Chuyện nhỏ như sợi tóc
Trời đã tối mịt mờ khi tiếng xe quen thuộc dừng trước cửa. Chị
lật đật chạy ra, vừa kịp cho con Ngọc vù xe lên cái bậc thềm sứt mẻ. Vẫn thói
quen ầm ĩ khó bỏ, dù chị đã nhiều lần nhắc con là không được chạy xe cái ào vô
nhà như vậy. Chưa kịp la con nhỏ về trễ, để mẹ đói lả vì chờ cơm, lại thêm lo lắng
sốt ruột, thì chị đã giật mình khi Ngọc gỡ cái nón bảo hiểm ra, đưa đôi mắt hớn
hở hiếm thấy nhìn mẹ.
- Trời ơi là con gái! Lại cái trò gì nữa đây hả Ngọc?
- Ơ, con...
- Con với chả cái. Mẹ chưa đủ khổ sao Ngọc, mà còn đua đòi,
tóc tai kiểu này kiểu nọ nữa? Con gái con đứa gì mà chẳng biết suy nghĩ, cứ lơn
tơn làm chuyện điên khùng. Sao mà số tôi khổ đủ bề vầy nè trời?
Con Ngọc cụp mắt xuống. Vẻ sung sướng của nó đã bay biến mất.
Chị vẫn tiếp tục càm ràm thêm về cái đầu tóc ngắn cũn, ngang phè của nó. Ra đường
có khi còn bị người ta đánh giá cho, chứ chẳng đùa. Để hàng năm trời mới được
mái tóc dài mượt thế, đùng một cái, muốn cắt là cắt, chẳng hỏi qua mẹ một câu lấy
lệ. Ít ra, nó cũng phải biết tiếc công dưỡng tóc chứ. Kẻ ăn không hết, người lần
chẳng ra, lẽ nào con Ngọc không biết, chị thầm ao ước có được chút tóc tai đầy
đặn che da đầu mà chẳng thể có?
Bữa cơm tối mà chị đã nhọc công làm món bắp chuối trộn tôm
tươi với đậu phụng rang mà con Ngọc ưa thích trở thành vô duyên tệ. Hai mẹ con
lặng lẽ ăn. Trệu trạo nuốt. Nét vui vẻ lạ lùng của con Ngọc lúc vừa về tới đã
hoàn toàn chẳng thấy, thay vào đó, nó cúi gằm mặt và vội mấy miếng cơm. Phải
như mọi khi bình thường, hẳn chị đã hỏi han xem, có chuyện gì mà nét mặt nó hân
hoan đến vậy... Bởi đã lâu lắm, chị thấy con mình thường lặng lẽ, lầm lì, ít
khi cởi mở trò chuyện, khuôn mặt giống cha y tạc cứ như một cánh cửa đóng kín,
ngay cả với mẹ ruột. Con cái càng lớn càng xa mình... Chị nghẹn đắng trong
lòng. Biết là mình quá khắt khe và nóng nảy với con, nhưng chị đã không kiềm chế
được lời lẽ. Phải dưỡng nhiều thời gian lắm, con Ngọc mới để được mái tóc dễ
coi như vậy, chị chưa kịp mừng là nó đã đổi tâm đổi tính, càng ngày càng thùy mị
biết nghĩ hơn.Ai dè mới hôm trước hôm sau, đã tự ý tha về cái đầu tóc ngắn như
con trai, ngổ ngáo. Thậm chí, nó cũng không buồn nói trước với chị một tiếng.
Cái con, đúng là, giống tính ba nó, cái gì cũng tự ý làm...
Nhắc tới, chị lại thấy nước mắt chực trào ra. Anh bỏ mặc hai
mẹ con, đi mất biệt, từ cái hôm biết chị vướng phải căn bệnh nan y ngặt nghèo,
chữa chạy tốn kém mà chưa chắc đã giữ được cái mạng nghèo... Loáng cái, đã mấy
năm trôi qua. Đàn ông, nói đi là đi, chẳng luyến tiếc hay day dứt vương vấn
chút nào. Nghe đâu anh lên xứ cao nguyên, ở hẳn với một người đàn bà nào đó rồi...
Đường về đã đứt hẳn. Ừ, đàn ông bội bạc quên tình nghĩa, lúc chị khổ sở hoang
mang nhất trong đời, đã không đồng hành với vợ con, thì mình cũng chẳng nên tiếc
làm gì. Nghĩ thế, nhưng lòng chị vẫn không tránh khỏi những lúc nhớ đến. Sao mà
người ta có thể dễ dàng lãng quên tuyệt tình đến vậy không biết nữa!
Chỉ còn có con Ngọc, ruột rà duy nhất, và mấy chị bạn và đồng
nghiệp tốt bụng, hết lòng động viên chị cố gắng chăm sóc. Ai bảo người dưng thì
không thể nhờ cậy? Chị vẫn nhớ, ngày đó con Ngọc còn chưa lên mười, chị chạy vạy
để lo cho thân mình bệnh tật, bếp núc trước sau đều trống hơ. Chị nằm viện đợi
mổ bỏ cái khối u ác về xong, ví tiền nhà cửa cũng rỗng tuếch. Vậy mà, hôm đó,
chị mở cửa vào, thấy mọi thứ trong nhà sạch sẽ gọn bâng, tủ lạnh có hai bịch
chân giò chặt sẵn, vỉ trứng gà, mấy hộp sữa tươi. Góc bếp, vài lốc sữa tươi cho
con Ngọc, dăm thứ rau trái ngọt lành đương mùa. Chị bật khóc ngay lúc ấy, hiểu
ra, không phải ai cũng quay lưng với hai mẹ con côi cút. Từ ngày anh bỏ đi, chị
bỗng trở nên mau nước mắt lạ kỳ. Rồi con Ngọc lớn hơn, chị chuyển sang khóc thầm
khóc lén, sợ con nó thấy, không nên.
Trời thương, những đợt hóa trị đã cứu mạng chị. Cơ thể chị
đáp ứng thuốc tốt, mấy cái tế bào chết chóc kia không lấn thêm ra, mà chị khỏe
dần, có thể hy vọng tới một cuộc sống dài lâu phía trước. Ông trời chẳng triệt
đường sống của ai bao giờ. Chị đã lạc quan nghĩ vậy, khi con Ngọc, sau một thời
gian ủ ê với cảnh vắng cha hiu quạnh, đã tỏ ra chăm chỉ học hành, phụ giúp chị
vài việc lặt vặt trong nhà. Riêng chuyện chia sẻ những dự định và cảm giác bất
an lo lắng với con, là dường như chị chưa từng nghĩ tới. Sao mà nó càng lớn
càng giống cha, cứ nhìn con là chị không quên được người cũ. Rồi con Ngọc cũng
sẽ y như cái kẻ đã tạo ra nó, một ngày khôn lớn sẽ dứt áo ra đi, để lại chị
thui thủi hay không? Ở cái tuổi ẩm ương, nó hay đổ lỳ với mẹ. Ôi, chẳng phải
ngày xưa, chị cũng đã từng tin và yêu,hết lòng hầu hạ cái người đã sinh thành
ra nó đấy sao? Vậy mà cuối cùng...
Cái tổ ấm ngày xưa đông đủ, giờ chỉ còn hai mẹ con luẩn quẩn
ra vào. Ngay cả nói chuyện với nhau, mà cũng thấy khó khăn lạ lùng. Chị cũng có
lúc những muốn mở lòng ôm lấy con gái, thủ thỉ những lời âu yếm, nhưng ở cái tuổi
ương ngạnh vừa bất cần vừa muốn chứng tỏ của Ngọc, cộng với tâm tính thất thường
sau vài cú đẩy hết hồn của số phận, chị và con cứ như nước với lửa. Chị đôi lúc
bực mình buông ra lời cay nghiệt, nói đó rồi hối đó. Thương con, thui thủi
không cha, mẹ đau bệnh lại còn khó chịu, hay la mắng. Tội nghiệp con nhỏ, tối
nay về có vẻ muốn khoe mẹ cái đầu mới đây, mà lại bị chị la phủ đầu tới tấp. Nó
đã trở mình quần quật trên giường trước khi ngủ. Chị nắm lấy cánh tay khẳng
khiu của con thõng xuống, đặt lại cho ngay ngắn, nhìn khuôn mặt đứa con gái
không còn trẻ nít nhưng chưa kịp trưởng thành đã phải chịu nhiều thiệt thòi, thấy
lòng mình chùng xuống...
Chị trở dậy, soi gương trong đêm. Thở dài. Nhan sắc đàn bà
tàn tạ bởi ốm đau, mất mát. Vì đã lâu chẳng có một vòng tay yêu thương. Nói nào
ngay, cũng có người muốn tìm hiểu chị, đỡ đần hai mẹ con, nhưng chị lảng đi vì
e ngại. Ai mà biết được lòng người. Ngay cả cha ruột mà còn có thể bỏ rơi con
không một lần ngoảnh lại, thì nói gì đến người dưng nước lã. Chị giờ chỉ mong
con Ngọc nó khôn lớn, biết nghĩ, mẹ con hủ hỉ với nhau, mà cũng còn khó nữa là.
Nhưng thói đàn bà, cứ nhìn thấy mặt mũi thân hình của mình sụp xuống là không khỏi chạnh lòng. Mà thôi, còn điệu với ai kia chứ! Từ ngày mắc bệnh, chị buộc phải làm quen với mái tóc giả. Khuôn mặt chị vì vậy, cũng không được tự nhiên, nó như là ai đó đang nhìn lại chị, sượng ngắt, xa lạ. Chị đưa tay lột cái món tóc độn bằng sợi nhân tạo ấy xuống, ngó cái đầu chỉ còn lơ thơ tóc mới mọc lại của mình,khẽ thở dài. Biết đến bao giờ tóc mới trở lại được như hồi ấy, thuở chị còn siêng, lâu lâu lại nướng bồ kết, rồi nấu nước xả thơm, mẹ con cùng gội đầu. Con Ngọc cũng chẳng phải là đứa quan tâm tới bề ngoài. Nó cứ lầm lụi, thi thoảng lại ngó mẹ đăm đăm, ít khi biểu hiện yếu đuối thông thường. Chị sợ tâm hồn con chông chênh vì sự thiếu hụt cả vật chất lẫn tinh thần trong gia đình.
Nhưng thói đàn bà, cứ nhìn thấy mặt mũi thân hình của mình sụp xuống là không khỏi chạnh lòng. Mà thôi, còn điệu với ai kia chứ! Từ ngày mắc bệnh, chị buộc phải làm quen với mái tóc giả. Khuôn mặt chị vì vậy, cũng không được tự nhiên, nó như là ai đó đang nhìn lại chị, sượng ngắt, xa lạ. Chị đưa tay lột cái món tóc độn bằng sợi nhân tạo ấy xuống, ngó cái đầu chỉ còn lơ thơ tóc mới mọc lại của mình,khẽ thở dài. Biết đến bao giờ tóc mới trở lại được như hồi ấy, thuở chị còn siêng, lâu lâu lại nướng bồ kết, rồi nấu nước xả thơm, mẹ con cùng gội đầu. Con Ngọc cũng chẳng phải là đứa quan tâm tới bề ngoài. Nó cứ lầm lụi, thi thoảng lại ngó mẹ đăm đăm, ít khi biểu hiện yếu đuối thông thường. Chị sợ tâm hồn con chông chênh vì sự thiếu hụt cả vật chất lẫn tinh thần trong gia đình.
Một dạo nọ, lúc hai mẹ con ghé tiệm bán tóc giả coi, chị đã
thèm có dư một chút tiền để tậu mái tóc thật bày bán ở đó. Nó mềm rượi, đẹp đẽ,
cột lên đầu nhìn khác hẳn, chứ không đơ đơ như loại mang tiếng “tóc tơ” mà mau
hư, cứng còng này chút nào. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng gần nửa năm qua, chị vẫn
chưa thể thực hiện được cái mơ ước tưởng bé mọn ấy. Một mình chị, đồng lương
văn phòng, nuôi hai miệng ăn giữa cái thành phố đắt đỏ này, rồi nay tiền trường
mai học thêm, mốt đau họng nhức đầu, tiền ga tiền điện, đủ thứ phải lo...
- Xin lỗi, chị có phải là mẹ bé Ngọc không ạ? Em ở tiệm tóc
giả trên đường Huỳnh Thúc Kháng mà có lần chị ghé mua hàng đó. Chị có thể đến lấy
mái tóc bé Ngọc đặt được rồi đấy ạ.
- Là sao, tôi không hiểu?
Chị ngồi như hóa đá trước gương, thinh lặng cho cô thợ lành
nghề cài thử cái mớ tóc mượn ấy lên đầu. Miệng cô liếng thoắng. Đẹp quá chị ạ,
tóc thật có khác. Vừa suôn mềm vừa óng ả. Con bé chắc dưỡng lâu lắm, tỉ mỉ lắm
mới được cái món tóc đáng tiền này. Chị đừng tưởng, tóc nay người ta nuôi rồi
bán, như một món hàng đấy chứ! Nó cứ dặn đi dặn lại em, là làm xong rồi thì hãy
gọi chị đến lấy, để mẹ bất ngờ, mẹ vui hơn. Mà chị thật có phước ghê, con gái
còn nhỏ mà biết nghĩ đến mẹ. Hôm ấy con bé kể với em là, thấy mẹ cứ ước ao có
món tóc mượn làm bằng tóc thật, mà chẳng có tiền mua cho mẹ, nên đành phải đợi
tóc thật dài mới mang ra tiệm nhờ cắt, gia công lại... Chị coi nè, tóc nó mượt
mà ghê chưa, đúng là mẹ con có khác, nhìn giống y hệt như tóc chị vậy đó. Thật
hợp. Mà chị ơi, chị ơi, chị sao vậy, ôi chị khóc đấy à?
Trả lờiXóahãng máy bay eva
vé máy bay đi mỹ rẻ
hãng máy bay korean airline
vé máy bay giá rẻ đi mỹ khuyến mãi
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich