Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021

Con người, thiên nhiên và xã hội ngày xưa qua "Sự tích trầu cau và vôi"

Con người, thiên nhiên và xã hội 
ngày xưa qua "Sự tích trầu cau và vôi"

Văn học dân gian Việt Nam, truyện cổ tích là một trào lưu, là một tổng thể lớn, một phần vô cùng quan trọng của sách vở và văn học. Một bức tranh sinh động về đời sống tinh thần, quan niệm thẩm mỹ và cả ý thức con người Việt Nam. Qua nhiều thế hệ nên việc tìm hiểu về văn hóa, văn học đời sống con người Việt Nam qua các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam, cũng như truyện cổ tích là cầu nối vô cùng quan trọng để ta tìm về quá khứ, ta là ai, đến từ đâu, xuất phát từ đâu đến đâu và đi như thế nào.
Khi nhắc đến các tác phẩm văn học dân gian, văn học truyền miệng đặc biệt là truyện cổ tích, hình tượng trung tâm luôn là các nhân vật (con vật, con người hay các hình ảnh biểu trưng…) mà do các tác giả dân gian dựng lên. Không chỉ là thể hiện tâm tư nguyện vọng, mà còn mang nhiều triết lý, nhiều tầng ý nghĩa, các tư tưởng, sự hiện thực, sự phản ánh và phơi bày xã hội mà các tác giả dân gian muốn gửi vào tác phẩm. Khi hình tượng nhân vật là trung tâm là con người, chúng ta những người tìm hiểu tác phẩm ở góc nhìn về sự hóa thân của nhân vật, chúng ta sẽ hiểu được mối quan hệ, quan niệm nghệ thuật về con người và đời sống qua tác phẩm truyện cổ tích “Sự tích Trầu, Cau và Vôi”.
“Sự tích Trầu, Cau và Vôi” là câu chuyện về những câu chuyện về tình cảm của gia đình, tình cảm anh em gắn bó, che chở cho nhau, thương yêu và chăm sóc, tình cảm anh em hòa thuận và tình nghĩa vợ chồng tiết nghĩa, tình cảm và hạnh phúc. Nó mang tới cho hậu thế nhiều ý nghĩa sâu sắc và cho tới ngày nay sự tích ấy vẫn mang nhiều màu sắc khi người ta nhai trầu cau không ai không nhắc tới câu chuyện đầy tình cảm này trong mỗi đầu câu chuyện.
Truyện cổ tích “Sự tích Trầu, Cau và Vôi” kể về hai anh em là Tân và Lang, con gái của cao tân họ Lưu, được kể như sau: Tân và Lang là hai anh em, giống nhau như hai giọt nước khiến cho ai cũng nhầm không biết đâu là anh và đâu là em gia đình của hai chàng cũng còn nhằm nữa, chính vì thế mà mới dẫn đến câu chuyện về sau. Khi bố mẹ của hai anh em mất đi, đã gửi Tân và Lang cho thầy Lưu dạy dỗ. Nhưng khi tới đó thì hai anh em cứ mãi đeo bám nhau, nên Tân đã xin cho Lang quyết định đi cùng nhau.
Khi tới nhà họ Lưu, Tân và cô gái đem lòng yêu nhau. Được gia đình bên cô gái chấp nhận chàng trai đã cùng cô gái nên duyên vợ chồng. Và như thế để phân biệt Tân và Lang, nàng mang một đôi đũa và một nồi cháo ra thì biết được đâu là anh, đâu là em bởi chỉ có anh mới nhường nhịn em như thế “Anh đói hơn em, anh ăn trước em, lát em ăn sau cũng được”. Một thời gian sau lễ thành hôn được cử hành, Cao Tân rước vợ về nhà họ chuyển ra một ngôi nhà mới, nhưng Cao Lang một mực quyến luyến đòi đi theo nên họ sống với nhau ba người rất vui vẻ.
Từ khi có vợ Tân cũng ít quan tâm em hơn. Từ những sự quan tâm đã mất đi, đã dành cho một người con gái khác nhiều hơn Lang đâm ra buồn bã. Vào một ngày nọ khi hai anh em cùng đi làm, Lang về trước chị dâu tưởng chồng mình liền chạy tới ôm nhưng khi ấy Tân lại về. Tân giận em và ghen tức và nghĩ là Lang làm điều không phải nghĩ thế nên quyết định ra đi, sự ra đi của anh không ai biết cả, sự ra đi ấy để chứng tỏ anh không làm điều gì sai và có phần trách anh của mình.
Lang đã giận anh không hiểu mình, anh buồn bã tủi hờn và anh khóc rất nhiều, sau đó bỏ đi thật xa, đến bên một con sông, chàng ngồi mãi, ngồi mãi, khóc đến khô cạn nước mắt để rồi anh hóa thành đá. Đây chính là yếu tố kì ảo của truyện cổ tích ngày xưa. Người em hóa đá thể hiện sự trong trắng ngay thẳng của người em.
Tân bắt đầu thấy hối hận và lo lắng khi thấy em bỏ đi, anh để vợ ở nhà một mình mà cất bước đi tìm em, tìm mãi tìm mãi cho đến khi anh không thấy được em mình nữa, chỉ thấy có tảng đá có hình dáng như Cao Lang. Ngồi bên dòng sông ấy Cao Tân buồn bã, ôm lấy tản đá, anh khóc hết nước mắt rồi chết đi hóa thành một cái cây cao vút và sau này được gọi là cây cau để bày tỏ tấm lòng ngay thẳng của mình.
Vợ của Tân vì mãi chẳng thấy chồng về nên đã lên đường đi tìm, đi mãi đi mãi cô khóc hết nước mắt và đến bên bờ sông, cô tựa vào gốc cây thì cảm nhận được hơi ấm của chồng, và cô khóc đến khô cạn nước mắt, kiệt sức đến chết thấu lòng trời cao, cô hóa thành một cây trầu cuốn quanh cây cao thẳng tắp, thể hiện tiết hạnh của cô.
Cả ba người Tân, Lang và cô gái chết hóa thành ba thứ khác nhau những mỗi thứ đều mang tới cho chúng ta những ý nghĩa sâu sắc. Dù cả ba không đi cùng một lúc nhưng tới lúc chết cả ba lại ở cạnh nhau thể hiện cho tình yêu và tình anh em sâu sắc đó là tình nghĩa anh luôn bên cạnh người em, còn hai vợ chồng vẫn yêu thương quấn quýt.
Qua “Sự tích Trầu, Cau và Vôi” ta có được ba hình ảnh biểu trưng của văn hóa người Việt, đó là quả trầu, lá cau và vôi trắng. Nhân vật Cao Lang với hóa thân là cây cau, người vợ là cây trầu, còn Cao Tân là đá vôi. Qua gốc nhìn của phê bình nữ quyền để tìm những nét đặc trưng của thi pháp nhân vật qua tác phẩm thì “Sự tích Trầu, Cau và Vôi” đó là sự giao thời của xã hội cũ và xã hội mới, sự đi xuống, tan vỡ của xã hội cũ đó là chế độ mẫu quyền, và phụ quyền lên ngôi, sự xếp chồng các yếu tố về tư tưởng, chính trị và xã hội của cổ tích chứa đựng những những điều bí ẩn, mà khó có thể lý giải. Vì qua tác phẩm cô gái đem lòng yêu mến hai người như nhau, nhưng phải lấy người anh nhưng qua cách bày tỏ thì thấy nàng muốn thử thách để tìm ra ai là anh và ai là em, và để nàng cưới người anh làm chồng, thì thể hiện rõ hơn vai trò của nữ quyền qua nhân vật người phụ nữ, chủ động trong tình yêu, chủ động trong hôn nhân, chủ động bày tỏ động cưới người con trai làm chồng.
Về tâm thức mẫu quyền thì trong truyện đó là cuộc tình tay ba, của nàng, Cao Tân và Cao Lang, việc ôm nhầm là dấu tích của chế độ mẫu quyền, một người phụ nữ có thể có nhiều chồng, có thể cùng lúc lấy cả hai anh em hoặc hai anh em cùng một vợ, nên khi việc ôm lầm Cao Lang, người phụ nữ im lặng và không nói gì thì có nghĩa như khi chế độ mẫu hệ lên ngôi việc ôm nhầm do cố tình hay vô ý điều đó là bình thường, về phần Cao Tân và Cao Lang xảy ra mâu thuẫn đó là sự cạnh tranh, hiểu lầm, ghen tuông trong tình yêu, khi chế độ mẫu hệ thì người đàn ông luôn phải đấu tranh, để dành quyền ái ân của người phụ nữ.
Chi tiết đặc sắc tiếp theo ở tác phẩm đó là việc nhân vật Tân và Lang ở nhà người phụ nữ, trong chế độ mẫu hệ khi có vợ, thì phải về nhà vợ ở, và cô gái chủ động cưới chồng, và ở chung với gia đình vợ hay là ra riêng đó là quyền quyết định của người vợ, còn lý giải việc ôm nhầm chồng là một chi tiết mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, khó có thể lý giải một cách cụ thể được mục đích phản ảnh của tác giả dân gian.
Mâu thuẫn trong truyện còn có thể lý giải theo thi pháp nhân vật nhìn về phía Cao Tân và Cao Lang, khi chế độ phụ quyền lên ngôi, người đàn ông nằm vị trí cao trong xã hội, nắm quyền gia đình. Thì người phụ nữ cần một chỗ dựa tốt hơn cho bản thân mình, nhưng lúc đó lại có hai người đàn ông, họ như hai giọt nước, họ tài giỏi, học hành chăm chỉ, hiền lành, đẹp trai, lại sống đúng mực và hết lòng thương yêu nhau. Cô gái yêu thương cùng lúc nhưng chỉ chọn một đó là điều hiển nhiên khi chế độ xã hội có sự thay đổi, chi tiết ôm nhân điều đem lại những điều khó xử cho Cao Lang, và người phụ nữ. người phụ nữ im lặng vì không có tiếng nói trong gia đình, vì xấu hổ, ngại ngùng vì “nam nữ thọ thọ bất thân” im lặng để giữ lấy hạnh phúc cho gia đình. Còn về Cao Lang việc chàng bỏ đi, vì cảm thấy bối rối, khó xử trong tình cảnh như thế, hoặc là do mất đi tình cảm thân thiết quan tâm lo lắng của người anh đã không dành cho mình như xưa, nay phải san sẻ cho một người phụ nữ.
Sau tất cả, sự ra đi của Cao Lang, đến Cao Tân cuối cùng là người vợ do sự linh thiêng của trời đất họ đến cùng một nơi, rồi khóc than, rồi hóa thân quấn vào nhau của trầu cau, rồi sự che chở cho hòn đá. Thể hiện sự yêu thương sắc son, bền chặt của hai vợ chồng, người đàn ông là trụ cột chăm lo cho gia đình, sự che chở, yêu thương cả anh chị dành cho em trai.
Một cái kết có hậu không ai khổ đau về thân xác vì ai ở lại hay ra đi, mà tác giả dân gian dựng nên tác phẩm và sự hóa thân phản ánh sự đi lên của chế độ phụ quyền trong xã hội. Mà còn là sự phản ánh chặt chẽ mối quan hệ gia đình, dù mâu thuẫn, có rối bời hay khốn khó thì tình cảm của anh và em, giữa vợ và chồng sẽ không bao giờ lung lay, sẽ mãi bền chặt, như trầu cần có cau thì mới mặn và nồng và vôi là chất xúc tác cho trầu cau thêm vị nồng thắm, đỏ thắm mê say, từ dư vị đắng cay mội loại mà hợp thành tuyệt phẩm trong dân gian, được lưu hành rộng rãi.
Qua mỗi nhân vật trong câu truyện cổ tích “Sự tích Trầu, Cau và Vôi” đặt nhân vật dưới mọi góc độ xã hội hay đến vẻ đẹp thiên nhiên thì truyện cổ tích “Sự tích Trầu, Cau và Vôi” luôn là một vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên trong tâm thức con người, là một đời sống tinh thần bền vững về thiên nhiên “gắn bó, bền chặt” tạo nên hương sắc cho cuộc đời, hay tình cảm “anh và em hòa thuận”, chăm sóc yêu thương, đùm bọc nhau, sự “nồng nàn” của nghĩa vợ tình chồng “đậm đà, sắc son”. Trải qua bao thăng trầm và biến cố xã hội hình ảnh ấy vẫn sống và sống mãi theo thời gian.
Câu chuyện đã làm nổi bật lên hóa thân của ba nhân vật trong tác phẩm, Trầu, Cau và Vôi ở bên cạnh nhau là sự hóa thạch một mô hình gia đình thị tộc lý tưởng, dấu ấn của trầm tích văn hóa cổ xưa. Sự ra đời của truyện cổ tích “Sự tích Trầu, Cau và Vôi”, phản ánh được sự đi lên, sự thịnh vượng của văn hóa ăn trầu truyền thống bao đời trong xã hội, trầu cau và vôi trong cưới hỏi thể hiện một một ước vọng son sắt, nồng nàn bền vững nghĩa vợ tình chồng. Câu chuyện trầu cau còn đi vào thơ văn, vào các loại hình diễn xướng, thể hiện tinh thần, một sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của nó sẽ luôn mạnh mẽ và trường tồn theo thời gian.
[Kho tàng truyện cổ tích của chúng ta có không ít loại hình, trong mỗi loại hình có khá nhiều dạng kết hợp rất phong phú, nhưng hiện vẫn còn nằm lẫn lộn trong các kho sách cũ, trong mọi trí nhớ, mà khả năng cá nhân chưa tìm tòi khai thác hết được. Và các bài viết, các ý kiến được tôi đưa ra chỉ góp một phần tạo nên sức sống mới cho câu truyện, tôi hy vọng nó sẽ giúp bạn yêu truyền thống văn học của dân tộc].
Trần Thanh Điền 
Theo https://vanhoc365.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ấm áp tình quê

Ấm áp tình quê Buổi sáng ngày đầu tiên của năm 2021, chúng tôi tản bộ dọc công viên để tận hưởng bầu không khí thanh tao trong nắng sớm ng...