Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

Bánh chưng, bánh dày nối miền ký ức dân gian

 Bánh chưng, bánh dày 
nối miền ký ức dân gian

Dẫu ngàn năm đi qua, chúng ta đi đâu, quê hương vẫn luôn ở đó. Dù đi xa hay trên mảnh đất hình chữ S, dù xa mặt hay cách lòng,  dù nơi bờ bến nào xa lạ, vẫn nhớ bên mình hương núi sông, hương vị của quê hương, mang trong lòng một trời đất nước. Biết bao hình ảnh nâng niu, ký ức dù vơi hay đầy vẫn luôn nằm trong tâm khảm của người Việt.
Bắc Trung Nam,  non nước ba miền  với văn hóa ẩm thực đặc sắc, không bao giờ nhầm lẫn, mỗi món ăn là sự sáng tạo, sự cống hiến vật chất, tinh thần, tri thức,  và cả tình cảm. Mỗi một món ăn ra đời là sự khắc họa đặc sắc về văn hóa ẩm thực của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia…
Suốt mấy ngàn năm đi qua, đi từ làng quê đến nơi kinh kỳ, nhiều loại bánh ra đời,  cách chế biến đa dạng đi vào đời sống dân gian, làm nên sự đặc sắc của mâm cổ nào là nem công, chả phượng, tay gấu, gan tê,… Ngon cách mấy cũng chẳng  bằng chiếc bánh Chưng, bánh Dày, hương vị của đất nước quê hương, mà người xưa đã truyền tai nhau qua mấy ngàn năm vào ca dao, lời ru và cả chuyện kể.
Đất nước tôi, đất nước của thuở hồng hoang, con người đã biết yêu thương núi đồi, yêu quê hương trong từng nắm đất, cây trái ngọt lành. Yêu đất nước trong từng hạt gạo, nhớ ông bà làm nên hạt đậu xanh, mà từ đó có chiếc bánh Chưng, bánh Dày tạo nên một bản sắc riêng, nét giản dị, dân dã, đơn sơ mà  mang cả tâm hồn dân tộc được gửi vào câu truyện bánh Chưng, bánh Dày.
Câu truyện bánh Chưng, bánh Dày, một câu chuyện tưởng chừng là đơn giản, nhưng không! đơn giản, ý nghĩa sâu xa trong đó thì vô cùng phức tạp, không đơn thuần là chuyện kể cho trẻ con về chiếc bánh nhỏ nhỏ, xinh xinh mà đứa bé nào cũng muốn có được khi nhà có lễ giỗ và tết,  mang đi khắp xóm làng mẹ làm cho chiếc bánh nhỏ…!
Từ câu truyện nhỏ mà  ta hiểu thêm về cách ứng xử của con người với môi trường, xã hội, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tư tưởng thần truyền.
Tương truyền trong dân gian vị vua Hùng tuổi đã già, sức đã yếu,  cần tìm một người con đủ tài  để cai trị đất nước vời yêu cầu là “tìm một món ăn lạ để cúng tổ tiên”, ai làm được món ngon cúng tổ tiên là người nối ngôi cai trị giang sơn họ Hùng. Hai mươi người con, ai nấy điều lên rừng, xuống biển tìm của quý, vật lạ, duy chỉ có Lang Liêu được thần chỉ bảo làm nên bánh Dày, bánh Chưng “To lớn trong thiên hạ không gì bằng trời đất, còn quý báu nhất trần gian không gì quý bằng gạo”.
“Bánh này tượng trưng đất. Đất có cây, có đồng ruộng núi rừng thì màu cũng phải xanh xanh hình phải vuông vắn. Trong bánh phải bỏ thịt, bỏ đỗ để lấy ý nghĩa đất chở cầm thú cỏ cây… Rồi đem thứ nếp thơm đồ lên cho dẻo, giã ra làm thứ bánh tượng trưng trời: màu phải trắng, hình phải tròn và khum khum như vòm trời…”.
Khi vua ăn xong, tấm tấc khen ngon “Đây là một thứ hương vị khác thường làm từ những cái tầm thường” mà bằng lòng truyền ngôi báo, vì hai chiếc bánh bày tỏ lòng hiếu thảo của người con, tôn trọng cha mẹ như trời đất, nó chứa đầy một tấm tình quê hương ruộng đồng. Nó rất dễ làm vì làm bằng những hạt ngọc quý nhất trong những hạt ngọc của Trời Đất.
Bánh Chưng, bánh Dày không chỉ kể lại sự kết hợp của tinh hoa trời đất mà còn phản ánh sắc thái riêng của văn hóa người Việt. Tức phản ánh được vai trò và chức năng của các sự vật, sự việc qua các hình thức cụ thể mà xây dựng nên cốt truyện, thể hiện bởi hai mặt đó là nội dung và ý nghĩa từ hình tượng chiếc bánh.
Chiếc bánh biểu trưng cho cách “hiểu” và “ứng xử” của con người với môi trường.
Trong văn hóa người Việt có một thành tố văn hóa thứ ba, mang tên văn hóa ứng xử với môi trường, ở đây là với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đó là sự ứng xử của cá nhân, cộng đồng với môi trường hay các quan hệ xã hội. Sự tích hạt gạo tinh hoa trời đất, bắt nguồn từ truyện kể thời vua Hùng mới dựng nước, ven các con sông Thao, sông Đà, sông Lô đất đai màu mỡ, cây cối tốt tươi những cái cây lạ, có hạt chỉ thẳng lên trời, bổ ra ăn rất ngon.
Nghe lời thần dạy, khi vào tháng tám nước rút đi, dân bắt đầu ra bờ sông cấy cày, chăm chút năng niu cây lúa thần. Sáng mồng một Tết đốt trầm lên, nhà nào cũng phải quét sạch nhà cửa cổng ngõ sân bãi đến giờ “dần” sẽ có lúa thần về mới được ăn, bằng trái ý là lúa bay đi”.
Một hôm hai vợ chồng lang trẻ mãi mê ngủ mà quên quét sân, lúa về đến cổng lúa thật to, thật đẹp, nhưng cổng nhà rác quá, lúa không vào được, chị vợ sợ chồng mắng mới quay ra mắng lúa:
“Lúa gì mà chưa đến giờ đã mò về”.
Lúa giận rồi bỏ đi, trước khi đi, lúa còn bảo: “Nhà chị lười quá, từ nay cứ lấy ngoèo tre, lưỡi sắt cắt từng bông chứ đừng hòng ta lăn về cho mà ăn nữa”.
Từ ngày đó, hạt lúa bé đi, lá bé đi, bông nhỏ lại chỉ bằng phần nghìn, hạt lúa thần và phải lấy cái ngoèo tre, lưỡi liềm mà cắt về.
Qua câu truyện này ta thấy, hạt lúa mang gốc tích từ trời, tinh hoa của đất, con người cấy cày, giã, xày, dằn, xàn mới có được hạt gạo trắng ngần thơm ngon, đó là sự kết hợp chặt chẽ và tổng hòa các mối quan hệ giữa con người ứng xử với thiên nhiên. Việc ứng xử với thiên nhiên một cách tình cảm, lý trí thì sẽ rất có lợi cho cuộc sống, sự ấm no, hạnh phúc, nếu ứng xử không tốt sẽ đem lại những điều tai hại, thậm chí là sự trừng phát của thiên nhiên cho con người, cuộc sống trở nên khó khăn, khổ cực, con người phải gánh chịu.
Con người biết cách  trồng lúa ven sông, biết tháng cày cấy, biết tháng thu hoạch, biết tận dụng thiên nhiên phục vụ cuộc sống con người, biết khai thác và ứng phó với môi trường. Câu truyện không chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai ở từng nhân vật, mà đó là cách ứng xử của người đọc về câu truyện, đó là thái độ và hành động, khi con người chưa có pháp luật, thì cách ứng xử sẽ bày tỏ được lối sống đúng sai, chỉ có thần thánh mới nhìn thấy được những điểm đúng sai ở con người mà tìm cách giáo thuấn, để con người biết yêu quý, trân trọng và hậu đãi thiên nhiên như chính cách xử sự giữa người với người để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Quan niệm ăn uống, cây lúa và gốc nông nghiệp  đối với người Việt từ xa xưa đã đánh dấu sự quan trong trong câu ca dao “có thực mới vực được đạo”. “trời đánh tránh bữa ăn” bởi vai trò cửa bữa ăn là vô cùng quan trọng, giúp con người no đủ, làm việc và phụng sự ngay cả trời đất mà cũng phải kiên nể. Ăn uống hay gọi cách khác là tận dụng môi trường thiên nhiên phục vụ cho con người như câu “người sống về gạo, cá bạo về nước, cơm tẻ mẹ ruột”. khẳng định một cách có chủ ý về con người, cuộc sống và ý thức về nền nông nghiệp nuôi sống biết bao thế hệ con người, cội nguồn sự sống, của sự phồn thịnh, con người nên đối xử tốt đẹp với thiên nhiên thì con người sẽ có cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc ấm no hơn, mà ra đời bà mẹ lúa, suối nguồn của sự sống mà hình thành nên tín ngưỡng phồn thực, sùng bái thiên nhiên.
Lúa là đất mẹ xanh tươi, là biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực
Một hạt lúa nảy mầm sản sinh ra nhiều hạt lúa con, thế hệ này nối tiếp thế hệ khác, như anh em ta, ra đời từ bọc trăm trúng cửa mẹ Âu Cơ, rồi từ đời nay sang đời khác, muôn đời sản sinh ra những thế hệ nối tiếng nhau, cùng nhau canh tác nông nghiệp. Mà từ lâu tín ngưỡng ấy đã đi vào cuộc sống và văn hóa, thể hiện lên trống đồng, chiếc trống mang hình dáng của cối giã gạo, mặt trống là hình ảnh của mặt trời, cội nguồn sự sống trong trời đất với nguồn sáng tự nhiên nuôi dưỡng mầm non, biểu trưng cho sinh lực khí nam, những cái rãnh xung quanh là sinh lực khí nữ, trên mặt trống là chim lạc, các động tác giã gạo, hoa lá biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở, ánh sáng chiếu gọi trong trời đất.
Nền văn hóa phồn thực kết nối trời đất lại với nhau bằng những tiếng trống đồng linh thiêng, nên từ đó ra đời tục thờ thần đồng cái, tiếng trống mang sự linh thiêng, kết nối thiên nhiên, con người và đất trời, nên từ đó mọi lễ hội, thờ cũng hay vụ mùa mà tiếng trống rộn vang cả xóm làng. Trên mặt trống còn có hình ảnh người nữ, biểu thị cho văn hóa trọng nữ của người Việt từ xa xưa, nên ra đời bà mẹ lúa, bà mẹ xứ sở, làm nên tục thờ mẫu, thờ mẹ.
Bánh Chưng, bánh Dày xem là tín ngưỡng phồn thức là vì hai chiếc bánh còn biểu trưng cho hình ảnh trời và đất. Bởi đất là nguồn sinh tạo ra vạn vật, với niềm tin cây trái, con người và mọi vật trên mặt đất khi chết sẽ hồi sinh trở lại ngày trên chính mặt đất. Mọi thứ trên mặt đất như vòng tuần hoàn, sinh, lão, bệnh tử cũng như cây trái nảy mầm, ra hoa, kết trái rồi chết đi, tiếp tục những thế hệ sau này có cây lá hoa trái. Trên mặt đất còn có nước suối nguồn nuôi sống muôn loài tạo nên màu xanh tốt tươi, cầm thú cỏ cây chan hòa, sung túc yên vui mà sản sinh ngày một nhiều, bầu trời, mặt trời và ánh sáng hình tròn là sự trở che, yêu thương, soi chiếu bao bọc lấy mọi vật, bầu trời và mặt đất la cha là mẹ, che chở các con nhỏ, nên mọi vật trong trời đất điều sinh sôi nảy nở một cách nhanh chống, sự sống này nối tiếp các sự sống khác.
Hoa lá trên trống đồng biểu trưng cho sự trân quý vùng đất xứ sở nông nghiệp mà trọng hạt lúa cây gạo, nhất là thời xưa, cây lúa trời được xem là sản vật quý hiếm cao cấp được đem vào đại lễ, cúng tế, hay vào cung đình. Đó cũng là một phần vì sao vua Hùng lại chọn Lang Liêu làm người chiến thắng bởi đời sống con người luôn cần ăn uống, để có sức khỏe, ấm no hạnh phúc, vì vua cha cần một người nối ngôi phải biết trân quý những gì nhỏ bé nhất, biết đưa những điều nhỏ nhoi thành cái cao quý, biết sáng tạo và vì mọi người. Vua Hùng đã đặt ra cái truyền thống chung của văn hóa đó là gói bánh chưng bánh dày lên cũng ông bà, từ hạt gạo phổ biến mà nhà nào cũng làm ra được, tạo nên sự kết nối văn hóa từ gia đình ra xóm làng, nói rộng hơn là quê hương, đất nước. Nên đã từ muôn đời người Việt còn giữ gìn văn hóa thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những vị anh hùng, các vị tiền nhân, các vị thần,…
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Gia đình người Việt ai cũng có tục thờ cũng tổ tiên, chăm sóc bàn thờ cẩn trọng, đơm đầy hoa trái dâng lên cúng tổ tiên ông bà, bày tỏ lòng thành kính biết ơn dưỡng dục sinh thành dạy dỗ như câu ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước, trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hếu mới là đạo con”.
Tục thờ cúng tổ tiên không chỉ đơn thuần là tục lệ mà từ lâu trong văn hóa nó trở thành nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, trong tâm lý người Việt. Ông bà đã mất nhưng linh hồn họ luôn tồn tại trong nhà, luôn che chở, bảo hộ con cháu, luôn phù hộ con cháu họ giỏi, bình an, khỏe mạnh,.. Việc thờ cúng các vị anh hùng xứ sở, các bậc hiền nhân là để tưởng nhớ về công ơn  của họ đã xây dựng bảo vệ, che chở cho que hươn xứ sở, giữ lấy bình an cho nhân dân. Nên dịp lễ, tết, ngày chiến thắng lập công trạng, ngày sinh của các vị anh hùng bàn thờ đầy đủ hoa trái, mâm ngủ quả, bánh trái từ gạo nếp, những gì cao quý, những sản vật được dâng lên cúng chẳng thể nào thiếu hương vị của gạo, tầm quan trọng của lúa, thiên nhiên - văn hóa trong mâm lễ dâng ông bà tổ tiên, như lời cám ơn bậc sinh thành đã sản sinh ra nhiều thế hệ con cháu như hạt lúa ngày ngày nảy sinh mạ mầm tốt tươi.
Tư tưởng thần truyền
Hệ tư tưởng này như một nền văn hóa từ lâu đời, với sức mạnh của tinh thần Nho Phật Đạo, Ngôi vị cao quý nhất chỉ dành cho những người tài đức, với bản chất tự nhiên của lương tri tốt đẹp, sẽ được chư thần ban tặng cho nhiều thứ vật báu, kể cả giang sơn rộng lớn. Mục đích của tư tưởng thần truyền đó là sự thăng hoa về đạo đức, thiên tính của một bậc trượng phu, biết sống giác ngộ, đem đến điều tốt đẹp sự bình an, hạnh phúc, có sức mạnh bảo vệ các con dân của bộ tộc.
Cổ nhân có thuyết rằng văn hóa thần truyền là quan niệm lấy tín ngưỡng, đạo đức làm tôn chỉ, thiên địa nhân hòa hợp, đem lại niềm tin ánh sáng rực rỡ về thủ lĩnh sáng lập ra triều đại của họ, bởi những người được thần chọn đó là thiên ý, tức là “thiên nhân hợp nhất”. Con người được chọn ở đây là anh linh của vạn vật, nên từ gốc tích bánh Chưng, bánh Dày, Lang Liêu được truyền lại  làm người hùng của bộ tộc vì là con người của tinh thần, dấu ấn xa xưa của tinh thần thiên ý, người của trời đất và vạn vật.
Thần truyền và thiên ý là lý tưởng của xã hội cổ xưa, nên từ lâu có nhiều truyện kể vua Hùng cần cai trị, hướng dẫn bộ tộc làm ăn, sinh sống mà lên núi câu khấn xin ý kiến thần linh, nên khi giấc mộng của Lang Liêu được đem ra kể, kèm thứ bánh ngon lạ mà bình dị trở thành người chiến thắng, đó là lí tưởng của bộ tộc về con người hiểu ý được đất trời. Đáng trở thành một minh quân được thần linh lựa chọn, phái xuống nhân gian giúp dân, đang trở thành người hùng cai trị bộ lạc, đem đến cuộc sống tốt đẹp cho bộ tộc.
Câu truyện bánh Chưng, bánh Dày xuất phát điểm từ văn hóa Việt Nam vốn là đất nông nghiệp nuôi dân từ đời này qua đời khác, từ làng quê cho đến thành thị. Chính là những cách đồng bát ngát xanh tươi, xanh tận chân trời chặng đường gian lao vất vả đổi bát mồ hôi lấy bát cơm, bán mặt cho đất bán lưng cho trời khi bưng bát cơm mới hiểu
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”.
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tất vàng bấy nhiêu”.
Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác diễn tả cuộc sống trên đồng, nên khi mùa gặt thành công biết bao công sức bỏ ra nên mới cảm thấy từng hạt gạo chén cơm cao quý vô bờ đúng là một sản vật ý nghĩa dân lên tổ tiên.
Để đáp tạ công ơn dựng nước xây thành từ ngàn đời nay của bao thế hệ của vua Hùng, của cha, của anh chị, mồ hôi của các bà mẹ rơi trên từng mãnh đất mà từ đó văn hóa thờ cúng tổ tiên, ông bà, thần thánh là tập tục tốt đẹp của người Việt Nam. Từ bao đời mà mâm lễ vật chẳng thể nào thiếu bánh Chưng, bánh Dày, hay các món gạo nếp, hương sắc ngọc trời đất dâng lên đáp lễ ông bà, đáp lời sông núi, cảm tạ trời đất tạo sự sống, giang sơn đất nước, con người no ấm, sung túc nhờ cây lúa từ ngàn đời nay.
 Trần Thanh Điền
 Theo https://vanhoc365.com/

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Má lúm đồng tiền

Má lúm đồng tiền Hắn ngồi cặm cụi cưa loẹt xoẹt. Mạt ốc bay bụi mù. Hắn hít phải khá nhiều. Cái mùi bụi ốc hôi hôi cộng thêm cái mùi sơn ở...