Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022
Một góc trời thôn dã 2
CHƯƠNG SÁU
– Dạ thưa không bà chủ, ở đây dân sống về 2 mùa lúa ruộng, những
tháng còn lại thì tụi tui trồng khoai để ăn chớ không có bán. Gặp mùa nước lớn
quá thì chỉ 2 mùa lúa thôi, không có vụ khoai, vụ bắp gì nữa.
– Thưa má, dạo nay anh Cung bịnh rề rề. Má con nhớ lời cô Năm
nhập xác đồng không? Hay mình xin đứa con nuôi đi má. Nếu như lời cô Năm nói
thì gia đạo mình sẽ gặp điều kiết tường. Còn không thì mình cũng có mất mát gì
đâu. Thêm một miệng ăn cũng không tốn kém bao nhiêu…
– Tại sao Hiền cứ lánh mặt tôi hoài vậy? Hiền có biết tôi rất
đau khổ không được gần gũi Hiền lắm không? Tôi thật là có lỗi để cho mẹ con Hiền
luôn bị vợ tôi hiếp đáp. Tôi biết như vậy là bất công với mẹ con em. Nhưng em
rán chịu đựng đi. Chờ thời gian thuận lợi tôi sẽ chính thức cưới em làm vợ bé.
Cậu Hai Cung như chợt tỉnh giấc, xin lỗi cô Hiền và hứa sẽ
không bao giờ làm chuyện như vậy nữa. Cậu còn bảo hãy cho cậu thời gian để cậu
về xin với cha mẹ và vợ, nhận cô Hiền làm vợ bé.
– Cậu mua dùm tui mấy cục xà bông Cô Ba và mấy hộp phấn chà
răng hiệu Kool, hoặc hiệu Gibb. Mấy hôm rày tôi tắm bằng xà bông sả thấy mình mẩy
ngứa ngáy. Còn phấn chà răng của mấy ông Ba Tàu bào chế không làm răng trắng
bóng được. Còn bao nhiêu cậu mua bánh loại nhập cảng dùm, có thiếu tui sẽ trả
thêm.
Cẩm Hương về đây dạy học mới có dịp chuyện trò với người
thanh niên xa lạ là Thiện Tố, con trai bà chủ nhà trọ nầy. Suốt 4 năm trung học,
rồi mấy năm sư phạm nàng không có bạn trai tri kỷ. Chỉ có mấy anh chàng lóc
nhóc ba hoa chích chòe học chung. Họ hay trêu ghẹo, chọc quê, quấy phá làm nàng
ghét nhiều hơn ưa. Má nàng thấy con lớn cũng có mấy chỗ gắm ghé, nhưng không chỗ
nào con mình vừa ý. Bà thường phàn nàn tại con gái mình có hai thằng em trai, cứ
chơi với em nên tánh tình nó giống như con trai… Nàng nghĩ: “Chắc là không phải
vậy đâu, chỉ tại con gái của mẹ xấu xí, ít nói, không thích giao thiệp và chưa
có ai đế ý đến cô ta đấy thôi..”
Bà Tư rẽ vào nhà máy trước. Hôm nay đi lễ đền nên bà ăn mặc
tươm tất. Đầu bà đội chiếc khăn sạt màu măng cụt có những chấm tròn màu lam điểm
trên nền hàng. Quần bà bằng lãnh mặt đệm đen, mới giặt mấy nước nên chưa dịu
mình. Áo bà ba lụa Hà Đông của bà màu trắng ngà, mang dép da quai nâu, mắt mang
kiếng lão. Dáng bà roi roi, không mập phì, cũng không ốm teo. Sắc diện nầy nói
lên thời son trẻ bà cũng làm điêu đứng không ít những chàng trai trẻ đương thời.
– Tụi nay cũng đi dự lễ cưới cô Liễu Oanh, nhưng ở bên họ nhà
trai.
Cẩm Hương cảm thấy nhột nhạt khi nghe Thiện Cảm tự kể về
mình! Rồi tiếng xì xào của hai người đâu đó: “Xì, cái thằng dịch tể nầy mà đậu
bằng Thành Chung à? Nói dóc không mắc cỡ miệng, nó “đậu cành mềm lộn cổ xuống
ao” thì đúng hơn. Khi thi bằng Thành Chung rớt, về nhà bị bà già chanh
chua của nó nhiếc mắng tả tơi bèo nhèo như cái nùi giẻ lau bếp. Cái thằng đó đậu
bằng “Thùng Chanh” thì có, nên hèn nào má và hai bà chị của nó xài lời chua như
chanh, như giấm, như khế…”.
– Cái thằng cu Thứ nầy, bộ đàn bà sao mà tắm lâu dữ vậy mậy?
– Đàn bà con gái mà dám châm tiếng Tây lốp bốp với quan Thanh
Tra Tây có ai mà khen đâu? Mầy liệu hồn mà giữ mình. Nó mà chài bẫy được mầy rồi,
dám xúi giục mầỵ chém cha, vét sạch tiền bạc vàng vòng trong tủ sắt lắm đa!
Sau hơn ba tuần nghỉ dưỡng bịnh, trở lại dạy học, Cẩm Hương cảm
thấy không khí ở nhà trường thật khó thở. Bạn đồng nghiệp lạnh lùng với nàng,
còn các học trò không còn thân thiện với cô giáo như trước nữa. Nàng nghe phiền
muộn vô cùng mà không biết lý do tại sao? Nhưng trong nhà, nàng được bà Tư Hiền
chăm sóc chu đáo hơn. Còn nàng thì luôn cố tình lánh né Thiện Tố. Mỗi hôm đi dạy
về, nàng kêu đói để được ăn cơm trước. Sau đó nàng vào phòng, đóng cửa lại đọc
sách, xem tiểu thuyết hoặc chấm bài cho học trò, rồi ngủ. Nàng không cùng bà Tư
Hiền chờ Thiện Tố ăn cơm như dạo trước. Có lẽ Thiện Tố biết ý nàng, nên lặng lẽ
làm việc của mình. Sáng sớm chàng đi làm, có bữa khuya lơ mới về. Hai người họ
không có lý do mà tự dưng hình như có chiến tranh lạnh với nhau!
– Phu khuân vác thì sao? Người sang hay hèn là do hành vi của
họ, chớ không phải gò bó vào bực cao, bực thấp của thân phận. Đừng vịn vào địa
vị sang hèn đó mà bỏ lỡ lương duyên làm uổng phí cuộc đời! Cho nên theo má
nghĩ, Thiện Tố sẽ là người chồng tốt, sẽ đem hạnh phúc cho người nào nó thật
lòng thương yêu. Người ta nói đàn bà chỉ ở trong nhà lo cho con cái… Đàn bà đã
có đàn ông lo mọi thứ chuyện bên ngoài… Má thì khác, nền móng hạnh phúc của gia
đình là trách nhiệm chung của cả hai vợ chồng, đàn ông hay đàn bà đều phải làm
việc sanh lợi như nhau. Con thấy cậu mợ Sáu con đó, mợ thì khoa bảng, còn cậu
có gì đâu? Chỉ cái bằng Thành Chung mà rớt lên rớt xuống 2, 3 lần mới đậu.
Nhưng cậu mợ vẫn hạnh phúc và các con đã nên người hết rồi. Nên đừng đòi hỏi
quá nhiều ở đối tượng của mình. Cái thực tế và quan trọng là mình có thương yêu
đối phương và đối phương có thật lòng yêu mình không?
Thiện Tố thả xe xuống dốc chạy bon bon. Cẩm Hương sợ quá quíu
mấy ngón tay vào dưới yên xe có lò-so làm hai móng tay gãy ngang mà không dám
kêu đau. Trong khi Thiện Tố đắc ý cười lớn:
– Em thử ăn xem, lý có trái chiếng, đầu mùa chưa gặp mưa nên
ngọt lắm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét