Nón lá - Biểu tượng của nét lãng mạn
Nếu đã từng đi tham quan xuyên suốt các vùng đất của Việt Nam,
khách du lịch sẽ luôn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ của những người phụ nữ
địa phương trong những tà áo dài thướt tha (Áo dài truyền thống của người Việt)
cùng với chiếc nón lá trắng ngần duyên dáng bước đi trên những con phố. Nếu nói
Áo Dài là sự biểu hiện rõ ràng nhất của nét nữ tính và quyến rũ của người phụ nữ
Việt Nam, thì Nón lá với sức lôi cuốn và sự hòa hợp tuyệt vời khiến cho cả hai
tạo nên ấn tượng mạnh đối với bất kỳ du khách nào khi đến thăm đất nước Việt
Nam. Dựa trên hình dạng riêng biệt của mình, chiếc nón được gọi một cách phổ biến
là "Nón lá", hay "Nón lá của người Việt".
Nguồn gốc của nón lá
Việt Nam là một đất nước nhiệt đới với đặc điểm khí hậu có hai mùa
mưa nắng. Thế nên, Nón Lá thật sự là một vật dụng hữu ích bảo vệ người dùng khỏi
cái nóng kéo dài trong nhiều tháng, có lúc lên cao đến 40 độ, và tất nhiên cũng
giúp người Việt Nam tránh mưa, tránh gió trong suốt những tháng dài mùa mưa. Mặc
dù Nón Lá đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu của lịch sử đất nước, tuy nhiên,
không có ai dự đoán chính xác được nguồn gốc xuất hiện của chiếc nón. Những
hình ảnh về Nón Lá được miêu tả rõ nét trên Trống Đồng Ngọc Lũ và Thạp Đồng Đào
Thịnh (một loại lu bằng đồng lớn của Đào Thịnh) từ 2.500 năm đến 3000 năm trước
Công Nguyên. Điều này cho thấy rằng chiếc nón đã được sử dụng rộng rãi trong suốt
thời gian đó. Nón lá thực sự đã trở thành một đồ vật không thể thiếu trong sinh
hoạt hàng ngày của người Việt từ hàng ngàn năm nay. Thậm chí nó đã đi vào sử
thi, văn học và được các thế hệ con cháu lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Đã rất nhiều năm trôi qua kể từ nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa
xuất hiện, phát triển cùng với việc sử dụng máy móc trong sản xuất ở Việt Nam
ngày càng gia tăng. Vậy nên việc gia công một loạt các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
đã có nhiều thay đổi với sự hỗ trợ của các loại máy móc hiện đại. Tuy nhiên vượt
qua hết thảy những yếu tố đó, Nón Lá vẫn duy trì hình thức sản xuất thủ công
truyền thống cho đến tận bây giờ. Rõ ràng, không có bất kỳ một loại máy móc hiện
đại nào có thể thay thế hoàn hảo những kỹ thuật điêu luyện và thành thạo được
các nghệ nhân làm nón truyền từ đời này sang đời khác. Những người có khả năng
làm ra một chiếc nón lá thường hội tụ đầy đủ các yếu tố thanh nhã và tinh tế.
Để làm nên một chiếc nón lá, chỉ cần những vật liệu đơn giản nhất
như lá và khung nón. Loại lá thích hợp nhất để làm nón là lá cọ và khung nón
hoàn hảo nhất được vót từ thân tre. Lá cọ non còn xanh sau khi được tuyển chọn
sẽ được đem đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Thời tiết càng nắng nóng thì lá
càng dễ héo. Tiếp đến, những người thợ làm nón sử dụng một thanh sắt đã được
đun nóng để ủi lá cọ; nhiệt độ trên thanh sắt cũng vừa đủ nóng để làm phẳng lá,
nếu quá nóng sẽ làm lá bị cháy vàng không đẹp. Mặt khác, nếu thanh sắt không đủ
độ nóng hoặc quá nguội khi ủi sẽ khiến lá nhăn trở lại sau quá trình ủi. Sau
khi lá cọ đã được làm phẳng, chúng sẽ được người thợ làm nón tỉ mỉ khâu lại
trên một khung nón gồm 16 vòng tre để tạo nên một chiếc nón hoàn chỉnh. Người
ta quan niệm rằng con số 16 là kết quả của sự nghiên cứu, lựa chọn qua nhiều
năm của những thợ thủ công lành nghề và đến nay đã trở thành một nguyên tắc
không thay đổi cho quá trình làm nên một chiếc nón lá tuyệt đẹp.
Quá trình làm nón tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế không
phải vậy. Để làm được một chiếc nón tốt đòi hỏi không chỉ tài năng mà còn tính
siêng năng và nhẫn nại, đồng thời đòi hỏi kinh nghiệm dày dặn của người
thợ thủ công. Rất khó để có thể tin được nhưng mỗi mũi khâu trên chiếc nón đều
có khoảng cách rất đều nhau mặc dù không hề có sự đo đạc cụ thể nào. Ngoài ra,
những mối nối chỉ khâu trên bề mặt nón được khéo léo giấu kín. Thế nên hoàn
toàn không thể nghi ngờ gì khi nói mỗi công đoạn làm nên chiếc nón tiêu tốn và
đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn của người thợ thủ công làm nón.
Những mũi kim khâu chạy hết 16 vòng tre tạo nên hình dạng đặc trưng
của nón lá nhưng trong quá trình tạo hình, các nghệ nhân thường kết hợp các
hình trang trí tinh xảo để khiến chiếc nón thêm phần lôi cuốn và
thanh lịch. Loại nón trang trí nổi tiếng được nhiều người biết đến nhất đó là
"Nón Bài Thơ" của Cố Đô Huế; vùng
đất được biết đến với Sông Hương êm đềm, Núi Ngự uy nghi và là cái nôi sinh
thành của rất nhiều nhà thơ nổi tiếng với những tác phẩm được sáng tạo được
sáng tác dựa trên nền cảm hứng từ sự lãng mạn của khung cảnh nên thơ chốn Cố
Đô. Trên chiếc nón, nét lãng mạn của những biểu tượng chốn Cố Đô được tỉ mỉ lồng
vào giữa hai lớp lá mà người thợ làm nón sẽ khâu lại sau đó. Toàn bộ những hình
trang trí tinh xảo đó sẽ sẽ hiện rõ khi chiếc nón được soi dưới ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, còn một kỹ thuật đơn giản hơn để trang trí đó là dán một
số bông hoa làm từ giấy màu phía bên trong nón lá. Một số quan cảnh nông thôn
truyền thống, đồng lúa hay hàng rào tre thường là những hình trang trí được sử
dụng rộng rãi tại các khu vực khác trên đất nước. Đôi lúc, những màu sắc tươi
sáng cũng được nghệ nhân sử dụng để khâu hai dải chỉ đối diện nhau bên trong
nón nhằm giữ một dải lụa giúp cố định nón khi mang. Hiện nay, Nón Lá được bán
như qua lưu niệm cho khách du lịch thường được trang trí rất tỉ mỉ với những biểu
tượng quốc gia tượng trưng cho thông điệp của đất nước về sự quyến rũ và duyên
dáng của người phụ nữ Việt.
Làng nghề Nón lá
Nón Lá được sử dụng rộng rãi trên toàn đất nước với những làng nghề
nổi tiếng ở các khu vực Miền Bắc, Miền Nam, Miền Trung. Mỗi
chiếc nón được sản xuất tai một vùng khác nhau sẽ mang một nét đặc biệt hay nói
cách khác là đặc điểm riêng của người dân địa phương tại mỗi vùng miền trên cả
nước. Ví dụ như nón lá Lai Châu tiêu biểu cho dân tộc Thái, nón đỏ Cao Bằng đại
diện cho người dân tộc Tày trong khi tỉnh Bình Định lại có nón lá Gò Găng và Quảng
Bình lại nức tiếng với loại nón lá Bà Ôn mỏng, thanh thoát tựa như nón lá xứ Huế.
Làng Chuông thuộc Thanh Oai - Hà Tây là một làng nghề truyền thống
làm nón nổi tiếng. Mỗi ngày, Làng Chuông sản xuất đến hàng ngàn chiếc nón và
lên đến hàng triệu cái mỗi năm, tất cả nón làm ra đều được người dân sử dụng,
làm hàng lưu niệm hay xuất khẩu ra nước ngoài. Làng Chuông nổi tiếng với kỹ thuật
làm nón khéo léo, chiếc nón làm ra vừa vặn lại bền và đẹp nhất trong số những
chiếc nón lá được làm ra tại đồng bằng Bắc Bộ. Có lẽ tất cả mọi hộ gia đình tại
làng Chuông đều tham gia vào hoạt động kinh doanh nón lá. Tuy nhiên để làm chủ
được tất cá các kỹ thuật được lưu truyền từ đời này sang đời khác thì phải mất
đến hàng thập kỷ. Thật ngạc nhiên, ngôi làng nghề nhỏ này đã duy trì được danh
tiếng của mình trong suốt ba thập kỷ mà vẫn giữ gìn rất tốt nét truyền thống
văn hóa đẹp này của đất nước.
Nón Lá trong các hoạt động nghệ thuật.
Nón lá bằng con đường riêng của mình đã từng bước để lại những dấu ấn
tại các cuộc triễn lãm văn hóa trong thời gian gần đây. Trong đó đáng chú ý nhất
là điệu múa nón được các thiếu nữ Việt trình diễn trong trang phục áo dài. Buổi biểu
diễn được coi như là một điểm đáng chú ý về trình diễn văn hóa nghệ thuật
của dân tộc. Các chuyển động nhẹ nhàng, uyển chuyển của các vũ công trong nhịp
điệu nhẹ nhàng, khoan thai khiến người xem lâng lâng trong cảm giác thư thái,
an bình. Trên tổng thể, điệu múa này rất cần thiết cho những màn trình diễn
trong bất kỳ chương trình biểu diễn nghệ thuật nào, vì với trang phục truyền thống,
đây thực sự là một ví dụ tiêu biểu và là biểu tượng của văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, Nón lá có thể không còn được sử dụng rộng rãi ở thành thị
lẫn nông thôn trong cuộc sống hàng ngày như trước đây nhưng nó vẫn duy trì được
vai trò như một biểu tượng của nước Việt Nam và vẫn được mọi người trên toàn đất
nước yêu quý. Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm đến nay, Nón Lá vẫn là
một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt. Nếu có dịp bắt gặp một
chiếc nón lá trắng tinh khôi trên đường phố, thì hẳn bất kỳ ai cũng có thể nhận
biết được nó ngay vì đây chính là biểu tượng cho sự quyễn rũ, thanh nhã và nên
thơ của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét