Những dòng sông Phú Thọ
Chẳng biết mọi người thế nào chứ với tôi tôi rất thích những dòng
sông. Có lẽ bài thơ "Nhớ con sông quê hương" của Giang Nam đã ngấm
vào tôi chăng hay chính phong cảnh hữu tình nên thơ của bờ xanh cát trắng của
sóng nước mênh mang dòng sông Lô quê tôi đã dào dạt chảy trong tôi tự thuở thiếu
thời đã làm nên niềm mê thích đó? Vì thế mà hễ có thời gian rảnh rỗi là tôi lại
phóng xe máy một mình trên những con đê của những con sông trong tỉnh để thưởng
thức vẻ đẹp hiền hoà của những dòng sông. Được theo chuyến đò dọc theo cánh sơn
tràng trên những mảng bè tre gỗ xuôi dòng hay ngồi trên những chiếc xà lan chở
than trên sông mà ngắm cảnh đôi bờ thì tuyệt trần. Tôi bảo đảm với các bạn rằng
không gì thú vị bằng những đêm trăng sáng mênh mang mà gối đầu nằm khểnh vắt
chân một mình trên chiếc bè gỗ để ngắm trăng sao nghe sóng vỗ ì oạp với làn gió
hè mơn man thì không gì thú vị bằng. Trên trời là trăng là sao dưới đáy nước
lung linh cũng là trăng là sao còn ta thì bồng bềnh trôi trên sông như trôi trong
vũ trụ thiên hà.
Nằm trung
lưu của hệ thống sông Hồng Phú Thọ quê tôi tiếp nhận ba nguồn nước của 3 sông lớn
đó là sông Lô sông Thao và sông Đà cùng với hai chi lưu là sông Chảy và sông Bứa
với nhiều suối ngòi chằng chịt. Tôi cũng đã từng đi đủ cả 5 con sông đó lúc thì
trên bờ lúc thì dưới sông tuy chưa hết chiều dài tất cả các con sông đó nhưng cảm
giác và ấn tượng về sông thì thật khó tả. Nó da diết bồi hồi nó lâng lâng man
mác nhất là tiếng gọi đò giữa đêm khuya thanh vắng hay bất chợt tiếng hò giọng
hát của cô lái đò nào đó chợt vút lên thì dư âm của nó cứ lắng đọng mãi trong
tôi.
Sông
Thao là dòng chính của sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc. Vì chảy qua huyện
Lâm Thao nên gọi là sông Thao. Còn có tên gọi khác là sông Nhĩ Hà (vì đoạn chảy
qua Phú Thọ uốn cong như vành tai người như cái mộc nhĩ). Sông Thao chảy theo
hướng tây bắc - đông nam. Độ cao bình quân lưu vực là 647 mét. Độ dốc bình quân
lưu vực là 29 9%. Phần diện tích lưu vực riêng Việt Nam là 11.173 cây số vuông.
Chiều dài chảy qua Phú Thọ (từ xã Hậu Bổng huyện Hạ Hòa chiến khu D xưa đến Bến
Gót Việt Trì) dài khoảng 109 5 km. Các nhánh của sông Thao phần lớn ở phía hữu
ngạn đổ thẳng từ dãy Hoàng Liên Sơn cao vút theo dãy núi xuống thẳng sông Thao
nên các nhánh sông đó đều ngắn và rất dốc mật độ khá dày. Phải thế chăng mà nước
sông Thao luôn có màu đỏ? Chắc hẳn chở nặng phù sa bồi đắp cho phần hạ lưu để
dưới đó bờ dâu bãi mía đều xanh rờn để Chử Đồng Tử và Tiên Dung gặp nhau trở
thành "Tứ bất tử" về Tình yêu để đời đời ca ngợi?
Cụ Bút Tre
xưa đã có câu thơ thú vị: "Sông Hồng đỏ nặng phù sa/ Đỏ thì đỏ thật nhưng
vẫn thua xa da Bác Hồ". Hóm hỉnh quá. Thực thà quá. Còn dân khu vực
thượng lưu dòng sông của tỉnh thì có câu ca "Sông Thao nước đục người đen/
Ai lên Vũ Ẻn thì quên đường về". Còn tôi khi ngồi trên con đò dọc của
anh bạn thì âm hưởng của bài ca "Du kích sông Thao" của Đỗ Nhuận
cứ vang lên. "Hồng Hà mênh mang đưa nước trên ngàn về xuôi..." để
rồi về đến ngã ba Bạch Hạc thì bài phú "Ngã Ba Hạc" của cụ Nguyễn Bá
Lân (1701-1785) lại Bộ Thượng thư thời vua Lê Hiển Tông lại tự nhiên hiện về từng
câu từng chữ. "Xinh thay ngã ba Hạc/ Lạ thay ngã ba Hạc/ Trên chia ba
ngác/ Ngóc ngách khôn đo rộng hẹp/ Dòng biếc lẫn dòng đào/ Lênh loang
dễ biết nông sâu...". Với cảnh ấy tình ấy tôi cứ có cảm giác sởn da
gà và cười tủm tỉm một mình. Các cụ xưa tài quá hóm quá.
Chảy trên đất
Phú Thọ sông Thao hiền hòa thơ mộng là thế thế mà mùa lũ nó lồng lên cuồn cuộn
chảy nước đục ngầu cuốn phăng đi tất cả. Lúc đó đứng trên bờ đê mà nhìn ra mặt
sông thì mới thấy sự hung dữ của nó biết chừng nào. Có lẽ duy nhất ở sông Hồng
là không "bị" làm thủy điện nên chẳng có con đập nào chắn nước nên
tha hồ cho nó lao mình vùng vẫy. Dân Phú Thọ còn nhớ mấy lần lũ ống bất ngờ tàn
phá từ con sông vốn thường ngày hiền hòa thơ mộng này.
Đến nay đã
có ba cây cầu lớn trên đất Phú Thọ bắc qua sông Hồng: cầu Hạ Hòa cầu Ngọc Tháp
cầu Phong Châu. Chúng như những dải áo buộc hai vạt áo là hai bờ sông Thao để
cho thân thể vùng đất này ngày càng mượt mà tươi tốt cho "quê em miền
trung du đồng quê lúa xanh rờn" để "dâu bờ xanh thắm nong tằm kín lứa
tơ" như nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn đã hát.
Từ ngã ba Bạch
Hạc rẽ trái mời bạn theo tôi ngược dòng Lô. Sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc
vào Việt Nam nhập vào sông Hồng ở Việt Trì dài 470 cây số phần Việt Nam 275 cây
số. Chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Chí Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt Trì)
khoảng 73 5 cây số cũng chảy theo hướng tây bắc - đông nam gần như song song với
sông Thao. Nếu như nước sông Thao đỏ bao nhiêu thì nước sông Lô lại trong xanh
bây nhiêu. Chả thế mà khi gặp sông Thao thì "dòng biếc lẫn dòng đào" đúng
như cụ Nguyễn Bá Lân đã tả.
Sông Lô cũng
là một dòng sông đi vào lịch sử với chiến thắng tàu chiến Pháp thu đông năm
1947 tại Đoan Hùng xứ bưởi. Quả bưởi thơm ngon là thế hiền lành là thế thế mà
được các cụ ta ngày trước dùng nhựa đường đun sôi bôi đen thả nổi trên sông để
làm thủy lôi giả khiến tàu giặc kinh hoàng dạt tránh sang đúng vào trận địa phục
kích của quân ta để pháo thần công của ta lần đầu ra trận đã chiến thắng ròn
rã. Đến ngã ba sông Đoan Hùng nơi sông Chảy gặp sông Lô từ con thuyền mà tôi và
bạn đang bềnh bồng trên sông hãy cùng ngước lên về phía tây ta sẽ thấy cụm tượng
đài Chiến thắng sông Lô sừng sững đêm ngày soi bóng nước ghi dấu mãi chiến công
này. Và thể nào trong tâm trí bạn trong tâm hồn tôi cũng tự nhiên sẽ vang lên bản
trường ca "Sông Lô" bất hủ của cố nhạc sĩ Văn Cao. Giai điệu mênh
mang tiết tấu lúc thư thái khi dồn dập dù chẳng ở cái thời các cụ ngày xưa ấy
nhưng tôi vẫn cứ cảm thấy sởn da gà vì những chiến công lừng lẫy hào hùng và vẻ
đẹp nên thơ của dòng Lô.
Ngược đến bến
Bình ca "bất chợt gặp câu thơ ai bỏ quên giữa dòng" (Sông Lô chiều cuối
năm - ca khúc của nhạc sĩ Minh Quang) mà bỗng thấy nao lòng. Chiều cuối năm
trên đất liền tất bật là thế vội vã là thế thế mà trên dòng Lô này sao vẫn hiền
hòa tĩnh lặng vẫn trầm tư da diết đến lạ thường. Bạn nhìn tôi tôi nhìn bạn ta
nhìn sông trong màn sương khói chiều buông và cùng thảng thốt thầm gọi: người
thương ơi bây giờ ở đâu? Ơi sông Lô trong xanh hiền hòa chảy mãi từ tuổi thơ
tôi cho tới tận mãi bây giờ!
Lần khác tôi
vượt cầu Phong Châu qua sông Hồng rồi theo đê hữu sông Đà để ngược tiếp
theo con sông này mà chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó. Sông Đà là phụ lưu lớn nhất
thuộc hệ thống sông Hồng. Lưu vực sông Đà nằm trong địa phận đất đai của ba nước
Trung Quốc Lào và Việt Nam với tổng diện tích lưu vực là 52.900 cây số vuông.
Chiều dài sông chảy qua tỉnh Phú Thọ từ Tinh Nhuệ (Thanh Sơn) đến Hồng Đà (Tam
Nông) khoảng 43 5 cây số theo hướng nam bắc. Nhìn trên bản đồ thì đoạn cuối
cùng của con sông này trên đất Phú Thọ lại chảy ngược. Hiện tại dòng chảy sông
Thao khi hợp lưu với dòng chảy sông Đà đã tạo thành một góc gần vuông. Vì thế
nó ép dòng chảy sông Đà đi sát bờ hữu trở thành nguyên nhân chính gây sạt lở bờ
sông đoạn Phong Vân.
Dù chẳng được
đi đò ngược sông Đà nhưng tôi vẫn cứ tưởng tượng ra cảnh hùng vĩ của con sông
này qua tùy bút nổi tiếng "Người lái đò trên sông Đà" của cụ Nguyễn
Tuân". Cụ viết giỏi quá hay quá! Tôi bái lạy cụ và ngòi bút của tôi cũng
trở thành bất lực. Tuy nhiên đoạn sông Đà chảy ngược qua Phú Thọ quê tôi cũng
thôi thúc tôi viết về nó. Bở bên kia là dãy núi Ba Vì quanh năm mây phủ. Bờ bên
này là huyện Thanh Thủy bát ngát ngô lúa rờn xanh. Theo truyền thuyết thì chính
nơi đây đã xảy ra trận chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong việc Vua Hùng kén
rể. Từ đỉnh cao non Tản Sơn Tinh đã huy động sơn thần thổ địa chim muông thú dữ
bốc núi cầm đồi ném xuống sông ngăn dòng nước lũ của Thủy Tinh đang cuồn cuộn
dâng lên giận dữ. Hòn Ghẹ (một quả núi đá giữa sông) bây giờ chính là "vật
chứng" còn sót lại của chiến tích ấy. Thế mà bây giờ người ta đã "xẻ
thịt" phá đá gần tan hết hòn Ghẹ đẹp như hòn non bộ thiên nhiên ban cho.
Nơi đây cũng chính là nơi sản sinh ra Tản Viên Sơn Thánh (động Lăng Sương - xã
Trung Nghĩa) để trở thành "tứ bất tử" thứ nhất trong huyền thoại tứ bất
tử Việt Nam. Cũng chính nơi đây Lạc Long Quân khi ngược sông Đà tìm nơi đóng
quân đến bãi dâu của xã Trung Nghĩa ngày nay (động Lăng Sương xưa) đã gặp người
con gái xinh đẹp là nàng Âu Cơ và hai người đã nên vợ thành chồng đưa nhau về
Việt Trì để sinh bọc trăm trứng nở trăm con mang dòng máu Lạc Hồng. Dự án du lịch
sinh thái của huyện Thanh Thủy dự kiến sẽ xây dựng tại bãi Cửa Đình này một biểu
tượng Tình yêu để nhắc nhớ con cháu các thế hệ về mối tình trăm trứng đó.
Bên kia dưới
chân núi Ba Vì là khu di tích lịch sử Đá Chông nơi lưu giữ thi hài Bác những
năm chống Mỹ bây giờ trở thành khu du lịch sinh thái lịch sử thật tuyệt vời.
Bên này ngược lên một đoạn là tượng đài Chiến thắng Tu Vũ (ghi chiến công thắng
giặc Pháp trong chiến dịch Hòa Bình đêm 11-12-1951) sừng sững bên sông.
Sông Đà xưa
hung dữ là thế nhưng bây giờ đã "bị" 3 con đập thủy điện ngăn lại làm
cho nó khi về đến Phú Thọ trở nên hiền hòa hơn. Thủy điện Hòa Bình nằm giữa đoạn
cong của con sông từ chỗ chảy xuôi trở thành "chảy ngược" (theo bản đồ)
thủy điện Sơn La (lớn nhất khu vực Đông Nam Á) vừa vận hành tổ máy số 1 và thủy
điện Lai Châu vừa được phát lệnh khởi công. "Nguồn than trắng" vô
biên của con sông Đà này đang được khai thác hết công suất.
Quay trở lại
đến gần cửa sông Đà đổ ra sông Thao là tới phủ Hưng Hóa. Cột cờ Hưng Hóa vừa được
tái phục dựng cao vút giữa thị trấn đang từng ngày đổi mới. Thế là sông Đà đã
chảy qua ba huyện của Phú Thọ từ Thanh Sơn qua Thanh Thủy về Tam Nông. Hiện nay
mới chỉ có một cây cầu là cầu Trung Hà bắc qua con sông này nối hai bờ Phú Thọ
với Hà Nội mới (Hà Tây xưa). Theo dự kiến thì sẽ có một cây cầu nữa nối bờ
Thanh Thủy sang khu K9 Đá Chông. Chắc chắn mai này sự đi lại của dân cư hai bờ
sẽ ngày càng thuận tiện.
Bây giờ tôi
mời các bạn đi thăm hai chi lưu của 3 con sông lớn nói trên. Trước hết đó là sông
Chảy. Đã là sông thì nước phải chảy rồi thế mà còn gọi tên nó là sông Chảy thì
thật thà hết chỗ nói. Đây là nhánh lớn nhất của sông Lô. Nó chảy theo hướng
tây bắc - đông nam song song với dòng Thao dài 319 km. Diện tích lưu vực 6.500
cây số vuông ở Việt Nam là 4.580 cây số vuông. Thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều
nhánh nhỏ hình nan quạt và hợp lưu gần biên giới Việt Trung (Nam Ninh) đều bắt
nguồn trên độ cao 1.000 mét có tổng diện tích là 1.920 cây số vuông. Đoạn chảy
trên đất Việt Nam dài lưu vực hẹp nhập vào sông Lô cửa sông là tượng đài chiến
thắng sông Lô ngày đêm soi bóng. Chiều dài chảy trên đất Phú Thọ là 18 km.
Sông Chảy có
đập thủy điện Thác Bà (trên đất Yên Bái). Đây là nhà máy thủy điện đầu tiên
trên miền Bắc XHCN. Dọc hai bên bờ sông của 18 cây số trên đất Đoan Hùng (Phú
Thọ) là những vườn đồi trang trại khá trù phú. Đặc biệt là vùng quýt Đồng Khê
bưởi Bằng Luân Hùng Quan ngô Phương Trung Phong Phú Vân Du. Chính lực lượng Hải
quân nhân dân Việt Nam ra đời lại chính trên mảnh đấtt Hùng Quan của huyện Đoan
Hùng và dòng sông Chảy là "thủy bàn" khai sinh ra binh chủng đặc biệt
này.
Chi lưu thứ
hai là Sông Bứa. Sông Bứa nằm gần trọn trong tỉnh Phú Thọ và trải
khắp huyện Thanh Sơn Tam Nông chỉ có phần ngọn nguồn nằm trong tỉnh Sơn La
cuối nguồn đỏ ra sông Hồng. Sông Bứa có tổng diện tích là 1.370 cây số
vuông chiều dài sông là 73 5 cây số; độ cao bình quân lưu vực là 302 độ dốc
bình quân là 22 2%. Mật độ suối ngòi khá dày đặc. Vùng đất này toàn rừng núi
khá hoang sơ nên sông Bứa rất thuận tiện cho ngành du lịch sinh thái phát triển.
Chính vì thế mà nhà văn Sao Mai đã chọn vùng đất Thanh Sơn bên bờ sông Bứa để
làm nơi sinh sống và lập vọng ngư lầu vể viết văn. Tôi cũng chỉ thi thoảng đi cắt
ngang hoặc dạo dọc được một vài đoạn của sông Bứa nên đối với tôi sông Bứa tuy
"là của Phú Thọ" thật đấy nhưng cũng chưa hiểu được nhiều lắm. Chỉ một
vài đoạn sông thôi tôi cũng đã hình dung ra sự kỳ vĩ của nó rồi.
Ơi những
cong sông của mảnh đất cội nguồn dân tộc đã đi vào thi ca nhạc họa. Này
"Du kích sông Thao" này trường ca "Sông Lô" này "Sông
Lô chiều cuối năm"... với bao truyền thuyết huyền thoại cùng phong cảnh hữu
tình thơ mộng đã nuôi nấng tâm hồn tôi chắp cánh cho tôi bay khắp bốn phương trời.
Dù đi đâu về đâu "dù xa cách bao lâu" tôi vẫn không quên những dòng
sông hiền hòa ấy. Có phải thế chăng mà nhà thơ Lê Huy Mậu nhạc sĩ Nguyễn Trọng
Tạo "quá nửa đời người" vẫn muốn về "úp mặt vào sông quê"?
Đò xưa bến cũ thì vẫn thế mà người xưa nay đâu sông ơi?.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét