Nếu mỗi vùng quê có một hình ảnh biểu tượng của đất quê
và hồn người, thì ở quê tôi - vùng cửa sông Bạch Đằng và vịnh biển Hạ Long- đôi
cánh buồm cánh dơi cùng con thuyền vỏ gỗ là hình ảnh để thương để nhớ. Với
trang lứa chúng tôi, khi sinh ra, gặp đất, gặp nước nghĩa là đã gặp luôn cả
cánh buồm. Cánh buồm như thể có trước là để đón những đứa trẻ chúng tôi - những đứa
con của biển đi vào những chân trời khát vọng.
Tuổi học trò, tôi thường cùng đám bạn bè ra bến tắm, bơi
trong dòng nước mặn sông Chanh xanh biếc từ biển dâng lên. Dòng sông trong vắt
lúc trôi nhẹ nhàng như dải lụa, lúc chảy xiết như vó ngựa, mang theo những con
thuyền căng đôi cánh buồm nâu no gió hăm hở ra biển cả và từ biển cả thanh thản
trở về các bến đỗ. Cánh buồm và con thuyền đã đi vào tâm tư tình cảm chúng tôi.
Nó như những giấc mơ kỳ lạ luôn gợi mở và hấp dẫn muốn khám phá những chân trời,
những góc biển xa. Mộng mơ theo những con thuyền rong ruổi lướt qua, chúng tôi
thường gấp những mảnh giấy học trò làm những con thuyền, những cánh buồm thả xuống
dòng sông. Có lẽ hồi trẻ con, chúng ta không ai là không có những lúc nghịch ngợm
gấp con thuyền giấy hoặc thả cánh buồm lá trên rãnh nước sân nhà đầy ắp ngày
mưa!
Vùng quê tôi Thị xã Quảng Yên nằm giữa dòng sông Bạch Đằng lịch
sử, dòng sông Chanh thơ mộng, và Vịnh Hạ long, di sản thế giới. Là vùng sông nước
cửa biển, nên đa số cư dân quê tôi sống bằng nghề vận tải đường thuỷ. Đến đâu
cũng gặp nhiều bến đỗ: Bến Rừng, bến đò Chanh, bến Than, bến đò Lá, bến Cống
Mương, bến Canh Thu ăm ắp thuyền bè, bến Cống Quỳnh chiều chiều lộng gió… Phía
nam có lạch Huyện mở cửa sông ra với vịnh Hạ Long, với vịnh Cát Bà-Cát Hải, với
cửa Nam Triệu, vịnh Bắc Bộ xa khơi. Từ đời nọ sang đời kia, dòng sông đã nuôi lớn
bao thế hệ. Cánh buồm và con thuyền vô cùng gắn bó và sâu sắc đối với cư dân. Cứ
mỗi sớm mai trước cửa ngôi nhà nhìn ra dòng sông, tôi đã gặp ngợp ngàn những
cánh buồm xuôi ngược. Buồm chạy vát, buồm xoè vạt cánh tiên rạt rào sóng gió
khiến con thuyền lao đi như không gì cản nổi. Dân gian nói “làm ăn như thuyền
được gió” là thế! Dưới cánh buồm rộn rã những tiếng cười sảng khoái, những lời
hát đối, những câu hò biển gọi bạn vọng vang. Khi mất gió thì cánh buồm và con
thuyền bỗng lặng lẽ, lửng lơ soi bóng xuống mặt sông, giữa gương nước chỉ lơ
thơ ve vuốt tận chân đê.
Cánh buồm quê tôi từng có mặt trên các đại dương và bến đỗ
các miền quê, các quốc gia. Ngày xưa, làng Phong Cốc, Yên Đông từng có những
đoàn thuyền vận tải vỏ gỗ từ đây căng buồm vào Nam ra Bắc, buôn bán tận Sài
Gòn, Gia Định, vượt biển Đông đến các bến cảng Singapo, Malaixia, Hồng Kông, Bắc
Hải-Trung Quốc... giao thương hàng hóa. Ông thủ Nhạn, một tay lái cự phách người
làng Cốc chuyên đi thuyền vận tải cỡ lớn bảo ngày còn trẻ đoàn thuyền của ông từng
vượt biển ra tít đại dương chỉ nhìn thấy trời bể xung quanh lẫn nhau một màu
xanh biếc, sóng to như mái đình Cốc. Đoàn thuyền đi qua các hòn đảo nổi, đảo
chìm, có thể thuộc quần đảo Hoàng Sa, hay Trường Sa gì đó vì lúc bấy giờ chưa
thể hiểu biết hết tên.
Xa nữa trong lịch sử, hiển hiện lên những cánh buồm gắn trên
những chiếc thuyền nan, thuyền lẵng gỗ nhỏ bé của dân binh trại An Hưng náu
mình trong các mảng rừng ngập mặn sông Bạch Đằng chờ giặc Nguyên Mông tới là xuất
kích… Nơi đây, nhờ “Lịch thủy triều” con nước sông Vân Cừ (sông Bạch Đằng) do
bà hàng nước cung cấp, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã dựa vào đó làm mưu kế
bày trận đồ bãi cọc trên cửa sông. Hàng vạn cây cọc lim đóng xuống lòng sông.
Khi thủy triều dâng, nước biển tràn ngập các bãi triều, phủ kín các bãi cọc đã
yểm sẵn như chiếc bẫy khổng lồ. Khi thủy triều rút, dòng sông chảy xiết phơi ra
những cánh rừng, những bãi cọc nhọn sắc nuốt lấy bầy thuyền chiến giặc. Lúc đó,
hàng nghìn chiếc thuyền buồm nhỏ của ta chỉ việc lao ra; tướng sĩ, dân binh chỉ
việc nhảy tràn lên thuyền giặc để tiêu diệt. Cánh buồm thuở ấy đã cùng vua tôi
nhà Trần làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm Mậu Tý 1288.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, năm 1434, những cư dân thành
Thăng Long thời Hậu Lê đã tới đây lấn biển khai hoang chinh phục bãi triều
hoang vu thành làng mạc, thôn ấp. Trải qua 6 thế kỷ, không thể kể hết bao nhiêu
thế hệ cư dân với cánh buồm đã ra tận những hòn đảo xa khơi trấn thủ lưu đồn,
ngăn chặn nạn giặc cỏ, cướp biển rồi góp sức chở đất đá về đổ xuống lạch sông,
cửa cái làm cốt quai đắp những con đê. Ngay nửa cuối thế kỷ XX, đã có hàng
nghìn con thuyền vận tải chở hàng triệu mét khối đá khai thác từ các dãy núi
Tràng Kênh, Hoàng Tân về đây bồi trúc 36 km đê cho các làng quê 6 vạn dân yên
bình trước cửa biển. Có đi quanh vòng đê Hà Nam, đi trên những tấm mặt bê tông,
những vỉa kè chắn sóng, mới thấy hết được sức lực con người thông qua nghề vận
tải thuyền buồm đã dồn cho công trình “tường thành” này thật vô giá. Có nhiều
gia đình sáu, bẩy đời người nối nhau chỉ chuyên nghề vận tải truyền thống, đem
con thuyền và căng cánh buồm chở đá cho các chiến dịch đê biển và xây nhà dựng
cửa, kiến tạo các công trình...
Những năm kháng chiến chống Mỹ, thực hiện "Chiến dịch
VT5" theo lệnh của Bộ Quốc Phòng, hàng chục chiếc thuyền vận tải cỡ lớn của
bốn HTX Vận tải Thuyền buồm thuộc xã Hà An đã vận chuyển hơn 500 tấn hàng hoá
chiến lược chi viện cho đồng bào các tỉnh miền Trung và miền Nam đánh thắng giặc
Mỹ. Ban ngày họ thu buồm, trôi thuyền lẫn với sóng. Ban đêm lại giương buồm chạy
suốt đến ban mai. Có chiếc đã không về, hiến dâng thân mình cho biển cả và sự
nghiệp của dân tộc. Hà An được 2 lần tôn vinh danh hiệu Anh hùng: “Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân” và “Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới“ chính là nhờ những
cánh buồm một thuở xông pha. Cánh buồm thuở ấy, anh hùng hôm nay... Câu
hát vẫn còn ngân vang trên bến sông ngôi làng cửa biển.
Đoàn thuyền của anh rể tôi gồm những cư dân Hà An chở hàng ra
các đảo xa cũng từng vật lộn với một cơn bão lớn năm 1977. Thuyền bị bão đánh
tơi bời từ Bạch Long Vĩ dạt vào cửa Lạch Trường, Thanh Hóa. May mắn anh tôi ôm
được một mảnh buồm bị cuộn lại. Những con sóng dữ dội như những con trăn lớn
tung cả người cùng mảnh buồm ném xuống một bãi cát. Anh đã sống được và trở về
là nhờ mảnh buồm nhỏ nhoi đó! Một mảnh buồm rách nhỏ nhoi thôi nhưng đã cứu một
đời người thủy thủ.
Cánh buồm là ruột thịt, là phần hồn của cư dân đi biển. Để khắc
ghi vào ký ức lịch sử một ngôi làng, nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập xã mới
Hà An (1971-2011), trước khi từ giã làng để lên phường, người Hà An đã cho dựng
một bức phù điêu hoành tráng hơn một trăm mét vuông bê tông trên sân trụ sở Ủy
ban. Giữa bức phù điêu hiển hiện một con thuyền vỏ gỗ và đôi buồm cánh dơi lớn
làm nhân vật trung tâm. Nhờ cánh buồm, nhờ con thuyền vận tải mà người Hà An từ
chỗ “chân sào tay lái” quanh năm lênh đênh sông biển, đã tìm ra đất nơi cửa biển
để lập làng, dựng nhà, xây bến. Nhờ cánh buồm, nhờ con thuyền vận tải, nhờ con
đường thuyền buồm trên biển mà người Hà An có những Công ty Đóng tàu cho ra đời
những con tàu biển hàng nghìn, hàng vạn tấn, đem về cho phường xã mỗi năm hàng
trăm tỷ đồng. Cuộc sống nông thôn nơi đây thời Đổi mới ngày càng tăng trưởng,
phồn vinh.
Một ngày đầu thu, tôi đến thăm lán thuyền của ông Lê Đức Chắn
ở thôn Cống Mương, nay là khu 8 phường Phong Hải bên dòng sông Chanh. Hàng chục
thợ thuyền đang làm việc tấp nập. Lán đang sửa chữa những con tàu gỗ và đang
vào lườn đóng hai con tàu mới. Nhìn về hai phía từ lán ông Chắn, ven bờ sông
Chanh có tới 12 lán đóng tàu thuyền với hàng trăm thợ thuyền làm hợp đồng. Tiếng
khoan, tiếng búa, tiếng cưa xẻ, tiếng người cười nói sôi động cả một vùng làng
nghề. Ông Chắn kể: Ông cha vùng Hà Nam chúng ta ngày xưa ghép ván đóng thuyền bằng
dây mây chứ không dùng đinh. Người thợ dùng khoan tre khoan lỗ ở mặt trong của
các tấm ván, rồi dùng dây mây đã tuốt hết ruột, chỉ lấy cật, hong gác bếp, ngâm
nước vôi cho mềm rồi luồn qua các lỗ khoan thít dây mây và dùng nêm ghép chặt
các mảnh ván lại với nhau. Mảnh nọ nối lấy mảnh kia, chồng khít, xiết chặt. Cứ
như thế ghép lườn thuyền, mạn thuyền. Cạo vỏ cây sắn làm phoi sảm mạch ván. Lấy
vỏ con hà cồn dưới sông Chanh nung lửa tán nhỏ thành vôi hà. Sau đó dùng dầu trẩu
trộn với bột vôi hà, lấy chày gỗ giã nhuyễn và dẻo để chít vào các mạch ván
thuyền. Khi hạ thuỷ phoi sảm trương lên bít kín mạch ván, vôi hà ăn vào gỗ và cứng
như đá, nước không thể ngấm vào trong thuyền. Nghĩ ngày xưa các cụ mình thật
mưu mẹo, tận dụng ngay mọi thứ sẵn có trong thiên nhiên quanh mình để tạo ra sản
phẩm bền vững, chống chở với biển cả, sóng to gió lớn.
Trước mắt tôi hai con tàu đóng mới đang được ghép lườn. Ông
Chắn chỉ con ván nằm giữa lườn tàu: -Đây gọi là con ván cái. Chọn con ván cái
phải rất kỹ, thường là gỗ táu, hoặc xăng lẻ. Gỗ phải già, không có sâu, hà,
không có khoáy hầu, nếu có khoáy hầu, con tàu hoặc con thuyền đó sẽ “phản chủ”,
khó điều khiển được nó… Rồi ông liệt kê hàng loạt kỹ thuật đóng hai con tè,
ghép ván lườn, kỹ thuật vào ván làm mạn tàu thuyền, ghép con chạch, kỹ thuật
đóng thang thuyền, cong thuyền v.v…
Ông khẳng định: Cái cốt lõi làm ra một con tàu, thuyền chắc chắn, chạy đằm và nhẹ là ở ván thuyền, bộ khung xương thuyền và kỹ thuật đóng thuyền của người thợ. Thang thuyền thì có thang ngang, dừng, tài bàn; thang dọc thì có cong song tử, con chạch; cong thuyền thì có cong lườn, cong mạn. Rồi khoang mũi, khoang chở hàng, khoang lái, khoang ở và rất nhiều cấu kiện khác bằng các từ chuyên môn nghề nghiệp chỉ người thợ thuyền mới thuộc. Ông còn kể đến các kiêng kỵ của làng nghề khi đóng một con thuyền từ khi phật mộc làm con ván cái đến khi hạ thuỷ. Không được đóng đinh từ ván cái sang con tè. Đàn bà con gái, nhất là người có chửa, cấm kỵ bước qua con ván cái khi phật mộc đóng thuyền...
Ông khẳng định: Cái cốt lõi làm ra một con tàu, thuyền chắc chắn, chạy đằm và nhẹ là ở ván thuyền, bộ khung xương thuyền và kỹ thuật đóng thuyền của người thợ. Thang thuyền thì có thang ngang, dừng, tài bàn; thang dọc thì có cong song tử, con chạch; cong thuyền thì có cong lườn, cong mạn. Rồi khoang mũi, khoang chở hàng, khoang lái, khoang ở và rất nhiều cấu kiện khác bằng các từ chuyên môn nghề nghiệp chỉ người thợ thuyền mới thuộc. Ông còn kể đến các kiêng kỵ của làng nghề khi đóng một con thuyền từ khi phật mộc làm con ván cái đến khi hạ thuỷ. Không được đóng đinh từ ván cái sang con tè. Đàn bà con gái, nhất là người có chửa, cấm kỵ bước qua con ván cái khi phật mộc đóng thuyền...
Ngày nay các nơi chủ yếu đóng tàu gỗ gắn máy thuỷ, nhưng ông
Lê Đức Chắn vẫn giữ kỹ thuật nghề đóng thuyền ba vát để đóng những con thuyền,
con tàu mới cùng những kiêng kỵ truyền thống. Nên các phương tiện tàu thuyền của
ông rất chắc chắn, chạy nhanh và chịu sóng gió.
Lán thuyền của ông Lê Công Khang, thôn Bến Đò, phường Nam Hoà
cũng vậy. Ông Khang chỉ con tàu lớn đang đóng, cho chúng tôi biết bản mẫu thiết
kế con tàu vỏ gỗ này được Sở Giao thông phê duyệt, nhưng đáy tàu lại thiết kế
kiểu lườn mòi, nên khi có sóng biển, tàu chạy bị trành, lắc, sức chở không nhiều.
Khách hàng đưa về đây sửa chữa; cũng kích thước và khối lượng gỗ như thế, tôi
áp dụng kỹ thuật đóng thuyền truyền thống, lườn tàu được làm đáy bằng, chỉ mòi
phần mũi tàu, con tàu chạy đằm hơn hơn trên sóng lớn và có sức chở nhiều hơn,
phù hợp với nhu cầu của chủ nhân…
Có lẽ vì vậy các lán xưởng làng nghề nơi đây rất có uy tín với
những người làm nghề sông nước vùng ven biển Đông Bắc và miền Trung. Hàng năm,
hàng mùa biển, rất đông khách về đặt đóng mới và sửa chữa phương tiện...
Trở lại câu chuyện làng nghề đóng thuyền. 55 lán xưởng với
hàng ngàn thợ thuyền là con cháu “Thập cửu Tiên công trúc hải thành điền” ở các
phường xã làng đảo Hà Nam (TX Quảng Yên) nêu nguyện vọng muốn dựng “đền thờ Tổ
nghề” và đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận đây là làng nghề truyền thống để
truy ơn Tổ nghề. Trong “Ngày hội làng nghề đóng thuyền gỗ”, nâng mô hình con
thuyền gỗ gắn hai cánh buồm dơi giữ từ thời ông nội, ông Lê Đức Chắn giải tỏ niềm
vui: “Qua đây chúng tôi được trao đổi với nhau kinh nghiệm, kỹ thuật, hỗ trợ lẫn
nhau mở rộng làng nghề, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho cư dân trong
vùng…”
Có thể nói đây là nguyện vọng thiết thực trong chương trình
xây dựng nông thôn mới ở các địa phương có làng nghề. Không chỉ vậy, mà còn tiếp
tục bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Làng nghề đóng tàu thuyền truyền thống của vùng làng đảo Hà Nam sẽ trường tồn
bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử và huyền thoại.
Đóng một con thuyền đã là cả một công trình. Nhưng để con
thuyền chạy được, băng qua sóng to gió lớn, thay sức người chèo đẩy khi con người
chưa có máy móc hỗ trợ, người quê tôi còn nghĩ ra cách làm những cánh buồm. Để
có được những cánh buồm thi gan, phong phanh cùng nắng gió, cư dân Hà Nam-Hạ
Long đã có cả một nghệ thuật khâu vá, đánh buồm, thường gọi là dát buồm rất
công phu. Buồm được làm bằng những khổ vải "rường khau" Nam Định, một
loại vải thô sợi trắng, dai bền. Các cụ già kể: ngày xưa không có vải, phải
dùng những mảnh mo cau lớn, rồi những tấm chiếu, vỏ bao đay, thước lụa ghép lại.
Không biết từ đâu, dân quê tôi đã tìm được cách nhuộm vải bằng củ nâu, vỏ cây
đâng. Củ nâu thì đào trên rừng Yên Lập, vỏ đâng thì bóc từ cây đâng mọc dưới
bãi rừng ngập mặn. Những thứ ấy đem nấu nhừ trong nồi đồng, hoặc chảo gang lớn.
Nước củ nâu, nước vỏ đâng sánh đặc màu nâu đỏ. Nhúng vải vào chảo, ngâm nhiều giờ
cho nước nhuộm thấm kỹ, làm sợi vải săn lại. Rồi căng vải ra phơi. Lại nhuộm đi
nhuộm lại nhiều lần. Những kỳ được nắng, những tấm vải dài săn chắc như những tấm
da bò. Vải đã ăn màu, trải ra sân ra bãi, bắt đầu việc dát buồm...
Nghe tôi hỏi lại thời cánh buồm và con thuyền gỗ ván để viết
báo, ông Lê Văn Thỏa, ở Cống Mương, chợt lặng người. Ông nheo nheo mắt như thể
một già làng kể chuyện đang hình dung cho những dòng cổ tích hiện về. Ông bồi hồi
với những ký ức:
- Người thợ dát buồm thường là những người đi biển dày dạn,
giàu kinh nghiệm dát buồm. Thậm chí thuộc từng độ mặn của biển từng nơi để tăng
giảm đậm đặc nước nhuộm. Người ta vạch hình cánh buồm theo khổ lớn nhỏ tùy theo
dáng vóc, trọng tải con thuyền sao cho cân đối, hợp lý với sức tải, sức chịu gió
của mỗi loại thuyền. Thuyền gắn hai buồm thường là thuyền trường “hai nhăm”,
“hai bẩy”. (Đơn vị tính dân gian ở đây mỗi trường bằng 40cm). Buồm có hai loại:
Buồm mũi căng đằng cột buồm đầu mũi thuyền; buồm lái (thường gọi là buồm lòng)
gắn vào cột buồm lòng trụ ở giữa khoang thuyền. Buồm mũi bao giờ cũng nhỏ và thấp
hơn buồm lòng.
Ở làng Phong Cốc trước có những gia đình đi buôn sang Trung
Quốc hoặc ngược lên mạn các tỉnh đồng bằng sông Hồng thường đóng những chiếc
thuyền đinh lớn trường “ba mươi”, “ba ba” gắn tới ba buồm, rồi cả bốn buồm.
Cánh buồm lòng ở giữa khoang thuyền bao giờ cũng cao to hơn hẳn cánh buồm mũi
và cánh buồm lái. Thuyền ba buồm chạy rất nhanh. Và ông lái phải khỏe, sức vóc
vạm vỡ, thông thạo luồng lạch và cứng tay nghề mới lái được loại thuyền này...
Ngừng giây lát, cầm chiếc điếu cày xoè diêm châm lửa, rít một
hơi dài, rồi chừng như bắt đầu ngấm vị thuốc lào cùng mạch chuyện, ông kể một
cách say sưa:
- Các tấm vải được khâu liên kết với nhau bằng chỉ sợi
to hoặc dây gai loại tốt xâu bởi cây kim sắt lớn. Sau này các ông thợ may khâu
buồm bằng máy may. Cánh buồm hình thành, người ta tính toán từng khoảng cách từ
7 đến 9 “thép” đều đặn như nan quạt, khâu ống luồn để xâu cây thép buồm bằng một
loại tre già, cứng, tạo cho cánh buồm những khoảng ô đón gió và cũng chính làm
cho lòng buồm thêm cứng cáp. Ngoài mép rìa chạy đường rường buồm bằng loại dây
thừng đay săn chắc hoặc dây nilon để viền giữ cánh buồm.
Diện tích cánh buồm hẹp hay rộng tùy theo các loại thuyền nghề. Buồm mũi thường dát từ 70-80 mét vải; buồm lòng tới 120 mét. Dát xong một đôi buồm từ cắt vải đến nhuộm nâu, đóng rường cột... cũng phải mất hai, ba tháng mới được hạ thuỷ. Con thuyền xuống nước, cánh buồm hiện lên như cánh con dơi khổng lồ. Chỉ một chút gió nhẹ, thuyền đã muốn lao đi. Dân miền biển quê tôi gọi "buồm cánh dơi" là vậy. Buồm cánh dơi đón gió rất khỏe, tạo ra sức đẩy rất lớn khiến con thuyền chạy nhanh, lướt như bay trên mặt sóng. Gặp thủy triều lên, hay được gió thuận, hai cánh buồm xòe ra hai bên thuyền chạy “vạt cánh tiên”. Con thuyền lúc ấy chẳng khác gì con chim đại bàng xòe cánh rộng bay vào thẳm xanh biển lộng, đè lên sóng nước đẫy chân mây. Khi nước rặc hoặc trời không có gió, người ta vẫn lái cho cánh buồm “chạy vát” về một bên, lựa con nước ngược mà rẽ sóng nhằm tới bến bờ. Cánh buồm giương lên trông thật ngang tàng, thách thức.
Diện tích cánh buồm hẹp hay rộng tùy theo các loại thuyền nghề. Buồm mũi thường dát từ 70-80 mét vải; buồm lòng tới 120 mét. Dát xong một đôi buồm từ cắt vải đến nhuộm nâu, đóng rường cột... cũng phải mất hai, ba tháng mới được hạ thuỷ. Con thuyền xuống nước, cánh buồm hiện lên như cánh con dơi khổng lồ. Chỉ một chút gió nhẹ, thuyền đã muốn lao đi. Dân miền biển quê tôi gọi "buồm cánh dơi" là vậy. Buồm cánh dơi đón gió rất khỏe, tạo ra sức đẩy rất lớn khiến con thuyền chạy nhanh, lướt như bay trên mặt sóng. Gặp thủy triều lên, hay được gió thuận, hai cánh buồm xòe ra hai bên thuyền chạy “vạt cánh tiên”. Con thuyền lúc ấy chẳng khác gì con chim đại bàng xòe cánh rộng bay vào thẳm xanh biển lộng, đè lên sóng nước đẫy chân mây. Khi nước rặc hoặc trời không có gió, người ta vẫn lái cho cánh buồm “chạy vát” về một bên, lựa con nước ngược mà rẽ sóng nhằm tới bến bờ. Cánh buồm giương lên trông thật ngang tàng, thách thức.
- Ở vùng quê mình dân gian đi sông biển thường nói câu “Tháng
chín nước vịn chân cơ. Bố con ông lái ngẩn ngơ giữa dòng” là nghĩa thế
nào? Tôi hỏi ông Thỏa. Ông liền giải thích: -Về mùa tháng chín, vùng mình thường
có những con “nước chết” lửng lơ, thủy triều không lên không xuống, thuyền bè
đi lại khó khăn do dòng chảy không giao động, vận chuyển. Vì vậy nhiều thuyền
nghề tranh thủ về bến đậu nghỉ ngơi; nếu đang đi giữa đường đành để lửng lơ, hoặc
neo lại chờ qua con nước... Nhưng nhiều ông lái sành giỏi họ vẫn lái được thuyền
đi bởi tài vật lèo cho buồm “chạy vát”. Hoặc gặp khi ngược nước ngược gió, vẫn
vượt được là do chạy vát… Cả con thuyền và cánh buồm nghiêng trên mặt sông…
Trước đây, làng xã nào cũng có những người thợ đánh buồm, dát
buồm thành thạo. Nhưng được cánh buồm ăn gió, bền chắc, chỉ khẽ vật dây lèo
thuyền đã lướt nhẹ như tên bay, phải có cả bí quyết nghề nghiệp dát buồm riêng
cùng với cách đặt cột buồm của mỗi người thợ dát buồm và thợ đóng thuyền. Nổi
tiếng khâu buồm, dát buồm phải nói tới ông Phó Tiến, ông Lãi Lùn, ông Lái Mậm,
ông Đĩ Bệ... Hầu như cả đời họ chỉ chuyên khâu buồm, đánh, dát buồm cho các
thuyền vận tải, thuyền chã cá, chã tôm. Ông Nguyễn Văn Đỏ, một thợ dát buồm nổi
tiếng ở thôn Cẩm Luỹ làng Cẩm La nói về cuộc đời bám chặt lấy những lá buồm:
-Nhà tôi các cụ làm nghề thuyền buồm chã cá chã tôm từ lâu đời. Đến đời tôi,
cũng quanh năm suốt tháng chuyên đi dát buồm thuê. Nhờ tích cóp, sau này tôi mới
sắm được thuyền buồm gây dựng cơ nghiệp chã ván cho con cháu đánh bắt hải sản…
Các thôn Cống Mương, Bến đò Chanh, Cống Quỳnh... sân các gia
đình ven đê quanh năm ngày tháng thay sắc buồm phơi cùng mùi nước nâu, nước vỏ
đang tỏa thơm hăng hắc. Buồm mới thì xuống thuyền, vào cột, chằng buộc be mạn,
háo hức chờ vươn cánh hướng ra khơi. Buồm cũ chuyển màu sau những chuyến rong
ruổi dưới nắng mưa, dãi dầu trong sóng to gió lớn thì cùng thuyền lên bãi nằm
ngơi. Người ta lại nghiêng mạn thuyền để hun đốt, ken lại đường sảm, lại trải
buồm ra để vá những mảng rách. Vết thương từ biển nhanh chóng lành lặn và đón
những chuyến khơi...
Bây giờ trong nhịp điệu đi lên của cuộc sống mới, các ngả
sông nước sôi động tiếng động cơ, tiếng còi thuyền máy, tàu máy. Theo dòng thời
gian cùng với sự vô tình, cánh buồm đã mất lúc nào không biết. Biển không còn
thấy những con thuyền tỏa cánh buồm nâu thênh thang rẽ sóng cùng tiếng sáo yêu
đời vi vu trên nóc mui thuyền.
Cánh buồm đã vắng vào quá vãng, chỉ còn mong manh trong nỗi nhớ. Dường như bù vào khoảng trống nỗi nhớ, vịnh biển Hạ Long thường xuất hiện những con thuyền du lịch lớn mang trên mình hai cánh buồm nâu đỏ. Nhưng đấy chỉ là "những người mẫu", những “công tử” của vịnh biển nhờ đẩy bằng sức máy trên sân khấu trời nước, khiến phần nào chiều lòng khách du lịch, chứ không thể là những "đứa con của biển" lãng mạn và dũng mãnh xông pha.
Cánh buồm đã vắng vào quá vãng, chỉ còn mong manh trong nỗi nhớ. Dường như bù vào khoảng trống nỗi nhớ, vịnh biển Hạ Long thường xuất hiện những con thuyền du lịch lớn mang trên mình hai cánh buồm nâu đỏ. Nhưng đấy chỉ là "những người mẫu", những “công tử” của vịnh biển nhờ đẩy bằng sức máy trên sân khấu trời nước, khiến phần nào chiều lòng khách du lịch, chứ không thể là những "đứa con của biển" lãng mạn và dũng mãnh xông pha.
Tôi cũng đã từng lặn lội đến các bến bãi, miệt sông đi tìm những
chiếc thuyền buồm quê tôi để chụp ảnh mà không sao thấy được. Lúc tỉnh nhớ ra,
cánh buồm Bạch Đằng, cánh buồm Hạ Long đã mất lúc nào không biết. Đành bó tay
vì quá muộn khi còn đâu cánh buồm ngang dọc những thời xa! May ra chỉ có thể thấy
cánh buồm trong các tác phẩm ảnh của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đỗ Kha. Dường như linh cảm
trước số phận những cánh buồm, ông đã dành cả quãng đời xuân trẻ với chiếc máy ảnh
cũ kỹ, chụp phim đen trắng, lang thang trên khắp các ngả vịnh biển Hạ Long, hối
cập ghi lại hình bóng con thuyền và cánh buồm-kết quả của cả một quá trình dài
dặc tiến hóa phương thức lao động thủ công của cư dân vùng biển. Chúng tôi, có
lẽ là trang lứa cuối cùng còn được biết thế nào là cánh buồm-cánh chim của biển
cả?
Những dịp đi vịnh biển Hạ Long, ngồi trong khoang tàu chở
khách du lịch, giữa ầm ào tiếng máy, tôi từng gặp cảnh các du khách phải ghé
tai nhau hoặc hét rõ to để nói chuyện. Tôi từng nghe nguời ta mong được nhìn thấy
những con thuyền gỗ ván giương cánh buồm nâu ngày xưa. Qua tâm sự, dễ nhận ra
du lịch bây giờ không chỉ đơn thuần tìm đến nghỉ ngơi, mà người ta còn muốn biết,
muốn tìm hiểu, muốn về với cội nguồn những nẻo đường sông biển.
Tự dưng tôi lại hình dung về con thuyền, về những cánh buồm
và tự hỏi: Ngành du lịch của chúng ta sao không nghĩ tới chuyện đầu tư đóng những
con thuyền gỗ ván và dát những cánh buồm vải truyền thống mang bản sắc thuyền
buồm vùng biển Hạ Long. Những con thuyền đó không cần lắp máy, mà chạy bằng sức
gió những cánh buồm! Nên chăng đầu tư đào tạo, nuôi những ông lái có kỹ thuật
lái thuyền thủ công? Ngồi trên con thuyền, dưới bóng cánh buồm nâu lộng gió do
ông lái bình thản lái băng băng hoặc từ từ rẽ sóng trên vịnh biếc, du khách sẽ
cảm thấy vô cùng thú vị và sảng khoái lắm thay! Cần chi phải ngồi trong khoang
tàu máy, có muốn tự tình, muốn nói chuyện, muốn hát câu gì cũng phải lên gân!
Làm như vậy đã tiết kiệm vốn liếng, bớt tốn kém xăng dầu, lại thanh sạch mặt vịnh,
giữ môi trường của biển đảo thêm trong xanh, bền vững. Hơn nữa,lại tạo nên một
không gian mơ mộng, đượm vẻ thần tiên cho cả chủ và du khách hòa nhập bầu nghỉ
ngơi dịu êm với niềm vui những “Nụ cười Hạ Long” suốt chặng hành trình du lịch
trên vịnh biển.
Ơi những con thuyền gỗ và cánh buồm cánh dơi nhẹ nhàng và
thân thiện! Đến một lúc nào đó sẽ được tái hiện và trở về với dòng Bạch Đằng và
vùng biển Hạ Long!.
Dương Phượng Toại
Trả lờiXóađặt vé eva airline
vé máy bay giá rẻ đi mỹ khuyến mãi
hang khong korean air
vé máy bay đi mỹ khoảng bao nhiêu
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich