Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2021

Thuở mơ làm văn sĩ 2

Thuở mơ làm văn sĩ 2

CHƯƠNG 7

Tin Hương Việt Hương vào SG sống làm việc, gây hào hứng cho đám văn thi sĩ choai choai của chúng tôi hứng khởi. Hương Việt Hương hơn tôi hai tuổi, anh có vẻ chín chắn, trước đây anh sống và học ở Nha Trang. Anh thường xuyên viết truyện ngắn cho một vài tờ tuần báo ở SG. những tờ báo văn nghệ đối với chúng tôi hồi đó là những tờ báo có giá trị, có tầm vóc, nên người viết ở những tờ báo đó tất nhiên cũng được nể vì. Hương Việt Hương viết những truyện gắn có vẻ người lớn, những người đã trưởng thành, không còn cái vẻ văn nghệ học sinh như chúng tôi.

Tôi báo tin Hương Việt Hương cho một số anh em, chúng tôi ngồi chờ anh ở căn gác xép, một lần Hương Việt Hương ở Nha Trang vào, anh đã tới nhà tôi nên không lạ gì căn gác này. Đúng giờ Hương Viêt Hương tới. Anh tươi cười, anh luôn có nụ cười trên môi, vui vẻ với mọi người.

Việc đầu tiên là anh chào mẹ tôi, mang quà từ Nha Trang vào biếu bà, anh cũng gọi mẹ tôi bằng mẹ như hầu hết bạn bè tôi, nên bà rất vui vẻ:

- Dù thế nào chăng nữa thì hôm nay con cũng ở lại nhà ăn bữa bún riêu cua, em nó có nói với mẹ hồi sáng.

- Thưa vâng, con xin nghe lời mẹ, riêng các anh em hôm nay con không có quà riêng cho từng ngưòi thì con xin mời tất cả đi uống cà phê.

Anh em chúng tôi vui mừng, mời Hương Việt Hương lên gác nói chuyện văn nghệ. Chúng tôi nói về truyện dài của anh đăng từng kỳ trên tờ văn nghệ tuần san, ghê chưa, Hương Việt Hương sắp thành nhà văn thực thụ rồi, anh được tờ báo mời viết và có trả nhuân bút đàng hoàng, và từ nay anh làm việc thường xuyên cho tờ báo đó. anh đã là văn sĩ rồi, không chỉ mơ làm văn sĩ như chúng tôi. Anh đổi bút hệu là Dương Nghiễm Mậu, nhiều năm liền anh thành công trong nghiệp văn với bút hiệu này.

Trong những truyện ngắn truyện dài của anh đề cập tới những đề tài lớn, không phải những chuyện lặt vặt trong đời sống của tuổi trẻ. tôi nhớ một truyện ngắn có vách mặt một tay văn phiệt về cái Đàm Trường Viễn kiến của ông ta, nơi quy tụ đông những mầm non văn nghệ mỗi tối ngồi nghe ông nói chuyện văn chương, tâng bốc các học thức uyên bác của mình, nghe mà phát mệt.

Tôi khoái chí truyện ngắn " người đội mũ " của anh. Buổi họp mặt bạn bè tại quán cà phê Gió Bắc thêm hào hứng, Dương Nghiễm Mậu nói với anh em:

- Lần này vào đây tôi ở lại SG luôn, không hẳn bỏ học, có thể vừa đi làm vừa đi học, có cái bằng tú tài mà trượt lên trươt xuống hoài. không lý gì tôi cứ phải nhờ mãi vào đồng lương công chức ít oi của ông bố, mình lớn rồi phải không các câu. Vì nghĩ thế, lại yêu nghề văn nên mình mới đánh bạo viết thư xin việc nhà báo, không ngờ đơn của mình lại được chấp thuận, nên mình mới quyết định vào đây, hiện giờ mình ở nhờ bà chị ruột ở đường Trương Minh Giảng.

Có ai đó hỏi:

- Có phải chủ nhiệm của tờ báo cậu làm là Lý Hoàng Phong không ?

- Đúng, Lý Hoàng Phong là Đoàn Trường, anh ruột của thi sĩ Quách Thoại mới chết cách đây ít lâu. Anh ta ở Trương Minh Giảng, cổng xe lửa, cũng gần nhà bà chị tôi.

Tình yêu giữa Hoài Nam và Thu hình như mỗi ngày một đậm đà. Hoài Nam nói nhiều về nàng và ao ước một chuyến đi Huế. Bên ly cà phê và khói thuốc mù mịt. Hoài Nam hy vọng sẽ vaò làm việc ở một tờ báo nào đó, như thế cuộc đời đỡ lông bông.

Hoàng Bình Sơn, anh chàng thi sĩ gâỳ nhom, sống không nhờ vả ai, anh sống bằng nghề dạy học ở một trường tiểu học tư trong xóm, hẻm Lê Văn Duyệt, anh và một ông giáo già cùng nhau chia day một đám học trò nhem nhuốc. Mỗi ngày anh vẫn có tiền ra ngoài đầu xóm ăn cơm bình dân.

Đời sống của Dương Nghiễm Mậu khác hẳn chúng tôi, anh làm ăn cần cù, đời sống mực thước. Tiền bạc anh kiếm được do việc viết lách anh ăn xài rất là tiện tặn. Anh có điều đặc biệt là chưa bao giờ biết đi xe đạp, trong túi anh lúc nào cũng có tấm thẻ xe buýt thường trực. Tất cả anh em chúng tôi đều quý mến anh, anh sống chín chắn, nhưng không thiếu hào hiệp khi bạn bè gặp cùng cảnh khổ.

Tôi nhớ hoài hình ảnh anh khi đứng với tay lên tủ sách, giở cuốn sách kẹp những đồng bạc phẳng phiu anh dành dụm trao cho tôi và Hoài nam. Khi chúng tôi đói, vì hoàn cảnh bắt buộc phải đi bụi đời.

Cũng như tôi không thể quên được anh bạn Phan của tôi, một anh bạn học, yêu văn nghệ, đồng thời cũng là võ sĩ quyền anh. Nhà anh nghèo, bố mẹ làm ăn thất bại, đông anh em. Một thời gian Phan phải thường xuyên lên đài, gia đình anh và bạn bè đến cổ võ, lần đó có tôi. Tiếng vỗ tay quanh đài vang dậy, những cú đấm toé lửa của Phan, những miếng trả đòn của đối thủ kinh khủng. những đứa em Phan dưới đài nhảy choi choi " nhắc tồng ". Bà mẹ thì niệm Phật luôn miệng đuổi theo những cú đấm. Cuộc đấu võ đài kết thúc. Phan giựt giải. Anh mời tất cả đi ăn mì, lúc này không còn nhai nổi sợi mì vì răng cỏ trệu trạo hết rồi, thật tình lúc ấy tôi cũng không nuốt được. Tôi thương bạn quá, tinh thần mã thượng của anh đối với gia đình và những đứa em vô tư. Khi đó tôi nghĩ đến truyện ngắn của Jack London " Miếng thịt bò " tả đời một võ sĩ, nếu anh có miếng thịt bò bồi dưỡng trước khi lên đài có lẽ anh không thảm bại. Nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng cần miếng thịt bò trong cơn ngặt nghèo, có lẽ nếu có, Vũ Trọng Phụng còn để lại nhiều tác phẩm cho đời. Tôi biết bạn tôi giờ đây không còn muốn nhắc lại chuyện cũ đó nữa, nhưng tôi nghĩ khác nên cứ làm, vì đó là chất liệu, sự thật cần được phơi bày để thấy tuổi trẻ chúng tôi đã sống như thế nào, nói lên không phải để bêu rếu xấu xa.

Tôi vẫn vui vẻ với bạn bè, nhưng trong sự vui vẻ ấy có những ưu tư của tôi. Ưu tư về đời sống gia đình tôi. Hiệu tạp hoá này gia đình tôi còn giữ được bao lâu nữa, có lẽ không lâu, tôi đã thấy những dấu hiệu.

Tuổi vô tư của tôi đã chấm dứt. Tôi nộp đơn xin vào Không Quân. Tôi chưa tròn 20 tuổi, mẹ tôi phải làm giấy cho phép. Tôo cùng nộp đơn với một thằng bạn. Nguyễn Bá Bằng, bạn với tôi từ hồi nhỏ, vì bố mẹ Bằng là bạn của bố mẹ tôi từ xưa. Bác Hài là bạn của bố tôi khi còn học Cao Đẳng Mỹ Thuật. Bằng mồ côi cả cha lẫn mẹ vì tai nạn xảy ra cho ông bà. Bây giờ Bằng cũng vào lính với tôi, tôi đủ sức khoẻ, Bằng yếu bị từ chối sau lần khám sức khoẻ. Tôi chỉ hơi yếu mắt, nhưng không sao, có thể là chuyên viên dưới đất.

Tôi hơi buồn một chút. Lại là những ngày chờ đợi, nhưng có sao đâu, tôi mong thời gian ấy càng dài càng tốt, tô còn được ở bên mẹ bên em.

Một hôm tôi trở về nhà, tôi thấy nhà cửa tôi hầu như tan hoang, hàng họ trong cửa hàng trống tuềnh toang. Mẹ tôi ngồi ở quầy hàng trống với hai đứa em nhỏ của tôi, mắt bà như mất thần, nhìn tận đâu đâu, bà noí khẽ, vắn tắt nhưng tôi đủ hiểu:

- Thế là hết rồi ocn ạ. Nhà mình đã bị người ta xiết nợ, cả đồ đạc trong nhà cũng vậy, lần này mẹ phải đi làm thật xa, tận bên Lào. Mẹ đã noói với chú, con và em con về bên nhà chú ở tiếp tục đi học, còn mẹ, dì và em đi. Một thời gian sau làm ăn khá mẹ con mình lại sum họp.

Người tôi lạnh đi, dù rằng biết trước chuyện này phải xảy ra, anh em tôi sẽ phải chịu đựng, mẹ tôi đã phải hy sinh cho con cái quá nhiều, bà đã kiệt sức, bà đang gắng gượng một lần nữa. Tôi đứng nhìn hình ảnh mình in trên tấm kính vỡ ở cái tủ còn sót lại trong nhà. Trên tấm kính rạn nứt thân thể tôi hiện r, tôi đã cao lớn, tôi trở thành một thanh niên rồi. Bao nhiêu người bạn của tôi sống không cần một sự trợ giúp nào

Tôi quay sang nói với mẹ:

- Vâng, hoàn cảnh gia đình mình phải thế thôi, em có thể về chú, còn riêng con tự lực sống được rồi, mẹ không phải nghĩ ngợi về con

- Con bỏ học sao ?

Tôi im lặng một lát:

- Chuyện đó còn tuỳ, có thể không Quân sẽ gọi con.

Thế rồi......

Một ngày vào giữa tháng năm, tôi tiễn mẹ và đưa em gái nhỏ ra phi trường. Hình ảnh mẹ tôi và đứa em gái bồng bế lếch thếch với bị quần áo. Chiếc chiếu cuộn lại ở bên nách mẹ qua cửa kính phòng cách ly, đậm nét mãi trong lòng tôi, tôi khua khua bàn tay bên này cửa kính từ giã mẹ và em. Tôi quay đi, tôi không trở về thành phố, tôi tìm một bóng cây râm mát ngay ngoài phi trường nằm gối đầu nhìn mảng trời xang bao la.

Những chuyến máy bay cất cánh, chẳng biết chuyến nào đưa mẹ và đứa em gái bé bỏng của tôi ra đi. Dì tôi đã đi trước mấy ngày để dò đường, sắp sẵn công việc làm ăn. Hôm nay tôi không dám đưa chú em nhỏ của tôi đi tiễn mẹ, tôi sợ nó khóc, vì lúc nào tôi cũng thấy mặt nó buồn thiu. tôi nghĩ đến tiếng đàn chập chững mới tập gảy của nó, cây đàn guitar hình như quáto so với thân hình nhỏ bé, còm cõi của thằng em, lặng lẽ và cô đơn. Tôi nao nao thương cảm.

Tôi cứ nằm như thế trên bãi cỏ xanh, dưới gốc cây. Bao nhiêu chuyến máy bay lên xuống rồi, tôi vẫn nhìn trời nghĩ ngợi lan man. những kỷ niệm thật xa xôi, thật gần gũi về những người thân trong gia đình. ngày thằng em tôi ra đời. Đêm mưa bão, tôi ở nhà một mình chờ tin vui bố mang về. Trang trại ở Láng, ngoại thành Hà Nội buồn bã làm sao. Chị sen cố dỗ tôi ngủ mà không thể nào tôi ngủ được, tôi nao nức về em bé. Buổi sáng bố tôi về đón, đưa tôi lên thăm mẹ và em bé ở nhà bảo sanh Phú Doãn ngoài Hà Nội. Tôi ngạc nhiên khi thấy mắt em bé mở thao láo, không nhắm tịt như con chó mới đẻ, chờ đủ ngay mới mở mắt. Tôi hỏi bố tôi điều đó, bố tôi phì cười. Mẹ tôi nói rằng chó con tuổi con chó, lại sinh vào ban đêm, số nó vất vả đây. Câu nói tôi còn nhớ mãi cho đến bây giờ. Những ngày chạy giặc lên miền thượng du bắc Việt, lưng tôi cõng em, phóng chạy như bay trên những triền đồi cỏ giuột. Còn đứa em gái bé bỏng của tôi nữa, dì tôi sinh nó, mẹ tôi thương nhất nhà, khi nó tập nói chưa biết gọi tiếng " bố ơi " thì cha tôi nằm xuống. cảnh gia đình thương yêu nhau thế mà nay bỗng chốc tan vỡ như bọt nước.....tự nhiên tôi thấy cay cay ở mắt.

Trời về trưa đã lâu, tôi dời bãi cỏ, gốc cây, lấy xe đâp đi loanh quanh trong thành phố, tôi vô tình đi qua trường học của tôi, có lẽ giờ này bạn bè tôi đã vào lớp, chúng nó hỏi nhau khi không thấy mặt tôi. Vĩnh biệt, tạm biệt tất cả các bạn, tôi nói thầm như vậy.

Chiều đến tôi đạp xe trên con đường rợp bóng cây cạnh trường đua Phú Thọ. Tôi rẽ vào con đường Bình Thới hoang vu, nơi có gia đình một người bạn vă nghệ của tôi, anh Nguyễn Nhật Duật, gia đình anh nghèo với một lũ em nheo nhóc, nhưng tất cả đều được đi học do sự cố gắng của bố mẹ anh. Bố mẹ anh nuôi con bằng nghề nấu rượu, bà mẹ suốt ngày gánh hai chiếc bong bóng heo đựng đầy rượu đi bỏ mối cho các quán nhậu. những ngày tháng nhẫn nại của cả một gia đình với bầy con đông đảo.

Tôi đến nhà Nguyễn Nhật Duật khi trời sẩm tối, bữa cơm chiều đã xong. Nguyễn Nhật Duật mời tôi miếng cơm cháy, tôi ăn lót dạ cho đỡ đói. Một lát sau Hoài Nam cũng từ trại học sinh Phú Thọ mò đến, vì tôi có hẹn trước.

Câu đầu tiên Hoài Nam hỏi tôi:

- Mẹ đã đi rồi phải không ?

Tôi khẽ gật đầu:

Có lẽ giờ này bà đã ở bên Lào rồi. Tôi, Nguyễn nhật Duật và Hoài Nam rủ nhau đi ngắm trăng gần đó ngoài vườn hoa lài thơm ngát. Khu ruộng hoa lài bát ngát có thể nhìn thấy khóm làng xa. Con đường Lạc Long Quân Bình Thới xa, dài, tôi có cảm tưởng đến vô tận, đoàn xe bò lục cục đi trên đường, ánh đèn dầu treo dưới gầm xe đong đưa theo từng vòng bánh xe lăn chậm chạp. Tôi không biết đoàn xe bò đi đến đâu, nó cứ đi như thế thâu đêm, mặc cho thời gain chậm chạp trôi.

Nguyễn Nhật Duật chỉ ra phía đường cái, một căn nhà thắp đèn tù mù:

- Tôi có thể thuê cho hai cậu một căn gác gỗ, rẻ thôi, mai có thể dọn đến ở ngay.

Chúng tôi lặng thinh nhìn căn nhà, cùng đồng ý giải pháp đó. Nhưng còn tiền, tôi nhìn xuống chiếc đồng hồ được thưởng thi đậu trên tay.

Tiếng tiêu của Hoài Nam trổi lên trong khoảng trời đất bao la, trăng càng về khuya càng sáng, hương hoa lài thơm dìu dịu. Đầu óc tôi trở nên êm dịu hơn. Tôi lại nghĩ đến những kỷ niệm, đến những cái roi chú tôi đét vào mông đít thuở đầu tiên tôi mơ làm văn sĩ. Lúc này tôi mới nghĩ rằng tôi nhận cái roi đích thực đầu tiên của cuộc đời ban cho. Trời đất bao la quá hỡi đêm trăng huyền diệu, chúng tôi thì nhỏ bé, nhỏ bé như hạt bụi, nhẹ đến nỗi gió đưa bay đến đâu cũng được, hoặc rạp xuống trên một quãng đường nào đó.

Tôi ngủ thiếp đi, ngủ thiếp đi thực tình trong cái nôi bao la cuộc đời chưa đầy mộng mị.

CHƯƠNG 8

Con đường Nguyễn Văn Thoại, tôi có cảm tưởng xa và dài tít tắp, thật ra con đường xuyên rừng cao su ấy chỉ giới hạn từ đầu trường đua Phú Thọ đến ngã tư bảy Hiền. Từ trường đua Phú Thọ, đi xuyên rừng có nhiều ngách rẽ, qua một khoảng ruộng có những cột truyền tin của quân đội có thể sang khu ông Tạ rồi từ khu Ông Tạ sang đường Trương Minh Giảng, cổng xe lửa số 6.

Thuở đó, vùng này hồi giữa thế kỷ 20, trong thời buổi tân tiến nhưng vẫn còn hoang vu lắm, nhà cửa lèo tèo, ruộng nương và ao hồ, mồ mả nhấp nhô. Nói tóm lại nơi đó chỉ những người nghèo hoặc người Bắc mới di cư mới tìm đến ở. những con đường đi xuyên ngang khu cư xá sĩ quan đường Bắc hải hoặc Tô Hiến Thành ra chợ Hoà Hưng còn là những con đường gập ghềnh sỏi đá. Vượt qua đó còn rất nhiều lùm cây, bụi cỏ, vũng nước tù, ao rau muống, mồ mả nhấp nhô. Bên cạnh cư xá sĩ quan mới xây là nghĩa địa Đô Thành. Tôi và Hoài Nam tối đèo nhau bằng xe đạp từ vườn hoa lài Bình Thới sang khu cư xá bình dân ở đường Trương Minh Giảng kiếm ăn. Có thằng nào có nghề ngỗng gì mà kiếm ăn hoặc kiếm ra tiền đâu. Kiếm ăn đây có nghĩa là ăn bám, là " bấu xấu " bạn bè, xem thằng nào có ăn thì xin xỏ để nhét vào cái dạ dầy thường xuyên lép kẹp, có khi hai ngáy không có gì ăn. Nằm lã người trên căn gác gỗ ọp ẹp. Muốn có cảnh cơm hàng cháo chợ cũng phải có tí tiền còm. Thơ thì không nhai được mà văn cũng không gặm được. đói đầu gối phải bò. Tôi nằm goác gác bên này thều thào hỏi Hoài Nam:

- Mình đã nhịn đói mấy ngày rồi nhỉ ?

- Chính xác là hai ngày, tức là bốn bữa, không kể hai bữa sáng điểm tâm.

- Sư mày thế là sáu bữa, tao chết mất, vô lý thật, không lẽ mình lại chết đói, người ta nói miền Nam là vựa lúa gạo cho cả nước kia mà....

- À, chuyện đó của người ta, mày và tao có chết đói thì đất nước này cũng chẳng xấu mặt đi tí nào....Sư mày, cũng tại mày...

- Tại tao cái gì ?

- Hai ngày trước đáng lẽ thì no rồi, mày có tính sĩ diện hão nên mới ra nông nỗi này.....

Tôi yếu ớt xua tay:

- Thôi, đừng nhắc đến chuyện đó nữa, đúng rồi tao ngu, tao dại, cũng vì liêm sĩ của mình. nhai nhải như chó nhai giẻ rách.....

Buổi chiều hai ngày trước, đúng vào chiều thứ bảy. Tôi nói với Hoài Nam rằng bà nội tôi có thể đã về bà cô tôi chơi. bà nội tôi có lương hưu của ông nội, thế nào bà nội cũng cho tiền.

Tôi hí hửng đạp xe chở Hoài Nam tới. Hoài Nam đứng chờ xe ngoài đường để tôi vào bà cô một mình. Bà nội tôi hôm ấy lại không có mặt ở nhà cô. nhưng cô tôi đang làm cơm dưới bếp, đương nhiên là những món ngon không chê được, vì ông chú dượng tôi là một tay ăn nhậu quý tộc, luôn luôn cơm gà cá gỏi, phải chính bàn tay khéo léo của cô tôi làm mới ngon miệng ông. trên lò nướng một con gà quay thơm lừng, nhỏ mỡ tong tong. Bụng tôi thì đang đói, nếu tôi được một bát cơm và một miếng thịt gà bây giờ thì hạnh phúc biết bao. Tôi chờ cô mời ở lại ăn cơm. Tôi nghe cô hỏi:

- Cháu đến thăm bà nội, còn việc gì nữa không ?

- Dạ thưa không.

- Đáng lẽ hôm nay thì cô mời cháu ở lại ăn cơm với cô, nhưng vì chú có mời khách.....

- Không sao đâu cô, cháu về, bạn cháu còn đứng chờ ngoài đường.

- Ờ cháu về đi, hôm khác lại cô chơi.

Tôi ra khỏi nhà cô, bụng đói cồn cào, thèm miếng thịt nhỏ dãi. Hoài Nam vẫn đứng đó, hắn hì hửng:

- Màu ăn no một bụng rồi phải không. có mang phần ra cho tao không, mùi gà quay thơm điếc cả mũi.

- nếu tao có ăn tao đã nhớ đến mày rồi.

- Đâu đưa đây ?

- Nhưng tao không ăn !

- Sao kỳ " dzậy ", sao không ăn, gà quay thì nhất định phải ăn với bánh mì rồi, mày thủ ra một miếng là gọn nhẹ thôi.

- Tao không thể làm việc ấy được, còn liêm sĩ còn sĩ diện tao.

- Mình đang đói, đồ ngu.

Đúng rồi, sự thật là như thế, nhưng tôi không thể làm được. Hai đứa chúng tôi suýt nữa cãi nhau to. bây giờ đành nằm đây, đói đã hai ngày rồi. Đầu óc mờ mịt đến độ không tả nổi con gà quay nó ngon như thế nào....khi đó thì chịu thật.

Hoài Nam đã lổm ngổn bò dậy:

- Bây giờ mình phải tính chứ !

- Tính gì ?

- Kiếm ăn, ô hay cái thằng này bắt đầu mê sảng rồi hả ?

- Kiếm ăn ở đâu ?

- Đến nhà Dương Nghiễm Mậu, may ra nhà chị nó còn chén cơm nguội.

- Thì đi, nhưng đường xa quá

- Mình đi tắt. ngay đầu trường đua mình băng ngang khu truyền tin, qua cống bà Xếp là tới nó ngay

- Chắc tao đạp không nổi rồi

- Mỗi thằng sẽ đạp một quãng.

- Vậy cũng được.

Hai đứa chúng tôi lết xuống nhà, phải nói là cố gắng lết. Tôi nhìn cái xe đạp, thất vọng liền:

- Mày coi, xe xẹp lốp rồi.

- Mình ra mượn bơm cuẩong già sửa xe ngoài đầu đường, sửa xe ế quá khách đã về hết rồi. vả lại mấy lần bơm nhờ ông ta, ông ta cằn nhằn:

- Tao mở tiệm để kiếm ăn, ngày nào cũng mượn bơm thì cả nhà tao đến chết đói mất thôi. Ruột xe của mày bị lủng rồi, kiếm tiền vá đi thôi. Có bơm cũng vô ích, chỉ đi được một quãng thôi.

Cả tuần lễ nay tôi vá nổi chiếc xe. Hoài Nam lại hỏi:

- Quanh đây mình không mượn ai được cái bơm à ?

- không vì chẳng có ai có, xe bò của người ta có bánh gỗ, đai sắt đâu có cần bơm. Vài chiếc xe thổ mộ cũng đâu cần bơm.

- Khốn nạn thật, nhưng mình cũng phải đi, mình không thể chết đói được.

Cuối cùng chúng tôi cũng kiếm một cái ống cao su, mở đầu van, cắm ống cao su vào thổi, có chút hơi vào bánh xe. Hai thằng tiếp hơi nhau. Cái bánh xe có thể đi được, nhưng chở nhau thì không được.

Tôi đề nghị:

- Thằng ngồi thằng đẩy vậy, mỗi thằng ngồi một quãng.

- Đành vậy

Tôi cuộn sợi cao su bỏ vào túi:

- Nếu hết hơi mình lại bơm nữa.

Đến gần 9 giờ đến nhà Dương Nghiễm Mậu. Hoài Nam ra đời sớm, anh không ngoan khi phải ứng phó. Anh vào thẳng vấn đề với Dương nghiễm mậu:

- Bọn tớ đói, nhà cậu có cơm nguội cho chúng tớ ăn đỡ, không cần thức ăn, muối hay nước tương là được rồi....

- Còn cơm đó, nhưng ít quá sợ các cậu không đủ no.

- Cũng được mà, bọn tớ sắp sỉu, xe đạp hai thằng chở nhau lại xịt lốp tới được đây mệt quá là mệt.

Dương Nghiễm mậu mau mắn chia đều phần cơm trong nồi cho hai thằng:

- Ăn đỡ đi, mình ra ngoài quán uống cà phê rồi mua thêm cái gì ăn. này mang chiếc xe vá đi, đừng lo, tớ trả tiền cho.

Dương Nghiễm Mậu với tay lên tủ sách, anh lấy xuống một quyển sách dầy, giở trang ra, anh lấy một số tiền, những tờ giấy bạc phẳng phiu:

- Chẳng nhiều nhặn gì, đây là nhữn g đồng bạc tớ để dành để giúp đỡ bạn bè. các cậu thiếu thốn cứ đến tớ, đừng để đoói quá như hôm nay.

Tôi thực sự cảm động và chẳng bao giờ quên được hình ảnh nghĩa cử này.

Chúng tôi đi bộ ra nhà anh Lý Hoàng Phong uống cà phê. Nhà hai bên dẫy phố đều còn là nhà chệt, có nhà còn làm bằng ván lợp tôn, giống như những căn nhà ở khu ông Tạ. Từ Lăng Cha cả phi trường Tân Sơn Nhất ra đây, cổng xe lửa số 6 là đường Trương Minh Ký, hai bên đường còn đất bỏ hoang ao mọc rau muống.

Uống xong ly cà phê đen đậm đặc và hút hết mấy điếu thuốc lá Ruby. Dương Nghiễm Mậu giục chúng tôi:

- Thôi về đi, tháng bảy ta này là tháng mưa ngâu, trời dễ mưa lắm.

Thế là chúng tôi chưa kịp nói chuyện văn nghệ gì với Dương nghiễm Mậu. Chúng tôi dừng ở đầu đường mua hai ổ bánh mì dài to, bánh mì xẻ ra rắc muối tiêu và xịt xì dầu, chị bán bánh mì phải kêu lên:

- Thôi các bố ơi ! Xịt xì dầu ít thôi, hết mẹ nó cả chai rồi.

Chúng tôi cười trừ, nghèo mà, không mua được bánh mì thịt, ăn ổ bánh mì không xịt nước tương cho đỡi vã thôi. Bánh mì nóng bỏ vào ngực áo, ấm cả bụng. tôi nói với hoài Nam:

- Về nhà, mình ngồi trên gác ăn bánh mì nghe mưa rơi thì thật thơ mộng.

- Cha ơi cha đạp xe mau lên, trời sắp mưa đên nơi rồi.

Tôi rạp mình xuống đạp xe. Qua khỏi ông Tạ, qua khỏi xóm đạo cùng tiếng cầu kinh ran ran buổi tối, trời chuyển mưa, hạt mưa mỗi lúc một nặng hạt, rồi trận mưa rào đổ xuống. Nơi này đồng không mông quạnh. không thể có một nơi nào để trú ẩn. trước mặt tôi lại có một vũng nước lớn như cái ao. Sấm chớp nhoang nhoáng. Tôi hét lên để Hoài nam nghe thấy:

- Xuống đây thôi.

Hoài Nam cũng kêu lên:

- Ổ bánh mì của tao.

- Làm sao ?

- Ướt mẹ hết cả rồi, giải quyết ngay thôi.

Cái bánh mì của tôicũng ướt mèm, nắm trên tay bây giờ như nắm một cũc đất sét, nó nguyên dạng trở lại cục bột:

- Giải quyết liền.

Chúng tôi không cần nhai ổ bánh mì, mà tự nó có thể chui vào miệng và chảy qua cổ họng. Chỉ một loáng khi trời còn mưa to, sấm chớp nhoang nhoáng chúng tôi đã gải quyết xong hai ổ bánh mì, hình như vẫn còn thòm thèm.

Chúng tôi d8át xe đi vòng, men theo vũng lội, mồ mả ngổn ngang. nhưng rồi cũng ra đến đường cái, không phải đường nguyễn Văn Thoại mà đường Tô Hiến Thành, tôi đã nhìn thấy khu trường đua.

Tôi có cảm tưởng tất cả nước của bốn phương trời đều dồn về đây, đổ ập xuống một khu phú Thọ nhỏ bé này. người tôi lạnh run, răng đập vào nhau lập cập:

- Mình tới Phú Thọ rồi.

- Tới Bình Thới còn mệt, thô để tao chở mày.

Hai đứa chúng tôi đến căn thuê trời đã khuya, mưa dút, nhưng chúng tôi vẫn còn ướt như chuột lột. ngưòi tôi khó chịu và tự nhiên cổ khản đặc. Hoài Nam nói:

- Mày đi ngủ thôi, ngủ được một giấc thì đỡ.

Tôi nằm xuống sàn gác và mê man đi trong giấc ngủ nặng nề....

Hình ảnh mẹ tôi sao mà cô đơn thế trong sân bay. Bà như một người đi xe đò chứ không phải đi máy bay. Giữa những người sang trọng, mẹ toôi chỉ mặc cái áo bà ba, quần thâm. Tay xách cái bị quần áo và cái chiếu cuốn lại xỏ tay. Con em gái bé bỏng tôi mặc cái áo và cái quần lủng đít. Không có cái váy đầm cho nó, xung quanh những người sang trọng quần nọ áo kia. tôi gào lên trong nước mắt.

- Mẹ ơi ! thê thảm quá mẹ ơi !

Một bàn tay ai đó lay vai tôi. Tôi nửa mê nửa tỉnh mắt vẫn còn nhoà nước. Tôi nhận ra khuôn mặt của Hoài Nam, tôi nói như vẫn còn torng cơn mê sảng:

- Không quên....tao không bao giờ quên.....

Tiếng Hoài Nam bên tai tôi:

- Mày sốt suốt đêm qua, mày la to quá, mê sảng gì đó. Bà chủ nhà cho mượn lọ dầu con hổ. mày bị cảm mưa rồi.

Người tôi vẫn nóng hừng hực, cổ khát khô và môi khô ran. Tôi xin một hớp nước. Hoài Nam nói với tôi:

- Tao phải tìm cái gì cho mày ăn đỡ, còn tiền, ăn rồi mày cứ nằm nhà, tao đi chạy, mày cầm mấy viên thuốc.

Bà cụ Chắt, mẹ chủ nhà đi lên, cụ bưng hai tô cơm, có chút đồ ăn, hình như mỗi tô có một miếng trứng chiên:

- Hai cậu ăn đi, đừng có ngại. Cậu Long đêm qua sốt quá, đánh gió kiểu Bắc Kỳ, tóc rối với gừng nóng.

Tôi cảm động, lối đánh gió này mẹ từng làm cho tôi khi tôi cảm sốt. Sao bây giờ nhìn bà cụ Chắt tôi nhớ mẹ vô vàn, đôi mắt cụ Chắt sắp loà, trước mặt cụ, trên vành khăn dây thả xuống một mảnh khăn vải mùng để che bụi. Bàn tay xương xẩu của bà cụ sờ trên trán tôi như bàn tay của người mẹ Tội nghiệp ngưòi nóng quá, tôi đánh gió xong nhẹ đi ngay ấy mà Sao câu nói ấy giống câu nói của mẹ tôi đến thế. tôi muốn khóc. Đêm hôm qua về hai cậu gặp mưa đây mà, cậu Nam cũng phải coi chừng để ý đến sức khoẻ, ăn cơm đi để lấy sức.

Miệng tôi nhạt nhẽo, tôi không thể nuốt nổi, tôi nhường cho Hoài nam. Cụ Chắt lại nói. Được rồi, nhát nữa tôi nấu cho cậu Long bát cháo hành, ra được mồ hôi là khoẻ ngay. Đừng có ngại, mình giúp đỡ nhau là chuyẹn thường. Cậu Nam bận công việc cứ đi, ở nhà tôi lo cho cậu Long, bạn bè có ai gọi đến, may mà người ta giúp đỡ gì được chăng.

Bà cụ Chắt nói bằng lời chí tình. Hoài Nam đi, tôi dặn với:

- Nếu tiện mày sang nhắn duật tới chơi.

- Được, mày đừng lo, càng đông bạn bè càng tốt.

Tôi ngẫm nghĩ hoài đến câu nói của bạn. Câu nói vô tình có thể bạn tôi đã quên rồi, nhưng cũng thật đúng với hoàn cảnh chúng tôi hồi ấy. Thuở của bát cơm Phiếu Mẫu, thuở tình nghĩa bạn bè keo sơn như kết nghĩa vườn đào. Thật tình tôi nuối tiếc thời gian ấy. Thuở có những vị thuốc thần diệu thoa bóp chữa lành những vết roi cuộc đời. Có những lúc chán đời, tôi nghĩ chẳng bao giờ còn nữa, trong một đời sống lắm bon chen. Điều tôi nghĩ có thể đúng và cũng có thể sai. nhưng tôi thì đủ tư cách để nói lên điều như thế. Có những điều phải nhớ không bao giờ quên, không viện dẫn bất cứ lý do gì để quên đi những điều ấy. Trừ khi bạn mắc cơn bệnh quên Alzheimer.

Tôi bình phục mau chóng sau lần đánh gió bằng phương pháp dân tộc.

Buổi trưa Nguyễn Nhật Duật đến cùng với Nguyễn Minh Thành, người bạn mới quen ở khu xóm đạo Nam Hải. Thành còn trẻ, kém tôi một tuổi nhưng rất là " ông cụ non ". Anh thường nói câu của Lão Tử: " Phải tốn cho đời một sợi lôngchân cũng không được " và anh thường nói đến thuyết vô vi.

Chúng tôi gọi Minh thành là Lão Tử. Nhưng đời sống thực của Minh Thành không phải thế. Anh có lòng bác ái của người TCGiáo. Vì chính anh là người đạo gốc. Tôi nhận thấy mấy viên thuốc cảm của nguyễn Minh Thành cùng với tâm trạng nhận bát cháo hành của bà cụ Chắt.

Tôi tuy còn váng vất lao đao, nhưng vẫn nói với bạn:

- Sức trâu nước của tôi. dễ gì mà cơn cảm xoàng này vật ngã được.

- Mình đi cà phê Con Nhạn được chứ ?

- Được thôi.

- Duật có xe đạp, tôi cũng có xe đạp, tôi đèo cậu.

Cà phê Con Nhạn ở trong khu vườn Lài, bốn phía trống lúc nào cũng lộng gió. Quán cà phê bình dân, không tên, chúng tôi đặt cho quán là cà phê Con Nhạn, vì trên vách nhà bằng tôn, có đục hình bầy chim nhạn, hình đục vụng về của một người nào đó không phải nghệ nhân, nhưng cũng nhận ra đó là con chim nhạn. Quán lại có một đặc biệt khác là pha phin, cái phin nhôm méo mó, chứ không pha vợt như các quán bình dân khác.

Bà chủ quán có đứa con gái nhỏ lúc nào cũng thấy ôm một con búp bê lem luốc nhồi bông, con búp bê quái dị bị cụt đầu, được ráp cái đầu giả bằng trái cóc, trái ổi. Suốt ngày đứa bé ôm búp bê ra vườn lài hái hoa kết thành xâu đeo quanh cái đầu giả. Có lần tôi hỏi bà chủ quán. Bà chủ quán, mẹ đứa bé trả lời, giọng nam Kỳ:

- Ối, cháu nó không có đồ chơi, nhặt đâu được con búp bê của ai đó liệng đi, nó mang về " nuôi ". Con khùng, có lần tôi đã liệng đi, nó lại lượm về, mặc nó vậy. Nuôi một con búp bê cụt đầu thiệt xui xẻo, tôi mới bị giật hụi nè.....

- Nhưng đầu nó có kết vòng hoa.

- Ối chuyện con nít hơi sức đâu.....

Câu chuyện bị bỏ lửng.

Tôi nói với Nguyễn Nhật Duật, mà tôi gọi là " nhà phê bình văn học " vì anh đang học triết rằng tôi sẽ viết thêm một truyện ngắn về con búp bê cụt đầu, cái đầu giả được kết hoa. Duật nói, ừ hay lắm, viết đi. nhưng rồi tôi quên mất suốt nhiều năm trời, quên cho tới bây giờ mới nhớ lại, khi bạn bè mỗi thằng lưu lạc một phương trời. Nguyễn Phương Thành muốn thành con cá hồi bơi ngược dòng thác để trở lại quê hương, nơi đã sinh trưởng ra anh. Nguyễn Nhật Duật thì sau 30 năm dạy học bị cắt đi một bên lá phổi và đã chết đầu năm 2000, sau tết Canh Thìn 11 ngày. tôi là một lão già lẩm cẩm bệnh tai biến mạch máu não, khó tính ưa chửi sảng.

CHƯƠNG 9

Khi tôi không chờ đợi nữa thì chuyện lại xảy ra. Tôi nộp đơn gia nhập Không Quân từ ba tháng trước, nay Không Quân gọi nhập ngũ. Tôi tưởng rằng đơn tôi đã bị bác, như nghành Không Quân từng bác cả ngàn đơn khác. Con số được chọn có trăm mạng. Theo người ta nói lính Không Quân phải có học lực khá. Có thể hôm nay anh chỉ là lính trơn, ngày mai anh trở thành sĩ quan trong mọi nghành nghề. Thời Pháp, một hạ sĩ thôi cũng có thể là phi công. không thuần chỉ sĩ quan. nhưng nay quân đội VNCH nâng lên cho bảnh. Điều đó được tuyên truyền rộng rãi trong giới sinh viên học sinh. Không Quân thu hút người gia nhập rất đông đảo.

Tôi mang chuyện này hỏi ý kiến Hoài Nam. Hoài Nam góp ý liền:

- Vào đi, ít ra cũng đỡ cho một thằng.

- Mày nói sao ?

Không nói đến chuyện lý tưởng mà cái thân mày đỡ, biết chắc chắn rằng mày có cơm ăn, không bị đói như những ngày qua nữa.

Thực tế là chúng tôi bị đói thường xuyên, thường gây ra những bữa no dồn đói góp. Nghề văn nghề thơ chưa tên nào sống nổi. Chính Dương Nghiễm mậu nhờ vả bà chị. Anh kiếm được bằng nghề văn nghề báo chỉ là tiền còm.

Hoài Nam đã được làm công tác viên cho báo Cách Mạng Quốc Gia, hắn làm thơ và viết lung tung đủ thứ. Anh tổng thư ký tờ báo là anh Tế Xuyên rất nể Hoài Nam, anh cũng thường xuyên xuống thăm anh em tôi tại Bình Thới. Thỉnh thoảng anh mời chúng tôi ăn những bữa ăn, anh khá hào sảng.....Anh nói tôi cần phải cố gắng hơn nữa trong nghiệp văn, khai thác những đề tài nào đó phải khác những đề tài mà người ta nhai đi nahi lại quá nhiều lần.

Tôi biết anh Tế Xuyên còn là một nhà phê bình văn học, tầm cỡ học giả. Anh là tác giả nhiều cuốn sách " học làm người " do nhà Khai Trí xuất bản. Anh Tế Xuyuên đang bước vào tuổi già, nhưng bắt anh em chúng tôi phải gọi anh là anh, danh từ chú với bác không được dùng với anh.

Hoài Nam nói như trong cơn mê sảng:

- Mày ra đi cũng phải có một bữa tiệc với anh em chứ !

- Mày có điên không, tao lấy gì để mời ?

Hoài Nam thủng thẳng trả lời:

- Tao tính cả rồi.

- mày tính thế nào ?

- Mạnh thường Quân chúng mình chỉ có anh Tế Xương chứ còn ai nữa.

- Phiền anh ấy quá !

- mày định ra đi không từ giã anh Tế Xuyên hả ?

- Có chứ, nhưng mình từ ggiã xuông cũng được rồi.

- Anh Tế Xuyên nhất định sẽ không bằng lòng như thế đâu, anh sẽ bỏ tiền ra, một bữa thường thôi mà. Mày ngồi nhà để tao đi, còn tí tiền còm đây mày có thể ra cà phê Con Nhạn của mày ngồi nhìn trời nhìn đất.

Tôi ra quán cà phê Con Nhạn ngồi một mình. Trời đất sau bão rớt trời thật đẹp, nắng chỉ ửng vàng trên ruộng hoa lài bát ngát. con bé của bà chủ chơi thơ thẩn dưới ruộng hoa, nó sâu những đoá hoa thành vòng tròn, đội lên đầu con búp bê. Cái đầu con búp bê bây giờ bằng trái cam. Ai đó khoét giùm mắt mũi miệng cho cái đầu, cái miệng vểnh lên hình vòng cung thành nụ cười.

Tôi lan man nghĩ tới tương lai của mình, những ngày s8áp tới trong quân đội. Mình sẽ ra sao nhỉ.

Điều này không thể biết được, dù tôi đã có ngày sống đời sống quân ngũ hồi học thiếu sinh quân. Nhưng đó chỉ là nghiệp binh lỡ.

Tôi đi chơi lang thang một mình ở khu Phú Thọ. Mình ra đi rồi đây mình sẽ nhớ mãi nơi này. Nhớ căn gác thuê, bà cụ Chắt và những bát cơm của cụ. Tiếng ru hời của bà con dâu mỗi đêm, ru con bé con, em thằng Phan Tri nghịch như quỷ sứ, suốt ngày ngồi trên cây trứng cá trước nhà, nhìn vào căn gác thuê chúng tôi. Có những lần đói, tôi nhận từ thằng bé nắm trái cây trứng cá, nhưng chỉ là những bữa ăn giả, đánh lứa cái miệng. Ruột tôi càng cồn cào hơn. Còn đâu nữa những bữa cơm canh cua rau đay, cà pháo chấm mắm tôm. Tất cả đều đã xa, thật xa. Dĩ vãng chẳng bao giờ trở lại.

Buổi trưa tôi tới nhà Trần Cang, người bạn học Cao Đẳng Mỹ Thuật với tôi, anh đeo bám hội hoạ, anh đang học năm thứ nhất. Bá bằng cũng học ở đó, nghe đâu Bằng đang xin chuyển ra Huế theo bà chi lấy chồng ngoài đó. Ông anh ruột của Bằng là anh Bảng, đang làm giáo sư, chẳng nhìn nhõ gì đến bầy em mồ côi. Ngày hai bác Hài tử nạn thê thảm, anh Bảng cũng chẳng về nhìn bố mẹ, việc ma chay anh Kỳ và con rể và chị Tuyết đứng lên lo. đám ma đó phải cưới chạy tang. Bằng tỏ ra đau khổ thường tâm sự với tôi. Tôi không rõ Bằng mang bệnh gì mà bị từ chối gia nhập Không Quân cùng với tôi.

Trần Cang phải sống nhờ ông anh ruột là sĩ quan cấp tá, sống ngay trong trại lính ở cạnh trường đua Phú Thọ. Tôi quý Trần Cang bởi tại anh có máu văn nghệ, là cháu ruột của nhà văn Khái Hưng bị dìm sông chết ở bến đò Cựa Gà, Hải Dương, ngày ông bị tù ở trại Lý bá Sơ.

Trần Cang ngừng tay, anh đang làm một bài tập một bức tranh lụa:

- Cậu ăn cơm chưa ?

- Chưa, nhưng tớ đến để giã từ cậu, mai tớ đi lính rồi, lính Không Quân.

- Tốt, vậy thì tớ phải mời cậu một bữa, cậu biết tớ không có nhiều tiền, một bữa bánh cuốn đủ chứ hả ?

- Thế nào cũng được, mai tớ đi rồi, tiếc là không đi chung với thằng Bằng. tớ với thằng Bằng thân nhau lắm, từ hồi nhỏ xíu ở Hà Nội.

Hàng bánh cuốn ngay ở đầu trường đua, dưới hàng cây cao bóng mát. Suốt buổi trưa hai đứa tôi ngồi ở đó, nói chuyện đến Bằng, người bạn vắng mặt. Cang nói:

- Thằng Bằng không biết bệnh gì, người nó cứ xanh lướt đi thôi. Nó hay chảy máu cam....Nó đeo đuổi nghề vẽ như bố. Thân bệnh hoạn đó rồi đây không biết sẽ ra sao ?

- Hình như người nghệ sĩ nào cũng khổ, có người khổ thảm khốc.

- Như ông bác Trần Khánh Gzư của tớ, phải chết dưới bàn tay bạo tàn. Ngày nghe tin ông bác bị dìm chết, tớ còn nhỏ lắm, đang ở quê nhà. Bố tớ quyết định phải ra đi thôi và bây giờ tớ mới ở miền Nam này. Chúc cậu lên đường may mắn bình an...Được, tớ sẽ liên lạc với thằng Bằng. Đi nhớ liên lạc về với anh em.

Tôi nắm chặt bàn tay Cang, từ biệt nhau ngay đầu Bình Thới. Sao lại buồn nhỉ ? Sao lại muốn khóc ?

Về đến căn gác thuê tôi đã thấy Hoài nam và anh Tề Xyên. Anh Tế Xuyên đùa tôi, anh chào thoe kểu nhà binh:

- Chào chú lính mới tò te.

- Chào anh !

- Anh em mình làm một bữa tiệc chia tay chứ ?

- Dạ...em có nghĩ đến...nhưng.

- không nhưng nhị gì hết, anh đã lo cả rồi. Cậu cứ đi với bọn này, cậu là nhân vật chính mà. Tiếc rằng hôm nay không đông anh em của cậu, chỉ có ba anh em mình, mình phải uống rượu say một bữa. Mình uống chén rượu tràng đình, tiễn chân tráng sĩ lên đường.....

- Em không biết uống rượu, vì chưa uống bao giờ....

- vậy thì sẽ biết. đừng lo ngại, vạy mới là người lính....

Quán cà phê Thuỷ ở khoảng giữa đường Phạm Ngũ Lão, một trong những quán cà phê ngon có tiếng ở SG hồi đó. Nhưng tối nay có lẽ anh Tế Xuyên đã đặt trước nên quán làm thêm những món nhạu và bia. Chúng tôi có một bàn tròn riêng. Đã từ lâu rồi tôi mới dự một bữa ăn đàng hoàng.

Mấy chị em nhà Thuỷ thay phiên nhau phục vụ, bà chị lớn đẹp nhất trong mấy chị em ngồi cạnh một cái nôi, trong đó có một bé gái rất xinh, y như mẹ. nghe đâu cô chị lớn bị lỡ làng trong một mối tình nên mang con về nuôi. Bé Kim. Bây giờ Thuỷ thay chị đứng ra quán cùng với bố mẹ.

Bữa nhậu chóng tàn, lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là rượu bia, tôi say là đà. Anh Tế Xuuyên đưa chúng tôi về tận nhà ở Bình Thới và anh ngủ lại đêm hôm đó, nói chuyện đời, anh như một người anh thực sự đối với những đứa em. Buổi sáng anh nhét vào túi tôi một mớ tiền: mớ tiền khá lớn đối với tôi khi đó, vì lương lính quân dịch chỉ có 120$ một tháng. Tôi hỏi anh:

- Sao nhiều thế anh ?

- Cậu còn phải ra quân trường, phải tiêu pha, không phải chia cho ai cả.

Sáng hôm ấy là ngày mùng 1 tháng 7 năm 1957. Tôi từ giã vườn hoa Bình Thới khi bãi tập bắn Bình Thới vang tiếng súng.

Tôi trình diện nhập ngũ tại cổng Phi Long của phi trường TSNhất. Tôi ngạc nhiên vì gặp nhiều bạn bè từng là bạn học với tôi. Buổi trưa ăn cơm lính đầu tiên rồi đi lãnh quân trang quân dụng.

Những bộ quần áo từ thời Tây để lại rộng thùng thình. Chúng tôi nhận số quân và số chỉ tạm, chưa có thằng nào có chỉ số chính thức. nhưng chúng tôi vẫn bàn tán đến nghề nghiệp mà mình sẽ theo đuổi, hầu hết thằng nào cũng mơ ước mình lái phi cơ. Mắt tôi kém, tôi hy vọng sẽ được sang chiến tranh tâm lý để làm báo Lý tưởng. nhưng điều đó tôi không nói ra với ai. Tôi vẫn mơ làm văn sĩ. Không Quân hồi đó có mấy nhà văn nhà thơ nổi tiếng, thứ nhất là toàn Phong, Cung Trầm Tưởng, và Dương Hùng Cường. Dương Hùng Cường mới chỉ là trung sĩ. Sau khi đi học ở bên Tây về....

Tôi thằng lính mới tò te....chưa là cái gì cả.

Một tuần lễ sau chúng tôi được đưa lên quân trường học quân sự. Chúng tôi học chung với bộ binh ở trung tâm 3. Tại đây tôi gặp nhạc sĩ Lam Phương, anh đi quân dịch. Bài hát anh sáng tác hồi đó được hát vang trại tôi nhớ những câu lõm bõm Xuyên lá cành trăng soi lều vải.... Gặp anh, anh nói với tôi:

- Hy vọng tớ sẽ được chciến tranh tâm lý.

Đời lính quân trường gian khổ, với thể hình trâu nước như tôi nhiều khi tưởng không chịu đựng nổi, kỷ luật kinh khủng. Tôi nhớ những câu khẩu hiệu sơn trên tường: Thi hành trước, khiếu nại sau. Quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu...v.v......

Cơm ăn no, tuy rằng chẳng ngon lành gì. Tôi viết thư cho Hoài Nam. Tôi nhận được thư hồi âm của bạn: Dù sao thì mày còn được bữa cơm, không như tao mỗi ngày vẫn phải chạy ăn từng bữa. Có lẽ tao sẽ ra Huế với Thu, muốn ra sao thì ra...

Mỗi chủ nhật chúng tôi được ra nhà thăm nuôi để gặp thân nhân lên thăm. nhưng nào tôi có ai. Thơ thẩn chơi một mình. Có tiền thì vào câu lạc bộ uống cà phê, nhìn thân nhân người khác. Lương tân binh của chúng tôi hồi đó chỉ có 516$50, trừ tiền cơm. Số tiền này không thấm tháp gì, nhưng cũng còn hơn lương lính quân dịch.

Sau ba tháng học quân sự, chúng tôi mãn khoá. Cái gì có thể quên được chứ cái số quân không bao giờ quên, đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Tôi về SG và được ở lại TSNhất. Việc đầu tiên là đi tìm bạn bè. Hoài Nam đã đi Huế, anh ta ở lì ngoài đó. Bãn bè ở SG giúp đỡ anh tiền bạc để anh sống. Vẫn là cái lãng mạn thơ mộng của tuổi trẻ.....

Tôi đi tìm thằng em ruột, bây giờ nó không ở với chú tôi, mà về với một ông chú khác có bà thím kinh khủng hồi tôi đã sống với bà ở Vũng Tàu. Em tôi ốm, nó mắc bệnh ho lao. Thằng bé mới có 10 tuổi, học những năm đầu bậc trung học. nhưng học rất kém. Vẫn luận điệu xưa, bây giờ tôi là quyền huynh thế phụ. bà thím mách mỗi lần tôi ra thăm em.

- Thằng em mày hư lắm, nó chẳng chịu học hành gì hết, lười chẩy thây ra, lại cứng đầu, tao đến khổ phải nuôi con lại thêm cháu bệnh hoạn. Mày phải dạy bảo nó.....

Tôi nghị ngờ lòng tốt của bà thím. Tôi mang chuyện này nói với Lê Đình Điểu. Điểu nói với tôi:

- Cậu phải giải quyết thôi, không thể để tình trạng này được

- Tớ làm sao đây, nhà cửa thì không có, còn sống ở trong trại.

- Được, rồi cậu phải giải quyết khi tình trạng cấp bách quá.

Lê Đình Điểu đã đậu tú tài I, năm nay học đệ nhất, anh nói:

- Tớ sẽ kèm cho thằng em cậu, nó phải học khá, còn thằng Đỗ Quý Toàn nữa, nó cũng thương em cậu lắm.

Gia đình ông chú bà thím tôi đã về SG ở Tân Định. Bà thím buôn bán ở chợ Tân Định. Tôi không thể nào quên được những chiếc xe " bò ệt " toôi phải đẩy hàng ra chợ mỗi sáng và mỗi chiều, đến ngày chủ nhật cũng không được nghỉ ngơi hồi ở VTàu. Tôi nghi ngờ lời của bà thím cũng đúng thôi. Tôi nghĩ đến những tập truyện của Nguyễn công Hoan, tôi đã đọc về thân phận những đưa cháu mồ côi phải sống nhờ họ hàng. Tội nghiệp lắm, em tôi là ruột thịt của tôi, tôi có thưa kinh nghiệm trong hoàn cảnh này.

Tôi được điều về phi đoàn trực thăng với chỉ số tạm, làm mọi việc linh tinh trong phi đoàn. Buổi tối tôi đóng tiền đi học thêm, như truyền thống của lính không quân chịu khó học hành. nhiều tay khi còn trong quân ngũ đã trở thành luật sư hoặc tốt nghiệp văn khoa. Tôi mua thật nhiều sách về đọc, vẫn mơ ước trở thành văn sĩ...Báo chí cũng đọc nhiều, nắm vững thời thế và biết rằng ông ngô Đình Diệm theo chủ trương gia đình trị.

Lòng dân bất mãn trăm bề. Chiến tranh bắt đầu nổ ra ở Miền Nam. Mặt trận giải phóng miền nam của CS bắc việt dựng nên. Một vài trận đánh, phục kích rai lai của du kích giải phóng quân bằng những vũ khí thô sơ. Chính phủ ông NĐDiệm càng ngày càng trở nên khắc nghiệt. bà Trần Lệ Xuân, vợ của cố vấn ngô Đình Nhu lộng quyền. Tham nhũng ở khắp nơi. Ngay ở trong quân đội. nguời ta hò hét chống cộng và Bắc tiến. Thành phố SG vẫn êm ả, nhưng tôi biết đó chỉ là bề mặt. những chuyến xe lửa bị cắt, rồi cắt hẳn. những chuyến máy bay trực thăng bí mạt đi ban đêm, có chuyến lại trở về và có chuyến không về....Tôi thường thấy có bà mẹ già, người vợ trẻ, có khi là người yêu vào phòng chỉ huy trưởng phi đoàn ngồi khóc cho những đứa con, người chồng hoặc người yêu. Cuối cùng nhận tin mất tích hoặc rõ ràng hơn là " hy sinh vì tổ quốc. Tôi là anh " lính ghẻ " sống lang thang trong phi trường, cố gắng tìm cho mình tương lai trong cái bát nháo của đời sống. Tôi thấy mình chẳng thể tin được điều gì qua những lời tuyên truyền tốt lành. nhưng cứ an phận mà sống torng kho nhiên liệu. Cung cấp " xăng chùa " cho các sỉ quan đàn anh. những thùng sơn máy bay, cả những bao xi măng không một ai chịu ký nhạn phiếu. người ta biến tôi thành một thằng ăn cắp. Bắt buộc toôi phải chấp hành, như câu khẩu hiệu tôi được học trong quân trường" thi hành trước, khiếu nại sau. "

Những buổi chiều tan sở, tôi lấy xe đạp ra khỏi trại, hoặc đi học thêm, hoặc gặp bạn bè. Những người bạn văn nghệ thuở nào, có người đã vào hẳn nghề, có người còn đi học. Hoài Nam từ Huế trở về SG. Có lẽ chuyến xe lửa cuối cùng trước khi đường xe lửa Huế - SG bị cắt đứt. Tiếng súng từ rất xa vọng về SG. và ngày tháng thì buồn hơn. Hoài Nam đổi but hiệu là Trần Dạ Từ, Thu vân có bút hiệu mới là trần Thy Nhã Ca. bài vở, thơ đăng nhiều trên các báo, tôi vẫn còn nao nức về nghiệp viết. Tôi yêu thích những bài thơ của Cung Trầm Tưởng, cuốn phóng sự " buồn vui phi trường " của Dương Hùng Cường và vẫn hy vọng được tiếp xúc với anh, góp phần vào tờ báo Lý Tưởng của đơn vị.

Trong phi đoàn trực thăng có nhiều anh mơ mộng lắm, hy vọng thơ văn mình sẽ được đóng góp vào tập san Lý Tưởng. Anh hạ sĩ làm việc dưới sân bay Lưu Văn Giỏi, làm thơ ca tụng nghiệp bay " nghiêng đôi cánh sắt " đăng trên báo Lý Tưởng, anh trang trọng cắt bài thơ dán vào tập vở, trình bày hoa lá cành thật đẹp, dĩ nhiên có cả hình chiếc máy bay. Anh hy vọng sẽ thu góp thành một tập thơ rồi ấn hành.

Anh ngồi trên thùng đồ nghề sửa chửa máy bay ở ngay phi đạo huýt gió một bài rất hay. Anh có tài huýt gió tuyệt vời mà ai cũng biết. Tôi biết những bài thơ đó không thật, chỉ là điều mơ mộng. Thực tế không phải như vậy. nhưng buổi tối mùa mưa, những con cá cuống từ khu lau sậy của phi trường bay đầy ra đường. Đám lính chúng tôi chụp bắt bỏ vào thùng sắt tây, buổi sáng sớm mang ra Lăng Cha cả bán cho mấy người Bắc di cư để nhổ lấy dầu cà cuống. mặc dầu cà cuống thơm chỉ cần chấm bằng cái tăm nhúng vào chén nước mắm ăn bắt mùi đáo để. Nếu ăn với một đĩa bánh cuốn, hoặc tô bún thang cao cấp thì tuyệt diệu vô cùng. Dầu cà cuống đắt như vàng. những chú lính nghèo, không chỉ số như tôi gia nhập nghề bắt cà cuống mỗi ngày một đông. Mới đầu còn bắt bằng tay rồi bằng vợt. Ban đêm cả đám lính nhảy choi choi vồ bắt cà cuống ở dọc đường có ánh đèn sáng. Việc này bôi bác quân đội quá. An ninh phi trường ra lệnh cấm tuyệt, thằng nào vi phạm bị bắt nhốt liền vào cải hối thất. Một số lính khác thì quay ra cờ bạc, ăn chơi. Để được tiếng là lính không quân hào hoa. Ăn chơi, chắc chắn phải cần đến tiền bạc. Nay vay nợ " xanh xít đít đui " ở ngay trong trại, đồ cầm thế là ngay tấm thẻ lương lính. người trừ nợ chính là ông đại uý, trưởng ban quân lương. Anh phải ký rồi mới được vay tiếp. ít khi có tình trạng được vay quá số lượng ấn định trong sổ lương. Lính trở thành con nợ kinh niên. Chủ nợ thu lời lãi đủ.

Thật tình mà nói, tôi mất cả tin tưởng vào quân đội, lý tưởng cũng chỉ là con số không. Tôi chán ngán khi nhìn những tốp lính mới nhập ngũ. Tôi không còn ham thích gì qua những tác phẩm của nhà văn Toàn Phong. Vì bây giờ tôi nhận ra những chuyẹn ấy không có thật....chuyện có thật phải như " Buồn vui phi trường " của Dương Hùng Cường kia. tôi vẫn mơ ước một ngày nào đó cầm bút tôi viết nên được những sự thật. Dù là sự thật nhiều đụng chạm, tôi sẽ chấp nhận....

Một buổi chiều tôi từ trong doanh trại đạp xe ra ngoài. Tôi nhìn thấy một xe đạp đi trước mắt, porte bagagge sau của chiếc xe đạp ấy chở một thùng guốc cao nghệu.

Không thấy người đạp xe phía trước, vì thùng guốc quá cao che khuất, chỉ thấy đôi chân nhỏ bé khẳng khiu nhấn trên bàn đạp. Nơi đó tôi nhớ con đường từ TSNhất về ngã tư Phú Nhuận. Tôi vượt lên và nhận ra người chở hàng đó đúng là thằng em trai bé nhỏ của tôi. Dáng đạp xe của nó xiêu vẹo giữa giòng xe cộ đông đảo. Anh em tôi trao đổi được với nhau vài câu, nó cho biết nó phải làm việc cho nhà chú thím từ 5 giờ sáng, thì giờ để học hành rất ít, tuy vẫn được đến trường. Ốm đau thuốc thang không có. bà thím áp dụng lại đúng sách bà đã đối xử với tôi 10 năm trước.

Khi đó tuổi tôi còn trẻ, uất ức mà chẳng làm gì được. không một người lớn nào thuộc bậc bề trên tin lời tôi nói và cho tôi là kẻ xảo trá. Không lẽ bây giờ tôi cũng lại dẫm bước chân của họ. Tôi quyết không lầm lẫn như họ. Tôi xin thề là nói sự thât, dù là độc ác hay tàn nhẫn. Tôi không phải mang ơn những bậc bề trên như thế. Dù tôi có phải mang tiếng, nhưng không nhằm nhò gì. Nhưng tôi phải bình tĩnh. Tôi nói nhỏ với thằng em:

- Chủ nhật này anh ra rồi tính

Ngáy thứ bảy là ngày tôi lãnh lương lính, số tiền ít ỏi chẳng đáng bao nhiêu. Tôi đến nhà họ hàng nơi em tôi ăn nhờ ở đậu vào lúc 6 giờ chiều. Cả nhà đang ăn cơm, tôi không thấy mặt thằng em trai tôi. Bà thím chỉ tôi xuống bếp. Tôi thấy thằng em tôi một mình ăn dưới đất, bên cạnh một rãnh nước đang chảy róc rách. Nó ăn cơm bằng cái bát đếch, đồ ăn chẳng có gì, hình như một con cá khô nướng với tí rau chấm nước tương. Còn khổ hơn cơm lính tôi ăn mỗi ngày.

Tôi nghẹn lại ở cổ họng, bao nhiêu năm rồi tôi không quên bữa ăn được bố thí của em tôi. Tôi nói với nó:

- Sao lại ngồi đây ăn ?

- Thím bảo em có bệnh truyền nhiễm nên phải ăn riêng.

- Bệnh gì mà truyền nhiễm ?

- Ho lao

- Nứt mắt ra mà đã ho lao rồi sao, thời kỳ thứ mấy ? Thôi bỏ đi, đi ăn với anh.

- Anh có tiền ?

Tôi gật đầu, quay mặt giấu đi nước mắt lăn dài trên má. Buổi chiểu chủ nhật ấy mưa, mưa như mưa xuân ngoài miền Bắc. Anh em tôi đi ăn uống, xem hát ở khu tân Định. Tôi nhớ hôm ấy xem phim " cuộc đời bão táp " của hạo sị van Gogh do Kirk Douglas đóng vai chính, ở rạp Moderne.

Về khuya tan hát và nghe em tôi kể về nỗi khổ của nó. Tôi xúc động, nhưng cũng không đưa tay vuốt được mái tóc em hay ôm em vào lòng. Như là một người chị gái thương em, mà tôi chỉ là người anh, đầu óc thì dễ xúc động, nhưng thái độ làm ra cứng rắn của môt thanh niên đã vào đời. Tôi nói với em:

- Thôi, em thu xếp dời nhà này ngay bây giờ.

- Đi ngay bây giờ ? Mình về đâu đêm nay ?

- Nơi anh có thể nhờ cạy được, không phải ở trong trại lính nơi anh đang ở.

Dù muốn dù không, tôi cũng phải ngỏ lời cám ơn và xin phép người bà con cho toôi mang em đi. Không qi giữ lại hết, họ bằng lòng ngay vì đã trút được môt gánh nặng. Tôi nghe một tiếng nói: " Để đó đi, nó lăn đùng ra chết ở đây, nhà mình mang tiếng, chiều như chiều vong vậy mà cũng không vừa lòng, nhà này luôn luôn làm ơn mắc oán " Gián tiếp tôi bị chửi là kẻ vong ân bội nghĩa. Cũng chẳng sao, tôi phủ nhận thứ công ơn ấy. Hình như tôi đã bướng bỉnh ngay từ những cú đánh đạp đầu tiên của cuộc đời.

12 giờ đêm, chiếc xe xích lô máy đưa em tôi và chiếc vali nhỏ bé về nhà Lê Đình Điểu. Điểu đón em tôi, hai bác bố mẹ Điểu cũng vui lòng đón đứa em trẻ tội nghiệp vào gia đình. Chẳng phải gia đình ấy neo ngưòi nên mới có lòng thương người. tôi khẳng định một điều rằng gia đình ấy có lòng nhân đạo, có tình người. Điểu kèm em tôi học hành, hai bác chăm sóc cho đứa trẻ bệnh hoạn ốm đau như con cái ruột thịt. Tôi yên tâm phần nào và viết thư cho mẹ ở bên Lào. Đương nhiên mẹ tôi có thư cám ơn lòng tốt của hai bác. Gia đình tôi, gia đình Lê Đình Điểu trở nên thân thiết nhiều năm. Tôi quý mến bạn tưởng chừng như không quý mến ai bằng. Sự nghiệp chúng tôi, niềm mơ ước của chúng tôi, nửa đường đút gánh, tưởng như không tiếp nối lại được vì thời thế có nhiều thay đổi. Mỗi người bận xây dựng sự nghiệp của mình theo cách riêng, mà nói chung đều tốt cả. Thuở đầu đời có nhiều gian nan vất vả, có lẽ tôi là người vất vả nhất trong số anh em cùng theo đuổi sự nghiệp cầm bút. Tôi trở thành người cầm bút muộn màng nhất trong đám anh em.

CHƯƠNG 10

Theo tôi nhận xét, thuở đó lính không quân có mấy dạng người khác nhau, tôi nói là trái ngược nhau. Có loại người hãnh tiến với binh chủng mình mang sắc áo và có loại ngưòi, ăn chơi hết mình để được tiếng là hào hoa. Đồng thời có người không thất vọng mà nghĩ đến một tương lai khác ngoài binh nghiệp. những người này cắm đầu học hành. Tôi đã nhìn thấy sự thành công ở nhiều người sau này.

Lính không quân thuở đó có quyền xin lãnh đủ số lương để tự mình lo đời sống. Cấp binh nhì lương 916$50 một tháng. Năm hào cắc lẻ không bao giờ được lãnh. Tôi không biết nó đi đâu, nhưng vì ăn tiêu nhiều nên chẳng một ai đặt vấn đề. Lính trong phi đoàn tôi hầu hết lãnh trọn số lưong, không ăn cơm quân đội. Họ đi làm như công chức, sáng đi, chiều về. Có người thì hẳn pở trong trại tự nấu nướng lấy ăn, chắt bóp dành dụm số lương ít ỏi.

Không hẳn là trại gia binh, nhưng lính độc thân đều có nơi riêng ở. Tôi có nhà một bà dì ở ngoài cổng trại một khúc đường, con đường Chi Lăng thuở ấy; xom Cống Bà Xếp, nên góp gạo nấu cơm chung cũng tiện. Buổi tối tôi đi học tư, hy vọng mình giật lấy mảnh bằng cấp sau những năm bỏ dở dang. Tôi không còn hy vọng vào binh nghiệp. Tôi vẫn mang chỉ số tạm 4 số 9. Nghĩa là muốn đưa đến đâu cũng được. Tôi bị điều về kho nhiên liệu ở phi đoàn, hằng tháng lái xe tracteur đi lãnh đồ bên kho nhiên liệu bên bộ tư lệnh. Chủ yếu là xăng, dầu, nhớt, cả xi măng, sơn, mọi thứ văn phòng dành cho phòng hành chánh, cho các ban ngành khác. Công việc chán ngấy trong những bản báo cáo dài dằng dặc mỗi tháng, sự hao hụt hơi quá đáng, vì xăng dùng cho máy bay thì ít mà phục vụ cấp trên thì nhiều. Lệnh của cấp trên cứ " thi hành trước, khiếu nại sau ". Cấp trên của tôi tìm cách vẽ ra những bản báo cáo hợp tình hợp lý. Vô tình tôi tiếp tay cho kẻ ăn cắp, hàng vài chục tấm tôn, hàng tấn xi măng, hàng trăm lít xăng bay đi, nếu chuyện đổ bể tôi là người chịu trách nhiệm. Tôi trở thành con chốt thí.

Tội tham những không phải là nhẹ, điêù đó có ghi trong quân luật.

Điều này tôi mang than phiền với trung sĩ Hạnh, trưởng phòng phi trang. Trung sĩ Hạnh là em của đại uý Hân mà tôi quen biết từ hồi tản cư lên vùng Vĩnh Phúc yên ở miền bắc. Tôi là học trò của thầy giáo bố của anh Hân anh Hạnh. Anh Hân hơn tôi chừng gần chục tuổi, trai Hà Nội, đàn giỏi hát hay. Anh dậy tôi những nốt nhạc đầu tiên, anh Hạnh còn chạy dong chơi với tôi những đồi sim cạnh cổng đồn huyện Đa Phúc. Khi tôi gia nhập không quân, về phi đoàn này tôi gặp lại anh Hạnh. Anh hạnh đùa tôi:

Nhà binh không có chuyện thân tình, ê thằng lính ghẻ kia nghiêm chỉnh chào thầy đội đi, hà cớ gì mày được hỏi đến bố của quan ba Hân. Quân này hỗn quá, làm thân với tao để móc nối làm chuyện bậy bạ phải không ? Khai thật đi, đọc số quân đàng hoàng thầy đội tha cho. Có tiền không, xuống câu lạc bộ mua cho thầy đội mấy điếu thuốc Ruby hút cho đỡ vã. Được, cái giống anh quyền chú bếp ( binh nhất ) như mày còn biết đến tình nghĩa thì thầy đội sẽ cất nhắc cho. Có gì thì cứ lên đây thầy sẽ chỉ vẽ đường đi nước bước.

Anh Hạnh nói hệt giọng điệu của loại lính khố xanh khố đỏ hồi xưa. Nhưng rồi anh cười ngay, vỗ vai tôi thân mật:

- Chiều nay tớ chở cậu về thăm thầy, anh Hân không ở SG, anh ấy làm huấn luyện viên ở Nha Trang, chừng nào có dịp, có chuyến máy bay tớ sẽ đưa cậu ra thăm anh Hân. Anh ấy cứ nhắc đến thằng Long thuở nào ở phố Nỉ, thời tản cư, cũng mười mâý năm rồi đó, chóng thật....Bao nhiêu là thay đổi.

- Sao anh không đi học sĩ quan như anh Hân ?

- Tao ấy hả ? Không đâu, sức khoẻ tao không bình thường.

- Em thấy anh có gì đâu....

- Vậy mà tao có bệnh đó, bệnh điên, không nặng lắm nhưng man mát. Cái này thì mày thấy rõ rồi....

Tôi cười với anh:

- Thôi đúng rồi, bởi vậy người ta không cho anh đụng vào cái máy bay.

- Không cho tao cooi kho bom đạn mà đưa tao về phòng phi trang này. nhớ nhé mày phục vụ quân đội có điều gì bất mãn cứ lên tao, tao giải quyết cho. Một chai bia thôi, tao giải quyết bằng cách ngồi nghe mày nói điều bất mãn thoải mái. Tao như cái thùng rác, muốn đổ bao nhiêu rác cũng được.

Ngày hôm nay tôi lại mang những điểu bực bội đó lên nói với trung sĩ Hạnh. Anh ngồi nghe tôi nói, dáng người lười biếng trên cái ghế của phi công, tháo ra từ máy bay hỏng của chiếc trực thăng H 19, từ thời Tây để lại. Trước mặt anh là cái bàn rộng cực dài để xếp dù. Xung quanh chỗ anh ngồi lỉnh kỉnh đồ phi trang, những áo phao, những pháo cứu sinh cho phi cống, những bộ combinaison de vol, mũ phi công. Chỉ mình anh trong phòng rộng rãi ấy, không có một phụ tá nào khác. Anh có vẻ cô đơn trong phòng phi trang dài bằng một dẫy nhà.

Anh nói:

- Tao xin một thằng lính phụ tá, sai vặt mãi không được. Tao có lần xin đích tên mày, thằng lính không số, mà họ không cho. Ở phòng này không có gì bán được hết, xuất kho phải có lênh đàng hoàng chứ không phải " thi hành trước, khiếu nại sau " như kho nhiên liệu của mày. Đâu vào đấy hết, không có nhập nhèm. Tao hiểu mày, ở đây chẳng có gì xái được, như xăng dầu, xi măng, tôn....Thôi đừng than phiền nữa. Một là mày đồng loã ăn cắp, hai là mày câm họng, cứ thi hành lệnh cấp trên cho được việc. Ba là mày tạo ra một giấc mơ thấy mày là đại tướng ký giấy giải ngũ cho mình, từ bỏ lý tưởng nếu mày có. Hồi trước tao cũng mang một đầu lý tưởng như mày, chả ra làm sao hết.

Trung sĩ Hạnh cười ruồi:

- Tao chỉ là cái thùng rác, tao chứa hết, tao không thể có lời khuyên nào được coi là chính đáng cho mày. Tao khuyên mày không nên ăn cơm lính nữa, cứ xin lãnh trọn lương ra ngoài thuê nhà và ăn cơm tiệm, chịu khó mà học hành nếu mày coi là đời mày chưa hết. Còn mày cờ bạc hoặc ăn chơi tự tàn phá đời mình là chuyêncụa mày. Lính không quân là lính hào hoa, cứ việc đánh bạc, nhẩy đầm, cầm cạc lương như nhiều đứa đã làm, có chỗ để mày cầm cạc lương đấy, chắc mày biết rồi, tao khỏi phải chỉ.

Tôi nghe trung sĩ Hạnh nói mà thấy lạnh cả người. Thì ra lời tuyên truyền tốt đẹp nào cũng giả đối, có che đậy sự xáo trá và âm mưu. như thế này thì tôi chung thân bất mãn mất thôi, mà đời thì còn dài dài...Nếu tôi còn một gia đình để trở về ? tôi không có gì cả. cả ăn cả ở trọ tôi mới hết phân nửa số lương. Nơi ấy lại gần nhà các bạn tôi ở trên đường Chi Lăng có thể tôi gần gũi với những người bạn văn nghệ.

Căn nhà của các bạn tôi thuê ở góc đường nguyễn Huệ giáp với đường Chi Lăng. Trần Dạ Từ ( hoài nam ) và Nhã Ca ở nhà đó chung với Viên Linh, nguyễn Khắc Giảng, Phạm Hoán em ruột của họa sĩ Phạm Tăng cũng lui tới đó thường ngày. Tất cả số anh em đó đều là những người chưa có công việc làm chính thức, mà chỉ cầm chừng trong nghiệp văn nghiệp báo. Sự thiếu thốn theo đưởi họ ngày đêm, tôi cũng chẳng hơn gì. Đời sống của vợ chồng Trần Dạ Từ và Nhã Ca trong sự thiếu thốn đó rất là can đảm, thỉnh thoảng có sự gấu ó nhau vì htiếu thốn. Nhất là Nhã Ca, những cơn nổi điên của cô ta đang từ đời sống bình thường của một nữ sinh thành một người thiếu thốn trăm bề. Phía trước nhà có một bụi tre gai, nhưng cơn điên của Nhã ca, cô ta nhẩy lao đầu vào bụi tre, Viên Linh là người phải gỡ bụi tre lôi Nhã Ca ra.

Tôi phải nói thật rằng đời sống chúng tôi hồi đó thê thảm. Tôi không thể quên được suốt mấy chục năm trời. Trước căn riêng của vợ chồng Trần Dạ Từ và Nhã ca, một người bạn nào đó nghịch ngợm viết một hàng chữ " Porte de l'enfer ". Tôi không rõ người bạn có ác ý hay vì htời thượng thuở đó SG đang chiếu phim nổi tiếng của Nhật là " địa ngục môn ". Nếu là sự đùa cợt thì là sự đùa cợt hơi quá đáng trong hoàn cảnh thê lương, chẳng ai có thể cười được.

Hằng ngày tôi vẫn đi làm đều đặn ở phi đoàn. bên kia hàng rào dây thép gai của phi đoàn giáp với trại nhảy dù Hoàng Hoa Thám. Có một con đường mở để lính dù có thể sang bên phi đoàn trực thăng rất gần. Mặt trạn giải phóng miền Nam lúc này hoạt động hơi mạnh, đã có vài ba trận đánh lớn, lính Dù và bộ binh thường mở những cuộc hành quân. những nhà tù mà hồi đó gọi là trung Tâm cải Huấn, chật cứng tù VC và tù chính trị đối lập với chính sách gia đình trị của ông NĐD. Miệng bà Trần Lệ Xuân vợ của cố vấn Ngô Đình Nhu quang quác ở quốc hội và cái gọi là Phụ Nữ Liên Đới của bà. Tham nhũng, mua quan bán tước khắp mọi nơi, cơ quan mật vụ là nỗi kinh hoàng với mọi người dân. Bắt bớ giam cầm con người vô tội vạ, thật có tội và không có tội cũng có. Lính đào ngũ nhiều, và nhiều thanh niên tự huỷ hoại thân thể mình để trốn lính. Trong khi chính phủ đang cần đến quân đội. người dân miền nam chán ngán chính quyền. Kẻ có tham vọng cướp chính quyền để thay đổi chính thể, nhưng đã bị bắt ở tù hoặc đầy ra côn đảo. ông NĐD lại có tham vọng nếu không là tổng thống trọn đời thì cũng nhiều nhiệm kỳ. Tập đoàn cầm quyền coi dân như loài hạ đẳng, lính tráng coi như tôi tớ, kẻ nịnh bợ nhiều hơn có liêm sĩ trong cái triều đình thối nát, sau khi hạ được một cái triều đình khác tồn tại hàng trăm năm.

Miền Bắc chắc cũng không khá gì hơn, một vụ Nhân Văn Giai Phẩm đã nói lên tất cả. Vả lại thỉnh thoảng tại miền Bắc vẫn có người vượt biển hoặc qua sông Bến hải trốn vào miền nam. Miền Bắc lại phát động chiến tranh. Miền Bắc thỉ hô hào giải phóng miền nam. miền Nam kêu gọi Bắc tiến để nhân loại thoát khỏi gông cùm CS, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Chuyện chính trị của cả hai miền Bắc nam chẳng hơi sức đâu phân tích hoặc tìm hiểu chính nghĩa. Chiến tranh ở miền nam ngày càng trở nên ác liệt hơn, quân đội quốc gia non trẻ tăng quân số, trang bị chiến tranh được viện trợ. không quân được viện trợ những chiếc oanh tạc cơ Skyraider, phi đoàn trực thăng sửa soạn nhận lãnh những chiếc H-34 thay thế cho mấy chiếcH-19 cũ rích từ thời Tây còn sót lại. Lớp lớp sĩ quan, lính không quân được đưa ra nước ngoài học lái máy bay, hoặc chuyên viên. Tôi vẫn là anh lính ghẻ, chỉ số tạm dưới đất, suốt ngày buồn thiu ở kho nhiên liệu đằng sau hangar.

Sáng ngày thứ hai, theo như thông lệ sau khi tập họp chào cờ xong, tôi phải tới trình diện sĩ quan trưởng phòng tiếp liệu. Ngồi sau bàn giấy, ông có vẻ tử tế với tôi, ông hỏi tôi:

- Anh đã ăn sáng ở câu lạc bộ rồi chứ hả ?

- Tôi trả lời rồ ạ, ông tiếp luôn:

- Vạy thì tốt, anh sẽ nhân cộng tác.

Ông không nói là công tác gì, ông có vẻ quan tâm với tôi, ông hỏi chuyẹn gia đình tôi, nhất là mẹ tôi có thường guỉu thư về không, tôi cảm động vì cấp trên có vẻ quan tâm nhiều về mình; ngoài chuyện gia đìnhông lại nói về binh nghiệp của tôi:

- Tôi giúp anh, anh sẽ có chỉ số ngành tiếp liệu, anh sẽ được đi học tiếp liêu ở Mỹ. Trước hết tôi sẽ cho anh học một khoá Anh ngữ bên bộ tư lệnh. Đầu năm nay anh sẽ học một khoá ba tháng, khoảng giữa năm anh sẽ được đi du học. Tôi là cấp trên của anh, tôi quan tâm đến tương lại binh nghiệp của anh. Những hạ sĩ quan ngành tiếp liệu đã học ở Pháp đều phải tu nghiệp theo ngành tiếp liêu của Mỹ. Anh chịu khó cố gắng để rồi vươn lên. không lẽ mãi làm lính ghẻ sao ?

- Cám ơn trung uý !

- Khỏi phải cám ơn, đó là bổn phận của tôi, cấp trên anh, bây giờ anh nhận công tác nhé !

Tôi đứng nghiêm:

- Chấp hành !

- Tốt, anh biết nhà tôi rồi chứ ?

- Báo cáo, biết !

- Anh xuất kho mười bao xi măng, năm chục tấm tôn, bốn galons sơn màu xanh, thứ thượng hạng chở về đó cho tôi.

- Xin trung uý cho tôi một bông lệnh xuất kho.

- Anh cứ mang đi, lấy xe tractuer mà chở, bông tôi sẽ ghi sau.

- Báo cáo trung uý, tôi biết điều đó, nhưng tính tôi hay quên, trung uý cứ ghi cho tôi vào một mảnh giấy nào cũng được để tôi làm cho đúng.

Ông trung uý hừ một tiếng:

- Có thế mà cũng quên, thôi được, mày nhớ đi phải trông chừng, đừng la cà ở đâu rồi bọn an ninh hỏi lôi thôi.

Tôi gấp mảnh giấy đút túi:

- Báo cáo rõ.

Ông trung uý nói cvho tôi yên lòng:

- Sẽ có người ký nhận ở nhà tôi, anh an tâm, thằng trưởng toán sửa nhà cho tôi ấy mà. Khi về anh cứ ký vào sổ rồi tôi ký nhận là xong.

Nhà ông trung uý ở gần ngoài hàng rào trại, có cửa mở ra đường, cũng gần gũi với nhà dân ngoài Lăng Cha Cả.

Tôi chuyển hàng lên xe, chở đi, yên tâm sẽ không có chuyện gì xảy ra rắc rối cho mình. nhưng sao tôi nghi quá, nhà ông trung uý do quân đội cấp phát, làm sao mà phải sửa chữa. Mà lần này là lần thứ mấy rồi ông ta xin đồ về sữa chữa. Tôi lại nghĩ đến phía ngoài đường cạnh nhà ông trung uý, nơi ấy buôn bán sầm uất. Tôi thấy những thùng sơn, những bao xi măng, tôn của quân đội bầy bán ở khắp cửa hàng. Kể cả các bộ quân phục của các binh chủng mới tinh.

Buổi sáng trời nắng hanh, tôi lái chiếc xe tractuer ra khỏi cổng phi đoàn an toàn, chiếc xe tôi đi một khúc đường dài ghẹo trái sang bộ tư lệnh cải hối thất nhốt lính phạm kỷ luật ngay trên lối đi. Trước khi đến bộ tư lệnh. Hàng toán lính kỷ luật đang phải làm " cỏ vê " bên rìa đường. Anh hạ sị " cai ngục ' la hét om sòm, tay cầm cái cây sẵn sàng quất bất cứ anh nào ra vẻ chây lười.

Một anh, cooi có vẻ lớn tuổi hơn cả bọn tù quân quăng cái xẻng xuống đường hét lên :

- Này cái thằng cai ngục kia, mày dám đánh trung sĩ không thì đến đây. Tao trung sĩ Dương Hùng Cường, ba gai số một đây, giỏi thì đụng ông.

Anh cai ngục không vừa, xách cây hầm hầm đi đến:

- Ở tù rồi thì thằng nào cũng như thằng nào, bất kể quan quyền. Ở đây tao là người có quyền, cấp bậc trung dĩ của mày không phải là to đâu, anh đánh hết.....

Trung sĩ Dương Hùng Cường đứng chống nạnh:

- Giỏi thì cứ việc

Đám tù đứng xổng người lên, một tay coi có vẻ ngang bướng:

- Mày mà đụng vào trung sĩ Cường hay bất cứ thằng nào ở đây nữa, chúng tao làm thịt mày liền.

Trung sĩ Ngự từ trong văn phòng cải hối thất đi ra, ô hay sao bây giờ ông ta lại ở đây, ông ta là xếp xòng ở cổng Phi Long kia mà, hắc búa số một, chuyên bắt ne bắt nét những thằng lính khi ra cổng trại, tôi từng bị ông ta phạt kỷ luật vài lần vì quân phục không nghiêm chỉnh. những bộ quân phục nhà kho phát ra thế nào thì tôi mặc thế, không sửa chữa cho vừa vặn. Đôi giầy " săng đá " của Tây để lại tôi không thể đánh bóng soi gương được, hay con kiến bò lên phải trượt ngã. Khoá thắt lưng rỉ sét tôi cũng không đánh bóng nổi. cái mũ tiêu đội trên đầu rúm ró, không đội " kêpi " mũ không quân. Tôi luôn luôn là hiện của chú lính ghẻ.

Trung sĩ Ngự hôm nay tù đến cải hối thất. Ông ta can thiệp liền:

- Thằng hạ sĩ còi kia, dù sao anh Cường cũng là hạ sĩ quan, mày không nên quá đáng. Thôi được, làm việc đi, anh Cường, tôi với anh là bạn, anh cứ cho nó thi hành nhiệm vụ, riêng với anh hưởng quy chế đặt biêt.

- Mày cói chừng, ông tướng kia tao cìn không sợ, " mó dái ngựa " đều đều nên mới vô đây, chúng mày chưa là giống gì.....

- Thôi mà đừng nóng !

Trung sĩ Ngự nói bằng nụ cười. Chiếc xe tôi cũng vừa tới, đám tù quân nhao nhao xin thuốc lá tôi. Tôi quăng cho chúng cả bao thuốc lá Boston đang hút giở:

- Chia nhau mà hút, lát trở về tôi mua một bao nữa cho các anh.

Trung sĩ ngự thốt nhiên quay nhìn chiếc xe tôi đang lái, ông ra oai liền:

- Ê, thằng lính ghẻ kia, mày lái xe chở hàng đi đâu ?

Tôi vẫn ngồi trên xe, đưa tay chào:

- Báo cáo trung sĩ, tôi sang phía bộ tư lệnh

- Báo cáo chính xác mày chở đến đơn vị nào bên bộ tư lệnh. Xuống khỏi xe.

Tôi nhảy xuống xe, đứng nghiêm trước mặt trung sĩ Ngự:

- Báo cáo, tôi chở những thứ này theo lệnh của trung uý Hiền, trưởng phòng tiếp liệu.

- Đi đâu ?

- Dạ về nhà ổng, cũng ở trong phi trường thôi.

- Giấy tờ xuất kho.

- Dạ chỉ khẩu lệnh.

Trung sĩ Ngự hừ một tiếng:

- Lái xe vào bên đường rồi vào văn phòng khai cho thật.

Bỏ mẹ tôi rồi, an ninh bộ tư lệnh mó đến tôi. nhưng tôi vẫn phải theo chân trung sĩ Ngự vào văn phòng. Một ông thiếu ngồi lầm lì sau cái bàn rộng nghe trung sĩ Ngự báo cáo. ông nắm nắt vấn đề rất nhanh, nhìn thẳng vào mặt tôi:

- Xuất kho mà không có giấy tờ hả ?

- Dạ khẩu lênh cấp trên.

Ông thiếu uý ra lệnh cho trung sĩ Ngự:

- Nhốt thằng này vào cải hối thất, để tôi điều tra sau, tôi sẽ gọi điện thoại hỏi trung sĩ Hiền.

Tôi ăn liền một cái bạt tai của trung sĩ Ngự, tống cổ vào cải hối thất, cửa khoá tách. Tôi nghe tiếng nói chuyện qua điện thoại của ông thiếu uý ở phòng ngoài, những câu nói ngắt quãng nên tôi không rõ nội dung, tiếng nói của ông thiếu uý mỗi lúc một nhỏ. Một lát sau, một gã binh nhất tới cửa cải hối thất ra lệnh cho tôi:

- Đưa chìa khoá xe.

Tôi trao lại chìa khoá xe. rồi tôi nghe tiếng tractuer đi về phía bộ tư lệnh.

Tiếng động cơ xe máy chạy ngoài đường, tôi biết giờ tan sở đã đến. Bọn tù quân phạm đã vào cải hối thất, mỗi thằng có một ga men cơm với miếng cá mối nấu nát rưới trên cơm. Trung sĩ Dương Hùng Cường cũng vậy, anh nói với tôi:

- Mày tù mới nên chưa có cơm, may ăn chung với tao.

Tô uể oải ăn từng miếng cơm. Trung sĩ Cường nói:

- Mày to gan thật, dám ăn cắp cả một xe đồ, tội nặng đấy, có thể ra toà án binh, rồi tống vào khám chí hoà, ở đó có mấy phòng dành cho quân phạm, tao nghe nói vẫn còn rộng.

Tôi la lên:

- Tôi có ăn cắp bao giờ, tôi làm theo lệnh cấp trên.

- Không tin được, đã xuất kho ít ra phải có giấy tờ gì, nếu không thì mày sẽ kẹt như hôm nay, mày sẽ là thằng ăn cắp, tao nghe ông thiếu uý nói chuyện với xếp mày. Xếp mày không biết chuyện này, cho là thật đi mày vẫn là con chốt thí. Mày chẳng ra gì cả trong quân đội, một hạt bụi, không được bằng hạt cát, thân phận tối đen, tao đã trải qua rồi, tao nổi khùng, tao nói tao chửi toáng lên, sức mạnh của tao là ngòi bút, tao là văn sĩ mày biết không ? Tao chống bất công ở bất cứ đâu.

- Tôi có đọc " buồn vui phi trường " của trung sĩ. Và cũng đọccả những sách của ông Toàn Phong.

- Trái ngược hẳn nhau đấy mày ạ ! Giữa sách tao với sách ông toàn Phong ! Nhưng tại sao mày lại đọc.

- Tôi yêu vă nghệ, trước đây tôi cũng có vài ba bài được đăng báo

Trung sĩ Dương Hùng Cường cười, đưa tay bắt tôi:

- Thì ra mày là thằng " mơ làm văn sĩ ", không biết giấc mơ của mày có bền không. riêng tao có lẽ suốt đời.

Tô nắm chặt bàn tay Dương Hùng Cường:

- Tôi cũng muốn như vậy trung sị ạ !

Dương Hùng Cường lắc tay tôi:

- Cú gọi tôi là Dương Hùng Cường hay Dê Húc càn cũng được, d8ừng gọi tao là trung sĩ, khi nào " ra khỏi tù " tao với mày sẽ gặp nhau, liên lạc vớinhau qua báo Lý Tưởng. Mà cũng không biết được, có thể người ta sẽ tống tao đi nơi khác, ngồi như khỉ ở đài kiểm soát, như hồi nào tao ở Pleiku. Mày phải tìm cách thoát khỏi cái tội ăn cắp này đi, có bằng chưang gì không, rằng mày không ăn cắp.

Tôi chợt nhớ ra có một mảnh giấy viết tay của trung uý trưởng phòng. Rất may là tôi không vo viên vất đi, nó vẫn còn ở trong túi áo tôi. Tôi lấy ra đưa cho Cường coi:

- Thôi cũng được, đáng lẽ là cái phiếu xuất kho. nhưng đồ ăn cắp mà, đúng chữ của xếp mày chứ !

- cam đoan !

- Tao sẽ làm chứng cho mày rằng mày đã đưa trình tài liệu này cho ban an ninh phi trường. Mình phải làm ngay.

Trung sĩ Dương Hùng Cường đứng dậy đập cửa tù, một thằng lính an ninh thò cổ trước song sắt hỏi:

- Chuyện gì đó ?

- Tao cần gặp thiếu uý trưởng phòng.

- Ổng đi nghỉ rồi, ổng nằm võng ngoài hành lang.

- Kêu ổng dậy, nói có Dê Húc Càn cần nói chuyện.

Tôi không biết cái uy của trung sĩ Dương Hùng Cường to đến đâu. Ông thiếu uý đi vào, ông nhận mảnh giấy của Dương Hùng Cường đưa, quay sang nói với tôi:

- Sao không đưa ngay mảnh giấy này, thôi được, không cần điều tra nữa, mai anh sẽ ra về nhớ trình diện xếp của anh. Xếp anh còn nói giam anh vài ba ngày, nhưng nể tình anh Cường, mai tôi thả. Nhưng dù sao tôi vẫn phải ghi tội anh vào quân bạ, đó là nguyên tắc.....

Trung sĩ Dương Hùng Cường hăng hái:

- Tôi làm chứng cho binh nhì Long, rằng đã đưa mảnh giấy này cho thiếu uý.

Ông thiếu uý cười:

- Tôi không thủ tiêu đâu, nếu có thủ tiêu thì Dê Húc càn có đưa lên báo đơn vị không ?

- Có chứ sao không, còn những bao bến ngoài đơn vị nữa kìa, tôi chống đối tất cả mọi chuyên hiếp đáp con người. Thiếu uý thấy tôi đã sợ ai chưa ?

- Bởi vậy anh mới vô đây.

Tuy nói vậy, nhưng ông thiếu uý vẫn đưa ra điếu thuốc mời DHCường. nhưng Cường túm lấy cả gói:

- Cám ơn thiếu uý, thiếu uý có thể đi mua gói thuốc khác, bọn này ở đây vả thuốc lắm.

Ông thiếu uý lắc đầu đi ra. Tôi nghe tiếng ông thiếu uý loáng thoáng nói chuyện trong điện thoại, sao lại sơ xuất thế....mai tớ phải thả nó ra thôi. không hkép tội được...cậu thông cảm cho tớ...tớ đã lo cho cậu cả rồi. Được rồi, tớ không bắt nó đi làm cỏ vê đâu, để nó không lộ mặt.....

DHCường kéo tôi về chỗ nằm, anh chia đều những điếu thuốc cho tất cả các bạn. Trong khói thuốc mù mịt ở cải hối thất, DHCường nói với tôi:

Chúng nó âm mưu với nhau ăn cắp đấy, chuyện này chưa bị lộ nên chúng nuốt trôi cả rồi. Mày là lính mấy năm rồ, có chỉ số chưa ?

- Chưa gì cả, chưa lên nổi cái binh nhất, vẫn lính ghẻ !

Vậy thì đường binh nghiệp của mày coi như tắc nghẽn, đen như miệng cống vì mày đã phạm kỷ luật, mày ở tù, dù là chỉ một ngày tù oan uổng. Sẽ không đi học ở bất cứ đâu, nói chi đi Mỹ. Tao gia nhập không quân từ thời Tây, ở ngoài Bắc, rồi đi học Marakech. sang chính phủ quốc gia tao lên được trung sĩ rồi đứng nhuyên ở đó đến bây giờ. Bạn bè tao lên quan cả rồi. Tao ngành không lưu khí tượng, nhưng tao lại làm nghề viết văn làm báo, thỉnh thoảng tao nóng máu làm thịt bậy một ông xếp của tao, tao được vào cải hối thất nằm nghỉ ngơi. Trong quân bạ của tao ghi đầy tội danh, nhưng cần quái gì, binh nghiệp của tao, coi như plafond rồi....Chúng nó vẫn ngán tao vì tao có sách có báo in ngoài quân đội. Kỷ luật quân đội không bịt được miệng tao. Mọi chuyện bất công ở bất cứ đâu là đề tài cho mình viết dài dài, không sợ cạn nguồn.

Tôi cũng kể cho DHCường nghe về những người bạn làm văn nghệ của mình còn ở ngoài quân đội, họ đến tuổi nhập ngũ cả rồi nhưng không ai chịu đi quân dịch, có lẽ họ trốn llính.

DHCường phang luôn một câu:

- Chính nghĩa quốc gia hay giải phóng miền Nam chỉ là chuyện bố láo. Chiến tranh dân mình khổ thôi.

Tôi không ngờ lần gặp DHCường ấy, sau đó chúng tôi trở nên thân tình trong tình đồng nghiệp kéo dài mấy chục năm trời, đến khi nghe tin anh chết trong trại tù, lúc tôi đang là anh thợ sửa xe đạp ngồi ngoài lề đường. Tôi nhớ mãi hình ảnh nghênh ngang của anh, chẳng biết sợ chi ai. Cái sĩ khí của anh ở đó trong giấc mơ làm văn sĩ lỡ làng và ngắn ngủi. Ly rượu " nước mắt quê hương " tràn đầy cụng nhau ở quán 12 bến nước đường Trương Minh Giảng khi chúng tôi là kẻ ngã ngựa.

Tôi trở về phi đoàn ngay sáng hôm sau. Tôi trình diện trung uý trưởng phòng, ông nói:

- Lần sau thì cậu phải cẩn thận, đừng có la cà để an ninh nó ótm được, may mà lần này dàn xếp cũng xong.

- Báo cáo trung uý, sẽ không có lần sau với tôi, xuất kho phải có chứng từ, nếu không tôi lại thằng ăn cắp.

Ông trung uý nhìn sững tôi. Mâý ngày sau tôi đi khỏi kho nhiên liệu để làm thứ lính tạp dịch trong phi đoàn. Tay hạ sĩ thay thế chỗ tôi có vẻ ăn nên làm ra, hắn cvó tiền cho vay lời " xanh xít đít đui ". Kho nhiên liệu trở thành một cây xăng, giá một lít có hai đồng bạc, rẻ hơn xăng ngoài cổng trại. Hắn biết kinh doanh và và biết điều với những xếp cấp trên. Trông cái mặt gà mái của nó tôi không ưa. Tôi đập một trận với nó bằng cây bù loong, khi nó gọi tôi là thằng lính ghẻ. Tôi ba lô lên vai vào cải hối thất đi làm cỏ vê, còn thằng hạ sĩ sang bệnh xá vá da đầu. Ký thi năm đó tôi không đi thi được vì tôi bận làm cỏ vê do cái hối thất giao phó. Tôi nổi tiếng với biệt hiệu " Long bù loong. Quân bạ của tôi ghi đầy những ngày tù quân, vi phạm quân phong quân kỷ, ưa đập sảng vì đầu óc không bình thường. Lý tưởng tôi về quân đội bị tiêu diệt thảm hại. Tôi chỉ là một thằng lính hạng bét, thừa thãi trong quân đội. Tôi nổi khùng nhiều khi đến độ liều lĩnh. Tôi thuần tuý là một thằng lính ba gai.....

Phải chăng tôi đã làm hỏng đường binh nghiệp của mình ? Tôi biết uống rượu, nổi nóng dễ đập lộn. nhưng chưa, tôi chưa mất hẳn, tôi vẫn thường gặp những người bạn văn nghệ của tôi, các anh đủ tuổi lớn để vào nghiệp cầm bút, tuy rằng có ngưòi vẫn còn sống với nghiệp văn thơ nhưng tạm bợ.

Tôi vẫn còn long đong và thấy rằng mình vẫn chưa sống thật, sống hẳn để có đầy đủ tư liệu khi cầm bút.

Một ngày kia, tô nhận được thư của Trần Cang, mấy chữ vắn tắt báo tin Nguyễn Bá Bằng bạn của chúng tôi hồi học ở Mỹ Thuật, bị bệnh nặng từ ngoài Huế vào nằm bệnh viện Chợ Rẫy chờ chết. Sao lại thế ? Có lẽ đúng, vì Bẳng khi nộp đơn vào lính không quân với tôi đã bị loại vì lý do không đủ sức khoẻ. Ngày chủ nhật tuần đó tôi và Trần Cang vào bệnh viện thăm Bá bằng anh nằm trên giường bệnh không nói được nữa, anh nhìn chúng tôi khóc, anh viết nguệch ngoạc trên một mảnh giấy: tao chết mất, chúc chúng mày ở lại tốt lành. Tao bị bệnh hoại huyết, ung thư máu, tao loại máu O nên không có máu tiếp. Tao cũng chả có ai thăm non, chết vô thừa nhận

Tôi bật khóc, không hiểu tại sao nữa. Tôi ôm lấy bạn, người bạn từ hồi còn ấu thơ. Hơi thở của bạn bây giờ tanh tưởi mùi máu, vì máu của bạn chảy ri rỉ không ngừng từ mủi, tai, kẽ răng, có thể cả lỗ chân lông:

- Không Bằng ơi ! Mày không thể chết được còn tao, tao loại máu O như mày, tao sẽ tiếp máu cho mày. Nhìn tấm thẻ bài đeo ở cổ tay này, có phải loại máu O không ?

Tôi theo cô ý tá đến ngân hàng máu của bệnh viện. Ở đây rút máu tôi ra, tôi thấy trên kệ xếp nhiều loại máu, có cả loại máu O trong bao ni lông ướp lạnh. Tôi hỏi :

- Tại sao có máu O đó không tiếp cho bạn tôi ?

- Máu nào cũng có hết, nhưng không thể cho không những bệnh nhân thí. Máu phải mua, mà anh cũng không thể cho mãi được, anh sẽ kiệt sức mà chết.

Đúng vậy, tôi không được hưởng bưẵ ăn cho lại sức. khi người ta tiếp máu cho Bá Bằng, tôi với Trần Cang yên tâm rủ nhau ra về. Trần Cang nói với tôi:

- Tớ còn đủ tiền cho cậu ăn miếng bí tết, húp quả trứng gà và uống ly sữa cho lại sức.

Tôi cay đắng nghĩ đến thân phận bạn, nếu anh phải chết thì anh chế trẻ quá. Tôi tiếp máu cho Bằng được ba lần rồi nghe tin anh chết. ngưòi tôi suy nhược trông thấy. người anh ruột của Bằng là giáo sư dậy học ở Long Xuyên không một lần về thăm em.

Có lẽ thân xác Bằng bị đưa xuống nhà xác, nằm trong chiếc áo quan đóng đơn sơ bằng 6 tấm ván mỏng vênh hở mà tôi đã thấy. không một nén nhang cho kẻ chết vô thừa nhận. Tôi cũng không biết anh được chôn ở đâu.....Lần đầu tiên tôi mất một người bạn. Nếu có linh hồn thì nhiều năm liền anh là cô hồn vất vưởng. Cuộc đời sao mà bạc bẽo thế ? Tôi ghi nhận vào trong đầu.

Tôi chán đời, bao nhiêu là chuyện bất hạnh ở đời. Tôi thầm nguyện một ngày nào đó tôi cầm lại cây bút, tôi phải viết lên những điều đó, như một tên có máu du đảng, thề một ngày náo đó cầm nổi con dao nó sẽ làm gì với con dao ấy. Trả thù đời không ? Không đúng, tôi làm khác, cách của tôi. Thì giờ rảnh rang tôi vùi đầu vào đọc sách, sách đủ loại. Tôi chán ngấy chủ nghĩa Nhân Vị của ông NĐDiệm, thuyết cần lao...Toàn chuyện bố láo, đất nước này đâu thiếu gì những kẽ hoạt đầu. Những buổi chiều, sau giờ tan sở, nếu tôi không đi thăm thằng em ở nhà LĐĐiểu thì cũng đi tìm bạn bè. Thằng bé mới ngày nào nhỏ xíu, nay đã là một thanh niên, học những năm cuối bậc trung học. Mẹ tôi sợ phiền gia đình Điểu nên có dự tính mang em tôi về ở trọ bên ngoại, bà dì bà mợ nào đó, hoặc ông chú ruột tôi từng nuôi tôi ngáy nào. Bệnh tật em tôi cũng đã hết, bây giờ nó trở thành một thanh niên cường tráng. Mẹ tôi cũng mấp mé viết thư về nà nói bà sẽ trở về, nhưng chuyện đó chưa biết bao giờ mới thực hiện được.

Tôi vũng không ở trọ nhà bà dì nữa, tôi trở vào trại ở một căn phòng chung với một thằng bạn, trước kia hắn là học sinh Chu Văn An. Thằng Phúc, tướng tá nó trông có vẻ hào hoa phong nhã, oai phong như một sĩ quan cấp tá, không có vẻ gì một anh " lính ghẻ ". Đàn giỏi, hát hay, nhẩy đầm giỏi, lắm đào, nên mọi ngưòi đạt cho hắn một cái tên là " thiếu tá bình dân " tức ( commandant popolaire ) Hắn có một cô nhân tình bán hàng thịt ở chợ Trương Minh Giảng, hắn lôi thôi là ăn dao mổ heo. Hắn đành trốn vào trại ở chung với tôi, khi ra ngoài trại hắn thường nhờ tôi ra dò đường, xem có bóng " nàng " thấp thoáng không rồi mới dám ra. vậy mà cũng có lần không thoát, hắn lãnh một nhát dao vào trán, mang thẹo suốt đời. Dù sau này hắn làm tài tử " xi la ma ".

Trong đơn vị tôi, xung quanh tôi biết bao nhiêu chuyện bồn cười. Tôi không hiểu vì sao DHCường viết được " buồn vui phi trường " bối cảnh là phi trường Biên Hoà và xóm chơi bời dốc Sỏi ở đó. những tiếng cười dậy lên trong nỗi buồn. Tôi đọc nhiều hồi ký, phóng sự, truyện ngắn, truyện dài của những người không quân viết mà tôi thấy không bằng bút pháp của DHCường, cái được, cái thực ở đó.

Tôi vẫn sống, vẫn rong chơi và vẫn suy nghĩ đến sống xã hội diễn ra xung quanh mình. Tôi hy vọng tìm riêng cho mình môt lối viết. Những buổi chiều tôi đạp xe đi chơi lang thang, hang cùng ngõ hẻm nào cũng nên vào. Đời sống có nhiều điều lạ lẫm quá. Tôi giống như một con nai đã có sừng và ngứa sừng húc vong mạng. Trong trại tôi tự nấu cơm lấy ăn, nhưng vẫn thích cảnh cơm hàng cháo chợ. khi dủng dỉnh tí tiền thế nào tôi cũng xà vào hàng cơm bình dân ở bất cứ con đường nào tôi đi qua.

Tôi gặp lại Hoàng Bình Sơn, nhà thơ trữ tình thuở nào, là người bạn ở trại học sinh Phú Thọ. Anh ta gầy yếu hom hem, mặc dù chưa lớn tuổi lắm. Trước đây tôi đã từng đến căn gác gỗ anh ta thuê ở đường Bắc Hải trông sang nghĩa địa Đô Thành, nhấp nhô mồ mả. Anh ta thích thơ Quang Dũng và thường đọc thơ Quang Dũng cho tôi nghe, người xứ Sơn Tây cùng quê hương với anh. Anh luôn sống một mình, bằng nghề dạy học tư gia. Hình như anh cũng có anh chị ở SG, người anh ruột anh theo đảng phái nào đó nên đã bị chính quyền NĐDiệm bắt bỏ tù nhiều năm, đến nay vẫn chưa thả.

Tôi bưng dĩa cơm sang ngồi chung với bàn Hoàng Bình Sơn. Tôi hỏi:

- Hồi này cậu ra sao ?

- Vẫn sống bằng nghề dạy học....

- Có làm thơ không ?

- Vẫn làm, nhưng thấy chẳng ra gì, tớ phải chuyển hướng thôi, tớ thấy mình hợp với loại htơ trào phúng như Tú Xương, Tú Mỡ. Mà thôi, mình sẽ về nhà nói chuyện văn nghệ, chuyện thơ....

HBSơn gầy mà ăn rất khoẻ, anh gọi thêm chén cơm không để ăn nốt phần thức ăn còn dư. Tôi hỏi:

- Cạu thuê nhà gần đây à ?

- Bên kia đường, vào trong hẻm, con hẻm trông sang đường tàu hoả nguyễn Thông, ngay cạnh ga Hoà Hưng.

Tôi không lạ gì xóm này, nơi đây là một xóm đĩ điếm trước mặt quân khu thủ đô, bên cạnh là quân vụ thị trấn. Trước hàng chục con hẻm dẫn vào xóm có cắm bảng " cấm hành quân " mà như lời mời gọi. Trong đó dẫy đầy quân nhân chơi bời hoặc bảo kê cho các ổ điếm.

HBSơn nhìn tôi bằng đôi mắt tinh quái :

- Cậu cũng là lính phải không, nếu sống ở đó cậu có nhiều đồng đội, có thể sống được đấy.

- Nhưng sao cậu lại thuê nhà ở trong đó ?

- Gần trường học, nơi tớ phải dậy học mỗi ngày. Lương lậu có báo nhiêu, thuê nhà bên ấy rẻ....

Chúng tôi đã ăn xong, vào đầu xóm ngồi uống cà phê túi, gái và khách làng chơi lượn đầy như đèn cù trước mặt. Trường học nơi HBSơn dậy gồm hai giáo viên, một làm hiệu trưởng, một làm hiệu phó. HBSơn làm hiệu phó. Hiệu trưởng là ông giáo già chủ nhà. Học trò nhiều khi lắm có được vài ba chục mạng, đủ mọi trình độ, hiệu trưởng hiệu phó thầu hết. Chú yếu là trẻ biết chữ, sau này lớn lên có thể đọc thông được cái căn cước ccủa mình.

Cái lầu gỗ HBSơn thuê ở khoảng đầu hẻm. Căn gác gỗ đó đã hẹp lại còn chia ra làm hai phần, lối cầu thang gỗ phía ngoài hẻm đi lên và phòng ngoài dành cho mấy cô gái làng chơi thuê làm chỗ ngủ. Phần trong là chỗ ngủ của HBSơn, kê được một cái bàn nhìn ra cửa sổ, một chỗ nằm ngay trên sàn gỗ. Gia đình chủ nhà ở tầng fưới, anh chủ nhà có lẽ là một tay đạo đức giả, nuôi điếm hành nghề ở điểm khác. Trên lầu nhà anh ta chỉ là điểm tập kết. Buổi tối anh ngồi trước bàn thờ Phật tụng kinh gõ mõ. Mở miệng nói ra toàn lời đạo đức, nhưng trì triết từng đồng với những tay em đi khứa, nghe nói anh còn là chủ nợ cho vay tiền lãi cắt cổ.

Tôi đến với HBSơn khi anh ta đang ê a tụng niệm, trên mình khoát một cái áo đạo màu xám tro.

HBSơn nói với tôi:

- Đấy cậu xem, tớ sống giữa cái cảnh như thế này thì làm thơ trữ tình thế chó nào được. Đời sống chúng ta cứ lộn tùng phèo, không có gì là thật. Một đời sống ảo.....

Tôi cười :

- Như những tấm bảng đề " khu cấm quân nhân " ngoài đầu hẻm.

Ngồi trên căn gác HBSơn, tôi còn ngửi thấy mùi son phấn và những tiếng chửi thề vang rân. Tiếng tay ma cô nào đó giới thiệu "món hàng "

- Ngon hết xẩy thầy ơi, bảo đảm hàng " olidin " nữ sinh nhẩy dù.

Tiếng mời chào co kéo khách tìm hoa. Rồi tiếng hô báo động:

- Lính, lính tụi bay ơi ! Chạy đi.

Tiếng chạy rần rần dưới hẻm. Có mấy cô gái chạy rầm rầm lên gác:

- Thầy giáo ơi, cho em trốn với.

Một cô xà luôn vào lòng tôi:

- Ủa, có một anh lính nè, nếu lính vô đây hỏi, anh nói em là vợ anh nhé, em tên là Nguyễn Thị Lan, 19 tuổi. Vợ chồng anh mới tới thăm thầy giáo....

Hai cô gái khác nói với HBSơn:

- Kìa thầy, bầy sách ra cho em học, em xin đền ơn đáp nghĩa

HBSơn gắt lên:

- Thôi đừng nói nữa, lấy phấn bảng ra đây.

Đang lúc đó dưới hẻm báo hiệu cho biết tình hình đã yên:

- Ai về chỗ nấy tiếp tục " lao động "

ba có gái ùa vào phòng HBS đứng dậy:

- May quá anh Ba đã dàn xếp xong với lính kiểm tục, số dách.

- Tao đang kẹt, thằng hkứa mới vô phòng, không biết thằng chả có chạy mất tiêu không, tao phải xuống coi.....

Phút chốc, cả ba cô gái biến mất. Tôi nhìn HBSơn cười:

- Vui nhỉ ! bộ thế này hoài sao ?

- Ngày nào cũng như ngày nấy, vui mà cũng thê thảm lắm, người ta phải bật ra tiếng cười thôi...

- Cậu còn dạy học cho cả mấy em này ?

- Dạy chứ để họ biết chữ ghi số " dù " mỗi ngày đi được. chép hoặc học hát mấy bài ca cải lương nghêu ngao cho đỡ sầu đời.

- Họ có trả công cậu không ?

- Trả hay không không thành vấn đề, tao cứ dạy. Mày đừng hỏi tới nữa, mày đừng hỏi trả bằng cách nào.....Tao không lạ gì lối hỏi móc họng của bọn lính tráng chúng mày.

Hai chúng tôi cười rũ. Bưổi tối trở nên vui vẻ dưới nhà lại vang lên tiếng tụng kinh gõ mõ của ông chủ nhà, HBSơn than phiền:

- Tội nghiệp thằng cha đó, vê hoài mà vẫn chưa tròn được chữ phúc. Mẹ, sao mà đạo đức giả thế.

QWua câu nói của HBSơn, tôi thấy anh có giọng chửi đời.

Trời đã muộn, tôi từ giã HBSơn. Anh tiễn tôi ra tận cầu thang:

- Tưởng cậu rảnh rang thì ở lại đây với tớ. rảnh thì ra đây chơi, bất cứ lúc nào.....Tớ ở một mình cũng buồn lắm, giữa cái cảnh thế này. mình vẫn là anh giáo xóm giáo làng chán bỏ mẹ, vậy mà cũng còn nặng nợ văn chương. Lại sắp hết một năm nữa rồi.

- Ừ nhỉ, chỉ còn vài tháng nữa là tết.

- Nhớ nhé, rảnh thỉ ra đây chơi, tết này mày có thể ăn tết với tao, chỉ có hai đứa mình.

Cũng sắp đến giờ gác phi đạo của tôi. Tôi về đến trại đi lãng súng là vừa. Tôi nghĩ đến cảnh cô đơn ban đêm ngồi một mình ở phi đạo lộng gió. Tôi sẽ nhớ nhung nhiều lắm, những kỷ niệm xưa reo lên trong đầu như tiếng lau sậy rậm rạp mọc quanh phi trường reo cùng với gió vi vu.

Tội gặp lại HBSơn sau hai năm, anh không mang bút hiệu là HBSơn hay Trần Đức Uyển nữa, mà là nhà thơ trào phúng Tú Kếu.

CHƯƠNG 11

Thế là đã ba năm rồi mẹ vẫn chưa về. Có lẽ rằng đờisống của bà không khá mấy, chua đủ diều kiện để vê SG gây dựng lại gia đình ly tán. Tôi kiểm điểm lại từng giai đoạn, tôi thấy đúng như thế. Tôi chấp nhạn đã đành, nhưng còn hai đứa em tội nghiệp của tôi, chúng còn coi như nhỏ bé. nhưng làm sao được, tôi chưa là cái gì hết.

Vào quân đội, tôi chán ngấy quân đội. Sao hồi ấy tôi không đi quân dịch, nếu đi quân dịch thì tôi đã giải ngũ rồi, bây giờ thì tha hồ bay nhẩy, không như những người bạn tôi cứ phải trốn chui trốn nhủi. Có thằng đã bị tóm cổ đưa vào trại nhập ngũ, thằng thì tự huỷ hoại thân mình để trở thành vô dụng với quân đội, như chặt ngón tay bóp có súng, lấy ống nước chì đập bể xương tay để được giấy tờ miễn dịch vĩnh viễn. Dù quân đoội đang lớn mạnh để đáp ứng với nhu cầu chiến tranh đang lan rộng, như chính nghĩa quốc gia đã mất, không còn bầu nhiệt huyết của thanh niên như thuở nào. Quân đội thoát thai từ lính khố xanh khố đỏ thời phong kiến hoặc tư cách của loại lính " ba ti găng " thời thực dân Pháp được gọi là quân đội liên hiệp Pháp, rồi quân đội quốc gia VN. Vẫn là bình mới mà rượu cũ do một bầy đoàn tham nhũng thối nát pha chế đóng nút vô chai, mang ra kinh doanh.

Tôi vẫn là thằng lính tạp dịch làm tất cả việc lăng nhăng trong phi đoàn, gác phi đạo phi đoàn, hoặc leo lên trực thăng H19 bay ra chiến trường làm công việc tải thương hay tiếp tế. Không phải lính chiến đấu mà giống như lính chiến đấu.

Lễ Giáng Sinh năm ngoái, phi đoàn mất một chiếc H19 khi bay đi công tác. Tôi mất một thằng bạn, hạ sĩ Bạch Xuân Định, thằng bạn từ hồi nhỏ xíu ở phố hàng Đồng hà Nội. Mẹ hắn vào phi đoàn, ngồi trên phòng chỉ huy trưởng khóc khản cả cổ, nghe tiếng bà gào:

- Các ông nói thật đi, có phải con tôi đã chết rồi không, tôi nghe nói nó đi chở biệt kích ra ngoài Bắc, chứ không phải tặng quà Noel cho vùng cao nguyên.....Hôm nó đi nó còn ôm lấy tôi từ giã và các em nó, tôi biết là điềm gỡ rồi....

Có thể bà cụ nói đúng. Tôi từng thấy những toán lính áo đen, mặt mũi lầm lì, võ trang gọn hẹ ban đêm bí mật vào phi đoàn lên trực thăng rồi bay đi. Dáng thằng Định cao lêu ngêu ở phi đạo. leo lên máy bay sau cùng. Rồi máy bay cất cánh không biết đi đâu. bạch Xuân Định cùng một chuẩn uý hoa tiêu ra đi buổi tối hôm ấy rồi đi mãi không về...Chiến tranh là thế đó, tôi đang đối mặt, không quân tuyển quân ào ạt, những phi đoội Skyraider, C130 vận tải được thành lập, phi đoàn trực thăng bỏ luôn tên " đệ nhất phi đoàn trực thăng " mà đổi thành phi đoàn I, trên đất nước này sẽ có thêm bao nhiêu phi đoàn nữa ở 4 vùng chiến thuật. Phi đoàn tôi sẽ nhânthệm loại trực thăng H34. Loại lính tạm như tôi nhận chỉ số và sửa soạn đi học chuyên môn, nhưng riêng tôi vẫn là anh lính ghẻ " thâm niên quân vụ ". Ngàng chiến tranh tâm lý đẩy mạnh. Có một số nhà văn nhà thơ ở bên ngoài gia nhập không quân và được mang cấp bực, mèng mèng cũng từ hạ sĩ quan trở lên. Phi đoàn tôi có chuẩn uý Đặng Trần Dưỡng sang báo Lý Tưởng làm, ông nói với tôi:

- Thế nào tôi cũng lấy cậu sang, chỉ số hay không cũng đếch cần, bây giờ cậu cứ gởi bài cho tớ dọn đường đi trước.

- nhưng tôi không thể viết nổi những bài quảng cáo tuyên truyền như " Đi quân dịch là thương nói giống ". Hay tác phẩm kiểu của ông Toàn Phong.

- Ôi, không cần, thoải mái thôi, như thằng DHCường, hiện giờ nó ngồi bên đó, thoải mái viết báo, xuất bản tiểu thuyết bên ngoài. Thơ của Cung trầm Tưởng Phạm Duy phổ nhạc đấy. Quân đội mình nhiều văn nghệ sĩ lắm, đừng nói chuyện cấp bậc.

Lòng tôi lại dấy lên đốm lửa đam mê, hằng đêm tôi lại ngồi dưới ánh đèn điện ở hangar viết lách, những nhận xét của xung quanh phi đoàn, của binh nghiệp. Đứng bên này hàng rào dây théo gai ngăn cách trại nhẩy dù, quan sát những chuyến bay trực thằng dòng dây thả những chiiếc áo quan lính tử trận xuống bãi cỏ trại nhẩy dù. Những tiếng khóc, những vành khăn tang của con cái vợ lính từ trại gia binh túa ra. Nhiều lần tôi phải quay mặt đi không dám nhìn cảnh đó. Nhưng tiếng gào thét thê lương vẫn lọt vào tai tôi. Còn nhiều...nhiều nữa....những trận đánh lớn bắt đầu xảy ra ở miền Đông miền Tây....Đêm ngồi gác ở phi đạo trực thăng tôi đã nghe rõ tiếng đại bác từ xa vọng về.....Xung quanh SG và các tỉng lỵ là chiến tranh. Một vài vụ phá hoại khủng bố cũng đã xày ra ngay trong SG. Lựu đạn nổ trong vũ trường, trong rạp hát, cả trong cuộc trưng bày máy bay ở Toà Đô Chánh để gây tiếng vang.

Tôi nghe tin mặt trận GPMNam phát động đồng khởi ở Củ Chi, Bến Tre, Hóc Môn, một chiến khu D nào đó. Ở miền Trung có nhiều thanh niên cùng đường phải " nhảy núi ". Tôi đã thấy những toán ngươòi bị bắt, xâu từng chuỗi giải đi, mà người ta gọi là VC. VC bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Cái máy chém tha đi khắp nơi. Ông đội Phước, đao phủ thủ chuyên nghiệp nổi tiếng khắp nước, từ khi hạ tay đao chém Ba Cụt, của giáo pphái Hoà Hảo ở miền Tây. Những huyền thoại về cái máy chém và ông đội Phước xoay trong báo chí như cơn lốc, như nỗi kinh hoàng răn đe tất cả mọi ngưòi.

Buổi tối hôm nay, tôi ngồi gác ở trong hangar nhìn ra phi đạo mà buồn hiu hắt. Tôi nghĩ đến thân phận mình lại càng buồn. Phi trường quạnh quẽ, ngoài kia là lau sậy mọc đầy, đằng sau lưng là hangar với mấy chiếc trực thăng cũ rích.

Tôi cám cảnh cho thân phận mình, tôi muốn làm thơ, nhưng tôi biết mình không có tâm hồn thơ, như một số anh em bạn bè chọn nghiệp cầm bút.

Một buổi chiều mưa, khi còn ở đường Chi Lăng, tôi gặp Viên Linh, chúng tôi rủ nhau vào cà phê bằng ngồi nhâm nhi ly cà phê đen đậm. Viên Linh cho tôi biết anh mới đăng một bài thơ " được lắm " trên báo văn nghệ tiền phong. Tên bài thơ tôi òcn nhớ là " bài ca của người giang hồ ". Bài thơ sao giống cảnh sống của chúng tôi đến thế.

Bây giờ ngồi một mình ở sân bay quạnh hiu, tôi chợt nhớ đến bài thơ ấy, nhưng chỉ nhớ được có mấy câu đầu, giống hoàn cảnh chúng tôi nhất. Tôi đọc trong hangar quạnh vắng

Sáng ở đầu sông nhớ núi
Đêm về trong núi nhớ sông
Có tin về hôm giáp tết
Số nó bây giờ long đong

Rồi tôi lan man đọc những bài thơ, đúng ra bất cứ câu thơ nào tôi nhớ được. Tâm hồn tôi cũng đỡ trống vắng. Tôi quên cả buồn ngủ. Sao tối nay tôi nhớ mẹ da diết. những cái tết gia đình sum vầy, những nồi bánh chưng bốc khói nếp thơm. Tôi mất thật rồi chăng đến bao giờ mới thấy lại.

Cửa tiệm tạp hoá ở sở rác Nguyễn Tấn Nghiêm, căn gác gỗ đứng nhìn thấy cây thập tự giá ở nhà thờ Huyện Sĩ. Vòi máy nước công cộng ồn ào suốt ngày đêm. Tiếng luyện ca cải lương mùi rệu của kép Hùng Cường. Tất cả đã mất rồi chăng ? Tất cả đã đi qua như một giấc chiêm bao. Tôi không biết mình nên quên hay nhớ mãi.

Phiên gác qua mau, tôi không biết " thiếu tá bình dân " đến thay gác, nó mắt nhắm mắt mở, tay che miệng ngáp:

- Biết thế này tao ngủ thêm một tiếng đồng hồ nữa đến còn kịp.

Tôi nhìn đồng hồ la lên:

- Cũng muộn cả 45 phút rồi.

- Thôi đừng cằn nhằn nữa, đưa súng đây rồi lên phòng mà ngủ.

Tôi mau mắn đưa súng cho thiếu tá bình dân, trở lên phòng. Chưa chắc tôi đã ngủ, tôi sẽ ngồi vào bàn, bên cạnh cái giường sắt nhà binh. Tôi viết, không biết mình viết gì đây ? Bên kia góc phòng là giường của thiếu tá Bình Dân. Hắn ít khi ngủ trong trại, nên chỉ có mình tôi ngủ trong căn phòng trống vắng.

Tôi đi loanh quanh trong phòng mãi rồi ra nằm xuống giường, tôi ngủ thiếp đi lúc náo không biết. Nửa đêm tôi thức giấc vì tiếng thằng Phúc gọi thảng thốt:

- Dậy mày, dậy Long !

Tôi ngồi dậy, ngơ ngác:

- Cái gì vậy, phiên gác kế tiếp không phải tao, sau phiên của mày là phiên thằng Hoan. Tại sao mày bỏ gác lên đây ?

- Tao không bỏ gác, nhưng phi đoàn bị chiếm rồi, có lẽ cả phi trường. mày nghe tiếng súng nổ ngoài SG không. Có lẽ họ đang đánh Dinh Tổng Thống.

- Ai, VC hả ?

- Không, nhảy dù, cách mạng mà ! Tao gặp thằng chuẩn uý Dù quen tụi mình, nó nói tao lên gặp mày ra tập họp cùng anh em ngoài sân cờ. Thôi làm theo lời chúng nó đi không toi mạng cả lũ đấy, mày biết tụi Dù chứ, chúng là lính chiến chuyên nghiệp, không xìu xìu ểnh ểnh như lính không quân mình đâu.

Tôi rợn tóc gáy, chổm dậy, tôi biết không phải chuyẹn đùa. Tôi vớ bộ quần áo, " thiếu tá Bình Dân " hối:

- Đi mày, không cần mặc quần áo, cứ ra tập họp đã. Này đừng mang theo cây bù loong của mày, chúng tưởng là vũ khí mày bị xử bắn đấy.

- mẹ mày, lúc này mà vẫn còn giỡ được.

Ở sân cột cờ đủ mặt những thằng ở trong đơn vị, không nhiều, đông lắm chỉ khoảng 10 thằng. Một ông sĩ quan Dù đứng lên bậc thềm, giọng giõng dạc:

- Tất cả anh em đây, ai là sĩ quan thì giơ tay lên, đứng sang một bên.

Trong hàng quân chẳng có ai giơ tay. Ông sĩ quan nhìn chòng chọc vào toán lính lôi thôi hỏi:

- À không có thằng nào là sĩ quan hả, nếu phát hiện ra thì chết nghe chưa, tao sẽ bắn ngay ở cột cờ này......

Tự nhiên có tiếng cườì khinh khích. ông sĩ quan nhìn như xoáy vào một thằng ốm o:

- Thằng kia, cười cái gì ?

Thằng hạ sĩ Vân, thằng có tiếng là vui nhộn nhất sư đoàn:

- Báo cáo trung uý, trung uý cần sĩ quan cấp uý hay cấp tá !

- Cứ sĩ quan là được, để tâp trung sang bên bộ tư lệnh. Cho tụi bay biết cả trung tá tư lệnh của tụi bay cũng bị bắt rồi......

- Dạ ở đây không có sĩ quan cấp uý mà có một sĩ quan cấp tá !

Thằng vân liền chỉ vào mặt thiếu tá Bình Dân:

- Dạ thằng này, thiếu tá bình dân.

Hai anh lính nhẩy dù xô ngay lên, súng chĩa vào ngực thằng Phúc:

- Đi, ra khỏi hàng.

Phúc thiếu tá bình dân kêu lên:

- Ấy không phải, tôi là binh nhì Hoàng Phúc, chúng nó đùa tôi như vậy thôi, thằng Vân đểu giả xỏ lá.

Cả đám lính không nhịn cười được, anh chuẩn uý dù mà chúng tôi quen mặt ở bên kia hành rào dây thép gai phải giải thích mãi với ông trung uý. Một sĩ quan dữ dằn, kỷ luật từ đầu đến chân. Hình như một người sinh ra để làm nghề nhà binh. Xách tai thằng Vân ra:

- Thụt dầu luôn một trăm cái, kéo hai tai tự cầm tai mình. Còn cả bọn này lên ngồi ở hàng hiên kia.

Ông trung uý ra nói chuyện ở máy bộ đàm. Trời sáng rõ dần. Thằng hạ sĩ Vân cũng thi hành xong hình phạt trở vào với anh em. Thiếu tá bình dân chửi nhoi:

- Sư mày đồ hèn, tí nữa thì mày làm ông chết oan. Đùa kiểu gì mà lạ vậy ?

Thằng Vân nhăn nhở:

- Tao mong cho mày chết, để mày khỏi giành đào của tao. Tụi bay biết không, tuần trước tao tán được một con bán nước mía, thằng này ra thả lời ong bướm cuỗm tay trên của tao. Nó xưng là htiếu tá, anh bình dân lắm, thượng vàng hạ cám gì cũng vô hết. Mẹ, nợ tình nặng lắm đó mày. Mày coi chừng tao, tao còn thù lắm. Con Cúc đào của tao mày cũng cướp, bây giờ nó muốn trở lại với tao, tao cho nó đái công chuuộc tội bằng cách lấy dao mổ heo thọc tiết mày.

Không khí trở nên vui vẻ mặc dầu tất cả chúng tôi đều là tù binh.

Trời đã sáng hẳn. Tiếng đại tá dù Nguyễn Chánh Thi nói eo éo trên đài phát thanh, bao nhiêu là nhân sĩ cũng lên tiếng ủng hô, có lẽ Cách mạng đã thành công. Dinh độc Lập đang bị bao vây. Giọng tổng thống Diệm cũng đã dịu xuống. Hôm ấy là ngày 11 tháng 11.

Tất cả các sĩ quan không quân ở trong phi trường TSNhất bị bắt tập trung tại câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc, nghe đâu cả trung tá quyền tư lệnh Không Quân cũng bị bắt sau đó. nhưng trong cùng ngày có tin trung tá đã trốn thoát lên phi trường Biên Hoà. Trong nhóm người đảo chánh cũng có thiệt hại, trung tá Dù Dương Văn Đông bị tử trận ở vườn Tao Đàn, ngay cạnh phủ tổng thống. những cánh quân ở các tỉnh trung thành với tổng thống sửa soạn phản công. Phi trường biên Hoà rục rịch cho các máy bay cất cánh. Có thể có một cộc phản công kinh khủng, nhưng chúng tôi vẫn còn ở trong tay phe cách mạng. Không biết cuộc đàm phán giữa phe cách mạng và tổng thống diễn ra như thế nào, nhưng tất cả binh sĩ nhảy dù chiếm sân bay đều đói, không bữa ăn sáng, không bữa trưa và không bữa cơm chiều.

Đến tối thì các binh sĩ ấy phá cửa câu lạc bộ đóng cửa để kiếm lương thực. Các nhà trong trại cũng bị lục lạo tìm đồ ăn. Lính phi công trong phi trường cũng đói lây, không đâu bán đồ ăn, mà ai phải ở chỗ nấy.

Sang đến ngày thứ hai, tình trạng trở nên tồi tệ, những nút chặn, gác của lính nhảy dù trở nên lỏng lẻo, lính không quân bỏ đi lung tung kiếm ăn, riêng các sĩ quan vẫn phải giam trong câu lạc bộ Huỳnh Hữu Bạc.

Tôi và thằng thiếu tá bình dân bỏ đi lang thang sang bộ tư lệnh. Hai thằng đoói meo, như những người lính nhảy dù. Ra tới cổng phi đoàn chúng tôi gặp anh chành chuẩn uý quen, anh ta ở bên kia hàng rào dây thép gai ngay đầu phòng của tôi. Thỉnh thoảng anh ta ôm cái máy hát cũ mèm, quay tay hát dĩa, leo hàng rào sang phòng hai đứa tôi học nhảy đầm. Phúc " thiếu tá " hướng dẫn anh ta từng bước nhảy. Đôi khi hẹn nhau ngoài cổng trại đi dancing. nên trở nên thân thiết nhau. Phúc " thiếu tá " hỏi:

- Tại sao cậu lại mang quân sang đánh chúng tớ ?

- Đánh hồi nào, nhảy dù chúng tớ được tin VC xâm nhập thành phố, nên nhảy dù tới thanh lọc đấy chứ.

Tôi hỏi:

- Đã tìm ra tên VC nào chưa ?

- Làm gì có, khi hành quân tớ nghe nói khác bây giờ người chỉ huy lại nói khác, bọn tớ trở thành đám loạn quân, đói bỏ mẹ, đói hết một ngày hai đêm rồi. Các cậu đi đâu thì cứ đi, nếu có thể kiếm gì mang về cho tớ ăn với. Mẹ bị lừa hết rồi.....

- Không hứa trước, có thì tớ mang về cho. Cả thành phố đóng cửa hai ngày rồi, có ai sản xuất gì đâu.

Hai đứa chúng tôi đi lại thoải mái, những người lính nhảy dù không buồn ngăn chặn. Chính họ cũng tự phải đi tìm lấy đồ ăn.

Bên bộ tu lệnh cũng không hơn gì bên phi đoàn chúng tôi. Riêng một số lính dù làm việc tại phi trường vận tải còn có vẻ hoạt động. Một chiếc máy bay C130 đậu ngoài phi đạo.

Phúc " thiếu tá " chán nản :

- Thôi tao ra ngoài đường đây, tao về nhà con Cúc

- Ở tận Trương Minh Giảng ấy à ?

Phúc gật đầu:

- Mày có đi cùng ta không ?

- Không, tao ớn can dao cuamẻ, hôm trước tao đã đánh tháo mày, chắc mẹ còn thù tao lắm.....

Tôi chia tay thằng thiếu tá bình dân đi lang thang khắp nơi. các sĩ quan vẫn bị nhốt trong câu lạc bô Huỳnh Hữu Bạc. Các vị ấy không dám ra ngoài vòng rào, vì nếu ai ra sẽ bị bắn ngay tại chỗ. Chỉ khi nào lính dù cần đến mới gọi một hai người ra.

Trung uý Phan Phụng Tiên, hoa tiêu vận tải bị gọi ra, đưa ra phi đạo. Ông lên máy bay, rồi xăng được tiếp, một chiếc xe nạp điện chạy đến cạnh máy baymở máy nạp điện. Hình như sửa soạn cho một chuyến bay. Lính dù vòng trong vòng ngoìa bảo vệ chiếc máy bay.

Tôi ngồi ở câu lạc bộ trống lỗng ngay cạnh phi đạo. Nghe nhiều người nòi chuyện, những tin tức chính xác và cả những tin vịt. Một người nào đó nói:

- Bọn dù làm đảo chánh sắp thành công rồi, chiếc máy bay này sắp cất cánh, tống khứ gia đình tổng thống cho đi chơi chỗ khác. Ngày hôm qua họ đàm phán với nhau để đặt điều kiện.

- Điều kiện gì ?

- Tổng thống đi chơi để lại đại tá Nguyễn Chánh Thi lên làm tổng thống. Mỹ hỗ trợ cho ông ta, ông ta mới chống cộng kỹ.

Một người khác chen nói:

- Trong vụ này có nhiều đoàn thể đảng phái khác tham gia. Tao nghe nói đại uý Phan Lạc Tuyên bên biệt động quân cũng tham gia đảo chánh, rồi đây ông ta sẽ là bộ trưởng thông tin vì ông ta còn là thi sĩ. Chúng mày nhớ bài thơ nổi tiếng của ông ta khi tiếp thu Bình Định. Đan Thọ phổ nhạc không ?

- Nhớ chứ, tao thuộc lòng.....

Có tiếng ồn ao phía bên ngoài. Tiếng người nói:

- Ra xme giải gia đình họ Ngô ra phi trường, lần này thế nào cũng có mụ Trần Lệ Xuân. Máy bay bay ra biển, ném chúng xuống hết thôi. Ở đây mình thấy máy bay về không là xong chuyện rồi đó. Ngày mai mình th hồ ăn tiệc, nhân dân khắp thành phố biểu tình hoan hô tân tổng thống.

Tôi chán ngấy chuyện đấu láo. Tôi ra ngoài đường đứng xem. Một dẫy xe hơi citroen chạy vào phi trường, qua bộ tu lệnh sang phi đoàn vạn tải. Tôi cố nhòm qua cửa xe nhưng chẳng thấy ai là người thân thuộc của gia đình tổng thống. Tôi nhìn thấy những người đội mũ be rê đỏ trong xe.

Một anh lính dù cho biết có cả đại tá Nguyễn Chánh Thi. Cái mặt gầy guộc và bộ ria mép đen nhánh. Tất cả đều xuống xe cạnh sân bay. Có người mang quân hàm cấp tướng bộ binh, mặt bị đánh sưng vù. Có người nói đó là thiếu tướng Thái Quang Hoàng.

Đại tá Nguyễn Chánh Thi lên máy bay đầu tiên, cùng với những sĩ quan tâm phúc của ông. Kế đến là những người khác, lính dù thúc họng súng vào lưng các con tin bắt lên cầu thang. cửa máy bay đóng, thang rút ra, vá máy bay nổ máy. Chỉ một bên cánh quạt quay tít, cánh quạt phía bên kia như bị liệt chỉ quay lờ đờ. Nhung chiếc máy bay cũng lết ra được đường băng, rồi cất cánh phía cuối sân. Máy bay hướng về phía tây.

Chờ cho chiếc máy bay khuất dạng ở chân trời, người sĩ quan dù ở sân bay ra lệnh cho lính:

- các chiến sĩ nghe lệnh tôi hạ khí giới, giao lại cho các bạn an ninh phi trường. Chúng ta đầu hàng vô điều kiện khi đã làm tròn nhiệm vụ. không một binh sĩ nào được manh động, như truyền thống binh chủng dù, tuyệt đối nghe lệnh cấp trên.

Lính an ninh phi trường lúc ấy mới túa ra, an ninh thật cũng có mà an ninh cũng có, toôi bị túm tay lôi ra. Nhưng tôi vùng ra:

- Xin lỗi, tôi không là lính an ninh.

Thượng sĩ nhất Phạm Phú Ngự ra lệnh như một người thắng trận:

- Tước khí giới, mang ngya một khẩu hiệu đại liên bố trí ở con đường dẫn sang trại tù Hoàng Hoa Thám.

Người sĩ quan dù cười, nhìn vào mặt trung sĩ nhất Ngự:

- Không còn đánh đấm gì nhau đâu trung sĩ à, đưa chúng tôi về cải hối thất rồi nấu một bữa cơm tù cho lính tôi. Chuyện được làm vua thua làm giặc là thường mà.....

Tôi chán nản, đi bộ ra ngoài cổng phi long, xóm Lăng Cha Cả. Tôi nghe tiếng tổng thống kêu gọi dân chúng bình tĩnh vì quân đội đã dẹp yên được một số sĩ quan trung cấp cầm đầu cuộc phản loạn. Nhưng tổng thống cũng tuyên bố tình trạng giới nghiêm buổi tối.

Sinh hoạt bên ngoài trại lính bình thường, những quán cơm bình dân, quán cà phê. Tôi nghĩ mình cũng nên đi thăm một số bạn bè, thăm thằng em. bây giờ không biết nó ở nhà bà dì bà mợ hay ông chú nào. Đầu tiên tôi đến xóm Lê Văn Duyệt để thăm Hoàng Bình Sơn. HBSơn ở nhà trọ. Chúng tôi ra quán ăn cơm bình dân rồi uống cà phê. HBSơn chán nản:

- Chẳng nước non mẹ giù hết, nếu bọn dù kéo dài thêm được vài ngày nữa thì ông Thu anh tớ sẽ ra khỏi tù, ông ấy bị nhốt tù quá lâu rồi.

- Chắc thế nào cũng có một đợt ân xá.

- Còm lâu, rồi nó sẽ bắt thêm, mày coi. Chúng nó cần củng cố quyền lực, khủng bố dữ dội không riêng gì đối lập mà tất cả mọi người, nhà tù chật cứng người cho coi....

Ừ sao tôi không có một ý niệm gì về chuyện đó. Trời đã muộn, tôi băng qua đường xe lửa Nguyễn Thông sang trương Minh Giảng thăm vợ chồng Trần dạ Từ. HBSơn cho biết Trần Dạ Từ đã có việc lám ở một tờ báo, hai vợ chồng thuê một căn nhà ngay ở dưới dốc cầu.

Bữa cơm đón bạn vui vẻ, tuy là bữa cơm đơn sơ nhưng Nhã Ca khéo léo làm những món ăn đặc sản Huế. Tôm cháy và mắm cà.....Trời sụp tối lúc nào không biết. Tôi toan về trại lại nghĩ đến lệnh giới nghiêm của tổng thống mới ban hành nên đành ở lại nhà Tứ- Nhã. Tô chưa đi thăm được thằng em. Sáng ngày mai tôi đi tìm nó cũng không muộn..

Tôi tìm nó mấy ba ngày mới biết nó ở nhà bà dì trên Gò Vấp. Rồi tôi tính ra rằng mình đã bỏ trại đi được gần một tuần lễ. Ngày ngày tôi về nhà Từ Nhã. Nhà Từ-Nhã thường xuyên cho những người bạn tá túc, đôi khi có những người bạn mang cả nhân tình về....

Một buổi tối, Từ đưa tôi ra đầ đường nói chuyện:

- Mày không thể ở nhà tao hoài được, chỗ mày nằm ngủ thằng Trung và con nhân tình nó đã xí trước rồi, mày ở đây thì kẹt cho chúng nó, tao đưa mày mấy chục đồng mày có thể tìm một chỗ khác....

Tôi từ chối 35 đồng bạc của Từ và đi ngay, mà không biết sẽ đi đâu. giờ giới nghiêm sắp tới. Tôi lang thang trong thành phố vắng dần bóng người, thay vào đó là những xe hiến binh mũ kê pi chạy đi chạy lại trên khắp ngã đường.

Không còn cách nào khác tôi đành tạt vào mái hiên, ở đó nhiều người nằm ngổn ngang. Có lẽ đó là những người không nhà cửa, ăn mày hành khất chi đó. Tôi dựa lưng vào tường, gục đầu trên hai cánh tay khoanh tựa trên đầ gối. Tôi nghĩ ngợi lan man, nghĩ đến những đồng tiền Trần Dạ Từ đưa cho tôi hồi tối mà tôi không nhận. Tôi không hiểu được thái độ TDTừ. mà tôi chẳng cần phải hiểu, cứ cho đó là chuyện đời vẫn xảy ra. mà tôi là người ít may mắn. Nếu tôi kể lể điều gì đó thì tôi tầm thường quá. Tôi nghĩ đến căn gác của mẹ tôi ở sở rác Nguyễn Tất nghiệm, nơi ấy đã tụ tập biết bao bạn bè tôi, lòng mẹ tôi thật bao la. Nay thì tan đàn xảy nghé hết rồi. Thôi thì nhận nơi đây là một mái nhà. Tôi đã dời đơn vị gần một tuần, tôi là kẻ đào ngũ. Mơ thấy mình là đại tướng tự ký giấy giải ngũ cho mình.

Tôi lo mơ những kỷ niệm và buồn ngủ, mấy lần tôi ngủ gục ngã xiêu cả người. những người ở quanh tôi hình như chẳng ai thèm để ý đến tôi, hành lang thì rộng và dài. Một ngôi nhà rộng thenh thang chẳng của ai cả.

Có tiếng động cơ xe hơi dừng ở ngoài đường, một cái xe jeep của hiến binh. Tiếng léo nhéo ngoài đó:

- Thằng điên, mày bắt chúng tao đưa mày đi khắp nơi. Chỗ nào mày cũng nói không phải nhà mày, vậy đây không phải nữa thì vào ngủ ở đồn hiến binh.

Một giọng nói miền Quảng Nam.

- Vậy thì cho tôi xuống đây, nhà tui đó, rộng không, mát mẻ không. Trời cảnh thơ mộng làm sao, nhà cao cửa rộng.....

Tôi đứng hẳn lên, khi gã thanh niên bị lẳng xuống đường. những người nằm trong hành lang khe khẽ:

- Thằng ngu, nằm xuống đi, lính bắt bây giờ, cái thân ngủ đường ngủ chợ mà không biết gì hết, mày cũng điên rồi.

Thằng thanh niên ngoài đường la lên với tụi lính khi hắn nhìn thấy tôi:

- Bọn lính tráng tụi mi, tau nói nhà tau mà, thấy người hầu ra đón cậu không ? Ê, ném trả tau cái túi trên xe.

Một cái cặp liệng xuống đường. Chiếc xe rồ ga phóng vút đi. Gã thanh niên khùng điên lượm cái cặp, cắp nách đi vội lên dốc hành lang. Tôi vẫn đứng đó nhìn gã, dưới ánh đèn đường tôi thấy gã còm nhom. Cái đầu nham nhở không hẳn là đầu trọc mà cũng không phải để tóc. Hắn ngẩng lên nhìn tôi, cái mặt coi quen quá. À phải rồi, tôi đã nhận ra hắn và hắn cũng nhận ra tôi. Hắn la lên:

- Có phải mày là thằng Long không., tao Sơn đây. Nguyễn Đức Sơn, Sao Trên Rừng đây.

Đúng hắn rồi, tôi có quen biết hắn, thằng người Quảng điên điên khùng khùng thường hay đăng thơ trên báo Sáng Tạo, Văn Nghệ, Quan Điểm. Hắn cũng hay nói chuyện triết học. Đã lâu lắm rồi tôi không gặp hắn. Hình như hắn không để ý đến cái hành lang:

- Ờ chỗ này cũng được đấy, hành lang này rộng, nhìn ra vườn hoa, dưới kia là sông, phong cảnh hữu tình đó. Phía dưới có cột đèn sáng, có vòi nước công cộng, ban đêm tha hồ tắm nữa. Tao hỏi mày sao tìm được chốn thiên đàng này ?

- Vô tình thôi, hôm nay lần đầu tiên tao tới đây.

- vậy sao ? Tau nghe nói mày đi lính mà.

- Đúng rồi, nhưng tao đã đào ngũ một tuần nay.

- Cũng tốt, mày đưa tau vào chỗ nằm, mình sẽ tâm sự với nhau.

Tôi kể hoàn cảnh của tôi cho Sơn nghe, hắn lắng nghe chăm chú, sau rồi lại nói:

- Chẳng cần quan tâm, nhưng tau ghi chuyện này vào sổ đen của tau. Từ ngày mai mày có thể rong chơi với tau.

Hắn nằm ngay xuống thềm, gối cái cặp và ngủ thiếp đi.

Chỉ một lát tôi hắn ngáy như cưa gỗ. Có lẽ giấc ngủ của hắn bình thản và không quan tâm đến một chuyện gì.

Tôi thao thức mãi mới ngủ được, gió sông thổi lên lồng lộng. Trời cuối năm lành lạnh, lại sắp hết một năm nữa rồi. Gần sáng tôi mới chợp mắt được một lúc.

Tôi tỉnh dậy thấy hành lang vắng hoe và NĐSơn ngồi xổm nhìn vào mặt tôi. Sơn hỏi tôi:

- Bây giờ mày đi đâu hay đi chơi với tau ?

- Tao đến chỗ thằng em trọ học, xme nó học hành ra sao ?

- Học với hành, tau có quan niệm khác.

- Sao ?

- Có học chỉ khổ cái thân thôi, tau sau này có vợ con, tau cho lên rừng hết, không học hành chi cả.

- Vậy tại sao mi lại học ?

- Bởi vậy, ném lao phải theo lao, không ra gì hết, chẳng thà không biết gì như cây cỏ, như con thú ở trên rừng. Sống theo bản năng.

Cơn gàn của anh chành lại lên rồi chăng. Tôi từng nghe bệnh gàn dở của hắn, đôi khi trở thành giai thoại. Khi cần chửi là hắn chửi, nếu không chửi được tận mặt là hắn gửi thư đến tận nhà chửi. nhiều anh em từng là " nạn nhân " của anh, của cái tính ngông cuồng dễ thương mà trởi ban cho anh. những cơn điên tiết của anh như trời mưa nắng.

Còn chút tiền, tôi rủ NĐSơn đi ăn hủ tíu và cà phê thuốc lá. trước khi chia tay bạn, Sơn nhắc nhở tôi:

- mày bây giờ không làn gì nữa rồi, xong công việc đời thường mày lại đến đây tìm tau, mình rong chơi, rong chơi mà no đủ kía, tiền tiêu có thể là không có, nhưng no đấy, ngày hai bữa được không ?

- Được qúa rồi, nhưng mày " định cư " nơi này chưa ?

- Chắc phải vậy thôi, chẳng nơi nào hữu tình hơn nơi này. Gầm cầu kia không thể bằng nơi này được.

Trước khi chia tay, tôi đứng ngắm nhìn lại chỗ mình ngả lưng đêm qua. Đó là hàng hiên của tổng ngân khố, nhìn ra sông SG. Cái cầu Mống cao và cong cong đổ qua sông, bên kia là Khánh Hội. Nhà Lê Đình Điểu ở bên đó, nhưng thằng em tôi không còn ở đó nữa. Mẹ tôi viết thư về nói nó ở Gò Vấp học trường Hồ Ngọc cẩn gần hơn. Vả lại nó ở nhà dì, cũng là chỗ ruột thịt với mẹ tôi. Có họ hàng mà không nhờ vả, nhờ vả người ngoài mang tiếng. Tôi không rõ điều suy nghĩ của mẹ tôi có đúng không ?

Tôi tới thăm em trai tôi, nơi này nó ở không tệ, nhưng chưa phải là tốt. Tôi muốn nó ở nơi nào đó tốt hơn, nhiều thì giờ để học hành hơn, vì nó đã thi xong trung học, những năm cuối trung học của nó cần yên tĩnh. Tôi không nói cho em tôi biết rằng tôi đào ngũ. Tôi nghĩ đến cái hẹn của NĐSơn, tôi phải về với hắn. Những bạn bè khác tôi không muốn đến nữa. Biết đâu mình chẳng là gánh nặng với họ, không phải là sự phiền nhiễu.

Buổi tối tôi đem bụng đói về với NĐSơn. Hắn ngồi dựa cột đèn đọc sách, bên cạnh có một cuốn vở để ghi ghi chép chép gì đó. Hắn ngẩng lên hỏi:

- Mày về đó à ?

Hắn thu dọn mớ sách vở xếp vào cái cặp vải kaki vàng may lại. Trời cuối năm lành lạnh, quần áo của hai đứa lại phong phanh, gió sông lồng lộng, bụng tôi đói càng lạnh hơn. Sơn hỏi tôi:

- Mày ăn uống gì chưa ?

- Có gì đâu mà ăn, tao đói từ hồi trưa.

Tao thì no căng một bụng, uống nước phông ten vào nở ra càng no dữ.

Cái thằng này ăn nói quái thật. Tôi nửa tin nửa ngờ. Vào đến chỗ nằm. NĐSơn mở cặp ra, lấy cho tôi một miếng cơm cháy gói giấy cẩn thận.

- Ăn đi, tao có rắc sẵn muối tiêu, phần ăn sáng của tau đó. Tau nhường mày, ăn xong ra uống nước phong ten, tức khắc là no thôi.

Đói quá không còn khách sáo, tôi ăn ngay. Miếng cơm cháy rắc muối tiêu sao bùi ngậy thơm đến thế. Tôi cũng vừa đủ no bụng. NĐSơn giải tấm nilon ra, hai thằng nằm chung. Hắn có vẻ chuyên nghiệp nằm đường nằm chợ:

- Mày nên có một cái túi, đựng quần áo sách vở, đi đâu mình tha theo.

- Tao chẳng có gì hết.

Hai đứa nằm gác chân lên nhau nói chuyện tào lao một hồi rồi Sơn ngủ thiếp đi, tôi còn thao thức mãi quan sát xung quanh. Một số người còn thức, một số khác đã ngủ say.

Trong một góc khuất ánh đèn, có một đôi trai gái nằm đắp chiếu, làm tình với nhau tự do kêu oeng oéc. Cái miệng thằng đàn ông, hay thanh niên ông ổng:

- Tao sẽ cho mày một đứa con tha hồ mà bồng đi ăn mày. Khi đó phải nhớ đến công ơn tao. Nói cho bay hay, nhiều đứa vô ơn bội nghĩa với tao rồi.

- nầy Bảy Nọc, đừng có lối, trên đời này không phải chỉ mình mày mới có cái con..... Tao cũng bị mòn vậy...

Thật kinh khủng, tôi đang sống giữa bầy đoàn nào đây ?

Ở ngoài khoảng trống, vẫn trong phạm vi mái hiên có hai lão già gầy lên một đám lửa nhỏ, đủ nấu một lon nước, có lẽ hai lão đang uống trà, nói chuyện tào lao:

- Này anh thấy không, hai ngày nay thằng Tèo của tôi không về.

- Nó trúng mánh rồi, đâu còn nghĩ đến sư phụ của nó.

Lão già cười:

- Rồi nó phải về, nó đâu đã học hết nghề của tôi được, Lão Mõi này ngu dại gì mà dạy hết, thầy võ cũng từng phải giữ lại ngón nghề tủ phòng thân. Sư phụ dậy hết nghề cho đệ tử nó phản thầy thì sao " sông sâu còn có người dò, lòng người nham hiểm biết dò đến đâu " Nghề móc túi trộm cắp của tôi cũng thất truyền nhiều rồi, sư phụ tôi dậy cho tôi cũng không dậy hết. Vậy mà tôi cũng tung hoành một thời từ Nam chí Bắc. Thằng Tèo, đệ từ ruột của tôi, chưa học hết nghề của tôi được, dù nó thông thạo mánh móc túi, rạch bóp nhưng chưa phải là hay. thập bát ban võ nghệ còn nhiều rắc rối lắm.

- Ờ nghề nấu " xì ke " của tôi cũng lắm công phu, không phải ai muốn nấu là nấu được đâu. Tôi chỉ cần tí sái, mấy miếng giẻ lót dọc tẩu, lau bàn đèn thôi, cũng đã nổi danh trong thiên hạ. Chích choát là mấy công việc của mấy tay em, không đứa nào dám thiếu chịu của hít tô phe đại đế này được, cũng chẳng dám tố cáo.....

Lại một buổi sáng, NĐSơn đánh thức tôi dậy, hắn cũng có tí tiền uống cà phê, hắn rủ tôi đến tiệm giặt ủi, hắn vào bên trong thay bộ quần áo giặt ủi láng coóng. Hắn lại còn thắt ca vát, ra vẻ lắm:

- Tao phải ăn mặc ra vẻ như vậy để còn đi dạy học, học trò của tao toàn học sinh trung học...mày cũng cần có bộ quần áo thay đổi để đi làm ăn. Tao sẽ tìm cho mày một bộ to rộng.

- Tao thì không cần những bộ quần áo đẹp, vì tao sẽ làm nghề lao động tay chân.

- Tuỳ mày thôi.

Tôi hiểu NĐSơn nhiều năm trời sống một mình ở SG ra sao. Anh làm thơ, thơ anh hay, nhưng ít tiếp xúc với bạn bè cùng giới. Tâm hồn anh nhậy cảm, sự nhậy cảm quá độ, nhiều khi tưởng người khác xúc phạm đến mình, anh tự vệ. Sự tự vệ khủng khiếp bằng những bức thư gửi qua bưu điện. Một số bạn bè nói anh có máu điên, thây kệ. Thằng nào xúc phạ đến ta một, ta trả lại cho nó gấp 10 lần sự cay độc. Nhưng bức thư gửi đi ấy đều có bản lưu, lâu lâu giở ra đọc lại....như đọc lại một tác phẩm của mình.

Tôi chờ NĐSơn ở đầu đường Bùi Viện, gần trường Thăng Long. 12 giờ trưa, Sơn bảnh choẹ đi tới gặp tôi.

- Mi chờ tau lâu hỉ ?

- Mình có htì giờ mà.

- Đi ăn !

Chắc chắn hắn có tiền. Chỉ cần một bữa ăn xoàng. Sơn rủ tôi 9dến quán cơm Anh Vũ cũng ở trên ocn đường ấy, quán cơm có tính cách nậng đỡ các sinh viên học sinh. Cơm ăn thả cửa, ba món ăn, giá chỉ có 3 đồng đến 5 đồng cho một người. Tôi từng nghe nói về quán cơm này, nhưng đây mới là lần đầu tiên đến với Sơn. Tôi htú thật với Sơn điều ấy. Sơn ra người sành sỏi ăn cơm Anh Vũ.

- Vậy thì mi cứ nghe tau, tao làm gì mày làm cách đó.

- Tao đủ thông minh, miễn là không ăn giựt ăn chạy.

- Không có đâu.

Khi bước chân vào quán Anh Vũ, quán cơm đông khách, hầu hết là những học sinh. Chúng tôi ngồi xuống một bàn trống. Những người khác ra quầy mua phiếu rồi đi ra một bàn khác tự do chọn thức ăn, giỏ cần xé cơm gần đó, ai muốn xúc bao nhiêu thì xúc. Tôi không thấy NĐSơn làm điều đó, anh cắm một cây tăm lên miệng. Tôi ngơ ngác vì chúng tôi chua ăn gì mà đã xỉa răng. NĐSơn hối tôi:

- Xỉa răng đi

Tôi làm theo lệnh Sơn như cái máy. Hắn lại ra lệnh:

- Đứng dậy đi theo tau.

Tôi đi theo Sơn vào bếp. Những cái chảo lớn nấu cơm. Cơm thì rỡ ra những giỏ cần xé khiêng ra ngoài nhà ăn. Những người nấu cơm dùng cái xẻng lớn cạy những tảng cháy to hất ra những cái thùng to. Có những người chạy đến bẻ một miếng. Sơn cũng tới bẻ một miếng, hối tôi:

- Mi bẻ lấy một miếng đi, mình ăn cơm rồi, bây giờ đét se miếng cơm cháy cho thơm miệng....

Tôi làm theo Sơn, và bây giờ thì tôi hiểu được việc làm của bạn. Tôi bẻ miếng cơm cháy hơi to, theo Sơn lên nhà ăn. Hai thằng ngồi ăn đàng hoàng vào bàn ăn, rắc muối tiêu và xịt nước tương vào miếng cháy. tôi ăn đến loáng hết miếng cháy mà vẫn còn thòm thèm. Sơn nhìn tôi cười:

- Lần sau thì rút kinh nghiệm nhé, nhưng không sao, chiều mình lại đến. bây giờ mày ra uống trà đang hoàng cho nó nở ra là vừa bụng.

Tôi uống một ca trà, người thấy dễ chịu. Hình như trong quán Anh Vũ không phải chỉ có hai đứa chúng tôi ăn uống theo kiểu này, mà nhiều. Tôi nghe tiếng la ở nhà bếp:

- Thôi chứ các cha nội, lấy hết cơm cháy rồi nhà thâucờm dư tới lại la tụi tôi không để cơm cho heo.....

Chúng tôi ra khỏi quán cơm Anh Vũ. Sơn nói:

- Bần cùng lắm tau mới dùng đến chiêu thức này. Gị là chiêu thức cứu đói. No bụng đàng hoàng. Mình vô tài kiếm không ra miếng ăn, đói, than trời trách đất thì tội cho trời đất. Từ nhiều năm nay tao chưa bao giờ đói, nghe thấy tụi bay than đói hoài tao lấy làm lạ. Miền Nam đầy lúa gạo này quyết không xó một kẻ nào phải chết vì đói.

Lý luận của Sơn thật hùng hồn. Tôi có cảm tưởng như anh ta là một nhà hùng biện lỗi lạc. Tôi nói:

- Tớ cứ tưởng hôm nay cậu có tiền đãi tớ bữa cơm chứ.

- Thì đó, cậu cũng vừa ăn môt bữa cơm, đồ ăn cho mặn miệng là muối và nước tương, ta ăn để mà sống. tớ đangnghiên cứu về lối ăn gạo lức muối mè. Bữa cơm này không phải tớ đãi cậu do tiền bạc mà do rút kinh nghiệm phương pháp chống đói. Con heo mất một miếng cơm cháy cũng chẳng thể đói hơn được, nó đói thì nó la, chủ nó phải lo cám cho nó. người dưng nước lã không bỗng dưng phải lo cho nhau, con heo gầy bán mất giá, chủ nó phải vỗ cho béo để bán được nhiều tiền hơn. Mi, tao béo gầy thì đời cũng mặc mẹ, chết mặc xác....Nhưng tau hôm nay, tao đến lớp đòi tiền, nó không trả cho tau. Nó còn bắt tau chờ đến hết tháng, không có cái vụ dậy học xong đòi tiền, cái nguyên tắc làm chết con người đấy.

Tôi không dám để cho Sơn nói nhiều hơn nữa, nhất là lý luận:

- Chịu thầy rồi, còn bây giờ đi đâu ?

- Đi chơi, nơi nào đó để thư giãn đầu óc một chút, tau căng thẳng rồi.....

Tôi và Sơn tới vườn Tao Đàn, tôi cứ nghĩ rằng chúng tôi sẽ nằm ngủ dưới một gốc cây mát mẻ nào đó. Nhưng Sơn rủ tôi ra ngồi một đầu cái bập bênh, ngồi đầu bên kia, đồ chơi của con nít. Hai thằng dập dình cả tiếng đồng hồ, chán rồi lăn ra ngủ dưới gốc cây.

Chiều đến, Sơn đánh thức tôi:

- Dậy, đi ăn cơm chiều mày.....

- À, đúng rồi ta quyết không chịu chết đói giữa vực lúa gạo miền Nam. Trời đất bao la đâu cũng là nhà.

Tôi nói lên như hát, như vừa sáng tác một bài ca.

Chiều rồi đó, thành phố chưa lên đèn, nhưng cũng sắp lên đèn.

Tôi vào quán cắm một chiếc tăm lên miệng và đi xuống bếp. Tôi không quên bữa sớm mai.

Nhất quyết phải no bụng, nếu để bụng đói mà chết là là làm nhục miền Nam no ấm tự do.

Dưới sự lãnh đạo anh minh của chí sĩ NĐDiệm. người ta từng nói thế nhiều rồi. tôi bực bội. Toàn một lũ kinh doanh khẩu hiệu tuyên truyền. Chính nghĩa và tà thuyết là vàng thau lẫn lộn, ở cả miền Nam lẫn miền Bắc. Một số người có quyền lực sống bằng mấy thứ lặt vặt đó.
Ấp Đông Ba năm 2000 
Nguyễn Thụy Long
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Bùi Việt Phương và những vần thơ lạ từ miền núi Bùi Việt Phương thuộc thế hệ 8X. Phương sinh ra và lớn lên ở miền núi, học xong khoa Ngữ...