Cảnh xưa người cũ 1
Chương 1
Sau những lúc miệt mài học tập, Thư chống cằm, ngồi bên cửa sổ
nhìn xuống đường, lòng buồn vời vợi . Ánh Hoa đến bên cô, khẽ bảo:
- Ê! Đến kỳ nộp tiền nhà rồi đấy . Lão bà bà mới cho thằng
nhóc đưa giấy báo . Tính sao đây nhỏ ?
- Thì gom tiền lại nộp cho lão bà bà . Vậy cũng hỏi, bộ bệnh
hả ?
- Nhưng cuối tháng, thi cử liên miên . Có đứa nào về nhà được
đâu mà có đủ ngân lượng để "cống nạp" cho lão bà bà đúng hạn chứ.
Thư liếc bạn, cau mày bảo:
- Thi cử đâu liên quan đến chuyện kinh tế, mà là cái tính xí
xọn, xài ẩu tả mới lâm vào tình trạng kiệt quệ . Lúc ra bách hóa sao không nhăn,
không nghĩ đến lúc bà chủ hỏi thăm sức khỏe ? Tôi thấy bà vui vẻ lắm mà.
- Bởi vậy bây giờ mới than thở vì hối hận nè, không thấy sao
?
- Thì đem hối hận đó xuống dưới nhà ca cẩm đủ kiểu với bà chủ,
xin khất lại . Lưỡi của bà cũng dẻo lắm, cầu viện với tôi chi cho mệt.
Ánh Hoa phụng phịu . Yến Linh nằm trên giường phụ hoạ:
- Thư Thư là đầu tàu . Thuyền trưởng đưa con tàu đến bến bình
yên mà . Chẳng lẽ quân sư đành lòng trước sự khủng hoảng tiền tệ này sao ?
- Đối với tụi này là vấn đề nan giải, nhưng với Thư là chuyện
nhỏ.
Liếc về hai bạn, Thư nhún vai, mặt quay đi giận dỗi:
- Đâu phải thừa tướng mà nịnh không biết mỏi vậy . Đúng là
cái môi dư da của bà đó . Ăn thì muốn đủ chất lượng, trang phục thích mô đen,
hàng xịn mới chịu . Lười biếng, lại thích hưởng thụ, không thèm đi dạy . Hậu quả
nghèo túng, phải chịu thôi . Ai đứng mũi sào cho bà mãi, bộ kiếp trưới tôi có nợ
của bà sao ? Dẹp.
Yến Linh nhướng mắt, phân bua:
- Lão bà bà ấy đủ ngân lượng mới chịu nhận, thiếu một xu cũng
dẹp . Hoàng Nga và nh? Kim Anh một đồng chuộc mạng cũng không có, chứ bộ hai
công chúa này sao mà cằn nhằn . Đóng vai bà Tám hồi nào vậy, madam ?
- Vậy bà làm quân tử cho hai ả đó đi, nói với tôi làm chi ?
- Hứ! Nếu có đủ, ai trình lên thủ trưởng chi cho tốn hơi . Bộ
nghe giảng đạo tai không ù sao ? Tại bị động thôi mà, ai muốn.
- Một tháng quý bà kẹt mấy lần đây ? - Thư cao giọng hơn - Hứ!
Quen thói phong lưu quá phải vay thôi.
- Bởi vậy mới noí . Trời sinh vậy rồi, lên lớp hoài cũng thế
thôi.
- Vậy cũng ráng nói . Còn ma đầu này thì sao ?
Ánh Hoa nhìn Yến Linh . Hiểu ý, cô đáp:
- Ánh Hoa chờ viện trợ, hàng từ thiện cứu khổ dân nghèo chưa
đến . Biết bao giờ . Bởi vậy mới xin bà cho "cẩm nang" nè . Nếu
không, ai muốn thấy ánh mắt điều tra, xét hỏi của bà . Bộ người ta không có tự
ái sao ?
Thư cong môi, mắt nhìn xuống đường, bực bội:
- Sang phòng khác tị nạn thì mấy mẹ khóc lóc, níu kéo lại .
Còn tạm trúc ở đây, một tháng hết ba mươi ngày cứu đói . Bộ dạy kèm dễ kiếm tiền
sao ? Về cúng chùa không nhang đèn, hỏi ai chịu nổi . So ra mấy mẹ, con khổ sướng
hơn đây ?
- Thì đầu tháng, tụi này không chơi đẹp, xả láng với bà sao ?
- Ai cần sự bất thường đó mà noí . Chơi cho hết mình, ăn thoải
mái cho đủ đô, cho mát trời để rồi nửa tháng sạch sẽ . Ra đường mặc hàng xịn,
trong túi một đồng chuộc mạng cũng không có . Bực mình, không noí đi.
Yến Linh cùng Ánh Hoa cười khì trước lời hài tội:
- Giận thì giận mà thương thì thương . La cho đã đi, rồi xì
hơi, có cách giải quyết êm đẹp là đủ rồi . Bà làm gì không có đấu pháp chứ.
Thư kêu lên, mặt xám, vẻ hốt hoảng:
- Trời ơi! Ánh Hoa ! Ba tao và bà ấy tới kìa . Làm sao đây ?
- Sao lại đột xuất vậy trời ? Dám đem nhỏ về gả cho Đài Loan
kiếm chút cháo lắm à . - Yến Linh chêm vào với vẻ giễu cợt.
- Vậy cũng giỡn được sao bà chằn ?
- Chắc đi mua gì đó, hay thăm con gái bà ấy rồi ghé tạt qua một
chút cho có tiếng vậy mà . Lo gì chứ.
Thư lẩm bẩm bảo:
- Tao sang phòng Hồng Thắm trú đỡ nghen . Đừng noí tao có nhà
nghe Hoa.
- Biết rồi . Quân sư ra lệnh là em tuân chỉ tuyệt đối mà.
- Ông bà ấy lên tới rồi . Tao bay à nha . - Thư bối rối, mặt
căng thẳng hơn.
Yến Linh với theo Thư cùng nụ cười nhếch môi:
- Ê! Bên ấy, nhớ đề ra kế hoạch cho phương hướng tới nha Thư
. Bên này, tao tự biên tự diễn, không xuất sắc không lấy bằng khen với huy
chương đâu . Chỉ cần có tiền thanh toán cho lão bà bà cho bọn mình là đủ rồi.
Thư liếc bạn thật sắc trước khi lách mình sang phòng bên .
Ánh Hoa nhướng mắt, đưa ngón cái lên, bảo:
- Yến Linh ! Dịp may hiếm có, không tận dụng cơ hội là chưa
biết làm kinh tế . Nhỏ xem chị lên sàn diễn nè, hàon thành nhiệm vụ trên giao một
cách xuất sắc.
- Cầu nguyện nhằm giờ linh nên quới nhơn xuất hiện kịp lúc .
Thật là hết kỵ.
- Khách thập phương có nhân duyên nên đến đâu để nạp cống phẩm,
bà xem tôi lên đồng nhé . Không giống cô Năm bóng trong trùm sò, không lấy tiền
à . Thật mà, bộ không tin sao nhìn y như ông trùm vậy, bà cóc ?
- Biết rồi . Màn kéo đúng lúc, bắt đầu diễn được rồi đấy . Xấu
thì đừng đóng vai buồn nhá . Chơi tới luôn, bệnh gì cử há.
- Có gì, phụ hoa. nha.
- Biết mà . Đó là phận nô tài, xin nương nương tiến bước.
- Nịnh thấy sợ luôn hà . Bà đóng vai chính mới phải đó.
Yến Linh cười, bảo:
- Ê! Hạ mình một chút, lưng đâu có bị tật mà sợ . Bù lại mình
được cái hầu bao nặng nặng là êm trời mây rồi . Vụ này, bà đóng đạt hơn tôi.
Ánh Hoa và Yến Linh nhìn ra cửa phòng, khẽ cúi đầu:
- Tụi con kính chào bác à . Mời hai bác ngồi cho khỏe.
Yến Linh mở lời:
- Có phải bác nhín thời gian lên đây thăm Thư Thư không ạ ?
- Sẵn dịp lên thành phố mua đồ, bác ghé thăm . Thư đâu rồi
cháu ?
Ông Khải, ba Thư nhìn quanh phòng, ngọt ngào hỏi.
- Đặt hai ly nước cạnh ông, Ánh Hoa mở lời:
- Suốt ngày Thư đi dạy, vì nhiều chỗ mới đủ xoay trở nên ít
có ở nhà lắm . Bác có gởi tiền và thư cứ để trên đầu giường . Thư về, con sẽ
chuyển cho.
- Thi xong rồi sao không về nhà, con bé lại đi dạy nữa à ?
Ánh Hoa giọng trầm buồn, mắt nhìn ông khẽ lắc đầu:
- Tháng rồi ngoại bệnh, mẹ của Thư cũng không được khỏe, nên
Thư mua thuốc, gởi về nhà . Tiền lại khó kiếm, Thư phải dạy thêm nhiều cỗ mới đủ
trả nợ cũ bác à . Cuộc sống của Thư vất vả vạn lần tụi cháu lận.
- Tụi con thuê phòng này bao nhiêu ? - Bà Ngọc lên tiếng.
- Dạ, năm trăm, nhưng đến năm đứa ở nên chi phí cũng ít bác ạ.
- Có hai giường thôi sao ? - Ông Khải nhìn quanh rồi hỏi.
- Dạ, tối tụi con xuống gạch ngủ . Đứa nào bệnh và mệt thì ngủ
ở trên giường . Thư đi dạy nhiều nên tụi cháu đặc biệt cho Thư một giường . Tội
Thư lắm bác trai à . Mùa hè, bệnh Thư tái phát, năm nào cũng vậy . Thư lo lắng
nên gầy đi, mặt xanh xao hơn xưa nhiều lắm.
- Sao con bé không về xin nội ? Bà vẫn có ý trông Thư mà.
Ánh Hoa thở dài, tỏ vẻ chán nản:
- Tụi con có gợi ý chứ . Nhưng Thư tự lập là ít, chán gia
đình thì nhiều . Nếu bác có nhớ đến Thư, một đứa con mà bác đã bỏ rơi từ khi
Thư còn bú mẹ, tự động bác đến thăm và cung cấp như bác từng cho con gái của vợ
mình vậy.
Yến Linh phụ họa cho tâm tư ông xao động hơn:
- Thư nghĩ mình là con, chắc bác sẽ không quên . Còn bác
không đến, tức nhiên trong lòng bác không có Thư . Cho nên về xin bác, tủi thân
Thư buồn thêm . Thà cực khổ mà không phải mừng rỡ không phải nhìn ánh mắt đố kỵ
của bác gái.
- Bác đâu có quên, tự Thư không thèm về thôi.
- Dạ, con có phân tích chứ . Bổn phận làm cha mà, ai không nhớ
chứ . Chắc bà bận quá nhiều chuyện nên không tiện ghé thăm . Còn Thư thì không
có thời gian, bởi vì, không đi dạy thì đói khổ.
Ánh Hoa giơ tay vạch từng móc áo của Thư và lên tiếng:
- Bác trai xem nè . Thư không có một bộ đồ đẹp nữa . Đám tiệc
toàn là khác trang phục của tụi con không hà . Nhiều lúc tự ái nổi dậy, Thư dứt
khoát với bạn bè cũng vì cái nghèo đeo đẳng ấy, bác trai.
Màu áo đã bạc, cũ rích ấy đập vào mắt ông, lòng se thắt:
- Mẹ Thư sao bệnh vậy, con biết không ?
- Nắng lên, thần kinh căng thẳng, la hét, xuống sông trầm
mình . Thư vừa lo cái ăn, chuyện học hành, vừa lo cho cuộc sống và thuốc thang
cho mẹ mình . Tội nghiệp lắm, ý là tụi con bạn bè với nhau đó.
- Thư kể chuyện gia đình cho tụi con nghe hay sao mà tụi con
biết từng chi tiết vậy ?
- Mỗi người sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng sống
chung trong một phòng, ngoài bốn cô bạn này, đâu có ai hiểu và thương chứ . Mẹ
thì điên điên dại dại, nhà lại nghèo, không ai giúp đỡ tiền bạc trong suốt bốn
năm qua, nếu tụi con không hỗ trợ, Thư còn học đến ngày nay sao ?
Yến Linh khó chịu trước khuôn mặt bà, nhưng ngọt ngào hỏi:
- Bác gái không vừa ý về vấn đề này à ? Vậy con xin lỗi nha.
- Bỏ đi . Yến Linh ! Con biết Thư Thư cần bao nhiêu không ?
- Bác cho thật hả ? Đừng gạt Thư Thư , tội lắm đó bác.
- Bác biết rồi . Thư nợ nhiều không ?
- Dạ, gần hai triệu lận . Để Thư đi dạy sẽ có tiền hoàn lại
cho chủ mà.
Ông Khải nhìn vợ . Bà ngần ngừ có vẻ không muốn xuất tiền cho
Thư.
Ánh Hoa còn ngần ngại gì không khích bác bà Ngọc cho thỏa
lòng Thư:
- Bác à! Thư một ngày một túng thiếu hơn . Nếu bác còn nhĩ đến
chút tình nghĩa với con gái mình thì bác cho Thư một ít tiền . Còn bác gái
không thích, không cho thì thôi vậy.
- Bác biết.
- Thư tuy không tiền, nhưng thái độ của bác gái đây, nhất định
Thư không bao giờ nhận đâu . Thư nghèo, nhưng tự trọng không nhỏ.
Ông Khải bực dọc in trong mắt hướng về vợ mình:
- Bà đưa cho Yến Linh hai triệu đi, con bé thiếu thốn quá rồi
. Yến Linh ! Con kêu Thư Thư sắm thêm quần áo cho có với bạn bè.
- Nếu đưa cho Thư Thư , mình không đủ mua đồ cho mẹ nó.
Ông cau mày trước sự cản trở nhẹ nhàng của vợ:
- Mua không được thì kỳ sau mua, có gì mà nhăn chứ.
Yến Linh xen vào, giọng như trách cứ:
- Xin lỗi, nếu bác gái kông vui vẻ thì thôi đi . Mấy năm nay
không có ai hỗ trợ, Thư vẫn học, vẫn sống vui vẻ vậy . Bác biết không ? Con từng
noí phải biết mềm lưng đúng lúc để có tiền hàng tháng của nội mà lo cho mẹ chứ
. Tiền của bà mà . Nhưng Thư bảo rằng: "Thư ghét nhận tiền khi ánh mắt
ganh tỵ của bác gái đây thân tặng . Thư không thích thái độ nịnh bợ, a dua để
chiếm đoạt tài sản của người khác . Nếu cần tiền mà giống bác gái đây thì Thư
Thư không còn là Thư Thư nữa".
Ông Khải nhìn vợ với ánh mắt khó chịu, trách cứ . Ông bảo:
- Con nhắc với Thư cứ xài đi . Tiền thuốc cho mẹ, bác sẽ gởi
cho ông ngoại . Bảo Thư ráng giữ gìn sức khỏe nha.
Ánh Hoa nhận tiền của bà Ngọc trao, con bé vỗ tay cười thích
thú:
- Ối giời ơi! Thế là nhỏ Thư trả hết nợ nần rồi, hết kỵ luôn,
Yến Linh ơi . Đêm nay nhỏ Thư cười hết số luôn, thăng một giấc đến sáng cho nhỏ
hết trăn trở còn gì.
- Làm như nhỏ chưa từng thấy tiền vậy, không sợ bác gái cười
bây giờ.
Ánh Hoa vươn mắt, cười xòa:
- Mình thì số tiền này là chuyện nhỏ nha, nhưng nhỏ Thư thì
chưa lần có được, bộ Linh quên sao . Dạy kèm làm gì có chứ ? Thư về không nhảy
cẫng lên mình thua đó, cá không ?
Hai cô vui vẻ ngoéo tay cười . Ông Khải nghe lòng nhẹ nhõm .
Không ngờ hư can trường, phấn đấu trong cuộc sống sinh viên như thế . Xót xa lần
lần đi vào lòng ông qua tiếng thở dà i.
- Bác trai à! Thágn sau bác nhớ đến nhá . Để thôi con gái bác
đói chưa từng thấy đó, thiếu cây đàn và cái lon Guigoz nữa là gia nhập cái
bang, giống hết xẩy luôn . Thật đó bác à.
- Bác sẽ cố gắng.
- Không phải cố gắng mà papa phải nhất định, nhất định ghé
nha . Thay mặt Thư, con cảm ơn hai bác, nhất là bác gái đây . Nếu không có sự đồng
cảm, rộng rãi của bác, dễ gì Thư có đươc. số tiền lớn này.
- Đâu phải của bác.
- Dù vậy, nếu bác ích kỷ về nhà cằn nhằn, Thư đâu có lần sau
nữa, hả Ánh Hoa ? Cho nên, phải cám ơn madam luôn là vậy há.
- Chứ còn gì nữa . Ôi giời ơi! Có tiền, cảm ơn một ngàn lần
cũng được mà, há bác trai . Vạn tuế papa, một vạn vạn tuế luôn.
Ông Khải cười vui vẻ chào họ . Hai cô nhóc liến thoắng ấy đưa
"Mạnh Thường Quân" xuống đường, không tiếc lời tâng bốc nào cả khiến
bà Ngọc bật cười, dù lòng tưng tức không sao chịu được.
Yến Linh và Ánh Hoa đánh tay vào nhau trước mặt lạnh như tiền
của Thư . Hoàng Nga từ ngoài trở vào, tay che miệng:
- Lúc nãy đi học về, định vào phòng, nhưng nghe hai diễn viên
đang xuất thần với vai diễn độc đáo của mình . Không ngờ Thư ơi! Hay như thật .
Nếu Yến Linh của mình học nghệ thuật sân khấu, chắc chắn đậu thủ khoa đấy.
- Eo ơi! Ta đóng vai tỳ nữ một cách xuất sắc, sao không kém ?
- Sao lại không ? Trong vai nô tì, Ánh Hoa lúc dạo đàn, lúc
vô vọng cổ không chê vào đâu được . Thật là tài sắc vẹn toàn . Nếu ai kể lại,
chưa chă9''c Hoàng Nga này tin à nha . Thật là hết sẩy luôn.
Yến Linh ôm tiền, cười toe toét:
- Chuyện nhỏ . Nhận vai thì diễn cho đạt mới ăn ké được chứ.
- Ê, Yến Linh ! Thương làm sao cái nỗi đau của bà ta, đưa tiền
môi cười cười, nhưng bụng thì tức căm gan luôn . Nhưng làm sao không đưa cho được,
bởi hai con a đầu vừa đưa bà lên, vừa đẩy bà vào ngõ cụt mà . Đành phải móc ra
thôi.
Thư liếc bạn, cười:
- Bộ tả tình, tả cảnh thê lương lắm sao mà hầu gia tặng xuất
hát này cao dữ vậy ? Chuyện khó tin mà có thật à.
- Dĩ nhiên rồi . Đây là vật chứng, nhân chứng, nhỏ tâm phục
khẩu phục chưa ? Yến Linh , Ánh Hoa một khi chịu lên sân khấu là phải biết.
Thư liếc dài, chỉ xuống nhà, cười:
- Lão bà bà dưới nhà chờ sự diễn xuất của hai a đầu đó . Xuống
dưới mà ca cẩm đi.
- Yes, madam! Tự giờ chỉ chờ bấy nhiêu đó thôi . Cảm ơn nha.
Thư trong theo bóng Yến Linh với nụ cười trên môi.
Chương 2
- Đi đâu mà diện vậy, madam ?
Ánh Hoa quay lại, bắt gặp Thư ngồi trang điểm, dù Hoàng Nga
lên tiếng trêu chọc . Cô cười, nheo mắt:
- Chuyện này mới nghe . Không gây chú ý cho quần chúng sao được
. Đành phải thành thật khai báo thôi, "con gái".
- Noí chơi thôi, chứ tôi biết đêm nay là sinh nhật của mẹ Kỳ
Long, cô con dâu bà chọn phải có mặt thôi . Cho nên bà Tám nhà mình phải trang
điểm cho hết xẩy vì là nhân vật chính mà . Một ánh sao trong đêm mù mịt soi bước
cho con trai ông bà từng nấc thăng hoa ấy mà.
- Thật vậy sao Thư Thư ? Vậy mà nhỏ giấu kín nha . Vậy là có
ý đồ rồi.
- Người ta ai chẳng có những điều cần giữ riêng cho mình chứ.
Ánh Hoa và hai bạn hướng về Thư với ánh mắt dò hỏi . Thư cười:
- Mấy bà làm gì vậy ? Nếu Thư có yêu chàng công tử bột Kỳ
Long cũng đâu có gì lạ, phải không ? Tình yêu có cũng tốt, chứ đâu phải là sao
hỏa rơt'' xuống nhà trọ này mà nổi sóng lên thấy ghê vậy ?
- Nhưng người ta muốn biết, Thư có phải là phu nhân của công
tử ấy hay không để người ta mừng, chứ đâu phải quan tâm một cách khác.
- Vậy sao ? Đến giờ tôi xuất hành rồi, có cần xin giấy phép
không vậy ?
- Mất bóng là biết nhỏ đến điểm hẹn hò rồi, khỏi cần báo cáo.
- Tốt vậy sao ? Không cần theo dấu tội phạm à ? Đổi hệ ân xá
hồi nào mà Thư Thư không hay vậy ? - Thư liếc Yến Linh , môi trề ra.
- Người ta mang tâm hồn cao thượng, biết hy sinh cho chính
nghĩa, cũng có lúc không truy cứu tội phạm vì biết người ta vô ý, chứ đâu phải
đột xuất mà ngạc nhiên . Nhưng sao nhỏ đi sớm vậy ?
Ánh Hoa xen vào với giọng giễu cợt:
- Người ta sinh ra từ đèo "Rù Rì", nên phải xuất
hành sớm để đến "thung lũng tình yêu" cho kịp giờ giao bôi . Không biết
gì hết hà.
- Và Từ Dũ cũng là điểm cuối cùng để cho mấy mẹ giải tỏa tâm
lý chứ gì . Dễ thôi, thoải mái, xả láng, sáng nhớ về sớm nghen.
Thư nhướng mắt, máng giỏ bước ra cửa, môi cười cười:
- Kinh nghiệm bản thân tràn trề, nên nghĩ ai cũng giống mình
cả . Tội nghiệp . Mai mốt nhớ mua than cho Thư nằm cữ nghe . Chào.
Ánh Hoa vỗ tay, cười, nói với theo:
- Ê! Chịu khai rồi sao . Chị Hai em sẵn sàng cho bà Tám tới
luôn.
Hoàng Nga trông dáng Thư với vẻ lo lắng:
- Ánh Hoa à! Mình thấy Kỳ Long tuy có đẹp trai, có đầy đủ điều
kiện làm chồng nhưng nét anh ta có vẻ giả dối làm sao vậy . Nếu lỡ gã đẩy Thư
Thư của mình vào chuyện đã rồi thì sao đây ?
- Làm gì có . Thư Thư đâu phải con nai chính hiệu mà là con
sư tử núp bóng đấy . Nếu có chuyện đó... thì hế t đường binh, đành phải xếp
giáo quy hàng thôi, làm thiếu phu nhân cũng sướng vậy.
Hoàng Nga thở dài . Yến Linh cười, trấn an:
- Lo chi mệt vậy, chuyện gì tới sẽ tới, con người ai cũng có
số, lo gì.
- Giày dép còn có số mà, đúng không ? Mặc nó đi chứ gì . -
Hoàng Nga cự nự.
Yến Linh cong môi, đáp:
- Vậy chứ bà lo có được không ? Sao mới nãy không đóng vai a
đầu đi, theo hầu tiểu thư cho trọn tình chủ tớ, giờ noí.
Hoàng Nga ngúng nguẩy bỏ đi.
Trong khi ấy, Thư đi chầm chậm trên phố, lòng bâng khuâng
không biết mình có nên đến đó hay là quay về nữa . Từng chiếc xe honda quay lại
hỏi Thư: cô đi đâu, đến đâu ? Họ rà theo mãi.
Thư đứng lại khi thấy trên xe Honda là một gã thư sinh gật đầu
cười mời vẻ ngập ngừng . Nét sượng sùng còn in rõ trong ánh mắt, cho cô biết gã
mới vào nghề . Có lẽ bất đắc dĩ thôi . Giọng anh ta nhẹ nhàng khi muốn Thư cho
một cuốc xe . Thư gật nhẹ, hỏi thật dịu:
- Tôi muốn đến chung cư Nguyễn Đình Chiểu, ở gần cầu Thị Nghè
đó . Anh biết không và giá bao nhiêu ?
- Tôi mới ra chạy, chưa rành đường, cô hướng dẫn cho tiện .
Còn giá cả, thường ngày cô đi bao nhiêu, cứ trả chừng ấy là được rồi.
Giọng gã thật trong, thật dịu dàng, Thư cười, nhướng mắt:
- Nếu tôi trả một nữa thì sao ?
- Nếu vậy xem như một nửa đó mua kinh nghiệm, có sao đâu ?
- Tôi muốn bán kinh nghiệm cho anh đắt hơn một chút nữa thì
sao ?
Gã nhìn cô, cười:
- Măt. cô hiền hậu qúa, đâu lẽ có sự tham lam như vậy, phải
không ?
- Một đêm, anh chạy được bao nhiêu ?
- Không có chừng . Nếu gặp người bán kinh nghiệm với giá đắt
như cô vậy, xem như nốc ao luôn còn gì.
Thư nhún vai cười, mắt ngắm anh ta:
- Cô tìm diễn viên sao nhìn tôi đặc biệt như vậy ? Dáng tôi
cũng nghệ sĩ lắm.
- Nếu tôi có ý đó, anh có đồng ý nhận vai diễn tôi chọn không
?
- Nếu không ngoài khả năng, tôi sẽ không phụ lòng của cô đâu.
Cô cười gật gù, chậm rãi, cô đề nghị:
- Mỗi đêm anh chạy bao nhiêu, tôi sẽ gởi lại đủ số, nhưng tôi
chỉ nhờ anh chừng một giờ thôi, bắt đầu từ phút này với điều kiện...
- Cô noí đi . Đã chấm tôi rồi, còn ngần ngừ gì nư!a.
Thư dịu giọng, mắt nhìn anh, cô bày tỏ ý mình rồi kết thúc:
- Tôi muốn anh về nhà thay bộ đồ vía cho thích hợp với nơi
mình đến . Mong anh chuẩn bị tư thế và ngôn ngữ cho tốt, đừng để vai diễn lố bịch
. Tôi xấu hổ với người ta.
- Nếu tôi bắt cô trả thù lao gấp đôi khi diễn đạt vai mình
thì sao ?
- Chừng ấy hãy tính đi, đừng có nổ sớm quá, không tốt đâu.
- Nếu diễn tốt, tôi sẽ tái xuất nhiều lần tuổi xuân bên cô chứ
gì . OK ?
- Trái đất này xem vậy mà nhỏ lắm .Nhận tiềnthù lao cho cao,
diễn tồi tệ, sau này gặp nhau trong dịp tình cờ, khuôn mặt sượng sùng của anh
cũng đủ tiền rồi . Như vậy với tôi, giá ấy vẫn còn rẻ chán . Một lần cho anh nhớ
đời cũng tốt mà, nhờ đó khiêm tốn lại hơn.
- Tôi chưa lên sân khấu lần nào, nhưng hợp tác với cô cũng là
điều thú vị Mình thử xem khả năng thế nào, có tới luôn được không há ?
- Được hay không tiền cũng ấm túi mà lo gì.
- Cô thậ biết ý nghĩ trong tôi, cô cảm nhận à ?
- Tôi không cảm nhận mà là suy đoán . Anh đang cần tiền, tôi
đang cần người . Đổi trao thế nào đều có lợi cho anh mà, đúng không ?
Gật gù, anh bước xuống đứng cạnh Thư, đưa tay đo ngang đầu:
- Cô xem ngoại hình tôi thế nào ? Cao ráo không đến nỗi nào
chứ ?
- Nếu anh thấp hơn tôi, lại không có dáng vóc của một thư
sinh, tôi thuê anh sao ? Tôi ghét tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa lắm . Anh không
là vỏ dừa đáng ghét đó chứ ?
- Nếu có, tạm thời tôi cũng giấu mặt . Dù là một gã xe ôm,
nhưng tôi cũng biết lúc nào nên vọng động chứ cô Hai.
- Ý anh muốn nói mình thông minh, biêt'' thấu tình đạt lý chứ
gì ? Có cần cho pháo nổ sớm vậy không bác tài ? Còn đứng đó, chưa chịu về nhà
thay đổi xiêm y cho tôi nhờ . Nhìn gì ? chút nữa lên sân khấu nhập vai nhìn
cũng chưa muộn mà . Lẩn thẩn như ông cụ vậy.
Gã gãi đầu, cười khì:
- Cô đợi tôi ở đây chứ ?
- Chẳng lẽ đến nhà vĩnh biêt. đợi đem xác anh về ăn hay sao ?
- Không . Tôi sợ cô cắt hợp đồng bất tử thôi mà.
- Nhớ ăn mặc đẹp đó . Còn chưa cho xe đi, mệt chưa ?
Gã cười bởi sự phụng phịu của Thư:
- Biết rồi, đừng lo . Tôi mặc bộ đồ xịn nhất mới xứng chứ . Đợi
nghen.
- Có cần nhận tiền "cọc" không vậy bác Tám ?
- Nếu tôi có ý đó, chưa chắc có . Vì cô là người có ý tứ mà,
dễ gì đưa khi tôi chưa hoàn thành sứ mệnh đặc biệt chứ.
- Dĩ nhiên rồi, vật bất ly thân mà.
- Biết tính cô mà. "Nhân phi nghĩa bất giao, vật phi
nghĩa bất chuộng", đúng không ?Cho nên mọi sự phải sòng phẳng mới hài
lòng.
Thư nghiêng mặt, cười nhẹ:
- Và gã tài xế, lưỡi cũng dẻo lắm, biêt'' lúc nào làm vui
lòng khách đến, vừa lòng khách đi . Đúng quá . Sao còn đứng đó, chưa đi ?
Gã rùn vai, đưa tay tạm biệt khi cho xe lăn bánh.
Chương 3
Lễ chúc thọ của mẹ Kỳ Long bắt đầu . Thư Thư với gói quà trên
tay, cô nhẹ nhàng bước đến, chúc mừng bà . Mẹ Kỳ Long vui vẻ lắm, bà luôn tạo
cơ hội cho con trai mình gần gũi Thư trong từng lời gán ép theo ý mình . Thư đến
bàn, nắm tay gã "bạn tình", dìu anh lại gần Kỳ Long . Giọng cô thật
ngọt ngào, cử chỉ tình tứ khi giới thiệu:
- Kỳ Long ! Đây là bạn trai của Thư . Tình cờ gặp nhau trên
phố, em cùng anh ấy đến chúc thọ của bác cho phải đạo.
Ngắm gã với ánh mắt ganh tỵ, khinh thị Long noí:
- Em có bạn trai, sao anh không biết vậy ? Mới gặp đầu hôm à
?
Thư bóp tay gã, mỉm cười với Long:
- Anh nghĩ gì vậy ? Chẳng lẽ Thư có bạn trai cũng thông báo
cho anh sao ? Đó là chuyện thầm kín, riêng tư mà.
- Kỳ Long à! Tôi với Thư quen nhau nhiều năm nay . Có lẽ ít
khi gặp và đi phố cùng nhau nên không có cơ hội giới thiệu với anh. Bây giờ vẫn
chưa muộn mà, phải không ?
Dù bắt tay với gã, nhưng ánh mắt của Kỳ Long vẫn nằm trên
khuôn mặt Thư . Giọng Kỳ Long gằn gằn:
- Thư Thư ! Em cho rằng anh không xứng đáng chứ gì ? Có cần
giới thiệu anh bạn này trong đêm nay không vậy ? Anh ta hơn hẳn anh sao ?
- Kỳ Long à! Lâu lắm anh ấy mới về . Tụi em đi phố, sẵn dịp đến
chúc mừng bác . Có gì anh phải cay đắng như vậy chứ ?
Gã chỉ tay vào người, cười cười, lên tiếng noí về mình:
- Tôi là Quốc Huy . Vì ít khi về nước nên tôi và Thư Thư thỉnh
thoảng mới gặp nhau, chứ không phải đợi phút giây này mới đến chào anh.
- Anh đi học nước ngoài hay là Việt kiều "hồi hộp"
đây, phải vậy không ? Đừng có nổ với tôi nhá . Kỳ Long chứ không phải "hai
lúa" đâu.
Anh ngắm Quốc Huy như đang xem món hàng trên sạp vậy . Quốc
Huy xoay người như biểu diễn thời trang cho Kỳ Long ngắm toàn diện một cách thoải
m''ai . Thật lâu, anh đáp bởi ánh mắt trách móc của Thư:
- Kỳ Long à! Ai dám nổ trước mặt một công tử giàu có, sang trọng
và hào hoa như anh chứ . Tôi được may mắn ra nước ngoài học mới về tuầnnay . Đối
với anh, vạn điều tôi thua kém, chỉ với Thư Thư là tôi đến trước anh mà thôi .
Đó là duyên phận mà, xin lỗi nha.
Bàn tay anh bị Thư bóp liên tục, ý muốn nhắc anh đừng có nổ
quá trời vậy . Thế mà anh vẫn vui vẻ, thản nhiên ca cẩm về mình. Thật hết noí nổi
. Dù hiểu ý Thư, nhưng anh vẫn phớt lờ:
- Kỳ Long ! Anh xem bộ tôi giống con bác Ba Phi lắmsao mà
không đủ điều kiện du học vậy ? Chẳng lẽ khi yêu Thư, tôi p hải đem lý lịch
trích ngang trình làng cho bạn bè Thư mới đúng thủ tục sao ?
Thư e ngại trước gương mặt tự tin và giọng rắn rỏi của Quốc
Huy . Cô cho rằng Huy nóng mặt nên tự giới thiệu cho ngon hơn trước ánh mắt kỳ
thị của Long, để anh thỏa mãn cơn giận trong lòng mà thôi.
Kỳ Long đưa tay mời Thư ra sàn nhảy, bất cần Quốc Huy có
thích hay không . Để xoa dịu tự ái của Huy, Thư ôm cánh tay anh, cười nhỏ giọng:
- Anh cho phép em nhảy với Kỳ Long nha.
- Ừm . Lịch sự mà, phải vậy thôi . Chúc vui vẻ.
Mắt Thư thỉnh thoảng liếc về Huy khi cô thấy mẹ và bạn bè của
Kỳ Long đến bàn có vẻ khích bách cho Huy uống rượu . Cô biết mẹ Kỳ Long không
vui khi cô đưa Quốc Huy đến, nhưng Thư nhất định thế ma `. Cho bà biết cô không
bao giờ chấp nhận lời cầu hôn của cậu công tử hào hoa, ăn chơi khét tiếng của
bà . Nếu cần, cô sẽ không dạy kèm cho cháu nội của bà luôn.
Sau những chén đầy vơi nghĩa tình một cách miễn cưỡng ấy, Quốc
Huy ngồi nhìn Thư Thư . Dưới ánh đèn mờ nhạt ấy, trông cô cũng thanh thoát dịu
dàng xinh đẹp, dù trang phục đơn giản trong những màu rực rỡ vây quanh . Ngẫm lại
chuyện hai người, anh bật cười nhìn lại mình . Chuyện ngộ nghĩnh khó mà tin .
Hai người chưa hề quen nhau, bước lên sân khấu mới biết tên nhau và mình phải
làm gì trong từng giai đọan của phối cảnh, cũng như có lăn xả vào nghề mới thấy
tìm được một cuốc xe không phải là dễ dàng . Huy ngắm mình rồi bật cười:
- Cũng đẹp ra phết chứ . Áo quần, cà vạt chỉnh tề, xứng với
Thư quá chứ . Trách gì chàng Kỳ Long ganh tỵ ra mặt.
Người ta cho rằng, phụ nữ đẹp vì lụa, nam tử hán, nhìn quân
phục biết tư cách . Khóac áo màu tài xế giống y chang, giờ thay đổi y phục Huy
có thua ai trong nhóm bạn bè của Long đâu.
Ngày đầu trở về nhà, anh chưa biết làm nghề gì để có được một
cuộc sống tốt, nên chạy khắp thành phố, không ngờ người ta tưởng anh hành nghề
Honda ôm . Từ đó, sẵn thế anh tới luôn . Lăn lộn vất vả trong nghề đưa rước
khách thập phương, anh mới tìm thấy được hai bữa cơm không phải điều dễ dàng .
Và trong chiếc áo bạc màu mưa nắng ấy, Huy mới hiểu tình người cho nhau vui buồn,
đắng cay bạc bẽo cũng từ bộ quần áo và thân phận hiện tại của mình . Kể từ lúc
nhận buồn vui ấy, nên Huy mới có kinh nghiệm trong mọi mặt, kể cả với người
thân.
Thư trở về bàn và ra sàn nhảy với Huy theo phép lịch sự . Cô
ngước nhìn anh, cau mày trách cứ:
- Đã noí với anh sao, chỉ cần xuất hiện thôi, ai kêu anh nổ
như đại bác vậy . Nhìn kỹ môi đâu có mỏng, sao cương ẩu thần trời vậy ông ?
Nghe ông trơn miệng mà tôi nổi da gà đầy mình vậy.
- Nếu không em chịu nổi trước ánh mắt khinh người của anh ta
. Anh không đập cho người yêu của em mộ Thư Thưrận là tốt rồi . Còn noí.
- Hớ! Nếu yêu được, ai mượn mấy người thế thân. vậy cũng noí
. Phát ngôn bừa bãi, không ngượng miệng là bản tính của anh à ?
- Làm tốt cho cô, còn trách cứ là sao . Chẳng lẽ tôi bảo với
chàng công tử bột này nghề nghiệp thật sự của tôi, để anh ta có dịp nhạo báng
chúng ta à . Cô đó, tôi mệ tquá đi.
- Ai làm gì anh mà mệt với không . Người ta dặn sao, cứ chào
hỏi rồi ngồi đó ăn và uống ít rượu giùm tôi cho đủ lễ thôi . Ai kêu anh ăn nhiều,
uống cả đống luôn, còn bày đặt nổ nữa . Tôi mới mệ tnè.
- Bộ cô xấu hổ vì cho rằng khả năng tôi không hơn gã trời
đánh đó à ?
- Tôi mượn anh đóng kịch một lần thôi, có lần thứ hai sao mà
làm nổi . Lúc noí, anh đâu có nhìn mà thấy người ta "ngưỡng mộ" . Hứ!
- Nghi ngờ khả năng của người yêu cô chứ gì ?
Thư liếc Huy, tay nhéo vào hôn ganh, nghiến răng:
- Có chuyện đó sao hả ? Nhiều chuyện chưa từng thấy, tôi còn
sợ anh mà.
- Sợ hay hãnh diện ? Cho Thư hay nha . Có lúc nào đó , cô
thương tôi không hay đó nha . Bộ tôi tệ như Hai Lúa à ? Nhìn vào không xứng với
Thư sao ?
- Xứng chứ, để thôi anh buồn sao . Đóng kịch hay như thật vậy
. Phim giả tình thật là anh đó sao ? Mệt anh ghê vậy.
Càng nhéo Quốc Huy theo cơn tức giận của mình, anh càng cười
. Thư liếc dài, cô cao giọng khi hai người rời khỏi nơi ấy.
- Tôi đưa anh đến đây làm nhiệm vụ đóng cửa cho Kỳ Long không
tìm cách vào nhà . Anh thông minh sao chậm hiểu quá vậy ? Nếu tôi dùng ngôn ngữ
được thì một năm nay tình trạng đeo đuổi của Kỳ Long không còn nữa . Ai mượn
tay anh khóac lên vai tôi chi , bộ không tốn tiền và công sức sao ?
- Thì đóng cửa rồi đó, còn đòi gì nữa mà cằn nhằn.
- Bực mình quá đi . Rồi ngày mai, lỡ tôi có người yêu không
giống như anh tuyên bố thì sao ? Ham lắm . Hết chuyện noí lại tự giới thiệu
mình từ nước ngoài về . Sao không bảo rằng, mới chia tay với chị Hằng Nga nên
buồn quá trở về trần gian làm lại từ đầu luôn đi.
Thư đứng lại, giậm chân, tay đấm lên vai anh:
- Bộ nghĩ rằng, trong buổi tiệc hôm nay toàn dân Hai Lúa hay
sao á ? Tự biên, tự diễn không biết ngượng mà.
- Làm gì mà kêu lên như bà Tám mất của vậy ? Thấy ghế chưa ?
- Bực quá, không noí ai chịu nổi đây . Anh noí đi . Kịch bản
một nơi, anh diễn một nẻo, không thấy mình lố bịch hay sao ?
Quốc Huy nắm tay cô, siết chặt:
- Nếu thật sự tôi từ bên ấy về thì sao ? Thư có bằng lòng làm
bạn đời của tôi không ? Sao Thư hay đánh giá người qua màu áo vậy ?
Cô giật tay lại, mắt mở to, đẩy anh xa mình:
- Ông là ai ? Làm ông tướng hay nô tỳ gì không cần biết . Tôi
đưa đến để ông xuất đầu lộ diện cho tôi bình yên thôi . Còn người tôi yêu là
ông xe kéo, xe ôm hay làm bất cứ nghề nào cũng được, chỉ cần sự thương yêu thực
sự mà thôi . Ông nghe chưa hở ?
- Làm gì dữ thấy ghê vậy chị Hai ? Bất quá tôi không lấy tiền
thù lao thôi . Bộ đánh k hông biết đau, nhéo không cảm giác sao mà xâm phạm
thân thể người ta thoải mái vậy, bà chị ?
Mùi rượu phà vào mặt cô, Thư thở dài:
- Bộ say sao dẫ xe không nổi vậy ?
- Thấy mặt bà, tôi sợ quá, đâu còn sức đâu dẫn xe . Đàn bà
con gái dáng mảnh khảnh, lúc đầu ăn noí diu. dàng nên tôi thương cảm hoàn cảnh
khó khăn của cô, tôi mới hy sinh mà đi bên cô với vai nhân tình yêu dấu ấy . -
Thật lâu, giọng anh nhừa nhựa tiếp - Nếu biết cô dữ như vậy, thà chạy long
nhong ngoài đườngmà mũi không ngột ngạt khó thở, tay và đùi không bị đau, nhất
là không bị ba ly rượu tình nghĩa đó là mắt tôi không thấy đường nè . Cô thấy
khổ không ?
- Ai kêu uống quá chi . Người ta nháy mắt ra dấu cũng còn đưa
ly lên môi, giờ than thở là sao . Bụng làm dạ chịu, bộ quênrồi à ?
- Thì cũng tại cô thôi, noí gì nữa . Tôi ghét nhất là bị vợ cằn
nhằn, hầm hừ trước đám đông . Cô trợn mắt, hăm he, tôi không uống, người ta coi
tôi ra gì . Thằng Huy này sợ vợ, sợ con bé Thư Thư à ? Không dám đâu . Tôi chơi
tới luôn, cho cô bỏ tật.
- Thì ráng chịu cho đã tật, than van, ôm đầu là gì.
- Cô về ngủ cho thoải mái đi . Tôi ngồi đây, bao giờ khoẻ tôi
về.
- Vậy cũng noí được . Say như chết, người ta lấy xe rồi sao
chạy ?
- Cô ở hội từ thiện ra hồi nào, tự nhiên dịu dàng thấy sợ
luôn. Phải lúc nãy cô biết nể tôi, tôi đâu có uống quá trời như vậy chứ . Đắng
mắc chết cũng phải chơi luôn.
Thư chắc lưỡi khi Quốc Huy ngồi bên lề đường mặc cho đồ ăn ụa
ra . Anh ôm đầu vẻ uể oải, giọng nhừa nhựa:
- Tôi đâu có biết uống rượu . Vậy mà tức cô, tôi mới nốc cạn
luôn, giờ mới hối hận nè.
Thư biết anh say quá rồi . Cô kêu xe đưa Huy về nhà trọ của
mình . Còn cô chạy xe của anh dẫn đường . Thật lòng cô sợ bỏ Huy ở đấy kẻ gian
sẽ lợi dụng mà lấy xe . Ngày mai, anh sẽ sống ra sao đây ?
Bà chủ sau khi nghe cô giải thích, bà cho Huy vào ngủ tạm
phòng con trai của mình, bởi anh ta đi công tác chưa về . Trong mắt bà, Huy là
bạn trai của Thư . Bạn bè tha hồ chế giễu, nhưng Thư đâu dám bật mí . Đành ngồi
canh anh chàng say đang thả mình trong giấc ngủ vậy.
Chương 4
Quốc Huy thỉnh thoảng đến thăm Thư . Có khi đợi Thư dạy xong,
họ đi ăn kem, bát phố . Nhưng không ai hỏi ai điều gì về đời sống riêng tư của
nhau . Thư về nhà, Hoàng Nga ngắm cô với nụ cười khó hiểu . Thư xoay người như
biểu diễn thời trang, cô nhướng mắt, hỏi:
- Bà nhìn gì như muốn nuốt người ta vậy Nga ?
- Nhìn xuống đường, bắt gặp phút chia tay kéo dài . Ôi! Mùi mẫn
không chịu được . Không biết tới đỉnh Phú Sĩ chưa há Hoa ?
- Trai đơn gái chiếc, trong phòng có một cái giường nhỏ mà
thôi . Chẳng lẽ nhìn nhau khơi khơi vậy ta ?
- Không một nụ hôn nồng ấm, vòng tay khép kín, thật là thế
gian chưa từng có . Yến Linh ! Bà nghĩ lại đi.
- Khó noí lắm, Ánh Hoa à . Nhiều khi người ta chỉ thể hiện
tình yêu bằng mười ngón tay ngọc ngà ấy thì sao ? Chẳng lẽ sự tuyệt vời ấy đem
phơi bày cho bạn bè biết, cũng kẹt lắm . Bỏ qua há.
Ánh Hoa đang dũa móng tay, cô liếc Thư, cười cười:
- Hoàng Nga à! Khỏi cần tìm dấu son trên áo . Mình hãy âm thầm
thấu hiểu và bỏ qua chuyện vượt rào của tiểu thư nhà mình đi . Lâu lâu cũng nên
bỏ mức quy định để tìm cảm giác lạ lẫm ấy chứ lỵ.
Hoàng Nga gật đầu:
- Nga đồng ý vì tụ do chưa bị giới hạn mà . Nhưng Nga ghét nhất
là sự chối bỏ "quan hệ thân thiết" ấy bằng lời biện hộ vô căn cứ .
Nga thương nên quan tâm hỏi: "Ê Thư! Anh ta ở đâu ? Hai đứa quen nhau tự
bao giờ, mà sao chiều cuối tuần là đèo nhau ra phố, gần khuya mới về . Tới đâu
rồi ?"
- Rồi Thư trả lời sao , Hoàng Nga ?
- Ẹo mình, tay se se chiếc khăn, nhỏ lắc đầu bảo: "Dạ em
không biết gì về anh ta mà . Ra phố chạy loanh quanh cho vui thôi . Chứ hai đứa
chẳng có gì".
- Chẳnc có thì... - Yến Linh ngập ngừng, liếc về Thư.
- Thôi đủ rồi . Nếu có, Thư Thư cũng đâu thể kể lại cho nghe
chứ ?
- Phải bà không Hoàng Nga ? Tự nhiên xung phong mình
"lên" hà . Bộ tính hưởng xái sao mà làm đồng minh một cách nhiệt tình
vậy ?
Thư kéo chăn lên tới ngực, cô liếc về các bạn:
- Phê phán, ghép tội đủ chưa các mẹ, để cho con ngủ được chưa
?
- Một đêm, mỗi chiều thì thầm không mệt, về tới phòng mệt là
sao ?
Thư ngồi bật dậy nghiêm mặt, giọng cô chậm rãi, rõ ràng:
- Các bạn nghe đây . Chúng ta sắp ra trường tức là sắp thành
người lớn, phải sống tự lập rồi . Thời gian này, nếu như tôi có yêu và tiến tới
hôn nhân với ai đó, hay với Quốc Huy cũng đâu có gì quá đáng chứ ?
Thở dài, Thư cười nhẹ:
- Tiếc rằng Quốc Huy chưa hề tỏ tình với Thư Thư , và lòng của
tôi cũng chưa bao giờ rung động vì anh chàng nào, kể cả Quốc Huy . Chuyện quen
với Quốc Huy là vầy . Tôi và anh cùng đến nhà Kỳ Long dự tiệc . Tàn tiệc, anh
Huy đưa Thư về, vì hai đứa cùng đường.
- Chứ không phải cùng phòng ?
Thư trừng mắt trước những lời buộc tội đó, cô gằn giọng:
- Nếu Thư và anh ấy yêu nhau, Thư giấu giếm với những bạn
thân đã từng bảo bọc, tháo gỡ khó khăn suốt từ ấy năm làm gì chứ ? Yêu nhau
chân thật, có gì xấu, tại sao phải che chắn, đúng không ? Với lại, Thư nghèo,
làm gì có đủ tiêu chuẩn để có người bạn trai yêu mình thành thật chứ.
- Sao Thư lại xem thường mình ? Quốc Huy có gì mà phải đề
cao, có quá đáng hay không ?
- Cách ứng xử, lịch thiệp trong giao tiếp, cho mình thấy bản
lĩnh, trình độ văn hóa và nhân cách của Quốc Huy hơn người . Nếu anh ấy chịu ngỏ
lời, mình cũng để dành thời gian nghỉ lại . Cho nên từ đây, các bạn đừng nên đề
cập đến nữa.
Ánh Hoa cong môi, hạ giọng điều tra:
- Chẳng lẽ một đêm đi qua, hai người gởi tình trên sóng mắt,
một ánh mắt nhỏ cũng cũng không có ?
- Trời biết, đất biết, chuyện trong đêm à.
Thư nhìn Yến Linh nhép môi:
- Nếu tôi có ngủ, có là vợ Quốc Huy cũng đâu liên quan đến mấy
người . Không tra gạn, nhiều chuyện, bệnh hay sao ? Phải noí vậy, có khi nào
Thư xen vào đời tư của ai chưa ? Giờ ngủ đi kẻo ốm à . Thấy người ta lặng im,
cái tới tới luôn, không biết tự ái của Thư Thư có bị tổn thương hay không nữa .
Làm quá, Thư sẽ bay đó.
Giọng Thư tuy nhẹ, nhưng nét buồn khiến các bạn quay về giường,
thả mình trong giấc ngủ, trả sự bình yên cho cô bé chịu nhiều gian khổ nhất
trong nhóm.
Chương 5
Lần này, Quốc Huy tìm đến Thư vào chiều cuối tuần đã gây cho
cô bé sự khó chịu . Mắt hướng về bộ salon, nơi Huy đang chờ, cô hỏi:
- Có chuyện gì nữa đây ông . Đã noí rồi mà cứ tìm đến hoài .
Bộ không có chuyện gì làm sao, đi rông hoài vậy.
Giọng rắn rỏi của Huy đáp:
- Không có chuyện, ai tìm đến đây làm chi . Bộ ngog^`i đợi nhỏ
dời gót ngọc xuống gặp, vui vẻ lắm à ? Điệu sao thấy sợ luôn . Chờ cả buổi chứ
it'' sao ?
- Tôi bị ép, chứ không vui vẻ tự nguyện tiếp người khách
không mời mà đến đâu . Bạn bè chế giễu, ai ch.u nổi . Vậy mà cũng xuất hiện
hoài.
- Khỏi cần giới thiệu, nhìn bộ mặt "hết tiền" của
nhỏ là người ta biết rồi . Tại kẹt mà, phải chịu nghe lời cằn nhằn của nhỏ
thôi.
Thư liếc anh, phụng phịu hất mặt:
- Chuyện gì vào đề đi . Có cần lấy trớn xa như vậy không ông
anh ?
- Nhỏ có muốn nghe hay không đã . Cằn nhằn đâu phải là bệnh của
nhỏ.
- Không nghe ai đưa "long thể xuống đây chứ . Bắt đầu được
rồi đó.
- Nhỏ rảnh không ? - anh gãi đầu, cười dọ ý.
- Nhưng chuyện gì mới được . Nếu hợp lý sẽ tranh thủ, ngược lại
không giải quyết . Báo cáo cho đàng hòang . Không được xạo nha.
- Bộ anh không đáng cho nhỏ tin tưởng sao ?
Bàn tay anh chỉ ngược vào người, nét bất mãn in rõ . Thư cười.
- Vào vấn đề chính đi, đâu cần đánh một cái vòng xa như vậy
chứ ?
Quốc Huy cười trước gương mặt hình sự ấy . Anh mở lời:
- Là vầy . Anh có cô bạn trong nhóm, mới về thăm quê một chuyến
. Anh muốn nhỏ theo cùng... Không biết nhỏ nghĩ sao ?
- Trời đất . Đi có đôi còn mang để tam nhân làm kỳ đà hay chi
?
- Anh với cô ấy không có gì cả . Nếu là bồ, ai kéo em theo
chi.
- Bài vở nhiều, không có thời gian . Anh một mình giong ruổi
đi.
Huy nhăn mặt kêu cứu:
- Thư Thư ! Anh ra tay nghĩa hiệp một lần cứu em một bàn thua
. Giờ em để người ta hạ anh bằng quả trực tiếp hay sao ?
- Mắc mớ gì đến em mà can thiệp . Anh không nhận lời, ai bắt
anh đến công an sao mà sợ . Một khi đã quyết định, kéo em làm gì, lãng nhách
hà.
- Vậy chứ em với Kỳ Long thì sao ? Ai đỡ đạnh cho em đêm đó ?
- Em là đàn bà con gái, sợ anh ấy đặt vào chuyện không hay sẽ
làm xấu hổ gia đình . Còn anh sợ gì ? Người đẹp mở lời, mừng muốn chết, còn chạy
là sao . Hay đến đây muốn báo tình hình cho em biết ?
Quốc Huy nhăn như khỉ ăn ớt, anh gãi đầu:
- Đủ rồi nghen nhỏ . Lúc trước, mỗi lần ba mẹ cô ấy ở tỉnh
lên hay nhờ anh này nọ, có khi tặng quà cho gia đình anh . Nay mời anh về quê
có đám kỵ cơm, chẳng lẽ không đi ? Vì thế anh mới mời nhỏ làm bức bình phong,
khi cần che cho anh làm phước vậy mà.
- Để sau này sinh quý tử chứ gì ? Nịnh cũng có hạng lắm.
Nhưng em không đi là không đi.
- Nhỏ sinh nhằm ngày Phật xuống trần mà, đâu có thấy chết mà
không cứu . Lòng từ bi đem bán chợ trời rồi sao nhỏ ? Hỉ xả một lần đi ha, xem
như ngày rằm khỏi đi chùa, Thư Thư à.
Thư bật cười trước cử chỉ của anh . Cô hỏi:
- Noí thật đi . Có phải anh quen với người ta mấy năm nay, giờ
muốn thay lòng đổi dạ nên muốn đem em ra làm hình nộm cho người ta nản lòng, thất
vọng, gài số de, trả sự nhẹ nhõm cho anh chứ gì ?
- Em suy ra tùm lum rồi kết luận gọn gàng, anh sợ em luôn à .
Nếu cần chia tay, ai cho em chứng kiến để lấy kinh nghiệm chứ . Người ta có ý
gì thì làm êm, ai để em biết . Tính cằn nhằn đúng thật là bản sao của bà Tám .
Anh nếm qua rồi, không sao, chẳng sợ.
- Cô bồ nhí đó của anh ở đâu ? Nói để chuẩn bị, xem có bị
đánh không ?
Quốc Huy nắm tay cô, cười:
- Vậy là em chấp nhận rồi hả ? Cám ơn nha . Xem như sự hỗ trợ
đầy ý nghĩ này của em là mình huề nhau há nhỏ ?
- Cũng được . Bao giờ đi ?
- Sáng sớm . Mặc jupe được không Thư ?
- Về quê phải tùy theo hoàn cảnh của người ta ở đó ra sao mà
ăn mặc . Nhập gia tùy tục mà, anh đã quên cội nguồn của mình rồi sao ?
- Em muốn khóac trang phục nào, anh cũng chấp nhận . Chỉ cần
em có mặt theo cùng là được rồi.
- Quê cô ấy ở đâu ?
- Vĩnh Long, gần cầu Mỹ Thuận đó . Em có đến tham quan lần
nào chưa ?
Nhìn nét mặt của Thư Thư có sự thay đổi rõ rệt, Quốc Huy hỏi:
- Em sao vậy Thư ?
- Ờ! Không có gì . Ngạc nhiên một chút, vì cô ta lại cùng quê
với Thư.
- Thật hả ? Vậy em có dịp về thăm gia đình mình rồi.
- Chừng nào anh đi ?
- Ngày mai . Cả nhóm đều mong gặp mặt và làm quen em đó, Thư
Thư.
- Họ là người như thế nào ? - Cô trầm buồn.
- Em sao vậy ? Bộ chê anh không cùng giới với em à ?
Thư thở dài, mắt nhìn ra khuôn cửa sổ, buồn bã:
- Không cùng đi thì anh nài nỉ . Còn nhập vào nhóm đi, em ngại
lắm . Về quê của cô ta, chẳng lẽ không ghé thăm ông bà ngoại mình.
- Nhất định là phải ghé rồi . - Quốc Huy vui vẻ bảo.
Thư cau mày, gạt ngang:
- Anh biết gì mà noí theo cảm hứng của mình . Em không thích,
không muốn bạn anh ghé nhà ngoại, nhưng biết làm sao noí cho họ đừng biết ý
mình đây.
- Em sao vậy ? Họ không xứng đáng để có mặt ở nhà ngoại à ?
- Anh sao vậy mới đúng đó . Từ lúc quen nhau, em có hỏi gia
đình anh thế nào, và em xuất thân từ giới nào không ? Chúng ta chưa ai biết gì
nhau, ngoài những cuộc tán gẫu, lang thang ngoài phố . Thật sự, nhà ngoại em
nghèo lắm, mẹ em... có nhiều chuyện không hay, nếu anh đến nhà ngoại em . Cho
nên em không muốn họ chứng kiến . Thứ nhất là họ chê anh không biết cách chọn bạn,
hai là khinh dể em và ngoại lẫn mẹ . Thư không thích, anh hiểu không ?
Quốc Huy chưa bao giờ thấy mắt Thư long lanh như hôm nay .
Anh hạ giọng trong tiếng thở dài:
- Xin lỗi . Tại anh không nghĩ sâu sa như em . Thôi thì thế
này . Anh sẽ đi với em sang nhà ngoại thôi . Còn các bạn ở lại nhà Nhã Chi . Bằng
mọi cách anh không để họ khinh em và cả anh nữa, được chưa ?
- Tốt nhất là cả anh nữa, không nên đến nhà ngoại em . Nếu đồng
ý thì em theo cùng, ngược lại anh một mình trong chuyến đi này.
Quốc Huy định gật đầu cho Thư an tâm, sau đó anh sẽ đi cùng.
Trước mặt mọi người, chẳng lẽ Thư từ chối ? Không ngờ.
- Nè, tôi noí cho ông nghe nha . Hứa không đến nhà ngoại tôi
là không được đến . Nếu trở quẻ, đặt tôi vào chuyện đã rồi, xem như tôi và ông
"xù đẹp", chưa hề quen . Thật đó, nhìn gì . Nghĩ đi.
Ngón tay của Thư điểm trên mũi Huy . Anh nắm tay cô, gằn mạnh:
- Không sang thì không sang, làm gì phùng mang trợn má y như
sư tử vậy ?
- Hứa thì nhớ đó . Tôi ghét nhất là con ma nhà họ hứa, để rồi
chứng nào tật ấy . Xạo xự tôi ghét lắm . Nhớ nha.
- Dạ, biết rồi bà chị . Tính kiếm chuyện cắt hợp đồng chứ gì
? Không có cơ hội ấy đâu . Mai tới sớm nha.
- Biết rồi . Có cần khởi hành lúc không giờ, để rút ngắn thời
gian xa thì nhớ, gần thì thương không đây, anh Hai ?
- Sao em biết hay vậy . Bộ mới ở "trong ấy" ra ,
sao rành dữ quá ?
Huy liếc cô ánh mắt nhướng cao.
- Nếu có nôn nóng, nhớ nhung cũng nên giấu bớt trong ấy . Có
đâu lộ ra mặt, kêu người ta không hay, chẳng biết . Tôi sợ anh luôn à . Còn
chưa về lo thuê áo quần bảnh bao, nhớ mướn xe du lịch, và có cần gắn bông hoa
cho xôm tụ không anh Hai ?
- Nếu em thích, cứ làm tới cho anh . Biết đâu người ta nghĩ rằng
anh bị đưa rể xuống...
- Nhà bà Nhã Chi, bộ quên sao anh Hai ?
- Nếu bác tài lộn địa chỉ thì sang nhà em . Anh cũng gởi gắm
đời hoa của mình luôn . Âu cũng là duyên phận mà.
Thư kéo tay anh, đẩy ra cửa, chỉ phía đường:
- Ra đó mà gởi gắm đời hoa cho mấy bánh xe tải hàng đi . Vậy
mới hay, mới hết số đó anh Hai . Còn đứng đó ? Hãy xéo đi.
Quốc Huy lên xe, vẫy tay cười:
- Mai, anh đến sớm nhá.
- Biết rồi . Ai trốn đâu mà sợ không biết nữa.
Thư Thư lắc đầu trông theo.
Chương 6
Không ngờ Huy đưa Thư Thư vào cổng quen thuộc của nhà bà chủ .
Ở đây ngày xưa, Thư hay đến đây mỗi lần nhà mở tiệc hoặc ngày kỵ cơm . Nhà giàu
không thiếu thứ gì, khách cả vùng đều đến dự, chứng tỏ uy thế của gia đình
không nhỏ.
Khi Huy vào nhà, Nhã Chi ra đón với bộ đồ thật đẹp . Nét mặt
vui vẻ, nũng nịu, Nhã Chi ôm cánh tay Huy như một người tình, người vợ đón chồng
từ xa mới về vậy . Thư đưa mắt nhìn khuôn mặt vừa ngạc nhiên, vừa ngượng ngập của
mẹ Nhã Chi hướng về mình.
Bà cụ, nội của Chi cũng có măt. tại phòng khách đón Huy, thầm
cho Thư biết anh là nhân vật quan trọng thế nào của họ.
- Thư Thư ! Cháu cũng đến đây thăm bà nữa ` ? Sao trùng dịp vậy
?
Mẹ Nhã Chi cúi đầu cười, ngập ngừng đáp khi Thư lặng im:
- Mẹ à! Thư Thư đi cùng nhóm bạn của Quốc Huy và Nhã Chi đấy.
- Vậy sao . Hai đứa nó quen biết Thư Thư à ?
- Chắc vậy , mẹ à.
- Ờ, Thư Thư ! Lại đây bà bảo.
Cô nhìn bà với ánh mắt buồn rồi quay đi, ngồi cạnh Huy và Thụy
Hương em gái của anh, đi chung bạn trai của mình.
- Bà quen với em hả - Giọng Huy nhỏ và nghiêng mặt hỏi cô.
Liếc về Nhã Chi , cô lắc đầu:
- Không quen, chỉ biết vì ông bà ngoại của em khi xưa là tá
điền của bà chủ.
Nhã Chi vui hẳn lên khi trao từng ly nước ngọt cho cả nhóm .
Đến lượt Thư Thư , cô ngọt ngào lên tiếng:
- Tôi nghe gia đình nhắc đến Thư Thư nhiều lần, nhưng chưa có
dịp chúng ta gặp và quen nhau . Không ngờ Thư là bạn với anh Huy . Nếu biết trước,
chúng ta đến với nhau lâu rồi.
Cha mẹ Nhã Chi ngồi cạnh bà trong im lặng, mắt hướng về Thư
và nhóm bạn . Thư biết sự chú ý của họ nên đáp giọng không vui.
- Cám ơn sự chiếu cố của cô chủ . Thật ra, tôi không biết Huy
đến thăm nhà của cô . Nếu biết, tôi không bao giờ đến . Tôi biết thân phận
nghèo hèn, chỉ làm khó chịu khi xuất hiện ở đây thôi.
Cô cút tay khi Huy nắm tay mình như thầm bảo cô không nên lớn
tiếng . Nhã Chi ngọt ngào cười:
- Thư Thư à! Chúng ta là bạn bè mà . Tuy lâu lắm rồi mình
không có dịp gặp nhau, chứ Nhã Chi luôn nghĩ tốt về bạn mà . Còn chuyện người lớn,
đừng bàn nữa nha.
- Cám ơn lòng tốt của cô đã cho tôi ngang hàng bè bạn . Thật
ra, ngày xưa mẹ tôi là nô bộc ở nhà này, làm sao bằng bà chủ được . Sỡ dĩ tôi
không dám đến đây là vì giai cấp không cho phép thôi . Chứ được gia đình giàu
có, hiền lành nhân đức chịu kết giao, ai chẳng muốn.
Mẹ Nhã Chi bước đến, nhỏ nhẹ lên tiếng, khi sắc mặt của ba
Chi nóng đỏ, mắt hướng về Thư trừng lên.
- Thư Thư à! Chuyện gì đã qua, con hãy để cho quá khứ bình lặng
theo ngày tháng đi . Có noí gì cũng vậy thôi . Bây giờ con là bạn của bác sĩ
Huy, đến đây là khách của Nhã Chi rồi.
Thư Thư quay sang nhìn Huy, Huy biết sự trách cứ trong lòng cô
. Anh năm tay cô, dù Thư không phản ứng, nhưng anh biết cô không vui . Thư nh`n
mẹ Nhã Chi , ngọt giọng hơn:
- Xin lỗi bà, quá khứ nằm yên, chứ không bao giờ chết, tôi
noí lên ở đây là lời cảm ơn sâu sắc của bà và Nhã Chi đã dành sự đặc biệt cho
tôi qua danh phận của bác sĩ Huỵ Nếu bạn gái của ông Huy là ai, tôi sẽ ở lại dự
với anh, còn giàu có hay nghèo như mẹ con tôi chẳng hạn, không thành vấn đề...
- Thư Thư !- Huy nắm tay cô kéo xuống, khi thấy cô giận dỗi đứng
bật dậy.
- Anh để em noí . Anh không biết gì đâu . Ngồi im đó cho em.
Hướng về bà, Thư rắn giọng.
- Còn riêng gia đình danh giá của bà, tôi không bao giờ dự .
Bởi mẹ tôi và con gái bà ta đã từng không đủ đức được hưởng những gì bà đang
ung dung ôm lấy . Xin lỗi, tôi phải về ngôi nhà nghèo khó, vì nơi ấy mới thật sự
là của tôi . Cảm ơn.
Thư bước đi, Huy chạy theo nắm tay cô lại trong khi cha Nhã
Chi hét lớn, tay chỉ về Thư giận dữ.
- Để nó đi . Đồ mất dạy . Cút xéo đi, càng nhanh càng tốt .
Mau lên.
- Ba à! Bỏ đi . Chị ấy giận chút thôi mà . Thư Thư về nhanh
đi . Ba giận đó.
Thư gạt tay Huy . Cô đứng lại nhìn ông, cười gằn.
- Đúng vậy . Mẹ con tôi ra khỏi căn nhà quyền quý của ông
càng nhanh càng tốt . Không đủ khả năng đi, ông cũng cho gia nhân đánh đuổi mẹ
tôi, khiêng bà trả về nơi xuất xứ mà . Khỏi nhắc tôi vẫn nhớ . Nhà ông giàu,
nhưng đạo đức của một con người thì không hề có . Tôi cần sao ?
Ba của Nhã Chi bước nhanh về phía Thư, và trên má cô, mười
ngón tay in đậm . Huy không sao ngờ và cản được ông . Thư Thư không sợ hãi, cô
đứng đó trừng mắt trân trối nhìn ông, cười nhẹ:
- Ông quên rằng, tôi không có cha từ lúc lọt lòng đến giờ sao
? Tôi đâu có đủ phước để có người dạy dỗ mà biết lễ nghĩa . Cho nên tôi có tâm
ác độc, muốn chiếm đoạt những gì người ta có mà tôi không có được.
- Im đi! Cút xéo đi!
- Có cần đánh thêm vài bạt tai cho cơn giận ông hạ xuống, cho
đáng cái tội mà bà mẹ điên điên, dại dại của tôi không đủ khôn ngoan dạy con
gái mình . Ông đánh đi, đánh cho mẹ và vợ con ông hài lòng . Sợ nhơ tay nên ông
không đánh à ?
Huy kéo Thư đi . Nhã Chi nhỏ nhẹ khuyên Thư:
- Ba đang nóng, Thư về đi . Ngày mai đến gặp bà, mọi chuyện sẽ
qua mà.
- Mẹ con cô không đủ tư cách để noí chuyện với tôi . Im đi là
hơn . Tôi đâu có thích ở đây mà về với không . Mẹ của cô thích gia tài này, thích
ba của người ta nên chiếm đoạt bằng mọi thủ đoạn . Cô sinh ra từ người đàn bà độc
ác đó hay lắm, hãnh diện lắm sao ?
Thư đẩy Huy thật mạnh . Trong lúc bất ngờ, Huy loạng choạng rồi
vô tình ôm lấy Nhã Chi và cả hai ngã xuống đất . Khi anh gượng ngồi dậy thì Thư
đã khuất trong tầm mắt của anh rồi.
Huy quay lại, kéo Nhã Chi đứng dậy . Anh thở dài rồi cùng cô
trở lại bàn, ngồi bên nhau trong không khí ngột ngạt khó thở.
Nhã Chi đưa Huy thả dài theo bờ sông với nét buồn in trong
màn sương trên mắt . Huy trầm giọng:
- Em bỏ đi . Cũng tại anh . Nếu biết Thư quen với gia đình,
anh đâu đưa cô ấy theo cùng, cho sinh ra chuyện . Xin lỗi em nghen Chi.
Cô đẩy tóc về phía sau, gật nhẹ:
- Mình noí chuyện khác đi ha, nhắc đến Thư Thư , nản lắm.
- Ừm, mình lên cầu Mỹ Thuận với các bạn đi ha . Chắc tụi nó
thích lắm, gần mấy tiếng đồng hồ rồi mà chưa về.
- Người ta bán hàng và chụp ảnh đông lắm . Mình đi anh.
Đứng trên cầu thật lâu, Huy gợi chuyện, giọng ngọt ngào:
- Nhã Chi à! Em có biết tại sao Thư Thư bốc đồng như vậy không
? Chứ đi chơi với anh mấy tháng nay, Thư vô tư, hiền lành lắm đó.
Cô nhìn hàng cây xanh lớp lớp kéo dài dưới cầu, đáp:
- Chuyện xưa lắm . Thư không quên, nên có dịp, cơn giận bộc
phát . Em không trách Thư Thư đâu . Nếu là em trong hoàn cảnh ấy, chắc không phấn
đấu đến ngày ra trường như cô ấy bây giờ vậy . Nhưng dù sao em và Thư cũng là lớp
hậu bối, đâu có ân oán mà ghét nhau.
- Em và Thư vẫn thường gặp nhau chứ ?
- Hồi nhỏ học chung lớp . Thư học giỏi lắm . Mẹ em là cô giáo
của hai đức . Thư cũng thích em và kính trọng bà . Sau khi biết chuyện, Thư xin
đổi qua lớp khác học.
Huy gật gù, mắt ngắm Nhã Chi :
- Tính em hiền lành, dịu dàng và bình tĩnh trước mọi tình huống
. Còn Thư khác em nhiều . Cô ấy vui vẻ, hoạt bát, tính tình dứt khoát.
- Thư Thư lo cho bản thân thì ít, cô ấy còn phải lo cho ông
bà ngoại và mẹ của Thư nữa . Cho nên, vừa đi học vừa đi dạy, Thư giỏi hơn em
nhiều lắm . Tuy Thư không thương và không thích gặp ba Khải, nhưng ông hay khen
Thư trước mặt nội và em . Bà gọi Thư về gặp là để cho tiền đóng học phí . Nhưng
từ nhỏ đến giờ, Thư chưa hề chào bà hay xin tiền, gặp mặt trò chuyện còn chưa
có.
- Thư quá đáng như vậy sao ?
- Chắc tại Thư nghe ông bà bên ấy thêu dệt sao đó nên ghét và
oán hận ba mẹ của Chi ghê lắm . Đụng mặt, Thư cũng không hề chào nữa.
- Sao kỳ vậy ? Dù sao cũng là người một nhà mà, tại sao Thư
căng thẳng vậy ?
Nhã Chi nhìn bàn tay Huy nắm lấy năm ngón tay mình xiết lại
như tỏ ý thông cảm cho sự chịu đựng của cô . Nhã Chi trầm lặng:
- Ba Khải, mẹ Thư và mẹ Ngọc của em học chung lớp rất yêu
thương nhau, ba người như một vậy . Thời gian trôi qua, ba Khải thương mẹ Ngọc,
hai người gắn bó với nhau và định đi đến hôn nhân . Nhưng mẹ của Thư cũng yêu
ba Khải, bà doa. nếu mẹ Ngọc và ba đám cưới, bà sẽ tự vẫn . Ba sợ và tội nghiệp,
vì ông bà ngoại Thư nghèo là tá điền của nội mà.
- Ba không thương mẹ Thư thật sao ?
- Ông chỉ thương như bạn mà thôi . Tình yêu ông dành cho mẹ
em rồi . Một trái tim đâu thể yêu cùng một lúc hai người, đúng không ?
Huy nhìn Nhã Chi , cười . Cô nhướng mắt hỏi:
- Em noí không đúng sao, anh nhìn em vẻ kỳ kỳ vậy ?
- Thì đúng, ai noí gì đâu . Tự anh ngạc nhiên về nhận xét của
em thôi.
- Sao mà ngạc nhiên ? Em qua thời sinh viên rồi mà.
- Tự anh nghĩ, kinh nghiệm bản thân đã giúp em thấu đáo chuyện
của con tim một cách chính xác, không được sao ?
Nhã Chi cười thật hiền . Người đàn ông nào yêu và sống bên cô
gái này ắt hẳn sẽ nhận được hạnh phúc . Giá mà...
- Anh nghĩ, em đã và đang yêu là chuyện bất bình thường sao ?
- Đâu có . Em đáng yêu lắm, dĩ nhiên là phải được yêu rồi.
- Thật vậy sao ? Anh có ý đó từ bao giờ em không hay vậy ?
Quốc Huy nhún vai, cười, anh gợi chuyện:
- Rồi sau m ẹ Thư có được ba em cưới không ? Kể anh nghe đi.
Nhã Chi định hỏi tiếp, nhưng thấy Huy tránh né bằng nụ cười,
nên cô lắc đầu đợi dịp khác.
- Mẹ Thư có thai với ba, buộc bà nội đứng ra chấp nhận . Vì
ngay từ đầu bà đã phản đối, cấm tuyệt ba không được gặp mẹ Thư . Giờ chuyện có
con với mẹ của Thư bị đồn ầm lên, bà phải chịu, vì sợ láng giềng kêu tiếnga
''c, chứ nội bất mãn lắm.
- Là Thư bây giờ đó sao ?
- Không . Chị Tâm, chị của Thư, giờ có chồng, cũng khá giả lắm.
- Sao không giúp ông bà, để cho Thư gánh vác một mình ?
Nhã Chi thở dài:
- Nghe nội kể, bên chồng chỉ không muốn làm sui với bà điên,
chỉ muốn kết giao với nội thôi nên vợ chồng chị ít về bên ấy lắm . Chị lén lút
giúp đỡ Thư nhưng ít thôi, vì ba mẹ chồng quản lý cả.
- Thì ra là vậy . Lúc ba cưới mẹ của Thư, mẹ em ra sao ?
Cô nhăn mặt, lắc nhẹ đầu, nhún vai tỏ vẻ chán nản.
- Mẹ em bằng lòng lên xe hoa với một ông giáo cùng trườn g.
Sau đó em ra đời và ba em mất vì bệnh . Mẹ em ở vậy . Thời gian sau, mẹ Thư bị
bệnh tâm thần, ngoại Thư đem về nhà chăm sóc . Nội mới tác hợp ba Thư và mẹ của
em, có làm tiệc mời cả làng đến dự để mẹ em không tủi thân . Nhất là ông bà ngoại
em nở mặt, bởi ngoại của em là người có địa vị trong địa phương, giàu có rất xứng
thông gia với nội . Bà quý mẹ em từ kiến thức đến cách xử thế là vậy đó.
Huy thở dài, mắt nhìn ra xa thầm nghĩ: Một cô giáo con nhà
giàu có khác kẻ điên điên tỉnh tỉnh, nhất là kẻ đến sau, tâm lý và ngọt ngào
làm sao khÔng gây cảm tình với mọi người xung quanh được.
- Anh nghĩ gì vậy ? Bộ ghét em hả ?
Huy quay lại . Bắt gặp nét âu lo của cô, anh nhăn mũi.
- Đâu có . Anh nghĩ mẹ Thư điên và chia tay với ba Khải trước
khi mẹ em bước vào gia đình ấy, không liên quan đến sự chung sống của mẹ . Và
Thư không có quyền gì ghét em cả . Đó là chuyện của người lớn, mình đâu có quyền
tham dự và quyết định phải không ?
Ánh mắt Nhã Chi sáng lên, cô ôm cánh tay Huy, cười:
- Vậy anh hiểu em rồi . Với Thư, em luôn có thái độ cầu hòa,
có lúc nài nỉ . Ba có sang đó thăm và cho Thư tiền mỗi lần nhập học . Nhưng ba
giận, cho là Thư bất cần nên ông không hề hỗ trợ, để mặc Thư lo lắng . Bao giờ
Thu ngã quỵ, chịu đến thăm và chịu ơn nội, ba mới lo tàon bộ cho cu^.c sống của
Thư.
- Nhưng Thư chưa bao giờ đến đây.
- Sao anh biết ?
- Quen với Thư, anh biết tính kiên cường và tự ái trong Thư
cao như núi, làm sao chịu cúi đầu khuất phục thái độ độc tài, cứng ngắc của ba
Khải được.
- Dù sao ông ấy cũng là ba của Thư mà . Con chào ba, nghe lời
ba, có gì xấu và trái với đạo lý đâu ?
- Nhưng ba KhảI lo cho em từ chén cơm manh áo . Em đi học ăn
mặc đẹp, có xe đời mới, không bao giờ biết lo túng thiếu, cần là có, muốn là được,
trong khi em không là con của ông ấy . Trái lại, Thư do ông ấy tạo ra và mẹ con
Thư lâm vào cùng đường...
- Đâu phải lỗi tại em . Tại Thư cứng đầu cố chấp thôi mà . Nội
cũng đợi Thư sang để lo tiền học, tự Thư kiêu ngạo bất cần thì phải chấp nhận
thôi.
- Đáng lẽ mẹ em tự đem tiền sang cho ông ngoại Thư, dù sao
hai người cũng là bạn bè . Và trách nhiệm, bổn phận của ba Thư phải lo cho mẹ
con họ . Nếu ông ấy không lo trực tiếp, vì sự ghét bỏ, muốn dứt khoát hẳn để bảo
vệ hạnh phúc của mẹ em, thì bà thương chồng, phải tế nhị, thay ông lo lắng cho
giọt máu bị bỏ rơi ấy . Có như thế, Thư mới được xoa dịu phần nào.
Nhã Chi lắc tay anh, ngước mắt hỏi:
- Sao anh lại bênh vực cho Thư Thư bằng những ý nghĩ đó ? Bộ
anh không tin mẹ của Chi đã từng sang bên ấy và bị họ đuổi xua sao . Ai không
có tự ái, mẹ em là nhà giáo mà, chẳng lẽ bà không biết cách xoa dịu tự ái bên
nhà ấy sao ? Tại họ ngaon cố, không biết lý lẽ thôi mà.
- Mẹ em có sang nhà Thư sao ?
- Dĩ nhiên là có rồi . Nghĩ lại đi, ba Khải không cưới mẹ em,
ông cũng phải cưới người khác thôi . Ba đẹp người, con nhà giàu, tuổi còn trẻ,
chẳng lẽ bắt ba đợi một người vợ điên cho đến ngày bà trở lại bình thường à ?
Ai biết ngày nào bà tỉnh . Nếu biết, mẹ em cũng đâu có chịu kết hôn với ba làm
chi cho chịu nhiều cay đắng.
Huy ngạc nhiên, nghiêng mặt hỏi Nhã Chi:
- Sống trong một gia đình bề thế, mẹ và em đầy đủ về vật chất,
chẳng lẽ niềm vui tinh thần không có hay sao ?
- Chứ còn gì nữa . Mỗi lần về thăm nhà cao mà lạnh, cơm ngon
mà buồn . Ba làm mẹ buồn, hay bà nội khó tính, gây sự chán nản cho mẹ em.
Thở dài vẻ mệt mỏi, Huy vỗ nhè nhẹ lên vai như cảm thông cho
hoàn cảnh Nhã Chi đang sống . Đặt tay mình lên bàn tay Huy, cô đáp:
- Từ lúc mẹ Thư điên điên dại dại, chạy ào ra mưa, lúc ngâm
mình dưới dòng sông ấy, mọi người thay nhau lo lắng cho gia đình bên ấy . Giúp
đỡ họ bằng tất cả nhưng gì dân làng ở đây có được.
- Vậy là tốt chứ sao . Dân đia. phương sóng đều có tình làng
nghĩa xóm . Nhà ngoại của Thư chắc phải xúc động trước những tấm chân tình ấy.
Thở dài, cô trầm giọng:
- Chính vì thế mà gia đình của nội em mới bị người ta xầm xì,
bàn tán . Anh biết đó, có ai ở trong cuộc mà hiểu nỗi khổ của mẹ em . Người ta
phê phán, chê bai nội, ba và nhất là mẹ không chừa một từ nào . Gia đình từ đó
ít ai lui tới, ngoại trừ những doanh nghiệp đã giao thiệp từ lâu mà thôi.
Quốc Huy tuy không ở trong hoàn cảnh đó, nhưng Huy có cảm nhận
rằng dư luận không hẳn sai, cũng không hoàn toàn chính xác . Nếu phân tích mọi
chuyện, Huy có thể khẳng định không có lửa sao có khói, lấy giấy bọc lửa, làm
sao tránh khỏi gió đẩy đưa . Nhưng thật sự Nhã Chi không hề có lỗi trong cuộc
tình của gia đình ấy . Thư ghét, căm hận Nhã Chi cũng không trách cô ấy được .
Nếu Huy kêu Thư thương Nhã Chi, càng không thể thực hiện được, bởi giữa hai
người có khoảng cách không sao xóa đi hay thu ngắn được. Nhưng oái oăm cho
anh, Huy đã quen cả hai cô gái đứng hai bên bờ vực đối địch. Làm sao đây, cho
tâm tư anh thôi trăn trở khi nghĩ đến họ. Bởi vì, hai cô gái trẻ này đều đáng
thương và họ đang cần sự an ủi của anh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét