Tại sao “Nhạc không lời” vẫn còn
xa
lạ với đa số người Việt?
Từ trước đến nay tôi
vẫn tin rằng “nhạc có lời” là thứ nghệ thuật gần với đại chúng,
còn “nhạc không lời” là một thứ nghệ thuật sang cả của một thiểu số người thuộc giai cấp thượng lưu hay thành phần trí thức. Tuần vừa rồi tôi có dịp xem một nhạc sĩ thổ dân Jarai từ Tây
nguyên Việt Nam lần đầu sang
Sydney và trình diễn với cây đàn tơ-rưng và tôi thực sự thích thú. (Xin tha thứ cho tôi, tôi không nhớ tên nhạc sĩ ấy, vì tên bằng tiếng Jarai nghe lạ tai nên
khó nhớ). Anh ấy đàn tơ-rưng như mưa rơi suối chảy. Tôi bị chinh phục một cách dễ dàng bởi dòng
“nhạc không lời” của anh ấy.
Chiều hôm nay
tôi nghe đài SBS thì được biết thêm rằng nhạc sĩ ấy không hề học nhạc, ngay cả đọc chữ cũng
không rành vì ở chốn núi rừng thiếu thốn cơ cực, không
có điều kiện học hành. Anh ấy chỉ lớn lên giữa núi rừng, yêu
âm nhạc và đánh đàn như một sinh hoạt tự nhiên của đời sống.
Thật là một kinh nghiệm lạ lùng khi nghe anh ấy chơi đàn. Tôi có cảm tưởng anh ấy không cần lời nói mà vẫn diễn tả được cảm xúc và
ý tưởng, khiến người nghe, mặc dù thuộc về một dân tộc khác, ngôn ngữ khác, vẫn có thể bắt gặp một ý nghĩa nào đó và thấy xúc động.
Vậy nên bây
giờ tôi nghĩ rằng “nhạc không lời” không
phải là một thứ nghệ thuật sang cả của một thiểu số người thuộc giai cấp thượng lưu hay thành phần trí thức như trước nay tôi
vẫn tưởng. Nhưng nếu “nhạc không lời” của người thổ dân Jarai có thể truyền cảm đến thế, thì tại sao nền âm nhạc của người Kinh vẫn chỉ tập trung vào “nhạc có lời”, còn “nhạc không lời” thì có vẻ như không mấy ai “ưa”, không mấy ai “hiểu”? Kỹ nghệ thu băng
và trình diễn âm nhạc Việt Nam ở trong và ngoài nước gần như 100% nhắm vào các
ca khúc. Phải chăng vì người Kinh có trình độ phát triển văn tự cao hơn nên thiên về chữ nghĩa?
Nhưng nếu nói vậy thì e không đúng, vì các dân tộc Âu Mỹ có trình
độ phát triển văn tự rất cao, có
thể còn cao hơn ta nữa vì họ có những thành tích văn học lớn hơn ta gấp bội. Vậy thì nên
giải thích làm sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét