Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022
Một góc trời thôn dã 3
CHƯƠNG MƯỜI MỘT
– Trong hai người em trai của chị, Thành là đứa hào phóng nhứt.
Em phải kềm chế nó mới được. Hứa với chị, lần sau chúng ta về thăm ông bà già
chị nghen. Má ba chị có thành kiến trong việc đàn bà con gái đi làm sở của ngoại
quốc, nhứt là sở của Tây. Nghe Thành nói em làm cho hãng Denis Frères, má ba chị
cứ tưởng em như phần đông những cô gái phóng túng đi làm hãng ngoại quốc khác.
Nhưng chị chắc chắn rằng, khi ổng bả gặp được em họ sẽ có cách nhìn khác và họ
sẽ thương mến em…
Cẩm Hương cảm thấy mình mến cô bạn đồng hành trên chuyến xe
nay. Cô cởi mở, hồn nhiên. Gần cái miệng, bên mép trái bờ môi cô có nốt ruồi
tròn. Thứ gái nay ăn hàng xàm xạp tối ngày, ăn hàng không để cái miệng kéo da
non, ăn hoài không ngán, ăn suốt tháng tròn năm… Cô ta tiếp:
Nguyên do chú Hương Hào Trạch sống một kiểng hai quê là cũng
do ý muốn của thím! Số là thím đẻ cho chú một trưởng nam, ba đứa con gái, mà Thục
An là cô gái út. Khi Thục An được tám tuổi, thím lại có thai. Thai nhi bị chết
trong bụng mẹ khi được sáu bảy tháng gì đó. Thím phải đẻ non. Lần đẻ đó tưởng
thím qua đời, và thím bịnh kéo dài cả năm. Từ đó thím không thích gần gũi chồng,
và khuyên chú nên kiếm vợ bé.
– Chuyện gì mà lọt vào cái miệng của con Ánh Nguyệt thì cũng
trở nên dữ dằn gớm ghiếc cả. Thụy Châu như Nguyệt Mi nói, có vóc dáng mảnh khảnh
như liễu rủ mai gầy, đó là ốm đẹp chớ có khô đét da bọc xương đâu.
– Chồng nhỏ Thụy Châu không đi Tây, nhưng bảnh trai, hào sảng,
phong nhã có thua gì Tây đâu. Mấy dõng tướng của Tàu như: La Thông, Địch Thanh,
Tiết Đinh San thua ảnh cả trăm cây số về sắc vóc…
– Cẩm Hương à, chuyện gì cũng vậy, mầy đừng coi nặng quá, phải
nói ra, đừng ôm ấp trong lòng mà khổ. Trốn tránh Thiện Tố không phải là một
cách ổn thỏa. Hãy gặp anh ta để cùng nhau giải quyết vấn đề. Mầy đừng có việc
gì cũng ôm hết vào mình, người tổn thương nặng nhứt sẽ là mầy đó. Phải chấp nhận
chuyện gì xảy đến cho mình.
– Cô tên Cẩm Hương, dạy học như trong giấy tờ tùy thân của
cô? Cô cứ gọi tên tôi là Khanh. Tôi là điền chủ, có ruộng vườn ở làng An Khánh
thuộc tỉnh Bến Tre. Chuyến nầy tôi đi Sóc Trăng thăm ba má tôi.
– Sự việc biết có phải đúng như mụ chị mây nói không? Hai con
chị đó “bán trời không mời thiên lôi”. Đừng có nghe lời bọn nó. Bọn nó nói mà
con tin được sao? Nếu con muốn biết rõ mọi chuyện, thì hãy thu dọn công việc,
đi thăm cổ một chuyên coi thể nào? Chớ con buồn bực như vậy ở nhà cũng không
làm được việc gì…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét