Thứ Năm, 3 tháng 3, 2022
Thung lũng trăm năm 1
Chương 1: Hai anh em
- Không biết câu chuyện ta kể cho cháu sau đây có giúp
ích gì cho cháu không vì không liên quan trực tiếp đến chiếc sừng tê giác nhưng
ta nghĩ chỉ có vật đó mới có thể giết con tê giác và chiếm lấy sừng của nó được.
Cha của ta thuở trai tráng là một người lênh đênh kiếp sống giang hồ rày đây
mai đó với chiếc ghe bầu chạy dọc ven biển. Cha ta là thương nhân đi buôn bán tận
xứ đàng trong sau này khi đã gặp mẹ ta, chán kiếp sống giang hồ cha ta mới dọn
về làng này và sinh ra ta. Vì vậy cháu thấy đó ta cũng nối nghiệp cha ta trong
nghề buôn bán nhưng không như cha, ta chỉ có chiếc quán nghèo này để làm sinh kế.
Thuở còn đi buôn một hôm cha ta có cứu một người, ông này bị trúng phong và nằm
trong bụi rậm ven đường. Lúc ấy cha ta đi ngang qua thấy người gặp nạn ông liền
đem người bị trúng phong về chiếc ghe bầu của mình và cạo gió, cắt lể cho người
nọ. Nếu không gặp cha ta có lẽ người đó đã chết rồi. Để trả ơn cha ta người đàn
ông đó tặng cho cha ta hai vật trân quý. Thứ nhất là một viên ngọc rắn, những
người hay đi vào vùng sơn lam chướng khí chỉ cần ngậm viên ngọc này trong miệng
là không có một tà khí nào có thể thâm nhập cơ thể gây bệnh cả. Vật quý thứ hai
là một tấm họa đồ làm bằng da dê vẽ vùng núi tên là Ngọc Linh sơn ở trên xứ Thượng.
Trong núi này có một người ẩn tu tự xưng là Lão Khùng núi Ngọc Linh, ông ta có
một thanh đao tuy rất cũ nhưng lại sắc bén vô cùng. Lão đã ước hẹn rằng
ai đem tấm hoạ đồ này cho lão, lão sẽ tặng cho người đó thanh đao quý.
Ban đầu cha ta không nhận hai vật kia nhưng người đàn ông nọ không chịu, ông ấy
để hai vật ấy lại và bỏ đi mất. Cha ta cũng không chú ý hai vật này cho lắm,
ông đem cất vào một chỗ và quên đi. Khi đã định cư ở đây một hôm ông lục tìm vật
cũ thì mới sực nhớ ra hai món đồ người đàn ông bỏ lại. Ông kể cho ta nghe và dặn
rằng đến một ngày sẽ có một người cần đến hai món này và dặn ta phải trao
lại cho người đó. Ta hỏi người đó là ai cha ta không trả lời chỉ nói rằng chữ
duyên là vô cùng vô tận, con cứ nghe lời ta là được rồi. Ta cũng như cha ta đem
cất hai món này, ta giấu dưới chiếc lư đồng trên bàn thờ đã nhiều năm rồi. Bỗng
đâu tối qua ta nghe chuyện của cháu ta sực nhớ tới lời cha ta dặn, ta đem hai vật
này để sẵn ở trong bọc thử xem lời cha ta dặn ngày xưa có linh ứng hay không?
Ngờ đâu mới sáng sớm cháu đã xông đất quán ta và hỏi mua rượu, ta biết rằng
vật trân quý đã gặp chủ nhân nên sớm có ý định tặng cháu hai món này. Cháu phải
biết rằng chỉ có thanh đao của lão nhân này mới có thể giết được tê giác và lấy
sừng của nó. Nhưng lòng ta cũng có chút tham lam nếu cháu có lấy được sừng tê,
ta muốn cháu cho ta một phần chiếc sừng tê trước khi nộp làm sính lễ. Thiên địa
thật bất công người ta đã giầu rồi mà còn được hưởng những sản vật trân quý…
Nhưng mà thôi ta biết mọi sự đã được sắp đặt cả rồi, cha ta lúc cuối đời chuyên
chú nghiên cứu Mai Hoa Dịch số, ông có truyền dạy cho ta. Phẩm chất ta tầm thường
nên không tiếp thu được gì nhiều. Cuốn sách của cha ta để lại ta giao cho cháu
tự học, biết đâu trong muôn một chút kiến thức trong sách này sẽ có ích cho
cháu. Cháu thấy đó cha ta đã biết trước có một ngày hai vật quý sẽ có người cần,
quả Mai Hoa Dịch số thật là linh nghiệm.
Từ đêm đó ta và cha cháu Đại Quá có thêm một người em gái
cùng luyện tập võ công. Cả ba chúng ta chơi rất thân với nhau. Lúc đó ở tuổi
thiếu niên, ta và Bổn đều nhường nhịn nàng trong lúc học cũng như lúc chơi đùa.
Đến khi ta và Bổn lớn hơn một chút một hôm ta thấy nàng đẹp quá, ta nhớ nàng
quá đỗi khi nàng theo gia đình qua làng bên dự đám cưới đến một tuần. Ta tưởng
chỉ mình ta tưởng nhớ nàng không ngờ sư đệ của ta cũng nhớ nàng không kém ta, Bổn
hỏi ta:
Dưới đất Tư Đực ra sức chạy. Tư học theo cách ngựa phi, nó sải
từng bước chân dài cứ như vó ngựa. Còn Vương anh không vội vã, Vương biết mình
chạy nhanh nhất trường thì thằng Tư Đực bé con đâu phải là đối thủ của anh? Anh
thong thả vừa đi vừa ngắm phong cảnh chung quanh. Thiên nhiên hoang dã chung
quanh trường thật là hùng vĩ. Thác nước bên phía trái Vương tung bọt trắng xoá ồn
ào suốt cả ngày. Ngược lại con suối phía hạ lưu dòng nước lặng lờ chảy xuyên
qua từng đám lau sậy phát ra những tiếng rì rào. Vương ngơ ngẩn ngắm nhìn không
chán mắt. Này là một bụi hoa dại mọc ven đường mòn, đóa hoa e ấp khoe màu tím
biếc, cánh hoa còn đượm hơi sương. Vương băn khoăn nhìn đoá hoa, bỗng nhiên anh
thấy xao xuyến trong lòng vì màu tím đoá hoa rừng gợi nhớ đến quê nhà.
Đó là một người đàn bà nhỏ con, dường như ngoài cô Nghỉ không
ai đã trưởng thành lại nhỏ con đến vậy. Nước da cô không đen như những người bản
địa mà trắng hồng cộng với mái tóc đen dầy tạo cho cô một nét ưa nhìn. Quả vậy
cô Nghỉ đều được học viên Langbiang yêu mến, không yêu cô sao được khi mà hàng
ngày cô nấu một bữa ăn trưa cho lũ trẻ hoặc những thanh niên vừa mới lớn đang
háu đói, chúng phải tự nấu vào buổi sáng và buổi chiều theo cách của chúng, tất
nhiên là dỡ so với cô Nghỉ nấu một trời một vực. Món ăn độc đáo mà cô thường nấu
mỗi mùa trăng một lần vào ngày trăng tròn nhất đó là món thịt heo nấu với măng
rừng. Heo là con vật được nuôi trong trại heo của trường, nói cho cùng đó chỉ
là một vạt đất được bao bọc bởi những cây rừng trồng ken nhau thật dầy là nơi
trú ngụ cho những con vật phàm ăn khi đêm về. Ban ngày lũ ủn ỉn kéo nhau ra
phía cánh rừng thưa, nơi ấy tha hồ chúng rúc vào những bờ bụi xen kẽ là những củ
chuối rừng là nguồn thực phẩm vô hạn của chúng. Mỗi một mùa trăng người học
viên trực nhật có trách nhiệm giết ba con heo đến tuổi, vòng cổ khoảng ba cái
gang tay trở lên và giao phần thịt đã thui vàng cho cô Nghỉ. Cô không dám đứng
xem cảnh con heo tội nghiệp bị làm thịt nhưng khi chúng trở thành những miếng
thịt hồng hồng có lớp da cháy sém vàng thì cô thả hồn mình vào những món ăn cô
chế biến. Sườn heo mỗi đứa học trò được dành cho một miếng. Do số sườn có hạn
cho nên chỉ những đứa lập được thành tích đặc biệt hoặc tỏ ra giỏi giang theo
nhận xét của thầy giáo mới được chia. Chúng tuỳ nghi sử dụng món sườn để chế biến
thành thức ăn theo ý thích cũng như cô Nghỉ tuỳ nghi chế biến bộ lòng heo theo
cách riêng của cô và mời thầy hiệu trưởng, tức Bạc Đầu Râu hoặc thầy Râu Dài
hay ai đó mà cô nghĩ đến.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tưởng chừng như
Tưởng chừng như (Nói với Gaston, 15.Dec.2013-15.Dec.2020) Đập cổ kính ra tìm lấy bóng Xếp tàn y lại để dành hơi (Khóc Bằng Phi, Vua Tự Đứ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
-
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi 1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, cảm thức thiên nhiên của các thi nhân không phải là hiếm. Nhưng t...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét