Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022
Nói thêm về Nguyễn Công Trứ
1- Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) quê làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh. Đường khoa cử khá lận đận năm 1820 khi đã 42 tuổi, ông mới đỗ Giải nguyên ra làm quan dưới các
triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, đến chức phủ doãn Thừa Thiên thì nghỉ
hưu... Trong 28 năm quan trường, bị giáng chức 5 lần. Vốn là quan văn vâng mệnh
vua, nhiều lần ông đã cầm quân đi đánh dẹp một số cuộc khởi nghĩa của nông dân
lập công lớn, khi đã vào tuổi tám mươi, nghe tin Pháp tấn công Đà
Nẵng, ông vẫn xin nhà vua cho đi đánh giặc... Đặc biệt vào những năm
cuối thập niên 1820, ông có sáng kiến
chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn,
Tiền Hải (thuộc hai tỉnh Thái
Bình, Ninh Bình ngày nay), đề xuất lập nhà học, xã thương ở
nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những hoạt động của ông
trong lĩnh vực khẩn hoang được nhân dân các vùng ghi nhớ, hiện còn rất
nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét