Bố tôi là một thầy thuốc và loài hoa ông thích nhất là hoa
nhài, hương hoa nhài. Hoa thơm về đêm. Cái màu hoa trắng mỏng mảnh và thơm dịu
êm. Một loài hoa rất khiêm nhường có thể ban ngày mọc lẫn vào bao loài cây
khác. Chỉ ban đêm mới dịu thơm như là hương nắng tỏa vào đêm thật kín đáo. Thì
ra những đêm bố tôi trực, ông thường ngồi lặng lẽ trước hàng hiên nơi có khóm
nhài ông trồng và tự mình chăm sóc. Màu áo choàng blu trắng của ông cũng lẫn
vào đêm. Và ông bước đi nhẹ nhàng đến từng phòng bệnh nhân, có khi chỉ đứng
ngoài cửa sổ nhìn vào đó như là một thói quen thường trực. Đêm ông thường ít ngủ
cũng như khóm hoa nhài cũng ít ngủ và biết bao thầy thuốc nữa họ cũng ít ngủ mà
muốn mình được nâng giấc cho bệnh nhân.
Tôi nhớ có một thi sĩ phát hiện ra điều nghịch lý này: “Cái kéo, mũi tiêm là điều xoa dịu nhất!”. Quả thật như thế, mũi kim, cái kéo có thể làm cho ta đau đớn tạm thời nhưng sẽ cắt đi một căn bệnh quái ác làm ta đau đớn lâu dài. Và tôi cứ nghĩ về tấm áo blu, trang phục màu áo bảo đảm môi trường vô trùng, xoa dịu tâm lý bệnh nhân. Các bác sĩ chọn màu trắng tượng trưng cho sự sống và sự tinh khiết. Tấm áo dài mềm mại đưa lại cảm giác bình an nhẹ nhàng. Và cả nhân loại có chung một dấu cộng đỏ chung cho ngành y, cộng vào bao tình thương để trừ bớt đi những nỗi đau và sẻ chia nhân lên gấp bội những ân tình.
Nghề y là một nghề nhân đạo, và ta gọi các lương y là thầy thuốc như thầy giáo. Chỉ có hai nghề cao quý đó mới được tin cậy tôn vinh là thầy. Nhưng ở thầy thuốc có thêm một danh hiệu là “lương y như từ mẫu” với tấm lòng người mẹ bao dung biết mấy. Lòng mẹ là sâu thẳm, là cội nguồn. Chính mẹ đã đẻ ra nhân loại. Nguyện vọng lớn nhất của mẹ khi sinh con ra chưa cần đen hay trắng, chưa cần gái hay trai, mà điều mẹ mong nhất là con hãy đầy đặn một con người: “Thà để mẹ mất gì thì mất. Nhưng không bao giờ được thiếu hụt con ơi!”. Cũng như mẹ mang thai con chín tháng mười ngày và: “mười ngày dài hơn chín tháng”. Chỉ có những lương y mang tấm lòng người mẹ mới phát hiện ra thời gian sinh lý khác với thời gian vật lý ấy…
Trong phòng làm việc của bố tôi có bức tượng của người thầy thuốc vĩ đại Hippocrate. Bố tôi bảo: “Bất cứ người thầy thuốc nào khi bước vào nghề đều có lời thề danh dự mà ông bảo đó là lời thề Hippocrate”. Bức tượng bán thân của người thầy thuốc thời cổ Hy Lạp ấy thật sống động biết bao. Đôi mắt ông nhìn ra xa. Phía ngoài hiên cửa có khóm hoa nhài đang chúm chím hoa, đang ngậm nắng, ngậm hương nắng để khi đêm về lại tỏa ấm vào đêm…
Tôi nhớ có một thi sĩ phát hiện ra điều nghịch lý này: “Cái kéo, mũi tiêm là điều xoa dịu nhất!”. Quả thật như thế, mũi kim, cái kéo có thể làm cho ta đau đớn tạm thời nhưng sẽ cắt đi một căn bệnh quái ác làm ta đau đớn lâu dài. Và tôi cứ nghĩ về tấm áo blu, trang phục màu áo bảo đảm môi trường vô trùng, xoa dịu tâm lý bệnh nhân. Các bác sĩ chọn màu trắng tượng trưng cho sự sống và sự tinh khiết. Tấm áo dài mềm mại đưa lại cảm giác bình an nhẹ nhàng. Và cả nhân loại có chung một dấu cộng đỏ chung cho ngành y, cộng vào bao tình thương để trừ bớt đi những nỗi đau và sẻ chia nhân lên gấp bội những ân tình.
Nghề y là một nghề nhân đạo, và ta gọi các lương y là thầy thuốc như thầy giáo. Chỉ có hai nghề cao quý đó mới được tin cậy tôn vinh là thầy. Nhưng ở thầy thuốc có thêm một danh hiệu là “lương y như từ mẫu” với tấm lòng người mẹ bao dung biết mấy. Lòng mẹ là sâu thẳm, là cội nguồn. Chính mẹ đã đẻ ra nhân loại. Nguyện vọng lớn nhất của mẹ khi sinh con ra chưa cần đen hay trắng, chưa cần gái hay trai, mà điều mẹ mong nhất là con hãy đầy đặn một con người: “Thà để mẹ mất gì thì mất. Nhưng không bao giờ được thiếu hụt con ơi!”. Cũng như mẹ mang thai con chín tháng mười ngày và: “mười ngày dài hơn chín tháng”. Chỉ có những lương y mang tấm lòng người mẹ mới phát hiện ra thời gian sinh lý khác với thời gian vật lý ấy…
Trong phòng làm việc của bố tôi có bức tượng của người thầy thuốc vĩ đại Hippocrate. Bố tôi bảo: “Bất cứ người thầy thuốc nào khi bước vào nghề đều có lời thề danh dự mà ông bảo đó là lời thề Hippocrate”. Bức tượng bán thân của người thầy thuốc thời cổ Hy Lạp ấy thật sống động biết bao. Đôi mắt ông nhìn ra xa. Phía ngoài hiên cửa có khóm hoa nhài đang chúm chím hoa, đang ngậm nắng, ngậm hương nắng để khi đêm về lại tỏa ấm vào đêm…
Nguyễn Ngọc Phú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét