Targore với trẻ em
Ấn Độ là một trong những cái nôi rực rỡ nhất của văn minh
nhân loại. Ngay từ những ngày đầu hình thành và phát triển, người Ấn Độ đã tạo
dựng được một nền văn hóa mang đậm dấu ấn riêng biệt. Nếu coi văn học là tấm
gương phản chiếu xã hội đương thời thì cần khẳng định rằng, văn học Ấn Độ phản
ánh một cách chân thực, sinh động các giai đoạn, thời kỳ của lịch sử từ nền văn
minh sông Ấn đến tận ngày nay. Nếu thần thoại, sử thi được coi là những bản anh
hùng ca vĩ đại của người Ấn Độ cổ đại – ca ngợi về các vị thần, các vị
anh hùng – thì đến thời Phục hưng, văn học Ấn Độ lại có thêm những bản tình ca
về tình yêu, về cuộc sống đậm chất nhân sinh. Đó cũng là hơi hướng chủ đạo
trong thơ Tagore – “ngôi sao sáng của Ấn Độ Phục hưng”. Có thể khẳng định rằng,
Tagore là một nhà thơ lớn, đồng thời là một nghệ sĩ thiên tài, một triết gia lỗi
lạc, và một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Ấn Độ và thế giới. Tagore làm
thơ từ nhỏ, thơ của ông thực sự gây tiếng vang lớn khi ông nhận giải Nobel năm
1913 cho tập Thơ Dâng. Thơ Tagore mang màu sắc triết lý, trừu tượng pha chút
tôn giáo truyền thống của Ấn Độ…Nhưng chính sức tưởng tượng mãnh liệt của ông
đã khám phá ra những rung động tinh tế trong tâm hồn và con người. Với “Người
làm vườn”, Tagore thể hiện một trái tim yêu đương thiết tha, nồng cháy thì đến
“Trăng non”, Tagore lại tặng cho trẻ em một trái tim yêu thương, lòng khoan
dung bao la, rộng lớn. Đó cũng chính là món đẹp và ý nghĩa nhất mà Tagore dành
tặng cho trẻ em qua tập thơ có một không hai này.
1. Từ khi ra đời, văn học là một phương tiện phản ánh hiện thực
một cách sinh động hiện thực xã hội qua các thời kỳ. Văn học chủ yếu hướng về
phản ánh con người và những khía cạnh liên quan đến cuộc sống của con người. Một
tác phẩm văn học, dù ở bất cứ đâu hay bất kỳ thời điểm nào cũng chỉ mang tính
nhân văn, nhân đạo sâu sắc khi nó phản ánh một cách chân thực, sinh động cuộc sống
của con người với những tình cảm cao đẹp nhất. Văn học phản ánh cuộc sống của
con người nói chung, nhưng bên cạnh đó, nó còn dành một góc cho những tâm hồn
trẻ thơ. Trên thế giới, không ít nhà thơ đã dành tặng cho trẻ em những vần thơ
cùng những tình cảm vô cùng cao đẹp. Ở những tâm hồn bé thơ ấy, nhà thơ không
chỉ tìm thấy sự trong sáng, vô tư mà còn tìm thấy cả những ước mơ giản đơn những
vô cùng sâu sắc.
Có thể nói, thơ về trẻ em chiếm một vị trí quan trọng trong nền
văn học thế giới. Khảo sát qua một vài tác giả, người ta nhận ra rằng: mỗi nhà
văn, dù viết về trẻ thơ dưới hình thức nào đi chăng nữa thì cũng đều thể hiện một
tấm lòng yêu thương vô bờ bến. Ngay từ thời văn học lãng mạn, người ta biết đến
đại văn hào Hugo với những kiệt tác kinh điển như Nhà thờ Đức Bà Paris, Những
người khốn khổ…nhưng bên cạnh đó, người ta vẫn tìm thấy hình ảnh những em bé
trong những vần thơ của ông. Trong bài thơ Em bé, hình ảnh của trẻ em
không hồn nhiên, ngây thơ, tươi vui mà là hình ảnh của em bé chịu nhiều đau
thương. Em đứng giữa đống đổ nát của chiến tranh để lại như một đóa hoa sơn trà
trắng muốt giữa khói bụi chiến tranh. Em bé đứng ngẩn ngơ như không còn nhận ra
quê hương tươi đẹp ban đầu, mái tóc em ủ rũ, từng búp tóc xoăn buông xuống bờ
vai gầy. Với tình yêu thương trẻ em, nhà thơ sẵn sàng tặng cho em những món quà
quý giá để em có thể quên đi những nỗi buồn:
“Em muốn chăng bông huệ xanh như mắt em xanh…
Hay anh cho em quả đẹp…
Hay em muốn con chim rừng kỳ diệu,
Tiếng hót du dương hơn cả tiếng kêu
Vang vang hơn tiếng khèn
Muốn chi em? Hoa, chim, quả, lạ?”
(Bài thơ Em bé)
Thế nhưng nhà thơ hết sức ngỡ ngàng khi em bé đáp lại: “Cho em
súng đạn giết quân thù”. Em bé ở đây không còn là em bé thơ ngây, với những ước
mơ giản dị mà là em bé với một tâm hồn bị chiến tranh tàn phá. Em không còn thiết
tha với hoa thơm, trái ngọt hay chim sơn ca nữa, cái em cần là súng đạn. Chiến
tranh đã gieo bao tai họa lên đầu em trẻ, khiến chúng không còn được sống trong
thanh bình với đúng ý nghĩa của cuộc sống.
Một lần nữa lại viết về em bé, nhưng những em bé trong
bài thơ Gặp gỡ của Hugo là những đứa bé đói khát, lang thang, sống một
cuộc đời không tình thương mái ấm. Chúng là những đứa trẻ mồ côi, cả cuộc đời
chỉ có con số không vĩ đại: không cha, không mẹ, không chốn nương thân…
Những đứa bé đói khát, lang thang, ăn mày:
Không cha không mẹ. Không cả một túp lều
Không chốn nương thân. Tất cả đều đi chân đất…
Chúng thường ngủ co ro dưới rãnh suốt đêm dài
Nên lộng gió bốn bề, khắp người lạnh buốt
Hằng ngày dắt díu nhau đi
Đói khát, lang thang, qua cửa mọi nhà…
(Gặp gỡ)
Cha mẹ vốn là chỗ dựa lớn nhất cho mọi trẻ em, cha mẹ sinh
thành, nuôi nấng và yêu thương con cái, dạy dỗ con cái từ thuở lọt lòng…và diễm
phúc biết bao khi có cha mẹ giữa cuộc đời. Vậy mà trong thơ của Hugo, những đứa
trẻ hiện lên như là nỗi bất hạnh vô bờ bởi không được sống trong tình yêu
thương của cả cha và mẹ. Chúng lớn lên như cây cỏ giữa thiên nhiên, chúng lang
thang giữa các nẻo đường vô định, chúng gặp nhau và dắt díu nhau qua từng nhà,
từng ngõ. Những cơn gió lạnh của cuộc đời thổi tới khiến tâm hồn non nớt run
lên, nương tựa vào nhau giữa cuộc đời bao la, rộng lớn. Những đứa bé trong bài
thơ có cảnh ngộ giống nhau, chúng đồng cảm với nhau, chia nhau từng miếng bánh
khi mỗi khuôn mặt vẫn gầy xanh như tàu lá. Đó là tình người của những trái tim
thơ bé mà nhà thơ vô cùng tinh tế khi phát hiện ra. Cái đẹp trong trắng ấy khiến
cho tâm hồn nhà thơ chợt xót xa, thương tiếc cho những trẻ em bất hạnh…..
Một bài thơ nữa của Hugo cũng viết về trẻ em, nhưng là những
câu thơ mượt mà dành cho những tâm hồn bé thơ được yêu chiều, hạnh phúc:
Khi em bé hiện ra, cả gia đình quây lại
Vỗ tay reo. Và cái nhìn trẻ ngây thơ ngời chói
Sáng lên bao mắt nhìn…
(Khi em bé hiện ra)
Em bé trong bài thơ không còn là em bé cô đơn, chịu nhiều mất
mát, đau thương giữa cuộc đời, mà là em bé được sống giữa tình yêu, niềm tự hào
vô bờ bến của những người thân. Cả nhà chào mừng em bằng ánh mắt hạnh phúc, bằng
những tiếng vỗ tay và bằng những nụ cười mãn nguyện. Khi thấy em, mọi mệt mỏi,
lo toan trên gương mặt sau một ngày làm việc vất vả cũng chợt tan biến để vui vẻ
cùng nụ cười trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng. Bởi mỗi khi đứa trẻ xuất hiện mang
theo bao niềm vui đến cho người lớn. Mẹ bé hạnh phúc đến ngỡ ngàng, run lên
nhìn bé mon men chập chững với những bước đi đầu đời. Với nhà thơ, trẻ em chính
là ánh bình minh buổi sớm, và tâm hồn bé được ướp bao loại hoa dịu nhất giữa
cánh đồng hoa tâm hồn bát ngát. Trẻ em, được nâng niu, và được yêu chiều, được
sống trong những gì tốt đẹp nhất giữa cuộc đời. Em bé trong bài thơ không còn
là em bé với tâm hồn chai sạn bởi chiến tranh , cũng không còn là những em bé mồ
côi, phải xin ăn trong từng cơn gió lạnh mà là những bé em hồn nhiên, trong trắng.
Em bé nhìn ra thế giới muôn màu và ngạc nhiên trước cuộc sống đầy màu sắc: “Em
dâng tâm hồn cho cuộc đời non trẻ. Miệng em cho cái hôn”…Với trái tim đậm chất
nhân sinh, nhà thơ đã viết:
Thượng đế ơi! Hãy che trở cho những người thân đó
Bạn bè, anh em, cả kẻ thù con nữa
Tránh được nỗi đau này:
Phải thấy mùa hè không hoa lá tươi thắm
Thấy cái tổ chim, cái đõ ong trống vắng
Căn nhà không có trẻ em
(Khi em bé hiện ra)
Mặc dù ba bài thơ viết về trẻ em với những cảnh đời khác nhau
nhưng nhà thơ Hugo đã để lại một dấu ấn chung vô cùng sâu đậm trong từng bài.
Đó chính là tấm lòng thương yêu trẻ em, xót xa cho cuộc đời của những trẻ em bất
hạnh, từ đó, nhà thơ luôn mong muốn mang đến cho trẻ em một cuộc sống hạnh
phúc, tràn ngập yêu thương.
Ở Việt nam, trẻ em chiếm một vị trí đặc biệt trong thơ của HCMinh. Có thể nói, Bác Hồ dành cho trẻ em một tình yêu đặc biệt nên Người
làm nhiều thơ về trẻ em. Người có viết:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
Với Bác, “búp” diễn tả trọn vẹn cái tinh khiết, hồn nhiên,
trong trắng và thể hiện thái độ trân trọng, nâng niu, quý mến trẻ em của Bác Hồ.
Trẻ em như búp non ấy là còn bé bỏng, cần được chăm sóc và bảo vệ. Cho nên,
theo Người, cái “ngoan” của trẻ em thể hiện ở ba phương diện chủ yếu, quan trọng:
ăn, ngủ, học hành. Ở đây không chỉ đơn thuần chỉ là ăn, ngủ, học hành với ý
nghĩa của những động từ thông thường mà là phải biết ăn, biết ngủ, biết học
hành. Động từ “biết” đứng trước rất có ý nghĩa thể hiện tính chủ động của chủ
thể trẻ em. Không chỉ yêu quý, Bác Hồ còn đánh giá rất cao vai trò của trẻ em
trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước nhà. Trong thời kỳ nước nhà còn nô lệ
Người coi trẻ em cũng là một “lực lượng”, là một “bộ phận” của cách mạng. Trong
bài Trẻ chăn trâu, Người viết:
Nhi đồng cứu quốc” hội ta
Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh
Chính từ một quan niệm như vậy nên Người dành cho trẻ em một
tình thương yêu đặc biệt. Trong thơ Bác dùng các từ: trẻ, con trẻ, trẻ em, trẻ
con, nhi đồng, mục đồng, cháu, cháu yêu, các cháu để gọi trẻ em. Khi còn trong
nhà lao Tưởng Giới Thạch tiếng khóc của đứa trẻ nửa tuổi vọng vào thơ Người với
bao nỗi xót xa: “Oa! Oa! Oa!…”. Nếu nguyên nhân tiếng khóc của đứa trẻ trong
nhà lao là vì “Cha trốn không đi lính nước nhà” thì nguyên nhân của nỗi “cơ hàn
xót xa”, “vất vả” của trẻ em Việt Nam trước 1945 được Người chỉ ra: “Ấy là vì
Nhật, vì Tây” (Trẻ chăn trâu). Yêu thương trẻ em nên Người có mối quan tâm đặc
biệt với trẻ em.
Như vậy,
mặc dù sống trong những hoàn cảnh khác nhau với những nét đặc trưng thời đại
khác nhau nhưng các nhà thơ vĩ đại bao giờ cũng gặp nhau ở tinh thần nhân văn
chủ nghĩa. Cả V. Hugo và Hồ Chí Minh đều quan tâm tới trẻ em, đều nhận ra những
nét đáng yêu trong tâm hồn thơ bé… Và trên thế giới, còn không ít nhà văn, nhà
thơ cũng dành cho trẻ em sự yêu quý vô bờ này.
2. Cũng giống như bao nhà thơ khác, Tagore đến với trẻ em đầu
tiên bằng việc khám phá và ca ngợi tính hồn nhiên, vô tư của trẻ em. Cái hồn
nhiên ấy được nhà thơ mô phỏng thông qua những hoạt động, những câu nói và những
suy nghĩ của trẻ em với thế giới xung quanh. Cái hồn nhiên đầu tiên mà Tagore
phát hiện ra là ở những hành động, những trò chơi khi trẻ em vui đùa cùng nhau
trên bờ biển dài, đầy cát trắng. Trên đầu các em, bầu trời xanh cao, thanh
bình, còn phía xa là nước biển vỗ rì rào như những lời thì thào của đất mẹ.
Chúng gặp nhau, cười reo và nhảy múa:
Các em xây những ngôi nhà bằng cát
Và chơi với những vỏ sò rỗng không
Các em dùng lá khô đan những chiếc thuyền
Và vui cười thả chúng trên biển sâu vô tận…
(Trên bờ biển)
Trong con mắt Tagore, trẻ em thực sự được sống trong thế giới
chỉ dành riêng cho những tâm hồn thơ trẻ. Chúng vui trên bãi biển, chúng xây những
ngôi nhà bằng cát, để rồi mỗi khi có con sóng xa khơi dội vào, ngôi nhà vừa xây
tan ra thành ngàn tinh thể nhỏ. Trên bờ biển ấy, chúng chơi với những vỏ sò bị
sóng cuốn lên bờ cát như tặng vật của biển thiên nhiên trao tặng… rồi chúng lấy
những chiếc lá khô, đan thành những chiếc thuyền thả trên biển như mang bao ước
mơ đến những chân trời mới lạ. Tất cả chúng trẻ thơ, bé bỏng nên chưa một lần
hòa mình vào biển, cũng chưa một lần giong buồm đi những nơi xa thẳm. Tâm hồn
bé thơ đứng trước biển khơi rộng lớn, chúng chỉ nhặt những viên đá cuội, rồi lại
ném đi như trả mọi thứ về thiên nhiên vĩ đại. Đơn giản. Và tuổi thơ là như thế.
Chúng không đi tìm những kho vàng giấu kín nơi đảo xa như trong bao câu chuyện
mẹ cha vẫn kể, cũng chẳng biết bủa lưới ngoài khơi … Chúng chỉ vô tư chơi đùa,
chẳng chút lo âu về cuộc đời. Hòa trong tiếng cười của trẻ thơ, biển khơi vĩ đại
trào lên những con sóng xanh giòn giã như tiếng cười vang cùng bọn trẻ. Thế giới
của trẻ thơ là một thế giới không có đường biên hạn định. Một thế giới mà ở đó
chỉ có niềm vui, sự hồn nhiên trong sáng mà dẫu khi giông tố trên trời kéo đến,
cái chết đang ở ngoài biển xa thì lũ trẻ vẫn vô tư:
Trên bờ những thế giới vô biên
Là một hội lớn của bầy con trẻ.
Thế giới ấy là thế giới dành riêng cho những tâm hồn non nớt
đang chờ khám phá cuộc đời đầy màu sắc. Đó là thế giới mà chỉ trẻ thơ mới tìm
thấy chính mình, mới tìm được niềm vui giữa cuộc đời, giữa vui đùa cùng bầy bạn.
Cái hồn nhiên của trẻ em không chỉ được thể hiện qua trò
chơi, mà còn thể hiện qua những câu nói, những suy nghĩ của bé trước cuộc đời.
Bé hỏi mẹ:
Mẹ ơi, con từ đâu đến vậy
Mẹ đã nhặt con ở tận nơi nào?
Câu hỏi của bé giản đơn, nhưng là câu hỏi thể hiện rất rõ những
suy nghĩ của bé về thế giới xung quanh. Bé thật ngây thơ, những cái ngây thơ của
bé là pha chút tò mò về nguồn gốc của mình. Bé từ đâu đến? Đây là câu hỏi chung
cho biết bao tâm hồn bé thơ khi nhận biết mình đã tồn tại trên cõi đời này. Bé
đặt ra một nghi vấn, phải chăng mẹ đã nhặt bé từ nơi nào đó? Bé tin rằng, ở
“nơi nào” ấy bé đã tồn tại, và mẹ đến đó đón bé về. Bé sống bên cạnh mẹ, bé tìm
thấy niềm vui bên cạnh mẹ, và bé sẵn sàng chia sẻ cùng mẹ những niềm vui ngây
thơ, ngốc nghếch:
Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con,
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều
Chúng ta chơi với buổi sớm mai vòng
Chúng ta chơi với vầng trăng bạc…”
(Mây và sóng)
Với bé, mọi thứ xung quanh thật ồn ào, náo nhiệt và đâu đâu
cũng gặp những người thân yêu, những nụ cười chào đón. Với bé, đám mây xanh
không chỉ là đám mây mà còn là nơi mà những con người nào đó đang sống. Họ
là những người sống ở một thế giới khác, họ sống trên cao và di chuyển cùng những
đám mây. Bé gọi họ là “những người sống trên mây”. Họ gọi bé, rủ bé chơi như những
người bạn trần thế hằng ngày bé vẫn chơi và nô đùa thỏa thích. Những người
bạn trên mây gọi bé cùng chơi, chơi vô tư từ sáng sớm đến khi chiều tà, khi mẹ
hiền nâng vạt sari gọi bé về ăn cơm bên gia đình yêu dấu. Và trong con mắt của
bé, thế giới đâu chỉ đơn thuần là thế giới mà đó còn là nơi có bao niềm vui,
bao cảnh vật và nơi có những người bạn mà bé hằng yêu quý. Với bé, mọi thứ xung
quanh đều là bạn, đều gần gũi, từ sáng ban mai vàng trên bờ sông Ganga trù phú
đến đêm trăng bạc trên con sông Indus phì nhiêu…Và với những người sống trên
mây ấy, bé không chỉ nghe thấy tiếng họ gọi bé, mà bé còn giao tiếp được với họ.
Họ nói với bé rằng, chỉ cần giơ tay lên bầu trời cao là bé được vui chơi cùng họ
trên những đám mây xanh bồng bềnh, yên ả. Nhưng bé còn mẹ, bé phải ở nhà với mẹ
thân yêu… rồi những đám mây bay đi, để lại bé với những câu chuyện hồn nhiên
bên người mẹ hiền yêu dấu…
Với Tagore, cái hồn nhiên vô tư của trẻ em mang đến cho người
lớn những niềm vui đầy thú vị. Ở trẻ em, người lớn như tìm lại được niềm vui,
niềm hạnh phúc của mình một thời đã trôi qua trong quá khứ. Trong bài thơ Bản
hợp đồng cuối cùng, nhân vật tôi như tìm thấy tự do ở hai bàn tay trắng
của đứa trẻ vô tư. Bài thơ là bốn khúc ca, mỗi khúc ca đọc lên nghe có vẻ trái
ngược với logic thông thường nhưng dường như lại rất hợp logic với tâm trạng
nhân vật trong bài thơ. Khổ thơ thứ nhất, nhân vật tôi- người lớn muốn tìm ai
đó thuê mình. Người ta vẫn nói đến “thuê” như một hành động trao đổi – bán đi
và nhận lại một cái gì đó tương ứng. Một ông vua muốn thuê nhưng anh ta từ chối,
một ông già thuê bằng tiền bạc nhưng anh ta quay lưng và một thiếu nữ xinh đẹp
thuê bằng một nụ cười, anh ta từ chối… Thế nhưng khi gặp một đứa trẻ, anh ta đã
đồng ý để đứa trẻ thuê anh bằng hai bàn tay trắng. Bởi khi ấy, anh không trở
thành nô lệ của quyền lực, đầy tớ của bạc vàng, mà anh trở thành bè bạn của đứa
trẻ:
Ánh mặt trời long lanh trên cát,
và sóng vỗ rì rào
Một cậu bé ngồi chơi với dăm vỏ ốc.
Cậu ngẩng đầu lên, và dường như cậu nhận ra tôi
rồi nói: “Tôi thuê anh với hai bàn tay trắng”
Và từ khi bản hợp đồng được ký chơi với cậu bé
tôi đã thành người tự do
Trẻ chẳng có gì, trẻ có hai bàn tay trắng và sự hồn nhiên vô
tư không bị cuộc đời bon chen chi phối. Người xa lạ tìm thấy ở cậu bé sự tự do,
sự mến yêu bởi sự chân thành của em trẻ đã gieo vào lòng anh mối rung động lạ kỳ.
“Hai bàn tay trắng” biểu thị sự ngây thơ của đứa trẻ, sự bé bỏng của đứa trẻ.
Một đứa trẻ, lại có quyền thuê một người lớn hẳn là một chuyện lạ, hơn nữa ở
đây còn thuê với hai bàn tay trắng. Càng kì lạ hơn, nhân vật tôi lại đồng ý với
điều kiện em bé đưa ra. Cái cao thượng, cái tài của Tagore là đã để cho nhân vật
tôi không bị cho phối bởi vật chất và quyền lực… mà ngược lại vẫn giữ được tâm
hồn thánh thiện trước trẻ nhỏ. Bản hợp đồng được kí kết, cậu bé có bạn chơi
cùng, còn nhân vật tôi cũng không hề bị lệ thuộc. Chính sự vô tư của đứa trẻ đã
khiến nhân vật tôi tìm thấy bến đỗ cuối cùng cho ước mong bình dị. Để rồi sau,
khi bước một mình trên con đường vắt ngang qua cánh đồng vàng, khi ánh dương sắp
ngập sâu vào trong bóng tối… nhân vật tôi lại nghe thấy giọng thân thương của một
đứa em thơ bé:
Ánh dương ngập sâu vào bóng tối, và vụ gặt đã xong, dải đất
góa bụa nằm yên nghỉ.
Đột nhiên giọng một đứa bé lanh lảnh cất lên trong bầu trời.
Nó đi trong bóng tối chả ai thấy, để bài hát lưu dấu cắt
ngang cái im vắng của buổi chiều.
(Nhà)
Tiếng ca của đứa bé vang lên tự nhiên như một chú chim tự do
hòa tiếng hát trên khung trời xanh thắm. Tiếng hát bé em vang xa, vô tư đi giữa
cuộc đời không chút âu lo phiền muộn. Bóng dáng bé hòa vào bóng tối nhưng giọng
ca em vẫn vang lên phá tan sự im vắng, tĩnh lặng của buổi chiều nhạt nhòa bóng
tối. Chính sự hồn nhiên trong lời hát của em bé đã xóa tan đi cái nặng nề, làm
không gian thêm sống động, tươi vui và đầy sức sống. Trong cái nhìn của Tagore
về trẻ em, tính hồn nhiên, vô tư bộc lộ không chỉ qua con mắt của người lớn,
trong những đối thoại với người lớn mà còn qua cả những đối thoại giữa hai đứa
trẻ. Đó là lúc chúng tranh luận với nhau về một việc gì đó, chúng không chịu
nhường nhau:
Mẹ ơi, bé của mẹ ngu quá!…
Nó không thể phân biệt nổi đèn đường với sao trên trời cao
Khi chúng con chơi ăn sỏi ăn cuội, nó tưởng đó là đồ ăn thực
(Tài giỏi)
Cái ngây thơ, trong sáng của trẻ em là chưa nhận thức được hết
thế giới xung quanh, em nhận ra cái này giống cái kia dựa trên những đặc điểm
tương đồng dễ nhận biết. Em bé chưa phân biệt nổi ánh đèn đường với ngôi sao
trên trời cao là bởi vì chúng cùng sáng, cùng ở trên cao, cao hơn so với bé. Với
bé, ánh đèn cũng cao lắm, xa lắm, cũng chính là ngôi sao sáng, có điều, ngôi
sao ấy gần hơn những ngôi sao khác. Khi chơi ăn sỏi, ăn cuội, bé tưởng đồ ăn thật
liền bỏ luôn vô miệng. Đơn giản lắm vì bé luôn nghĩ rằng “ăn sỏi, ăn cuội” như
ăn đồ ăn mẹ vẫn dành cho bé. Khi bảo bé học a,b,c bé mở sách xé từng trang rồi
cười lên khoái chí. Vì bé đã hiểu gì đâu, bé vẫn ham chơi, cái tuổi hồn nhiên
chưa biết đến bài thơ, con chữ. Nhưng trách bé sao được, bé là thế, bé hồn
nhiên so với cái tuổi bé bỏng ngây thơ của bé, cái tuổi mà bé chỉ biết chơi chứ
chưa biết học. Khi người lớn giận dữ, bé phá lên cười, rồi bé lại tưởng cha ở gần
dù cha đi vắng khi anh gọi to “cha ơi”. Với bé, tính chân thật đã bắt đầu như mầm
hé nụ, bé thành thật với mình, với cái mà bé bắt đầu nhận thức: gọi cha, ấy là
cha đang ở gần, còn gọi anh là vì anh chính là anh, thực sự anh là của bé chứ
đâu phải thầy giáo. Không những thế, bé muốn lấy cả ông trăng trên trời cao để
chơi bằng cách gọi to: ông vỏi ông voi…bởi ông trăng to tròn vẫn hay hiện ra
trong câu chuyện êm đềm của mẹ. Trong mắt người anh, em bé thật dại dột, ngốc
nghếch. Thế nhưng, chính cái dại khờ, ngốc nghếch ấy lại chứng tỏ tính hồn
nhiên, ngây thơ của bé khi nhận thức về thế giới xung quanh. Khi bé nhận thấy,
buổi tối, mặt trăng “mắc kẹt” giữa lùm cây, bé hỏi rằng, liệu có ai ôm được
không nhỉ; nhưng người anh đã cười nhạo và bảo rằng: mặt trăng xa thế làm sao
ai ôm cho được. Nhưng bé nói rằng, khi mẹ tựa cửa từ trên cao nhìn xuống, chẳng
lẽ mẹ cũng xa ư? Với bé, khoảng cách tới mặt trăng cũng gần lắm chẳng xa đâu. Mặt
trăng bị mắc trên cành cây kia, mà cành cây ấy cũng chỉ cao bằng ban công thôi
nên với bé, mặt trăng có thể lấy xuống được. Nó gần như chỗ mẹ đứng ngắm mỗi lần
bé chơi với anh. Với bé, để lấy được mặt trăng thì phải lấy xuống tay ôm, còn lấy
lưới thì chẳng có ích chi. Nếu anh cho rằng mặt trăng lớn, thì bé cho rằng, mặt
trăng cũng giống như mặt mẹ khi cúi xuống hôn. Với bé, mặt mẹ thế là lớn lắm rồi,
và mặt trăng cũng chỉ lớn thế thôi. Cho nên, bé có thể ôm được mặt trăng từ
trên cao trở xuống.
Qua ngòi bút của Tagore, trẻ em hiện ra với đầy đủ những nét hồn nhiên, tinh nghịch, vô tư nhưng cũng vô cùng trong sáng. Cái hồn nhiên ấy không chỉ thể hiện những nhận thức của bé về thế giới xung quanh mà còn thể hiện qua những hành động, cử chỉ với người lớn. Chỉ có trái tim yêu trẻ thơ như Tagore mới phát hiện được nét tính cách đẹp và đáng yêu đến vậy.
Qua ngòi bút của Tagore, trẻ em hiện ra với đầy đủ những nét hồn nhiên, tinh nghịch, vô tư nhưng cũng vô cùng trong sáng. Cái hồn nhiên ấy không chỉ thể hiện những nhận thức của bé về thế giới xung quanh mà còn thể hiện qua những hành động, cử chỉ với người lớn. Chỉ có trái tim yêu trẻ thơ như Tagore mới phát hiện được nét tính cách đẹp và đáng yêu đến vậy.
Trẻ em hiện lên trong thơ Tagore không chỉ được mô tả với sự
ngây thơ mà còn được quan tâm, yêu thương đặc biệt. Trẻ em được nâng niu, được
ôm ấp trong vòng tay của mẹ, trẻ ngủ mang theo những lời hát của mẹ vào thế giới
thần tiên. Trong giấc ngủ của bé, lời ca của mẹ có cánh cò trắng, có con sông
dài và có cả những nàng tiên dịu dàng ca lời ru bé ngủ:
Giấc ngủ chập chờn trên hàng mi em bé. Ai biết giấc ngủ từ
đâu đến?
Ừ nghe nói giấc ngủ đến từ nàng tiên nữ, trong bóng cây rừng
có đom đóm lập lòe dìu dịu, có hai nụ hoa thần kỳ níu cành e lệ.
(Từ đâu)
Giấc ngủ đến với em bé, lắng đọng trên hàng mi khiến bé chập
chờn, những nàng tiên nữ đã mang giấc ngủ êm đềm đến tặng riêng cho bé, hay ánh
sáng dìu dịu của những con đom đóm lập lòe ru em bé trong những khúc ca thần kì
êm dịu? Đôi mắt bé giống như hai nụ hoa xinh tươi, còn e lệ trước sự sống bên
ngoài nên còn chập chờn trong giấc ngủ. Giấc ngủ em đẹp biết bao khi những nàng
tiên dịu hiền mang đến, hôn lên hàng mi em bé. Yên bình làm sao khi em bé ngủ.
Bởi khi ấy, mẹ bé yên tâm để khoác vạt áo ra ngoài đi lấy nước. Đó là lúc giữa
trưa, khi giờ chơi của các em cũng đã vãn, và bọn vịt cũng nằm yên trong ao,
nghỉ ngơi sau những giờ phút kiếm ăn mệt nhọc. Xa xa kia, trên cánh đồng phì
nhiêu màu mỡ, chú bé chăn trâu nằm yên, thả hồn mình bay theo những ước mơ kì
diệu ru hồn vào giấc ngủ. “Con sếu đứng lặng yên trong đầm bên rừng muỗm”. Tất
cả mọi cảnh vật dường như thu mình lại, nghỉ ngơi sau những phút giây miệt mài
chơi đùa, làm việc. Tất cả đều yên ắng như ru khúc ca thanh bình cho em bé ngủ.
Nhưng chính lúc ấy, “tên ăn cắp giấc ngủ đã đến” và “cuỗm luôn giấc ngủ trên
đôi mắt bé bay đi”. Nên lúc mẹ về, mẹ thấy bé ‘ngao du bằng cả bốn chân tay
trong khắp gian phòng”. Lời mẹ dịu dàng đi tìm kẻ đánh cắp giấc ngủ chính là lời
dỗ dành ngọt ngào mà mẹ dành cho bé. Nó chứa đựng sự quan tâm, yêu thương chăm
sóc bé từ giấc ngủ trên mi:
Ta phải tìm cho ra và trói hắn lại
Ta phải nhìn vào trong hang tối,
nơi có dòng suối con róc rách chảy qua…
Ta phải sục vào trong sóng mơ màng của rừng Bakula,
nơi bồ câu vẫn gù trong xó quen của chúng…
(Người ăn cắp giấc ngủ)
Để đi tìm “kẻ đánh cắp giấc ngủ” trên đôi mắt bé, mẹ phải
nhìn vào tận trong hang sâu, nơi ấy, dòng suối róc rách chảy qua bao mùa mưa nắng,
bao hòn đá, hòn sỏi dữ dằn trong cái nhìn đầy sợ hãi… rồi mẹ phải vào trong
bóng tối mơ màng của khu rừng già ngàn năm tuổi Bakula. Nơi ấy có những con bồ
câu vẫn gù lên những bài ca muôn màu của vũ trụ trong những xó quen thuộc… Rồi
mẹ sẽ đi tìm chiếc vòng của những nàng tiên, kêu lanh canh trong những đêm sao
yên tĩnh. Bởi phải chăng, những âm thanh từ chiếc vòng diệu kì ấy phát ra, đã
làm bé thức giấc bao lần… Trong những nơi mẹ đi tìm kẻ cắp giấc ngủ của bé, nơi
nào cũng có bóng tối và sự mơ hồ đáng sợ. Yêu thương bé, nên mẹ bé sẵn sàng làm
tất cả những gì để bé có giấc ngủ êm đềm, yên tĩnh…Tưởng rằng như vậy đã đủ,
nhưng không, mẹ vẫn chưa thôi đi tìm chừng nào chưa tìm ra hắn. Rồi vào những
buổi chiều, mẹ sẽ nhìn vào sự yên lặng của những rừng tre nứa, nơi có những con
đom đóm tung tăng phô ra thứ ánh sáng huyền dịu… Mẹ sẽ đi khắp nơi, từ bờ suối
tới cánh rừng, rồi cả những nàng tiên, mẹ sẽ hỏi tất cả mọi thứ trên thế gian
này mà mẹ gặp về “tên ăn cắp giấc ngủ”. Để rồi, khi bắt được hắn, mẹ sẽ cho hắn
một bài học:
Ta sẽ xông vào trong tổ hắn
Và xem hắn cất giấu ở nơi nào
Những giấc ngủ mà hắn đã từng ăn cắp
Lời ru, tình cảm của mẹ thể hiện sâu sắc qua tâm tình, hành động.
Mặc dù chỉ là lời ru, câu hát để yêu chiều cưng nịnh và ru em bé ngủ nhưng những
câu hát chứa chan sự yêu thương vô bờ bến. Yêu con, mẹ sẵn sàng đi tìm lại những
giấc ngủ đã mất để con được ngủ ngon hơn; yêu con mẹ cũng sẵn sàng làm tất cả,
chẳng ngại chi gian khó. Mẹ sẵn sàng đến những nơi xa xôi để lấy lại những giấc
ngủ mà “tên ăn cắp” đã lấy đi của em bé. Mẹ sẽ mang những giấc ngủ về nhà để từ
đó chẳng ai có thể đánh cắp giấc ngủ trên hàng mi của đứa con yêu dấu. Còn với
“tên ăn cắp giấc ngủ”, mẹ sẽ buộc đôi cánh hắn lại, đặt hắn lên bờ sông chơi
trò câu cá một mình. Để chiều xuống khi mẹ trở về nhà, bao em bé sà vào lòng mẹ,
mẹ âu yếm em bé trong cõi lòng thì cũng là lúc những con chim đêm sẽ thét vào
tai của hắn: “giờ, ngươi sẽ đánh cắp giấc ngủ của ai nào?” Có thể nói, bài thơ
là một lời ru em bé nhưng nó thể hiện rất rõ tình yêu thương vô bờ bến của mẹ tới
những đứa con. Chỉ có những người thực sự yêu thương con mới có thể hát lên những
câu thơ hay và đầy xúc cảm đến như vậy. Quan tâm con từ giấc ngủ chỉ là một
khía cạnh rất nhỏ trong tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho đứa con yêu dấu.
Không chỉ chăm sóc cho em bé từ giấc ngủ, Tagore còn thể hiện
tình yêu thương, tự hào về trẻ nhỏ qua lời ca của một người mẹ. Bởi đứa con
chính là cuộc đời nhỏ của người mẹ. Mỗi khi mẹ đứng trên thềm nhìn bé chơi đùa,
như một mục đồng tí hon yêu dấu, mẹ mỉm cười, vỗ tay. Em bé nở nụ cười trong
veo qua cái nhìn ngây thơ, thánh thiện. Nhưng mẹ lại hỏi điều gì làm bé cười- một
ăn mày bé bỏng:
Ăn mày nhỏ ơi, xin gì đó mà hai tay ôm cổ mẹ
Lòng tham ơi,ta hái trần gian như một trái cây treo lên bầu trời để đặt trong
lòng tay nhỏ hồng của con nhé
Ăn mày ơi, xin gì đó…?
(Đám rước không ngờ)
Mẹ gọi bé là ăn mày nhỏ của mẹ. Cũng chẳng sao vì đó là cách
gọi thân thương mà mẹ dành cho bé mỗi khi bé nũng nịu quàng tay lên cổ mẹ. Bé
muốn xin gì chăng? Xin sự yêu thương, ân cần, thương mến… hay xin cả trần gian
vào trong bàn tay bé bỏng… Mẹ sẽ cho bé mọi thứ, cho bé tất cả trần gian bao la
rộng lớn này. Vì bé, mẹ sẵn sàng làm mọi thứ để bé vui, để tiếng cười qua từng
bước chân của bé vang lên tiếng leng keng nơi vòng chân bé nhỏ. Khi bé tắm gội,
mặt trời mỉm cười; khi bé ngủ trong vòng tay mẹ, trời cao canh chừng mọi thứ
xung quanh và ban mai hôn lên mắt bé… tất cả đều yêu bé, sẵn sàng làm những điều
tốt đẹp nhất vì bé. Trong giấc ngủ, cô tiên chiêm bao sẽ bay qua trời hoàng
hôn, đến với em bé, gieo vào trong em giấc mơ đẹp về cuộc đời, về mẹ. Trong
trái tim người mẹ, em bé là cuộc đời, là cuộc đời thực sự trong trái tim, trong
huyết quản. Bé sinh ra giữa cuộc đời như thiên thần nhỏ bé, được mọi người yêu
chiều hết mực, chăm sóc bé từ nụ cười, giấc ngủ đến những ước mơ bình dị nhất.
Trong đó, mẹ vẫn là người gần gũi bé nhất, yêu thương và cưng chiều bé nhất. Lời
yêu thương của người mẹ với bé cũng chính là tình cảm của Tagore với trẻ em mà
ông muốn gửi gắm qua hình tượng vĩ đại, lớn lao: người mẹ. Không chỉ yêu thương
chăm sóc cho trẻ em, mong cho những gì tốt đẹp nhất sẽ đến, Tagore còn quan tâm
tới trẻ em qua việc bảo vệ chúng khỏi những cạm bẫy, những khó khăn ở bên
ngoài. Chính do xuất phát từ việc còn ngây thơ, cho nên cần phải giữ bé trong một
môi trường trong lành, tươi đẹp, bảo vệ bé tránh xa khỏi những điều không tốt:
Mây vần vũ tụ nhanh trên mép rừng đen
Con ơi, đừng đi ra ngoài…
(Ngày
mưa)
Bài thơ là lời dặn dò ân cần của người mẹ đối với đứa con thơ
khi cơn dông sắp kéo đến: Chớ có ra ngoài, vì ở ngoài bao cạm bẫy đang rình rập
nơi bóng tối. Khi cơn giông kéo đến, thiên nhiên không êm đềm, yên tĩnh, không
có mặt trời, mặt trăng hay ánh bình minh mà chỉ có bóng tối, đêm đen và những
tiếng động kinh hoàng phát ra từ bóng tối, hàng dừa xanh “đập đầu” vào bầu trời
u ám, xì xào như giãy giụa trong đêm đen cùng lũ quạ đậu im trên cành me… và ở
phía bờ sông, ánh mặt trời đã tắt lịm từ lâu, bóng tối ngày càng phủ kín… Không
gian khoác một chiếc áo màu đen, phát ra những âm thanh cực kỳ đáng sợ. Những
cơn mưa làm ngập tràn mọi nẻo đường, và người lớn thì ra cánh đồng bắt những
con cá tràn ra… Trong cái dữ dội ấy, có tiếng ai văng vẳng gọi đò… nhưng chiếc
đò đã nghỉ từ lâu. Trời như phi mau trên mưa điên cuồng dồn dập, nước sông chảy
điên cuồng hung hãn, phụ nữ múc nước đầy bình từ sông Hằng rảo bước về nhà. Bầu
trời giông tố đáng sợ biết bao, con sông linh thánh từ ngàn đời nay hiền hòa, đẹp
như nữ thần Ganga nhưng cũng chảy hung hãn khi mưa trút nước xuống, những người
đàn bà đi lấy nước từ sông rảo bước về nhà…
Con đường đi vắng hoe, lối ra sông trơn trượt, gió thì gào thét dữ dội không thôi… Cảnh thiên nhiên trong giông tố hiện lên thật dữ dội và mỗi lời nói của người mẹ lại đượm vẻ hoảng hốt lo âu: “Con ơi, đừng đi ra ngoài”. Bởi nếu đi ra ngoài, mẹ sẽ không biết tìm con nơi đâu trong cái không gian đáng sợ này. Tất cả đen tối như phủ kín lấy ngọn đèn đêm trong căn nhà bé bỏng, như phủ kín lấy tâm hồn non nớt, đáng yêu. Cho nên mẹ yêu bé, phải bảo vệ bé trước bao hiểm nguy rình rập trong cái thế giới bao la rộng lớn kia. Đó cũng là mong ước lớn lao của bao người mẹ luôn muốn che chở cho con, bảo vệ con trước cuộc đời, luôn mong con mãi được ở trong bình yên, hạnh phúc. Và đó cũng là những yêu thương mà Tagore dành cho trẻ nhỏ.
Con đường đi vắng hoe, lối ra sông trơn trượt, gió thì gào thét dữ dội không thôi… Cảnh thiên nhiên trong giông tố hiện lên thật dữ dội và mỗi lời nói của người mẹ lại đượm vẻ hoảng hốt lo âu: “Con ơi, đừng đi ra ngoài”. Bởi nếu đi ra ngoài, mẹ sẽ không biết tìm con nơi đâu trong cái không gian đáng sợ này. Tất cả đen tối như phủ kín lấy ngọn đèn đêm trong căn nhà bé bỏng, như phủ kín lấy tâm hồn non nớt, đáng yêu. Cho nên mẹ yêu bé, phải bảo vệ bé trước bao hiểm nguy rình rập trong cái thế giới bao la rộng lớn kia. Đó cũng là mong ước lớn lao của bao người mẹ luôn muốn che chở cho con, bảo vệ con trước cuộc đời, luôn mong con mãi được ở trong bình yên, hạnh phúc. Và đó cũng là những yêu thương mà Tagore dành cho trẻ nhỏ.
Có thể nói, sinh con là một điều khó, nhưng nuôi con lại là một
điều khó nhưng nuôi dưỡng, dạy dỗ con thế nào cho tốt lại là một điều khó hơn.
Và khi sinh ra con, cha mẹ đã tặng cho con cái một cuộc đời một sự sống và cả
lòng bao dung vô bờ bến. Trong cuộc đời, người con có thể mắc lỗi lầm sai trái
nhưng với tình yêu thương, cha mẹ sãn sàng tha thứ, bỏ qua chỉ mong con sống tốt.
Với tấm lòng yêu thương con cái, cha mẹ sẵn sàng tặng cho con cái những món quà
vô giá trên thế gian. Nhưng nhiều khi, cha mẹ vẫn băn khoăn về món quà vô giá ấy:
Con ơi, ta muốn cho con một thứ gì
Bởi rồi đây chúng ta sẽ bị cuốn đi
theo dòng đời trần thế…
(Món
quà)
Thật khó để chọn cho con một món quà ý nghĩa. Bởi đó là một
món quà mà con sẽ giữ mãi đến suốt cuộc đời, mà cuộc đời cũng như dòng sông, chảy
trôi và không bao giờ đứng yên một chỗ. Cha mẹ luôn mong con khôn lớn nhưng đồng
thời, cha mẹ cũng ước ao con luôn bé bỏng để sống trong vòng tay âu yếm. Nhưng
sự thực phũ phàng không chừa một ai, rồi cuộc đời sẽ cuốn đứa con yêu dấu đi khỏi
vòng tay âu yếm, xa rời bước chân và ánh mắt mẹ cha… rồi tình thương yêu sẽ rơi
vào quên lãng, và con sẽ nhanh chóng quên đi bao tình thương mến để chạy theo
dòng đời ngược xuôi hối hả. Ở cuộc đời mới ấy, đứa con sẽ lớn lên, sẽ hòa mình
vào xã hội, sẽ vui chơi mà quên mẹ cha đang từng ngày mong nhớ. Cha mẹ sợ những
điều đó bởi đó là nỗi sợ chung của mọi mẹ cha khi con khôn lớn. Nhưng cái mà mẹ
cha muốn tặng cho con cái không phải là những món quà vật chất, tiền bạc vạn
năng để mua chuộc niềm vui và thích thú của đứa con thân yêu,… mà món quà ấy là
mối tình đầy ắp mà mẹ cha dành cho con cái ở những ngày non trẻ để sau này con
vẫn nhớ tới mẹ cha. Thế nhưng, nỗi lo sợ ấy vẫn còn:
Rồi con bỏ chúng ta mà quay lưng đi thẳng
Con có những trò chơi và bạn bè của con
Nếu con không có thì giờ tưởng nhớ đến ta
thì cũng chẳng có gì đáng trách
(Món quà)
Sẽ có lúc, đứa con bé bỏng ngày nào xa rời vòng tay yêu
thương của mẹ để đến với cuộc sống riêng, môi trường mới mà ở đó có những trò
chơi, những bạn bè mới. Rồi cuộc đời sẽ làm cho con quên đi người mẹ thân
thương, nhưng với lòng bao dung rộng lớn, mẹ chẳng bao giờ trách con cả. Ngay cả
khi con không tưởng nhớ đến người mẹ chăm lo cho từng giấc ngủ, miếng ăn để vui
đùa cùng bạn, người mẹ vĩ đại cũng vẫn yêu con như xưa, con mãi vẫn là đứa con
bé bỏng, ham chơi và mỗi khi buồn lại sà vào lòng mẹ:
Còn chúng ta, tất nhiên trong tuổi già
Chúng ta có đủ thời giờ nhàn rỗi
để đếm những ngày đã trôi qua
và để ôm ấp trong lòng ta,
những thức mà tay ta đã mất đi mãi mãi
(Món
quà)
Còn mẹ cha khi tuổi già, họ có đủ thời gian để nghĩ những
ngày tháng đã trôi qua với nỗi nhớ thương con khôn nguôi. Người già thường nhớ
về những kỉ niệm trong quá khứ, thường nghĩ về con cái với những kỉ niệm của
ngày thơ bé. Đứa con như một dòng sông, cứ trôi theo dòng chảy và trên con đường
nó phá tan những rào cản để đến nơi xa xôi nhất. Mẹ cha như núi cao, đứng nhìn
dòng sông với nỗi nhớ mong và tấm lòng yêu thương trìu mến. Dẫu cho con cái có
đi xa, đi mãi mang theo cả tình thương bao tháng năm mẹ cha vun đắp để rồi
trong những phút cuộc đời có quên đi tình mẹ cha thì người cha, người mẹ ấy vẫn
yêu thương con, không trách cứ gì con và luôn dõi theo từng bước chân con đi,
đi về nơi xa thẳm.
Yêu thương, bao dung, chiều chuộng con nhỏ nhưng Tagore quan
niệm, trẻ em cần phải được bảo ban dạy dỗ. Và nhiệm vụ thiêng liêng này thuộc về
cha mẹ của trẻ mà thôi. Chỉ có cha mẹ mới hiểu rõ về con cái mình, hiểu được những
nét tính cách, những chỗ mạnh, chỗ yếu của con… và cái ấy, những người ngoài
đâu có hiểu. Hiểu con, nên cho dù những người ngoài có nói gì về con đi chăng nữa
thì cha mẹ vẫn luôn yêu con, chỉ đơn giản bởi vì nó là đứa con bé bỏng:
Anh làm sao hiểu được nó đáng quý đến chừng nào,
khi anh muốn đặt lên bàn cân
những nết hay và tật xấu của nó.
(Người
phán xử)
Cái đáng yêu của trẻ em là ở tính ngây thơ, hồn nhiên, là sự
tò mò về những điều lạ lẫm. Bé bảo mặt trăng ôm được, mặt trăng to như khuôn mặt
mẹ… đó là cách bé cảm quan về thế giới môi trường xung quanh. Bé có cách nhìn của
bé, bé có cái ngây ngô, khờ khạo, bé có cái tinh nghịch của lứa tuổi đầu đời…
và làm sao có thể thấy cái đáng yêu của trẻ khi đi so sánh những nết hay và
thói hư tật xấu ? Bởi nó còn là một đứa trẻ, và trẻ nhỏ thì chưa nhận thức
được những suy nghĩ của mình. Khi bé sai, cha mẹ bé sẽ là người “trừng phạt”
nó. Nhưng khi chính lúc chừng phạt nó, người mẹ lại thể hiện tình thương của
mình với bé. Chỉ có mẹ, cha mới có quyền rầy la trừng phạt vì mẹ cha là hiện
thân của tình thương vô bờ bến. Chỉ vì thương con, mong cho con thành người nên
mẹ cha mới bảo ban, dạy dỗ. Khi con khóc, thì mẹ cha cũng đau lòng, vì con cái
là một phần của cha mẹ. Và chỉ những ai yêu thương con trẻ nhất mới có quyền trừng
phạt bảo ban vì nó sẽ làm trẻ tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Như vậy, có thể nói, Tagore có cái nhìn sâu sắc về trẻ em
trong việc thể hiện “tính chất” hồn nhiên, trong sáng của trẻ. Thông qua việc
thể hiện những nét tính cách hồn nhiên ấy, Tagore đã bày tỏ một cách chân
thực những tình cảm yêu thương dành cho trẻ em từ trái tim của một người lớn
3. Gắn với lòng yêu thương trẻ em là lòng bao dung bao la rộng
lớn, sự rộng lượng và tinh thần giáo dục vô cùng cao cả. Đây cũng là tiếng nói
của bao con tim người lớn dành cho trẻ nhỏ mà Tagore vĩ đại đã viết thành lời.
Với những tình cảm ấy, Tagore xứng đáng được coi là người vẽ tâm hồn, người
nâng tâm hồn cho những trái tim bé bỏng.
Không chỉ là người yêu thương trẻ mà Tagore còn là người thấu
hiểu tâm tình của trẻ nhỏ. Đây không phải là một điều dễ dàng, bởi những ý
nghĩ, những suy nghĩ của trẻ thơ thường bộc lộ một cách tự nhiên, vô tư và phải
chú ý quan sát, phải yêu thương trẻ thơ lắm thì Tagore mới có thể phát hiện ra
những nét rất tinh vi trong tâm hồn thơ bé. Đó trước hết là những khát khao được
vỗ về, yêu thương từ vòng tay âu yếm của cha mẹ. Có thể nói, mẹ là người sinh
ra bé, là người gần gũi bé từ thuở lọt lòng. Cho nên, với bé, mẹ là nguồn sống,
là nguồn yêu thương vô bờ bến. Không phải ngẫu nhiên mà bé “thích đặt đầu vào
lòng mẹ. Và ánh mắt bé không rời xa mẹ bao giờ”. Khi đặt vào lòng mẹ, bé cảm nhận
được tình cảm bao la mà mẹ dành cho bé, ấm cúng, yên bình đến lạ lẫm. Nhưng lúc
ấy, ánh mắt bé ngước nhìn lên gương mặt mẹ thân yêu, thật gần, thật ấm cúng. Bé
biết cách nói ra trăm điều khôn khéo, nhưng không phải bất cứ ai trên mặt đất
này đều hiểu được những ý nghĩa những lời bé nói ra. Bởi chỉ có yêu bé nhiều nhất,
quan tâm tới bé nhiều nhất thì mới có thể hiểu được những lời nói của bé:
… Thế nhưng bé đã đến mặt đất này
như một kẻ ăn xin.
Không phải tự nhiên mà bé đã đến, cải trang như vậy
Cậu bé ăn xin, trần truồng, mến yêu này
muốn làm ra thảm hại vô cùng
để có thể đến xin cả kho báu tình thương của mẹ
(Cung cách của bé)
Qua lời thơ của Tagore, mỗi đứa trẻ khi đến mặt đất giống như
một kẻ ăn xin, nhưng là kẻ ăn xin trần truồng, đầy yêu mến. Bé đến với cuộc đời
trần thế nhưng bé không xin bạc vàng, bé cố làm ra thảm hại vô cùng để có thể
xin cả kho báu, xin tất cả tình thương mà người mẹ vĩ đại nào cũng sẵn sàng
chia sẻ cho đứa con bé bỏng của mình. Trong mắt bé, tình thương còn hơn muôn
ngàn bạc vàng, châu báu và mẹ là người có nhiều tình thương nhất, và để có được
cả tình thương lớn lao ấy, bé làm ra vẻ thảm hại: cái thảm hại ở đây chính là
lúc bé khóc, bé đòi mẹ yêu thương… Bởi bé biết rằng, trong góc bé nhỏ của trái
tim mẹ, có chứa một niềm vui nhỏ nhoi vô tận đó chính là được ghì chặt đứa con
nhỏ vào cánh tay yêu thương của mẹ. Cánh tay ấy xiết chặt bé, nhưng bé lại thấy
dịu dàng, yên bình, hơn cả mọi tự do giữa bầu trời rộng lớn…
Không phải tự nhiên mà bé lại thích để cho dòng lệ chảy:
Mặc dầu với nụ cười trên khuôn mặt thân yêu của bé
Bé có thể gây được trong lòng mẹ một niềm yêu mến thiết tha
Thế nhưng những tiếng khóc nhỏ do những nỗi buồn thơ trẻ
Đã dệt nên một sợi dây chung của tình thương và của nỗi xót
xa
(Cung
cách của bé)
Đến với mặt đất, đến với thế gian này, bé được sống trong một
nơi tràn đầy hạnh phúc, được sống trong vòng tay yêu thương của cha, mẹ thân
yêu… và một nơi mà không ai muốn làm bé rơi nước mắt. Thế nhưng không phải ngẫu
nhiên mà bé lại khóc, lại để những giọt lệ lăn dài trên mí mắt. Bé khóc là do
những nỗi buồn thơ trẻ thấp thoáng trong tâm hồn, một nỗi buồn hồn nhiên, thánh
thiện, mơ hồ trong những suy nghĩ còn vô cùng non nớt của trẻ em. Nỗi buồn ấy,
mang cho trẻ đến với những tiếng khóc nhỏ xinh, gieo vào lòng mẹ cha, những người
thương mến một tình thương và nỗi xót xa chung. Chính điều ấy, đã thể hiện những
khát khao của bé muốn được mọi người quan tâm, yêu thương, muốn được vỗ về, an ủi.
Và với chính tâm lòng trắng trong, thánh thiện ấy, vô tình bé đã dệt nên trong
tâm trí mọi người tình yêu thương trìu mến và một nỗi xót xa mơ hồ cho tiếng
khóc trẻ thơ giữa cuộc đời trần thế. Với bé, mẹ không chỉ là người yêu
thương mà còn là nguồn vui cho bé. Khi mặt trời đã lăn sau những làng xa khuất
bóng, những tia nắng cuối ngày chỉ còn in hình bằng những vệt dài trên nền trời
để lại cho bầu trời một màu nhờ nhờ thì cũng chính là lúc em bé đã muốn quay về
bên mẹ. Chiều đến, bé chẳng biết mấy giờ, chỉ biết rằng những trò chơi bé đã từng
chơi chẳng hề thú vị bằng câu chuyện mẹ kể. Bé lại gần mẹ, nỉ non những lời
thân thương với mẹ:
Chơi mãi chả có gì vui, con lại với mẹ. Hôm nay thứ 7 ngày lễ
Mẹ ơi, hãy bỏ công việc đó, ngồi bên cửa sổ này và kể cho con
nghe chuyện xa mạc, thần tiên
(Đất trích)
Với bé, mẹ là cả một kho câu chuyện cổ tích thần tiên, bé
luôn ao ước được nghe mẹ kể chuyện cổ tích. Bởi trong những câu chuyện cổ tích
của mẹ, bé tìm được một thế giới thơ mộng, một thế giới thần tiên đầy người tốt,
đầy những vị anh hùng, những vị thần oai phong lẫm liệt… Khi vui cũng như khi
buồn, bé luôn mong muốn được nghe những câu chuyện trên đôi môi của mẹ. Khi
ngày mưa, “bóng mưa che suốt ánh dương”, ánh chớp cuồng bạo như rạch nát cả bầu
trời, sấm vang rền như gieo vào vũ trụ một nỗi sợ hãi vô cùng trong bé, thì lúc
ấy, bé thích ngồi nép vào lòng mẹ… nghe mẹ kể chuyện thần tiên.
Khi ánh nắng vụt tắt, ngày chưa hết nhưng bầu trời đã tối
đen, trên còn đường chẳng một vị khách vãng lai, trẻ chăn trâu và nông phu cũng
đã trở về, tạm ngừng công việc, và bé cũng cất sách lên giá, mẹ đừng bắt bé học
lúc này:
Khi con lớn lên bằng cha con, con sẽ học tất cả những điều phải
học
Nhưng riêng hôm nay mẹ ơi, hãy kể cho con nghe chuyện sa mạc
thần tiên
Lời mong muốn có vẻ bình dị, nhưng thể hiện rất rõ những mong
ước của trẻ, mong ước được mẹ quan tâm, yêu thương, chiều chuộng. Trong một bài
thơ khác, Tagore lại miêu tả một cách sâu sắc tâm trạng của bé, muốn được mẹ
quan tâm hơn, hiểu hơn. Khi thấy cha cặm cụi viết, rồi đọc cho mẹ, mẹ cười
tươi, còn khi bé viết theo cha, mẹ lại giận… bé chẳng hiểu vì sao như thế. Bé
biết rằng, cha viết rất nhiều, rất nhiều, nhưng bé không hiểu được những gì cha
viết. Bé vu vơ: “Mẹ ơi, mẹ biết kể cho chúng con nghe những chuyện thật là hay!
Tại sao cha không viết được như thế?” Ấy là bởi vì, bé chưa một lần được nghe
cha kể những câu chuyện sa mạc thần tiên, chưa bao giờ nghe ba kể về những nàng
công chúa… Cha làm việc nhưng khi bé đến phòng cha chơi, mẹ bé bảo “Đồ hư quá!”
Hay khi bé có làm ồn một tý mẹ nói: “không thấy cha đang làm việc à…” Với bé,
công việc của cha dường như chiếm hết sự quan tâm mag mẹ dành cho bé. Bé cảm nhận
một sự thiên lệch về phía cha, mẹ lại thường xuyên mắng bé, hay là mẹ không còn
yêu bé nữa. Vậy nên, bé muốn giống cha: bé cầm bút mực, bút chì của cha, viết
trên sách của cha… để được mẹ quan tâm, yêu thương chăm sóc… nhưng mẹ lại giận
bé vô cùng. Với bé, bé chỉ đơn giản bắt chước cha để có được tình thương của mẹ.
Vậy mà, khi cha viết, mẹ chẳng nói gì, còn bé viết thì mẹ lại giận. Bé không hiểu
tại sao lại thế:
Nhưng con chỉ lấy một tờ để xếp thuyền là mẹ nói ngay
Con ơi, sao con nghịch thế?
Còn cha bôi mực đen lên cả hai mặt giấy làm hỏng tờ giấy này
đến tời giấy khác thì mẹ nghĩ sao?
(Nhà văn)
Rồi ngay cả việc bé lấy một tờ giấy gấp thuyền, mẹ cũng mắng,
trong khi đối với bé, cha làm đen hết tờ giấy này đên tờ giấy khác mẹ
cũng chẳng nói gì. Câu hỏi cuối bài thơ vừa như một lời hỏi, lại vừa nhủ một lời
trách mẹ không hiểu bé. Trong tâm trí bé, bé khát khao được mẹ quan tâm như cha
nên mới bắt chước cha làm những điều như thế. Bé chỉ mong mẹ chú ý, vỗ về, yêu
thương bé nhưng dường như bé càng cố tìm tình thương của mẹ bao nhiêu thì mẹ lại
càng giận bấy nhiêu. Cho nên bé giận mẹ lắm, giận mẹ chẳng hiểu bé, thực tình
bé chỉ muốn bắt chước cha thôi, bắt chước để mẹ cưng chiều bé… nhưng mẹ để cho
tâm hồn bé vẩn vơ về những điều bé còn chưa rõ.
Không chỉ mong muốn được quan tâm mà bé cũng biết thể hiện sự
yêu quý của mình tới những người thân thiết. Bởi khi còn thơ, bé thường gắn bó
bên mẹ, bên những người thân nên bé sớm hiểu được tình thương mọi người dành
cho bé. Đặc biệt, bé tìm thấy ở mẹ sự bình yên, sự yêu thương từ vòng tay, ánh
mắt nên dễ hiểu tại sao, hình ảnh người mẹ lại hay hiện ra trong mắt bé đến vậy.
Khi bé ngước lên nhìn trời xanh, những đám mây nhẹ nhàng, bồng bềnh trôi lững lờ
trên cao như vẫy gọi bé lên chơi cùng. Bé muốn bay đi, muốn lên tận trời cao
xanh để được đi đến những nơi xa xôi, thần kì. Nhưng bé chợt nghĩ đến mẹ còn ở
nhà, vậy nên làm sao bé có thể đi xa được. Với bé, mẹ chính là niềm vui, niềm hạnh
phúc:
Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi
Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng
Con sẽ lấy hai bàn tay trùm lên người mẹ
Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm
(Mây và sóng)
Trong một trò chơi của bé, bé là mây còn mẹ bé sẽ là trăng.
Mây êm nhẹ, hồn nhiên, tinh nghịch; còn trăng dịu hiền, bao la và vĩ đại.
Khi đã thành đám mây trên trời cao, bé sẽ lấy hai bàn tay trùm lên người mẹ, ôm
lấy mẹ trong yêu thương, đầm ấm. Và khi ấy, mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm, bầu
trời xanh thẳm trở che và bảo vệ cho mây và trăng, cho mây và trăng chẳng bao
giờ lìa xa nhau. Trong mắt bé, những “người sống trong nước” gọi tên bé, du
dương bằng những câu hát rì rào kể về chuyến hành trình suốt cuộc đời dài đằng
đẵng. Hôm nay con sóng đưa họ đến nơi này, mai họ đi tới những vùng biển xa xăm
khác. Bé muốn đi chơi cùng những người sống trong nước ấy, mong được đến những
nơi xa lạ… nhưng cũng giống như những người sống trên mây, bé từ chối nên họ uốn
mình, đi qua và cười vang trước mặt bé. Vì bé còn mẹ, mẹ ở nhà chờ bé yêu
thương. Mẹ sẽ là bờ biển lạ lùng, còn bé sẽ là con sóng lăn tăn trên biển. Bé sẽ
tìm đến bờ biển lạ lùng là mẹ, lăn mãi không thôi như gồi đầu trên tay mẹ. Nơi
bờ biển lạ lùng ấy chỉ có bé và mẹ, chỉ có yêu thương và vỗ về không chút khổ
đau, xa cách.
Chính vì gần gũi mẹ như vậy cho nên bé có thể hiểu được phần
nào những nghĩ suy, tâm trạng của mẹ. Đôi mắt mẹ buồn, cái nhìn xa xăm đi nơi
khác… bé hiểu hết những gì trong mắt mẹ với một tình cảm của người con đầy ngây
thơ và đầy tình thương mến:
Sao mẹ ngồi âm thầm dưới sàn nhà thế hả mẹ, mẹ nói con nghe
đi
Mưa giăng qua cửa sổ bỏ ngỏ, ướt hết cả mẹ mà mẹ chẳng màng
Mẹ có nghe kẻng đánh bốn tiếng? Đó là giờ em con tan trường về
nhà
(Người phu trạm độc ác)
Khi mẹ ngồi dưới sân nhà, bé biết mẹ buồn. Mẹ ngồi mình đó, lặng
lẽ, âm thầm như nuốt nỗi buồn vào trái tim của mẹ. Bé biết mẹ buồn, bé muốn được
nghe chuyện gì đã xảy ra với mẹ, bé muốn được mẹ sẻ chia những chuyện buồn vui
trong cuộc sống. Hôm nay ngày mưa, mẹ buồn bã để cửa sổ mở tung đón những giọt
mưa mát rượi, hạt mưa hắt vào mẹ, mẹ cũng chẳng màng,… rồi tiêng kẻng tan trường
của đứa con thơ bé bỏng, dường như mẹ cũng không nghe thấy. Nỗi buồn của mẹ lớn
quá, mẹ chẳng nghĩ chẳng chú tâm vào việc gì. Bé tò mò, không biết chuyện gì đã
xảy ra với mẹ khiến mẹ buồn đến thế? Rồi cuối cùng em bé như chợt nhận ra:
Phải chăng hôm nay mẹ nhận được thư cha
Con thấy bác phu trạm mang thư phát cho gần hết mọi người
trong tỉnh
Riêng thư của cha, bác giữ để đọc một mình…
Nhưng mẹ đừng buồn vì chuyện đó mẹ ơi…!
(Người phu trạm độc ác)
Những suy nghĩ ngây thơ trong tâm hồn bé dường như đã tìm ra
nguyên nhân làm mẹ buồn. Ấy là vì bác phu trạm đã không đưa thư của cha cho mẹ,
các giữ để đọc một mình… Trong tâm hồn bé, mẹ đã buồn vì điều ấy, nhưng bé
khuyên mẹ đừng buồn vì chuyện đó, bé sẽ viết thư như cha, viết cho cha những bức
thư thật dài để mẹ vui. Bé nhìn thấy nụ cười trên gương mặt mẹ. Mẹ cười vì bé
ngây thơ quá, hay cười vì niềm hạnh phúc lớn lao khi có một niềm vui nhỏ nhoi,
một trái tim bé bỏng sưởi ấm trái tim mẹ lúc mẹ buồn đau tuyệt vọng? Hẳn là bé
nghĩ, mẹ cười vì cho rằng bé đâu viết được thư như cha. Bé sẽ viết thay những bức
thư của cha mà mẹ chưa được đọc, ở đó bé sẽ nói hết lời yêu thương đến mẹ, mà
ngoài mẹ ra sẽ chẳng ai được đọc. Bé sẽ không gửi qua tay bác phu trạm mà sẽ
đưa ngay cho mẹ, đánh vần từng chữ cho mẹ nghe… để mẹ vui hơn trước. Với bé, mẹ
là niềm vui trong cuốc sống, những ý nghĩ của bé dù trẻ thơ, non nớt nhưng cũng
đã thể hiện sự quan tâm, yêu thương tới mẹ- người gần gũi, thân thương với bé
nhất.
Yêu quý mẹ, thương mẹ, bé ước muốn mang những gì đẹp nhất cuộc
đời tặng mẹ. Cho nên, bé từng ước ao được biến thành hoa Champa mọc trên cao, mỗi
khi mẹ đi qua, bé sẽ len lén mở cánh hoa xem lúc mẹ đang làm. Bé muốn nhìn thấy
mẹ, bí mật và gần gũi. Rồi khi mẹ đi vào trong sân nhỏ cầu kinh, mẹ sẽ ngửi thấy
hương hoa thơm ngát, mà mẹ đâu biết rằng, hương hoa ấy là do bé tỏa ra… Hình
bóng bé luôn quẩn quanh bên mẹ, mang đến cho mẹ niềm vui sướng về đứa con bé bỏng:
Sau bữa cơm trưa, mẹ ngồi bên cửa sổ đọc bộ Ramayana,
Và bóng cây tỏa xuống tóc, xuống đầu gối mẹ,
Con sẽ rủ cái bóng nhỏ xíu của con lên trang sách đúng vào
nơi mẹ đang đọc.
Nhưng mẹ có đoán ra đó la cái bóng tí hon của con mẹ hay
không?
(Hoa Cham-pa)
Cuộc sống trước mắt bé thật yên bình, chỉ có tình thương yêu
vô bờ bến, khi mẹ làm việc, cầu kinh, đọc sách,… bé đều dõi theo. Khi thì nhìn
mẹ làm, khi thì tỏa ra mùi hương thơm ngát, khi lại rủ chiếu bóng nhỏ xinh xuống
trang Ramayana mẹ đang đọc… Trong ý nghĩ của bé, bé là một bông hoa thơm ngát rủ
bóng xuống trang sách thân yêu nhưng bé cung tò mò bởi không biết, liệu mẹ bé
có nhận ra bé không nhỉ? Rồi khi ngày tàn, mẹ chuẩn bị thôi công việc thì cũng
là lúc bé thả mình rơi xuống đất để trở lại là bé yêu của mẹ. Mẹ sẽ hỏi bé đi
chơi tận nơi đâu, nhưng bé chẳng nói vì chỉ mình bé biết là đủ mà thôi. Trong
cái thế giới mà bé đã ao ước như thế, bé sẽ không quên mẹ, không quên cha…:
Con sẽ mang về cho cha một cây bút thần, không cần người vẫn
viết được
Còn mẹ, con sẽ kiếm biếu mẹ một rương châu báu quý bằng đất
nước của bảy ông vua.
(Chú
lái buôn)
Mặc dù chỉ là tưởng tượng nhưng thể hiện rất rõ tình cảm của
bé đối với cha mẹ. Hằng ngày, thấy cha cặm cụi viết quên cả bữa cơm mẹ nấu, bé
thương cha, thương cả mẹ nên nếu đến được xứ sở thần tiên, bé sẽ mang về cho
cha cây bút thần. Một cây bút mà chẳng cần cha nó cũng tự viết. Và những lúc ấy,
cha sẽ giành thời gian bên mẹ và chơi với đứa con bé bỏng thân yêu. Còn với mẹ,
bé sẽ kiếm cho mẹ một rương châu báu, quý bằng đất nước của bảy ông vua cộng lại.
Dù chỉ là những mơ ước rất hồn nhiên của những tâm hồn thơ bé, nhưng nó cũng đã
thể hiện tình cảm yêu thương và hiểu được tình cảm của cha mẹ, Với bé, cha mẹ
là tất cả, là sự sống, là hơi thở của bé… và chỉ có ở cha mẹ, bé mới tìm thấy một
tình yêu thương dào dạt nhất, và cũng chính ở đó, bé thể hiện được tình yêu một
cách sâu sắc nhất.
Trong con mắt đầy tình thương của Tagore, trẻ em không chỉ có
tình cảm với cha mẹ, với những người thân yêu xung quanh mà còn có những ước mơ
vô cùng giản đơn, nhỏ bé. Những ước mơ này, một mặt phản ánh những khao khát,
những suy nghĩ của trẻ em, mặt khác nó còn thể hiện một góc rất riêng tư của trẻ
em. Ước mơ ấy, đôi khi chỉ là những ước mơ rất đỗi bình thường, ấy là được sang
bờ bên kia sông:
Con ao ước được đi sang bờ bên kia sông
Nơi thuyền neo cọc tre làm thành hàng
Nơi ánh sáng, người ta vượt thuyền, cày đeo trên vai để đi xới
đất ruộng xa;
Nơi bọn mục đồng bắt trâu bò qua sông ăn cỏ
Chiều tối họ từ đó về nhà, bỏ mặc chó tru trên cồn cỏ hoang dại.
(Bờ bên kia)
Em bé ao ước được đi sang bên kia sông, với bé “bên kia sông”
là một vùng đất vô cùng xa xôi, vô cùng lạ lẫm mà để đi sang bên ấy không phải
là điều dễ dàng. Nơi bên kia sông ấy, có những con thuyền neo cọc tre làm thành
những hàng chạy dài dọc bờ sông trù phú. Những con thuyền mà người ta sẽ đi
sang bên này sông, mang theo và lấy đi bao thứ để mang đến những miền lạ lẫm.
Bên kia sông, cũng là nơi mà khi ban sáng, người ta sẽ đi thuyền sang, mang chiếc
cầy trên vai để đi tới những vùng đất, những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu để ngàn
năm được phù sa con sông bồi đắp. Bên kia sông cũng là nơi mà bọn trẻ chăn trâu
lùa những đàn trâu đi sang bờ bên kia ăn cỏ… Rồi chiều tới, tất cả lại từ bờ
bên kia trở về, trở về với gia đình bên này sông để lại vùng bên kia hoang vắng.
Bé biết tất cả những hoạt động đó đang diễn ra, bé muốn, ao ước được sang bên
kia sông để hiểu rõ hơn cái cảnh bên kia sông ấy. Cho nên, bé mới nói với mẹ rằng:
“Mẹ ơi, nếu mẹ bằng lòng, sau này lớn lên, con muốn được làm bác lái đò đưa
khách”. Em bé muốn trở thành người lái đò để đưa khách sang sông, để đưa những
người có ước muốn đến bờ bên kia xem cảnh vật. Bởi người ta nói với bé rất nhiều
thứ đẹp, lạ lẫm ở bờ bên kia. Cho nên bé muốn trở thành bác lái đò đưa niềm vui
tới mọi người:
Người ta nói rằng bên kia bờ ao có nhiều ao nằm khuất
Ở đó, từng đàn vịt trời bay tới khi mưa lạnh, và lau sậy rậm
rịt quanh bờ chỗ le le đẻ trứng
Ở đó, loài quốc múa tít đuôi, in dấu chân xinh trên nền đất sạch
mềm
Ở đó ban đêm cỏ lau trổ cờ trằng xóa mời ánh trăng đong đưa
(Bờ bên kia)
Nếu như trong đoạn thơ đầu, bé chỉ có cái nhìn bao quát về
vùng đất bên kia bờ sông thì sang đến đoạn thơ thứ hai, bé đã có những hiểu biết
cụ thể về vùng đất ấy. Những hiểu biết này không phải do bé chứng kiến hay nhận
biết mà bé biết được do người khác kể lại. Chính vì thế, nó gợi cho bé sự tò
mò, muốn sang bờ bên kia tìm hiểu. Trong lời kể của “người ta”, vùng đất bên
kia sông còn chút gì đó tự nhiên, hoang dã, nơi mà cảnh vật vẫn còn ban sơ,
chưa có dấu ấn của con người. Cho nên, bên kia sông là một vùng thật êm đềm,
thanh bình biết bao. Ở đó có những ao nằm khuất, có từng đàn vịt trời vỗ cánh
tung bay, có lau trắng, có quốc múa tít đuôi và có cả ánh trăng đong đưa… Và em
bé muốn trở thành bác lái đò, bác sẽ đưa khách sang vùng đất yên bình ấy. Có thể
nói, ước mơ được làm các lái đò đưa khách của em bé thể hiện một phần nào đó
tính cách trong tâm hồn bé. Bé muốn đưa mọi người đến với cái đẹp, niềm vui và
chốn yên bình, êm dịu. Đó phải chăng cũng là ý nghĩ tốt đẹp mà Tagore gửi gắm
qua tâm hồn em trẻ.
Thế nhưng, đó chỉ là những ước mơ khi bé lớn, nhưng giờ đây,
bé vẫn còn bé, chưa thể thực hiện được ước mơ ấy. Cho nên, hằng ngày bé gửi gắm
giấc mơ của mình vào những chiếc thuyền giấy nhỏ bé:
Ngày lại ngày tôi thả thuyền giấy của tôi từng chiếc xuống
dòng khe chảy xiết
Tôi viết to và đậm tên tôi, và tên làng tôi trên mạn thuyền
Tôi hi vọng có người ở nơi nào xa lạ bắt được thuyền và biết
rõ tôi là ai…
Những chiếc thuyền viết tên của đứa trẻ, trên làng và nó ao ước,
chiếc thuyền sẽ đi đến những nơi xa xôi, mà ở đó những người xa lạ sẽ biết được
tên đứa trẻ và quê nó ở đâu. Ước mơ bình dị của bé thể hiện những khát khao được
đi tới những chân trời rộng mở, được gặp những người mà bé chưa hề quen biết.
Và em bé mường tượng ra rằng, không biết ở một nơi nào xa xôi có người bạn chơi
nào ở trên trời cũng thả những chiếc thuyền giấy cùng chơi. Và trong giấc mơ của
bé, con thuyền giấy vẫn trôi miên man dưới những ánh sao khuya, và những nàng
tiên vẫn hay ngồi trong con thuyền của đứa trẻ, bên mình mang theo những lẵng mộng đầy tràn để gieo vào trong tâm hồn bé thơ những ước mơ kỳ diệu.
Có thể nói, trong tâm hồn của trẻ thế giới xung quanh có những
ảnh hưởng khá lớn lao đến việc hình thành những suy nghĩ. Ngày thơ bé, trẻ thường
quẩn quanh bên mẹ, khi đã lớn hơn một chút, trẻ đã biết bắt đầu nhận thức thế
giới xung quanh và ước mơ của trẻ phần nào phản ánh những trạng thái đó:
Buổi sáng khi kẻng đánh mười giờ
Tôi đi theo con đường nhỏ đến trường
Ngày nào tôi cũng gặp người bán dạo…
Tôi ao ước được làm một người bán dạo
Tiêu phí ngày giờ trên đường cái…
(Khuynh hướng)
Trên con đường đi học thân quen, hằng ngày thấy người bán dạo,
hình ảnh và tiếng nói của anh ta đã ăn sâu vào tâm trí của trẻ, khiến trẻ khắc
sâu hình ảnh người bán dạo thân quen. Bé ao ước được làm người bán dạo vì chẳng
có gì thúc giục anh ta, cũng chẳng phải đi theo một con đường nào, và không bao
giờ phải về nhà theo bất cứ giờ giấc nào cả. Bé muốn trở thành người bán dạo bởi
bé muốn có được sự tự do, thoải mái, chẳng phải trở về nhà ngay sau khi tan học,
cũng chẳng phải đi ngủ đúng giờ và chẳng bị ngăn cấm khi đến những miền xa xăm
nào đó… Thế rồi, trên đường đi học về bé trông thấy người thợ làm vườn đang cuốc
đất, bé ao ước được trở thành người thợ làm vườn cần mẫn:
Tôi ao ước thành người thợ làm vườn
Cuốc vườn mà không bị ai ngăn chặn
Trong mắt bé, người làm vườn hiện ra với tư thế thật thoải
mái tự do. Khi quần áo anh ta lấm bụi, anh ta bị cháy nắng hay bị ướt đầm bởi
những giọt mồ hôi thì cũng chẳng ai quở trách. Thế nhưng ước muốn mãi chỉ là ước
muốn bởi đôi khi ước muốn chỉ là cái bồng bột của trẻ thơ, nó đến và đi một
cách vô cùng nhanh chóng trong tâm hồn thơ bé:
Khi trời sẫm tối mẹ bảo tôi đi ngủ
Tôi nhìn qua cửa sổ mở toang
Thấy người gác đêm qua lại trên đường
Và thế là bé ước:
“Tôi ao ước được làm người gác đêm
Đi suốt đêm trên đường với một chiếc đèn lồng
Xua hết những bóng đen
(Khuynh hướng)
Với ý nghĩa ngây thơ non nớt, bé tưởng rằng bác gác đêm như một
người khổng lồ, và con mắt chính là ngọn đèn đỏ bên cạnh. Bác đi trong đêm mà
như đã đi suốt cuộc đời không ngủ. Bác gác đêm mang đến cho mọi người giấc ngủ
yên lành, trong đó có cả những tâm hồn thơ bé. Em bé muốn trở thành người gác
đêm, đi trên con đường dài để xua mọi bóng đêm, mang đến cho mọi người niềm vui
và giấc ngủ dịu êm.
Như vậy, Tagore đã cho người đọc thấy một sự am hiểu trẻ thơ
trong chính trái tim của ông. Ông không chỉ hiểu trẻ em như thế nào, mà còn hiểu
trẻ em mơ ước những gì. Những ước mơ của các em giản đơn nhưng thể hiện những ý
nghĩ bình dị của các em trước cuộc đời bao la rộng lớn.
Trẻ em là một chủ đề quen thuộc trong nền văn học thế giới, tập
thơ Trăng non là một trong những tập thơ hay nhất của Tagore khi viết
về chủ đề trẻ em. Trăng non không chỉ thể hiện sự am hiểu tâm lý sâu sắc của
nhà thơ đối với trẻ nhỏ, mà còn thể hiện rõ tình thương yêu mà Tagore muốn dành
cho những trái tim bé bỏng. Với Tagore, trẻ em mặc dù có những suy nghĩ còn non
nớt, chưa hoàn thiện nhưng tận sâu thẳm trong tâm hồn của các em vẫn chứa đựng
tình yêu thương, niềm mơ ước về một thế giới được sống, được cống hiến và luôn
ước mơ về một thế giới yên bình, tràn ngập tình yêu thương. Và ở thế giới ấy,
trẻ em sẽ luôn là trẻ em, trẻ em được sống đúng với nghĩa của nó: được vui
chơi, được quan tâm và không bao giờ phải rơi nước mắt trước cuộc đời. Bằng sự
am hiểu tâm lý trẻ em của mình, Tagore đã tặng cho độc giả những trang thơ hay
và vô cùng sâu sắc khi viết về về trẻ em. Tagore xứng đáng được mệnh danh là “Người
canh gác trái tim Ấn Độ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét