Dòng sông là hình ảnh ấn tượng nhất của mỗi người khi nhớ về
quê hương, bởi vậy nó trở thành chủ đề cho các nhạc sĩ thể hiện lòng bằng âm nhạc.
Nhờ có những dòng sông quê đó mà nền âm nhạc cách mạng Việt Nam đã có những tác
phẩm dạt dào cảm xúc lay động trái tim người yêu nhạc.
Trong kháng chiến chống Pháp có 2 dòng sông nơi miền chiến khu được Văn Cao và
Đỗ Nhuận đưa vào âm nhạc. Với Văn Cao, “Trường ca Sông Lô” được coi là tác phẩm
bất hủ với âm hưởng vừa bi tráng hào hùng lại mượt mà lãng mạn. Có lẽ đây là sự
đột phá lớn của người nhạc sĩ lãng mạn thời tiền chiến đi từ những dòng sông hư
ảo sang hiện thực cách mạng, từ dòng sông Lô mãi tới năm 1975 Văn Cao mới nhắc
đến một dòng sông cảm xúc tràn trề nước mắt hạnh phúc trong một đoạn của bài
hát “Mùa xuân đầu tiên”. Với Đỗ Nhuận thì dòng sông Thao - một khúc sông Hồng
chảy qua Phú Thọ thực sự thể hiện đẳng cấp của một nhạc sĩ tài năng xuất chúng.
“Du kích sông Thao” của Đỗ Nhuận cũng là một trường ca đằm thắm nhưng đầy những
chiến công của những người du kích trong kháng chiến với giai điệu nhuần nhuyễn.
Vì thế, ca khúc này luôn được mọi thế hệ ca sĩ, dàn nhạc trình diễn trong những
ngày trọng đại nhất của đất nước.
Tiếp nối sông Lô và sông Thao của các bậc đàn anh, Hoàng Hiệp - chàng nhạc sĩ ở tận sông Tiền An Giang tập kết ra Bắc đứng trước dòng Hiền Lương lại sáng tác “Câu hò trên bến Hiền Lương” làm “nhói đau triệu trái tim”. Bài hát sáng tác vào năm 1957. Hoàng Hiệp đi thực tế, khác với bạn bè có những bài hát rộn vui vì mong chờ ngày Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, chàng nhạc sĩ trẻ miền Nam lại chạnh lòng đau thắt khi nghe câu hò nơi dòng sông chia cắt rằng “Không có tổng tuyển cử, ngày thống nhất đang rời xa”. Bài hát ban đầu không được chấp nhận vì quá buồn, không phù hợp với sự lạc quan cách mạng, nhưng thời gian trôi đi, “Câu hò trên bến Hiền Lương” đã trở thành bài hát về dòng sông thuở đầu cuộc chiến chống Mỹ hay nhất.
Tiếp nối sông Lô và sông Thao của các bậc đàn anh, Hoàng Hiệp - chàng nhạc sĩ ở tận sông Tiền An Giang tập kết ra Bắc đứng trước dòng Hiền Lương lại sáng tác “Câu hò trên bến Hiền Lương” làm “nhói đau triệu trái tim”. Bài hát sáng tác vào năm 1957. Hoàng Hiệp đi thực tế, khác với bạn bè có những bài hát rộn vui vì mong chờ ngày Tổng tuyển cử thống nhất đất nước, chàng nhạc sĩ trẻ miền Nam lại chạnh lòng đau thắt khi nghe câu hò nơi dòng sông chia cắt rằng “Không có tổng tuyển cử, ngày thống nhất đang rời xa”. Bài hát ban đầu không được chấp nhận vì quá buồn, không phù hợp với sự lạc quan cách mạng, nhưng thời gian trôi đi, “Câu hò trên bến Hiền Lương” đã trở thành bài hát về dòng sông thuở đầu cuộc chiến chống Mỹ hay nhất.
Nhạc sĩ Xuân Giao có bài hát “Chào sông Mã anh hùng” nói về chiến công của những
bộ đội, dân quân Thanh Hóa chiến đấu với giặc Mỹ khi tới đánh phá cầu Hàm Rồng.
Bài hát chất chứa toàn bộ tinh hoa của âm nhạc dân gian xứ Thanh qua điệu hò nổi
tiếng. NSND Trung Kiên với giọng nam cao chót vót thể hiện bài hát này đầy rạng
rỡ, tự hào về khí phách của người Thanh Hóa.
Cùng giai đoạn này, một người con xứ Quảng Ngãi nơi có dòng sông Trà Khúc yêu
thương - nhạc sĩ Trương Quang Lục lại cất tiếng ca tha thiết “Vàm cỏ đông” (thơ
Hoài Vũ): “Ở tận sông Hồng em có biết, quê hương anh cũng có dòng sông, anh mãi
gọi với lời thiết, Vàm cỏ đông, ơi Vàm cỏ đông...”. Một bài hát đầy cảm xúc như
lời ca vì tác giả thơ Hoài Vũ ở tận sông Vàm Cỏ - Long An, còn Trương Quang Lục
lại ở… sông Hồng. Lời ca chảy dài theo cảm xúc của mọi người xuyên qua đạn bom,
chia cắt đất nước.
Hòa bình trở lại, dòng sông trở lại thanh bình, êm đềm với bờ lúa, rặng tre.
Chúng ta trở lại với dòng sông Cầu - “Tình yêu trên dòng sông quan họ” (nhạc
Phan Lạc Hoa, thơ Đỗ Trung Lai) sông Đà và sông Đáy - “Dòng sông quê anh dòng
sông quê em” (nhạc Đoàn Bổng, thơ Lai Vu), sông Vàm cỏ - “Dòng sông và tiếng
hát” (Nguyễn Nam), sông La - “Gửi sông La” (Lê Việt Hòa). Đặc biệt là dòng sông
Hương xứ Huế, dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa và dòng sông Lam xứ Nghệ, dù không
viết riêng nhưng các nhạc sĩ: An Thuyên, Trần Tiến, Thuận Yến… luôn đưa những
làn nước dịu dàng của các dòng sông đó vào ca khúc của mình.
Gần đây nhất, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo có bài hát “Khúc hát sông quê” (thơ Lê
Huy Mậu) thực sự làm xao động trái tim và tâm hồn bao người con xa quê: “Quá nửa
đời phiêu dạt. Con lại về úp mặt sông quê! Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ!”.
Đây là bài về sông cảm xúc nhất mà rất lâu người yêu nhạc mới có được kể từ khi
“Trở về dòng sông tuổi thơ” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp ra đời: “Trong tim ai cũng
có một dòng sông riêng mình. Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ.”
Khánh Hòa cũng có một nhạc sĩ đã đưa dòng sông quê hương vào âm nhạc rất ấn tượng
suốt hơn 30 năm qua, đó là nhạc sĩ Hình Phước Liên với bài “Ơi con sông Dinh” -
dòng sông bé nhỏ của Ninh Hòa: “Bình thường bình thường thôi. Dòng sông quê
hương tôi. Nhưng nếu tôi xa dòng nước xanh quê nhà. Là trọn đời tôi sẽ nghèo đi
nỗi nhớ”. Đây thực sự là một ca khúc hay và hiếm có ở miền đất Nam Trung Bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét