Nhà thơ Võ Quê:
"Phải lòng" Phố núi Pleiku
Gặp gỡ nhà thơ Võ Quê trong một quán cà phê yên tĩnh trên đường
Lý Thường Kiệt (TP. Huế) mới đây, tôi bất ngờ được nghe nhà thơ thổ lộ về tình
yêu kỳ lạ với Phố núi Pleiku.
Đối với nhà thơ Võ Quê, từ khi được biết đến một Phố núi mờ sương, đầy lãng mạn trong bài thơ “Còn chút gì để nhớ” của thi sĩ Vũ Hữu Định, Pleiku trở thành vùng đất mà ông hằng ao ước được một lần đến. Năm 1979, ông lần đầu tiên được theo chân đoàn nhà văn Việt Nam đi thực tế Tây Nguyên, nhờ vậy mà ông có dịp ghé thăm Gia Lai và Phố núi Pleiku. Tiếp theo đấy là 3 chuyến lên Gia Lai với nhiều kỷ niệm đẹp về thiên nhiên, con người và cuộc sống nơi đây.
Đối với nhà thơ Võ Quê, từ khi được biết đến một Phố núi mờ sương, đầy lãng mạn trong bài thơ “Còn chút gì để nhớ” của thi sĩ Vũ Hữu Định, Pleiku trở thành vùng đất mà ông hằng ao ước được một lần đến. Năm 1979, ông lần đầu tiên được theo chân đoàn nhà văn Việt Nam đi thực tế Tây Nguyên, nhờ vậy mà ông có dịp ghé thăm Gia Lai và Phố núi Pleiku. Tiếp theo đấy là 3 chuyến lên Gia Lai với nhiều kỷ niệm đẹp về thiên nhiên, con người và cuộc sống nơi đây.
Nhà thơ Võ Quê. Ảnh: T.N
Kỳ lạ thay, những lần nhà thơ Võ Quê đến Pleiku đều trúng dịp
mưa rào. Nhưng bầu trời Phố núi đã quá ưu ái cho ông khi mỗi dịp ghé thăm nơi
đây thì mưa bất ngờ tạnh, trời nhanh chóng chuyển mình khô ráo, người nghệ sĩ
được hân hoan đón cái nắng nhẹ nhàng sau mỗi cơn mưa. “Đi qua biết bao nhiêu
làng quê, biết bao nhiêu thành phố của nước mình, nước bạn, nhưng khi đến với
Pleiku vẫn có một cảm xúc khó diễn tả mà không nơi nào có thể mang lại. Nơi đây
có sự dung hòa giữa đất và người mà có lẽ không chỉ tôi mà bất cứ người nghệ sĩ
nào khi “trót lỡ” ghé qua rồi thì đều không muốn rời đi”-ông thổ lộ.
Bởi vậy, nhà thơ Võ Quê đã không ngần ngại bày tỏ cảm xúc của mình qua bài “Viết từ Phố núi” - một cảm nhận yêu thương ban đầu mà nhà thơ dành cho vùng đất cao nguyên này. Ông viết về chùa Minh Thành: “Nắng sớm lan tỏa trên từng nóc điện, tháp chùa, cỏ cây hoa lá. Sắc phượng đỏ thắm bên góc sân chùa gợi trong tôi đường phượng nội thành xứ Huế những ngày áo trắng ai đi về một thuở học trò hồn nhiên trinh thơ. Bất chợt, trong tịnh yên mênh mông Minh Thành chợt ngân lên ngọt ngào chuông gió. Chuông gió Minh Thành được tạo dáng đẹp lắm. Mỗi góc tháp lủng lẳng một chuông gió bằng đồng. Qua lời chuông, từng hồi ức, từng hình ảnh đẹp trong đời dần tái hiện trong tâm thức, tình cảm tôi nhẹ nhàng, thuần khiết. Không biết khi ấy Lục Thư nghĩ gì khi nghe chuông gió, nhưng nhìn thấy Lục Thư cũng đang như xuất thần theo âm thanh trong gió, tôi hiểu rằng, tùy theo tâm cảm mỗi người mà thả hồn cùng tiếng gió reo trong lời chuông hay chuông reo trong lời gió”.
Đặc biệt, mỗi lần ngược xuôi trên những con phố dốc thấp dốc cao, ông thầm nghĩ những con đường cứ như đang đong đưa theo cánh võng. Cảm giác cứ bồng bềnh. “Cái phong vị của mảnh đất này thật đặc biệt đối với tôi. Phong vị đó được kết tinh từ mùi của gió, của đất, từ hương vị của những món ăn thơm ngon mang thương hiệu Phố núi như phở khô Gia Lai, bún mắm cua, măng chua rừng... Những điều giản dị và mộc mạc đến vậy nhưng đó lại là điều kỳ diệu của mảnh đất Tây Nguyên chơn chất níu lòng tôi ở lại!”.
Bởi vậy, nhà thơ Võ Quê đã không ngần ngại bày tỏ cảm xúc của mình qua bài “Viết từ Phố núi” - một cảm nhận yêu thương ban đầu mà nhà thơ dành cho vùng đất cao nguyên này. Ông viết về chùa Minh Thành: “Nắng sớm lan tỏa trên từng nóc điện, tháp chùa, cỏ cây hoa lá. Sắc phượng đỏ thắm bên góc sân chùa gợi trong tôi đường phượng nội thành xứ Huế những ngày áo trắng ai đi về một thuở học trò hồn nhiên trinh thơ. Bất chợt, trong tịnh yên mênh mông Minh Thành chợt ngân lên ngọt ngào chuông gió. Chuông gió Minh Thành được tạo dáng đẹp lắm. Mỗi góc tháp lủng lẳng một chuông gió bằng đồng. Qua lời chuông, từng hồi ức, từng hình ảnh đẹp trong đời dần tái hiện trong tâm thức, tình cảm tôi nhẹ nhàng, thuần khiết. Không biết khi ấy Lục Thư nghĩ gì khi nghe chuông gió, nhưng nhìn thấy Lục Thư cũng đang như xuất thần theo âm thanh trong gió, tôi hiểu rằng, tùy theo tâm cảm mỗi người mà thả hồn cùng tiếng gió reo trong lời chuông hay chuông reo trong lời gió”.
Đặc biệt, mỗi lần ngược xuôi trên những con phố dốc thấp dốc cao, ông thầm nghĩ những con đường cứ như đang đong đưa theo cánh võng. Cảm giác cứ bồng bềnh. “Cái phong vị của mảnh đất này thật đặc biệt đối với tôi. Phong vị đó được kết tinh từ mùi của gió, của đất, từ hương vị của những món ăn thơm ngon mang thương hiệu Phố núi như phở khô Gia Lai, bún mắm cua, măng chua rừng... Những điều giản dị và mộc mạc đến vậy nhưng đó lại là điều kỳ diệu của mảnh đất Tây Nguyên chơn chất níu lòng tôi ở lại!”.
Nhà thơ Võ Quê sinh năm 1948 tại Thừa Thiên-Huế. Hiện ông
là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca Huế thuộc Trung tâm Văn hóa Huế; hội viên Hội Nhà
văn Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. Đã in các
tác phẩm: Ngợi ca, Khúc tri âm, Lửa đường phố, Hoa và phong vị Huế, Xôi
chuông… Những tác phẩm thơ ca, tản văn của ông luôn mang đến cho người đọc sự
gần gũi, dễ đi sâu vào lòng người.
|
Không chỉ là cảnh sắc hữu tình mà ấn tượng sâu đậm trong tâm
trí nhà thơ còn là tình thân nơi Phố núi.
Ông kể: “Những lần đến Gia Lai tôi đều được một số thân hữu là văn nghệ sĩ tiếp đón ân cần. Các anh chị như Chử Anh Đào, Văn Công Hùng, Thu Loan… đã giúp tôi thâm nhập thực tế nhiều nơi trong tỉnh. Nhờ vậy, tôi đã cảm nhận sâu sắc về bản sắc văn hóa Gia Lai, về nền văn học nghệ thuật độc đáo, chuyên biệt, giàu giá trị truyền thống dân tộc-mà nổi bật là sức sống Tây Nguyên-trong các tác phẩm văn học nghệ thuật của các tác giả đang sinh sống, hoạt động tại Gia Lai”. Từ đó ông thêm một lần được học hỏi và mở rộng vốn kiến thức của chính mình, bởi với ông kiến thức là vô tận. Trong cuộc trò chuyện, người nghệ sĩ này liên tục nhắc đến nhà văn Chử Anh Đào, bởi theo ông hồn Tây Nguyên, chất Tây Nguyên dường như đã cô đọng trong Chử Anh Đào để từ đó nhà văn này có nhiều đóng góp quý báu về các giá trị văn hóa phi vật thể cho Gia Lai. Chính sự đón tiếp nồng hậu của con người và đặc biệt là các văn nghệ sĩ Gia Lai đã khiến nhà thơ xứ Huế luôn mong mỏi trong thời gian sớm nhất sẽ lại được quay trở lại nơi này.
Qua cử chỉ, ánh mắt của người nghệ sĩ năm nay đã tròn 70 tuổi, tôi có thể hiểu rằng ông đã “phải lòng” Phố núi Pleiku hiền hòa và thơ mộng. Trong cuộc đời mình, người nghệ sĩ Võ Quê đã đi qua biết bao nhiêu cung đường của đất nước, nhưng Pleiku đã neo lại trong lòng ông như thế, với tất cả những nhớ thương khi trở về xứ Huế.
Ông kể: “Những lần đến Gia Lai tôi đều được một số thân hữu là văn nghệ sĩ tiếp đón ân cần. Các anh chị như Chử Anh Đào, Văn Công Hùng, Thu Loan… đã giúp tôi thâm nhập thực tế nhiều nơi trong tỉnh. Nhờ vậy, tôi đã cảm nhận sâu sắc về bản sắc văn hóa Gia Lai, về nền văn học nghệ thuật độc đáo, chuyên biệt, giàu giá trị truyền thống dân tộc-mà nổi bật là sức sống Tây Nguyên-trong các tác phẩm văn học nghệ thuật của các tác giả đang sinh sống, hoạt động tại Gia Lai”. Từ đó ông thêm một lần được học hỏi và mở rộng vốn kiến thức của chính mình, bởi với ông kiến thức là vô tận. Trong cuộc trò chuyện, người nghệ sĩ này liên tục nhắc đến nhà văn Chử Anh Đào, bởi theo ông hồn Tây Nguyên, chất Tây Nguyên dường như đã cô đọng trong Chử Anh Đào để từ đó nhà văn này có nhiều đóng góp quý báu về các giá trị văn hóa phi vật thể cho Gia Lai. Chính sự đón tiếp nồng hậu của con người và đặc biệt là các văn nghệ sĩ Gia Lai đã khiến nhà thơ xứ Huế luôn mong mỏi trong thời gian sớm nhất sẽ lại được quay trở lại nơi này.
Qua cử chỉ, ánh mắt của người nghệ sĩ năm nay đã tròn 70 tuổi, tôi có thể hiểu rằng ông đã “phải lòng” Phố núi Pleiku hiền hòa và thơ mộng. Trong cuộc đời mình, người nghệ sĩ Võ Quê đã đi qua biết bao nhiêu cung đường của đất nước, nhưng Pleiku đã neo lại trong lòng ông như thế, với tất cả những nhớ thương khi trở về xứ Huế.
Thúy Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét