Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

Văn học dân gian - Khúc hoan ca sử Việt

Văn học dân gian - Khúc hoan ca sử Việt

Việt Nam tiếng gọi nước tôi, tôi luôn tự hào cao cả về nguồn gốc cao quý của mình, con rồng, cháu tiên. Từ thuở nhỏ, tôi nghe bà kể  về Lạc Long Quân và mẹ Âu cơ, đến thời vua Hùng,… trải dài theo lịch sử, con rồng cháu tiên từ núi rừng đến biển khơi, các dân tộc anh em đã biết cày cấy, trồng trọt hoa màu mà cùng nhau sinh sống, xây dựng và bảo tổ quốc chung từ ngàn đời.
Từ thuở nhỏ nghe ông bà kể chuyện quê thương đất nước, núi hồn dân tộc, giữa đất trời bao la, bao la và nước Việt ngã nghiêng, đường đi bước lên ngàn máu xương, vượt lên những đau khổ buồn phiền. Cùng nhau giơ ngọn đuốc thiêng, dìu nhau đi với tình ấm êm, giữ lấy hồn dân tộc, giữ lấy hồn Việt Nam.
Nếu ai hỏi tôi, tôi yêu đất nước từ khi nào?
Ngày thơ, tôi chỉ yêu đất nước tôi trong từng câu chuyện ông bà kể, yêu khúc dân ca, ầu ơ, dí dầu… trong từng giấc ngủ.
Bạn yêu đất nước khi nào?
Còn tôi, tôi yêu đất nước tôi “Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường, yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ”
Nay đến trường yêu quê thương đất nước qua những nẻo đường  ca dao, mỗi sự kiện một vài dấu ấn tượng lịch sử hào hùng về một thời dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Làm nên khúc hoan ca sử Việt, con cháu siết chặt tay nhau bước lên chung một trái tim tự hào quê hương với khúc hoan ca sử việt ngàn năm còn vang.
Từ Truyền thuyết nòi giống con rồng cháu tiên, người mẹ Việt đã truyền cho con của mình lòng tự hào làm người Việt Nam, con rồng cháu tiên, qua dòng sữa ngọt bất tận của mẹ, chính chủ nghĩa dân tộc Việt Nam này đã trở thành sức mạnh vô hình giúp cho dân tộc ta chống cự thành công các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng đất nước từ ngàn đời.
Từ thời Lạc Long Quân cùng năm mươi con xuống biển, năm mươi con cùng mẹ Âu Cơ lên rừng, người con cả lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Bạch Hạc - Phú Thọ.
Đến thời Vua An Dương Vương  có công  thống nhất hai tộc Âu Việt  và Lạc Việt  thành lập nước Âu Lạc đóng đô tại Cổ Loa. Xây dựng bộ máy nhà nước đầu tiên  trong lịch sử dân tộc ta, đúng đầu là các vua Hùng, dưới có Lạc tướng và Lạc hầu đứng đầu các bộ, dưới mỗi bộ là chiềng và chạ.
Nhà nước đầu tiên phát triển xây dựng kinh thành Cổ Loa kiên cổ độc nhất vô nhị trong lịch sử, nỏ thần do tướng quân Cao Lỗ chế tạo dưới thời Thục Phán An Dương Vương, làm vũ khí giữ thành khi có ngoại bang xâm lấn. Muôn đời còn lưu  danh:
“Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
Cổ loa hình ốc khác thường,
Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây”.
“Cổ Loa là đất đế kinh
Trông ra là thấy tòa thành tiên xây”
Không chỉ các vua Hùng có công dựng nước, mà các nữ nhi hào kiệt còn làm cho khúc sử Việt thêm ngân vang ngàn năm  bởi chiến công giữ nước oai hùng. Đó là hình ảnh nữ sĩ “Hai Bà Trưng” hình ảnh  người con gái việt ý chí hiên ngang cùng khí phách quật cường của dân tộc ta, không chỉ tài giỏi mà mưu trí hơn người, có sức lãnh đạo quần chúng thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn.
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này”
“Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nối áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành”.
Nối tiếp thời Đại Hai Bà Trưng, đất Việt thời nào cũng có nữ sĩ anh hùng, nghìn năm đất hùng anh, ngàn năm rạng danh giống rồng tiên. Đi từ tối tăm, đi tìm tự do cho dân tộc, từ tử sinh người thắp lên ánh bình minh đó là nữ sĩ Triệu Thị Trinh, người đánh đuổi giặc Ngô, giải thoát cho dân tộc với những lời thề cùng non sông “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người”, đề ngàn năm dân còn ngợi ca người phụ nữ anh hùng
“Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ múc nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng”
“Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng’’
“Ai về Hậu Lộc, Phú Điền,
Nơi đây Bà Triệu trận tiền xung phong”.
Qua bao thăng trầm Việt Nam không sợ kẻ thù, trái tim yêu nước luôn dâng trào như cơn sóng vỗ, nơi nào dân bị áp bức nơi đó có đấu tranh. Mai Thúc Loan, đã chặt đứt con đường cống nạp cho nhà đường mà dân ta phải chịu đói, chịu rét, con đường xa vạn dặm mà trong lời ca dân gian con lưu
“Nhớ khi nội thuộc Đường triều
Giang sơn cố quốc nhiều điều ghê gai.
Sâu quả vải vì ai vạch lá
Ngựa hồng trần kể đã héo hon”.
Đáp lời sông núi muôn triệu con người đấu tranh, chiến thắng vang dậy giang san mỉm cười
“Đường đi cống vải từ đây dứt
Dân nước đời đời hưởng lộc chung”.
Đáp lời sông núi, con cháu muôn đời ghi nhớ lời ông cha dạy, cứu tổ quốc lúc lâm nguy, đánh giặc phải dùng mưu kế, dân ta tuy ít, sức ta không đủ mạnh nhưng trí ta luôn cao, từ đó mà chiến thắng vô vàng, từ những lời ông cha dạy dỗ.
“Con ơi nhớ lấy lời cha
Gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng
Đánh giặc thì đánh giữa sông
Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm”
Kết thúc ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân ta vẫn tiếp tục đấu tranh  chống ngoại xâm mạnh mẽ, đi kèm với đó là tinh thần và ý trí luôn nâng cao, đời sống ngày càng ấm no và sung túc. Đến bậc đế vương cũng biết nghĩ cho nhân dân thật nhiều, biết dùng cả ngoại giao hòa bình và hữu nghị, bác bỏ chiến tranh mà thay vào đó là xử lý bằng tình cảm, để nhân dân được bình yên.
Nên Huyền Trân vì nước quên thân, vì cảnh thái bình, nhân dân hưởng an vui vì người thân yêu. Hình mẫu người phụ nữ lý tưởng vì  dựng nước và giữ nước mà  Huyền Trân công chúa đã mang tình yêu xóa tan hận thù lấy vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô, châu Lý. Huyền Trân công chúa đã dùng tình cảm, hôn nhân và hạnh phúc để đổi lấy đất nước, hy sinh hạnh phúc cá nhân vì hạnh phúc chung của cả dân tộc, làm nên danh lịch sử.
Đất nước đến thời phồn thịnh, nhà Lê chính trị ổn định, kinh tế văn hóa rực rỡ. Dân gian sống trong cảnh  yên bình, tự do và công lý mà ca dao còn lưu qua mấy  câu ca dao:
“Đời Lê Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng gà chẳng thèm ăn
Bò đen húc lẫn bò vàng
Hai con húc chắc đâm quàng xuống sông”.
Thời Lê sơ cũng là thời phồn hoa đô hội, thời các nghề thủ công phát triển thịnh đạt dẫn đến sự hình thành các phường nghề ở Thăng Long xưa, dân gian có những  câu ca dao:
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn”
“Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ
Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền”.
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái quê anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát, có nghề in tranh”.
Đến thời Lê Lợi chống Thanh oanh dũng một thời ca vang, lịch vàng sử sách còn ghi, lời dân còn tỏ, như ánh trăng soi vào lòng dân tộc qua mấy dòng ca dao
“Xuân xưa vang tiếng Hà Hồi
Oai danh Nguyễn Huệ muôn đời còn ghi
Một trời khí phách uy nghi
Đón xuân không thẹn tu mi Lạc Hồng”
Đó là những ca lịch sử anh hùng qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất, vì nơi đó có một phần máu thịt cha ông, yêu bản sắc văn hóa Việt Nam quý mẹ trọng cha, yêu lời diễn ca lịch sử  những ngày đất nước yên vui.
Tự hào thay khúc sử Việt từ lòng dân tộc, cám ơn cha, cám ơn mẹ làm nên bóng vinh quang làm nên thanh bình, cám ơn cha ông làm nên góc trời quê hương yên bình. Cám ơn những cuộc đời đã làm nên những cuộc đời.
Cám ơn những lời ca dao, cám ơn lời dân tộc, cám ơn những khúc hoan ca từ lịch sử dân tộc một thiên hùng ca, một thiên sử vàng luôn vang ca để thấy bầu màu nóng luôn bừng lên trong tim của mỗi người dân Việt Nam. Từ thời vua Hùng, bà Trưng, bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Lê Lợi, Quang Trung đã diệt Hán, phá Tống, bình Nguyên, kháng Minh, trừ Thanh. Với tinh thần quật khởi cùng nhau một lòng chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc, đọc lại lịch sử để cảm thấy cuồn cuộn trong tim chúng ta thức dậy đáp lời sông núi, bảo vệ giang sơn.
Là người trẻ, với mái tóc đen, da vàng và dòng máu đỏ. Mỗi chúng ta đang có và chúng ta đã sống trong thế giới bình yên hơn, tốt đẹp hơn đó là sự đánh đổi của bốn ngàn năm lịch sử đấu tranh kiên cường của biết bao thế hệ hãy làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống, trên từng mảnh đất, từng con đường, qua từng con sông mỗi địa danh khi nhấc đến là chúng ta ai cũng dâng lên niềm tự hào xúc động, từng con đường. Là người chủ tương lai của Đất nước, ta phải hết sức ra công học tập lao động để đáp lời sông núi, như lời Bác Hồ từng dạy:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Là người Việt Nam, bạn sinh ra trên mảnh đất Việt hãy luôn ghi nhớ lời dạy của ông cha ta “uống nước nhớ nguồn” hay “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” như một tinh thần văn hóa Việt Nam. Là người Việt, dù bạn đang sống ở nơi đâu, dù đi muôn phương trời xin hãy luôn hướng về cội nguồn dân tộc, về các thời vua Hùng có công dựng nước cho chúng ta thưởng cuộc sống yên vui, mà đừng quên câu ca dao.
“Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
 Trần Thanh Điền
 Theo https://vanhoc365.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Má lúm đồng tiền

Má lúm đồng tiền Hắn ngồi cặm cụi cưa loẹt xoẹt. Mạt ốc bay bụi mù. Hắn hít phải khá nhiều. Cái mùi bụi ốc hôi hôi cộng thêm cái mùi sơn ở...