thơ dở không mang lại an ủi, can đảm. Giá trị thẩm mỹ của bài thơ
và sự thật không phải khi nào cũng đi đôi với nhau, đặc biệt đối với thơ thế sự
và thơ chính trị. Một bài thơ không đúng sự thật vẫn có sức hấp dẫn đối với một
số người, với nhiều người, nhưng trước sự thật, không thể kéo dài sự lừa dối của
nó mãi.
Bất kỳ
một người nào với tâm trí bình thường cũng làm chủ được tiếng mẹ đẻ, và biết sử
dụng chúng hàng ngày một cách hiệu lực, trong việc học hành, buôn bán làm ăn,
ra lệnh, dạy dỗ, châm biếm, đả kích, thuyết phục, khiển trách, tỏ tình. Hầu hết
mọi người khi đã qua giai đoạn trung học, đều quên đi một thứ ngôn ngữ khác, họ
đã từng tiếp cận một lần, nhưng không bao giờ quay trở lại. Đó là ngôn ngữ thơ
ca. Chỉ cần một lần bạn lắng nghe bài thơ, dừng lại lâu hơn trong căn phòng của
ngôn ngữ, chỉ cần một cuộc đối thoại, bạn lại lập tức trở về căn nhà cũ, mái
ngói âm dương, góc phố nơi bạn lần đầu thấy hoa vông vang, nơi sâu thẳm nhất của
một người.
Trong
khi bạn học cách phân biệt một bài thơ thật dở và một bài thơ thật hay, cũng
như học cách phân biệt một người thật tốt và bao dung với một người thật xấu và
đố kỵ, hẹp hòi, bất kể quá khứ nào, lập trường chính trị của họ ra sao, và các
thứ lưng chừng giữa hai đối cực ấy, vốn nhiều hơn vì bao giờ mà chẳng vậy, bạn
làm thăng tiến các giá trị tinh thần và văn hóa không những của bạn mà còn của
cộng đồng mà bạn thuộc về. Hãy tưởng tượng những người trẻ tuổi, và tất nhiên cả
những người già, thay vì chỉ biết cuối tuần la cà nhậu nhẹt quanh bàn tiệc, ngồi
hàng giờ chơi game trước máy điện toán, hay dán mắt vào truyền hình, hãy tưởng
tượng những người ấy thỉnh thoảng đi dự một buổi đọc thơ đâu đó, và khi ra về
còn nhớ một hoặc hai câu thơ, giản dị như thế này:
I
asked God if it was okay to be melodramatic
And
she said yes
I
asked her if it was okay to be short
And
she said it sure is
(Kaylin
Haught)
Tôi hỏi
Thượng đế điệu đàng cải lương có được không
Ngài
bảo được thôi
Tôi hỏi
Ngài lùn có được không
Ngài
bảo lùn vẫn đẹp con ơi
Bạn
thấy nụ cười trên môi một cô gái mới lớn, lòng tự tin, sự khiêm tốn một cách
dũng cảm, sự dũng cảm một cách khiêm tốn, đã bị dập nát, nay được vực dậy.
Còn
gì nữa? Thấy sự thật trong suốt như pha lê: bạn nhìn thấy thay đổi.
a.
Các sách tham khảo:
Văn
6, Cảm Hứng Nghệ Thuật, Nhóm Cánh Buồm, nhiều tác giả, NXB Tri Thức, 2015
Tạp
Chí Sông Hương, Liên hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật Thừa Thiên Huế, các số năm
2014- 2015
Ẩn Dụ,
Cuộc Phiêu Lưu Của Chữ, Trần Hữu Thục, NXB Người Việt, 2015
Thi
Nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân, NXB Văn Học tái bản, 2014
Thơ Đến
Từ Đâu, Nguyễn Đức Tùng, nhiều tác giả, NXB Lao động, 2009
30
Tác Giả Văn Chương, Vũ Quần Phương, NXB Giáo dục, 2009
Une
Anthologie de la Poesie Amoureuse, Jean Orizet, NXB Bartillat, 2007
Du Tử
Lê 50 Năm, nhiều tác giả, Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam, 2007
The
Oxford Book Of American Poetry, David Lehman, NXB Oxford, 2006
The
Art of Reading Poetry, Harold Bloom, NXB Perennial, 2004
Thơ
Việt Nam Thế Kỷ XX, Nguyễn Bùi Vợi, NXB Giáo Dục, 2004
Poetry
180, Billy Collins, NXB Random House, 2003
How
poetry works, Phil Roberts, NXB Penguin, 2000
Mắt
Thơ, Đỗ Lai Thúy, NXB Văn hóa Thông tin, 2000
The
compact Bedford introduction to literature, Michael Myer, NXB Bedford, 2000
Thơ
Và Mấy Vấn Đề Trong Thơ Việt Nam Hiện Đại, Hà Minh Đức, NXB Giáo Dục, 1998
A
field guide to contemporary poetry and poetics, Stuart Friebert, NXB Oberlin
College, 1997
20th
Century Poetry & Poetics, Gary Geddes, NXB Oxford, 1996
Thơ
Tình, tuyển tập, Thái Doãn Hiểu và Hoàng Liên biên soạn, NXB Trẻ, 1994
Bốn
Mươi Năm Thơ Việt Nam 1945-1985, Thi Vũ, NXB Quê Mẹ, 1993
Tìm
Hiểu Nghệ Thuật Thơ VN, Ng Hưng Quốc, NXB Quê Mẹ, 1988
b.
Trích dẫn:
(*)
Theo tài liệu của nhà ngôn ngữ học Nguyễn Phan Cảnh
(**)
Các thể thơ nước ngoài, chưa được Việt hoá, hầu hết chỉ có thể nghiên cứu trong
ngôn ngữ gốc.
Sự hiệp
vần cũng thay đổi tùy theo từng tác giả, từng truyền thống khác nhau. Một bài
thơ tiếng Pháp của Pierre Corneille, mở đầu:
D’un
accueil si flatteur, et qui veut que j’espère,
Vous payez ma visite alors que je vous vois,
Que souvent à l’erreur j’abandonne ma foi,
Et croîs seul avoir droit d’aspirer à vous plaire.
Vous payez ma visite alors que je vous vois,
Que souvent à l’erreur j’abandonne ma foi,
Et croîs seul avoir droit d’aspirer à vous plaire.
Câu
hai và câu ba vần với nhau, câu một và câu bốn vần với nhau.
Sonnet
trong tiếng Anh, như trường hợp Shakespeare, có thể có vần kiểu khác. Đoạn mở đầu:
But
wherefore do not you a mightier way
Make war upon this bloody tyrant, Time?
And fortify your self in your decay
With means more blessed than my barren rhyme?
Make war upon this bloody tyrant, Time?
And fortify your self in your decay
With means more blessed than my barren rhyme?
Câu một
và ba vần với nhau, câu hai và bốn vần với nhau.
(***) Trong
bài "Hôn nhân dị chủng", nhà thơ công huân Hoa kỳ Natasha Trethewey
dùng thể thơ ghazal để kể một câu chuyện.
Miscegenation
In
1965 my parents broke two laws of Mississippi;
they went to Ohio to marry, returned to Mississippi.
They crossed the river into Cincinnati, a city whose name
begins with a sound like sin, the sound of wrong—mis in Mississippi.
A year later they moved to Canada, followed a route the same
as slaves, the train slicing the white glaze of winter, leaving Mississippi.
Faulkner's Joe Christmas was born in winter, like Jesus, given his name
for the day he was left at the orphanage, his race unknown in Mississippi.
My father was reading War and Peace when he gave me my name.
I was born near Easter, 1966, in Mississippi.
When I turned 33 my father said, It's your Jesus year—you're the same
age he was when he died. It was spring, the hills green in Mississippi.
I know more than Joe Christmas did. Natasha is a Russian name—
though I'm not; it means Christmas child, even in Mississippi.
they went to Ohio to marry, returned to Mississippi.
They crossed the river into Cincinnati, a city whose name
begins with a sound like sin, the sound of wrong—mis in Mississippi.
A year later they moved to Canada, followed a route the same
as slaves, the train slicing the white glaze of winter, leaving Mississippi.
Faulkner's Joe Christmas was born in winter, like Jesus, given his name
for the day he was left at the orphanage, his race unknown in Mississippi.
My father was reading War and Peace when he gave me my name.
I was born near Easter, 1966, in Mississippi.
When I turned 33 my father said, It's your Jesus year—you're the same
age he was when he died. It was spring, the hills green in Mississippi.
I know more than Joe Christmas did. Natasha is a Russian name—
though I'm not; it means Christmas child, even in Mississippi.
Nguyễn
Đức Tùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét