Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022
XXXXXTiếng thơ Đỗ Phủ vang "động đất trời"
Tiếng thơ Đỗ Phủ
Đỗ Phủ (tự Tử Mỹ) sinh năm 712 mất năm 770, người huyện
Củng tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, xuất thân trong một gia đình Nho học. Cha ông thì
từng giữ một chức quan nhỏ. Chú ông - Đỗ Thẩm Ngôn một nhà thơ tiếng tăm thời
đó. Đỗ Phủ là người có tài và có chí lớn. Trong bài thơ “Tặng cụ Tả Thừ Vi”,
tác giả tự nói về mình: Độc thư phá vạn quyển/ Há bút như hữu thần (Đọc
sách có đến hàng vạn cuốn/ Hạ bút thì như có thần). Trí quân Nghiêu Thuấn thượng/
Tái sử phong tục thuần (Giúp vua cho hơn cả Nghiêu Thuấn/ Làm cho phong tục
trở lại tốt đẹp). Nhưng vì lận đận ở chốn trường thi (bị viên chủ khảo cố tình
đánh rớt) nên Đường Minh Hoàng chỉ ban cho ông chức quan coi kho vũ khí. Làm
quan coi kho vũ khí được vài năm thì ông xin từ chức, cũng là lúc đất nước rơi
vào cảnh tan hoang do loạn An Lộc Sơn. Sau ông được vua Đường Túc Tông vời, giữ
chức gián quan (can gián vua). Tính ông vốn cương trực, thẳng thắn, không ít lần
làm mất lòng Thiên tử. Bị Đường Túc Tông miễn chức, từ đó ông ngược xuôi chạy
loạn, chí lớn không thành, gia đình, anh em ly tán. Cuối đời, ông sống trong một
con thuyền rách nát và mất trong cảnh đói nghèo, bệnh tật, để lại hơn 1400 bài
thơ. Thiên hạ tôn ông là bậc Thi Thánh (Thánh Thơ). Ông như “cây đại thụ sừng sững,
toả bóng đến ngàn năm”.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Tưởng chừng như
Tưởng chừng như (Nói với Gaston, 15.Dec.2013-15.Dec.2020) Đập cổ kính ra tìm lấy bóng Xếp tàn y lại để dành hơi (Khóc Bằng Phi, Vua Tự Đứ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
-
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi 1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, cảm thức thiên nhiên của các thi nhân không phải là hiếm. Nhưng t...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét