Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Bản Thánh ca bất hủ “Ave Maria”

Bản Thánh ca bất hủ “Ave Maria”
Bản nhạc nổi tiếng khắp châu Âu ngay tức khắc sau hôm đó! Một số giáo hội Công giáo (trong đó có GHCGVN) không hài lòng vì lời ca mất đi chữ “Mater Dei” (mẹ Chúa Trời) nên chỉ dùng “Ave Maria” của Schubert trong nhà thờ. Nhà soạn nhạc Pháp Camille Saint-Saens (1835-1921) nằm trong số này; đã chẳng hóm hỉnh ví lời ca Gounod là “con ếch phình bụng mà không chết” trong khi “thính giả lên cơn cuồng si mê đắm trước con quái vật” đó sao! Sự thật nốt nhạc có chỗ lên cao quá khiến vài phụ nữ yếu “bóng vía” thời đó khi nghe đã ngã lăn đùng ra xỉu!
Trong mỗi dịp Noel (hay Christmas, Giáng Sinh), bản thánh ca “Ave Maria” của Franz Schubert (1825) và của J. S. Bach & Charles Gounod (1859) lại vang vọng nơi các giáo đường ở khắp các thôn làng hẻo lánh cho đến các kinh thành ánh sáng; cùng với các bản thánh ca bản xứ khác để mừng Chúa Cứu Thế giáng trần. Nhưng ít ai để ý đến nguồn gốc thế tục cũng như các tác giả vĩ đại của nó.
Nhạc sư Franz Peter Schubert người Áo sinh năm 1797 tại Lichtenthal, Vienna; tác giả của 600 tấu khúc nhạc cổ điển, vừa symphonie, sonate và quarte; trong đó nổi tiếng có 8 tác phẩm hòa tấu trong album “la Symphonie inachevée” và 4 tác phẩm: La Jeune Fille et la Mort, La Truite, Le Roi des Aulnes và một tuồng viết cho Opéra. Bản “Ave Maria” được viết năm 1825. Ông được miễn lính vì quá thấp (chiều cao 5.1 ½ inches). Ông không sử dụng thành thạo một nhạc cụ nào nên chú tâm vào việc dạy và sáng tác nhạc rồi mất năm 1828; chôn cạnh Beethoven theo di chúc. Nhạc sư người Đức Jean-Sébastien Bach sinh năm 1685 tại Elsenach chuyên viết nhạc thánh ca dùng cho cantates, passions, Messes, oeuvres d’orgue. Ba con trai của ông cũng là các nhạc sư nổi tiếng không kém: Wilhelm Freidemann (1710-1784), Carl Philipp Emanuel (1714-1788) và Johann Christian (1735-1782). Ông mất năm 1750. Nhạc sư người Pháp Charles Gounod sinh năm 1818 tại Paris, tác giả của các tấu khúc tôn giáo như “Mors et Vita”. . . và các tuồng sân khấu nổi tiếng như Faust, Roméo et Juliette, Mireille, Philémon và Baucis cho opéra. Ông mất năm 1893.
Franz Schubert thoạt tiên tiếp xúc với bài văn vần Thiên Hùng Ca “The Lady of the Lake” của Sir Walter Scott viết năm 1810 bằng Anh ngữ nói về nhân vật Ellen Douglas cùng cha bị trục xuất rồi trốn lên cao nguyên Scotland; trong một hang đá gần hồ Loch Katrine đế tránh bị nhà vua trả thù. Trong một lúc sợ hãi và tuyệt vọng nhất, Ellen đã dâng lời cầu nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria cứu giúp. Scott đã dựa theo lời cầu khẩn bắt đầu bằng chữ “Ave Maria” này để đặt tên cho ca khúc là “Ellens’Third Song” (Ellens dritter Gesang – tức Opus 52 numéro 6, D. 839) lần đầu xuất bản năm 1826. Sau đó tựa bài bị biến mất; chỉ còn lời như sau:
“Ave Maria, Maiden mild! – Listen to a maiden’s prayer! – Thou canst hear though from the wild – Thou canst save amid despair – Safe may we sleep beneath thy care – Though banish’d, outcast and reviled – Maiden, hear a maiden’s prayer! – Mother, hear a suppliant child! – Ave Maria! Ave Maria undefiled! – The flinty couch we now must share – Shall seem this down of eider piled – If thy protection hover hear – The murky cavern’s heavy air – Shall breathe of balm if thou hast smiled – Then Maiden, hear a maiden’s prayer – Mother, list a suppliant child! Ave Maria!”
Lời ca Anh ngữ này được chuyển qua Đức ngữ bởi Adam Storck, người đã đưa cho Schubert để viết ký âm pháp năm 1825 cho hợp với thánh ca và trình diễn lần đầu không có thu âm. Một nhà quý tộc đã đưa bản nhạc (đời) này vào một biệt thự ở Stevregg để giúp vui cho bà Bá Tước Weissenwolff. Sau đó có lẽ các tu sĩ Công giáo đã đặt lời Latin để dùng cho nhà thờ và đã được ưa chuộng đến độ xuất xứ kể trên của ca khúc đã mất hẳn tên và ngụ ý; để chỉ còn là “Ave Maria de Schubert” được thu âm trên 800 lần sau đó và hát nơi công cộng vô số lần thời đó cho đến nay.
Nếu “Ave Maria de Schubert” là tác phẩm của một cá thể thì “Ave Maria de Bach & Gounod” được xem như tác phẩm hợp soạn với lời Latin thay đổi, thêm bớt cho đến thế kỷ XV. Nhà soạn nhạc Charles Gounod, một trong các bậc thầy tiên phong thời ấy yêu Anna Zimmerman, con gái của Pierre Zimmermann, một viên chức trong “Conservatoire National de Musique et de Déclamation” ở Paris. Viên chức này là tay dương cầm nổi danh và là thầy của nhà soan nhạc Georges Bizet (1838-1875), tác giả của “Pécheurs de Perles, Jolie Fille de Perth, l’Arlésienne, Carmen . . .”. Một hôm, Zimmermann nghe Gounod đàn piano bản “Prélude de J. S. Bach, C majeur” hay hơn nguyên tác bèn yêu cầu cậu con rể tương lai đàn lại lần nữa rồi chép nốt theo phím đàn của Gounod. Ông bố vợ tương lai còn viết thêm bản nữa cho violon rồi mua đứt bản quyền của cậu Gounod với giá $200 francs; sau đó ông bán lại cho một nhà xuất bản.
Sau khi ông cưới Anna năm 1852, bản “thánh ca” của Gounod được xuất bản với cái tên “Méditation au premier Prélude de Bach”. Sau đó Gounod quen Rosalie Jousset, người phụ nữ trẻ có giọng ca thánh thót du dương lạ lùng. Thế là Gounod viết thêm vài lời thơ vô thưởng vô phạt của thi sĩ Alphonse de Lamartine (1790-1869) vào bản nhạc; định để riêng tặng cho người phụ nữ có chồng này. Nhưng bà mẹ vợ đa nghi khó chịu đã bắt viết thêm “Ave Maria” vào ngay dưới lời thơ của Lamartine để bài hát được thuần tôn giáo hơn. Anh con rể lại phải điều chỉnh một số nốt thành “mineur” cho thích hợp. Khi sao lại và chuyển âm, Aurélie đã bỏ bớt chữ “mater Dei” (vẫn còn trong “Ave Maria de Schubert” lời 2) và mãi đến năm 1859 mới được xuất bản. Rồi Gounod lại quen Madame Miolan-Carvalho, một giọng virtuoso soprano tuyệt vời trong vở tuồng “Roméo et Juliette” để mời bà hát. Thế rồi “Ave Maria de Bach & Gounod” như ấn bản ngày nay lần đầu tiên được cất lên bởi nàng hôm 24/5/1859!
Bản nhạc nổi tiếng khắp châu Âu ngay tức khắc sau hôm đó! Một số giáo hội Công giáo (trong đó có GHCGVN) không hài lòng vì lời ca mất đi chữ “Mater Dei” (mẹ Chúa Trời) nên chỉ dùng “Ave Maria” của Schubert trong nhà thờ. Nhà soạn nhạc Pháp Camille Saint-Saens (1835-1921) nằm trong số này; đã chẳng hóm hỉnh ví lời ca Gounod là “con ếch phình bụng mà không chết” trong khi “thính giả lên cơn cuồng si mê đắm trước con quái vật” đó sao! Sự thật nốt nhạc có chỗ lên cao quá khiến vài phụ nữ yếu “bóng vía” thời đó khi nghe đã ngã lăn đùng ra xỉu!
Năm 1904 bản thánh ca “Ave Maria de Schubert” này được thu âm với giọng ca Alessandro Moreschi lúc đó trên 40 tuổi. Lời ca dựa trên kinh cầu Đức Bà lời Latin như sau:
- Lời 1) “Ave Maria! – Gratia plena – Maria gratia plena – Maria gratia plena – Ave, Ave dominus – Dominus tecum – Benedicta tu in mulieribus – Et benedictus – Et benedictus fructus ventris – Ventris tui Jésus – Ave Maria”;
- Lời 2) “Sancta Maria – Mater Dei – Ora pronobis peccatoribus – Ora, ora pronobis – Peccatoribus – Nunc et in hora mortis – In hora mortis nostrae – In hora mortis nostrae – Ave Maria”.
Lời Xuân Mỹ: “Dâng Mẹ Maria, đây những linh hồn đầy ưu tư! – Khép nép trong lòng Mẹ ôi hết ưu phiền – Đàn con xin Mẹ âu yêm nối cho lành duyên – Hãy ban cho hương đời đã tan vỡ trong ngày qua – Và đưa tới nơi mơ hồ – Mẹ ôi, Santa Maria! – Lòng con run lên vì nghe tiếng chuông xa xa – Từ xưa thơ ấu, hoa xuân nở trong gió thơ – Tàn kiếp, mong linh hồn siêu thoát Thiên Đường kia! Ave Maria!”.
Lời Phạm Duy:
-1) “Ave Maria! – Ôi Nữ Trinh đầy hồng ân – Chính Chúa đã rủ tình thương đoái trông Mẹ – Mẹ ôi, danh Mẹ vinh hiển khắp trên trần gian – Chúa Giêsu Con lòng Mẹ ơn phúc tràn lan – Mẹ ban phát cho nhân trần – Mẹ ôi, con xin mừng Thiên chức Mẹ Chúa Trời! – Triều thiên uy linh mười hai ánh sao rạng ngời – Từ nơi cao sang, xin thương trần gian chúng con – Hằng ngóng trông mong phần vinh phúc trên Trời cao! – Ave Maria!”;
-2) “Xin Mẹ Maria – Cho nước con qua ngày can-qua – Đã mấy mươi năm Mẹ ôi, sống trong mộng – Ngày mai, một ngày tan chinh chiến vui bình yên – Hãy ban cho một mùa xuân như ý quên sầu bi – Đầy ơn phúc trong tay Người – Mẹ ôi, bao la lòng Maria! – Này đây muôn kinh quỳ lạy tấu dâng lên Bà – Tạ ơn Thiên Chúa, Grabriel truyền tin khắp nơi – Trần thế thắm bao tình ơn Thánh Nữ Đồng Trinh! – Ave Maria!”.
Lời ca của Lm. Anthony Vũ Hùng Tôn trong CD “Tin Tưởng Nơi Chúa” do ca đoàn Xuân Tâm, cộng đoàn CGVN giáo xứ Saint James Vancouver WA (TGP. Seattle WA) xuất bản năm 2000 như sau:
- Lời 1) “Ave Maria! – Ơn rất dư đầy bao la – Maria dư đầy ơn phúc cao sa – Maria Mẹ đầy ơn phúc trời cao – Ave, Ave Chúa ở cùng Mẹ – Mẹ có Chúa ở cùng Mẹ – Mẹ được ơn hơn bao người thiếu nữ ở thế trần – Và Giêsu Con lòng Mẹ có phúc nhất đời – Và Giêsu Con thân yêu lòng Mẹ có phúc – Thật có phúc hơn mọi người sống trên trần gian – Ave Maria!”;
- Lời 2) “Ave Maria! – Thiên Chúa ở cùng Mẹ – Xin nghe lời nguyện đoàn con trót trao Mẹ – Mẹ ơi, xin rủ thương lắng nghe lời ban – Chở che cho đoàn con chẳng xa tội nhơ – Cầu xin Mẹ xót thương tình! – Giờ đây như trong giờ con giã từ cõi trần – Mẹ thương đưa tay dìu con tới nơi yên hàn – Mẹ yêu cho nên con ở nơi Chúa! Mẹ cứu giúp con được lên chốn trời cao – Ave Maria!”.
Lời Latin của “Ave Maria de Bach & Gounod” như sau:
-1) “Ave Maria – Gratia plena – Dominus tecum – Benedicta tu in mulieribus – Et benedictus – Fructus ventris tui Jesus – Sancta Maria, Sancta Maria, Maria! – Ora pronobis – Nobis peccatoribus – Nunc et in hora – In hora mortis nostrae – Amen!”.
-2) Lời Phạm Duy như sau: “Cầu xin Maria – Thấm nhuần một lòng thương chúng ta – Đoái hoài một đàn con xót xa – Mến trìu một bàn tay thiết tha của Người – Mẹ ôi mà lòng trinh tiết tỏa ngời – Người mà tình thiêng muôn đời – Quỳ niệm một vòng hoa – Đặt trên thánh giá những khi chiều tà – Xin cầu một kiếp nào – Mối tình xanh mãi màu – Tiếng hát chầu đưa bao duyên lành mới qua cầu – Hoa trong muôn vườn ngát khoe màu – Người cười trong ánh nắng – Tiếng reo yên lành đây đó – Ta cùng nép dưới bàn thờ – Xin cầu lời thương nhau – Amen!”.
Trong các thập niên từ 1970, các giọng tenor và soprano của các danh ca Luciano Pavarotti, Placido Domingo, José Carreras, Renata Jebaldi ... và sau này là Charlotte Church đã làm say đắm lòng mọi thính giả đạo đời với “Ave Maria” của ba nhà soạn nhạc trứ danh này; không chỉ vào mỗi dịp Noel mà tại các cuộc hòa nhạc cổ điển trong các hý viện nổi tiếng ở các thủ đô Âu Mỹ cũng như bên bức tường thành Jérusalem! Lời cầu nguyện thay vì được lập lại nhiều lần bằng hình thức lần chuỗi “Mân Côi” râm ran khẩn khoản; đã được trau chuốt để trở thành bài thánh ca bất hủ du dương, thánh thót, vang vọng chất ngất thiên đình; tồn tại đã gần 3 thế kỷ trong lịch sử Thiên Chúa Giáo; xuất phát từ tình người và lòng mộ đạo để chuyên chở lời kinh “Je Vous Salue Marie” như sau: “Je vous salue Marie! – pleine de grace –le Seigneur est avec vous – Vous êtes bénie entre toutes les femmes – Et Jésus, le fruit de vos entrailles, est béni – Sainte Marie, Mère de Dieu, priez pour nous, – Pauvres pécheurs, maintenant – Et à l’heure de notre mort – Amen!” (Kính mừng Maria đầy ơn phúc – Đức Chúa Trời ở cùng Bà – Bà được phúc hơn mọi người nữ – Và Giêsu con đầu lòng Bà cũng được phúc vậy – Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng tôi là kẻ tội hèn khi nay và trong giờ lâm tử”.
(Tham khảo tài liệu của Max Cryer, St Gregory Hymnal, Encyclopédie de Musique, Cantiques Notés và các tài liệu khác)
A most beautiful song: 
Ave Maria (Schubert) - Andrea Bocelli
 Andre Rieu - Ave Maria 
(Maastricht 2008) DIGITAL TV
Ave Maria - lời Việt.mov 
Hà Bắc 
Theo https://vantuyen.net/







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...