1/ Lời vào tập
Tập truyện ngắn đầu tay của tôi, Đêm giã từ Hà Nội, tiếp theo là cuốn thứ nhì, Tháng Giêng cỏ non, cũng thể đoản thiên, được in ra lần thứ nhất cách đây đã mười lăm năm. Tuy mỗi cuốn sách, như một đời người, đều có một hình dáng, một định mệnh riêng tây, nhưng hai tập truyện này, trong ý nghĩa một liên tục hoà nhập, cũng có thể được coi như một.
Xuất bản năm trước năm sau liền sát, với những sáng tác cùng được viết ra trong một trạng thái tinh thần và một khí hậu tình cảm đồng nhất, đứa chị đứa em chỉ khác nhau ở ngày sinh tháng đẻ, còn thì đều đánh dấu đậm đà cho con người, tâm trạng, thái độ, đời sống và loạt tiếp nhận thứ nhất của tôi, bấy giờ là khoảng thời gian tôi thoạt dời khỏi Hà Nội, vừa đặt chân xuống cái địa chỉ và vùng định cư mới là thành phố Sài Gòn.
Như tựa đề của tập truyện, Đêm giã từ Hà Nội do đó thể hiện gần như trọn vẹn trong nó hình ảnh một chuyến đi, một bỏ lại. Nghĩa là một lên đường, một giã từ trong đêm, lúc đêm đã nghiêng nhiều về sáng. Và Tháng Giêng cỏ non, cũng vậy, ý nghĩa cũng hiện rõ trong tựa đề của sách. Đêm lên đường đã tàn, những chùm sao của đêm giã từ đã lặn, ngày vừa dựng, đất mới tới, năm mới mở, tháng Giêng đây, cỏ non đồng mùa xuân, sau một đứt lìa, máu lại chảy trong thân người và trong lồng ngực tim người lại đập.
Cũng từ cái ý tưởng một liên tục mới hoà nhập vừa nói, hai tập truyện tưởng là hai điểm rời cách của hai đầu không gian xa thẳm kỳ thực chỉ là hai trạng thái quá độ phát sinh từ một tiến trình cảm xúc tổng hợp, mà những hiện tượng đối nghịch nhất vẫn nằm trong một cấu thành chung bởi đã từ nhau và vì nhau mà có. Một ban mai có vì một đêm kia đã hết. Hạt vui nở vì trái sầu đã rụng. Có vượt biển mới thấy bờ bến mới. Bởi một thất vọng nào mà một hy vọng hiện diện dần lên. Và sống, là những bước chân lại bước sau một đứt ngừng chốc lát. Tôi nói ở trên rằng Đêm giã từ Hà Nội và Tháng Giêng cỏ non tuy hai là một là vì thế. Chúng thở chung một hơi thở, đứng chung một góc đường, là cái lưng phía sau cái ngực phía trước của cùng một thân người, được viết ra bằng cùng một ngòi bút, trên cùng một loại giấy. Chúng là hai cái nhịp đỡ dưới một cây cầu, tuy những đề tài, những cốt truyện, những nhân vật được nói đến trong Tháng Giêng cỏ non và Đêm giã từ Hà Nội hoàn toàn khác biệt nhau.
Người đọc tôi đã hiểu tại sao, cơ sở xuất bản Văn, vì cảm tình đặc biệt dành cho người viết, hơn là cho giá trị tự thân của tác phẩm – tôi thành thực muốn nghĩ vậy – khi lựa chọn một số truyện ngắn đã in của tôi để in gộp lại thành tập truyện này, đã chỉ chọn trong Đêm giã từ Hà Nội và Tháng Giêng cỏ non. Mà không mở rộng thêm lựa chọn sang những tập khác. Như Bầy thỏ ngày sinh nhật hay Dòng sông rực rỡ. Người đọc tôi cũng đã hiểu tại sao, tôi quyết định để nguyên như lần in đầu, không sửa chữa lại văn chương cho những truyện này. Mặc dù, trên phương diện bút pháp và từ ngữ, có rất nhiều đoạn thật ra phải được sửa chữa lại.
Mai Thảo
(9-1970) *
Tập truyện ngắn đầu tay của tôi, Đêm giã từ Hà Nội, tiếp theo là cuốn thứ nhì, Tháng Giêng cỏ non, cũng thể đoản thiên, được in ra lần thứ nhất cách đây đã mười lăm năm. Tuy mỗi cuốn sách, như một đời người, đều có một hình dáng, một định mệnh riêng tây, nhưng hai tập truyện này, trong ý nghĩa một liên tục hoà nhập, cũng có thể được coi như một.
Xuất bản năm trước năm sau liền sát, với những sáng tác cùng được viết ra trong một trạng thái tinh thần và một khí hậu tình cảm đồng nhất, đứa chị đứa em chỉ khác nhau ở ngày sinh tháng đẻ, còn thì đều đánh dấu đậm đà cho con người, tâm trạng, thái độ, đời sống và loạt tiếp nhận thứ nhất của tôi, bấy giờ là khoảng thời gian tôi thoạt dời khỏi Hà Nội, vừa đặt chân xuống cái địa chỉ và vùng định cư mới là thành phố Sài Gòn.
Như tựa đề của tập truyện, Đêm giã từ Hà Nội do đó thể hiện gần như trọn vẹn trong nó hình ảnh một chuyến đi, một bỏ lại. Nghĩa là một lên đường, một giã từ trong đêm, lúc đêm đã nghiêng nhiều về sáng. Và Tháng Giêng cỏ non, cũng vậy, ý nghĩa cũng hiện rõ trong tựa đề của sách. Đêm lên đường đã tàn, những chùm sao của đêm giã từ đã lặn, ngày vừa dựng, đất mới tới, năm mới mở, tháng Giêng đây, cỏ non đồng mùa xuân, sau một đứt lìa, máu lại chảy trong thân người và trong lồng ngực tim người lại đập.
Cũng từ cái ý tưởng một liên tục mới hoà nhập vừa nói, hai tập truyện tưởng là hai điểm rời cách của hai đầu không gian xa thẳm kỳ thực chỉ là hai trạng thái quá độ phát sinh từ một tiến trình cảm xúc tổng hợp, mà những hiện tượng đối nghịch nhất vẫn nằm trong một cấu thành chung bởi đã từ nhau và vì nhau mà có. Một ban mai có vì một đêm kia đã hết. Hạt vui nở vì trái sầu đã rụng. Có vượt biển mới thấy bờ bến mới. Bởi một thất vọng nào mà một hy vọng hiện diện dần lên. Và sống, là những bước chân lại bước sau một đứt ngừng chốc lát. Tôi nói ở trên rằng Đêm giã từ Hà Nội và Tháng Giêng cỏ non tuy hai là một là vì thế. Chúng thở chung một hơi thở, đứng chung một góc đường, là cái lưng phía sau cái ngực phía trước của cùng một thân người, được viết ra bằng cùng một ngòi bút, trên cùng một loại giấy. Chúng là hai cái nhịp đỡ dưới một cây cầu, tuy những đề tài, những cốt truyện, những nhân vật được nói đến trong Tháng Giêng cỏ non và Đêm giã từ Hà Nội hoàn toàn khác biệt nhau.
Người đọc tôi đã hiểu tại sao, cơ sở xuất bản Văn, vì cảm tình đặc biệt dành cho người viết, hơn là cho giá trị tự thân của tác phẩm – tôi thành thực muốn nghĩ vậy – khi lựa chọn một số truyện ngắn đã in của tôi để in gộp lại thành tập truyện này, đã chỉ chọn trong Đêm giã từ Hà Nội và Tháng Giêng cỏ non. Mà không mở rộng thêm lựa chọn sang những tập khác. Như Bầy thỏ ngày sinh nhật hay Dòng sông rực rỡ. Người đọc tôi cũng đã hiểu tại sao, tôi quyết định để nguyên như lần in đầu, không sửa chữa lại văn chương cho những truyện này. Mặc dù, trên phương diện bút pháp và từ ngữ, có rất nhiều đoạn thật ra phải được sửa chữa lại.
Mai Thảo
(9-1970) *
2/ Đêm giã từ Hà Nội
Phượng nhìn xuống vực thẳm.
Hà Nội ở dưới ấy.
Từ chỗ anh đứng, Phượng nhìn sang bờ đường bên kia. Những tảng bóng tối đã đặc lại thành khối hình. Từng chiếc một, những hàng mái Hà Nội nhòa dần. Phượng nhìn lên những hàng mái cũ kỹ, đau yếu ấy, giữa một phút giây nhòe nhạt, anh cảm thấy chúng chứa đựng rất nhiều tâm sự, rất nhiều nỗi niềm. Những tâm sự câm lặng. Những nỗi niềm nghẹn uất. Của Hà Nội. Của anh nữa.
Dưới những hàng mái cong trũng, ngập đầy lá mùa kia, đang xảy ra những tâm trạng, những biến đổi gì mà ở bên này đường Phượng không đoán hiểu được. Hà Nội đang đổi màu. Đứng bên này bờ đường nhìn sang, Phượng bắt đầu tiếp nhận với một thứ cảm giác ớn lạnh, cách biệt, anh đã đứng trên một bờ vĩ tuyến mà nhìn về một vĩ tuyến bên kia. Bên ấy, có những hình ảnh chia cắt, đứt đoạn. Bên ấy, có những hình chiến luỹ, những hàng rào dây thép gai, những đoạn đường cấm, những vùng không người.
Phượng cũng không hiểu tại sao nữa. Giờ này anh còn là người của Hà Nội, thở nhịp thở của Hà Nội, đau niềm đau của Hà Nội, mà Hà Nội hình như đã ở bên kia.
Phượng nhìn xuống lòng đường. Trong bóng tối, mặt nhựa lầm lì không nói gì. Những hình cây đổ nghiêng trên những tấc đất đá câm nín. Bí mật dàn ra những bề phẳng, những đường dài như một dòng sông ngăn chia hai bờ, và Phượng đã đứng ở bên này mà nhìn sang một bờ bến bên kia. Bên kia có Hà Nội. Bên này có anh. Có tập thể. Có những bạn đường. Có một chuyến đi về Hà Nội.
Chung quanh chỗ Phượng đứng, những tảng bóng tối đã đọng lại trên bờ đường như những bờ hầm hố. Nhìn xuống, Phượng có cảm giác chơi vơi như đứng trên một tầng cao. Anh nhìn xuống vực thẳm. Hà Nội ở dưới ấy.
Anh nhớ đến Thu. Thu cũng còn ở dưới ấy, trong Hà Nội. Cái mái nhà cũ kỹ bên kia, chính là mái nhà Thu, lại cũng chính là ở bên ấy, Thu sẽ đến với anh, ở bên này. Từ một mái nhà của Hà Nội đêm nay, đến bờ đường anh đứng, chỉ có một đoạn ngắn, nhưng Phượng biết rằng đêm nay, nó chứa đựng tất cả ý nghĩa của một đoạn đời. Và Thu, Thu phải đặt cả đời Thu vào một chuyến đi, thì Thu mới vượt được đoạn đường ngắn ngủi ấy, và Thu mới sang được với anh. Như anh, như hàng nghìn hàng vạn con người Hà Nội đêm nay, Thu sẽ ở lại hay sẽ vượt lòng biên giới cũ. Giữa những phút giây Hà Nội đang rắn lạnh lại trong chuyển đổi chính thể đã bắt nguồn, đứng bên này đường, Phượng mới cảm thấy rằng ở bên kia Hà Nội, Thu đã ở thật xa anh. Cái cảm giác ớn lạnh mỗi khi anh đứng trước một dòng sông lại nổi lên. Con sông biên giới đêm nay lại hình như con sông Hồng chảy qua một bờ Hà Nội. Trong Phượng, sóng lòng của chuyển dịch chưa kịp nổi lên mà những ngọn sóng của dòng sông cũ đã nổi dậy. Âm thanh òa òa. Lòng đêm Hà Nội chứa đựng những tiếng đổ vỡ đang xô chen trong bóng tối đặc quánh.
Qua bóng tối, Phượng nhìn thấy những hình khối của Hà Nội bên kia: một cửa ô đoạ đầy. Một hàng mái cũ. Những lớp phố phường sa đọa. Những ánh đèn nhạt tái trên những bờ tường câm đen. Bóng tối chính thể đổ xuống làm nghiêng ngả những sự kiện này.
Bên kia, Hà Nội vẫn đang lặng lẽ đổi màu. Người Hà Nội dựng cửa tắt đèn để mà đổi thay trong bóng tối. Phượng thấy thương Hà Nội. Thương những người Hà Nội. Những người còn ở lại dưới những hàng mái cũ kỹ kia vì những vướng bận đau khổ.
Đêm khuya dần. Từ một cửa ô, Hà Nội bắt đầu ngây ngất dấy lên những ngọn gió núi rừng thổi về. Gió rừng hoang về qua cửa ô, đi thẳng vào tâm can của người Hà Nội. Ngọn gió tiền phong này đến trước chính thể, đang lọt dần qua cửa ô Yên Phụ, Kim Liên như một điển hình của hoang lạnh rộng lớn. Cả Hà Nội run lên, tê đi. Trước phút bỏ đi mà Phượng cũng như giá buốt cả cơ thể. Hà Nội đã bắt đầu đón nhận ấn tượng. Ngày mai, Phượng ở miền Nam rồi, Hà Nội sẽ phải còn đón nhận những sự kiện, những con người bên ngoài. Sau ấn tượng hoang vắng đêm nay, sẽ là sự thật tàn nhẫn ngày mai. Nhưng chỉ đón nhận ấn tượng, Phượng cũng đủ thấy Hà Nội không còn gì. Hà Nội chỉ còn là một thứ thuộc về bên kia. Hà Nội chỉ còn là một thứ thuộc về bên kia. Bên kia như Đêm. Như Bóng tối. Như Sa đọa. Như Tù đày.
Trên đầu Phượng, những ngọn lửa nhìn xuống. Ấy là những con mắt đau yếu của một Hà Nội không ngủ. Những ánh lửa tròn, nhợt nhạt, bé nhỏ, bị giam chặt giữa bóng tối. Phượng nghĩ đến những vì sao xa xôi đứng chết ở một góc trời cũ. Hệ thống ánh sáng Hà Nội đã hết bay múa. Bóng tối dềnh lên những đường lung linh. Từng điểm lửa gục đổ. Đêm nay, Phượng chỉ còn mong chúng có đủ ánh sáng để soi đường cho Thu đến được với anh. Phượng chỉ còn mong có thế thôi. Vì anh biết ngày mai những điểm lửa ấy sẽ không sáng nữa. Hà Nội sẽ không sáng nữa.
Buổi chiều, hồi năm giờ, gặp Thu ở cuối nhà Thuỷ Tạ, anh đã nhắc Thu đến một ngả đường. Đúng hơn đến một chuyến đi. Anh lại nhắc cả Thu đến một hạn định: Hôm nay là ngày cuối cùng người ta được tự do rời khởi Hà Nội.
Phượng bảo người yêu: “Hôm nay đã là ngày chót rồi, Thu ạ! Mười hai giờ đêm nay, chuyến xe cuối cùng sẽ đi qua cầu Long Biên. Anh sẽ đi chuyến ấy. Việc lớn việc nhỏ, anh đã thu xếp tạm yên cả rồi. Chưa yên hẳn, nhưng cũng đành vất bỏ hết. Việc đi khỏi Hà Nội trước hạn định cần hơn. Anh sẽ đến đợi em ở đầu phố tối hôm nay. Chúng mình sẽ cùng vào trong Nam”.
Phượng nói vắn gọn có thế. Bao nhiêu lần gặp trước, kể từ ngày có hiệp định chia đôi, anh và Thu đã bàn với nhau nhiều. Bàn đi bàn lại, nhưng vẫn chưa ngã ngũ ra sao cả. Vấn đề chỉ mới giải quyết xong về phần anh thôi. Trước sự lựa chọn một thái độ và trước những mưu toan xây dựng một cuộc sống tay đôi ở bên kia vĩ tuyến của hai con người cùng gắn bó đến những cái cao đẹp của đời sống, những gió bão của chiến thời ở đây lại có thêm những thảm trạng của đất nước bị chia rẽ. Sự ngăn chia đến cả từng cuộc đời. Đất nước ngăn cách làm hai miền, thì những cuộc đời cũng chia về hai phía. Như đêm và ngày. Bên này, bên kia. Biên giới oán thù dựng lên ở giữa.
Cho đến nay, Thu vẫn chưa quyết định. Thời hạn được ấn định cho di chuyển trong khu vực Hà Nội cứ vợi mãi trong phân vân lưỡng lự của người thiếu nữ. Phượng cũng hiểu cho người yêu. Anh khác, Thu khác. Cuộc sống mấy năm gần đây của anh trong Hà Nội cứ an định một chỗ, chỉ một ngụm gió nổi lên là cũng đủ đưa anh ra ngoài cửa ô. Di chuyển là một cần thiết cho đời sống của Phượng trong ngày cũ, bây giờ lại là một hành động của tự do. Cứu cánh của người Hà Nội hôm nay nằm trong sự thoát khỏi phố phường cũ.
Nhưng Thu, Thu chỉ là một người đàn bà. Vây quanh lấy đời Thu, Phượng cũng đoán thấy không biết cơ man nào là những sợi dây nối kết cuộc đời của Thu với Hà Nội. Như lúa với đất. Đi khỏi được, ít ra Thu cũng phải cắt đứt được bằng hết những sợi dây ấy. Chúng là những rễ lớn rễ con đã bám chặt lấy đời Thu từ tuổi thơ. Trên mái tóc suối chảy của người thiếu nữ, bóng dáng một mái nhà cổ kính đổ xuống. Những nếp nhăn trên trán người mẹ. Những sợi tóc bạc trắng của người cha. Đi thoát được mái nhà cũ, hành động của Thu sẽ là một hành động quyết liệt. Nó đòi hỏi nhiều đau khổ, nhiều mất mát. Lòng người vẫn phải rách nát vì những đau khổ, những mất mát ấy.
Phượng biết thế, nên người anh hùng cũng không giục giã người yêu. Mặt khác, anh muốn rằng trước thử thách này, Thu sẽ hành động, sẽ quyết định một mình. Như một con người tự do hành động và quyết định. Phượng vẫn thường có quan niệm rằng chính kiến của con người như một thứ hướng đi, tuỳ theo sự lựa chọn chân trời riêng. Đối với Phượng trái đất này có hàng triệu ngả đường thì con người cũng có hàng triệu hướng đi, trên đó đua nở những hoa cỏ cùng là rung động những tình cảm của người trước cuộc sống. Thảy đều mênh mộng, không bến bờ. Nhẹ thoáng như không khí. Bay múa như nắng.
Nếu không, thì trái đất không còn là trái đất nữa. Con người không còn là con người nữa.
Mấy ngày gần đây, Hà Nội của Phượng đã hết nắng. Hà Nội đã thiếu không khí, thiếu hơi thở. Bên kia tả ngạn Hồng Hà, bên này năm cửa ô, ngay trong nội tâm Hà Nội, những sự kiện mới mai đây sẽ về ngự trị trên Hà Nội đã như những tảng bóng tối mịt mùng dâng lên. Bóng núi bóng rừng chấp chới. Tim phổi người choáng váng, rức buốt. Những mạch đời ngừng nghỉ. Những màu sắc lộng lẫy nhất cũng nhạt tái lần lần.
Trên những sân ga, bến tàu, từ những trạm hẹn, những con người có sẵn thái độ như Phượng đã hướng vào chuyến đi. Những cuộc đời như đời Thu, rách nát vì mâu thuẫn, giờ phút này đang trải qua một cuộc tranh đấu quyết liệt với bản thân. Chúng là những miền còn tranh tối tranh sáng. Sau hết, là những người ở lại. Ở lại với Hà Nội. Vì hoàn cảnh vướng bận. Chưa bao giờ Phượng lại cảm thấy Hà Nội chứa đựng nhiều khía cạnh, nhiều thời gian tính đến thế. Đứng trước cuộc đổi đời, Phượng va chạm với những con người đang lựa chọn để nắm lại trong dĩ vãng hay đi vào tương lai. Từ một bản hiệp định chia đôi, chói lên những phút giấy thử lửa. Thái độ của từng người phân định dần mãi. Như thế cũng hay. Lại hơn. Đằng nào cũng một lần.
Từ ngày Hà Nội thay đổi sắc thái, Phượng thấy cái việc giã từ Hà Nội của anh không đến nỗi sầu thảm như anh tưởng. Nhìn sang một lớp sự kiện còn nằm lại bên kia, đêm nay, Phượng, trong một cảm thông cụ thể, như đã sờ mó thấy trên đầu ngón tay cái lành khoẻ rộng lớn của một khối đời anh sẽ dựng lên sau chuyến đi. Dựng lên bằng niềm tin. Trong tập thể. Niềm tin này, riêng đêm nay, đã đốt cháy được hộ Phượng những sợi dây gắn bó với đời cũ. Với bên kia. Với Hà Nội. Theo anh, Hà Nội cũng không còn gì. Những người như anh lên đường đã mang theo Hà Nội vào chuyến đi.
Thanh toán cho xong được những chua xót lúc đầu, lòng người đi vậy là đã ổn định.
Duy có một vấn đề là Thu. Đối với Phượng, Thu đi hay Thu ở lại, việc ấy đã ra ngoài cái lãnh vực thường rất bé mọn của tình cảm. Anh yêu Thu, qua những rung cảm của tình yêu, còn có những nỗi niềm hết sức bao la, hết sức sâu nặng của con người anh gửi đến một người bạn cùng đường. Thêm Thu tập thể thêm đông, và đời Phượng cũng vui thêm trong xây dựng.
Chiều xuống dần. Hai người yên lặng bước đi. Buổi chiều cuối cùng ở lại Hà Nội, Phượng chỉ còn tìm thấy ở Thu một sự kiện lành mạnh gần gụi, khi mà tất cả những sự kiện khác đã sa đoạ, đã đổi màu.
Anh nhìn Thu: Mái tóc dài chảy xuống một bờ vai gầy. Hàng mi nghiêng nghiêng. Và con mắt sâu đen của Thu thì nhíu lại trong suy nghĩ. Phượng nhìn lâu lâu vào đôi mắt ấy, tận trong, đôi mắt u uẩn hình như đang thăm dò một ngả đường, trong đêm tối. Anh không biết Thu đang nghĩ ngợi gì. Nhưng anh đoán Thu đang đau khổ nhiều. Trong nội tâm người thiếu nữ cũng đang có những sự kiện vừa nằm xuống, vừa chìm lặn, cùng một lúc với những sự kiện đang đi lên, đang sinh thành. Bóng tối và ánh sáng chấp chới trên những mâu thuẫn chưa ổn định. Trong Thu đã có một ngả đường? Cháy một niềm tin? Đường mũi dài, đôi môi trang nghiêm của Thu in lên một nền nhờ xanh của sương mù, của buổi chiều. Bên kia, thấp thoáng những hàng cây, những mái nhà Hà Nội.
Một lát yên lặng. Phượng châm một điếu thuốc.
Thu nói với anh: “Em thì em cũng định đi rồi. Một phần vì Hà Nội. Cơ sự đã xảy ra thế này, cũng chẳng ở được nữa. Một phần vì em không muốn xa anh. Xa nhau, biết đến bao giờ mới gặp lại? Em sợ thay đổi lắm. Nhưng anh cũng biết, còn gia đình em đấy! Thầy me em già rồi. Me em đang đau nặng. Thầy em thì chỉ biết có lũ chậu hoa cây cảnh. Hồi này ông cụ chán đời cứ thở dài suốt ngày”.
Phượng hỏi Thu:
“Thầy me không bằng lòng cho Thu đi ư?”
“Không, thầy me em bằng lòng. Chính vì thế mà em phân vân. Anh hiểu cho em chứ?”
Phượng cúi đầu không nói gì. Hai người lại yên lặng bước đi. Phượng nhìn đồng hồ. 7 giờ 35. Anh bảo bạn:
“Thôi, anh đưa Thu về. Đêm nay, trên đường tới trạm di chuyển, anh sẽ đi qua nhà em. Em về nhà nghĩ lại đi. Cố thu xếp xem có được không?”
Thu đáp, tiếng nói bé nhỏ:
“Vâng, em sẽ cố gắng thu xếp. Dù sao, anh cũng đến, anh nhé!”
Hai người chia tay. Và Phượng, đúng 11 giờ đêm, đã xách va ly đến đợi Thu ở đây, bên này đường. Bên kia là Hà Nội.
Đêm Hà Nội càng về khuya càng lạnh buốt. Mặt nhựa loáng ướt. Những ánh đèn lu xanh một màu xanh hoang vắng trong sương. Trước mắt Phượng con đường Trần Nhật Duật chạy dài, một đầu phố nhạt nhoà mất hút về phía chân cầu Long Biên. Vắt qua lòng sông Hồng, những ánh lửa nơi chân cầu đổ về một hướng Gia Lâm. Gia Lâm, Phượng nghĩ đến những vùng cỏ tối bên ấy, nơi phi trường. Lát nữa anh sẽ vượt Hồng Hà, tới phi trường và ở đó, anh sẽ giã từ Hà Nội.
Lòng Phượng lắng đọng lại trong suy tưởng, trong đợi chờ. Những ý nghĩ nhẹ thoáng nhất cũng đều có những sắc thái rất mênh mông. Nhãn giới Phượng bắt gặp những hình khối của Hà Nội đang ngược đường về trong dĩ vãng, và lòng Phượng thì đã thơm rồi, những nhành hoa của xây dựng trên luống đất tương lai. Ngày mai, anh đi khỏi, tập thể xa rồi, Hà Nội sẽ ra sao? Những con người ở lại Hà Nội sẽ ra sao? Trong đêm giã từ, ba mươi sáu phố phường đi dần vào những tầng lớp của ký ức. Nhìn Hà Nội, Phượng bỗng liên tưởng tới những thành phố khác của thế giới, của thời đại. Hán Thành, Bá Linh. Những thủ đô đổ nát vì chiến tranh, bây giờ lại chứa đựng những ấn tượng buồn thảm của chia cách, hờn oán. Bên này, bên kia. Giã từ Hà Nội. Những con người cúi đầu. Một khung cửa đen câm. Những ngả đường ngoại thành hoang vắng. Những hàng mái đau yếu. Thu, Thu của anh.
Đứng một mình trong đêm dài, trước một Hà Nội ngủ thiếp, Phượng nghĩ đến những người bạn đường đã vượt Hồng Hà, đã bỏ Hà Nội, bỏ đất Bắc trước anh, vượt vĩ tuyến về tiếp tục cuộc đấu tranh cho tự do, cho con người, trên phần đất nước còn lại. Anh biết rằng thời đại, trong ngày tới sẽ nối kết con người bằng một ý niệm một hệ thống tự do. Tâm trạng của Phượng đêm nay cũng là tâm trạng của một người thợ máy Đức, một người dân cầy Triều Tiên, đang ngày đêm vượt khỏi những vĩ tuyến tù đày để tìm một hướng đi, một chân trời có không khí và ánh sáng. Năng lực đấu tranh của con người nằm trong những cạnh khía bay múa ấy.
Cái ý nghĩ cuối cùng của Phượng, gửi đến Thu. Anh nhìn sang bên kia đường. Vẫn không thấy gì. Có lẽ Thu đã ở lại. Phượng nhìn đồng hồ: Chiếc kim dạ quang chỉ đúng mười hai giờ đêm. Phượng cúi xuống nhấc va ly, bước đi.
Sau lưng anh, bống có tiếng gọi nhỏ: “Anh!”. Phượng quay lại. Đôi mắt anh sáng lên trong tối. Từ bên kia bờ đường, từ bên kia Hà Nội, một bóng người bé nhỏ đang vượt lòng đường đi sang anh. Thu. Bóng Thu xiêu xiêu vội vã. Một thoáng, Thu đã đứng bên cạnh anh. Đôi mắt Thu còn ngấn lệ. Phượng đỡ lấy va ly Thu.
Tiếng thu vang lên trong đêm Hà Nội:
“Em được đi rồi. Cả thầy me cũng đi nhưng đi sau.
Và kéo tay Phượng.
“Chúng mình đi đi thôi anh ạ!
Phượng mỉm cười nhìn Thu. Giọt nước mắt của người lên đường nhập vào hàng ngũ của tập thể, của di chuyển, Phượng biết là một giọt nước mắt của tin tưởng. Sự đấu tranh cho tự do khởi thuỷ ngay cả ở chỗ ấy, nơi con người phải đấu tranh quyết liệt với chính mình, chịu đựng những mất mát, lìa bỏ ruộng đất, phố phường, để đến những miền tự do. Sau Thu, rồi còn hàng ngàn người như Thu, cũng chiến thắng được hoàn cảnh, cũng sẽ lên đường. Để bảo vệ một niềm tin. Để bảo vệ con người. Tất cả, họ sẽ trở về.
Phượng đưa Thu đi. Những ánh đèn xanh biếc của Hà Nội nghiêng theo những bước chân bắt đầu dời khỏi Hà Nội.
Bóng Phượng, bóng Thu nhòa dần. Rồi mất hẳn. Họ đã đi vào Tương Lai.
Hà Nội - 100 ngày, sau Hiệp định Genève
Phượng nhìn xuống vực thẳm.
Hà Nội ở dưới ấy.
Từ chỗ anh đứng, Phượng nhìn sang bờ đường bên kia. Những tảng bóng tối đã đặc lại thành khối hình. Từng chiếc một, những hàng mái Hà Nội nhòa dần. Phượng nhìn lên những hàng mái cũ kỹ, đau yếu ấy, giữa một phút giây nhòe nhạt, anh cảm thấy chúng chứa đựng rất nhiều tâm sự, rất nhiều nỗi niềm. Những tâm sự câm lặng. Những nỗi niềm nghẹn uất. Của Hà Nội. Của anh nữa.
Dưới những hàng mái cong trũng, ngập đầy lá mùa kia, đang xảy ra những tâm trạng, những biến đổi gì mà ở bên này đường Phượng không đoán hiểu được. Hà Nội đang đổi màu. Đứng bên này bờ đường nhìn sang, Phượng bắt đầu tiếp nhận với một thứ cảm giác ớn lạnh, cách biệt, anh đã đứng trên một bờ vĩ tuyến mà nhìn về một vĩ tuyến bên kia. Bên ấy, có những hình ảnh chia cắt, đứt đoạn. Bên ấy, có những hình chiến luỹ, những hàng rào dây thép gai, những đoạn đường cấm, những vùng không người.
Phượng cũng không hiểu tại sao nữa. Giờ này anh còn là người của Hà Nội, thở nhịp thở của Hà Nội, đau niềm đau của Hà Nội, mà Hà Nội hình như đã ở bên kia.
Phượng nhìn xuống lòng đường. Trong bóng tối, mặt nhựa lầm lì không nói gì. Những hình cây đổ nghiêng trên những tấc đất đá câm nín. Bí mật dàn ra những bề phẳng, những đường dài như một dòng sông ngăn chia hai bờ, và Phượng đã đứng ở bên này mà nhìn sang một bờ bến bên kia. Bên kia có Hà Nội. Bên này có anh. Có tập thể. Có những bạn đường. Có một chuyến đi về Hà Nội.
Chung quanh chỗ Phượng đứng, những tảng bóng tối đã đọng lại trên bờ đường như những bờ hầm hố. Nhìn xuống, Phượng có cảm giác chơi vơi như đứng trên một tầng cao. Anh nhìn xuống vực thẳm. Hà Nội ở dưới ấy.
Anh nhớ đến Thu. Thu cũng còn ở dưới ấy, trong Hà Nội. Cái mái nhà cũ kỹ bên kia, chính là mái nhà Thu, lại cũng chính là ở bên ấy, Thu sẽ đến với anh, ở bên này. Từ một mái nhà của Hà Nội đêm nay, đến bờ đường anh đứng, chỉ có một đoạn ngắn, nhưng Phượng biết rằng đêm nay, nó chứa đựng tất cả ý nghĩa của một đoạn đời. Và Thu, Thu phải đặt cả đời Thu vào một chuyến đi, thì Thu mới vượt được đoạn đường ngắn ngủi ấy, và Thu mới sang được với anh. Như anh, như hàng nghìn hàng vạn con người Hà Nội đêm nay, Thu sẽ ở lại hay sẽ vượt lòng biên giới cũ. Giữa những phút giây Hà Nội đang rắn lạnh lại trong chuyển đổi chính thể đã bắt nguồn, đứng bên này đường, Phượng mới cảm thấy rằng ở bên kia Hà Nội, Thu đã ở thật xa anh. Cái cảm giác ớn lạnh mỗi khi anh đứng trước một dòng sông lại nổi lên. Con sông biên giới đêm nay lại hình như con sông Hồng chảy qua một bờ Hà Nội. Trong Phượng, sóng lòng của chuyển dịch chưa kịp nổi lên mà những ngọn sóng của dòng sông cũ đã nổi dậy. Âm thanh òa òa. Lòng đêm Hà Nội chứa đựng những tiếng đổ vỡ đang xô chen trong bóng tối đặc quánh.
Qua bóng tối, Phượng nhìn thấy những hình khối của Hà Nội bên kia: một cửa ô đoạ đầy. Một hàng mái cũ. Những lớp phố phường sa đọa. Những ánh đèn nhạt tái trên những bờ tường câm đen. Bóng tối chính thể đổ xuống làm nghiêng ngả những sự kiện này.
Bên kia, Hà Nội vẫn đang lặng lẽ đổi màu. Người Hà Nội dựng cửa tắt đèn để mà đổi thay trong bóng tối. Phượng thấy thương Hà Nội. Thương những người Hà Nội. Những người còn ở lại dưới những hàng mái cũ kỹ kia vì những vướng bận đau khổ.
Đêm khuya dần. Từ một cửa ô, Hà Nội bắt đầu ngây ngất dấy lên những ngọn gió núi rừng thổi về. Gió rừng hoang về qua cửa ô, đi thẳng vào tâm can của người Hà Nội. Ngọn gió tiền phong này đến trước chính thể, đang lọt dần qua cửa ô Yên Phụ, Kim Liên như một điển hình của hoang lạnh rộng lớn. Cả Hà Nội run lên, tê đi. Trước phút bỏ đi mà Phượng cũng như giá buốt cả cơ thể. Hà Nội đã bắt đầu đón nhận ấn tượng. Ngày mai, Phượng ở miền Nam rồi, Hà Nội sẽ phải còn đón nhận những sự kiện, những con người bên ngoài. Sau ấn tượng hoang vắng đêm nay, sẽ là sự thật tàn nhẫn ngày mai. Nhưng chỉ đón nhận ấn tượng, Phượng cũng đủ thấy Hà Nội không còn gì. Hà Nội chỉ còn là một thứ thuộc về bên kia. Hà Nội chỉ còn là một thứ thuộc về bên kia. Bên kia như Đêm. Như Bóng tối. Như Sa đọa. Như Tù đày.
Trên đầu Phượng, những ngọn lửa nhìn xuống. Ấy là những con mắt đau yếu của một Hà Nội không ngủ. Những ánh lửa tròn, nhợt nhạt, bé nhỏ, bị giam chặt giữa bóng tối. Phượng nghĩ đến những vì sao xa xôi đứng chết ở một góc trời cũ. Hệ thống ánh sáng Hà Nội đã hết bay múa. Bóng tối dềnh lên những đường lung linh. Từng điểm lửa gục đổ. Đêm nay, Phượng chỉ còn mong chúng có đủ ánh sáng để soi đường cho Thu đến được với anh. Phượng chỉ còn mong có thế thôi. Vì anh biết ngày mai những điểm lửa ấy sẽ không sáng nữa. Hà Nội sẽ không sáng nữa.
Buổi chiều, hồi năm giờ, gặp Thu ở cuối nhà Thuỷ Tạ, anh đã nhắc Thu đến một ngả đường. Đúng hơn đến một chuyến đi. Anh lại nhắc cả Thu đến một hạn định: Hôm nay là ngày cuối cùng người ta được tự do rời khởi Hà Nội.
Phượng bảo người yêu: “Hôm nay đã là ngày chót rồi, Thu ạ! Mười hai giờ đêm nay, chuyến xe cuối cùng sẽ đi qua cầu Long Biên. Anh sẽ đi chuyến ấy. Việc lớn việc nhỏ, anh đã thu xếp tạm yên cả rồi. Chưa yên hẳn, nhưng cũng đành vất bỏ hết. Việc đi khỏi Hà Nội trước hạn định cần hơn. Anh sẽ đến đợi em ở đầu phố tối hôm nay. Chúng mình sẽ cùng vào trong Nam”.
Phượng nói vắn gọn có thế. Bao nhiêu lần gặp trước, kể từ ngày có hiệp định chia đôi, anh và Thu đã bàn với nhau nhiều. Bàn đi bàn lại, nhưng vẫn chưa ngã ngũ ra sao cả. Vấn đề chỉ mới giải quyết xong về phần anh thôi. Trước sự lựa chọn một thái độ và trước những mưu toan xây dựng một cuộc sống tay đôi ở bên kia vĩ tuyến của hai con người cùng gắn bó đến những cái cao đẹp của đời sống, những gió bão của chiến thời ở đây lại có thêm những thảm trạng của đất nước bị chia rẽ. Sự ngăn chia đến cả từng cuộc đời. Đất nước ngăn cách làm hai miền, thì những cuộc đời cũng chia về hai phía. Như đêm và ngày. Bên này, bên kia. Biên giới oán thù dựng lên ở giữa.
Cho đến nay, Thu vẫn chưa quyết định. Thời hạn được ấn định cho di chuyển trong khu vực Hà Nội cứ vợi mãi trong phân vân lưỡng lự của người thiếu nữ. Phượng cũng hiểu cho người yêu. Anh khác, Thu khác. Cuộc sống mấy năm gần đây của anh trong Hà Nội cứ an định một chỗ, chỉ một ngụm gió nổi lên là cũng đủ đưa anh ra ngoài cửa ô. Di chuyển là một cần thiết cho đời sống của Phượng trong ngày cũ, bây giờ lại là một hành động của tự do. Cứu cánh của người Hà Nội hôm nay nằm trong sự thoát khỏi phố phường cũ.
Nhưng Thu, Thu chỉ là một người đàn bà. Vây quanh lấy đời Thu, Phượng cũng đoán thấy không biết cơ man nào là những sợi dây nối kết cuộc đời của Thu với Hà Nội. Như lúa với đất. Đi khỏi được, ít ra Thu cũng phải cắt đứt được bằng hết những sợi dây ấy. Chúng là những rễ lớn rễ con đã bám chặt lấy đời Thu từ tuổi thơ. Trên mái tóc suối chảy của người thiếu nữ, bóng dáng một mái nhà cổ kính đổ xuống. Những nếp nhăn trên trán người mẹ. Những sợi tóc bạc trắng của người cha. Đi thoát được mái nhà cũ, hành động của Thu sẽ là một hành động quyết liệt. Nó đòi hỏi nhiều đau khổ, nhiều mất mát. Lòng người vẫn phải rách nát vì những đau khổ, những mất mát ấy.
Phượng biết thế, nên người anh hùng cũng không giục giã người yêu. Mặt khác, anh muốn rằng trước thử thách này, Thu sẽ hành động, sẽ quyết định một mình. Như một con người tự do hành động và quyết định. Phượng vẫn thường có quan niệm rằng chính kiến của con người như một thứ hướng đi, tuỳ theo sự lựa chọn chân trời riêng. Đối với Phượng trái đất này có hàng triệu ngả đường thì con người cũng có hàng triệu hướng đi, trên đó đua nở những hoa cỏ cùng là rung động những tình cảm của người trước cuộc sống. Thảy đều mênh mộng, không bến bờ. Nhẹ thoáng như không khí. Bay múa như nắng.
Nếu không, thì trái đất không còn là trái đất nữa. Con người không còn là con người nữa.
Mấy ngày gần đây, Hà Nội của Phượng đã hết nắng. Hà Nội đã thiếu không khí, thiếu hơi thở. Bên kia tả ngạn Hồng Hà, bên này năm cửa ô, ngay trong nội tâm Hà Nội, những sự kiện mới mai đây sẽ về ngự trị trên Hà Nội đã như những tảng bóng tối mịt mùng dâng lên. Bóng núi bóng rừng chấp chới. Tim phổi người choáng váng, rức buốt. Những mạch đời ngừng nghỉ. Những màu sắc lộng lẫy nhất cũng nhạt tái lần lần.
Trên những sân ga, bến tàu, từ những trạm hẹn, những con người có sẵn thái độ như Phượng đã hướng vào chuyến đi. Những cuộc đời như đời Thu, rách nát vì mâu thuẫn, giờ phút này đang trải qua một cuộc tranh đấu quyết liệt với bản thân. Chúng là những miền còn tranh tối tranh sáng. Sau hết, là những người ở lại. Ở lại với Hà Nội. Vì hoàn cảnh vướng bận. Chưa bao giờ Phượng lại cảm thấy Hà Nội chứa đựng nhiều khía cạnh, nhiều thời gian tính đến thế. Đứng trước cuộc đổi đời, Phượng va chạm với những con người đang lựa chọn để nắm lại trong dĩ vãng hay đi vào tương lai. Từ một bản hiệp định chia đôi, chói lên những phút giấy thử lửa. Thái độ của từng người phân định dần mãi. Như thế cũng hay. Lại hơn. Đằng nào cũng một lần.
Từ ngày Hà Nội thay đổi sắc thái, Phượng thấy cái việc giã từ Hà Nội của anh không đến nỗi sầu thảm như anh tưởng. Nhìn sang một lớp sự kiện còn nằm lại bên kia, đêm nay, Phượng, trong một cảm thông cụ thể, như đã sờ mó thấy trên đầu ngón tay cái lành khoẻ rộng lớn của một khối đời anh sẽ dựng lên sau chuyến đi. Dựng lên bằng niềm tin. Trong tập thể. Niềm tin này, riêng đêm nay, đã đốt cháy được hộ Phượng những sợi dây gắn bó với đời cũ. Với bên kia. Với Hà Nội. Theo anh, Hà Nội cũng không còn gì. Những người như anh lên đường đã mang theo Hà Nội vào chuyến đi.
Thanh toán cho xong được những chua xót lúc đầu, lòng người đi vậy là đã ổn định.
Duy có một vấn đề là Thu. Đối với Phượng, Thu đi hay Thu ở lại, việc ấy đã ra ngoài cái lãnh vực thường rất bé mọn của tình cảm. Anh yêu Thu, qua những rung cảm của tình yêu, còn có những nỗi niềm hết sức bao la, hết sức sâu nặng của con người anh gửi đến một người bạn cùng đường. Thêm Thu tập thể thêm đông, và đời Phượng cũng vui thêm trong xây dựng.
Chiều xuống dần. Hai người yên lặng bước đi. Buổi chiều cuối cùng ở lại Hà Nội, Phượng chỉ còn tìm thấy ở Thu một sự kiện lành mạnh gần gụi, khi mà tất cả những sự kiện khác đã sa đoạ, đã đổi màu.
Anh nhìn Thu: Mái tóc dài chảy xuống một bờ vai gầy. Hàng mi nghiêng nghiêng. Và con mắt sâu đen của Thu thì nhíu lại trong suy nghĩ. Phượng nhìn lâu lâu vào đôi mắt ấy, tận trong, đôi mắt u uẩn hình như đang thăm dò một ngả đường, trong đêm tối. Anh không biết Thu đang nghĩ ngợi gì. Nhưng anh đoán Thu đang đau khổ nhiều. Trong nội tâm người thiếu nữ cũng đang có những sự kiện vừa nằm xuống, vừa chìm lặn, cùng một lúc với những sự kiện đang đi lên, đang sinh thành. Bóng tối và ánh sáng chấp chới trên những mâu thuẫn chưa ổn định. Trong Thu đã có một ngả đường? Cháy một niềm tin? Đường mũi dài, đôi môi trang nghiêm của Thu in lên một nền nhờ xanh của sương mù, của buổi chiều. Bên kia, thấp thoáng những hàng cây, những mái nhà Hà Nội.
Một lát yên lặng. Phượng châm một điếu thuốc.
Thu nói với anh: “Em thì em cũng định đi rồi. Một phần vì Hà Nội. Cơ sự đã xảy ra thế này, cũng chẳng ở được nữa. Một phần vì em không muốn xa anh. Xa nhau, biết đến bao giờ mới gặp lại? Em sợ thay đổi lắm. Nhưng anh cũng biết, còn gia đình em đấy! Thầy me em già rồi. Me em đang đau nặng. Thầy em thì chỉ biết có lũ chậu hoa cây cảnh. Hồi này ông cụ chán đời cứ thở dài suốt ngày”.
Phượng hỏi Thu:
“Thầy me không bằng lòng cho Thu đi ư?”
“Không, thầy me em bằng lòng. Chính vì thế mà em phân vân. Anh hiểu cho em chứ?”
Phượng cúi đầu không nói gì. Hai người lại yên lặng bước đi. Phượng nhìn đồng hồ. 7 giờ 35. Anh bảo bạn:
“Thôi, anh đưa Thu về. Đêm nay, trên đường tới trạm di chuyển, anh sẽ đi qua nhà em. Em về nhà nghĩ lại đi. Cố thu xếp xem có được không?”
Thu đáp, tiếng nói bé nhỏ:
“Vâng, em sẽ cố gắng thu xếp. Dù sao, anh cũng đến, anh nhé!”
Hai người chia tay. Và Phượng, đúng 11 giờ đêm, đã xách va ly đến đợi Thu ở đây, bên này đường. Bên kia là Hà Nội.
Đêm Hà Nội càng về khuya càng lạnh buốt. Mặt nhựa loáng ướt. Những ánh đèn lu xanh một màu xanh hoang vắng trong sương. Trước mắt Phượng con đường Trần Nhật Duật chạy dài, một đầu phố nhạt nhoà mất hút về phía chân cầu Long Biên. Vắt qua lòng sông Hồng, những ánh lửa nơi chân cầu đổ về một hướng Gia Lâm. Gia Lâm, Phượng nghĩ đến những vùng cỏ tối bên ấy, nơi phi trường. Lát nữa anh sẽ vượt Hồng Hà, tới phi trường và ở đó, anh sẽ giã từ Hà Nội.
Lòng Phượng lắng đọng lại trong suy tưởng, trong đợi chờ. Những ý nghĩ nhẹ thoáng nhất cũng đều có những sắc thái rất mênh mông. Nhãn giới Phượng bắt gặp những hình khối của Hà Nội đang ngược đường về trong dĩ vãng, và lòng Phượng thì đã thơm rồi, những nhành hoa của xây dựng trên luống đất tương lai. Ngày mai, anh đi khỏi, tập thể xa rồi, Hà Nội sẽ ra sao? Những con người ở lại Hà Nội sẽ ra sao? Trong đêm giã từ, ba mươi sáu phố phường đi dần vào những tầng lớp của ký ức. Nhìn Hà Nội, Phượng bỗng liên tưởng tới những thành phố khác của thế giới, của thời đại. Hán Thành, Bá Linh. Những thủ đô đổ nát vì chiến tranh, bây giờ lại chứa đựng những ấn tượng buồn thảm của chia cách, hờn oán. Bên này, bên kia. Giã từ Hà Nội. Những con người cúi đầu. Một khung cửa đen câm. Những ngả đường ngoại thành hoang vắng. Những hàng mái đau yếu. Thu, Thu của anh.
Đứng một mình trong đêm dài, trước một Hà Nội ngủ thiếp, Phượng nghĩ đến những người bạn đường đã vượt Hồng Hà, đã bỏ Hà Nội, bỏ đất Bắc trước anh, vượt vĩ tuyến về tiếp tục cuộc đấu tranh cho tự do, cho con người, trên phần đất nước còn lại. Anh biết rằng thời đại, trong ngày tới sẽ nối kết con người bằng một ý niệm một hệ thống tự do. Tâm trạng của Phượng đêm nay cũng là tâm trạng của một người thợ máy Đức, một người dân cầy Triều Tiên, đang ngày đêm vượt khỏi những vĩ tuyến tù đày để tìm một hướng đi, một chân trời có không khí và ánh sáng. Năng lực đấu tranh của con người nằm trong những cạnh khía bay múa ấy.
Cái ý nghĩ cuối cùng của Phượng, gửi đến Thu. Anh nhìn sang bên kia đường. Vẫn không thấy gì. Có lẽ Thu đã ở lại. Phượng nhìn đồng hồ: Chiếc kim dạ quang chỉ đúng mười hai giờ đêm. Phượng cúi xuống nhấc va ly, bước đi.
Sau lưng anh, bống có tiếng gọi nhỏ: “Anh!”. Phượng quay lại. Đôi mắt anh sáng lên trong tối. Từ bên kia bờ đường, từ bên kia Hà Nội, một bóng người bé nhỏ đang vượt lòng đường đi sang anh. Thu. Bóng Thu xiêu xiêu vội vã. Một thoáng, Thu đã đứng bên cạnh anh. Đôi mắt Thu còn ngấn lệ. Phượng đỡ lấy va ly Thu.
Tiếng thu vang lên trong đêm Hà Nội:
“Em được đi rồi. Cả thầy me cũng đi nhưng đi sau.
Và kéo tay Phượng.
“Chúng mình đi đi thôi anh ạ!
Phượng mỉm cười nhìn Thu. Giọt nước mắt của người lên đường nhập vào hàng ngũ của tập thể, của di chuyển, Phượng biết là một giọt nước mắt của tin tưởng. Sự đấu tranh cho tự do khởi thuỷ ngay cả ở chỗ ấy, nơi con người phải đấu tranh quyết liệt với chính mình, chịu đựng những mất mát, lìa bỏ ruộng đất, phố phường, để đến những miền tự do. Sau Thu, rồi còn hàng ngàn người như Thu, cũng chiến thắng được hoàn cảnh, cũng sẽ lên đường. Để bảo vệ một niềm tin. Để bảo vệ con người. Tất cả, họ sẽ trở về.
Phượng đưa Thu đi. Những ánh đèn xanh biếc của Hà Nội nghiêng theo những bước chân bắt đầu dời khỏi Hà Nội.
Bóng Phượng, bóng Thu nhòa dần. Rồi mất hẳn. Họ đã đi vào Tương Lai.
Hà Nội - 100 ngày, sau Hiệp định Genève
3/ Nhà mới
Những ngày đầu tiên vừa đặt chân xuống Sài Gòn, Hoá ở tạm một gian “phố” gần khu Chợ Quán. Căn nhà là một tầng bé nhỏ, cuối một ngõ hẻm. Đằng sau nhà là bãi hoang.
Căn nhà này là của người bạn Hoá vừa đi vắng vì công vụ. Anh ta về Hà Nội. Hôm gặp Hoá, chân ướt chân ráo, giữa phi trường Tân Sơn Nhất, anh bạn đã bắt tay Hoá rồi rút ở túi áo ra một cái chìa khoá. Anh chìa cho Hoá:
“Cho anh mượn tạm cái nhà. Chắc chưa có ai ở. Nhân tiện, coi nhà hộ. Độ nửa tháng nửa, tôi sẽ vào. Chúng mình nói chuyện sau vậy”.
Thế là người bạn về Bắc, Hoá đã đến mở cửa cái gian nhà bé nhỏ này. Buổi trưa hôm anh đến, mưa to. Anh xuống xe, đi bộ qua một ngõ đất, vừa hẹp, vừa lầy lội. Dăm ba đứa trẻ con đầu trần mặc áo hoa, đứng dưới mưa nhìn anh. Anh nhìn chúng, mỉm cười xã giao, khi anh nghĩ đến những giấc ngủ trưa của anh, bọn chúng dễ đến phá phách loạn xạ lắm đấy.
Sau đó, Hoá đi nhanh về cuối ngõ. Căn nhà nhỏ bé cửa sơn xanh khép đóng im ỉm sau một hàng rào gỗ lưa thưa. Dăm bụi cỏ dại mọc ngổn ngang trên lối đi.
Nhà mới có hai tầng và một gian gác lửng bằng gỗ. Một cặp vợ chồng và hai ba đứa con thì ăn ở rộng rãi. Ở cho đủ, có thể chứa được ba chục con người. Hoá chợt nghĩ đến cái nơi ở thứ hai này. Trong một thoáng, Hoá nghĩ đến cái gác trọ của anh ở Hà Nội. Một số lẻ giữa phố Cầu Gỗ. Anh tính nhẩm: Dễ cũng đến ba chục người. Hoá mỉm cười, nhớ đến những ngày nắng tháng Năm, tháng Sáu ở Hà Nội, gian gác xép Cầu Gỗ rung lên trong những tiếng quạt, tiếng thở, và ngột ngạt một thứ không khí nồng cháy. Bọn Hoá ăn ở cái lối “hấp cách thuỷ”, như thế trong suốt một vụ hè 54. Vậy mà chẳng ai kêu ca, chẳng ai ốm đau, và cũng không một ai bỏ đi. Thì ra cái khu vực tối thiểu cho một đời sống, nhiều khi đi xuống mức của những phân, những ly. Người ta nằm nghiêng mà ngủ, đi lên đi xuống cũng phải có tổ chức để tránh va chạm. Gian gác biến thành những con đường một chiều.
Mưa to hơn, Hoá mỉm cười một mình nhìn chung quanh gian buồng bỏ không. Từ ngoài mặt đường, nước chảy vào buồng ngoài, vào buồng trong và đọng lại trước cửa bếp. Vũng nước đục ngầu ngầu. Hoá nghĩ thầm: Không quét dọn sạch sẽ chỗ này không ở được. Đoạn, anh lần xuống bếp. Người bạn vừa đi khỏi mà cái bếp tro lạnh như không có ai thổi nấu đã nhiều ngày. Hoá nghĩ đến những nếp sống phóng túng ở đây. Bữa ăn người ta kéo cả ra tiệm. Anh không ngạc nhiên nữa.
Anh đi lên gian gác xếp. Trên đó tối thẳm. Một mùi ẩm mốc bốc lên từ những góc tối. Hoá đánh diêm soi thấy một gian gác trống trơ trọi. Trên sàn ngổn ngang mấy tấm gỗ mộc. Anh đi xuống.
Mưa đã tạnh hẳn. Hoá mở cửa ra ngồi trên bực cửa nhìn ra đường. Từ đầu ngõ, gió thổi tới, mát lạnh qua những vũng nước. Lá rụng xanh mặt đường. Bọn trẻ con ban nãy, thấp thoáng từ những căn nhà bên cạnh, lại ùa đến. Chúng cũng có vẻ nghịch ngợm như những lũ trẻ của phố sá Hà Nội, nhưng trông tươi tắn và ngây ngô hơn. Chúng nắm tay nhau nhìn Hoá rồi nhìn nhau, cười ầm lên. Hoá cũng cười. Anh hút một điếu thuốc lá. Bọn trẻ thấy Hoá yên lặng, càng cười dữ. Đoạn một đứa sán đến hỏi anh:
“Thầy mới vô hả?”
Hóa bảo:
“Phải rồi mới vô”. Tiếng Bắc anh dùng, làm lũ trẻ con cười to hơn.
Một lát sau, chúng đã biết tên anh, và anh đã mượn được lũ trẻ vô số là đồ dùng. Búa, chổi sể và mấy cái gầu con để múc nước.
Chúng để cả trên thềm cửa rồi bỏ đi.
Đêm xuống. Một đêm Sài Gòn rộng thoáng sau một chiều nhạt nắng. Hoá ngồi ngoài thềm cửa, nhìn từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Anh nhìn vu vơ. Một nửa ngày đặt chân thủ đô tự do, Hoá chưa kịp quen ai. Anh hút một điếu thuốc lá nữa. Thuốc cháy, khói chảy xanh về cuối ngõ, như vào một lối đi quen thuộc cũ. Lòng Hoá phân vân nhiều. Anh nghĩ đến Sài Gòn. Anh nghĩ đến Hà Nội. Nghĩ miên man. Một số bạn hữu cũ, anh sẽ không gặp họ ở đây. Có lẽ không bao giờ nữa. Họ đã ở lại.
Giữa một buổi đêm Sài Gòn vừa lên đèn. Hoá nghĩ về Hà Nội qua những ý nghĩ đầy mến thương. Anh nghĩ đến những gian nhà ngoài ấy, cửa ngõ khép đóng trong một tâm sự đau khổ thầm kín, khi những người lên đường đã vội vã bỏ đi. Một miếng đất. Một khoảng sân. Một chỗ ngồi xem một cuốn sách dưới mái hiên. Rất nhiều tình người gắn bó gửi cho một mái nhà ấm.
Vậy mà Hóa đã lìa bỏ tất cả, để mà ngồi một mình trong cái ngõ tối hẹp này. Ngày mai dành cho anh những gì? Trong thời gian và không gian miền Nam, ngày tới, rồi Hoá còn mất nhiều ngày xây dựng một cơ sở mới, để cho một đoạn đời lại có thể lên hương và một cuộc sống lại có thể bắt nguồn. Anh nhìn lâu lâu xuống lòng đất ngõ trước mặt. Tối xuống hẳn. Hoá không nhìn thấy gì nữa. Nhưng anh đoán thấy đất ở đây cũng như ở bất cứ nơi nào cũng mát lắm, và cũng chứa đầy những sự bất ngờ cho một bàn tay của người.
Ngày mai, ngày kia, anh sẽ gây lại như từ xưa, những ngọn lửa, những sợi dây nối kết với chung quanh. Anh nghĩ đến bọn trẻ ban nãy. Những tấm áo hoa sặc sỡ của chúng. Tiếng chúng cười vang vang. Những con mắt chúng đen láy nhìn cái “ông ngoài Bắc” vừa đến ở cùng ngõ. Dăm ba ngày, rồi Hoá quen thuộc với lũ trẻ hơn, chúng sẽ thay thế cho một lũ cháu Hoá ở ngoài Bắc với bố mẹ chúng nó.
Trong phút giây suy nghĩ đến một cuộc chiến tranh đau khổ lâu dài chỉ chấm dứt để nối kết những con người trên xứ sở xấu số này vào một niềm đau chia sẻ thù oán, Hoá nghĩ nhiều đến những đứa nhỏ. Tương lai của những mái đầu trẻ thơ ấy sẽ ra sao nếu hôm nay, những lứa tuổi măng non ấy đều lớn lên trong một thế hệ chia cắt đứt đoạn? Những sợi dây nối kết đứt rồi, từng đoạn một, ngày lại ngày. Trong Hoá ớn lạnh một cảm giác núi rừng. Hình ảnh một chân trời mịt mùng. Cách sông. Cách núi. Hoá để lại tất cả ngoài ấy. Tất cả.
Chiều nay, ngồi một mình trong ngõ hẹp, Hoá nhìn xuống một ngọn lửa lấp lánh đầu ngọn thuốc lá, và anh nghĩ đến những con người mới anh sẽ tiếp xúc ở đây. Lũ trẻ nhỏ mặc áo hoa. Những gia đình chung ngõ. Cùng là đời sống phường phố lớn rộng của Sài Gòn. Những sợi dây liên kết vừa rụng xuống thì những đường tơ mới đã rung lên. Vĩ tuyến không ngăn chia được lòng người, cũng không đánh nhòa mất được những khía cạnh của một sự sống đã được giác ngộ ý thức của tập thể. Đâu đâu, cũng là gắn bó, cũng là bám hút, cũng là những sợi dây, những bàn tay đan lấy nhau.
Một ý nghĩ. Một ý nghĩa khác nữa. Trong Hoá, những gánh nặng tâm sự buồn thảm với lần lần. Chúng như những chuyến đi, ngược về bên kia một vĩ tuyến oan khiên nào, và ở lại đó trong cái không khí tù đầy của một thế giới thiếu tình người.
Hóa dụi tắt thuốc lá, đứng lên. Anh thong thả đi ra ngoài đầu ngõ. Hai bên, những cửa sổ mở rộng, ánh đèn lọt ra ngoài. Con đường đất nhỏ sáng lên từng quãng một. Nước đọng vui dưới chân anh. Nhìn vào bên trong anh thấy những gia đình Sài Gòn đầu tiên dưới ánh đèn:
Người bố, người mẹ, mấy đứa con. Những đứa trẻ mặc áo hoa ban nãy. Hoá mỉm cười đoán thầm, chúng đã kể chuyện cho bố mẹ về cái “ông ngoài Bắc” vừa đến. Khắp ngõ, tiếng rađiô tưng bừng một bản nhạc lên đường. Nốt nhạc líu ríu, đổ mạnh. Tiếng hát ngân dài, vươn lên, chứa đựng âm thanh đường trường. Buổi tối Sài Gòn cũng là buổi chiều Hà Nội đang lắng tai trong một bản nhạc mỗi người cùng nghe dưới mái nhà của mình.
Hoá đứng ngoài nhìn vào. Bóng anh đổ xuống mặt đường, xiêu đổ, lênh đênh. Anh nghĩ rằng trong những ngày gần đây, cuộc sống của anh rồi cũng sẽ có những tiếng nói, nụ cười của một lớp người sẽ đến, và sẽ nhận anh vào tập thể. Từ một sự xây dựng rất cá nhân, cuộc sống khởi thuỳ rộng lớn thêm mãi, theo nhịp đi của những mạch máu nối kết đằm thắm với chung quanh. Hình ảnh một bếp lửa bập bùng hắt sáng lên một đêm đầu mùa trên mảnh đất mới, thổi mạnh một hương lửa thơm ngát vào Hóa, vào tận chỗ sâu thẳm của nội tâm anh.
Những hình ảnh cũ nhòa dần: Một chuyến đi. Những nét mặt. Những người bạn. Những bờ phố cũ. Một cuộc đời đã an định.
Trong ký ức gần gụi, Hoá nhớ đến một cuộc thử thách dữ dội nhất mà thời đại đã đặt ra cho những con người như anh. Anh đã chọn lấy một con đường trên đó thổi lùa một thứ gió lùa và chan hoà một thứ ánh sáng của miền tự do. Và Hoá đã đến đây chiều nay trong cái ngõ hẹp, sau một trận mưa chiều đột ngột của thành phố nhiệt đới.
Những tiếng động xa xôi vọng về. Nghe không rõ. Ầm ầm, ran ran. Những tiếng vội vã, như những bước chân đuổi gấp, lại như những đoàn người đang xô chen nhau trên những ngã ba nào. Đèn lấp lánh tứ phía. Cả một thành phố rộng lớn đang sống cái nhịp sống đương hoa, không bến bờ. Một cuộc sống toàn diện. Hoá nghĩ đến cái tự do của một ngọn triều đổ oà oà về cái nét xanh veo của trời xa. Sài Gòn ở đây, Chợ Lớn bên kia. Những tiếng đổ gần như những bước chân xuống núi. Thành phố chứa đầy những tiếng suối trong. Thành phố đựng đầy những ngả cỏ non.
Hóa quay trở lại. Lòng ngõ đã tối hẳn. Một vài vũng nước óng ánh. Hai bên, những cánh cửa đã đóng hẳn. Tiếng rađiô tắt lặng. Hoá đẩy cửa vào trong nhà. Anh bật đèn. Ánh sáng bừng lên khắp hai gian buồng. Vẫn như cũ. Một vài vũng nước đục ngầu chưa khô hẳn, làm thành những đường viền màu nâu tươi trên nền đá hoa.
Lòng Hóa thấy ấm lắm. Anh vui vẻ lấy chổi quét sạch một góc nhà, vừa đủ cho một chỗ đặt mình. Có tiếng muỗi vo ve nổi lên. Hoá chợt nhớ đến lũ trẻ mặc áo hoa. Ngày mai chúng sẽ mang đến cho anh mượn một hộp thuốc trừ muỗi. Đêm nay hãy tạm ngủ với mấy ông muỗi của đất mới. Hoá có cảm giác chúng sẽ đốt đau lắm. Muỗi Sài Gòn mà. Nhưng cũng chẳng hề gì. Giấc ngủ của Hoá sẽ ngon lành. Và ngày mai, một suối nắng sẽ chảy vào đây, và Hoá sẽ lại lên đường.
Ngày lớn sẽ dựng.
Hoá nghĩ về Hà Nội. Những hình ảnh mờ nhạt. Thấp thoáng sương khói. Ngoài ấy đã vào dĩ vãng. Những chân trời núi rừng. Hà Nội.
Những ngày đầu tiên vừa đặt chân xuống Sài Gòn, Hoá ở tạm một gian “phố” gần khu Chợ Quán. Căn nhà là một tầng bé nhỏ, cuối một ngõ hẻm. Đằng sau nhà là bãi hoang.
Căn nhà này là của người bạn Hoá vừa đi vắng vì công vụ. Anh ta về Hà Nội. Hôm gặp Hoá, chân ướt chân ráo, giữa phi trường Tân Sơn Nhất, anh bạn đã bắt tay Hoá rồi rút ở túi áo ra một cái chìa khoá. Anh chìa cho Hoá:
“Cho anh mượn tạm cái nhà. Chắc chưa có ai ở. Nhân tiện, coi nhà hộ. Độ nửa tháng nửa, tôi sẽ vào. Chúng mình nói chuyện sau vậy”.
Thế là người bạn về Bắc, Hoá đã đến mở cửa cái gian nhà bé nhỏ này. Buổi trưa hôm anh đến, mưa to. Anh xuống xe, đi bộ qua một ngõ đất, vừa hẹp, vừa lầy lội. Dăm ba đứa trẻ con đầu trần mặc áo hoa, đứng dưới mưa nhìn anh. Anh nhìn chúng, mỉm cười xã giao, khi anh nghĩ đến những giấc ngủ trưa của anh, bọn chúng dễ đến phá phách loạn xạ lắm đấy.
Sau đó, Hoá đi nhanh về cuối ngõ. Căn nhà nhỏ bé cửa sơn xanh khép đóng im ỉm sau một hàng rào gỗ lưa thưa. Dăm bụi cỏ dại mọc ngổn ngang trên lối đi.
Nhà mới có hai tầng và một gian gác lửng bằng gỗ. Một cặp vợ chồng và hai ba đứa con thì ăn ở rộng rãi. Ở cho đủ, có thể chứa được ba chục con người. Hoá chợt nghĩ đến cái nơi ở thứ hai này. Trong một thoáng, Hoá nghĩ đến cái gác trọ của anh ở Hà Nội. Một số lẻ giữa phố Cầu Gỗ. Anh tính nhẩm: Dễ cũng đến ba chục người. Hoá mỉm cười, nhớ đến những ngày nắng tháng Năm, tháng Sáu ở Hà Nội, gian gác xép Cầu Gỗ rung lên trong những tiếng quạt, tiếng thở, và ngột ngạt một thứ không khí nồng cháy. Bọn Hoá ăn ở cái lối “hấp cách thuỷ”, như thế trong suốt một vụ hè 54. Vậy mà chẳng ai kêu ca, chẳng ai ốm đau, và cũng không một ai bỏ đi. Thì ra cái khu vực tối thiểu cho một đời sống, nhiều khi đi xuống mức của những phân, những ly. Người ta nằm nghiêng mà ngủ, đi lên đi xuống cũng phải có tổ chức để tránh va chạm. Gian gác biến thành những con đường một chiều.
Mưa to hơn, Hoá mỉm cười một mình nhìn chung quanh gian buồng bỏ không. Từ ngoài mặt đường, nước chảy vào buồng ngoài, vào buồng trong và đọng lại trước cửa bếp. Vũng nước đục ngầu ngầu. Hoá nghĩ thầm: Không quét dọn sạch sẽ chỗ này không ở được. Đoạn, anh lần xuống bếp. Người bạn vừa đi khỏi mà cái bếp tro lạnh như không có ai thổi nấu đã nhiều ngày. Hoá nghĩ đến những nếp sống phóng túng ở đây. Bữa ăn người ta kéo cả ra tiệm. Anh không ngạc nhiên nữa.
Anh đi lên gian gác xếp. Trên đó tối thẳm. Một mùi ẩm mốc bốc lên từ những góc tối. Hoá đánh diêm soi thấy một gian gác trống trơ trọi. Trên sàn ngổn ngang mấy tấm gỗ mộc. Anh đi xuống.
Mưa đã tạnh hẳn. Hoá mở cửa ra ngồi trên bực cửa nhìn ra đường. Từ đầu ngõ, gió thổi tới, mát lạnh qua những vũng nước. Lá rụng xanh mặt đường. Bọn trẻ con ban nãy, thấp thoáng từ những căn nhà bên cạnh, lại ùa đến. Chúng cũng có vẻ nghịch ngợm như những lũ trẻ của phố sá Hà Nội, nhưng trông tươi tắn và ngây ngô hơn. Chúng nắm tay nhau nhìn Hoá rồi nhìn nhau, cười ầm lên. Hoá cũng cười. Anh hút một điếu thuốc lá. Bọn trẻ thấy Hoá yên lặng, càng cười dữ. Đoạn một đứa sán đến hỏi anh:
“Thầy mới vô hả?”
Hóa bảo:
“Phải rồi mới vô”. Tiếng Bắc anh dùng, làm lũ trẻ con cười to hơn.
Một lát sau, chúng đã biết tên anh, và anh đã mượn được lũ trẻ vô số là đồ dùng. Búa, chổi sể và mấy cái gầu con để múc nước.
Chúng để cả trên thềm cửa rồi bỏ đi.
Đêm xuống. Một đêm Sài Gòn rộng thoáng sau một chiều nhạt nắng. Hoá ngồi ngoài thềm cửa, nhìn từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Anh nhìn vu vơ. Một nửa ngày đặt chân thủ đô tự do, Hoá chưa kịp quen ai. Anh hút một điếu thuốc lá nữa. Thuốc cháy, khói chảy xanh về cuối ngõ, như vào một lối đi quen thuộc cũ. Lòng Hoá phân vân nhiều. Anh nghĩ đến Sài Gòn. Anh nghĩ đến Hà Nội. Nghĩ miên man. Một số bạn hữu cũ, anh sẽ không gặp họ ở đây. Có lẽ không bao giờ nữa. Họ đã ở lại.
Giữa một buổi đêm Sài Gòn vừa lên đèn. Hoá nghĩ về Hà Nội qua những ý nghĩ đầy mến thương. Anh nghĩ đến những gian nhà ngoài ấy, cửa ngõ khép đóng trong một tâm sự đau khổ thầm kín, khi những người lên đường đã vội vã bỏ đi. Một miếng đất. Một khoảng sân. Một chỗ ngồi xem một cuốn sách dưới mái hiên. Rất nhiều tình người gắn bó gửi cho một mái nhà ấm.
Vậy mà Hóa đã lìa bỏ tất cả, để mà ngồi một mình trong cái ngõ tối hẹp này. Ngày mai dành cho anh những gì? Trong thời gian và không gian miền Nam, ngày tới, rồi Hoá còn mất nhiều ngày xây dựng một cơ sở mới, để cho một đoạn đời lại có thể lên hương và một cuộc sống lại có thể bắt nguồn. Anh nhìn lâu lâu xuống lòng đất ngõ trước mặt. Tối xuống hẳn. Hoá không nhìn thấy gì nữa. Nhưng anh đoán thấy đất ở đây cũng như ở bất cứ nơi nào cũng mát lắm, và cũng chứa đầy những sự bất ngờ cho một bàn tay của người.
Ngày mai, ngày kia, anh sẽ gây lại như từ xưa, những ngọn lửa, những sợi dây nối kết với chung quanh. Anh nghĩ đến bọn trẻ ban nãy. Những tấm áo hoa sặc sỡ của chúng. Tiếng chúng cười vang vang. Những con mắt chúng đen láy nhìn cái “ông ngoài Bắc” vừa đến ở cùng ngõ. Dăm ba ngày, rồi Hoá quen thuộc với lũ trẻ hơn, chúng sẽ thay thế cho một lũ cháu Hoá ở ngoài Bắc với bố mẹ chúng nó.
Trong phút giây suy nghĩ đến một cuộc chiến tranh đau khổ lâu dài chỉ chấm dứt để nối kết những con người trên xứ sở xấu số này vào một niềm đau chia sẻ thù oán, Hoá nghĩ nhiều đến những đứa nhỏ. Tương lai của những mái đầu trẻ thơ ấy sẽ ra sao nếu hôm nay, những lứa tuổi măng non ấy đều lớn lên trong một thế hệ chia cắt đứt đoạn? Những sợi dây nối kết đứt rồi, từng đoạn một, ngày lại ngày. Trong Hoá ớn lạnh một cảm giác núi rừng. Hình ảnh một chân trời mịt mùng. Cách sông. Cách núi. Hoá để lại tất cả ngoài ấy. Tất cả.
Chiều nay, ngồi một mình trong ngõ hẹp, Hoá nhìn xuống một ngọn lửa lấp lánh đầu ngọn thuốc lá, và anh nghĩ đến những con người mới anh sẽ tiếp xúc ở đây. Lũ trẻ nhỏ mặc áo hoa. Những gia đình chung ngõ. Cùng là đời sống phường phố lớn rộng của Sài Gòn. Những sợi dây liên kết vừa rụng xuống thì những đường tơ mới đã rung lên. Vĩ tuyến không ngăn chia được lòng người, cũng không đánh nhòa mất được những khía cạnh của một sự sống đã được giác ngộ ý thức của tập thể. Đâu đâu, cũng là gắn bó, cũng là bám hút, cũng là những sợi dây, những bàn tay đan lấy nhau.
Một ý nghĩ. Một ý nghĩa khác nữa. Trong Hoá, những gánh nặng tâm sự buồn thảm với lần lần. Chúng như những chuyến đi, ngược về bên kia một vĩ tuyến oan khiên nào, và ở lại đó trong cái không khí tù đầy của một thế giới thiếu tình người.
Hóa dụi tắt thuốc lá, đứng lên. Anh thong thả đi ra ngoài đầu ngõ. Hai bên, những cửa sổ mở rộng, ánh đèn lọt ra ngoài. Con đường đất nhỏ sáng lên từng quãng một. Nước đọng vui dưới chân anh. Nhìn vào bên trong anh thấy những gia đình Sài Gòn đầu tiên dưới ánh đèn:
Người bố, người mẹ, mấy đứa con. Những đứa trẻ mặc áo hoa ban nãy. Hoá mỉm cười đoán thầm, chúng đã kể chuyện cho bố mẹ về cái “ông ngoài Bắc” vừa đến. Khắp ngõ, tiếng rađiô tưng bừng một bản nhạc lên đường. Nốt nhạc líu ríu, đổ mạnh. Tiếng hát ngân dài, vươn lên, chứa đựng âm thanh đường trường. Buổi tối Sài Gòn cũng là buổi chiều Hà Nội đang lắng tai trong một bản nhạc mỗi người cùng nghe dưới mái nhà của mình.
Hoá đứng ngoài nhìn vào. Bóng anh đổ xuống mặt đường, xiêu đổ, lênh đênh. Anh nghĩ rằng trong những ngày gần đây, cuộc sống của anh rồi cũng sẽ có những tiếng nói, nụ cười của một lớp người sẽ đến, và sẽ nhận anh vào tập thể. Từ một sự xây dựng rất cá nhân, cuộc sống khởi thuỳ rộng lớn thêm mãi, theo nhịp đi của những mạch máu nối kết đằm thắm với chung quanh. Hình ảnh một bếp lửa bập bùng hắt sáng lên một đêm đầu mùa trên mảnh đất mới, thổi mạnh một hương lửa thơm ngát vào Hóa, vào tận chỗ sâu thẳm của nội tâm anh.
Những hình ảnh cũ nhòa dần: Một chuyến đi. Những nét mặt. Những người bạn. Những bờ phố cũ. Một cuộc đời đã an định.
Trong ký ức gần gụi, Hoá nhớ đến một cuộc thử thách dữ dội nhất mà thời đại đã đặt ra cho những con người như anh. Anh đã chọn lấy một con đường trên đó thổi lùa một thứ gió lùa và chan hoà một thứ ánh sáng của miền tự do. Và Hoá đã đến đây chiều nay trong cái ngõ hẹp, sau một trận mưa chiều đột ngột của thành phố nhiệt đới.
Những tiếng động xa xôi vọng về. Nghe không rõ. Ầm ầm, ran ran. Những tiếng vội vã, như những bước chân đuổi gấp, lại như những đoàn người đang xô chen nhau trên những ngã ba nào. Đèn lấp lánh tứ phía. Cả một thành phố rộng lớn đang sống cái nhịp sống đương hoa, không bến bờ. Một cuộc sống toàn diện. Hoá nghĩ đến cái tự do của một ngọn triều đổ oà oà về cái nét xanh veo của trời xa. Sài Gòn ở đây, Chợ Lớn bên kia. Những tiếng đổ gần như những bước chân xuống núi. Thành phố chứa đầy những tiếng suối trong. Thành phố đựng đầy những ngả cỏ non.
Hóa quay trở lại. Lòng ngõ đã tối hẳn. Một vài vũng nước óng ánh. Hai bên, những cánh cửa đã đóng hẳn. Tiếng rađiô tắt lặng. Hoá đẩy cửa vào trong nhà. Anh bật đèn. Ánh sáng bừng lên khắp hai gian buồng. Vẫn như cũ. Một vài vũng nước đục ngầu chưa khô hẳn, làm thành những đường viền màu nâu tươi trên nền đá hoa.
Lòng Hóa thấy ấm lắm. Anh vui vẻ lấy chổi quét sạch một góc nhà, vừa đủ cho một chỗ đặt mình. Có tiếng muỗi vo ve nổi lên. Hoá chợt nhớ đến lũ trẻ mặc áo hoa. Ngày mai chúng sẽ mang đến cho anh mượn một hộp thuốc trừ muỗi. Đêm nay hãy tạm ngủ với mấy ông muỗi của đất mới. Hoá có cảm giác chúng sẽ đốt đau lắm. Muỗi Sài Gòn mà. Nhưng cũng chẳng hề gì. Giấc ngủ của Hoá sẽ ngon lành. Và ngày mai, một suối nắng sẽ chảy vào đây, và Hoá sẽ lại lên đường.
Ngày lớn sẽ dựng.
Hoá nghĩ về Hà Nội. Những hình ảnh mờ nhạt. Thấp thoáng sương khói. Ngoài ấy đã vào dĩ vãng. Những chân trời núi rừng. Hà Nội.
4/ Mưa núi
Hai chúng tôi nhìn nhau yên lặng, như thế rất lâu. Sau cùng, Nam rút tay khỏi tay tôi, quay trở vào. Tôi đi theo anh. Lối đi nhỏ đổ xuống một chân dốc, vòng về sau đồi. Mưa vừa ngớt. Cỏ núi ướt át. Đường vai Nam in lên cái nền trắng nhờ nhờ của một thứ hơi núi trôi ngang phía thung lũng bên kia. Trời từng quãng một, bắt đầu xanh. Xanh từ sau núi xanh lên.
Nam yên lặng dẫn đường cho tôi trong cái không khí thoáng mát của núi rừng sau một trận mưa lớn, thung lũng đã nổi gió vẫn còn nghi ngút hơi nước trắng đục. Có thể nắng. Cũng có thể mưa. Cái khoảng xanh ở phía đầu núi mở rộng hơn. Tôi nhìn đường vai Nam in hẳn vào trong khoảng xanh này.
Bỗng Nam hỏi tôi:
“Thế nào, lạ lắm phải không?”
Từ một ngày nào biết anh và yêu mến cái con người cứng rắn trong anh, tôi biết Nam vẫn có cái lối hỏi đột ngột như thế. Cái lối hỏi từ một con đường tắt đi ra bắt người ta trả lời.
Chưa đoán được ý Nam, tôi trả lời vội:
“Không, không. Lạ cái gì?”
Đáng lẽ ra, tôi phải trả lời có. Tôi bỏ hẳn tảng trời xanh đầu núi và đường vai gầy của anh, để chỉ nghĩ đến anh. Phải rồi, Nam đã làm cho tôi lạ lùng thật. Khó hiểu nữa. Nhưng mà tôi đã định ở lại với anh đến sáng mai. Tất cả những cái gì tôi định nói, chúng tôi sẽ nói với nhau trong suốt đêm nay.
Tôi nhìn lại tảng trời xanh vẫn đang đi lên, đang mở rộng. Xanh trong gần thành vàng nắng. Bên kia núi, chắc có nắng. Ở khắp nơi, chắc vẫn có nắng. Chỉ ở riêng miền này, nắng chưa dâng thôi. Hai chúng tôi lại im lặng bước đi. Nhưng một cái gì nặng nề ban nãy hình như vừa được nhấc khỏi. Có lẽ bởi một tiếng nói, một hòn sỏi lăn động dưới chân chúng tôi. Lại có lẽ vì một tảng trời xanh đã nằm trong nhỡn giới của người. Trên một ý nghĩ u uất trong tôi, hình như có ít nắng vừa dâng lên.
Tôi nhìn xuống một con đường cứ nhỏ dần, hỏi với lên:
“Này, đến chưa? Sao “nghìn dặm” thế hả?”
Nam quay lại, chỉ tay xuống một khoảng thấp phía dưới:
“Kia kìa.
Tôi nhìn theo ngón tay anh trỏ xuống một căn nhà bé nhỏ, tường mái cũ kỹ, kiến trúc cái lối nhà để chứa đựng đồ đạc hơn là để ở. Màu ngói nâu thẫm, rêu xanh chảy thành từng dòng từ những đầu mái long lở xuống những chân tường. Chân tường lấp dưới cỏ núi. Cái cảm giác đầu tiên của tôi vẫn kính mến bởi cái năng lực vô cùng phong phú của anh gửi vào cuộc sống, là Nam không ở được nơi này. Con đường cỏ dại và những mái tường rêu phong kia không thể là những khung đời đen tối của anh.
Tôi nhìn xuống căn nhà nhỏ bé. Bốn cửa sổ đóng cả bốn, khép kín một vẻ bưng bít. Tôi nhìn Nam. Anh đứng bên tôi, cũng đang lặng lẽ nhìn xuống. Sự yên lặng của anh là một tiếng nói. Tiếng nói này nói lên cho một thái độ: Sự chịu đựng. Nam thua rồi. Nhìn chỗ ở của anh, tôi cũng biết là Nam thua rồi. Buồn hơn, anh đã chịu thua. Không biết từ đâu, một rung động buồn rầu thấm thía từ từ nổi dậy trong tôi. Nó buốt lạnh như hơi rừng. Tôi vừa thấy lạnh lẽo vừa thấy mệt mỏi, như một người đi đường đặt hết niềm tin vào chỗ đến, và đến, chỉ thấy đổ vỡ, chỉ thấy tàn hoang. Trong một thoáng, tôi muốn quay trở về. Tôi sẽ bỏ Nam đứng lại một mình với núi rừng của anh. Tôi sẽ yên lặng đi trở lại con đường bé nhỏ, ra ngoài đường cái, leo lên một chiếc xe đò cũ kỹ, dời bỏ cả một vùng cao nguyên lúc nào cũng nằm ngủ bên cạnh những bờ vực chìm đắm, để đi xuống những vùng phường phố chan hoà sự sống dưới kia, ở những vùng xây dựng đang mùa, kiến thiết không ngừng nghỉ. Tôi muốn bỏ đi. Tôi muốn xuống núi. Để được sống. Được cho đi, được nhận lại. Được vui và được tin yêu. Được đóng góp cái phần bé mọn của mình cho tập thể.
Ở đây, tôi không thấy gì, thật không thấy gì. Nếu thật ra sự sống rất mênh mông cũng có những biên thuỳ, thì nơi này đã ở ngoài biên thuỳ sự sống. Nam đã đứng thật xa, ngoài biên thuỳ. Một con đường nhỏ. Những lớp núi rừng trùng điệp. Những chiều mưa dầm dề. Cỏ hoang. Ở đâu cũng cỏ hoang. Tôi bắt đầu phải công nhận một cách bực bội rằng ngoại cảnh nếu không tác động, cũng ảnh hưởng mãnh liệt đến đời sống. Nó tô thêm sắc màu cho những tâm trạng, những sự kiện chưa đẫm nét. Tôi nhìn những đường rêu chảy trên mái cũ, nghĩ rằng núi rừng hoang vu nơi này cũng là những lớp rêu xanh. Chúng đang chảy xuống đời Nam. Một cánh cửa đóng kín. Những lớp rêu tường. Sự cách biệt ghê gớm. Nam chỉ thiếu biến thành một tượng đá. Nhưng chưa, thì cũng đã gần rồi.
Tôi nghĩ thế, và tôi đã muốn trở về. Tôi tưởng rằng núi rừng hoang vắng cách biệt chưa phải là chỗ ở của Nam. Tự nhiên tôi nhớ đến những con đường đi trong một bệnh viện thành phố. Những con đường lúc nào cũng như ngủ thiếp dưới mái lá xanh. Bệnh viện nào cũng là một thứ thế giới cách biệt. Đời sống đứng lại bên ngoài. Nó đứng lại dưới những hàng cây, vừa đọng lắng vừa sôi nổi, và bên trong, chỉ là một thứ thời gian lâu dài yên lặng. Bóng nắng bóng lá mệt mỏi. Tường vôi trắng toát. Những người bệnh xanh yếu. Ở đây, rừng núi cũng phảng phất một thứ không khí bệnh viện. Căn nhà rêu phong dưới chân núi kia cũng là một thứ an dưỡng đường cho một con người nhọc mỏi giữa lưng chừng cuộc sống.
Tôi không muốn đến những an dưỡng đường. Tôi muốn trở về. Nhưng với niềm bất mãn vẫn ngấm ngầm trong tôi. Tôi muốn được hiểu Nam hơn. Sự xoay chiều đột ngột của anh.
Cuối cùng, tôi nhất định ở lại.
Nam nhường tôi xuống trước. Qua những bực đất đào ngập vào sườn đồi, đến một khoảng sân nhỏ, không trồng trọt gì. Rừng gần nhà đổ lá xuống ngập ngụa. Tiếng nước rỏ xuống tí tách.
Nam gõ nhẹ tay vào cánh cửa đóng kín. Có tiếng động ở bên trong. Những bước chân lại gần. Cửa hé mở. Tôi nhìn thấy chị Nam qua màn mưa loáng thoáng. Dưới mái tóc lòa xòa, khuôn mặt chị hiền hậu nhìn tôi. Một thoáng ngạc nhiên ánh lên trong đôi mắt to đen.
Nam điềm đạm bảo vợ:
“Anh Thảo lên chơi với chúng mình. Em mở cửa cho sáng.
Cửa mở rồi mà gian phòng cũng không sáng được bao nhiêu. Chỉ mới bớt tối đi thôi. Phảng phất trong cái nhờ nhờ một thứ không khí u uất. Cuộc sống ở đây chứa đựng quá nhiều bóng tối rồi. Gian phòng không sáng nổi được nữa. Tôi nhìn chung quanh. Bàn ghế, đồ đạc đứng lặng lẽ từng khối tĩnh vật chìm lặng. Tôi nghĩ đến thứ ánh sáng của một niềm tin sáng chói, chưa được anh Nam đốt cháy ở nơi này. Ánh sáng của một nụ cười. Của một đôi mắt. Phút giây này, tôi đã thiết tha mong mỏi sự cháy đỏ của những dòng ánh sáng ấy, dù chỉ một chút ít thôi. Thì ở đây sẽ đỡ tối hơn. Những sự vật bé mọn nhất ở nơi này hình như đều phủ ngập dưới những tầng lớp băng tuyết, những trận mưa núi; những đợt sương rừng, ánh sáng có bùng được lên không?
Tôi nhìn ra ngoài. Rừng núi ngớt mưa đang đi dần vào hoàng hôn. Tối xám lan đi từng ngọn đồi. Hết ngọn này đến ngọn khác. Từng gốc cây. Hết gốc này đến đến gốc khác. Cái tảng trời xanh phía đầu núi của tôi ban nãy cũng đã nhòa đi rồi. Sao chưa kịp lên, đêm đã sâu thăm thẳm. Rồi tất cả những ngọn đồi, những gốc cây đều không nhìn thấy nữa. Cửa mở thành một khung đen. Mắt tôi tối lại. Nhìn Nam, bóng tối cũng ngập đầy trong mắt anh.
Sau bữa cơm, chị Nam pha cho chúng tôi hai tách cà phê.
Nhớ lại một hình ảnh đẹp cũ, tôi lên tiếng nhắc chị nhớ pha cho thật đặc. Chị Nam quay lại mỉm cười:
“Tôi nhớ rồi, anh chẳng phải dặn. Lần nào gặp nhau mà các anh không uống cà phê đặc, rồi thức suốt đêm. Cà phê của các anh không phải là cà phê nữa. Thuốc bắc thì đúng hơn”.
Tôi mỉm cười nhìn Nam. Chúng tôi cùng sống lại những đêm cũ. Kỷ niệm. Gương mặt Nam đã tươi hơn một chút.
Chị Nam đặt hai ly cà phê vào cái khay nhỏ, lấy hộp thuốc lá thơm, bưng tất cả đặt trên cái bàn thấp gần cửa sổ, đoạn chị kín đáo bỏ xuống nhà dưới. Tôi nhìn theo chị Nam, yêu mến cái vẻ kín đáo của chị lúc đó. Tôi vừa bắt gặp lại những nếp sống đặc biệt, tế nhị của người đàn bà Hà Nội. Một dáng đi. Một cách ăn nói. Cái lối pha một tách cà phê đặc sánh. Chị vẫn giữ gìn được nguyên vẹn cái duyên dáng ngày cũ, lúc chị còn là một người thiếu nữ ở Hàng Đào. Chị không đổi thay. Mà chỉ có Nam đổi thay thôi.
Chị Nam bỏ xuống nhà dưới vì chị biết Nam và tôi có những câu chuyện cần phải nói với nhau đêm nay. Đó cũng là một thói quen đã có giữa Nam với tôi từ rất lâu. Đêm nay, tôi đã muốn sống lại với Nam những đêm chí tình cũ. Một tách cà phê đặc. Một hộp thuốc lá. Để mà bàn định với nhau về những dự định của đời sống. Nhưng đêm nay tôi thức với Nam để làm gì? Anh còn có những dự định gì về đời sống? Tôi nhìn sang anh. Bên kia bàn. Nam chống tay lên cằm, nhìn xuống. Giây phút yên lặng vời vợi khắc khoải. Điếu thuốc lá cháy trên tay anh, dòng khói vật vờ khuất khúc. Khói thuốc ngừng lại trên nếp tóc rồi bồng bềnh. Những đường gân hai bên hàm nổi lên một thoáng cử động chìm lặn. U uất. Tôi nghĩ thầm: “Chỉ thấy mưa phùn và mây xám thôi. Chưa thấy nắng. Cũng chưa thấy trời xanh”.
Một lát Nam ngẩng lên hỏi tôi:
“Bạn hữu ở dưới ấy ra sao?”
“Cũng lúng túng cả”.
Tôi ngẫm nghĩ rồi nói tiếp:
“Nhưng họ đang cố gắng. Rồi sẽ được tốt đẹp như cũ”.
Nam đáp thờ ơ:
“Nhất định rồi”.
Con mắt anh nhìn tôi rồi nhìn ra ngoài. Cái nhìn hết sức thờ ơ gửi vào đêm rừng mênh mông. Tôi biết Nam nói mà không nghĩ gì. Những ý nghĩ mất nhiệt thành mất tin tưởng không còn là ý nghĩ nữa. Tôi đã muốn hét lên với anh rằng nhất định rồi, nhất định rồi cuộc sống sẽ được tốt đẹp, nhất định như thế bởi vì những người bạn anh ở dưới kia đang lăn mình vào cuộc chiến đấu để xây dựng cho một ngày trở về, với tất cả niềm tin tưởng sắt đá của họ, với tất cả cái năng lực sáng tạo của họ. Và chỉ anh là anh đã mất niềm tin thôi.
Nghĩ thế nào tôi lại thôi. Tôi nghĩ rằng Nam đang là một người bệnh. Cho dẫu rằng anh chưa có quyền được vào bất cứ một bệnh viện nào. Nhưng im lặng, tôi lại bất mãn. Bất mãn nhiều nhất về cái thái độ của anh. Con người anh hôm nay đem đối chiếu với dĩ vãng, sau mâu thuẫn lại đậm đà đến thế. Tôi nhớ đến dĩ vãng. Một thứ dĩ vãng gần gụi của anh, của chúng tôi:
Từ đầu mùa thu 1950 đến những ngày trước hiệp định chia đôi đất nước. Nam ở hậu phương về Hà Nội. Dời bỏ hàng ngũ của những con người đã kìm hãm, đã huỷ diệt cái năng lực sáng tạo của anh, về tới Hà Nội anh bắt tay ngay vào việc. Tôi đã sống gần Nam những ngày tháng sôi nổi mãnh liệt ấy, để mà đo lường được thế nào là cái năng lực của con người sống vượt bực quyết tâm xây dựng lại cơ sở. Từ hai bàn tay trắng Nam bắt đầu. Và cuộc sống của anh cứ thế chuyển đi, như một hình ảnh mùa màng nườm nượp sinh thành trên tàn đổ. Anh sống không ngừng không nghỉ. Dạo ấy, Nam vẫn luôn luôn bảo tôi:
“Thời gian gấp rút ghê lắm, Thảo ạ! Phải xây dựng được ngay một cái gì cho chúng ta.” Câu nói sôi nổi này, Nam đã đem gắn liền nó với hành động. Cứ theo anh thôi, tôi cũng thấy mệt đến đứt hơi. Lối sống của anh thu thế kỷ vào một năm, thu nghìn năm vào một phút. Anh làm bằng mười, bằng trăm người. Công cuộc xây dựng cơ sở của anh ngày lại ngày thể hiện trong một nhịp điệu đều đặn. Trước hết, Nam nhảy vào nghề thầu khoán. Đêm ngày anh lặn lội với lũ vật liệu, với công nhân, với mưa nắng ngoài công trường. Chỉ trong một năm anh đã xây cất được ba căn nhà mới nữa ở trung tâm thành phố. Ngân khoản gửi ngân hàng của anh lên tới hàng triệu đồng.
Hết một năm anh vụt đổi nghề. Những đô thị tàn phá đã được xây dựng lại gần hết trong thời gian này. Nghề thầu khoán không thích hợp nữa.
Đêm hôm ngồi uống cà phê với anh ở bàn giấy, kết toán lại công việc để sửa soạn dự định mới, Nam cười bảo tôi:
“Thế là chúng mình đã kết thúc xong chương trình đầu tiên. Bây giờ đến chương trình thứ hai. Tôi hẹn với anh ba năm. Sau đó, sẽ là cái chương trình cuối cùng của tất cả chúng ta”.
Cái chương trình cuối cùng của chúng tôi là một sự tổ chức thật đầy đủ, thật chu đáo cho đời sống vật chất và tinh thần của một số người gắn bó với nhau qua một thứ duyên văn đậm đà nhất, cùng theo đuổi một lý tưởng trên lãnh vực văn nghệ. Chúng tôi thật đông thật tin tưởng, nhưng chúng tôi sống lẻ loi và thiếu thốn tất cả mọi phương tiện. Sống những ngày lênh đênh mưa nắng ở hậu phương cộng sản, để chịu đựng đến ê chề sự chà đạp tin tưởng, sự kìm hãm tinh thần, chúng tôi kẻ trước người sau đã dời bỏ thiên đường cộng sản trở về Hà Nội.
Cuộc chiến tranh đau khổ lâu dài dạo đó đã là nguyên nhân phát sinh một tâm trạng văn nghệ thật đen tối. Mặt trận văn nghệ mở ra từng giai đoạn gay go. Kẻ thù mọc lên trùng điệp. Sa đoạ, đổ vỡ ghê gớm. Để xây dựng lại tất cả, phải phá huỷ tất cả.
Hướng đi mới sáng chói trong nội tâm từng con người đã sống nhiều thời gian đau đớn của thí nghiệm, của nhận đường. Lòng tin tưởng dư thừa. Nhưng phương tiện ở đâu? Chúng tôi thiếu thốn tất cả. Một nhà xuất bản. Một nhà in. Một nơi lui tới cho những buổi sinh hoạt tập thể. Cả đến những nhu cầu tối thiểu hàng ngày. Một vài anh bạn đau tim đau phổi trầm trọng. Một vài người sốt rét kinh niên, thứ rét rừng ghê gớm mang về từ những biên giới âm u miền ngoài. Đôi khi lại một vài anh trút hơi thở cuối cùng trong một bệnh viện làm phúc.
Nam gặp lại tất cả chúng tôi vào thời kỳ đó.
Anh biết đến cảnh ngộ của chúng tôi. Nhiều đêm thức với anh, tâm sự với anh về những cảnh huống đau buồn của bọn người cầm bút nghiêng ngả điêu đứng vì những tác động vật chất, tôi đã cởi mở đến cái mực không giấu giếm gì anh nữa.
Anh suy nghĩ, rồi anh bảo tôi:
“Chúng mình phải chấm dứt ngay cái tình trạng này. Các anh không thể chết dần chết mòn trong những bệnh viện làm phúc được. Tôi sẽ thay Chúa Giêsu làm một cái gì cho chúng ta”.
Sự quyết định của Nam, giữa một thời đại xa hoa ích kỷ, không làm tôi ngạc nhiên. Một phần vì Nam là con người của những quyết định mau lẹ. Một phần vì tôi biết Nam vẫn có lòng với văn nghệ từ lâu. Anh mến chúng tôi vì anh biết chúng tôi đau khổ nhiều. Vì anh biết chúng tôi có niềm tin, nhưng không bao giờ tạo nổi được những điều kiện vật chất cần yếu.
Nam bàn với chúng tôi như thế này:
“Tôi dự tính dựng một nhà in, một nhà xuất bản, có đủ hết máy móc vật liệu để có thể ấn hành được tất cả những tác phẩm hữu ích. Sẽ có một câu lạc bộ văn nghệ cho các anh nữa, với chỗ ăn chỗ ngủ chu đáo. Các anh phải được nghỉ ngơi, được tĩnh dưỡng như tất cả mọi người. Các anh hãy giữ vững niềm tin. Tôi sẽ thu xếp đầy đủ phương tiện cho các anh”.
Nam hành động sát thực tế. Anh biến dự định thành những con số. Những con tính kỹ càng cho từng ngân khoản bé nhỏ một.
Anh kết toán:
“Phải có từ bốn đến năm triệu đồng”.
Anh cười nói đùa:
“Vì các anh đông lắm. Nhà văn lại sống dai nữa”.
Cuộc dự tính có tính chất vĩnh viễn được đặt trên một quy mô rộng lớn chưa từng thấy. Dự định này thành được do sự nhiệt tâm của một người, thì cả tập thể có thể vững lòng mà phục vụ bằng ngòi bút, bằng tư tưởng.
Nam bắt tay thực hiện chương trình này vào khoảng đầu mùa xuân 1954. Anh bán phăng ba căn nhà, đem số tiền mua một biệt thự diện tích gần ba mẫu ở ngoại ô thành phố. Sửa chữa lại, ba tháng sau thì xong. Còn hai căn nữa, anh để một làm nhà in, một làm toà soạn. Tiền gửi ngân hàng, anh rút ra hết, gửi tất cả sang Âu châu mua máy in.
Công cuộc tiến hành tuần tự tốt đẹp.
Nhưng có một điều mà Nam không tính đến: Sự biến chuyển của thời cuộc. Cho đến bây giờ, những phút ngồi ôn lại đến cái dự định cao đẹp kia đã đổ vỡ không phải vì chúng tôi, càng không phải vì Nam, tôi vẫn không hiểu tại sao Nam không chịu lưu tâm đến những yếu tố ngoại cảnh. Vậy mà ngoại cảnh trong không gian Bắc Việt và trong thời gian 1954 lại như đập thẳng vào mắt. Suy nghĩ nhiều rồi, tôi mới cảm thấy quý mến anh, sự quý mến gửi đến một con người dám xây dựng những sự kiện trường cửu ngay giữa mùa dông bão.
Được xây dựng là đủ, còn mặc kệ dông bão. Không tính đến thành bại. Dông bão đổ ập tới: Tháng sau, thất thủ Điện Biên Phủ. Tháng Bảy, chúng nó ký kết với nhau hiệp định Genève. Miền Bắc rơi vào tay cộng sản. Hà Nội sống những ngày vực thẳm. Cái chương trình của Nam, của chúng tôi đổ vỡ theo. Hà Nội sống nốt 100 ngày tự do cuối cùng. Không may cho chúng tôi, lúc đó Nam lại vắng mặt ở Hà Nội vì một chuyến đi xa. Ở Hương Cảng về tới nơi, Nam bỗng dưng đau nặng. Những chiếc máy in lớn gửi về từ Âu châu nằm ngổn ngang dưới nhà in không có người ở. Đến khi Nam ra khỏi nhà thương, thì cái thời hạn 100 ngày cũng gần chấm dứt. Anh không kịp thu xếp gì cả. Mà hình như anh cũng chẳng muốn thu xếp nữa. Con người của những dự định lớn lao, có tất cả ngày hôm trước, mất tất cả ngày hôm sau. Nam đi khỏi Hà Nội với hai bàn tay trắng. Như chúng tôi, như phần lớn những người Hà Nội.
Nam đưa vợ con xuống Hải Phòng. Từ Hải Phòng vào Nam, anh đi thẳng lên vùng Cao nguyên, trốn lánh bạn hữu, trốn lánh cuộc sống, trốn lánh tất cả.
Một năm rồi.
Tôi mới lại được gặp anh ở đây.
Cuộc chiến đấu cho tự do cũng bắt đầu vừa chẵn một năm.
Đêm núi rừng mịt mùng bên ngoài. Tách cà phê đã nguội lạnh từ lâu. Những giây phút yên lặng, thăm thẳm. Nam đưa tay gạt một tàn thuốc lả tả rụng xuống. Tôi nghĩ đến anh. Đến bọn chúng tôi. Đến Hà Nội. Đến bọn cộng sản. Đến một ngày trở về chưa tới. Đến một cuộc sống mới đã khởi đầu. Chúng tôi đã định khởi đầu cả rồi. Hàng triệu người đã khởi đầu ở dưới kia, trên những miền đất nước bàng bạc sắc thái tự do. Cuộc chiến đấu mới sôi nổi, gấp rút, người ta không có quyền đòi hỏi phương tiện, đợi chờ cơ hội. Ở khắp nơi, những con người tự do đã hát lên. Đã đi thẳng vào xây dựng, đến thẳng với kẻ thù. Trên những địa hạt văn nghệ, những cây bút tự do đã kết tụ lại từng nhóm phục vụ chiến đấu. Giai đoạn sống còn này nằm trong cái gấp rút, sôi nổi của hiện tại. Dĩ vãng chết thật rồi. Chúng ta đã bỏ lại dĩ vãng cho kẻ thù ở bên kia. Trước tương lai chói loà, người ta không có quyền được thương tiếc quá khứ nữa.
Đêm hôm đó, tôi đã nói được với Nam về những sắc thái bay múa của cơ man nào là cuộc sống đang khởi đầu ấy. Tôi muốn nhìn thấy sự cháy đỏ trong anh một ngọn lửa tin. Nhưng mà những sự kiện bé nhỏ nhất ở nơi này cũng đều chìm ngập dưới những tầng lớp băng tuyết, lửa có cháy lên được không?
Hãy nghe Nam thủ thỉ:
“Tôi không thiết tha gì nữa, Thảo à! Sống cho qua ngày thôi. Nhiều lúc tôi muốn xoá bỏ hết, muốn xuống núi, để bắt tay vào một cái gì với các anh. Nhưng cũng không nổi nữa đấy. Tôi đã mất mát nhiều quá, tôi thua rồi. Hành động trong một thời gian nghiêng ngả, con người phải vững lắm mới được. Tôi nghĩ đến sự cố gắng của tôi ở Hà Nội trong 5 năm trời đằng đẵng. Tôi sống 5 năm bằng cả một đời. Bây giờ trắng tay vẫn hoàn trắng tay. Anh bảo tôi không thất vọng sao được”.
“Vậy mà hàng triệu người như chúng ta đã không thất vọng mà còn tin tưởng ghê lắm”.
Nam cười buồn:
“Tôi chưa thấy điều gì làm tôi tin tưởng được. Mất mát nhiều như tôi, tin tưởng lại khó lắm”.
Tôi không trả lời Nam. Tôi biết anh mất mát nhiều. Nhưng tôi còn biết anh đã mất mát ở ngay đây một cái gì to lớn hơn tất cả những mất mát của anh ngoài Hà Nội. Nam đã đánh mất niềm tin. Rừng núi hoang vu buồn thảm ảnh hưởng sâu nặng thêm mãi vào cái tâm trạng tàn lụi này.
Tôi nghĩ thầm: Nếu anh xuống núi. Phải rồi. Nếu anh xuống núi để đến những thành phố, những làng xóm, những trung tâm định cư, những vùng bị cộng sản tàn phá, những miền mới tiếp thu, để có những ấn tượng rực rỡ nhất về cuộc phục sinh của đất nước, để tai nghe mắt thấy tại chỗ những lớp người đã đau khổ, đã mất mát như anh, đang đặt những nền tảng đầu tiên cho đời sống tự do.
Nếu Nam xuống núi để tiếp nhận những dòng đời đang xuôi chảy, đang dâng lên. Những con suối nhỏ đang sống những đời đại dương. Những người đã bỏ hàng trăm nóc nhà đến vùng tự do, sống tin yêu dưới một mái lều tạm trú. Thì anh sẽ khám phá được điều này: Chúng ta giầu có hơn bao giờ. Vì chúng ta tự do. Và những vùng trời của chúng ta không chỉ là những cơn mưa núi, những buổi chiều tối xám, u uất, mà còn là những miền bình minh, những ngày chói nắng, những buổi đầu mùa.
Tôi liền đề nghị với Nam:
“Từ ngày vào đây, chắc anh cũng chưa đi đến đâu. Anh thử đi thăm các nơi một chuyến xem sao. Anh cần phải đi. Nằm mãi ở miền cao này, rồi anh biến thành trăng sao mất. Tôi tin rằng cuộc sống của dân tộc hôm nay ở miền tự do sẽ làm anh thay đổi thái độ. Không ít thì nhiều, nhưng thế nào cũng thay đổi”.
Nam yên lặng không nói gì.
Đêm hôm đó, chúng tôi thức với nhau đến sáng.
Tôi từ giã vợ chồng anh buổi sớm hôm sau. Mưa núi đã tạnh hẳn. Trên lối đi nhỏ, sương trắng bốc lên nghi ngút. Có tiếng chim rừng hót ở đầu nhà. Vợ chồng anh đưa tôi ra ngoài đường cái. Tôi bỏ anh lại với rừng núi của anh. Niềm tin tưởng cuối cùng trong tôi là một ngày nào sẽ có một chuyến đi vào sâu giữa lòng đất nước, sẽ gửi trả Nam cho chúng tôi…
Lần gặp Nam ở cao nguyên đến nay đã được một tháng.
Bỗng một hôm, tôi nhận được thư anh. Tôi mừng vô tả. Trong thư, Nam báo tin cho tôi, ít ngày sau hôm tôi về, vợ chồng anh đã bắt đầu một chuyến đi trên khắp các vùng bên này vĩ tuyến 17. Anh đã đến các vùng mới tiếp thu. Anh đã đi thăm những vùng bị tàn phá nhất. Anh đã đến các trung tâm định cư. Anh đã gặp những bạn hữu cũ. Và anh đã được biết thế nào là cái lực lượng phục hồi vĩ đại của dân tộc, cùng là cái năng lực của người tự do trong cuộc sống.
Đây là một đoạn ở cuối thư: “Cứ nằm mãi ở những miền rừng núi hẻo lánh, nằm mãi trong một thứ thạch động cách biệt, người ta có thể quên cả cuộc sống, quên cả chính mình nữa. Thảo ạ! Tôi đã sống một năm thương nhớ dĩ vãng, đau xót với những mất mát cũ, tôi không sống được gì cả. Nguy quá. Tôi vừa đi thăm nhiều nơi về. Đâu đâu, tôi cũng gặp những con người bừng bừng tin tưởng, và hăm hở xây dựng. Trong tôi, ngọn lửa tin mà tôi tưởng nguội lạnh hẳn, những người bạn đường hôm nay đã đốt nó cháy lên. Tôi muốn sống. Tôi muốn hành động. Tôi không thể tưởng tượng được rằng những lớp người đã mất mát đã đau khổ như chúng ta, hơn chúng ta, lại có thể sống mãnh liệt được như thế. Nhưng sự thật như thế. Tôi sẽ bỏ rừng núi. Tôi sẽ xuống đồng bằng đây. Hẹn gặp tất cả các anh. Chưa có dự định gì, nhưng hành động đã. Mà lần này thì chắc không thể nào tan vỡ được nữa…”.
Bức thư của Nam chưa nói hết được với tôi về sự chuyển hướng lớn lao anh. Nhưng tôi biết chắc chắn được điều này, Nam đã trở lại đời sống. Nam đã trở về với chúng tôi rồi. Nam đã ra khỏi bệnh viện, ra khỏi dĩ vãng rồi. Nghĩ đến tập thể đông đảo sẽ có thêm anh, tôi vui đến cái độ có thể hò hét toang oang lên. Bọn cộng sản có thể chiếm đất đai của chúng ta, nhưng chúng không thể cướp được con người của chúng ta. Chúng có thể đánh ngã chúng ta trong một phút, nhưng rồi chúng ta lại vùng dậy. Sự vùng dậy của Nam là một trong muôn triệu.
Tôi còn biết chắc chắn được điều này nữa:
Cuộc sống của dân tộc hôm nay có một sức tác động mãnh liệt mà kẻ thù đã nhầm và chính chúng cũng không ngờ tới. Như một con bệnh, một ngày đến những miền đất nước tự do, cái không khí lành khoẻ của tập thể đã giúp Nam sống lại. Nhiều người như Nam nữa. Đau khổ mất mát nhiều nhưng vẫn tin tưởng thắm thiết. Vẫn đấu tranh mãnh liệt.
Tôi gập thư lại. Tôi nghĩ đến Nam, những người như Nam, thức dậy trong những lớp chiếu chăn dĩ vãng ẩm mục, đang tấp nập xuống núi. Bỏ những ngọn núi cô lẻ, những thạch động ớn lạnh, họ đang xuống những miền đồng bằng của tự do. Họ sẽ sống lại trong lòng đất nước, trong lòng tự do. Họ sẽ chiến đấu để bảo vệ đất nước, bảo vệ tự do.
Tôi nhớ đến đường vai gầy của Nam. Đến vùng trời của Nam.
Nơi ấy chắc đã có nắng. Như ở đây.
Hai chúng tôi nhìn nhau yên lặng, như thế rất lâu. Sau cùng, Nam rút tay khỏi tay tôi, quay trở vào. Tôi đi theo anh. Lối đi nhỏ đổ xuống một chân dốc, vòng về sau đồi. Mưa vừa ngớt. Cỏ núi ướt át. Đường vai Nam in lên cái nền trắng nhờ nhờ của một thứ hơi núi trôi ngang phía thung lũng bên kia. Trời từng quãng một, bắt đầu xanh. Xanh từ sau núi xanh lên.
Nam yên lặng dẫn đường cho tôi trong cái không khí thoáng mát của núi rừng sau một trận mưa lớn, thung lũng đã nổi gió vẫn còn nghi ngút hơi nước trắng đục. Có thể nắng. Cũng có thể mưa. Cái khoảng xanh ở phía đầu núi mở rộng hơn. Tôi nhìn đường vai Nam in hẳn vào trong khoảng xanh này.
Bỗng Nam hỏi tôi:
“Thế nào, lạ lắm phải không?”
Từ một ngày nào biết anh và yêu mến cái con người cứng rắn trong anh, tôi biết Nam vẫn có cái lối hỏi đột ngột như thế. Cái lối hỏi từ một con đường tắt đi ra bắt người ta trả lời.
Chưa đoán được ý Nam, tôi trả lời vội:
“Không, không. Lạ cái gì?”
Đáng lẽ ra, tôi phải trả lời có. Tôi bỏ hẳn tảng trời xanh đầu núi và đường vai gầy của anh, để chỉ nghĩ đến anh. Phải rồi, Nam đã làm cho tôi lạ lùng thật. Khó hiểu nữa. Nhưng mà tôi đã định ở lại với anh đến sáng mai. Tất cả những cái gì tôi định nói, chúng tôi sẽ nói với nhau trong suốt đêm nay.
Tôi nhìn lại tảng trời xanh vẫn đang đi lên, đang mở rộng. Xanh trong gần thành vàng nắng. Bên kia núi, chắc có nắng. Ở khắp nơi, chắc vẫn có nắng. Chỉ ở riêng miền này, nắng chưa dâng thôi. Hai chúng tôi lại im lặng bước đi. Nhưng một cái gì nặng nề ban nãy hình như vừa được nhấc khỏi. Có lẽ bởi một tiếng nói, một hòn sỏi lăn động dưới chân chúng tôi. Lại có lẽ vì một tảng trời xanh đã nằm trong nhỡn giới của người. Trên một ý nghĩ u uất trong tôi, hình như có ít nắng vừa dâng lên.
Tôi nhìn xuống một con đường cứ nhỏ dần, hỏi với lên:
“Này, đến chưa? Sao “nghìn dặm” thế hả?”
Nam quay lại, chỉ tay xuống một khoảng thấp phía dưới:
“Kia kìa.
Tôi nhìn theo ngón tay anh trỏ xuống một căn nhà bé nhỏ, tường mái cũ kỹ, kiến trúc cái lối nhà để chứa đựng đồ đạc hơn là để ở. Màu ngói nâu thẫm, rêu xanh chảy thành từng dòng từ những đầu mái long lở xuống những chân tường. Chân tường lấp dưới cỏ núi. Cái cảm giác đầu tiên của tôi vẫn kính mến bởi cái năng lực vô cùng phong phú của anh gửi vào cuộc sống, là Nam không ở được nơi này. Con đường cỏ dại và những mái tường rêu phong kia không thể là những khung đời đen tối của anh.
Tôi nhìn xuống căn nhà nhỏ bé. Bốn cửa sổ đóng cả bốn, khép kín một vẻ bưng bít. Tôi nhìn Nam. Anh đứng bên tôi, cũng đang lặng lẽ nhìn xuống. Sự yên lặng của anh là một tiếng nói. Tiếng nói này nói lên cho một thái độ: Sự chịu đựng. Nam thua rồi. Nhìn chỗ ở của anh, tôi cũng biết là Nam thua rồi. Buồn hơn, anh đã chịu thua. Không biết từ đâu, một rung động buồn rầu thấm thía từ từ nổi dậy trong tôi. Nó buốt lạnh như hơi rừng. Tôi vừa thấy lạnh lẽo vừa thấy mệt mỏi, như một người đi đường đặt hết niềm tin vào chỗ đến, và đến, chỉ thấy đổ vỡ, chỉ thấy tàn hoang. Trong một thoáng, tôi muốn quay trở về. Tôi sẽ bỏ Nam đứng lại một mình với núi rừng của anh. Tôi sẽ yên lặng đi trở lại con đường bé nhỏ, ra ngoài đường cái, leo lên một chiếc xe đò cũ kỹ, dời bỏ cả một vùng cao nguyên lúc nào cũng nằm ngủ bên cạnh những bờ vực chìm đắm, để đi xuống những vùng phường phố chan hoà sự sống dưới kia, ở những vùng xây dựng đang mùa, kiến thiết không ngừng nghỉ. Tôi muốn bỏ đi. Tôi muốn xuống núi. Để được sống. Được cho đi, được nhận lại. Được vui và được tin yêu. Được đóng góp cái phần bé mọn của mình cho tập thể.
Ở đây, tôi không thấy gì, thật không thấy gì. Nếu thật ra sự sống rất mênh mông cũng có những biên thuỳ, thì nơi này đã ở ngoài biên thuỳ sự sống. Nam đã đứng thật xa, ngoài biên thuỳ. Một con đường nhỏ. Những lớp núi rừng trùng điệp. Những chiều mưa dầm dề. Cỏ hoang. Ở đâu cũng cỏ hoang. Tôi bắt đầu phải công nhận một cách bực bội rằng ngoại cảnh nếu không tác động, cũng ảnh hưởng mãnh liệt đến đời sống. Nó tô thêm sắc màu cho những tâm trạng, những sự kiện chưa đẫm nét. Tôi nhìn những đường rêu chảy trên mái cũ, nghĩ rằng núi rừng hoang vu nơi này cũng là những lớp rêu xanh. Chúng đang chảy xuống đời Nam. Một cánh cửa đóng kín. Những lớp rêu tường. Sự cách biệt ghê gớm. Nam chỉ thiếu biến thành một tượng đá. Nhưng chưa, thì cũng đã gần rồi.
Tôi nghĩ thế, và tôi đã muốn trở về. Tôi tưởng rằng núi rừng hoang vắng cách biệt chưa phải là chỗ ở của Nam. Tự nhiên tôi nhớ đến những con đường đi trong một bệnh viện thành phố. Những con đường lúc nào cũng như ngủ thiếp dưới mái lá xanh. Bệnh viện nào cũng là một thứ thế giới cách biệt. Đời sống đứng lại bên ngoài. Nó đứng lại dưới những hàng cây, vừa đọng lắng vừa sôi nổi, và bên trong, chỉ là một thứ thời gian lâu dài yên lặng. Bóng nắng bóng lá mệt mỏi. Tường vôi trắng toát. Những người bệnh xanh yếu. Ở đây, rừng núi cũng phảng phất một thứ không khí bệnh viện. Căn nhà rêu phong dưới chân núi kia cũng là một thứ an dưỡng đường cho một con người nhọc mỏi giữa lưng chừng cuộc sống.
Tôi không muốn đến những an dưỡng đường. Tôi muốn trở về. Nhưng với niềm bất mãn vẫn ngấm ngầm trong tôi. Tôi muốn được hiểu Nam hơn. Sự xoay chiều đột ngột của anh.
Cuối cùng, tôi nhất định ở lại.
Nam nhường tôi xuống trước. Qua những bực đất đào ngập vào sườn đồi, đến một khoảng sân nhỏ, không trồng trọt gì. Rừng gần nhà đổ lá xuống ngập ngụa. Tiếng nước rỏ xuống tí tách.
Nam gõ nhẹ tay vào cánh cửa đóng kín. Có tiếng động ở bên trong. Những bước chân lại gần. Cửa hé mở. Tôi nhìn thấy chị Nam qua màn mưa loáng thoáng. Dưới mái tóc lòa xòa, khuôn mặt chị hiền hậu nhìn tôi. Một thoáng ngạc nhiên ánh lên trong đôi mắt to đen.
Nam điềm đạm bảo vợ:
“Anh Thảo lên chơi với chúng mình. Em mở cửa cho sáng.
Cửa mở rồi mà gian phòng cũng không sáng được bao nhiêu. Chỉ mới bớt tối đi thôi. Phảng phất trong cái nhờ nhờ một thứ không khí u uất. Cuộc sống ở đây chứa đựng quá nhiều bóng tối rồi. Gian phòng không sáng nổi được nữa. Tôi nhìn chung quanh. Bàn ghế, đồ đạc đứng lặng lẽ từng khối tĩnh vật chìm lặng. Tôi nghĩ đến thứ ánh sáng của một niềm tin sáng chói, chưa được anh Nam đốt cháy ở nơi này. Ánh sáng của một nụ cười. Của một đôi mắt. Phút giây này, tôi đã thiết tha mong mỏi sự cháy đỏ của những dòng ánh sáng ấy, dù chỉ một chút ít thôi. Thì ở đây sẽ đỡ tối hơn. Những sự vật bé mọn nhất ở nơi này hình như đều phủ ngập dưới những tầng lớp băng tuyết, những trận mưa núi; những đợt sương rừng, ánh sáng có bùng được lên không?
Tôi nhìn ra ngoài. Rừng núi ngớt mưa đang đi dần vào hoàng hôn. Tối xám lan đi từng ngọn đồi. Hết ngọn này đến ngọn khác. Từng gốc cây. Hết gốc này đến đến gốc khác. Cái tảng trời xanh phía đầu núi của tôi ban nãy cũng đã nhòa đi rồi. Sao chưa kịp lên, đêm đã sâu thăm thẳm. Rồi tất cả những ngọn đồi, những gốc cây đều không nhìn thấy nữa. Cửa mở thành một khung đen. Mắt tôi tối lại. Nhìn Nam, bóng tối cũng ngập đầy trong mắt anh.
Sau bữa cơm, chị Nam pha cho chúng tôi hai tách cà phê.
Nhớ lại một hình ảnh đẹp cũ, tôi lên tiếng nhắc chị nhớ pha cho thật đặc. Chị Nam quay lại mỉm cười:
“Tôi nhớ rồi, anh chẳng phải dặn. Lần nào gặp nhau mà các anh không uống cà phê đặc, rồi thức suốt đêm. Cà phê của các anh không phải là cà phê nữa. Thuốc bắc thì đúng hơn”.
Tôi mỉm cười nhìn Nam. Chúng tôi cùng sống lại những đêm cũ. Kỷ niệm. Gương mặt Nam đã tươi hơn một chút.
Chị Nam đặt hai ly cà phê vào cái khay nhỏ, lấy hộp thuốc lá thơm, bưng tất cả đặt trên cái bàn thấp gần cửa sổ, đoạn chị kín đáo bỏ xuống nhà dưới. Tôi nhìn theo chị Nam, yêu mến cái vẻ kín đáo của chị lúc đó. Tôi vừa bắt gặp lại những nếp sống đặc biệt, tế nhị của người đàn bà Hà Nội. Một dáng đi. Một cách ăn nói. Cái lối pha một tách cà phê đặc sánh. Chị vẫn giữ gìn được nguyên vẹn cái duyên dáng ngày cũ, lúc chị còn là một người thiếu nữ ở Hàng Đào. Chị không đổi thay. Mà chỉ có Nam đổi thay thôi.
Chị Nam bỏ xuống nhà dưới vì chị biết Nam và tôi có những câu chuyện cần phải nói với nhau đêm nay. Đó cũng là một thói quen đã có giữa Nam với tôi từ rất lâu. Đêm nay, tôi đã muốn sống lại với Nam những đêm chí tình cũ. Một tách cà phê đặc. Một hộp thuốc lá. Để mà bàn định với nhau về những dự định của đời sống. Nhưng đêm nay tôi thức với Nam để làm gì? Anh còn có những dự định gì về đời sống? Tôi nhìn sang anh. Bên kia bàn. Nam chống tay lên cằm, nhìn xuống. Giây phút yên lặng vời vợi khắc khoải. Điếu thuốc lá cháy trên tay anh, dòng khói vật vờ khuất khúc. Khói thuốc ngừng lại trên nếp tóc rồi bồng bềnh. Những đường gân hai bên hàm nổi lên một thoáng cử động chìm lặn. U uất. Tôi nghĩ thầm: “Chỉ thấy mưa phùn và mây xám thôi. Chưa thấy nắng. Cũng chưa thấy trời xanh”.
Một lát Nam ngẩng lên hỏi tôi:
“Bạn hữu ở dưới ấy ra sao?”
“Cũng lúng túng cả”.
Tôi ngẫm nghĩ rồi nói tiếp:
“Nhưng họ đang cố gắng. Rồi sẽ được tốt đẹp như cũ”.
Nam đáp thờ ơ:
“Nhất định rồi”.
Con mắt anh nhìn tôi rồi nhìn ra ngoài. Cái nhìn hết sức thờ ơ gửi vào đêm rừng mênh mông. Tôi biết Nam nói mà không nghĩ gì. Những ý nghĩ mất nhiệt thành mất tin tưởng không còn là ý nghĩ nữa. Tôi đã muốn hét lên với anh rằng nhất định rồi, nhất định rồi cuộc sống sẽ được tốt đẹp, nhất định như thế bởi vì những người bạn anh ở dưới kia đang lăn mình vào cuộc chiến đấu để xây dựng cho một ngày trở về, với tất cả niềm tin tưởng sắt đá của họ, với tất cả cái năng lực sáng tạo của họ. Và chỉ anh là anh đã mất niềm tin thôi.
Nghĩ thế nào tôi lại thôi. Tôi nghĩ rằng Nam đang là một người bệnh. Cho dẫu rằng anh chưa có quyền được vào bất cứ một bệnh viện nào. Nhưng im lặng, tôi lại bất mãn. Bất mãn nhiều nhất về cái thái độ của anh. Con người anh hôm nay đem đối chiếu với dĩ vãng, sau mâu thuẫn lại đậm đà đến thế. Tôi nhớ đến dĩ vãng. Một thứ dĩ vãng gần gụi của anh, của chúng tôi:
Từ đầu mùa thu 1950 đến những ngày trước hiệp định chia đôi đất nước. Nam ở hậu phương về Hà Nội. Dời bỏ hàng ngũ của những con người đã kìm hãm, đã huỷ diệt cái năng lực sáng tạo của anh, về tới Hà Nội anh bắt tay ngay vào việc. Tôi đã sống gần Nam những ngày tháng sôi nổi mãnh liệt ấy, để mà đo lường được thế nào là cái năng lực của con người sống vượt bực quyết tâm xây dựng lại cơ sở. Từ hai bàn tay trắng Nam bắt đầu. Và cuộc sống của anh cứ thế chuyển đi, như một hình ảnh mùa màng nườm nượp sinh thành trên tàn đổ. Anh sống không ngừng không nghỉ. Dạo ấy, Nam vẫn luôn luôn bảo tôi:
“Thời gian gấp rút ghê lắm, Thảo ạ! Phải xây dựng được ngay một cái gì cho chúng ta.” Câu nói sôi nổi này, Nam đã đem gắn liền nó với hành động. Cứ theo anh thôi, tôi cũng thấy mệt đến đứt hơi. Lối sống của anh thu thế kỷ vào một năm, thu nghìn năm vào một phút. Anh làm bằng mười, bằng trăm người. Công cuộc xây dựng cơ sở của anh ngày lại ngày thể hiện trong một nhịp điệu đều đặn. Trước hết, Nam nhảy vào nghề thầu khoán. Đêm ngày anh lặn lội với lũ vật liệu, với công nhân, với mưa nắng ngoài công trường. Chỉ trong một năm anh đã xây cất được ba căn nhà mới nữa ở trung tâm thành phố. Ngân khoản gửi ngân hàng của anh lên tới hàng triệu đồng.
Hết một năm anh vụt đổi nghề. Những đô thị tàn phá đã được xây dựng lại gần hết trong thời gian này. Nghề thầu khoán không thích hợp nữa.
Đêm hôm ngồi uống cà phê với anh ở bàn giấy, kết toán lại công việc để sửa soạn dự định mới, Nam cười bảo tôi:
“Thế là chúng mình đã kết thúc xong chương trình đầu tiên. Bây giờ đến chương trình thứ hai. Tôi hẹn với anh ba năm. Sau đó, sẽ là cái chương trình cuối cùng của tất cả chúng ta”.
Cái chương trình cuối cùng của chúng tôi là một sự tổ chức thật đầy đủ, thật chu đáo cho đời sống vật chất và tinh thần của một số người gắn bó với nhau qua một thứ duyên văn đậm đà nhất, cùng theo đuổi một lý tưởng trên lãnh vực văn nghệ. Chúng tôi thật đông thật tin tưởng, nhưng chúng tôi sống lẻ loi và thiếu thốn tất cả mọi phương tiện. Sống những ngày lênh đênh mưa nắng ở hậu phương cộng sản, để chịu đựng đến ê chề sự chà đạp tin tưởng, sự kìm hãm tinh thần, chúng tôi kẻ trước người sau đã dời bỏ thiên đường cộng sản trở về Hà Nội.
Cuộc chiến tranh đau khổ lâu dài dạo đó đã là nguyên nhân phát sinh một tâm trạng văn nghệ thật đen tối. Mặt trận văn nghệ mở ra từng giai đoạn gay go. Kẻ thù mọc lên trùng điệp. Sa đoạ, đổ vỡ ghê gớm. Để xây dựng lại tất cả, phải phá huỷ tất cả.
Hướng đi mới sáng chói trong nội tâm từng con người đã sống nhiều thời gian đau đớn của thí nghiệm, của nhận đường. Lòng tin tưởng dư thừa. Nhưng phương tiện ở đâu? Chúng tôi thiếu thốn tất cả. Một nhà xuất bản. Một nhà in. Một nơi lui tới cho những buổi sinh hoạt tập thể. Cả đến những nhu cầu tối thiểu hàng ngày. Một vài anh bạn đau tim đau phổi trầm trọng. Một vài người sốt rét kinh niên, thứ rét rừng ghê gớm mang về từ những biên giới âm u miền ngoài. Đôi khi lại một vài anh trút hơi thở cuối cùng trong một bệnh viện làm phúc.
Nam gặp lại tất cả chúng tôi vào thời kỳ đó.
Anh biết đến cảnh ngộ của chúng tôi. Nhiều đêm thức với anh, tâm sự với anh về những cảnh huống đau buồn của bọn người cầm bút nghiêng ngả điêu đứng vì những tác động vật chất, tôi đã cởi mở đến cái mực không giấu giếm gì anh nữa.
Anh suy nghĩ, rồi anh bảo tôi:
“Chúng mình phải chấm dứt ngay cái tình trạng này. Các anh không thể chết dần chết mòn trong những bệnh viện làm phúc được. Tôi sẽ thay Chúa Giêsu làm một cái gì cho chúng ta”.
Sự quyết định của Nam, giữa một thời đại xa hoa ích kỷ, không làm tôi ngạc nhiên. Một phần vì Nam là con người của những quyết định mau lẹ. Một phần vì tôi biết Nam vẫn có lòng với văn nghệ từ lâu. Anh mến chúng tôi vì anh biết chúng tôi đau khổ nhiều. Vì anh biết chúng tôi có niềm tin, nhưng không bao giờ tạo nổi được những điều kiện vật chất cần yếu.
Nam bàn với chúng tôi như thế này:
“Tôi dự tính dựng một nhà in, một nhà xuất bản, có đủ hết máy móc vật liệu để có thể ấn hành được tất cả những tác phẩm hữu ích. Sẽ có một câu lạc bộ văn nghệ cho các anh nữa, với chỗ ăn chỗ ngủ chu đáo. Các anh phải được nghỉ ngơi, được tĩnh dưỡng như tất cả mọi người. Các anh hãy giữ vững niềm tin. Tôi sẽ thu xếp đầy đủ phương tiện cho các anh”.
Nam hành động sát thực tế. Anh biến dự định thành những con số. Những con tính kỹ càng cho từng ngân khoản bé nhỏ một.
Anh kết toán:
“Phải có từ bốn đến năm triệu đồng”.
Anh cười nói đùa:
“Vì các anh đông lắm. Nhà văn lại sống dai nữa”.
Cuộc dự tính có tính chất vĩnh viễn được đặt trên một quy mô rộng lớn chưa từng thấy. Dự định này thành được do sự nhiệt tâm của một người, thì cả tập thể có thể vững lòng mà phục vụ bằng ngòi bút, bằng tư tưởng.
Nam bắt tay thực hiện chương trình này vào khoảng đầu mùa xuân 1954. Anh bán phăng ba căn nhà, đem số tiền mua một biệt thự diện tích gần ba mẫu ở ngoại ô thành phố. Sửa chữa lại, ba tháng sau thì xong. Còn hai căn nữa, anh để một làm nhà in, một làm toà soạn. Tiền gửi ngân hàng, anh rút ra hết, gửi tất cả sang Âu châu mua máy in.
Công cuộc tiến hành tuần tự tốt đẹp.
Nhưng có một điều mà Nam không tính đến: Sự biến chuyển của thời cuộc. Cho đến bây giờ, những phút ngồi ôn lại đến cái dự định cao đẹp kia đã đổ vỡ không phải vì chúng tôi, càng không phải vì Nam, tôi vẫn không hiểu tại sao Nam không chịu lưu tâm đến những yếu tố ngoại cảnh. Vậy mà ngoại cảnh trong không gian Bắc Việt và trong thời gian 1954 lại như đập thẳng vào mắt. Suy nghĩ nhiều rồi, tôi mới cảm thấy quý mến anh, sự quý mến gửi đến một con người dám xây dựng những sự kiện trường cửu ngay giữa mùa dông bão.
Được xây dựng là đủ, còn mặc kệ dông bão. Không tính đến thành bại. Dông bão đổ ập tới: Tháng sau, thất thủ Điện Biên Phủ. Tháng Bảy, chúng nó ký kết với nhau hiệp định Genève. Miền Bắc rơi vào tay cộng sản. Hà Nội sống những ngày vực thẳm. Cái chương trình của Nam, của chúng tôi đổ vỡ theo. Hà Nội sống nốt 100 ngày tự do cuối cùng. Không may cho chúng tôi, lúc đó Nam lại vắng mặt ở Hà Nội vì một chuyến đi xa. Ở Hương Cảng về tới nơi, Nam bỗng dưng đau nặng. Những chiếc máy in lớn gửi về từ Âu châu nằm ngổn ngang dưới nhà in không có người ở. Đến khi Nam ra khỏi nhà thương, thì cái thời hạn 100 ngày cũng gần chấm dứt. Anh không kịp thu xếp gì cả. Mà hình như anh cũng chẳng muốn thu xếp nữa. Con người của những dự định lớn lao, có tất cả ngày hôm trước, mất tất cả ngày hôm sau. Nam đi khỏi Hà Nội với hai bàn tay trắng. Như chúng tôi, như phần lớn những người Hà Nội.
Nam đưa vợ con xuống Hải Phòng. Từ Hải Phòng vào Nam, anh đi thẳng lên vùng Cao nguyên, trốn lánh bạn hữu, trốn lánh cuộc sống, trốn lánh tất cả.
Một năm rồi.
Tôi mới lại được gặp anh ở đây.
Cuộc chiến đấu cho tự do cũng bắt đầu vừa chẵn một năm.
Đêm núi rừng mịt mùng bên ngoài. Tách cà phê đã nguội lạnh từ lâu. Những giây phút yên lặng, thăm thẳm. Nam đưa tay gạt một tàn thuốc lả tả rụng xuống. Tôi nghĩ đến anh. Đến bọn chúng tôi. Đến Hà Nội. Đến bọn cộng sản. Đến một ngày trở về chưa tới. Đến một cuộc sống mới đã khởi đầu. Chúng tôi đã định khởi đầu cả rồi. Hàng triệu người đã khởi đầu ở dưới kia, trên những miền đất nước bàng bạc sắc thái tự do. Cuộc chiến đấu mới sôi nổi, gấp rút, người ta không có quyền đòi hỏi phương tiện, đợi chờ cơ hội. Ở khắp nơi, những con người tự do đã hát lên. Đã đi thẳng vào xây dựng, đến thẳng với kẻ thù. Trên những địa hạt văn nghệ, những cây bút tự do đã kết tụ lại từng nhóm phục vụ chiến đấu. Giai đoạn sống còn này nằm trong cái gấp rút, sôi nổi của hiện tại. Dĩ vãng chết thật rồi. Chúng ta đã bỏ lại dĩ vãng cho kẻ thù ở bên kia. Trước tương lai chói loà, người ta không có quyền được thương tiếc quá khứ nữa.
Đêm hôm đó, tôi đã nói được với Nam về những sắc thái bay múa của cơ man nào là cuộc sống đang khởi đầu ấy. Tôi muốn nhìn thấy sự cháy đỏ trong anh một ngọn lửa tin. Nhưng mà những sự kiện bé nhỏ nhất ở nơi này cũng đều chìm ngập dưới những tầng lớp băng tuyết, lửa có cháy lên được không?
Hãy nghe Nam thủ thỉ:
“Tôi không thiết tha gì nữa, Thảo à! Sống cho qua ngày thôi. Nhiều lúc tôi muốn xoá bỏ hết, muốn xuống núi, để bắt tay vào một cái gì với các anh. Nhưng cũng không nổi nữa đấy. Tôi đã mất mát nhiều quá, tôi thua rồi. Hành động trong một thời gian nghiêng ngả, con người phải vững lắm mới được. Tôi nghĩ đến sự cố gắng của tôi ở Hà Nội trong 5 năm trời đằng đẵng. Tôi sống 5 năm bằng cả một đời. Bây giờ trắng tay vẫn hoàn trắng tay. Anh bảo tôi không thất vọng sao được”.
“Vậy mà hàng triệu người như chúng ta đã không thất vọng mà còn tin tưởng ghê lắm”.
Nam cười buồn:
“Tôi chưa thấy điều gì làm tôi tin tưởng được. Mất mát nhiều như tôi, tin tưởng lại khó lắm”.
Tôi không trả lời Nam. Tôi biết anh mất mát nhiều. Nhưng tôi còn biết anh đã mất mát ở ngay đây một cái gì to lớn hơn tất cả những mất mát của anh ngoài Hà Nội. Nam đã đánh mất niềm tin. Rừng núi hoang vu buồn thảm ảnh hưởng sâu nặng thêm mãi vào cái tâm trạng tàn lụi này.
Tôi nghĩ thầm: Nếu anh xuống núi. Phải rồi. Nếu anh xuống núi để đến những thành phố, những làng xóm, những trung tâm định cư, những vùng bị cộng sản tàn phá, những miền mới tiếp thu, để có những ấn tượng rực rỡ nhất về cuộc phục sinh của đất nước, để tai nghe mắt thấy tại chỗ những lớp người đã đau khổ, đã mất mát như anh, đang đặt những nền tảng đầu tiên cho đời sống tự do.
Nếu Nam xuống núi để tiếp nhận những dòng đời đang xuôi chảy, đang dâng lên. Những con suối nhỏ đang sống những đời đại dương. Những người đã bỏ hàng trăm nóc nhà đến vùng tự do, sống tin yêu dưới một mái lều tạm trú. Thì anh sẽ khám phá được điều này: Chúng ta giầu có hơn bao giờ. Vì chúng ta tự do. Và những vùng trời của chúng ta không chỉ là những cơn mưa núi, những buổi chiều tối xám, u uất, mà còn là những miền bình minh, những ngày chói nắng, những buổi đầu mùa.
Tôi liền đề nghị với Nam:
“Từ ngày vào đây, chắc anh cũng chưa đi đến đâu. Anh thử đi thăm các nơi một chuyến xem sao. Anh cần phải đi. Nằm mãi ở miền cao này, rồi anh biến thành trăng sao mất. Tôi tin rằng cuộc sống của dân tộc hôm nay ở miền tự do sẽ làm anh thay đổi thái độ. Không ít thì nhiều, nhưng thế nào cũng thay đổi”.
Nam yên lặng không nói gì.
Đêm hôm đó, chúng tôi thức với nhau đến sáng.
Tôi từ giã vợ chồng anh buổi sớm hôm sau. Mưa núi đã tạnh hẳn. Trên lối đi nhỏ, sương trắng bốc lên nghi ngút. Có tiếng chim rừng hót ở đầu nhà. Vợ chồng anh đưa tôi ra ngoài đường cái. Tôi bỏ anh lại với rừng núi của anh. Niềm tin tưởng cuối cùng trong tôi là một ngày nào sẽ có một chuyến đi vào sâu giữa lòng đất nước, sẽ gửi trả Nam cho chúng tôi…
Lần gặp Nam ở cao nguyên đến nay đã được một tháng.
Bỗng một hôm, tôi nhận được thư anh. Tôi mừng vô tả. Trong thư, Nam báo tin cho tôi, ít ngày sau hôm tôi về, vợ chồng anh đã bắt đầu một chuyến đi trên khắp các vùng bên này vĩ tuyến 17. Anh đã đến các vùng mới tiếp thu. Anh đã đi thăm những vùng bị tàn phá nhất. Anh đã đến các trung tâm định cư. Anh đã gặp những bạn hữu cũ. Và anh đã được biết thế nào là cái lực lượng phục hồi vĩ đại của dân tộc, cùng là cái năng lực của người tự do trong cuộc sống.
Đây là một đoạn ở cuối thư: “Cứ nằm mãi ở những miền rừng núi hẻo lánh, nằm mãi trong một thứ thạch động cách biệt, người ta có thể quên cả cuộc sống, quên cả chính mình nữa. Thảo ạ! Tôi đã sống một năm thương nhớ dĩ vãng, đau xót với những mất mát cũ, tôi không sống được gì cả. Nguy quá. Tôi vừa đi thăm nhiều nơi về. Đâu đâu, tôi cũng gặp những con người bừng bừng tin tưởng, và hăm hở xây dựng. Trong tôi, ngọn lửa tin mà tôi tưởng nguội lạnh hẳn, những người bạn đường hôm nay đã đốt nó cháy lên. Tôi muốn sống. Tôi muốn hành động. Tôi không thể tưởng tượng được rằng những lớp người đã mất mát đã đau khổ như chúng ta, hơn chúng ta, lại có thể sống mãnh liệt được như thế. Nhưng sự thật như thế. Tôi sẽ bỏ rừng núi. Tôi sẽ xuống đồng bằng đây. Hẹn gặp tất cả các anh. Chưa có dự định gì, nhưng hành động đã. Mà lần này thì chắc không thể nào tan vỡ được nữa…”.
Bức thư của Nam chưa nói hết được với tôi về sự chuyển hướng lớn lao anh. Nhưng tôi biết chắc chắn được điều này, Nam đã trở lại đời sống. Nam đã trở về với chúng tôi rồi. Nam đã ra khỏi bệnh viện, ra khỏi dĩ vãng rồi. Nghĩ đến tập thể đông đảo sẽ có thêm anh, tôi vui đến cái độ có thể hò hét toang oang lên. Bọn cộng sản có thể chiếm đất đai của chúng ta, nhưng chúng không thể cướp được con người của chúng ta. Chúng có thể đánh ngã chúng ta trong một phút, nhưng rồi chúng ta lại vùng dậy. Sự vùng dậy của Nam là một trong muôn triệu.
Tôi còn biết chắc chắn được điều này nữa:
Cuộc sống của dân tộc hôm nay có một sức tác động mãnh liệt mà kẻ thù đã nhầm và chính chúng cũng không ngờ tới. Như một con bệnh, một ngày đến những miền đất nước tự do, cái không khí lành khoẻ của tập thể đã giúp Nam sống lại. Nhiều người như Nam nữa. Đau khổ mất mát nhiều nhưng vẫn tin tưởng thắm thiết. Vẫn đấu tranh mãnh liệt.
Tôi gập thư lại. Tôi nghĩ đến Nam, những người như Nam, thức dậy trong những lớp chiếu chăn dĩ vãng ẩm mục, đang tấp nập xuống núi. Bỏ những ngọn núi cô lẻ, những thạch động ớn lạnh, họ đang xuống những miền đồng bằng của tự do. Họ sẽ sống lại trong lòng đất nước, trong lòng tự do. Họ sẽ chiến đấu để bảo vệ đất nước, bảo vệ tự do.
Tôi nhớ đến đường vai gầy của Nam. Đến vùng trời của Nam.
Nơi ấy chắc đã có nắng. Như ở đây.
5/ Một chiều qua Cửu Long
Tôi thức giấc vì một tiếng động nhỏ nhẹ. Trong đêm tối.
Trước mặt tôi là Cửu Long. Tiếng động dâng lên từ phía ấy. Thêm một tiếng động nữa. Rồi những âm thanh khởi đầu lẻ tẻ trở nên một sự xao động rì rào.
Buổi chợ đêm đã bắt đầu dâng lên. Phải rồi, đang dâng lên. Xanh biếc phảng phất. Chợ đi dần thành những bước thuỷ triều. Tôi chống tay ngồi dậy đón nhận những tiếng sóng đi và những tiếng thuyền đi. Một lát, rồi những âm thanh rõ rệt ấy cũng không thể phân định được nữa. Chỉ còn là Cửu Long đang bát ngát dâng lên, Long Xuyên đổ về, Châu Đốc đổ về. Miền xa về họp chợ đi toàn bằng những bước đi của Cửu Long.
Khúc này là ngã ba sông Sao. Mỹ Tho ở phía tay trái cho tôi một hình ảnh nữa của phương hướng rộng thẳng. Đêm về sáng thoáng mát. Tôi tiếp nhận thêm một cảm xúc thoải mái xuôi dòng giữa sự dồn đổ trùng điệp rộng lớn. Trên bờ, cái bến Vàm Cống bé nhỏ cũng đã thức dậy như tôi.
Chợ họp rồi. Đèn lửa thấp thoáng. Ghe thuyền lũ lượt xuôi về. Từ bên kia vượt sang. Từ phía dưới đổ lên. Từ trên trườn xuống.
Một người đi sát qua tôi, xuống bến. Tôi ngồi dậy.
Anh bảo tôi.
“Chợ họp rồi đấy. Chẳng ngủ được nữa đâu. Anh xuống bến đón thuyền về cho vui”.
Tôi gập chăn đệm - Cửu Long lạnh - gấp lại ghế bố, đi theo anh xuống sát mặt nước. Chỗ này, người ta đã đốt lửa thật sáng đón thuyền về.
Những chiếc đầu đoàn đã ghé bến. Có tiếng hỏi:
“Nhiều không?”
Dưới nước đáp lên:
“Nhiều”.
“Gì thế?”
“Toàn trê thôi”.
Tôi sán lại, nhìn xuống một lòng ghe nhỏ thấp thoáng dưới ánh đuốc cháy. Cả lòng khoang đầy nước. Mặt nước sóng sánh ánh lửa. Nhiều sóng quá. Nhiều sóng quá. Những ngọn sóng của ngã ba, của giữa dòng về tới lòng thuyền rồi mà vẫn chảy lênh láng. Hình như nước vẫn còn sóng. Và những con sóng vẫn còn chảy. Mỗi khoang vẫn còn là một đời Cửu Long.
Một người đứng cầm gầu đang tát nước ra khỏi ghe. Tiếng nước đổ trả lại sông lớn, oà vỡ giữa hai bờ ghe đậu sát liền rồi tan đi. Nước lại trả về cho Cửu Long rồi. Tôi có cảm tưởng như chúng vừa được trả về tự do.
Khối nước vợi đi, những con cá bắt đầu hiện ra. Chúng nhiều vô kể và còn tươi nguyên. Tôi nghĩ rằng ở những đáy nước ngoài sông lớn, chúng cũng chỉ tươi khoẻ được đến như thế. Tôi cúi xuống vớt lấy một con trê nhỏ. Con cá nằm gọn trong lòng tay tôi, rồi tuột đi. Một tiếng quẫy mạnh. Tôi buông tay, nhìn xuống khoang ghe lắc lư nhè nhẹ theo triều sóng đập bờ. Nước vời vợi ánh sáng và bóng tối. Tôi nhìn xuống bầy cá. Chúng là một sự kiện đông đặc đang trườn lên, đang lách đi, đang chìm chìm nổi nổi.
Bây giờ thì cả đoàn thuyền đã trở về.
Lửa bến cháy thành hàng nghi ngút. Chợ đêm không rõ người mà chỉ đầy đặc những hình bóng. Tôi sống một cảm giác lẫn lộn. Sự lẫn lộn của một buổi chợ, của đám đông, của đất liền kề sát nước biếc. Bước chân tôi nhòa lẫn tiếng sóng đập. Cửu Long về trong tôi.
Tôi nhìn lên những vì sao. Chúng đổ xuống lòng nước thành những mảnh lân tinh nhỏ. Một vì sao đổ, những con thuyền tròng trành, tiếng sóng tiếng nước, những bầy cá tươi sống, tất cả âm thanh mầu sắc của buổi chợ đêm từ ngoài sông lớn dâng lên, vây lấy tôi.
Tôi đang sống đời sống của Cửu Long.
Bây giờ thì tất cả đoàn thuyền đang nhất loạt đổ cá lên bờ. Chợ vui lên đất thành hội. Từ lòng thuyền, cá đổ lên những thùng lớn. Nhiều vô kể. Trê, rô, bống, lươn, chan hoà trên khắp bến nhỏ. Dưới thuyền, trong thùng, trên những bàn tay, dưới đất, đâu đâu cũng chỉ là cá. Lớn, nhỏ, dài, ngắn đủ thứ. Nhiều con bị bỏ quên. Nhiều con bị giẫm lên.
Tôi lại gần một người đàn bà. Chị đang dọn cá.
Tôi bắt chuyện:
“Nhiều cá quá chị nhỉ?”
Chị nhìn tôi cười nói:
“Chuyện, đang mùa mà! Thế này là ít đấy chứ. So với mọi năm, đã thấm tháp gì đâu anh. Tháng sau, số cá về còn gấp đôi gấp ba nữa”.
Tôi ngẩn người. Mùa. Những bầy cá. Mùa. Tôi nghĩ đến những bông lúa. Ở đâu, mùa cũng dâng lên, những con cá bông lúa đầy ắp nườm nượp. Tôi nhìn ra dòng Cửu Long đen thẳm mênh mông. Trong tôi, dòng sông hiến dâng kia biến thành một vệt sáng chói, trong suốt. Lòng tôi lắng đọng dần trong một ý niệm về mùa. Thì ra con sông đàn anh này không chỉ là một vệt nước chảy, không chỉ là một khoảng biếc, không chỉ là một dòng sông. Đời Cửu Long còn là đời đất liền nữa. Hàng năm, chợ họp đêm trong ánh đuốc lửa và những con cá vớt khỏi lòng sông lớn đã là những nhánh lúa Cửu Long của một mùa Nam Việt phong phú như chưa từng thấy. Con sông là mùa cho những bến bờ là chợ. Cho những buổi chợ là hội.
Tôi đón nhận thêm một cảm giác tin tưởng nữa.
Người đàn bà còn đứng ở chỗ cũ. Tôi đến hỏi chuyện. Chị cho tôi biết thêm là năm nào mùa cá cũng khởi đầu từ tháng sau, tháng Bảy. Mãi đến tháng Tư, tháng Năm mới hết. Tháng Giêng tháng Hai là giữa mùa.
Chị cười:
“Giữa mùa thì chả có sức mà đánh lưới anh ạ? Đánh một phần cá nở ra gấp hai gấp ba. Hôm trước về nửa thuyền thì hôm sau về đầy thuyền. Cứ là mệt đưa đi các nơi”.
Tôi chỉ tay bảo chị:
“Chợ đêm đông ghê”.
Chị trề môi:
“Đông ma gì. Mới đầu mùa mà! Cá chưa đủ tháng. Chúng tôi đánh lưới cầm chừng thôi. Đợi cho cá đủ tháng, vừa được nhiều, cá lại khoẻ mới đưa đi xa được.
Tôi bỏ chị, đi xuống bờ sông. Chợ thưa vắng dần. Đoàn ghe nằm im lìm. Từ mặt Cửu Long hắt tới những tiếng sàn sàn nhẹ nhẹ. Tôi nhìn xa xa. Cửu Long chảy trước mặt tôi. Bên kia là Long Xuyên. Phía dưới là Châu Đốc. Tôi nhìn về mạn Mỹ Tho. Tôi đứng giữa nhiều ngả đường đất nước. Dòng sông lớn đen đặc bát ngát. Những vì sao lác đác đổ xuống. Bóng sao, bóng nước thấp thoáng. Tôi nghe thấy những tiếng động thầm. Những tiếng động nhỏ của những đời sống mãnh liệt. Tôi đang sống với xuôi băng với thao thao. Có những dòng suối. Có những đời đại dương nữa. Có những buổi chợ đất nước.
Đêm hôm đó, chợ tàn rồi, tôi còn thao thức đến sáng. Dòng Cửu Long hiện lên trước mắt tôi như một ngả đường. Tôi nghĩ đến một ngả đường cũ. Chúng nó đã cướp được. Tôi nhớ đến Hồng Hà. Tôi nhìn Cửu Long. Chúng nó chưa cướp được. Chúng nó sẽ không bao giờ cướp được. Từ Cửu Long, chúng tôi sẽ về đánh chiếm lại Hồng Hà. Để những buổi chợ đất nước lại được mở thành hội ở hai bờ sông.
Đêm Cửu Long tôi đã có được niềm tin của Hồng Hà.
Tôi nhìn lên. Trời sáng rồi. Chợ Cửu Long tàn dần trong bình minh.
Vàm Cống, 12-1954
Tôi thức giấc vì một tiếng động nhỏ nhẹ. Trong đêm tối.
Trước mặt tôi là Cửu Long. Tiếng động dâng lên từ phía ấy. Thêm một tiếng động nữa. Rồi những âm thanh khởi đầu lẻ tẻ trở nên một sự xao động rì rào.
Buổi chợ đêm đã bắt đầu dâng lên. Phải rồi, đang dâng lên. Xanh biếc phảng phất. Chợ đi dần thành những bước thuỷ triều. Tôi chống tay ngồi dậy đón nhận những tiếng sóng đi và những tiếng thuyền đi. Một lát, rồi những âm thanh rõ rệt ấy cũng không thể phân định được nữa. Chỉ còn là Cửu Long đang bát ngát dâng lên, Long Xuyên đổ về, Châu Đốc đổ về. Miền xa về họp chợ đi toàn bằng những bước đi của Cửu Long.
Khúc này là ngã ba sông Sao. Mỹ Tho ở phía tay trái cho tôi một hình ảnh nữa của phương hướng rộng thẳng. Đêm về sáng thoáng mát. Tôi tiếp nhận thêm một cảm xúc thoải mái xuôi dòng giữa sự dồn đổ trùng điệp rộng lớn. Trên bờ, cái bến Vàm Cống bé nhỏ cũng đã thức dậy như tôi.
Chợ họp rồi. Đèn lửa thấp thoáng. Ghe thuyền lũ lượt xuôi về. Từ bên kia vượt sang. Từ phía dưới đổ lên. Từ trên trườn xuống.
Một người đi sát qua tôi, xuống bến. Tôi ngồi dậy.
Anh bảo tôi.
“Chợ họp rồi đấy. Chẳng ngủ được nữa đâu. Anh xuống bến đón thuyền về cho vui”.
Tôi gập chăn đệm - Cửu Long lạnh - gấp lại ghế bố, đi theo anh xuống sát mặt nước. Chỗ này, người ta đã đốt lửa thật sáng đón thuyền về.
Những chiếc đầu đoàn đã ghé bến. Có tiếng hỏi:
“Nhiều không?”
Dưới nước đáp lên:
“Nhiều”.
“Gì thế?”
“Toàn trê thôi”.
Tôi sán lại, nhìn xuống một lòng ghe nhỏ thấp thoáng dưới ánh đuốc cháy. Cả lòng khoang đầy nước. Mặt nước sóng sánh ánh lửa. Nhiều sóng quá. Nhiều sóng quá. Những ngọn sóng của ngã ba, của giữa dòng về tới lòng thuyền rồi mà vẫn chảy lênh láng. Hình như nước vẫn còn sóng. Và những con sóng vẫn còn chảy. Mỗi khoang vẫn còn là một đời Cửu Long.
Một người đứng cầm gầu đang tát nước ra khỏi ghe. Tiếng nước đổ trả lại sông lớn, oà vỡ giữa hai bờ ghe đậu sát liền rồi tan đi. Nước lại trả về cho Cửu Long rồi. Tôi có cảm tưởng như chúng vừa được trả về tự do.
Khối nước vợi đi, những con cá bắt đầu hiện ra. Chúng nhiều vô kể và còn tươi nguyên. Tôi nghĩ rằng ở những đáy nước ngoài sông lớn, chúng cũng chỉ tươi khoẻ được đến như thế. Tôi cúi xuống vớt lấy một con trê nhỏ. Con cá nằm gọn trong lòng tay tôi, rồi tuột đi. Một tiếng quẫy mạnh. Tôi buông tay, nhìn xuống khoang ghe lắc lư nhè nhẹ theo triều sóng đập bờ. Nước vời vợi ánh sáng và bóng tối. Tôi nhìn xuống bầy cá. Chúng là một sự kiện đông đặc đang trườn lên, đang lách đi, đang chìm chìm nổi nổi.
Bây giờ thì cả đoàn thuyền đã trở về.
Lửa bến cháy thành hàng nghi ngút. Chợ đêm không rõ người mà chỉ đầy đặc những hình bóng. Tôi sống một cảm giác lẫn lộn. Sự lẫn lộn của một buổi chợ, của đám đông, của đất liền kề sát nước biếc. Bước chân tôi nhòa lẫn tiếng sóng đập. Cửu Long về trong tôi.
Tôi nhìn lên những vì sao. Chúng đổ xuống lòng nước thành những mảnh lân tinh nhỏ. Một vì sao đổ, những con thuyền tròng trành, tiếng sóng tiếng nước, những bầy cá tươi sống, tất cả âm thanh mầu sắc của buổi chợ đêm từ ngoài sông lớn dâng lên, vây lấy tôi.
Tôi đang sống đời sống của Cửu Long.
Bây giờ thì tất cả đoàn thuyền đang nhất loạt đổ cá lên bờ. Chợ vui lên đất thành hội. Từ lòng thuyền, cá đổ lên những thùng lớn. Nhiều vô kể. Trê, rô, bống, lươn, chan hoà trên khắp bến nhỏ. Dưới thuyền, trong thùng, trên những bàn tay, dưới đất, đâu đâu cũng chỉ là cá. Lớn, nhỏ, dài, ngắn đủ thứ. Nhiều con bị bỏ quên. Nhiều con bị giẫm lên.
Tôi lại gần một người đàn bà. Chị đang dọn cá.
Tôi bắt chuyện:
“Nhiều cá quá chị nhỉ?”
Chị nhìn tôi cười nói:
“Chuyện, đang mùa mà! Thế này là ít đấy chứ. So với mọi năm, đã thấm tháp gì đâu anh. Tháng sau, số cá về còn gấp đôi gấp ba nữa”.
Tôi ngẩn người. Mùa. Những bầy cá. Mùa. Tôi nghĩ đến những bông lúa. Ở đâu, mùa cũng dâng lên, những con cá bông lúa đầy ắp nườm nượp. Tôi nhìn ra dòng Cửu Long đen thẳm mênh mông. Trong tôi, dòng sông hiến dâng kia biến thành một vệt sáng chói, trong suốt. Lòng tôi lắng đọng dần trong một ý niệm về mùa. Thì ra con sông đàn anh này không chỉ là một vệt nước chảy, không chỉ là một khoảng biếc, không chỉ là một dòng sông. Đời Cửu Long còn là đời đất liền nữa. Hàng năm, chợ họp đêm trong ánh đuốc lửa và những con cá vớt khỏi lòng sông lớn đã là những nhánh lúa Cửu Long của một mùa Nam Việt phong phú như chưa từng thấy. Con sông là mùa cho những bến bờ là chợ. Cho những buổi chợ là hội.
Tôi đón nhận thêm một cảm giác tin tưởng nữa.
Người đàn bà còn đứng ở chỗ cũ. Tôi đến hỏi chuyện. Chị cho tôi biết thêm là năm nào mùa cá cũng khởi đầu từ tháng sau, tháng Bảy. Mãi đến tháng Tư, tháng Năm mới hết. Tháng Giêng tháng Hai là giữa mùa.
Chị cười:
“Giữa mùa thì chả có sức mà đánh lưới anh ạ? Đánh một phần cá nở ra gấp hai gấp ba. Hôm trước về nửa thuyền thì hôm sau về đầy thuyền. Cứ là mệt đưa đi các nơi”.
Tôi chỉ tay bảo chị:
“Chợ đêm đông ghê”.
Chị trề môi:
“Đông ma gì. Mới đầu mùa mà! Cá chưa đủ tháng. Chúng tôi đánh lưới cầm chừng thôi. Đợi cho cá đủ tháng, vừa được nhiều, cá lại khoẻ mới đưa đi xa được.
Tôi bỏ chị, đi xuống bờ sông. Chợ thưa vắng dần. Đoàn ghe nằm im lìm. Từ mặt Cửu Long hắt tới những tiếng sàn sàn nhẹ nhẹ. Tôi nhìn xa xa. Cửu Long chảy trước mặt tôi. Bên kia là Long Xuyên. Phía dưới là Châu Đốc. Tôi nhìn về mạn Mỹ Tho. Tôi đứng giữa nhiều ngả đường đất nước. Dòng sông lớn đen đặc bát ngát. Những vì sao lác đác đổ xuống. Bóng sao, bóng nước thấp thoáng. Tôi nghe thấy những tiếng động thầm. Những tiếng động nhỏ của những đời sống mãnh liệt. Tôi đang sống với xuôi băng với thao thao. Có những dòng suối. Có những đời đại dương nữa. Có những buổi chợ đất nước.
Đêm hôm đó, chợ tàn rồi, tôi còn thao thức đến sáng. Dòng Cửu Long hiện lên trước mắt tôi như một ngả đường. Tôi nghĩ đến một ngả đường cũ. Chúng nó đã cướp được. Tôi nhớ đến Hồng Hà. Tôi nhìn Cửu Long. Chúng nó chưa cướp được. Chúng nó sẽ không bao giờ cướp được. Từ Cửu Long, chúng tôi sẽ về đánh chiếm lại Hồng Hà. Để những buổi chợ đất nước lại được mở thành hội ở hai bờ sông.
Đêm Cửu Long tôi đã có được niềm tin của Hồng Hà.
Tôi nhìn lên. Trời sáng rồi. Chợ Cửu Long tàn dần trong bình minh.
Vàm Cống, 12-1954
6/ Chiếc xe hàng cũ
Ấy là chiếc xe chở hàng đã cũ. Cũ từ ngoài Bắc Việt. Con số T.N. 405 thuộc vào loại những chiếc xe đã biết quá nhiều ngày mưa nắng trên các ngả đường sỏi đá và đất lầy ngoài đồng bằng Bắc Việt. Biển chỉ số dừng lại trên con số 75659, cách đây ba năm. Con số dài đằng đẵng những dặm trường này nhắc nhở cho anh Sáu đến một tai nạn cũ. Chiếc xe trúng mìn trên con đường Phát Diệm trong một chuyến chở toàn chiếu cói từ vùng bể lên những miền trên. Anh Sáu suýt bỏ mình trong chuyến đi không may đó. Nhưng anh chỉ bị thương nhẹ. Mấy ngày sau, anh nhờ xe nhà binh kéo 405 về một xưởng chữa máy vùng ngoại ô Hà Nội. 405 được tháo ra từng mảnh, nung, thổi hàn, nấu toàn bằng điện, và ít lâu sau 405 lại lên đường. Trong chiến thời, 405 là lẽ sống của gia đình anh Sáu. Những ngày hỏng máy, nổ bánh, hay gặp tai nạn ngang đường, 405 là cái tang lớn nhất cho gia đình anh. Chiếc xe cũ xê dịch trên những ngả đường, lại đi luôn vào đời kiếp anh Sáu, chị Sáu, những đứa con anh Sáu ở lại đó làm một thứ cột trụ bằng sắt thép cho cái gia đình cần lao này.
Chị Sáu yếu quanh năm, không làm gì để có thể thêm thắt vào những chi dùng hàng ngày. Những đứa con anh Sáu còn bé, đứa nọ cõng đứa kia, cứ líu ra líu ríu suốt ngày bên cạnh người mẹ. 405 sống giữa cái gia đình cùng khổ, đau yếu ấy lâu dần đã chiếm được tình thương yêu của mọi người như một người bạn đường có chung một cảnh ngộ. Hồi còn chạy đi chạy về trên con đường Phủ Lạng Thương, anh Sáu vì chuyến đi xa vẫn thường phải nghỉ đỗ lại dọc đường, không về kịp nhà. Những buổi chiều chờ đợi người bố còn ở lại dọc đường, để ban đêm lại leo vào trong xe mà ngủ, những đứa con anh Sáu lại tìm mẹ chúng để hỏi:
“405 không về, hả mẹ?”
Thiếu vắng người cha, chúng còn thấy thiếu vắng luôn cả cái bóng lênh đênh kềnh càng của 405. Khoảng sân hẹp trước ngõ, chỗ 405 về ngủ trên rêu cỏ sau một ngày đốt cháy mã lực trên ngả đường, trống vắng hẳn ra. Những đứa con anh Sáu ngồi nhìn ra một khoảng sân vắng, mấy vệt bánh xe in hằn lên như một niềm nhớ thương.
Hồi ấy gần đây, trước ngày ngưng bắn, gia đình anh Sáu cứ lúng túng thiếu thốn luôn, cũng chỉ vì 405 gặp bất hạnh liền liền ở dọc đường. Hết vỡ bánh, “pan” xăng, lại tiếp luôn hai lần nổ mìn. Mà lần nào cũng nặng cả. Nếu là người thì sau những lần ngộ nạn ấy, 405 đã có thừa những vết thương thập tử nhất sinh, để nếu có qua khỏi cũng chỉ còn là một tên thương binh có quyền được nghỉ ngơi cho đến mãn đời. Nhưng cái an dưỡng đường cho lũ cơ khí già yếu chưa có. Như đứa con đầu lòng của một gia đình đông con, 405 vẫn còn phải sớm chiều bước đi những bước tập tễnh trên ngả đường để cho cả một gia đình đáng thương không đến nổi phải ôm bụng đói ngồi nhìn nhau.
Xê dịch trên những ngả đường đất đã rách nát về mìn điện, hầm hố, mưa nắng, chiếc xe cũ từ lâu đã mang nặng những dấu vết của một đời kiếp hai sương một nắng, đã tàn lụi và đã xế chiều. Đầu mũi xiêu vẹo long lở. Mình xe đổ gục về phía trước vì mang chất quá sức. Mui bạt xanh bạc màu. Từ những thành gỗ đã rỗng mục, bụi lả tả đổ xuống những chiếc lốp già yếu.
405 đã là một sự kiện điển hình của chiến thời. Nó chứa đựng nhiều vết tích tàn phá. Nó là hình ảnh của một bờ vai gầy mang nhiều tháng ngày. Vậy mà nó vẫn cứ lăn đi trên những ngả đường: Sơn Tây, Trung Hà, qua Hà Nội, về bốn tỉnh miền nam Bắc Việt. Leo dốc xuống đèo. Con ngựa già cơ khí này, dưới tay cương anh Sáu, vẫn sáng đi chiều về, vẫn chở nặng, vẫn chạy đều, vẫn mang lại cho gia đình anh Sáu đủ hai bữa ăn. Nhiều buổi ở nhà, chị Sáu bế con ngồi bên chồng, nhìn ra 405 nằm nghỉ ngoài khoảng sân hẹp, vẫn bảo anh Sáu:
“Không có nó thì thật chết, mình ạ!”
Anh Sáu coi 405 như một người bạn đường trung thành. Đời anh Sáu gặp nhiều bất hạnh, nghèo khổ, cũng không còn lấy một người bạn nào khác. Tình người gửi xuống sự chung thuỷ của cơ khí, hương thơm ngát lên trong chiến thời chứa đựng quá nhiều vận hạn và trong cuộc sống chứa đựng quá nhiều phản bội. Cũng là một sự lạ lùng. Những bạn đồng nghiệp của anh Sáu, lúc nhàn rỗi, ngồi chuyện vãn với nhau ngoài bến xe, dưới chân một cây xăng, hoặc trong một xưởng chữa máy nào đó, lúc chê khen đến những đời kiếp của lũ cơ khí vận tải, vẫn kháo nhau rằng 405 quả là bậc bô lão của vận chuyển trên các ngả đường Bắc Việt. Giữa những gắn bó của xe cộ với người, 405 là điển hình của chung thuỷ bền chặt. Họ cũng không hiểu tại sao 405 lại có thể ở dưới mái nhà của anh chị Sáu được lâu đến thế.
“Cây tiền cây bạc nhà thằng Sáu đấy! Mình nó bằng đồng, da nó bằng sắt, ruột nó lại bằng thép già. Hai lần đụng mìn tổ bố mà không vần gì, có khiếp không chúng mày?”
Tuy vậy, những tai nạn của chiến thời và những sớm mưa chiều nắng dọc đường cũng đã làm cho 405 càng ngày càng thêm đau yếu, nhọc mỏi. Qua bản chất năng lực nhất định của cơ khí, sự chịu đựng đã ra ngoài mức bình thường.
Những buổi anh Sáu mang xe lên đường kiếm gạo cho vợ con anh, anh cũng không quên rằng con ngựa già của anh đáng lẽ đã được nằm nghỉ một nơi nào, hoặc là có chuyển vận thì cũng chỉ là những đoạn đường ngăn ngắn trong lòng thành phố. Bất đắc dĩ lắm, anh mới cho xe đi những đoạn đường xa. Biết mã lực 405 yếu mỏi, anh Sáu cho xe đi vừa tầm. Chạy tàng tàng thôi. Để còn đi. Để còn về. Vì phải đi phải về nhiều. Những buổi chạy tập đoàn hàng bốn năm chục chiếc trên những ngả đường liên tỉnh dài dằng dặc và ngổn ngang hầm hố, anh Sáu nhả chân ga, ghìm 405 lui dần về cuối đoàn, 405 chậm chạp nối đuôi một lũ đàn em còn chan hoà sức mạnh non trẻ. Tiếng máy nổ ậm ạch. Nhịp chuyển động ầm ỳ. Tiếng thở của cơ khí xế chiều này lúc nhanh lúc chậm, cứ hồng hộc như một người đi đường yếu tim, thiếu hơi.
Còn đâu là mùa oanh liệt cũ? Xe và người cùng hồi tưởng lại những chuyến đi dài hạn trên những ngả đường miền núi, anh Sáu vừa dậm chân ga là 405 đã vượt lên khỏi đoàn và cứ thế mà dẫn đầu mà bứt đi, mang vào chuyến đi cái nhanh thoáng của máy móc còn đang tuổi lành mạnh.
Những chiến thắng cũ trở nên những vang bóng, đến nay còn là những giai thoại của nghề nghiệp vận chuyển. Sỏi đá, đất lầy. Dốc đò, dốc phà. Hầm hố chữ chi. Địa lôi. Đường xuyên sơn, độc đạo. Cùng là những cạm bẫy dọc đường dựng lên trên những ngã ba, trong đêm tối di chuyển, 405 đều đã biết qua hết trong đoạn đời chứa đựng nhiều gió bão.
Kỷ niệm đường dài chìm vào những chiếc bánh mòn, 405 cứ già yếu thêm mãi.
Chuyến đi cuối cùng của 405 trên những ngả đường Bắc Việt là một chuyến đi thời đại. Anh chị Sáu theo tập thể di cư. Anh Sáu mang theo 405 vào chuyến đi, đã lựa chọn hộ cho cả cơ khí cái thái độ của người đi tới một ngày mai không tù đày. Sau một bữa nằm nghỉ trên khoảng sân hẹp, máy cũ lại nổ lên. Tiếng động cơ ầm ầm vang dội cả một vùng ngoại ô. Lũ con anh Sáu bị bố mẹ chúng dựng dậy sớm hơn ngày thường, chạy ùa cả ra ngoài sân. Chúng vây quanh 405, đứa nào đứa nấy ngái ngủ, mắt còn gấp gay trong sương sớm. Tới lúc anh chị Sáu sắp sửa bồng con lên xe thì hàng xóm đổ sang. Toàn là những gia đình cùng khổ. Làm công, làm thợ, bán quà rong, thất nghiệp. Sự nghèo khó bắt buộc họ ở lại trên mảnh đất cũ như những cánh bèo không bao giờ đi thoát được bờ ao tù đày. Người nọ người kia chúc anh chị Sáu vào trong ấy làm ăn khấm khá hơn ngoài này.
Chị Sáu vâng dạ, tay vẫn không thôi gạt nước mắt.
Một người hỏi anh Sáu:
“Anh đưa cả 405 đi à?”
Anh bản vỗ vỗ tay vào đầu chiếc xe cũ:
“Mày vào trong ấy đường sá nhẵn đẹp, tha hồ mà chạy nhé!
Trước những chia tiễn của một lớp người tưởng như đã đứng trên những bờ vĩ tuyến cách biệt, 405 nổ máy chờ đợi như đã thấy trước đầu mũi xe bốc khói, những ngả đường miền Nam rộng ngút ngàn cùng là đất đá, sỏi cát, đèo dốc, mưa nắng nhiệt đới. Dậm xa hiện lên từng nét biếc, mê man xuôi chảy trên một ngả đường không bến bờ. Đó là ngả đường của một niềm tin vĩ đại. Của một lối đi thênh thang về tự do. Cuộc đời lên hương đã gửi đi cái cao đẹp của chuyển đi xuống bờ xe cũ.
Hôm nay, theo vợ chồng anh Sáu, 405 đã đặt chân lên một ngả đường miền Nam.
Sau mấy ngày vượt bể nằm trên mui tàu nghe sóng đại dương, 405 đã đổ bộ. 405 đã vào đất liền. Đường miền Nam từ những quốc lộ thông xứ đến những ngả đường liên tỉnh, thước đất nào cũng nhẵn phẳng, cũng óng ánh nhựa xám, chảy đi giữa hai bờ lúa xanh miền Đồng Nai. Chưa bao giờ 405 lại được xê dịch trên những ngả đường tốt đẹp như thế. Anh Sáu nhìn đoạn đường. Anh nhìn chân trời. Anh nhìn 405. Anh đưa đi đưa lại bàn tay trên một lớp kim khí nhọc mỏi đã ọp ẹp, mềm yếu. Dưới lớp sơn nhạt màu, có một cái gì của 405 đã rung lên, đầm ấm như tiếng đập của tim phổi thoát ra từ nội tâm người. Sự sống của cơ khí bắt nguồn, truyền cảm. Anh Sáu thử máy. 405 chuyển mình, cả thân xe rung chuyển. Tiếng máy nổ, náo nức, choáng váng không đều nhịp. Những chiếc bánh cũ ngả nghiêng trên lòng đường.
Từ trạm tiếp đón đồng bào miền Bắc di cư, những ngả đường xanh ngắt bóng cây và chan hòa nắng ngày mở đi bốn hướng. Ngày lớn vừa dựng. Những con đường dài thênh thang cho mã lực chuyển vận này đã nối tiếp nhau mà đi sâu mãi vào lòng đất của người tự do. Chào Mừng. Như một con người của chuyển dịch sau nhiều tháng ngày ngừng nghỉ lại chống gậy lên đường, 405 chuyển động theo nhịp thở của cơ khí bốc lửa đã bắt đầu tác động sức mạnh xuống lòng bánh cũ. Vệt xe in xuống thước đất đầu tiên miền Nam, ngả đường hướng dẫn luôn chuyến đi về những vùng mênh mông không bến bờ.
Ngồi trên xe mà anh Sáu cũng như cảm thấy cuộc sống ở dưới ấy, từ lòng đường dâng lên. Một vệt khói xanh thoát về phía sau cắt ngang mình một giọt nắng sớm, chảy chan hoà vào tấm biển số. Con số 405 nổi lên, đậm đà cá tính của cơ khí hoà mình vào đời sống người, cùng chịu đựng những thử thách, cùng có chung một niềm tin.
Dời bỏ những ngả đường rừng núi ngoài Bắc Việt, những chiếc bánh mòn cũ kia vậy là đã chấm dứt cho một mùa vận chuyển, bây giờ đã nằm lại bên kia, trong tù đày. Để con người vẫn còn là con người và để cho cơ khí vẫn còn những sự kiện của sửa chữa và xây dựng tự do, anh Sáu đã chọn những ngày tháng miền Nam và 405 thì đã chọn những ngả đường bên này vĩ tuyến 17. Hôm nay ngày mai, mưa nắng vẫn đương mùa trên những ngã ba, và cái thái độ của người giữa cái rối rắm của mưa nắng, của những vùng tranh tối tranh sáng, là chọn lựa một ngả đường, đến một sân ga, về một trạm hẹn của thời đại. Anh Sáu không hề thương nhớ những con đường, những vết xe cũ. Chúng đã đi dần vào một ảo tưởng tàn lụi, chấp chới hình ảnh bóng tối và cạnh khía ngục tù. Đường quốc lộ số 1. Đường số 5. Đường Hoà Bình - Lai Châu, và những ngả đường của tre xanh lúa vàng miền ngoài bây giờ đã nằm bên ngoài những ước định chuyển dịch của vợ chồng anh Sáu, của 405.
Chân trời miền Nam mở ra hôm nay: Tây Ninh, Long Xuyên, Vũng Tàu. Những ngả đường chữ chi, bàn cờ đan miền Tiền Giang, Hậu Giang. Những ngả đường mải miết xuôi chảy về Lục tỉnh bát ngát nắng. Những đô thị, những làng xóm, những rừng dừa. 405 vào làm bạn với lũ cơ khí vận tải ở trong này, rồi những chiếc bánh mòn cũ lại cứ việc mà chạy tàng tàng ở cuối đoàn, trong những chuyến đi tập thể. Sau 405, còn có biết bao nhiêu là sự kiện của cơ khí vận tải cũng đang lũ lượt xuống tàu vượt đại dương, sống những ngày lênh đênh của đổi dời, để về với những con đường miền Nam xa xôi, cùng đốt cháy một lúc với người ngọn lửa tin tưởng cũ. Sau ít ngày tạm nghỉ, 405 đã lại đập lên những tiếng đập cũng chan hoà cũng vui ấm như tiếng đập của máu huyết luân chuyển.
Anh Sáu dận chân ga, tỳ mạnh tay xuống thành vô lăng. Bên kia mặt kính, con đường mở ra, như một vết nắng, như một ngọn suối. Hai bờ bồng bềnh nổi lên giữa cái xanh mát của cỏ đường và của biển lúa đòng đòng. Gió thổi ngược vào những ngọn cỏ lả lả. Lúa nườm nượp chuyển đi. Anh Sáu giữ thẳng vô lăng đưa vợ con, đưa 405 vào cái thênh thang rộng phẳng đang dàn ra. Chuyến đi của chào mừng này, 405 chạy ngoan như một con ngựa thuần đã quen đường.
Từ phía trái, những bạn đường của 405 đã vượt lên. Trên tay lái của đoàn xe bạn, nhiều anh tài xế thôi nhìn đường trong một phút giây, đã quay lại làm hiệu chào anh Sáu. Anh mỉm cười làm hiệu đáp lại.
Trên đường, nhịp di chuyển thoang thoáng vui ấm. 405 khoan thai di chuyển đi, những chiếc bánh mòn cũ lăn nghiến trên sỏi đá, cứ đi sâu mãi vào những bến bờ tự do.
Ấy là chiếc xe chở hàng đã cũ. Cũ từ ngoài Bắc Việt. Con số T.N. 405 thuộc vào loại những chiếc xe đã biết quá nhiều ngày mưa nắng trên các ngả đường sỏi đá và đất lầy ngoài đồng bằng Bắc Việt. Biển chỉ số dừng lại trên con số 75659, cách đây ba năm. Con số dài đằng đẵng những dặm trường này nhắc nhở cho anh Sáu đến một tai nạn cũ. Chiếc xe trúng mìn trên con đường Phát Diệm trong một chuyến chở toàn chiếu cói từ vùng bể lên những miền trên. Anh Sáu suýt bỏ mình trong chuyến đi không may đó. Nhưng anh chỉ bị thương nhẹ. Mấy ngày sau, anh nhờ xe nhà binh kéo 405 về một xưởng chữa máy vùng ngoại ô Hà Nội. 405 được tháo ra từng mảnh, nung, thổi hàn, nấu toàn bằng điện, và ít lâu sau 405 lại lên đường. Trong chiến thời, 405 là lẽ sống của gia đình anh Sáu. Những ngày hỏng máy, nổ bánh, hay gặp tai nạn ngang đường, 405 là cái tang lớn nhất cho gia đình anh. Chiếc xe cũ xê dịch trên những ngả đường, lại đi luôn vào đời kiếp anh Sáu, chị Sáu, những đứa con anh Sáu ở lại đó làm một thứ cột trụ bằng sắt thép cho cái gia đình cần lao này.
Chị Sáu yếu quanh năm, không làm gì để có thể thêm thắt vào những chi dùng hàng ngày. Những đứa con anh Sáu còn bé, đứa nọ cõng đứa kia, cứ líu ra líu ríu suốt ngày bên cạnh người mẹ. 405 sống giữa cái gia đình cùng khổ, đau yếu ấy lâu dần đã chiếm được tình thương yêu của mọi người như một người bạn đường có chung một cảnh ngộ. Hồi còn chạy đi chạy về trên con đường Phủ Lạng Thương, anh Sáu vì chuyến đi xa vẫn thường phải nghỉ đỗ lại dọc đường, không về kịp nhà. Những buổi chiều chờ đợi người bố còn ở lại dọc đường, để ban đêm lại leo vào trong xe mà ngủ, những đứa con anh Sáu lại tìm mẹ chúng để hỏi:
“405 không về, hả mẹ?”
Thiếu vắng người cha, chúng còn thấy thiếu vắng luôn cả cái bóng lênh đênh kềnh càng của 405. Khoảng sân hẹp trước ngõ, chỗ 405 về ngủ trên rêu cỏ sau một ngày đốt cháy mã lực trên ngả đường, trống vắng hẳn ra. Những đứa con anh Sáu ngồi nhìn ra một khoảng sân vắng, mấy vệt bánh xe in hằn lên như một niềm nhớ thương.
Hồi ấy gần đây, trước ngày ngưng bắn, gia đình anh Sáu cứ lúng túng thiếu thốn luôn, cũng chỉ vì 405 gặp bất hạnh liền liền ở dọc đường. Hết vỡ bánh, “pan” xăng, lại tiếp luôn hai lần nổ mìn. Mà lần nào cũng nặng cả. Nếu là người thì sau những lần ngộ nạn ấy, 405 đã có thừa những vết thương thập tử nhất sinh, để nếu có qua khỏi cũng chỉ còn là một tên thương binh có quyền được nghỉ ngơi cho đến mãn đời. Nhưng cái an dưỡng đường cho lũ cơ khí già yếu chưa có. Như đứa con đầu lòng của một gia đình đông con, 405 vẫn còn phải sớm chiều bước đi những bước tập tễnh trên ngả đường để cho cả một gia đình đáng thương không đến nổi phải ôm bụng đói ngồi nhìn nhau.
Xê dịch trên những ngả đường đất đã rách nát về mìn điện, hầm hố, mưa nắng, chiếc xe cũ từ lâu đã mang nặng những dấu vết của một đời kiếp hai sương một nắng, đã tàn lụi và đã xế chiều. Đầu mũi xiêu vẹo long lở. Mình xe đổ gục về phía trước vì mang chất quá sức. Mui bạt xanh bạc màu. Từ những thành gỗ đã rỗng mục, bụi lả tả đổ xuống những chiếc lốp già yếu.
405 đã là một sự kiện điển hình của chiến thời. Nó chứa đựng nhiều vết tích tàn phá. Nó là hình ảnh của một bờ vai gầy mang nhiều tháng ngày. Vậy mà nó vẫn cứ lăn đi trên những ngả đường: Sơn Tây, Trung Hà, qua Hà Nội, về bốn tỉnh miền nam Bắc Việt. Leo dốc xuống đèo. Con ngựa già cơ khí này, dưới tay cương anh Sáu, vẫn sáng đi chiều về, vẫn chở nặng, vẫn chạy đều, vẫn mang lại cho gia đình anh Sáu đủ hai bữa ăn. Nhiều buổi ở nhà, chị Sáu bế con ngồi bên chồng, nhìn ra 405 nằm nghỉ ngoài khoảng sân hẹp, vẫn bảo anh Sáu:
“Không có nó thì thật chết, mình ạ!”
Anh Sáu coi 405 như một người bạn đường trung thành. Đời anh Sáu gặp nhiều bất hạnh, nghèo khổ, cũng không còn lấy một người bạn nào khác. Tình người gửi xuống sự chung thuỷ của cơ khí, hương thơm ngát lên trong chiến thời chứa đựng quá nhiều vận hạn và trong cuộc sống chứa đựng quá nhiều phản bội. Cũng là một sự lạ lùng. Những bạn đồng nghiệp của anh Sáu, lúc nhàn rỗi, ngồi chuyện vãn với nhau ngoài bến xe, dưới chân một cây xăng, hoặc trong một xưởng chữa máy nào đó, lúc chê khen đến những đời kiếp của lũ cơ khí vận tải, vẫn kháo nhau rằng 405 quả là bậc bô lão của vận chuyển trên các ngả đường Bắc Việt. Giữa những gắn bó của xe cộ với người, 405 là điển hình của chung thuỷ bền chặt. Họ cũng không hiểu tại sao 405 lại có thể ở dưới mái nhà của anh chị Sáu được lâu đến thế.
“Cây tiền cây bạc nhà thằng Sáu đấy! Mình nó bằng đồng, da nó bằng sắt, ruột nó lại bằng thép già. Hai lần đụng mìn tổ bố mà không vần gì, có khiếp không chúng mày?”
Tuy vậy, những tai nạn của chiến thời và những sớm mưa chiều nắng dọc đường cũng đã làm cho 405 càng ngày càng thêm đau yếu, nhọc mỏi. Qua bản chất năng lực nhất định của cơ khí, sự chịu đựng đã ra ngoài mức bình thường.
Những buổi anh Sáu mang xe lên đường kiếm gạo cho vợ con anh, anh cũng không quên rằng con ngựa già của anh đáng lẽ đã được nằm nghỉ một nơi nào, hoặc là có chuyển vận thì cũng chỉ là những đoạn đường ngăn ngắn trong lòng thành phố. Bất đắc dĩ lắm, anh mới cho xe đi những đoạn đường xa. Biết mã lực 405 yếu mỏi, anh Sáu cho xe đi vừa tầm. Chạy tàng tàng thôi. Để còn đi. Để còn về. Vì phải đi phải về nhiều. Những buổi chạy tập đoàn hàng bốn năm chục chiếc trên những ngả đường liên tỉnh dài dằng dặc và ngổn ngang hầm hố, anh Sáu nhả chân ga, ghìm 405 lui dần về cuối đoàn, 405 chậm chạp nối đuôi một lũ đàn em còn chan hoà sức mạnh non trẻ. Tiếng máy nổ ậm ạch. Nhịp chuyển động ầm ỳ. Tiếng thở của cơ khí xế chiều này lúc nhanh lúc chậm, cứ hồng hộc như một người đi đường yếu tim, thiếu hơi.
Còn đâu là mùa oanh liệt cũ? Xe và người cùng hồi tưởng lại những chuyến đi dài hạn trên những ngả đường miền núi, anh Sáu vừa dậm chân ga là 405 đã vượt lên khỏi đoàn và cứ thế mà dẫn đầu mà bứt đi, mang vào chuyến đi cái nhanh thoáng của máy móc còn đang tuổi lành mạnh.
Những chiến thắng cũ trở nên những vang bóng, đến nay còn là những giai thoại của nghề nghiệp vận chuyển. Sỏi đá, đất lầy. Dốc đò, dốc phà. Hầm hố chữ chi. Địa lôi. Đường xuyên sơn, độc đạo. Cùng là những cạm bẫy dọc đường dựng lên trên những ngã ba, trong đêm tối di chuyển, 405 đều đã biết qua hết trong đoạn đời chứa đựng nhiều gió bão.
Kỷ niệm đường dài chìm vào những chiếc bánh mòn, 405 cứ già yếu thêm mãi.
Chuyến đi cuối cùng của 405 trên những ngả đường Bắc Việt là một chuyến đi thời đại. Anh chị Sáu theo tập thể di cư. Anh Sáu mang theo 405 vào chuyến đi, đã lựa chọn hộ cho cả cơ khí cái thái độ của người đi tới một ngày mai không tù đày. Sau một bữa nằm nghỉ trên khoảng sân hẹp, máy cũ lại nổ lên. Tiếng động cơ ầm ầm vang dội cả một vùng ngoại ô. Lũ con anh Sáu bị bố mẹ chúng dựng dậy sớm hơn ngày thường, chạy ùa cả ra ngoài sân. Chúng vây quanh 405, đứa nào đứa nấy ngái ngủ, mắt còn gấp gay trong sương sớm. Tới lúc anh chị Sáu sắp sửa bồng con lên xe thì hàng xóm đổ sang. Toàn là những gia đình cùng khổ. Làm công, làm thợ, bán quà rong, thất nghiệp. Sự nghèo khó bắt buộc họ ở lại trên mảnh đất cũ như những cánh bèo không bao giờ đi thoát được bờ ao tù đày. Người nọ người kia chúc anh chị Sáu vào trong ấy làm ăn khấm khá hơn ngoài này.
Chị Sáu vâng dạ, tay vẫn không thôi gạt nước mắt.
Một người hỏi anh Sáu:
“Anh đưa cả 405 đi à?”
Anh bản vỗ vỗ tay vào đầu chiếc xe cũ:
“Mày vào trong ấy đường sá nhẵn đẹp, tha hồ mà chạy nhé!
Trước những chia tiễn của một lớp người tưởng như đã đứng trên những bờ vĩ tuyến cách biệt, 405 nổ máy chờ đợi như đã thấy trước đầu mũi xe bốc khói, những ngả đường miền Nam rộng ngút ngàn cùng là đất đá, sỏi cát, đèo dốc, mưa nắng nhiệt đới. Dậm xa hiện lên từng nét biếc, mê man xuôi chảy trên một ngả đường không bến bờ. Đó là ngả đường của một niềm tin vĩ đại. Của một lối đi thênh thang về tự do. Cuộc đời lên hương đã gửi đi cái cao đẹp của chuyển đi xuống bờ xe cũ.
Hôm nay, theo vợ chồng anh Sáu, 405 đã đặt chân lên một ngả đường miền Nam.
Sau mấy ngày vượt bể nằm trên mui tàu nghe sóng đại dương, 405 đã đổ bộ. 405 đã vào đất liền. Đường miền Nam từ những quốc lộ thông xứ đến những ngả đường liên tỉnh, thước đất nào cũng nhẵn phẳng, cũng óng ánh nhựa xám, chảy đi giữa hai bờ lúa xanh miền Đồng Nai. Chưa bao giờ 405 lại được xê dịch trên những ngả đường tốt đẹp như thế. Anh Sáu nhìn đoạn đường. Anh nhìn chân trời. Anh nhìn 405. Anh đưa đi đưa lại bàn tay trên một lớp kim khí nhọc mỏi đã ọp ẹp, mềm yếu. Dưới lớp sơn nhạt màu, có một cái gì của 405 đã rung lên, đầm ấm như tiếng đập của tim phổi thoát ra từ nội tâm người. Sự sống của cơ khí bắt nguồn, truyền cảm. Anh Sáu thử máy. 405 chuyển mình, cả thân xe rung chuyển. Tiếng máy nổ, náo nức, choáng váng không đều nhịp. Những chiếc bánh cũ ngả nghiêng trên lòng đường.
Từ trạm tiếp đón đồng bào miền Bắc di cư, những ngả đường xanh ngắt bóng cây và chan hòa nắng ngày mở đi bốn hướng. Ngày lớn vừa dựng. Những con đường dài thênh thang cho mã lực chuyển vận này đã nối tiếp nhau mà đi sâu mãi vào lòng đất của người tự do. Chào Mừng. Như một con người của chuyển dịch sau nhiều tháng ngày ngừng nghỉ lại chống gậy lên đường, 405 chuyển động theo nhịp thở của cơ khí bốc lửa đã bắt đầu tác động sức mạnh xuống lòng bánh cũ. Vệt xe in xuống thước đất đầu tiên miền Nam, ngả đường hướng dẫn luôn chuyến đi về những vùng mênh mông không bến bờ.
Ngồi trên xe mà anh Sáu cũng như cảm thấy cuộc sống ở dưới ấy, từ lòng đường dâng lên. Một vệt khói xanh thoát về phía sau cắt ngang mình một giọt nắng sớm, chảy chan hoà vào tấm biển số. Con số 405 nổi lên, đậm đà cá tính của cơ khí hoà mình vào đời sống người, cùng chịu đựng những thử thách, cùng có chung một niềm tin.
Dời bỏ những ngả đường rừng núi ngoài Bắc Việt, những chiếc bánh mòn cũ kia vậy là đã chấm dứt cho một mùa vận chuyển, bây giờ đã nằm lại bên kia, trong tù đày. Để con người vẫn còn là con người và để cho cơ khí vẫn còn những sự kiện của sửa chữa và xây dựng tự do, anh Sáu đã chọn những ngày tháng miền Nam và 405 thì đã chọn những ngả đường bên này vĩ tuyến 17. Hôm nay ngày mai, mưa nắng vẫn đương mùa trên những ngã ba, và cái thái độ của người giữa cái rối rắm của mưa nắng, của những vùng tranh tối tranh sáng, là chọn lựa một ngả đường, đến một sân ga, về một trạm hẹn của thời đại. Anh Sáu không hề thương nhớ những con đường, những vết xe cũ. Chúng đã đi dần vào một ảo tưởng tàn lụi, chấp chới hình ảnh bóng tối và cạnh khía ngục tù. Đường quốc lộ số 1. Đường số 5. Đường Hoà Bình - Lai Châu, và những ngả đường của tre xanh lúa vàng miền ngoài bây giờ đã nằm bên ngoài những ước định chuyển dịch của vợ chồng anh Sáu, của 405.
Chân trời miền Nam mở ra hôm nay: Tây Ninh, Long Xuyên, Vũng Tàu. Những ngả đường chữ chi, bàn cờ đan miền Tiền Giang, Hậu Giang. Những ngả đường mải miết xuôi chảy về Lục tỉnh bát ngát nắng. Những đô thị, những làng xóm, những rừng dừa. 405 vào làm bạn với lũ cơ khí vận tải ở trong này, rồi những chiếc bánh mòn cũ lại cứ việc mà chạy tàng tàng ở cuối đoàn, trong những chuyến đi tập thể. Sau 405, còn có biết bao nhiêu là sự kiện của cơ khí vận tải cũng đang lũ lượt xuống tàu vượt đại dương, sống những ngày lênh đênh của đổi dời, để về với những con đường miền Nam xa xôi, cùng đốt cháy một lúc với người ngọn lửa tin tưởng cũ. Sau ít ngày tạm nghỉ, 405 đã lại đập lên những tiếng đập cũng chan hoà cũng vui ấm như tiếng đập của máu huyết luân chuyển.
Anh Sáu dận chân ga, tỳ mạnh tay xuống thành vô lăng. Bên kia mặt kính, con đường mở ra, như một vết nắng, như một ngọn suối. Hai bờ bồng bềnh nổi lên giữa cái xanh mát của cỏ đường và của biển lúa đòng đòng. Gió thổi ngược vào những ngọn cỏ lả lả. Lúa nườm nượp chuyển đi. Anh Sáu giữ thẳng vô lăng đưa vợ con, đưa 405 vào cái thênh thang rộng phẳng đang dàn ra. Chuyến đi của chào mừng này, 405 chạy ngoan như một con ngựa thuần đã quen đường.
Từ phía trái, những bạn đường của 405 đã vượt lên. Trên tay lái của đoàn xe bạn, nhiều anh tài xế thôi nhìn đường trong một phút giây, đã quay lại làm hiệu chào anh Sáu. Anh mỉm cười làm hiệu đáp lại.
Trên đường, nhịp di chuyển thoang thoáng vui ấm. 405 khoan thai di chuyển đi, những chiếc bánh mòn cũ lăn nghiến trên sỏi đá, cứ đi sâu mãi vào những bến bờ tự do.
7/ Tháng Giêng cỏ non
Cách đây 18 năm, Sạng bỏ quê hương, một thôn xóm bé nhỏ miền duyên hải Bắc Việt, vào Nam kỳ. Chuyến đi của anh Sạng ngày ấy như một chuyến đi phát vãng biệt xứ và anh Sạng lúc xa lìa bóng tre làng cũ lên đường vào đất Nam kỳ xa xôi, anh đã cầm bằng là sẽ gửi nắm xương trên một mảnh đất nào ở xứ lạ. Anh Sạng đi làm phu đồn điền cao su.
Hồi ấy, tôi mới có tám tuổi. Ngày anh Sạng đi đến nay tôi chỉ còn nhớ được qua những hình ảnh rất nhạt thoáng, bóng dáng người mẹ anh khóc sướt mướt chạy theo anh lên tận chân đê đầu làng, túm áo anh van xin anh ở lại. Ở lại mà làm ăn. Mà cầy bừa. Mà thương lấy một người đàn bà còn trẻ dại đã có với anh hai đứa con thơ.
Nhưng rồi anh Sạng cũng vẫn đi Nam kỳ. Đôi mắt ấu thơ của tôi ngày ấy đã nhìn thấy những ấn tượng khá buồn thảm: bóng anh Sạng xa khuất dần trên con đê heo hút, người mẹ khóc rũ xuống, bước chân xiêu đổ trên con đường về và qua nhà tôi, người đàn bà hiền lành đã chạy vào ngồi trên bục cửa mà khóc như mưa như gió.
Tôi còn nhớ mụ bảo tôi:
“Chú Thảo ơi, thằng Sạng nó bỏ vợ bỏ con nó đi Nam kỳ rồi”.
Một lát sau, chị Sạng tay bồng hai đứa trẻ nhỏ cũng chạy đến. Thế rồi cả cái gia đình đáng thương ấy đã ngồi quây lấy nhau mà khóc cái tan vỡ gây nên bởi một người bỏ đi Nam kỳ. Hồi ấy tôi chưa hiểu gì đến phân ly. Càng không hiểu Nam kỳ là gì nữa. Người làng xóm nhắc nhở thì thầm đến Tân Thế giới, đến Nam kỳ, đến đời sống hãi hùng của những người phu dưới bóng lá tối thẳm của những đồn điền cao su và đất Nam kỳ đã hiện ra trong tưởng tượng thơ ngây đơn giản của tôi như một hòn đảo nào xa dạt có những bến bờ hoang vu và đầy gió bão.
Trong cái thôn xóm nhỏ bé của quê tôi, một vài năm lại có một vài người, thường là một gã con trai, động lòng bốn phương thì ít, vì chuyện này chuyện nọ thì nhiều, bỗng dưng một buổi bỏ làng đi Nam kỳ. Chuyến đi nào cũng chứa đựng một cái gì tối tăm thê thảm. Người làng coi những người bỏ đi như những kẻ điên dại cùng cố, đã mất hết lẽ phải.
“Bọn mày đã dở chứng. Muốn hoá điên hay sao mà đi chứ? Tự dưng bỏ làng bỏ nước đi biệt vô tăm tích, có chăng là đồ hoá dại!”
Riêng anh Sạng, cái nguyên nhân bỏ đi của anh về sau tôi hỏi và mẹ tôi có thuật lại. Số là anh Sạng bị làng xóm láng giềng nghi ngờ là đã ra tỉnh báo Tây đoan về bắt rượu lậu chôn giấu ở vườn rau một người anh họ con chú con bác với anh. Người anh họ bị đi tù sáu tháng về tội nấu rượu lậu thật. Và anh Sạng uất ức bỏ đi. Riêng tôi, không hiểu tại sao ngay hồi đó tôi đã nhất định tin rằng anh oan. Một phần có lẽ vì anh Sạng oan thật, một phần vì anh là một trong những người ở làng mà tôi mến yêu trong suốt thời kỳ tuổi nhỏ. Giữa anh Sạng và tôi có nhiều kỷ niệm, bé mọn, nhưng lòng tôi thay đổi nhiều mà những kỷ niệm ấy vẫn còn lại và vẫn thơm hương.
Anh Sạng có một thửa ruộng nhỏ ngoài cánh đồng gần nhà tôi. Buổi sớm nào tôi cũng ra đứng ở đầu ngõ và buổi sớm nào tôi cũng gặp anh Sạng ra đồng. Lần nào thấy tôi anh cũng đứng lại, trợn mắt, mắm môi, làm cho tôi vừa sợ hãi và thích thú. Anh bế bổng tôi lên trên cánh tay lực lưỡng, đoạn anh ghé sát vào tai tôi, hỏi nhỏ:
“Chú Thảo muốn gì?”
o anh cũng chỉ hỏi có vậy. Lần nào tôi cũng giơ tay chỉ lên cây bàng cổ thụ ở trước cửa nhà tôi. Thế là anh Sạng liền bỏ cày bỏ cuốc leo ngay lên cây. Từ những cành cao chót vót, anh hái những trái bàng chín vàng vất lung tung xuống đất cho tôi nhặt. Khi nào thấy hai túi áo tôi đã phồng lên, anh mới leo xuống, phùng má trợn mắt với tôi một hồi nữa rồi mới bỏ đi. Tôi lớn dần lên. Đến lúc đi học ở trường làng lại vẫn anh Sạng là người ở những ngày mưa gió cõng tôi đi trên con đường lầy đến tận cửa trường.
Tôi yêu anh Sạng. Gia đình tôi quý anh, vì tính anh hiền lành, vì lòng dạ anh ngay thẳng, hay nổi nóng, nhưng bản chất anh bao giờ cũng đôn hậu, cũng vui tươi.
Chuyện anh Sạng bỏ làng đi Nam kỳ, người làng người nước nói này nói nọ mãi rồi cũng thôi. Như mọi câu chuyện xảy ra ở cuộc đời, những sự kiện sôi nổi nhất cũng lắng chìm trong dĩ vãng và cái thôn xóm bé nhỏ của tôi cũng biết lãng quên. Chuyện cũ nhoà dần, rồi chết hẳn. Duy có gia đình anh, duy có tôi là vẫn không quên anh. Cứ mỗi mùa bàng chín, tôi ra đầu ngõ nhìn lên là hình ảnh anh lại hiện về qua một nhớ thương phảng phất dịu nhẹ. Bàng chín vàng trên kia nhưng không ai hái cho tôi nữa. Người mẹ già yếu thêm mãi. Chị Sạng lúc nào cũng tư lường sầu muộn. Những đứa con anh đã biết nói biết đi.
Nhưng anh Sạng đi Nam kỳ thì vẫn chẳng thấy về. Cũng chẳng có âm hao tin tức gì. Người đàn ông bỏ làng một buổi đi xa, con đê cao dẫn lối cho anh Sạng ngày nào, đến nay vẫn không hắt trả lại một bước chân, một tiếng nói, một âm hưởng, một chút ánh sáng dù rất mong manh của ngày hồi hương. Tôi thương vợ con anh Sạng, càng thấy cái đất Nam kỳ là mịt mùng xa xôi. Không biết anh Sạng còn sống hay đã chết? Một vài lần, chị Sạng khẩn khoản nhờ vả, tôi cũng viết mấy lá thư cho chị gửi vào Nam. Nhưng viết đấy cũng biết trước chẳng ăn thua gì. Phần vì anh Sạng bặt vô âm tín đã lâu ngày. Phần vì thư gửi đến những địa chỉ hết sức vu vơ. Thường là những vùng có đồn điền cao su. Dầu Tiếng, Trảng Bom, Ninh Hoà. Hỏi thăm phong thanh thấy nói anh Sạng ở đâu là chị Sạng lại nhờ tôi viết đến đấy. Cứ viết cứ gửi. Cứ bặt vô âm tín. Chị Sạng buồn phiền đau yếu luôn, càng biết đến những ngày cùng cực thiếu thốn trên mảnh vườn ruộng xơ xác. Về sau không biết ai đồn đến tai chị Sạng rằng anh Sạng ở trong Nam kỳ bây giờ giầu có lắm, rằng anh đã có nhà cửa đất cát, anh đã thôi làm ở đồn điền cao su về mua nhà mở tiệm ở Sài Gòn. Chị Sạng cũng giục giã tôi viết hộ chị những cánh thư gửi vào Nam. Thư tôi viết cho anh Sạng từ hồi đó đã nhiều mà vẫn không có một hồi âm nào gửi trả về xóm cũ.
Ngày tháng nghiêng đi. Như thế đã 18 năm.
Rồi người ta ký kết với nhau hiệp định Genève.
Cái thôn xóm bó nhỏ miền bể quê tôi náo động lên như một cuộc đổi đời. Đàn bà trẻ con già lão từng đoàn kéo nhau lũ lượt xuống tàu. Vợ con anh Sạng cũng dời bỏ mảnh vườn cũ. Đất Nam kỳ xa xôi hãi hùng ngày nào bây giờ lại nằm trong nhỡn giới người đi như một viễn tượng tươi đẹp của miền Tự Do. Chị Sạng cùng đi một chuyến tàu với tôi. Suốt mấy ngày lênh đênh trên mặt sóng, chị Sạng chỉ nói chuyện với tôi đến chồng. Xa cách 18 năm, tin tức bằn bặt, mà chị Sạng vẫn cứ tin rằng anh còn sống và trời đất tao loạn lại làm cho vợ chồng chị được gặp nhau. Tôi, tôi cũng muốn tin như thế, tin niềm tin của chị Sạng, tin tưởng hết lòng. Kỷ niệm tuổi nhỏ trở về trong một ngày ly hương của tôi đã có cái bóng dáng của anh Sạng, những ngày mưa gió cũ cõng tôi đi trên con đường lầy. Tôi cũng mong được gặp lại anh.
Đặt chân lên đất nước miền Nam, mẹ con chị Sạng theo người làng lên định cư ở vùng Dốc Mơ, trên con đường Biên Hoà. Chị khẩn khoản dặn tôi ở Sài Gòn nếu có gặp anh Sạng thì nhắn ngay cho anh biết mẹ con chị đã vào đây. Sự chung tuỷ của người đàn bà làm tôi cảm động. Tôi hứa với chị Sạng nếu anh còn sống, thế nào tôi cũng tìm bằng được anh.
Suốt hai tháng đầu tiên ở Sài Gòn, tôi để ý thăm dò tin tức của anh Sạng trong những buổi đi thăm thú đường đất, thuê mướn nhà cửa. Tình cờ một hôm, tôi gặp anh Sạng ở Khánh Hội. Tôi nhận ra anh nhưng anh không nhận được tôi. Mãi sau, lúc tôi đã nói trên tuổi nhà cửa anh mới chợt nhớ. Nhớ ra tôi rồi, anh mừng quýnh mời tôi về nhà.
Anh Sạng đã già đi nhiều. Tóc đã hoa râm. Những nếp nhăn in hằn lên những ngày mưa nắng. Vậy mà đi bên anh tôi bỗng có cảm tưởng như mình bé nhỏ hẳn lại. Tôi sống một cảm giác thơ dại bỡ ngỡ như những tháng ngày hoa bướm đã về cũ, đã xa khuây, gặp anh đi qua ngõ ra đồng phùng má trợn mép làm bộ doạ nạt, một cảm giác vừa sợ hãi vừa thích thú lại nổi dậy trong tôi. Chỉ thiếu một con đường lầy và những trái bàng chín, nếu không, anh Sạng đã đưa hẳn tôi trở về trong tuổi thơ.
Tôi hỏi anh Sạng:
“Anh đi từ hồi ấy được bao lâu rồi nhỉ?”
Anh Sạng vẫn gọi tôi bằng chú:
“Chú tính 18 năm rồi còn gì? Dạo ấy chú còn bé tí. Giời mưa đi học còn phải cõng, chú bá lấy cổ tôi mỏi chết đi ấy”.
Hai chúng tôi cùng cười.
Đang đi tôi chợt nhớ đến mẹ con chị Sạng. Định báo tin cho anh biết, nghĩ thế nào tôi lại thôi. Để đến nhà anh sẽ báo sau. Tôi muốn dành cho anh một sự bất ngờ vui thú. Tôi tin rằng nếu biết vợ con anh đã vào đây anh Sạng sẽ sung sướng lắm.
Đến một căn nhà lá bé nhỏ, xiêu vẹo cuối một ngõ hẻm, anh Sạng đứng lại.
“Nhà tôi đây chú ạ!”
Tôi nhìn căn nhà tồi tàn, thật thà hỏi anh:
“Sao người ta đồn anh giàu có lắm cơ mà?”
Anh Sạng nói, giọng buồn rầu:
“Ấy vì thế mà tôi cũng chẳng muốn tin tức gì về làng về nước cả. Đã lang bạt đến nơi đất khách quê người mà cứ lận đận mãi. Tôi cũng chẳng muốn cho làng xóm láng giềng họ biết làm gì. Chỉ thêm chê cười chú ạ!”
Anh đẩy cánh cửa gỗ mời tôi vào. Định nói cho anh biết tin tức vợ con anh tôi lại thôi ngay. Vừa có một người đàn bà đi ra tay dắt mấy đứa trẻ con. Thấy tôi nhìn trừng trừng có vẻ lạ lùng, anh Sạng vậy nói:
“Nhà tôi đấy chú ạ!”
Người đàn bà cúi đầu chào tôi. Chị nói tiếng miền Nam. Mấy đứa trẻ nhỏ vây chung quanh gối người mẹ, nhìn tôi chăm chú.
Anh Sạng bảo vợ:
“Chú Thảo đấy!”
Người đàn bà mỉm cười bế con lại gần. Chị hỏi thăm tôi chuyện ngoài Bắc. Chị bảo tôi rằng anh Sạng có nói chuyện đến tôi, đến gia đình tôi cho chị nghe luôn. Chị mong một ngày nào yên bình, đường đất đi lại dễ dàng, mẹ con chị sẽ được anh Sạng cho ra chơi thăm ngoài quê chồng. Tôi trả lời nhát gừng. Tôi không có cảm tình với người đàn bà này. Nhìn chị, tôi nghĩ đến một người đàn bà khác, người vợ cả miền Bắc, vừa vượt bể đi hàng nghìn cây số vào đây, với niềm tin tưởng cuối cùng gửi gấm tất cả vào một ngày lại gặp người cũ. Nhưng mà cuộc đời có đi theo cái hướng đi của niềm tin tưởng kia không? Anh Sạng đã lấy vợ khác rồi. Anh đã có những đứa con khác, xây dựng một cuộc đời khác. 18 năm hiện lên trong trong qua một ấn tượng cách biệt thăm thẳm. Tôi nghĩ đến khoảng thời gian không cùng ấy với sự đổi thay rộng lớn của cuộc đời và của con người. Tôi nghĩ đến những tầng lớp của biến chuyển tàn nhẫn, đảo lộn ghê gớm, đến cái độ tan biến hoàn toàn những dấu vết đường lối cũ. Thời gian ở đây cũng đang làm loãng nhạt những tâm hồn chung thuỷ nhất, những kỷ niệm đằm thắm nhất và những liên lạc sâu nặng nhất. Vậy mà chị Sạng đã đợi chờ mười tám năm. Hình ảnh người đàn bà bồng con đợi chồng về trong không gian bát ngát và trong thời gian không màu, dưới mưa nắng gió bão, mùa qua mùa, trở lại về bằng những bóng hình tối xám trong tôi. 18 năm. Người đàn ông bỏ làng ra đi, khi ném cả đời mình vào cuộc phiêu lưu chắc đã có thừa ý định đoạn tuyệt với đoạn đời cũ, những người thân yêu cũ. Tôi không muốn tin. Nhưng lại bắt buộc phải tin.
Tôi nhìn anh Sạng. Anh bế đứa trẻ nhỏ nhất vào trong lòng. Người đàn bà đến ngồi bên anh. Tôi quay mặt trước cảnh tượng âu yếm. Tôi đứng dậy.
“Ngồi chơi đã chú Thảo”. Anh Sạng bảo tôi.
“Thôi để lần khác”.
“Vậy hôm nào chú ở chơi lâu nhé! Các con chào chú Thảo đi”.
Người đàn bà đẩy tay những đứa trẻ. Chúng chào tôi ngượng ngập. Anh Sạng đứng dậy bảo vợ:
“Mình ở nhà, tôi đưa chú Thảo ra đầu phố”. Sạng đi trở ra, ngõ hẹp chói nắng không có một bóng cây. Tôi nhớ đến cái bóng mát dày đặc của một cây bàng cổ thụ ở đầu ngõ quê tôi. Tôi muốn đưa anh Sạng trở về cùng tôi dưới gốc bàng này, trong dĩ vãng. Tôi nghĩ nhiều đến cái gia đình của anh. Đến chị Sạng, đến sự đợi chờ của chị suốt bấy lâu, đến những cánh thư của chị gửi đi lác đác suốt một đoạn đời dài thẳm, sự trông mong khắc khoải không tính đếm đến tháng ngày. Tôi nghĩ đến lúc tàu ghé bến Sài Gòn, đôi mắt chị tha thiết, khẩn khoản nhờ tôi tìm bằng được anh Sạng cho chị. Tôi đã tìm được rồi, chị Sạng ạ! Nhưng anh Sạng có còn là người của chị nữa không?
Hai chúng tôi im lặng bước đi.
Tôi nói bất thình lình:
“Anh Sạng này!”
“Chú Thảo bảo gì?”
“Chị ấy và các cháu đã vào đây rồi đấy”.
“Ai?” Anh Sạng hỏi sửng sốt.
“Chị ấy với các cháu. Cùng đi một chuyến tàu với tôi. Bây giờ hiện ở trên Dốc Mơ. Chị Sạng có nhờ tôi nếu có gặp anh thì nói cho anh biết để anh tới đón về”.
Một lát ngẫm nghĩ. Anh Sạng nhìn tôi:
“Sao bây giờ chú mới nói cho tôi biết”.
Tôi không trả lời anh. Anh cũng đã biết tại sao tôi đã im lặng, tại sao bây giờ tôi mới nói với anh. Người đàn bà miền Nam với những đứa trẻ nhỏ tôi vừa gặp đã là cái nguyên nhân làm cho tôi trở nên ngại ngùng. Báo tin cho anh Sạng về sự mới tới của mẹ con chị Sạng, tôi chỉ giữ trọn vẹn một lời đã hứa. Thế thôi. Tôi không dám tin tưởng gì. Mà lại chỉ dám tin tưởng ở điều này là thời gian và sự xa cách vẫn làm cho những hướng đời gần gụi nhất cũng lãng quên nhau và kỷ niệm chỉ là một hình ảnh trừu tượng, những sự kiện đã chết, không có được lấy một tác động bé nhỏ. Tôi không giận anh Sạng nếu thực ra anh đã lãng quên. Tôi biết anh đang buồn phiền nhiều. Đem lòng mình hôm nay để giải quyết một sự trạng trái ngược của hiện tại, anh Sạng chỉ còn cách đi ngược lại 18 năm cũ, thăm dò lại lòng anh thì anh mới tìm được giải pháp thích đáng. Lại cũng chỉ có mình anh giải quyết được thôi. Tôi đoán anh cũng đang làm thế.
“Tôi thật không ngờ, chú Thảo ạ! Chú có nói tôi mới nhớ vì quả thật tôi đã quên từ rất lâu. Như tôi đã muốn quên tất cả. Cả làng ngờ oan cho tôi, đến mẹ tôi, đến vợ tôi cũng ngờ vực theo nữa. Mấy năm sau có người vào trong này nói đến tai tôi là vợ tôi đã đi lấy chồng. Sau đó tôi gặp cái Năm ở Dầu Tiếng. Đang buồn bực tôi lấy nó làm vợ. Bây giờ thấm thoát đã ăn ở với nhau được mười hai năm rồi. Có con cái với nhau nữa. Tôi cũng lại bảo cái Năm là tôi đã mất vợ trước, nó mới bằng lòng lấy tôi. Nó biết sự thể thế này, nó sẽ buồn lắm. Mà tôi bỏ cái Cả ở trên Dốc Mơ thì cũng không đành. Chú bảo tôi xử trí thế nào bây giờ?”
Trước hết tôi thấy cần phải đính chính giùm cho chị Sạng một điều: không bao giờ có chuyện chị đi lấy chồng. Mười tám năm trời chị nuôi con trong khổ cực và sống trong sự chờ mong tin tức anh. Anh Sạng có thể tin rằng, trước sau ở người vợ miền Bắc đáng thương kia không hề có một dấu vết đổi thay bé nhỏ nào, mà chỉ là những sắc màu bền vững nhất của chung thủy. Ngoài ra đó là chuyện riêng của anh. Anh phải xử trí lấy. Nghe rõ những tiếng lòng anh, thì rồi anh sẽ giải quyết được êm đẹp ổn thỏa.
Cuối cùng, tôi cho anh biết địa chỉ của mẹ con chị Sạng, rồi tôi từ giã anh.
Thời gian nghiêng đi. Từ ngày gặp anh Sạng, đến nay đã được sáu tháng. Trong thành phố rộng lớn, cuộc sống tiến tới là sự kết thành của những lớp đổi thay mãnh liệt. Mỗi ngày một hình thức mới. Mỗi ngày một màu sắc mới, một tâm tình mới. Đôi khi, giữa hai trang nhật báo, đọc những tin tức của thất lạc, của thăm hỏi, và qua hình ảnh của những người mẹ tìm con, những đứa con thơ dại đi tìm những người chị khuất vắng dài hạn, những người vợ yếu đuối đi dò thăm một dấu vết nhoà nhạt của chồng con giữa những ngã ba, những đám đông, tôi lại chợt nhớ đến chị Sạng, đến đôi mắt chị Sạng, chị có còn được ai dành cho một chỗ đứng bé nhỏ dưới một mái nhà nào không? Sự cô độc đơn lẻ ở người đàn bà đáng thương kia có là một trạng thái vĩnh viễn kéo dài như một vệt bóng tối cho đến trọn đời?
Tôi còn giữ được niềm tin của tôi ở rất nhiều điều. Nhưng tôi không dám tin tưởng ở sự bền chặt của lòng người. Nhất là ở lòng người đã bỏ đi như anh Sạng.
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa, của buổi gặp lại, của ngày trở về. Mùa xuân tự do thứ nhất ở đây vẫn chứa đựng cái hình ảnh muôn đời đôn hậu của đoàn viên. Cuộc sống như hình ảnh của một ngả đường đến hình ảnh một trạm hẹn. Con người từ hình ảnh một chuyến đi đến hình ảnh một ngày dừng chân. Đến sự hoà hợp của những phương hướng cách biệt. Nhưng còn điều này: mùa xuân có đến với tất cả mọi người? Đến với tôi, đến với chúng ta, nhưng có đến với mẹ con chị Sạng? Tôi không biết nữa.
Rồi câu chuyện của anh Sạng, nỗi bận tâm của tôi trong suốt một thời gian, chính tôi cũng lãng quên đi.
Cho mãi đến tuần lễ trước. Một buổi sáng tháng Chạp. Thành phố tấp nập không khí buôn bán cuối năm. Tôi đang đi bộ ngắm những dãy hàng đến dịp này thì lại xuất hiện và lại chiếm hết chỗ của những hè đường vây chung quanh chợ Bến Thành thì tôi gặp anh Sạng.
Trông thấy tôi, anh đứng sững lại mừng rỡ:
“Ô kìa chú Thảo! Lâu lắm mới lại gặp chú. Về nhà chơi cái đã”. Không kịp để tôi trả lời, anh kéo bừa tôi đi. Giữa phố phường đông đảo, một anh Sạng đã già yếu nắm tay tôi kéo thẳng một mạch về nhà, và tôi ngoan ngoãn đi theo anh như anh đã dắt tôi những ngày thơ ấu cũ. Anh Sạng nói chuyện suốt dọc đường đến cái Tết năm nay. Đến công việc của anh dạo này xem chừng đã thấy khấm khá hơn. Đến sự may mặc cho những đứa trẻ. Như thế cho đến nhà.
Như lần trước căn nhà bé nhỏ của anh hiện ra cuối đáy ngõ hẻm.
Như lần trước anh gõ cửa. Như lần trước cửa mở, rồi người đàn bà miền Nam hiện ra. Đằng sau chị, mấy đứa trẻ nhỏ.
Nhưng lần này tôi đã nhìn thấy thêm một cái gì, một cái gì mà tôi đang mong đợi hết lòng suốt mười tám năm. Tôi đứng ngây người: ở một góc nhà, dưới một vùng ánh sáng của lửa bếp, chị Sạng, người vợ cả miền Bắc, đang ngồi thổi cơm. Bên gối chị, hai đứa trẻ miền Nam tựa vào lòng chị nhìn lửa cháy. Nghe tiếng động, chị Sạng bỏ củi lửa nhìn lên. Chị mỉm cười với tôi. Tôi nhìn anh Sạng. Tôi nhìn cả nhà. Sau cùng cái nhìn của tôi gửi đến người đàn bà miền Nam vẫn đứng sau tôi. “Cái Năm Sà-goòng” của anh Sạng, người đàn bà thứ hai đã đến đời anh, yên lặng ngó tôi không nói gì. Nhưng tôi đã hiểu chị, qua một thoáng lửa lấp lánh nghịch ngợm mà tôi vừa bắt gặp ở trong mắt chị, nó nói nhiều cho cái tâm tình dễ dàng cởi mở, dễ dàng đón nhận, mà tôi thường thấy ở người đàn bà miền Nam. Tôi nhìn chị Sạng Hai. Tôi nhìn anh Sạng. Vui mừng và cảm động.
Tôi biết anh đã giải quyết ổn thoả êm đẹp cái chuyện riêng của anh rồi. Tôi còn biết rằng một phần lớn chính còn ở chị Năm nữa. Trước sự phân vân lưỡng lự, trước hoàn cảnh éo le của chồng, người đàn bà miền Nam đã hành động cao đẹp bằng cách đón nhận về chung một mái nhà, người đàn bà miền Bắc xa lạ, chia sẻ tình vợ chồng để có thêm tình chị em. Hành động này tôi thấy như một bông hoa vừa nở lên giữa thiên nhiên, trong cuộc đời, thành mùa xuân thứ nhất sau 18 năm không có mùa xuân. Tôi nhìn chị Năm, kính phục, quý mến. Chị Năm đã lấy được trọn vẹn cảm tình của tôi.
Buổi trưa cuối năm hôm đó tôi đã ở lại ăn một bữa cơm thường với gia đình anh Sạng.
Chúng tôi nói chuyện ngày xưa. Kỷ niệm tuổi thơ được nhắc nhở lại, vừa cảm động, vừa buồn cười. Tôi thấy tôi bé nhỏ hẳn lại.
Vợ chồng con cái anh Sạng đưa tiễn tôi ra tận đầu ngõ. Ngày ngả về chiều. Nắng vàng lụa. Xa xa từ những trung tâm thành phố, những tiếng ồn ào của một phiên chợ Tết vừa dâng lên. Tôi đi ra khỏi ngõ. Tôi cất tiếng hát nhỏ. Tôi nhớ đến tuổi thơ của tôi. Tôi đang đi trên đường tuổi thơ. Hình ảnh đoàn viên của gia đình anh Sạng, chiều nay đã gây cho tôi cái cảm giác ấm áp của đêm Giao thừa, của ngày mùng Một. Người ta đang tìm về nhau. Đông lắm. Người ta đang gặp lại nhau. Con người, dân tộc đang hồi xuân.
Tôi nghĩ đến những con mắt, những nắm tay, những bếp lửa, những mái nhà. Từ một chấm dứt của mưa phùn tháng Chạp đến một khởi đầu của cỏ non tháng Giêng, mùa xuân dâng lên trong tôi, trong những hình ảnh tươi đẹp nhất của Đoàn Viên.
Cách đây 18 năm, Sạng bỏ quê hương, một thôn xóm bé nhỏ miền duyên hải Bắc Việt, vào Nam kỳ. Chuyến đi của anh Sạng ngày ấy như một chuyến đi phát vãng biệt xứ và anh Sạng lúc xa lìa bóng tre làng cũ lên đường vào đất Nam kỳ xa xôi, anh đã cầm bằng là sẽ gửi nắm xương trên một mảnh đất nào ở xứ lạ. Anh Sạng đi làm phu đồn điền cao su.
Hồi ấy, tôi mới có tám tuổi. Ngày anh Sạng đi đến nay tôi chỉ còn nhớ được qua những hình ảnh rất nhạt thoáng, bóng dáng người mẹ anh khóc sướt mướt chạy theo anh lên tận chân đê đầu làng, túm áo anh van xin anh ở lại. Ở lại mà làm ăn. Mà cầy bừa. Mà thương lấy một người đàn bà còn trẻ dại đã có với anh hai đứa con thơ.
Nhưng rồi anh Sạng cũng vẫn đi Nam kỳ. Đôi mắt ấu thơ của tôi ngày ấy đã nhìn thấy những ấn tượng khá buồn thảm: bóng anh Sạng xa khuất dần trên con đê heo hút, người mẹ khóc rũ xuống, bước chân xiêu đổ trên con đường về và qua nhà tôi, người đàn bà hiền lành đã chạy vào ngồi trên bục cửa mà khóc như mưa như gió.
Tôi còn nhớ mụ bảo tôi:
“Chú Thảo ơi, thằng Sạng nó bỏ vợ bỏ con nó đi Nam kỳ rồi”.
Một lát sau, chị Sạng tay bồng hai đứa trẻ nhỏ cũng chạy đến. Thế rồi cả cái gia đình đáng thương ấy đã ngồi quây lấy nhau mà khóc cái tan vỡ gây nên bởi một người bỏ đi Nam kỳ. Hồi ấy tôi chưa hiểu gì đến phân ly. Càng không hiểu Nam kỳ là gì nữa. Người làng xóm nhắc nhở thì thầm đến Tân Thế giới, đến Nam kỳ, đến đời sống hãi hùng của những người phu dưới bóng lá tối thẳm của những đồn điền cao su và đất Nam kỳ đã hiện ra trong tưởng tượng thơ ngây đơn giản của tôi như một hòn đảo nào xa dạt có những bến bờ hoang vu và đầy gió bão.
Trong cái thôn xóm nhỏ bé của quê tôi, một vài năm lại có một vài người, thường là một gã con trai, động lòng bốn phương thì ít, vì chuyện này chuyện nọ thì nhiều, bỗng dưng một buổi bỏ làng đi Nam kỳ. Chuyến đi nào cũng chứa đựng một cái gì tối tăm thê thảm. Người làng coi những người bỏ đi như những kẻ điên dại cùng cố, đã mất hết lẽ phải.
“Bọn mày đã dở chứng. Muốn hoá điên hay sao mà đi chứ? Tự dưng bỏ làng bỏ nước đi biệt vô tăm tích, có chăng là đồ hoá dại!”
Riêng anh Sạng, cái nguyên nhân bỏ đi của anh về sau tôi hỏi và mẹ tôi có thuật lại. Số là anh Sạng bị làng xóm láng giềng nghi ngờ là đã ra tỉnh báo Tây đoan về bắt rượu lậu chôn giấu ở vườn rau một người anh họ con chú con bác với anh. Người anh họ bị đi tù sáu tháng về tội nấu rượu lậu thật. Và anh Sạng uất ức bỏ đi. Riêng tôi, không hiểu tại sao ngay hồi đó tôi đã nhất định tin rằng anh oan. Một phần có lẽ vì anh Sạng oan thật, một phần vì anh là một trong những người ở làng mà tôi mến yêu trong suốt thời kỳ tuổi nhỏ. Giữa anh Sạng và tôi có nhiều kỷ niệm, bé mọn, nhưng lòng tôi thay đổi nhiều mà những kỷ niệm ấy vẫn còn lại và vẫn thơm hương.
Anh Sạng có một thửa ruộng nhỏ ngoài cánh đồng gần nhà tôi. Buổi sớm nào tôi cũng ra đứng ở đầu ngõ và buổi sớm nào tôi cũng gặp anh Sạng ra đồng. Lần nào thấy tôi anh cũng đứng lại, trợn mắt, mắm môi, làm cho tôi vừa sợ hãi và thích thú. Anh bế bổng tôi lên trên cánh tay lực lưỡng, đoạn anh ghé sát vào tai tôi, hỏi nhỏ:
“Chú Thảo muốn gì?”
o anh cũng chỉ hỏi có vậy. Lần nào tôi cũng giơ tay chỉ lên cây bàng cổ thụ ở trước cửa nhà tôi. Thế là anh Sạng liền bỏ cày bỏ cuốc leo ngay lên cây. Từ những cành cao chót vót, anh hái những trái bàng chín vàng vất lung tung xuống đất cho tôi nhặt. Khi nào thấy hai túi áo tôi đã phồng lên, anh mới leo xuống, phùng má trợn mắt với tôi một hồi nữa rồi mới bỏ đi. Tôi lớn dần lên. Đến lúc đi học ở trường làng lại vẫn anh Sạng là người ở những ngày mưa gió cõng tôi đi trên con đường lầy đến tận cửa trường.
Tôi yêu anh Sạng. Gia đình tôi quý anh, vì tính anh hiền lành, vì lòng dạ anh ngay thẳng, hay nổi nóng, nhưng bản chất anh bao giờ cũng đôn hậu, cũng vui tươi.
Chuyện anh Sạng bỏ làng đi Nam kỳ, người làng người nước nói này nói nọ mãi rồi cũng thôi. Như mọi câu chuyện xảy ra ở cuộc đời, những sự kiện sôi nổi nhất cũng lắng chìm trong dĩ vãng và cái thôn xóm bé nhỏ của tôi cũng biết lãng quên. Chuyện cũ nhoà dần, rồi chết hẳn. Duy có gia đình anh, duy có tôi là vẫn không quên anh. Cứ mỗi mùa bàng chín, tôi ra đầu ngõ nhìn lên là hình ảnh anh lại hiện về qua một nhớ thương phảng phất dịu nhẹ. Bàng chín vàng trên kia nhưng không ai hái cho tôi nữa. Người mẹ già yếu thêm mãi. Chị Sạng lúc nào cũng tư lường sầu muộn. Những đứa con anh đã biết nói biết đi.
Nhưng anh Sạng đi Nam kỳ thì vẫn chẳng thấy về. Cũng chẳng có âm hao tin tức gì. Người đàn ông bỏ làng một buổi đi xa, con đê cao dẫn lối cho anh Sạng ngày nào, đến nay vẫn không hắt trả lại một bước chân, một tiếng nói, một âm hưởng, một chút ánh sáng dù rất mong manh của ngày hồi hương. Tôi thương vợ con anh Sạng, càng thấy cái đất Nam kỳ là mịt mùng xa xôi. Không biết anh Sạng còn sống hay đã chết? Một vài lần, chị Sạng khẩn khoản nhờ vả, tôi cũng viết mấy lá thư cho chị gửi vào Nam. Nhưng viết đấy cũng biết trước chẳng ăn thua gì. Phần vì anh Sạng bặt vô âm tín đã lâu ngày. Phần vì thư gửi đến những địa chỉ hết sức vu vơ. Thường là những vùng có đồn điền cao su. Dầu Tiếng, Trảng Bom, Ninh Hoà. Hỏi thăm phong thanh thấy nói anh Sạng ở đâu là chị Sạng lại nhờ tôi viết đến đấy. Cứ viết cứ gửi. Cứ bặt vô âm tín. Chị Sạng buồn phiền đau yếu luôn, càng biết đến những ngày cùng cực thiếu thốn trên mảnh vườn ruộng xơ xác. Về sau không biết ai đồn đến tai chị Sạng rằng anh Sạng ở trong Nam kỳ bây giờ giầu có lắm, rằng anh đã có nhà cửa đất cát, anh đã thôi làm ở đồn điền cao su về mua nhà mở tiệm ở Sài Gòn. Chị Sạng cũng giục giã tôi viết hộ chị những cánh thư gửi vào Nam. Thư tôi viết cho anh Sạng từ hồi đó đã nhiều mà vẫn không có một hồi âm nào gửi trả về xóm cũ.
Ngày tháng nghiêng đi. Như thế đã 18 năm.
Rồi người ta ký kết với nhau hiệp định Genève.
Cái thôn xóm bó nhỏ miền bể quê tôi náo động lên như một cuộc đổi đời. Đàn bà trẻ con già lão từng đoàn kéo nhau lũ lượt xuống tàu. Vợ con anh Sạng cũng dời bỏ mảnh vườn cũ. Đất Nam kỳ xa xôi hãi hùng ngày nào bây giờ lại nằm trong nhỡn giới người đi như một viễn tượng tươi đẹp của miền Tự Do. Chị Sạng cùng đi một chuyến tàu với tôi. Suốt mấy ngày lênh đênh trên mặt sóng, chị Sạng chỉ nói chuyện với tôi đến chồng. Xa cách 18 năm, tin tức bằn bặt, mà chị Sạng vẫn cứ tin rằng anh còn sống và trời đất tao loạn lại làm cho vợ chồng chị được gặp nhau. Tôi, tôi cũng muốn tin như thế, tin niềm tin của chị Sạng, tin tưởng hết lòng. Kỷ niệm tuổi nhỏ trở về trong một ngày ly hương của tôi đã có cái bóng dáng của anh Sạng, những ngày mưa gió cũ cõng tôi đi trên con đường lầy. Tôi cũng mong được gặp lại anh.
Đặt chân lên đất nước miền Nam, mẹ con chị Sạng theo người làng lên định cư ở vùng Dốc Mơ, trên con đường Biên Hoà. Chị khẩn khoản dặn tôi ở Sài Gòn nếu có gặp anh Sạng thì nhắn ngay cho anh biết mẹ con chị đã vào đây. Sự chung tuỷ của người đàn bà làm tôi cảm động. Tôi hứa với chị Sạng nếu anh còn sống, thế nào tôi cũng tìm bằng được anh.
Suốt hai tháng đầu tiên ở Sài Gòn, tôi để ý thăm dò tin tức của anh Sạng trong những buổi đi thăm thú đường đất, thuê mướn nhà cửa. Tình cờ một hôm, tôi gặp anh Sạng ở Khánh Hội. Tôi nhận ra anh nhưng anh không nhận được tôi. Mãi sau, lúc tôi đã nói trên tuổi nhà cửa anh mới chợt nhớ. Nhớ ra tôi rồi, anh mừng quýnh mời tôi về nhà.
Anh Sạng đã già đi nhiều. Tóc đã hoa râm. Những nếp nhăn in hằn lên những ngày mưa nắng. Vậy mà đi bên anh tôi bỗng có cảm tưởng như mình bé nhỏ hẳn lại. Tôi sống một cảm giác thơ dại bỡ ngỡ như những tháng ngày hoa bướm đã về cũ, đã xa khuây, gặp anh đi qua ngõ ra đồng phùng má trợn mép làm bộ doạ nạt, một cảm giác vừa sợ hãi vừa thích thú lại nổi dậy trong tôi. Chỉ thiếu một con đường lầy và những trái bàng chín, nếu không, anh Sạng đã đưa hẳn tôi trở về trong tuổi thơ.
Tôi hỏi anh Sạng:
“Anh đi từ hồi ấy được bao lâu rồi nhỉ?”
Anh Sạng vẫn gọi tôi bằng chú:
“Chú tính 18 năm rồi còn gì? Dạo ấy chú còn bé tí. Giời mưa đi học còn phải cõng, chú bá lấy cổ tôi mỏi chết đi ấy”.
Hai chúng tôi cùng cười.
Đang đi tôi chợt nhớ đến mẹ con chị Sạng. Định báo tin cho anh biết, nghĩ thế nào tôi lại thôi. Để đến nhà anh sẽ báo sau. Tôi muốn dành cho anh một sự bất ngờ vui thú. Tôi tin rằng nếu biết vợ con anh đã vào đây anh Sạng sẽ sung sướng lắm.
Đến một căn nhà lá bé nhỏ, xiêu vẹo cuối một ngõ hẻm, anh Sạng đứng lại.
“Nhà tôi đây chú ạ!”
Tôi nhìn căn nhà tồi tàn, thật thà hỏi anh:
“Sao người ta đồn anh giàu có lắm cơ mà?”
Anh Sạng nói, giọng buồn rầu:
“Ấy vì thế mà tôi cũng chẳng muốn tin tức gì về làng về nước cả. Đã lang bạt đến nơi đất khách quê người mà cứ lận đận mãi. Tôi cũng chẳng muốn cho làng xóm láng giềng họ biết làm gì. Chỉ thêm chê cười chú ạ!”
Anh đẩy cánh cửa gỗ mời tôi vào. Định nói cho anh biết tin tức vợ con anh tôi lại thôi ngay. Vừa có một người đàn bà đi ra tay dắt mấy đứa trẻ con. Thấy tôi nhìn trừng trừng có vẻ lạ lùng, anh Sạng vậy nói:
“Nhà tôi đấy chú ạ!”
Người đàn bà cúi đầu chào tôi. Chị nói tiếng miền Nam. Mấy đứa trẻ nhỏ vây chung quanh gối người mẹ, nhìn tôi chăm chú.
Anh Sạng bảo vợ:
“Chú Thảo đấy!”
Người đàn bà mỉm cười bế con lại gần. Chị hỏi thăm tôi chuyện ngoài Bắc. Chị bảo tôi rằng anh Sạng có nói chuyện đến tôi, đến gia đình tôi cho chị nghe luôn. Chị mong một ngày nào yên bình, đường đất đi lại dễ dàng, mẹ con chị sẽ được anh Sạng cho ra chơi thăm ngoài quê chồng. Tôi trả lời nhát gừng. Tôi không có cảm tình với người đàn bà này. Nhìn chị, tôi nghĩ đến một người đàn bà khác, người vợ cả miền Bắc, vừa vượt bể đi hàng nghìn cây số vào đây, với niềm tin tưởng cuối cùng gửi gấm tất cả vào một ngày lại gặp người cũ. Nhưng mà cuộc đời có đi theo cái hướng đi của niềm tin tưởng kia không? Anh Sạng đã lấy vợ khác rồi. Anh đã có những đứa con khác, xây dựng một cuộc đời khác. 18 năm hiện lên trong trong qua một ấn tượng cách biệt thăm thẳm. Tôi nghĩ đến khoảng thời gian không cùng ấy với sự đổi thay rộng lớn của cuộc đời và của con người. Tôi nghĩ đến những tầng lớp của biến chuyển tàn nhẫn, đảo lộn ghê gớm, đến cái độ tan biến hoàn toàn những dấu vết đường lối cũ. Thời gian ở đây cũng đang làm loãng nhạt những tâm hồn chung thuỷ nhất, những kỷ niệm đằm thắm nhất và những liên lạc sâu nặng nhất. Vậy mà chị Sạng đã đợi chờ mười tám năm. Hình ảnh người đàn bà bồng con đợi chồng về trong không gian bát ngát và trong thời gian không màu, dưới mưa nắng gió bão, mùa qua mùa, trở lại về bằng những bóng hình tối xám trong tôi. 18 năm. Người đàn ông bỏ làng ra đi, khi ném cả đời mình vào cuộc phiêu lưu chắc đã có thừa ý định đoạn tuyệt với đoạn đời cũ, những người thân yêu cũ. Tôi không muốn tin. Nhưng lại bắt buộc phải tin.
Tôi nhìn anh Sạng. Anh bế đứa trẻ nhỏ nhất vào trong lòng. Người đàn bà đến ngồi bên anh. Tôi quay mặt trước cảnh tượng âu yếm. Tôi đứng dậy.
“Ngồi chơi đã chú Thảo”. Anh Sạng bảo tôi.
“Thôi để lần khác”.
“Vậy hôm nào chú ở chơi lâu nhé! Các con chào chú Thảo đi”.
Người đàn bà đẩy tay những đứa trẻ. Chúng chào tôi ngượng ngập. Anh Sạng đứng dậy bảo vợ:
“Mình ở nhà, tôi đưa chú Thảo ra đầu phố”. Sạng đi trở ra, ngõ hẹp chói nắng không có một bóng cây. Tôi nhớ đến cái bóng mát dày đặc của một cây bàng cổ thụ ở đầu ngõ quê tôi. Tôi muốn đưa anh Sạng trở về cùng tôi dưới gốc bàng này, trong dĩ vãng. Tôi nghĩ nhiều đến cái gia đình của anh. Đến chị Sạng, đến sự đợi chờ của chị suốt bấy lâu, đến những cánh thư của chị gửi đi lác đác suốt một đoạn đời dài thẳm, sự trông mong khắc khoải không tính đếm đến tháng ngày. Tôi nghĩ đến lúc tàu ghé bến Sài Gòn, đôi mắt chị tha thiết, khẩn khoản nhờ tôi tìm bằng được anh Sạng cho chị. Tôi đã tìm được rồi, chị Sạng ạ! Nhưng anh Sạng có còn là người của chị nữa không?
Hai chúng tôi im lặng bước đi.
Tôi nói bất thình lình:
“Anh Sạng này!”
“Chú Thảo bảo gì?”
“Chị ấy và các cháu đã vào đây rồi đấy”.
“Ai?” Anh Sạng hỏi sửng sốt.
“Chị ấy với các cháu. Cùng đi một chuyến tàu với tôi. Bây giờ hiện ở trên Dốc Mơ. Chị Sạng có nhờ tôi nếu có gặp anh thì nói cho anh biết để anh tới đón về”.
Một lát ngẫm nghĩ. Anh Sạng nhìn tôi:
“Sao bây giờ chú mới nói cho tôi biết”.
Tôi không trả lời anh. Anh cũng đã biết tại sao tôi đã im lặng, tại sao bây giờ tôi mới nói với anh. Người đàn bà miền Nam với những đứa trẻ nhỏ tôi vừa gặp đã là cái nguyên nhân làm cho tôi trở nên ngại ngùng. Báo tin cho anh Sạng về sự mới tới của mẹ con chị Sạng, tôi chỉ giữ trọn vẹn một lời đã hứa. Thế thôi. Tôi không dám tin tưởng gì. Mà lại chỉ dám tin tưởng ở điều này là thời gian và sự xa cách vẫn làm cho những hướng đời gần gụi nhất cũng lãng quên nhau và kỷ niệm chỉ là một hình ảnh trừu tượng, những sự kiện đã chết, không có được lấy một tác động bé nhỏ. Tôi không giận anh Sạng nếu thực ra anh đã lãng quên. Tôi biết anh đang buồn phiền nhiều. Đem lòng mình hôm nay để giải quyết một sự trạng trái ngược của hiện tại, anh Sạng chỉ còn cách đi ngược lại 18 năm cũ, thăm dò lại lòng anh thì anh mới tìm được giải pháp thích đáng. Lại cũng chỉ có mình anh giải quyết được thôi. Tôi đoán anh cũng đang làm thế.
“Tôi thật không ngờ, chú Thảo ạ! Chú có nói tôi mới nhớ vì quả thật tôi đã quên từ rất lâu. Như tôi đã muốn quên tất cả. Cả làng ngờ oan cho tôi, đến mẹ tôi, đến vợ tôi cũng ngờ vực theo nữa. Mấy năm sau có người vào trong này nói đến tai tôi là vợ tôi đã đi lấy chồng. Sau đó tôi gặp cái Năm ở Dầu Tiếng. Đang buồn bực tôi lấy nó làm vợ. Bây giờ thấm thoát đã ăn ở với nhau được mười hai năm rồi. Có con cái với nhau nữa. Tôi cũng lại bảo cái Năm là tôi đã mất vợ trước, nó mới bằng lòng lấy tôi. Nó biết sự thể thế này, nó sẽ buồn lắm. Mà tôi bỏ cái Cả ở trên Dốc Mơ thì cũng không đành. Chú bảo tôi xử trí thế nào bây giờ?”
Trước hết tôi thấy cần phải đính chính giùm cho chị Sạng một điều: không bao giờ có chuyện chị đi lấy chồng. Mười tám năm trời chị nuôi con trong khổ cực và sống trong sự chờ mong tin tức anh. Anh Sạng có thể tin rằng, trước sau ở người vợ miền Bắc đáng thương kia không hề có một dấu vết đổi thay bé nhỏ nào, mà chỉ là những sắc màu bền vững nhất của chung thủy. Ngoài ra đó là chuyện riêng của anh. Anh phải xử trí lấy. Nghe rõ những tiếng lòng anh, thì rồi anh sẽ giải quyết được êm đẹp ổn thỏa.
Cuối cùng, tôi cho anh biết địa chỉ của mẹ con chị Sạng, rồi tôi từ giã anh.
Thời gian nghiêng đi. Từ ngày gặp anh Sạng, đến nay đã được sáu tháng. Trong thành phố rộng lớn, cuộc sống tiến tới là sự kết thành của những lớp đổi thay mãnh liệt. Mỗi ngày một hình thức mới. Mỗi ngày một màu sắc mới, một tâm tình mới. Đôi khi, giữa hai trang nhật báo, đọc những tin tức của thất lạc, của thăm hỏi, và qua hình ảnh của những người mẹ tìm con, những đứa con thơ dại đi tìm những người chị khuất vắng dài hạn, những người vợ yếu đuối đi dò thăm một dấu vết nhoà nhạt của chồng con giữa những ngã ba, những đám đông, tôi lại chợt nhớ đến chị Sạng, đến đôi mắt chị Sạng, chị có còn được ai dành cho một chỗ đứng bé nhỏ dưới một mái nhà nào không? Sự cô độc đơn lẻ ở người đàn bà đáng thương kia có là một trạng thái vĩnh viễn kéo dài như một vệt bóng tối cho đến trọn đời?
Tôi còn giữ được niềm tin của tôi ở rất nhiều điều. Nhưng tôi không dám tin tưởng ở sự bền chặt của lòng người. Nhất là ở lòng người đã bỏ đi như anh Sạng.
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa, của buổi gặp lại, của ngày trở về. Mùa xuân tự do thứ nhất ở đây vẫn chứa đựng cái hình ảnh muôn đời đôn hậu của đoàn viên. Cuộc sống như hình ảnh của một ngả đường đến hình ảnh một trạm hẹn. Con người từ hình ảnh một chuyến đi đến hình ảnh một ngày dừng chân. Đến sự hoà hợp của những phương hướng cách biệt. Nhưng còn điều này: mùa xuân có đến với tất cả mọi người? Đến với tôi, đến với chúng ta, nhưng có đến với mẹ con chị Sạng? Tôi không biết nữa.
Rồi câu chuyện của anh Sạng, nỗi bận tâm của tôi trong suốt một thời gian, chính tôi cũng lãng quên đi.
Cho mãi đến tuần lễ trước. Một buổi sáng tháng Chạp. Thành phố tấp nập không khí buôn bán cuối năm. Tôi đang đi bộ ngắm những dãy hàng đến dịp này thì lại xuất hiện và lại chiếm hết chỗ của những hè đường vây chung quanh chợ Bến Thành thì tôi gặp anh Sạng.
Trông thấy tôi, anh đứng sững lại mừng rỡ:
“Ô kìa chú Thảo! Lâu lắm mới lại gặp chú. Về nhà chơi cái đã”. Không kịp để tôi trả lời, anh kéo bừa tôi đi. Giữa phố phường đông đảo, một anh Sạng đã già yếu nắm tay tôi kéo thẳng một mạch về nhà, và tôi ngoan ngoãn đi theo anh như anh đã dắt tôi những ngày thơ ấu cũ. Anh Sạng nói chuyện suốt dọc đường đến cái Tết năm nay. Đến công việc của anh dạo này xem chừng đã thấy khấm khá hơn. Đến sự may mặc cho những đứa trẻ. Như thế cho đến nhà.
Như lần trước căn nhà bé nhỏ của anh hiện ra cuối đáy ngõ hẻm.
Như lần trước anh gõ cửa. Như lần trước cửa mở, rồi người đàn bà miền Nam hiện ra. Đằng sau chị, mấy đứa trẻ nhỏ.
Nhưng lần này tôi đã nhìn thấy thêm một cái gì, một cái gì mà tôi đang mong đợi hết lòng suốt mười tám năm. Tôi đứng ngây người: ở một góc nhà, dưới một vùng ánh sáng của lửa bếp, chị Sạng, người vợ cả miền Bắc, đang ngồi thổi cơm. Bên gối chị, hai đứa trẻ miền Nam tựa vào lòng chị nhìn lửa cháy. Nghe tiếng động, chị Sạng bỏ củi lửa nhìn lên. Chị mỉm cười với tôi. Tôi nhìn anh Sạng. Tôi nhìn cả nhà. Sau cùng cái nhìn của tôi gửi đến người đàn bà miền Nam vẫn đứng sau tôi. “Cái Năm Sà-goòng” của anh Sạng, người đàn bà thứ hai đã đến đời anh, yên lặng ngó tôi không nói gì. Nhưng tôi đã hiểu chị, qua một thoáng lửa lấp lánh nghịch ngợm mà tôi vừa bắt gặp ở trong mắt chị, nó nói nhiều cho cái tâm tình dễ dàng cởi mở, dễ dàng đón nhận, mà tôi thường thấy ở người đàn bà miền Nam. Tôi nhìn chị Sạng Hai. Tôi nhìn anh Sạng. Vui mừng và cảm động.
Tôi biết anh đã giải quyết ổn thoả êm đẹp cái chuyện riêng của anh rồi. Tôi còn biết rằng một phần lớn chính còn ở chị Năm nữa. Trước sự phân vân lưỡng lự, trước hoàn cảnh éo le của chồng, người đàn bà miền Nam đã hành động cao đẹp bằng cách đón nhận về chung một mái nhà, người đàn bà miền Bắc xa lạ, chia sẻ tình vợ chồng để có thêm tình chị em. Hành động này tôi thấy như một bông hoa vừa nở lên giữa thiên nhiên, trong cuộc đời, thành mùa xuân thứ nhất sau 18 năm không có mùa xuân. Tôi nhìn chị Năm, kính phục, quý mến. Chị Năm đã lấy được trọn vẹn cảm tình của tôi.
Buổi trưa cuối năm hôm đó tôi đã ở lại ăn một bữa cơm thường với gia đình anh Sạng.
Chúng tôi nói chuyện ngày xưa. Kỷ niệm tuổi thơ được nhắc nhở lại, vừa cảm động, vừa buồn cười. Tôi thấy tôi bé nhỏ hẳn lại.
Vợ chồng con cái anh Sạng đưa tiễn tôi ra tận đầu ngõ. Ngày ngả về chiều. Nắng vàng lụa. Xa xa từ những trung tâm thành phố, những tiếng ồn ào của một phiên chợ Tết vừa dâng lên. Tôi đi ra khỏi ngõ. Tôi cất tiếng hát nhỏ. Tôi nhớ đến tuổi thơ của tôi. Tôi đang đi trên đường tuổi thơ. Hình ảnh đoàn viên của gia đình anh Sạng, chiều nay đã gây cho tôi cái cảm giác ấm áp của đêm Giao thừa, của ngày mùng Một. Người ta đang tìm về nhau. Đông lắm. Người ta đang gặp lại nhau. Con người, dân tộc đang hồi xuân.
Tôi nghĩ đến những con mắt, những nắm tay, những bếp lửa, những mái nhà. Từ một chấm dứt của mưa phùn tháng Chạp đến một khởi đầu của cỏ non tháng Giêng, mùa xuân dâng lên trong tôi, trong những hình ảnh tươi đẹp nhất của Đoàn Viên.
8/ Người bạn đường
Hôm Triệu đưa lại cho tôi những tờ rời cuối cùng của tập nhật ký anh viết ngoài Hà Nội, tôi biết tôi vẫn còn anh. Còn theo cái nghĩa con người còn gắn liền với chiến đấu, với tin tưởng. Bởi vì Triệu đã một thời kỳ tách rời khỏi chiến đấu khỏi tin tưởng. Phơi mở một thứ tâm sự bấy lâu ẩn ức trong tâm hồn ngoài ánh sáng, Triệu đã giải thoát cho anh được sự ẩn ức này. Nó là một thứ ung nhọt chứa nén tinh thần và tác động rức buốt đau đớn khắp thể chất. Tôi nghĩ đến một người vừa mở một cánh cửa, mở thật rộng, cởi bỏ khỏi mình tấm áo mặc trong mùa giá buốt cũ, cởi trần đi ra ngoài ánh sáng, ngoài thiên nhiên.
Cầm những tờ nhật ký đã nhầu cũ trong tay, hôm đó tôi đã được chào mừng ở Triệu một con người khuất vắng lâu ngày sau một bức tường dĩ vãng nào, vừa về đến hiện tại. Và nói lớn lên sự có mặt của mình.
Triệu bảo tôi:
“Chuyện tôi với Lựu trong mấy năm đằng đẵng, anh có thể coi như trọn vẹn trong mấy trang nhật ký này. Cũng không cần nhật ký. Tôi chỉ ghi lại vài lần họp mặt, tôi ghi lại tôi. Tôi với Lựu. Chúng tôi với dĩ vãng”.
Tôi gật đầu. Tôi biết trước rồi. Bởi câu chuyện của Triệu, những điều anh ghi lại, với những tâm tình thái độ của anh trước một dĩ vãng riêng lẻ, nhưng cũng lại là cái dĩ vãng duy nhất của tất cả, của thế hệ, chính là cái thực thể chua xót mà rất nhiều người như Triệu và tôi đã sống hay ít nhất cũng đã thấy đi qua bằng những hình khối tối xám trong đời mình. Sự quan trọng là để cho nó đi qua đời mình như một người đi qua, đừng để nó đến với mình một buổi và ở lại vĩnh viễn.
Riêng Triệu, Triệu đã giữ lại khá lâu, cho mãi đến hôm nay, anh mới đẩy được ra ngoài và để cho đi khỏi. Tôi chắc Triệu đã có được một cái cảm giác nhẹ thoáng ghê gớm lắm đấy! Nhẹ thoáng đến có thể bay lên không khí. Sau một lần cắt đứt, sự sống thoải mái khởi đầu. Và cũng có nghĩa Triệu đã chiếm lại cho anh, rất nhiều tự do. Tôi nghĩ đến một người bạn đường vác nặng không thể nào đi xa. Triệu đã bứt bỏ một gánh nặng mang cái danh từ rất đẹp là dĩ vãng. Triệu sẽ đi thật xa. Lìa bỏ những tâm tình xưa cũ của chính mình, hành động của Triệu quyết không phải là một hành động bội phản. Anh chỉ vượt thêm một lần, sau lần vượt vĩ tuyến 17, một thứ vĩ tuyến tù đầy nữa là kỷ niệm, là Lựu, là dĩ vãng, để gặp lại con người tự do trong anh.
Tôi đọc những trang nhật ký không ngày của Triệu. Những nhành hoa kỷ niệm não nùng của một buổi họp mặt. Tôi nghĩ đến căn gác phố Huế của anh trong khu vực cộng sản tăm tối. Đến buổi họp cuối cùng của hai người. Triệu lên đường vào Sài Gòn. Lựu ở lại Hà Nội. Những người như Triệu đều có một người như Lựu ở lại ngoài Hà Nội. Làm thế nào được. Bởi một con người gần nhau nhất trong lãnh vực tình cảm thường vẫn lựa chọn những ngả đường thật xa cách nhau. Những sự chọn lựa khác biệt ấy đẩy đưa con người đến những buổi chiều cô độc. Nhưng tôi nhất định không chịu tin cô độc là một trạng thái thường xuyên của người. Chứng cớ là hôm nay, Triệu đã bằng lòng mất Lựu để khởi đầu cho anh, trong một tâm trạng không còn cô độc nữa.
Tôi ghi lại dưới đây những tờ rời vừa xé khỏi đời Triệu. Chính tay anh đã xé chúng nó để chúng nó chỉ còn là những tờ rời.
Gác phố Huế, không ngày:
“Xa anh suốt bấy lâu, em đã sống cho tình yêu của chúng ta qua những kỷ niệm cũ”.
Lựu nói, tiếng ấm và nhỏ, dư âm len vào từng danh từ. Tiếng nói ấy chiều nay với tôi đã là những đường tơ xưa cũ vừa rung lên và đã làm nổi dậy những hình khối màu sắc tôi tưởng chúng đã ngủ giấc ngủ nghìn đời trong lãnh vực kỷ niệm.
Gặp lại Lựu, chúng sống lại trong tôi, những nét những đường đã viền sương viền khói mà vẫn còn lấp lánh bay múa. Yên yên một lát tôi còn cảm thấy nội tâm mình thơm ngát hương mùa. Từ tim phổi, hương thơm ngày cũ dâng lên, thơm ngát cả gian gác bé nhỏ nhìn xuống Hà Nội.
Lựu ngồi nghiêng, một nửa mình dưới ánh sáng, một nửa chìm trong bóng tối của buổi chiều cuối năm. Từ ngoài gió thấm vào. Nét mặt Lựu in thành một đường nhờ nhờ, yên lặng trên cái nền lẫn lộn ánh sáng bóng tối của những bờ tường bên kia. Trước mặt tôi, cách một tầm tay với, tôi ngồi đối diện với kỷ niệm. Bởi Lựu là tất cả cuộc sống, tất cả kỷ niệm. Tôi chỉ còn Lựu. Tôi chỉ còn kỷ niệm. Chưa bao giờ tôi lại thấy những phút giây của buổi chiều gặp lại này lại có thể ngân nga, kỷ niệm lại đằm thắm chứa đựng và Lựu lại có những nét đẹp diễm ảo như thế. Ngày cũ dần dần xuôi về. Nhịp đi từ từ rồi nhanh mau dần dần. Vội vội, miên man. Tôi nhìn vào kỷ niệm là những sự kiện cụ thể nhất của bây giờ đã nhòa biến. Một hương khói của một điếu thuốc nào đang cháy dâng lên. Khói thuốc khuất khúc, vật vờ. Như một ngả đường. Một lối đi về cũ. Như những nhành hoa. Và bay múa thoang thoáng như tà áo người đàn bà. Trong khói thuốc xanh biếc nhỏ dần những sợi tơ chỉ, bóng tối Hà Nội giăng lưới xuống những cảm xúc tôi lênh đênh trôi nổi giữa hai bờ kỷ niệm.
Bắt đầu là một nhành hoa phượng.
Màu đỏ huyết dụ, lấp lánh đời lửa mùa hè. Đỏ như lòng Hồng Hà phía bãi ngô cuối tỉnh lỵ bé nhỏ, thành phố của Lựu, của chúng tôi. Tôi nhớ những con đường mùa hè. Con đường nào cũng hình như nằm dưới cái mái chói loà của hoa phượng. Hoa đỏ lặng lẽ cháy lên trong buổi trưa yên tĩnh một ngày tháng Sáu, hôm Lựu nhìn tôi đi về phía Hồng Hà, đợi một chuyến tàu đêm.
Thành phố bé nhỏ của Lựu, năm nào hoa phượng cũng cháy lên như một mớ lửa đốt rừng, trên lòng phố, dưới chân đê, ngay trước cửa nhà Lựu. Tháng năm vào cũ, màu hoa trở nên huyền bí, nhưng tôi cảm thấy rằng trong đua nở vĩ đại của rừng hoa mùa, lửa vẫn cháy đấy, Lựu ạ! Ngọn lửa cháy đỏ trên những sự kiện khác của dòng đời thiêu huỷ tiêu diệt đã sáng lên trong cái thế giới bé nhỏ của chúng ta như một niềm tin. Nó cháy trong Lựu, trong tôi, và mùa hè của chúng ta không bao giờ hết nắng.
Hà Nội, ngày hôm sau:
Nói với Lựu nhiều về những chùm hoa phượng. Về một ngọn lửa. Về một thành phố cũ, về tháng Sáu. Mắt luôn luôn rưng rưng. Kỷ niệm rung động mãnh liệt. Vẫn còn Lựu. Hai người vẫn còn nhau bằng kỷ niệm. Tôi chỉ còn những kỷ niệm này.
Góc phố Huế, không ngày:
Chiều Hà Nội xuống dần. Một thoáng sương từ ngoài trôi vào xanh hẳn một bên mái tóc Lựu. Trong tôi có một cái gì đang ngả màu. Màu phượng vỹ? Không, một màu đỏ khác. Man dại, úa chết. Đỏ của một dòng máu khô. Đó của chiến thời. Sắc màu tàn lụi này tôi đã gặp lại cũng ở trong cái tỉnh lỵ bé nhỏ của Lựu bây giờ đã nằm trong một cảnh đổ vỡ ghê gớm. Những mảnh ngói nằm từ bao giờ bên lề đường, mà tôi nhìn thấy như chúng còn đang rơi vỡ lăn lóc. Những viên gạch đang huỷ thể từng phút từng giờ. Kỷ niệm đấy, Lựu ạ! Một con đường đầu tỉnh lỵ đã nhoà dấu vết. Một mảnh đất phố Hiến còn chứa đựng cái hình ảnh vui ấm của cửa sổ mái nhà, của những ánh đèn xanh.
Tôi nhớ nhiều đến những sự kiện khác, vụn vặt bé nhỏ:
Một tấm biển số nhà treo nghiêng trên khung cửa. Khung cửa đóng im trước cái chói chang của nắng đường. Lựu đi đất, mặc áo lụa. Tiếng máy nước chảy ồ ồ buổi tối đợi Lựu.
Tôi đã về thăm cái tỉnh lỵ yêu dấu. Về một mình. Tôi đã đứng lâu lắm dưới đống gạch ngói đổ vỡ nguội lạnh. Những nhành phượng chết dưới chân tôi. Tôi cảm thấy từng tấc đất đá, từng nhành hoa phượng đang nhìn lên. Cái nhìn thăm thẳm chăm chú lại như con mắt to đen của Lựu nhìn vào sự kiện lưởng vưởng tàn lụi. Chúng nói gì? Chúng muốn nói gì với tôi? Nơi này, sự sống hoa bướm cũ thật không còn nữa. Đến những tháng năm nào vắng Lựu, hoa phượng lại có thể đua nở vĩ đại cho một mùa hè của chúng ta?
Lần về thăm cái tỉnh lỵ bé nhỏ ấy, tôi đã nhớ thương một tà áo màu hoa sen, màu Lựu vẫn ưa thích ngày xưa, từ mặt đường dĩ vãng bay lên, đỏ ấy nhòa với đỏ hoa trên cành làm thành một thứ tâm tình chói chang toàn diện. Màu đỏ ấy nở lên như nắng, lại như một cuộc tình duyên thắm thiết đang trưởng thành. Như một ngọn triều. Như một sự kiện có chứa đựng cuộc sống lứa đôi, từng phút từng giờ đi lên, ồ ạt lớn rộng, và choán lấy tất cả. Cái chói chang lớn rộng ấy tắt ngấm trong chiến thời. Rồi Lựu cũng bỏ cái thành phố hoa phượng ấy mà lên đường. Hôm người đi, hoa rụng trên lối buồn, màu đỏ rưng rưng dềnh lên phút chia tiễn thê thảm. Tự đó như tôi biết, Lựu không một lần trở lại thành phố này. Tôi còn biết rằng ở những chân trời khác của Lựu, khởi đầu sự thiếu vắng những nhành hoa cũ.
Lựu lấy gì để đốt cháy lại cái mùa hè vĩ đại của chúng ta?
Hà Nội, ngày hôm sau:
Như lần trước gặp Lựu, lại chỉ có những kỷ niệm được ôn lại. Không hiểu tại sao, cả hai người cùng buồn ghê gớm.
Nhắc Lựu cùng nhớ lại một thành phố thiêu huỷ. Những bông hoa phương đã bắt đầu héo chết. Lựu khóc. Vì buổi chiều tối xuống bên ngoài. Hay vì những nhánh hoa phượng? Dĩ vãng dày đặc. Chỉ còn dĩ vãng, tôi chỉ còn dĩ vãng.
Gác phố Huế, không ngày:
Bóng tối xuống hẳn. Lựu nghe tôi nhắc lại chuyện cũ, Lựu không nói gì. Tôi biết giờ phút này bóng tối Hà Nội cũng đang đi vào những sự kiện bên trong, nơi Lựu còn nhiều tàn phai đổ vỡ. Lựu chớp mắt, ngón tay lặng lẽ khép lại một tà áo. Lựu khóc không tiếng, nước mắt lưng tròng. Chúng tôi lại gặp nhau trong buổi chiều này nhưng nhiều mùa phượng vĩ đã qua và nhành hoa cũ đã rụng theo những thời kỳ gió bão. Trong tôi bỗng u uất vì ý nghĩa ấy khi thấy mình nhìn về sau đổ vỡ, chỉ còn tối đen. Tối mênh mông. Đêm dĩ vãng trong nội tâm người không ánh lên một vì sao bé nhỏ nào.
Chúng tôi đứng lên. Tôi đưa Lựu đi về phía cửa sổ. Dưới lòng đường màu xanh sương bụi trắng đục dâng lên. Những người đi đường hình như cũng bé nhỏ hơn. Tôi nhìn những người đi đường. Tôi nhớ đến góc trời của Lựu. Những góc trời của tôi, của Lựu. Cái biệt thự bé nhỏ vùng Ngọc Hà. Những chân tường xanh rêu. Một lối đi sỏi đá lẫn lộn. Đằng sau, rừng lá Bách thảo xanh biếc. Lựu kể cho tôi nghe về những ngày tháng Lựu về sống một mình ở Ngọc Hà. Tôi đến đó nhiều lần. Tôi nhìn thấy bóng Lựu thoáng hiện sau bức mành. Một tà áo lụa trắng. Một mái tóc, cái nhìn của Lựu lặng lẽ trao gửi. Thế thôi. Ngày tháng yên lặng nghiêng đi. Cuộc đời của Lựu từ đó bình yên không mưa nắng, không gió bão vẫn là nỗi bận tâm duy nhất của tôi, đôi khi đến rồi bỏ đi, chìm vào bóng tối, về sau những ngả đường. Thời gian từng lớp phủ mãi lên thời gian này những lớp bụi phấn của kỷ niệm. Rất mong rất nhẹ, phảng phất hương thơm.
Có một cái gì giữa chúng ta đang đổi màu. Những sự kiện gì bền chặt nhất mà không đổi màu? Nhưng tôi còn Lựu. Tôi vẫn còn tin rằng những nhành phượng vẫn thơm đỏ lấp lánh. Và vẫn có một nơi nào trong kỷ niệm để những nhành hoa ấy đua nở vĩ đại cho mùa hè của chúng ta.
Hà Nội, ngày hôm sau:
Những kỷ niệm nhắc lại hôm qua với Lựu đều chứa đựng một cái gì suông nhạt. Một cái gì không màu. Đôi mắt Lựu phẳng lặng ghê gớm. Bắt gặp một cảm giác biên giới. Lựu nhìn đi đâu? Lựu có nhìn về dĩ vãng?
Lựu ơi! Đừng làm cho cái thế giới cuối cùng của tôi đổ vỡ. Tôi chỉ còn những đổ vỡ này. Tôi chỉ còn đôi mắt Lựu rưng rưng. Tôi chỉ còn niềm tin của tôi về đôi mắt Lựu rưng rưng.
Gác phố Huế, không ngày:
Đau buồn đã xảy đến trong loạn ly, trong chia cách. Những lớp người thiên đô, những ngả đường mòn. Những hình chiến luỹ. Tôi xa Lựu trong luôn mấy năm. Tôi nhớ Lựu nhiều nhất vào những ngày tháng đau khổ mất mát ấy. Tất cả những ngả đường nào ở đó tôi hy vọng gặp lại Lựu đều nhoà đi cái chiều nối kết. Chiến thời như mưa bão lụt lội làm cho cái chân trời của chúng ta trở nên mịt mùng. Một cánh thư tôi gửi cho Lựu không nhận được trả lời. Lựu bỏ vào Hà Nội. Giữa hai cuộc đời, biên giới dựng lên từ đó. Hai bờ chia cách đứt đoạn. Bên này bên kia, hai miền đất nước nhớ thương nhau. Từ miền ngoài tôi nhớ Lựu, tôi nhớ Hà Nội. Những ánh lửa viễn phố ma quái đốt cháy nội tâm tôi. Người em bé nhỏ của tôi đã chọn ngả đường nào trong muôn vạn ngả đường của Hà Nội, 48, 49? Lựu bỏ đi, có phải những nhành phượng sẽ không bao giờ nở nữa cho mùa hè của chúng ta?
Bẵng đi hai năm sau, tôi cũng vào Hà Nội. Tôi gặp lại Lựu, nhưng thời gian cũng đã sinh thành những sự kiện mới. Tôi có cảm giác Lựu đã đổi khác, Lựu đã đi xa. Lựu đã lên đường về bên kia sông, nơi những cuộc đời gió bão nhất cũng trở nên an định. Chuyến đi ấy đã đưa Lựu đến bến. Lựu ở lại đó. Lựu còn nhớ hay đã quên?
Hà Nội, ngày hôm sau:
Gặp Lựu trong hiện tại, mời Lựu nhớ dĩ vãng. Mắt Lựu mở lớn bỡ ngỡ. Chắc Lựu lạ lùng về thái độ mình. Về con người mình đúng hơn.
Vậy mà dĩ vãng vẫn cứ là một thực thể có một sức tác động mãnh liệt. Lựu cũng là một thực thể của dĩ vãng rồi mà! Cái cảm giác biên giới cách biệt lại nổi lên. Đau nhói trong tim. Dĩ vãng. Những nét đẹp não nùng không có gì trong hiện tại này, chỉ còn những nét đẹp não nùng của dĩ vãng. Thương nhớ về đầy hồn tôi. Phải lấy lại Lựu bằng kỷ niệm.
Gác phố Huế, không ngày:
Chiều nay gặp lại Lựu, cuộc tình duyên của chúng tôi vừa được 12 năm. Muôn vàn hình ảnh lệ kiều đã ánh lên và cũng đã phai tàn trong khoảng thời gian này. Nhưng chúng tôi, chúng tôi vẫn không hề thay đổi. Đời Lựu và đời tôi đều là những thế giới không mùa. Ở đây, trời đất của chúng tôi vững bền chung thuỷ. Ngọc đá cũ còn nguyên khối tinh anh trên những ngả đường còn nguyên vẹn lối đi về xưa. Lối đi về miền thuỳ dương. Buổi chiều này của Hà Nội mở xuống một chân trời cũ. Ở đó hai tâm hồn đang cố gắng tìm kiếm một điểm nào để có thể theo đó gặp lại những xúc cảm non xanh của buổi đầu. Điểm nào? Ngọn lửa nào đã cháy lên? Những sự kiện gì lả tả đổ vỡ đang được chắp lại để lên hình? Tôi nhìn thấy bóng chiều nhoà nhoà phảng phất chung quanh đôi mắt Lựu lặng lặng thơ nhỏ. Đường vai Lựu rung lên. Con mắt ấy và đường vai này được thuộc về dĩ vãng rồi.
Chúng tôi đến đứng bên cửa sổ, yên lặng nhìn xuống Hà Nội. Một ngọn lửa quảng cáo cứ một lúc lại vụt đến sáng loé chỗ chúng tôi. Tôi tin tưởng ở điều này Lựu ạ! Tin rằng chiều nay Lựu đã về với tôi, và những chùm hoa phượng lại nở thơm cái chân trời dĩ vãng mà bỏ đi mười mấy năm Lựu đã gặp lại. Lựu gặp lại những đời phượng vĩ của chúng ta là được là đủ. Riêng tôi, mỗi lần gặp lại Lựu là tôi nhớ lại đến nhiều vùng. Một ngả đường trong tỉnh lỵ bé nhỏ. Một mái nhà Ngọc Hà. Những ngày lửa đạn xa cách, nhớ thương. Những địa điểm xa vời đứt đoạn ấy, tôi nối kết lại thành cái vòng kỷ niệm.
Tôi đưa Lựu đi xuống.
Buổi chiều Hà Nội đã tối hẳn. Từ lúc nào mưa bụi đã dấy lên. Lựu đưa tay khẽ vuốt lại một bên mái tóc. Tôi nhìn sang, bắt gặp một nụ cười của Lựu, vẫn nụ cười thiếu nữ ngày xưa, và đôi mắt Lựu nhìn tôi, trong mưa nhỏ buổi chiều. Chúng tôi chia tay nhau. Tôi đứng lại trên hè phố nhìn Lựu lên xe về Bạch Mai, cái hình ảnh cuối cùng vẫn là một mái tóc, một đường vai tôi đã yêu mến ngày nào trong dĩ vãng. Những hình ảnh đẹp nõn nà này đi dần vào nội tâm tôi, vào chỗ sâu kín nhất của thế giới bên trong, nơi tôi còn giữ gìn được nguyên vẹn hoa hương của tuổi hai mươi. Thế giới ấy là của Lựu, của tôi trên suốt dọc đường số kiếp. Vì vậy mà tôi gắn bó với kỷ niệm với dĩ vãng, qua niềm tin của tôi gửi vào sự chung thuỷ của lòng người.
Lựu ơi! Chiều nay người em bé nhỏ của tôi về đâu? Ngày mai Lựu về đây? Gặp Lựu tôi sẽ đưa Lựu về cái thế giới riêng của chúng ta. Tôi sẽ đưa Lựu về kỷ niệm. Ở chân trời nào những nhành hoa phượng cũng vẫn đua nở vĩ đại cho mùa hè của chúng ta. Tôi chỉ còn những nhành hoa ấy. Tôi chỉ còn Lựu. Tôi chỉ còn kỷ niệm. Tôi sẽ chẳng bao giờ mất Lựu. Tôi chỉ còn kỷ niệm. Tôi sẽ chẳng bao giờ mất Lựu, tôi sẽ chẳng bao giờ mất kỷ niệm. Bởi Lựu sẽ không bao giờ đổi thay, kỷ niệm sẽ không bao giờ đổi thay. Dĩ vãng sẽ không bao giờ đổi thay.
Hà Nội, ngày hôm sau:
Lựu không đến.
Tôi vẫn còn Lựu.
Tôi vẫn còn dĩ vãng.
Tôi vẫn còn kỷ niệm.
Gác phố Huế, ngày cuối cùng:
Thế là Lựu đã ở lại. Tôi chỉ còn dĩ vãng. Tôi chỉ còn kỷ niệm. Tôi lên đường mang theo hình ảnh Lựu. Lựu là một dĩ vãng bé nhỏ trong dĩ vãng rộng lớn của tôi.
Lựu có thể đổi thay. Mặc Lựu. Tôi sẽ không thay đổi, tôi sẽ sống ở bên kia vĩ tuyến cho một cái gì không bao giờ thay đổi.
Tôi vào hẳn kỷ niệm.
Dĩ vãng bây giờ mới thực sự bắt đầu. Gửi Lựu, gửi dĩ vãng, gửi tôi. Chúng mình sẽ gặp nhau trong kỷ niệm.
Thoạt đầu, những tờ nhật ký của Triệu làm tôi thất vọng ghê gớm.
Tôi đã đợi chờ một cái gì sấm sét gió bão hơn. Tôi chỉ thấy những hình ảnh nằm nghiêng nằm dọc như những xác chết chưa khâm liệm. Một nhành hoa phượng, một thành phố trơ trụi, một buổi chiều mưa phùn, và sau cùng một người đàn bà. Tất cả chứa đựng trên nền trời thời chiến tối xám. Tôi nghĩ rằng Triệu đã thần tượng hoá những hình ảnh này. Anh đã đặt chúng lên một thứ khay vàng, đốt cho chúng những tuần hương. Nếu chúng còn một tác động nào, chỉ vì Triệu vẫn còn đốt cho chúng những tuần hương. Tôi nghĩ rằng thực ra Triệu không sống hoặc là anh đã sống hết sức giả tạo. Thế thôi. Không có một cuộc chiến đấu nào đã xảy ra trong nội tâm anh.
Nhưng nghĩ thế tôi chỉ mới xét đoán Triệu, qua những tờ rời. Những tờ rời không nói gì. Những tờ rời không bao giờ nói gì. những giai đoạn riêng lẻ, những hình ảnh đơn độc không bao giờ toát ra được một sự thực nào dù bé nhỏ mong manh. Nhưng tôi đem đóng những tờ rời ấy lại tôi đã có được một cuốn sách, ghép những nhành hoa phượng, mảnh ngói vỡ, người đàn bà, tôi đã có được một bức hoạ. Nhìn cái toàn thể của tình cảm Triệu, tôi đã có được một thế giới. Tôi có con người của Triệu, cái thế giới tình cảm của anh đặt định bấy lâu bằng những nền tảng bền vững nhất trong lãnh vực quá khứ hiện liên sâu thẳm ngột ngạt, sừng sững trước mắt tôi.
Sự thanh toán này đòi hỏi ở con người một cuộc chiến đấu anh dũng. Từng giờ từng phút chung quanh tôi, những cuộc chiến đấu vẫn đang tiếp diễn. Để chiến thắng một kẻ thù. Để chiến thắng một tư tưởng. Để chiến thắng một chủ nghĩa. Nhưng có ai như Triệu, đã chiến đấu đau đớn không phải để chiến thắng một kẻ thù nào, mà là để đánh ngã chính những tình cảm mình, chính cái thế giới cá nhân của mình. Thì đau đớn ấy còn gấp muôn vạn lần đau đớn của đổ máu.
Hôm nay Triệu đã phá đổ một thế giới. Bởi một hiện tại này đã đẹp hơn một dĩ vãng kia. Bởi cái năng lực mãnh liệt của con người khi một ngọn lửa tin lại về, lại đốt cháy, lại đẩy tới.
Tôi muốn gửi Triệu điều này, tôi muốn gửi cho tất cả những người bạn đường của tôi như Triệu điều này:
“Các anh đã phá được cái thế giới cũ của các anh. Các anh sẽ dựng được cái thế giới mới cho các anh”.
Nhưng mà hình như tôi không thấy họ nữa.
Họ đã đi xa, hết sức xa.
Hôm Triệu đưa lại cho tôi những tờ rời cuối cùng của tập nhật ký anh viết ngoài Hà Nội, tôi biết tôi vẫn còn anh. Còn theo cái nghĩa con người còn gắn liền với chiến đấu, với tin tưởng. Bởi vì Triệu đã một thời kỳ tách rời khỏi chiến đấu khỏi tin tưởng. Phơi mở một thứ tâm sự bấy lâu ẩn ức trong tâm hồn ngoài ánh sáng, Triệu đã giải thoát cho anh được sự ẩn ức này. Nó là một thứ ung nhọt chứa nén tinh thần và tác động rức buốt đau đớn khắp thể chất. Tôi nghĩ đến một người vừa mở một cánh cửa, mở thật rộng, cởi bỏ khỏi mình tấm áo mặc trong mùa giá buốt cũ, cởi trần đi ra ngoài ánh sáng, ngoài thiên nhiên.
Cầm những tờ nhật ký đã nhầu cũ trong tay, hôm đó tôi đã được chào mừng ở Triệu một con người khuất vắng lâu ngày sau một bức tường dĩ vãng nào, vừa về đến hiện tại. Và nói lớn lên sự có mặt của mình.
Triệu bảo tôi:
“Chuyện tôi với Lựu trong mấy năm đằng đẵng, anh có thể coi như trọn vẹn trong mấy trang nhật ký này. Cũng không cần nhật ký. Tôi chỉ ghi lại vài lần họp mặt, tôi ghi lại tôi. Tôi với Lựu. Chúng tôi với dĩ vãng”.
Tôi gật đầu. Tôi biết trước rồi. Bởi câu chuyện của Triệu, những điều anh ghi lại, với những tâm tình thái độ của anh trước một dĩ vãng riêng lẻ, nhưng cũng lại là cái dĩ vãng duy nhất của tất cả, của thế hệ, chính là cái thực thể chua xót mà rất nhiều người như Triệu và tôi đã sống hay ít nhất cũng đã thấy đi qua bằng những hình khối tối xám trong đời mình. Sự quan trọng là để cho nó đi qua đời mình như một người đi qua, đừng để nó đến với mình một buổi và ở lại vĩnh viễn.
Riêng Triệu, Triệu đã giữ lại khá lâu, cho mãi đến hôm nay, anh mới đẩy được ra ngoài và để cho đi khỏi. Tôi chắc Triệu đã có được một cái cảm giác nhẹ thoáng ghê gớm lắm đấy! Nhẹ thoáng đến có thể bay lên không khí. Sau một lần cắt đứt, sự sống thoải mái khởi đầu. Và cũng có nghĩa Triệu đã chiếm lại cho anh, rất nhiều tự do. Tôi nghĩ đến một người bạn đường vác nặng không thể nào đi xa. Triệu đã bứt bỏ một gánh nặng mang cái danh từ rất đẹp là dĩ vãng. Triệu sẽ đi thật xa. Lìa bỏ những tâm tình xưa cũ của chính mình, hành động của Triệu quyết không phải là một hành động bội phản. Anh chỉ vượt thêm một lần, sau lần vượt vĩ tuyến 17, một thứ vĩ tuyến tù đầy nữa là kỷ niệm, là Lựu, là dĩ vãng, để gặp lại con người tự do trong anh.
Tôi đọc những trang nhật ký không ngày của Triệu. Những nhành hoa kỷ niệm não nùng của một buổi họp mặt. Tôi nghĩ đến căn gác phố Huế của anh trong khu vực cộng sản tăm tối. Đến buổi họp cuối cùng của hai người. Triệu lên đường vào Sài Gòn. Lựu ở lại Hà Nội. Những người như Triệu đều có một người như Lựu ở lại ngoài Hà Nội. Làm thế nào được. Bởi một con người gần nhau nhất trong lãnh vực tình cảm thường vẫn lựa chọn những ngả đường thật xa cách nhau. Những sự chọn lựa khác biệt ấy đẩy đưa con người đến những buổi chiều cô độc. Nhưng tôi nhất định không chịu tin cô độc là một trạng thái thường xuyên của người. Chứng cớ là hôm nay, Triệu đã bằng lòng mất Lựu để khởi đầu cho anh, trong một tâm trạng không còn cô độc nữa.
Tôi ghi lại dưới đây những tờ rời vừa xé khỏi đời Triệu. Chính tay anh đã xé chúng nó để chúng nó chỉ còn là những tờ rời.
Gác phố Huế, không ngày:
“Xa anh suốt bấy lâu, em đã sống cho tình yêu của chúng ta qua những kỷ niệm cũ”.
Lựu nói, tiếng ấm và nhỏ, dư âm len vào từng danh từ. Tiếng nói ấy chiều nay với tôi đã là những đường tơ xưa cũ vừa rung lên và đã làm nổi dậy những hình khối màu sắc tôi tưởng chúng đã ngủ giấc ngủ nghìn đời trong lãnh vực kỷ niệm.
Gặp lại Lựu, chúng sống lại trong tôi, những nét những đường đã viền sương viền khói mà vẫn còn lấp lánh bay múa. Yên yên một lát tôi còn cảm thấy nội tâm mình thơm ngát hương mùa. Từ tim phổi, hương thơm ngày cũ dâng lên, thơm ngát cả gian gác bé nhỏ nhìn xuống Hà Nội.
Lựu ngồi nghiêng, một nửa mình dưới ánh sáng, một nửa chìm trong bóng tối của buổi chiều cuối năm. Từ ngoài gió thấm vào. Nét mặt Lựu in thành một đường nhờ nhờ, yên lặng trên cái nền lẫn lộn ánh sáng bóng tối của những bờ tường bên kia. Trước mặt tôi, cách một tầm tay với, tôi ngồi đối diện với kỷ niệm. Bởi Lựu là tất cả cuộc sống, tất cả kỷ niệm. Tôi chỉ còn Lựu. Tôi chỉ còn kỷ niệm. Chưa bao giờ tôi lại thấy những phút giây của buổi chiều gặp lại này lại có thể ngân nga, kỷ niệm lại đằm thắm chứa đựng và Lựu lại có những nét đẹp diễm ảo như thế. Ngày cũ dần dần xuôi về. Nhịp đi từ từ rồi nhanh mau dần dần. Vội vội, miên man. Tôi nhìn vào kỷ niệm là những sự kiện cụ thể nhất của bây giờ đã nhòa biến. Một hương khói của một điếu thuốc nào đang cháy dâng lên. Khói thuốc khuất khúc, vật vờ. Như một ngả đường. Một lối đi về cũ. Như những nhành hoa. Và bay múa thoang thoáng như tà áo người đàn bà. Trong khói thuốc xanh biếc nhỏ dần những sợi tơ chỉ, bóng tối Hà Nội giăng lưới xuống những cảm xúc tôi lênh đênh trôi nổi giữa hai bờ kỷ niệm.
Bắt đầu là một nhành hoa phượng.
Màu đỏ huyết dụ, lấp lánh đời lửa mùa hè. Đỏ như lòng Hồng Hà phía bãi ngô cuối tỉnh lỵ bé nhỏ, thành phố của Lựu, của chúng tôi. Tôi nhớ những con đường mùa hè. Con đường nào cũng hình như nằm dưới cái mái chói loà của hoa phượng. Hoa đỏ lặng lẽ cháy lên trong buổi trưa yên tĩnh một ngày tháng Sáu, hôm Lựu nhìn tôi đi về phía Hồng Hà, đợi một chuyến tàu đêm.
Thành phố bé nhỏ của Lựu, năm nào hoa phượng cũng cháy lên như một mớ lửa đốt rừng, trên lòng phố, dưới chân đê, ngay trước cửa nhà Lựu. Tháng năm vào cũ, màu hoa trở nên huyền bí, nhưng tôi cảm thấy rằng trong đua nở vĩ đại của rừng hoa mùa, lửa vẫn cháy đấy, Lựu ạ! Ngọn lửa cháy đỏ trên những sự kiện khác của dòng đời thiêu huỷ tiêu diệt đã sáng lên trong cái thế giới bé nhỏ của chúng ta như một niềm tin. Nó cháy trong Lựu, trong tôi, và mùa hè của chúng ta không bao giờ hết nắng.
Hà Nội, ngày hôm sau:
Nói với Lựu nhiều về những chùm hoa phượng. Về một ngọn lửa. Về một thành phố cũ, về tháng Sáu. Mắt luôn luôn rưng rưng. Kỷ niệm rung động mãnh liệt. Vẫn còn Lựu. Hai người vẫn còn nhau bằng kỷ niệm. Tôi chỉ còn những kỷ niệm này.
Góc phố Huế, không ngày:
Chiều Hà Nội xuống dần. Một thoáng sương từ ngoài trôi vào xanh hẳn một bên mái tóc Lựu. Trong tôi có một cái gì đang ngả màu. Màu phượng vỹ? Không, một màu đỏ khác. Man dại, úa chết. Đỏ của một dòng máu khô. Đó của chiến thời. Sắc màu tàn lụi này tôi đã gặp lại cũng ở trong cái tỉnh lỵ bé nhỏ của Lựu bây giờ đã nằm trong một cảnh đổ vỡ ghê gớm. Những mảnh ngói nằm từ bao giờ bên lề đường, mà tôi nhìn thấy như chúng còn đang rơi vỡ lăn lóc. Những viên gạch đang huỷ thể từng phút từng giờ. Kỷ niệm đấy, Lựu ạ! Một con đường đầu tỉnh lỵ đã nhoà dấu vết. Một mảnh đất phố Hiến còn chứa đựng cái hình ảnh vui ấm của cửa sổ mái nhà, của những ánh đèn xanh.
Tôi nhớ nhiều đến những sự kiện khác, vụn vặt bé nhỏ:
Một tấm biển số nhà treo nghiêng trên khung cửa. Khung cửa đóng im trước cái chói chang của nắng đường. Lựu đi đất, mặc áo lụa. Tiếng máy nước chảy ồ ồ buổi tối đợi Lựu.
Tôi đã về thăm cái tỉnh lỵ yêu dấu. Về một mình. Tôi đã đứng lâu lắm dưới đống gạch ngói đổ vỡ nguội lạnh. Những nhành phượng chết dưới chân tôi. Tôi cảm thấy từng tấc đất đá, từng nhành hoa phượng đang nhìn lên. Cái nhìn thăm thẳm chăm chú lại như con mắt to đen của Lựu nhìn vào sự kiện lưởng vưởng tàn lụi. Chúng nói gì? Chúng muốn nói gì với tôi? Nơi này, sự sống hoa bướm cũ thật không còn nữa. Đến những tháng năm nào vắng Lựu, hoa phượng lại có thể đua nở vĩ đại cho một mùa hè của chúng ta?
Lần về thăm cái tỉnh lỵ bé nhỏ ấy, tôi đã nhớ thương một tà áo màu hoa sen, màu Lựu vẫn ưa thích ngày xưa, từ mặt đường dĩ vãng bay lên, đỏ ấy nhòa với đỏ hoa trên cành làm thành một thứ tâm tình chói chang toàn diện. Màu đỏ ấy nở lên như nắng, lại như một cuộc tình duyên thắm thiết đang trưởng thành. Như một ngọn triều. Như một sự kiện có chứa đựng cuộc sống lứa đôi, từng phút từng giờ đi lên, ồ ạt lớn rộng, và choán lấy tất cả. Cái chói chang lớn rộng ấy tắt ngấm trong chiến thời. Rồi Lựu cũng bỏ cái thành phố hoa phượng ấy mà lên đường. Hôm người đi, hoa rụng trên lối buồn, màu đỏ rưng rưng dềnh lên phút chia tiễn thê thảm. Tự đó như tôi biết, Lựu không một lần trở lại thành phố này. Tôi còn biết rằng ở những chân trời khác của Lựu, khởi đầu sự thiếu vắng những nhành hoa cũ.
Lựu lấy gì để đốt cháy lại cái mùa hè vĩ đại của chúng ta?
Hà Nội, ngày hôm sau:
Như lần trước gặp Lựu, lại chỉ có những kỷ niệm được ôn lại. Không hiểu tại sao, cả hai người cùng buồn ghê gớm.
Nhắc Lựu cùng nhớ lại một thành phố thiêu huỷ. Những bông hoa phương đã bắt đầu héo chết. Lựu khóc. Vì buổi chiều tối xuống bên ngoài. Hay vì những nhánh hoa phượng? Dĩ vãng dày đặc. Chỉ còn dĩ vãng, tôi chỉ còn dĩ vãng.
Gác phố Huế, không ngày:
Bóng tối xuống hẳn. Lựu nghe tôi nhắc lại chuyện cũ, Lựu không nói gì. Tôi biết giờ phút này bóng tối Hà Nội cũng đang đi vào những sự kiện bên trong, nơi Lựu còn nhiều tàn phai đổ vỡ. Lựu chớp mắt, ngón tay lặng lẽ khép lại một tà áo. Lựu khóc không tiếng, nước mắt lưng tròng. Chúng tôi lại gặp nhau trong buổi chiều này nhưng nhiều mùa phượng vĩ đã qua và nhành hoa cũ đã rụng theo những thời kỳ gió bão. Trong tôi bỗng u uất vì ý nghĩa ấy khi thấy mình nhìn về sau đổ vỡ, chỉ còn tối đen. Tối mênh mông. Đêm dĩ vãng trong nội tâm người không ánh lên một vì sao bé nhỏ nào.
Chúng tôi đứng lên. Tôi đưa Lựu đi về phía cửa sổ. Dưới lòng đường màu xanh sương bụi trắng đục dâng lên. Những người đi đường hình như cũng bé nhỏ hơn. Tôi nhìn những người đi đường. Tôi nhớ đến góc trời của Lựu. Những góc trời của tôi, của Lựu. Cái biệt thự bé nhỏ vùng Ngọc Hà. Những chân tường xanh rêu. Một lối đi sỏi đá lẫn lộn. Đằng sau, rừng lá Bách thảo xanh biếc. Lựu kể cho tôi nghe về những ngày tháng Lựu về sống một mình ở Ngọc Hà. Tôi đến đó nhiều lần. Tôi nhìn thấy bóng Lựu thoáng hiện sau bức mành. Một tà áo lụa trắng. Một mái tóc, cái nhìn của Lựu lặng lẽ trao gửi. Thế thôi. Ngày tháng yên lặng nghiêng đi. Cuộc đời của Lựu từ đó bình yên không mưa nắng, không gió bão vẫn là nỗi bận tâm duy nhất của tôi, đôi khi đến rồi bỏ đi, chìm vào bóng tối, về sau những ngả đường. Thời gian từng lớp phủ mãi lên thời gian này những lớp bụi phấn của kỷ niệm. Rất mong rất nhẹ, phảng phất hương thơm.
Có một cái gì giữa chúng ta đang đổi màu. Những sự kiện gì bền chặt nhất mà không đổi màu? Nhưng tôi còn Lựu. Tôi vẫn còn tin rằng những nhành phượng vẫn thơm đỏ lấp lánh. Và vẫn có một nơi nào trong kỷ niệm để những nhành hoa ấy đua nở vĩ đại cho mùa hè của chúng ta.
Hà Nội, ngày hôm sau:
Những kỷ niệm nhắc lại hôm qua với Lựu đều chứa đựng một cái gì suông nhạt. Một cái gì không màu. Đôi mắt Lựu phẳng lặng ghê gớm. Bắt gặp một cảm giác biên giới. Lựu nhìn đi đâu? Lựu có nhìn về dĩ vãng?
Lựu ơi! Đừng làm cho cái thế giới cuối cùng của tôi đổ vỡ. Tôi chỉ còn những đổ vỡ này. Tôi chỉ còn đôi mắt Lựu rưng rưng. Tôi chỉ còn niềm tin của tôi về đôi mắt Lựu rưng rưng.
Gác phố Huế, không ngày:
Đau buồn đã xảy đến trong loạn ly, trong chia cách. Những lớp người thiên đô, những ngả đường mòn. Những hình chiến luỹ. Tôi xa Lựu trong luôn mấy năm. Tôi nhớ Lựu nhiều nhất vào những ngày tháng đau khổ mất mát ấy. Tất cả những ngả đường nào ở đó tôi hy vọng gặp lại Lựu đều nhoà đi cái chiều nối kết. Chiến thời như mưa bão lụt lội làm cho cái chân trời của chúng ta trở nên mịt mùng. Một cánh thư tôi gửi cho Lựu không nhận được trả lời. Lựu bỏ vào Hà Nội. Giữa hai cuộc đời, biên giới dựng lên từ đó. Hai bờ chia cách đứt đoạn. Bên này bên kia, hai miền đất nước nhớ thương nhau. Từ miền ngoài tôi nhớ Lựu, tôi nhớ Hà Nội. Những ánh lửa viễn phố ma quái đốt cháy nội tâm tôi. Người em bé nhỏ của tôi đã chọn ngả đường nào trong muôn vạn ngả đường của Hà Nội, 48, 49? Lựu bỏ đi, có phải những nhành phượng sẽ không bao giờ nở nữa cho mùa hè của chúng ta?
Bẵng đi hai năm sau, tôi cũng vào Hà Nội. Tôi gặp lại Lựu, nhưng thời gian cũng đã sinh thành những sự kiện mới. Tôi có cảm giác Lựu đã đổi khác, Lựu đã đi xa. Lựu đã lên đường về bên kia sông, nơi những cuộc đời gió bão nhất cũng trở nên an định. Chuyến đi ấy đã đưa Lựu đến bến. Lựu ở lại đó. Lựu còn nhớ hay đã quên?
Hà Nội, ngày hôm sau:
Gặp Lựu trong hiện tại, mời Lựu nhớ dĩ vãng. Mắt Lựu mở lớn bỡ ngỡ. Chắc Lựu lạ lùng về thái độ mình. Về con người mình đúng hơn.
Vậy mà dĩ vãng vẫn cứ là một thực thể có một sức tác động mãnh liệt. Lựu cũng là một thực thể của dĩ vãng rồi mà! Cái cảm giác biên giới cách biệt lại nổi lên. Đau nhói trong tim. Dĩ vãng. Những nét đẹp não nùng không có gì trong hiện tại này, chỉ còn những nét đẹp não nùng của dĩ vãng. Thương nhớ về đầy hồn tôi. Phải lấy lại Lựu bằng kỷ niệm.
Gác phố Huế, không ngày:
Chiều nay gặp lại Lựu, cuộc tình duyên của chúng tôi vừa được 12 năm. Muôn vàn hình ảnh lệ kiều đã ánh lên và cũng đã phai tàn trong khoảng thời gian này. Nhưng chúng tôi, chúng tôi vẫn không hề thay đổi. Đời Lựu và đời tôi đều là những thế giới không mùa. Ở đây, trời đất của chúng tôi vững bền chung thuỷ. Ngọc đá cũ còn nguyên khối tinh anh trên những ngả đường còn nguyên vẹn lối đi về xưa. Lối đi về miền thuỳ dương. Buổi chiều này của Hà Nội mở xuống một chân trời cũ. Ở đó hai tâm hồn đang cố gắng tìm kiếm một điểm nào để có thể theo đó gặp lại những xúc cảm non xanh của buổi đầu. Điểm nào? Ngọn lửa nào đã cháy lên? Những sự kiện gì lả tả đổ vỡ đang được chắp lại để lên hình? Tôi nhìn thấy bóng chiều nhoà nhoà phảng phất chung quanh đôi mắt Lựu lặng lặng thơ nhỏ. Đường vai Lựu rung lên. Con mắt ấy và đường vai này được thuộc về dĩ vãng rồi.
Chúng tôi đến đứng bên cửa sổ, yên lặng nhìn xuống Hà Nội. Một ngọn lửa quảng cáo cứ một lúc lại vụt đến sáng loé chỗ chúng tôi. Tôi tin tưởng ở điều này Lựu ạ! Tin rằng chiều nay Lựu đã về với tôi, và những chùm hoa phượng lại nở thơm cái chân trời dĩ vãng mà bỏ đi mười mấy năm Lựu đã gặp lại. Lựu gặp lại những đời phượng vĩ của chúng ta là được là đủ. Riêng tôi, mỗi lần gặp lại Lựu là tôi nhớ lại đến nhiều vùng. Một ngả đường trong tỉnh lỵ bé nhỏ. Một mái nhà Ngọc Hà. Những ngày lửa đạn xa cách, nhớ thương. Những địa điểm xa vời đứt đoạn ấy, tôi nối kết lại thành cái vòng kỷ niệm.
Tôi đưa Lựu đi xuống.
Buổi chiều Hà Nội đã tối hẳn. Từ lúc nào mưa bụi đã dấy lên. Lựu đưa tay khẽ vuốt lại một bên mái tóc. Tôi nhìn sang, bắt gặp một nụ cười của Lựu, vẫn nụ cười thiếu nữ ngày xưa, và đôi mắt Lựu nhìn tôi, trong mưa nhỏ buổi chiều. Chúng tôi chia tay nhau. Tôi đứng lại trên hè phố nhìn Lựu lên xe về Bạch Mai, cái hình ảnh cuối cùng vẫn là một mái tóc, một đường vai tôi đã yêu mến ngày nào trong dĩ vãng. Những hình ảnh đẹp nõn nà này đi dần vào nội tâm tôi, vào chỗ sâu kín nhất của thế giới bên trong, nơi tôi còn giữ gìn được nguyên vẹn hoa hương của tuổi hai mươi. Thế giới ấy là của Lựu, của tôi trên suốt dọc đường số kiếp. Vì vậy mà tôi gắn bó với kỷ niệm với dĩ vãng, qua niềm tin của tôi gửi vào sự chung thuỷ của lòng người.
Lựu ơi! Chiều nay người em bé nhỏ của tôi về đâu? Ngày mai Lựu về đây? Gặp Lựu tôi sẽ đưa Lựu về cái thế giới riêng của chúng ta. Tôi sẽ đưa Lựu về kỷ niệm. Ở chân trời nào những nhành hoa phượng cũng vẫn đua nở vĩ đại cho mùa hè của chúng ta. Tôi chỉ còn những nhành hoa ấy. Tôi chỉ còn Lựu. Tôi chỉ còn kỷ niệm. Tôi sẽ chẳng bao giờ mất Lựu. Tôi chỉ còn kỷ niệm. Tôi sẽ chẳng bao giờ mất Lựu, tôi sẽ chẳng bao giờ mất kỷ niệm. Bởi Lựu sẽ không bao giờ đổi thay, kỷ niệm sẽ không bao giờ đổi thay. Dĩ vãng sẽ không bao giờ đổi thay.
Hà Nội, ngày hôm sau:
Lựu không đến.
Tôi vẫn còn Lựu.
Tôi vẫn còn dĩ vãng.
Tôi vẫn còn kỷ niệm.
Gác phố Huế, ngày cuối cùng:
Thế là Lựu đã ở lại. Tôi chỉ còn dĩ vãng. Tôi chỉ còn kỷ niệm. Tôi lên đường mang theo hình ảnh Lựu. Lựu là một dĩ vãng bé nhỏ trong dĩ vãng rộng lớn của tôi.
Lựu có thể đổi thay. Mặc Lựu. Tôi sẽ không thay đổi, tôi sẽ sống ở bên kia vĩ tuyến cho một cái gì không bao giờ thay đổi.
Tôi vào hẳn kỷ niệm.
Dĩ vãng bây giờ mới thực sự bắt đầu. Gửi Lựu, gửi dĩ vãng, gửi tôi. Chúng mình sẽ gặp nhau trong kỷ niệm.
Thoạt đầu, những tờ nhật ký của Triệu làm tôi thất vọng ghê gớm.
Tôi đã đợi chờ một cái gì sấm sét gió bão hơn. Tôi chỉ thấy những hình ảnh nằm nghiêng nằm dọc như những xác chết chưa khâm liệm. Một nhành hoa phượng, một thành phố trơ trụi, một buổi chiều mưa phùn, và sau cùng một người đàn bà. Tất cả chứa đựng trên nền trời thời chiến tối xám. Tôi nghĩ rằng Triệu đã thần tượng hoá những hình ảnh này. Anh đã đặt chúng lên một thứ khay vàng, đốt cho chúng những tuần hương. Nếu chúng còn một tác động nào, chỉ vì Triệu vẫn còn đốt cho chúng những tuần hương. Tôi nghĩ rằng thực ra Triệu không sống hoặc là anh đã sống hết sức giả tạo. Thế thôi. Không có một cuộc chiến đấu nào đã xảy ra trong nội tâm anh.
Nhưng nghĩ thế tôi chỉ mới xét đoán Triệu, qua những tờ rời. Những tờ rời không nói gì. Những tờ rời không bao giờ nói gì. những giai đoạn riêng lẻ, những hình ảnh đơn độc không bao giờ toát ra được một sự thực nào dù bé nhỏ mong manh. Nhưng tôi đem đóng những tờ rời ấy lại tôi đã có được một cuốn sách, ghép những nhành hoa phượng, mảnh ngói vỡ, người đàn bà, tôi đã có được một bức hoạ. Nhìn cái toàn thể của tình cảm Triệu, tôi đã có được một thế giới. Tôi có con người của Triệu, cái thế giới tình cảm của anh đặt định bấy lâu bằng những nền tảng bền vững nhất trong lãnh vực quá khứ hiện liên sâu thẳm ngột ngạt, sừng sững trước mắt tôi.
Sự thanh toán này đòi hỏi ở con người một cuộc chiến đấu anh dũng. Từng giờ từng phút chung quanh tôi, những cuộc chiến đấu vẫn đang tiếp diễn. Để chiến thắng một kẻ thù. Để chiến thắng một tư tưởng. Để chiến thắng một chủ nghĩa. Nhưng có ai như Triệu, đã chiến đấu đau đớn không phải để chiến thắng một kẻ thù nào, mà là để đánh ngã chính những tình cảm mình, chính cái thế giới cá nhân của mình. Thì đau đớn ấy còn gấp muôn vạn lần đau đớn của đổ máu.
Hôm nay Triệu đã phá đổ một thế giới. Bởi một hiện tại này đã đẹp hơn một dĩ vãng kia. Bởi cái năng lực mãnh liệt của con người khi một ngọn lửa tin lại về, lại đốt cháy, lại đẩy tới.
Tôi muốn gửi Triệu điều này, tôi muốn gửi cho tất cả những người bạn đường của tôi như Triệu điều này:
“Các anh đã phá được cái thế giới cũ của các anh. Các anh sẽ dựng được cái thế giới mới cho các anh”.
Nhưng mà hình như tôi không thấy họ nữa.
Họ đã đi xa, hết sức xa.
9/ Giai đoạn chị Định
Chị Định chết giữa mùa xuân, chị trút hơi thở cuối cùng trên căn nhà sàn dưới chân núi Án Đổ. Hôm chị Định mất, người đầy tớ thân tín của chị từ ngoài Liên khu III vào, mặc áo đại tang đưa người chủ xấu số đến cánh đồng cỏ phía tây ngọn suối. Phía nam, con đường đất đỏ từ chân núi Án Đổ men theo một bờ lạch sâu, bằng qua một miền đồi đất trơ trụi về mạn Kim Tân, Thạch Thành.
Chị Định nằm trong mộ, đầu hướng về Kim Tân, Thạch Thành. Người chết còn như theo dõi chúng tôi. Tôi tin chị chết thoải mái yên tâm. Dù chị đã chết xa vắng một mình ở một góc núi hẻo lánh không được nhìn thấy cái mái nhà cổ cũ yêu dấu của đời chị ở mãi tận Cửa Nam trong Hà Nội. Chị Định vẫn thường nói chuyện với chúng tôi cái mái nhà cổ cũ ấy, nhìn xuống một khoảng sân hẹp bên trong. Một cái bể non bộ khô cạn. Một bức mành, một lối đi mát lạnh dưới hành lang có những chùm hoa tím ngát thả ngọn xuống sát đụng mái tóc.
Chị Định ra khỏi Hà Nội chỉ còn giữ lại cái hình ảnh duy nhất này, nó tạo nên cái khối tình cảm thuần hậu trong đẹp của chị trên những khía cạnh thăm thẳm của thương nhớ mỗi khi từ Án Đổ, từ những vùng bên ngoài Hà Nội, chị Định hồi tưởng về Hà Nội, Hà Nội với cái phố của Nam thân yêu của đời chị.
Không được về chết dưới mái nhà cũ như chị chắc đã mong muốn, nhưng tôi tin chị chết yên tâm. Tin thế qua đời sống, qua con người chị, chứa đựng cái tình vị tha đằm thắm nhất mà tôi được biết trong những phút sống may mắn của đời tôi trong phần không và thời gian đất nước này từ khi chính thể cộng sản bắt nguồn như một thảm hoạ ghê gớm mà thế hệ này phải chịu đựng.
Gặp chị Định, riêng tôi đã có cái may mắn to lớn của con người còn gặp được con người theo cái nghĩa cao đẹp nhất, gặp được ngay trên đất cộng sản giữa khoảng thời gian 50-51.
Thời gian này của thế giới cộng sản, con người chỉ còn là một sự kiện sống sót hiếm hoi. Phần lớn đã chết rồi. Đại đa số đã bị huỷ diệt. Sau này nghĩ cho kỹ, tôi mới khám phá thấy rằng những đợt đấu tố mà cộng sản hiện đang phát động bằng tra tấn, bằng cực hình, bằng căm thù, bằng xương máu ngoài vĩ tuyến 17 với những người còn phải ở với chúng nó, chỉ là tối thậm vô ích. Thừa vì không cần. Thừa vì con người ở với chúng nó bị chúng nó giết chết từ rất lâu trước đấu tố. Con người bị cộng sản đem ra đấu tố đầu mùa xuân 56 đã chết từ những đợt chỉnh huấn cải tạo đầu mùa xuân 50, 51. Bởi chỉnh huấn cải tạo tư tưởng chính là một hình thức đấu tố tâm hồn. Người chết khi tâm hồn bị đấu tố. Người chết vì mất tâm hồn.
Bởi vậy, mà đến Án Đồ, gặp chị Định, tôi đã có được cái cảm giác vừa chua xót vừa ngạc nhiên thích thú khi còn được nhìn nhận thấy ở chị một con người với một đời sống đứng thẳng băng cái hình dáng thẳng băng của con người, của đời sống tự do. Như một thân cây rừng đứng thẳng. Như một trái núi đứng thẳng. Tất cả đều đã mất tâm hồn. Chỉ còn chị với cái thế giới tình cảm của chị, với sự thương nhớ đôi khi chị gửi về cho cái bờ mái cổ cũ trong Hà Nội. Bóng dáng đơn độc của chị Định, tôi nhìn thấy giữa thế giới cộng sản, đẹp cái đẹp anh dũng của một người còn dám sống mãnh liệt trọn vẹn đời mình chung quanh những lớp người đã chết. Hàng ngàn hàng vạn, chồng chất la liệt.
Ít lâu sau đó, chị Định cũng chết. Nhưng chị chết vì cái bệnh lao phổi của chị đã sang đến thời kỳ thứ ba, chứ quyết không phải chị chết vì đấu tố tư tưởng. Giữa hai cái chết, chết vì tâm hồn bị đấu tố ngoài đấu trường chỉnh huấn cải tạo, với cái chết vì bệnh hoạn, vì thời kỳ thứ ba, vì những con vi trùng Koch, tôi thấy cái chết bệnh nhẹ tênh, bởi chỉ có nghĩa là yên nghỉ chứ không có nghĩa là gục ngã.
Giữa mùa xuân, những người đã chết vì đấu tố tâm hồn đưa một người chết vì lao phổi ra cánh đồng cỏ phía tây Án Đổ, hoa núi nhiều màu nở tưng bừng trong khắp thung lũng. Không ai biết có mùa xuân, không ai biết có những chùm hoa núi. Vì tất cả đã chết rồi. Tôi nghĩ đến đám tang chị Định gồm toàn những người đã chết đi theo linh cữu để mà nhận thấy tất cả cái hoang vắng của khu vực cộng sản khi tội ác của chúng đã được thể hiện bằng những đợt chỉnh huấn cải tạo.
Chị Định nằm xuống được rồi. Tôi nghĩ vậy. Tôi biết trước khi nhắm mắt chị Định cũng nghĩ vậy.
“Những đứa em tôi. Những đứa em tôi tự do. Những đứa em tôi đã về tự do. Tôi đã giúp những đứa em tôi về được với tự do…” phải là câu thì thầm sung sướng của chị Định lúc mắt chị khép lại, thu vào một lần cuối cùng cảnh tượng Án Đổ sau khung cửa nhà sàn.
Bên ngoài, rừng núi Án Đổ xanh biếc giữa mùa xuân.
Cái chết của chị Định xanh biếc như mùa xuân.
Tôi đến Án Đổ lần sau cùng vào buổi chiều. Lên bộ từ Kim Tân Thạch Thành. Dãy phố Kim Tân vắng hoang vì những người dọn nhà mở hàng ở đó đã bỏ đi hết. Không khí chiến tranh, đổ vỡ. Đường đất đỏ khé. Sông Thạch Thành đen đặc. Hôm qua một người thiếu nữ vừa tự tử chết ở mé sông bên kia vì bị công an cộng sản bắt được trong người một số bạc Đông Dương. Ông lão lái đò bảo tôi là người thiếu nữ đẹp lộng lẫy làm bao nhiêu cán bộ cộng sản mê mệt, xác nổi lên giữa dòng sông lớn vào khoảng 3 giờ sáng.
Tôi lên đường vào Án Đổ với hình ảnh người thiếu nữ chết oan khuất vì những tờ giấy bạc Đông Dương. Đường vào xóm Án Đổ lượn nghiêng trên một chiều nghiêng của hình thể rừng núi vừa khởi đầu. Phía sau, Án Đổ xanh thẳm hoang rậm. Tôi đi thật mau. Tôi gặp những tốp thương binh từ một quân y viện trong núi ra ngoài Thạch Thành. Tiếng nạng gỗ khua gõ lạ tai trên nền đất rừng. Những đoàn người cụt tay cụt chân, vỡ mặt mất mắt. Họ đi qua tôi thành những hàng dài lầm lì câm tối.
Buổi tối tôi đến Án Đổ. Đầu óc tôi choáng váng mệt mỏi. Tôi kể chuyện cho chị Định về người thiếu những tự tử và những người thương binh. Chị Định thở dài bảo tôi:
“Đấy là những cảnh tượng chị em mình nhìn thấy hàng ngày. Có gì lạ lòng mà em phải ngạc nhiên?” Qua câu nói chị Định, tôi đo lường được tận cùng cái không khí âm u của chiến thời và cái tính chất sâu kiến của đời người. Cộng sản. Một người thiếu nữ tự tử trên một dòng sông đêm. Những con người huỷ hoại. Những đợt chỉnh huấn cải tạo. Sau bữa cơm, tôi đi theo chị xuống suối. Hai chị em cô độc giữa đêm rừng rộng lớn. Chị Định đến ngồi trên một tảng đá. Nước suối chảy mát lạnh qua những ngón tay. Cây có đứng yên từng chùm từng khối nhờ nhờ. Những lớp rừng núi xa gần trùng điệp. Tôi nghĩ đến Hà Nội. Đến một đoạn đường tôi sắp đi khỏi khu vực cộng sản, xa những đợt chỉnh huấn cải tạo, để cứu vớt lấy đời mình, lấy tâm hồn mình.
Tôi nhìn chị Định. Chị gầy quá. Tôi biết chị sắp chết. Chị có thể sống được nếu chị chịu về chữa lại cái bệnh hiểm nghèo của chị trong Hà Nội. Nhưng chị đã ở lại. Chị đã hứa với chồng chị rằng chị bằng lòng ở lại nếu anh Định để chị hoàn toàn tự do trong việc thu xếp cho chúng tôi bỏ đi.
“Các em còn trẻ. Các em còn có thể làm được rất nhiều điều. Sự bỏ đi của các em cần hơn cả đời chị”.
Chị Định biết chị cũng chẳng còn sống được bao nhiêu. Chị bận tâm cho những người như chúng tôi một ngày đến với Kháng chiến cao đẹp bây giờ đang tìm cách bỏ đi vì Kháng chiến đã chết rồi, vì cộng sản đã giết chết Kháng chiến, chứ cái chết của chị, chị biết rồi, nên chị có thái độ hết sức thản nhiên. Chưa bao giờ cái tinh thần trách nhiệm của một người với một người, với thế hệ, lại thể hiện sáng tỏ rực rỡ đến thế.
Chị Định chống tay nhìn xuống mặt suối gờn gợn xuôi chảy. Côn trùng rì rầm trong cỏ tối. Bóng chị Định in lên nền trời sao là hình bóng của một giai đoạn rộng lớn. Giai đoạn này khởi đầu, chấm dứt cho những giai đoạn cộng sản, đánh dấu cho những ngày tháng tôi tìm đến tự do.
“Chị tính rồi. Em còn phải ở Án Đổ mười ngày nữa. Bây giờ mới là đầu tháng. Ít nhất cũng phải đến mười hai mươi ba gì đó em mới đi được. Cậy có vào được đến đây cũng phải hơn một tuần nữa. Hồi này đi lại khó khăn lắm. Công an mật vụ cộng sản đông như kiến khắp nơi. Mà nhất định phải đợi Cậy vào chị mới để em đi được”.
Cậy là người đầy tớ thân tín của chị Định ngoài khu Ba. Trung bình cứ nửa tháng Cậy lại từ khu Ba vào Án Đổ một lần. Mang tin tức thư từ cho chị vào Hà Nội và đem ra những ống thuốc Streptomycine cho bệnh lao phổi của chị nữa. Như thế đều đặn đã hai năm, kể từ ngày cơ quan của anh Định bị oanh tạc phải dời vào Thanh Hoá. Có điều là từ tháng trước, Cậy vào nhưng không còn mang theo những ống thuốc Streptomycine nữa. Chị Định dặn Cậy không phải mua thuốc. Chị đã khoẻ nhiều, chị đỡ rồi. Kỳ thực chị đau trầm trọng, và những ống thuốc mang giấu bí mật qua những chặng khám xét của công an cần cho chị hơn bao giờ hết.
Từ bỏ những ống thuốc được coi như thứ khí giới độc nhất trong cuộc chiến đấu lẻ loi của chị với bệnh hoạn, chị Định đã tự ý rút ngắn những ngày sống của chị đến cái độ có thể lượng trước được những giây phút cuối cùng.
Chị làm thế, cũng lại cho chúng tôi. Vì chúng tôi.
Hồi đó, chúng tôi đến Án Đổ mỗi ngày một nhiều. Những đợt chỉnh huấn cải tạo của cộng sản càng rộng thì số người bỏ càng thêm đông đảo. Góc núi Án Đổ biến thành một thứ cứ điểm của tự do. Chúng tôi đều tìm về chị Định. Mỗi người đến Án Đổ, chị tuỳ tiện giữ lại, hoặc gửi đi ngay, tuỳ theo tình trạng an ninh ở dọc đường. Người nào đi cũng cần một số tiền ăn đường. Chúng tôi đến càng ngày càng đông, chị Định lấy tiền mua thuốc để đưa cho chúng tôi.
Tôi không muốn ca ngợi chị nhiều ở điều này. Ca ngợi là thừa. Đó chỉ là một hành động cao đẹp bé nhỏ trong bao nhiêu hành động cao đẹp rộng lớn. Tôi cảm thấy đầy đủ thế là được. Người ta nói nhiều về hy sinh. Tôi chỉ cần nói là chị Định đã hy sinh cho chúng tôi.
Trong thời gian 50, 51 và trong khu vực Thanh Hoá, chị Định, riêng chị có đủ phương tiện đưa chúng tôi đi thoát. Bởi chị có một người chồng đứng vào hàng ngũ cao cấp của cộng sản. Khu vực Án Đổ, bọn công an mật vụ hạ cấp không dám dòm ngó tới, dù chúng nó có nghi ngờ là chúng tôi tới để sửa soạn bỏ đi. Anh Cậy, người đầy tớ thân tín của chị lại thông thuộc hết tất cả đường lối, ngõ ngách từ khu Tư ra khu Ba, qua đất Tề vào đến tận Hà Nội.
Chúng tôi tìm đến Án Đổ mỗi ngày một nhiều. Mới đầu, mỗi tháng chỉ một hai người đến. Về sau tuần nào cũng ba bốn người đến. Chị Định thu xếp chỗ ăn ngủ cho chúng tôi trong thời gian chờ đợi ở Án Đổ rồi có cơ hội thuận tiện, Cậy vào chị lại gửi chúng tôi đi. Khi tôi đến, những người được chị thu xếp cho đi thoát đã nhiều lắm. Muốn đi thoát cứ việc tìm đến chị Định. Ai cũng đi thoát. Chị thu xếp cực kỳ chu đáo qua những tính toán thông minh đầy kinh nghiệm.
Đêm phủ xuống đen đặc. Những ánh lửa le lói từ những khu nhà phía cơ quan.
Chị Định dặn tôi:
“Những ngày ở đây em kín đáo nhé! Cần nhất phải kín đáo. Đừng đi đâu ra khỏi Án Đổ, ngộ nhỡ có xảy ra chuyện rắc rối gì với địa phương chị không can thiệp được. Lần trước Hồng đến đây cũng phải chờ như em, không chịu được buồn, mò ra Kim Tân chơi có một tối mà bọn chúng nó cũng biết đấy. Chúng nó vào hỏi chị nhiều câu bóng gió khó chịu”.
Hồng là một tiểu đoàn trưởng trong quân đội cộng sản. Tôi nghĩ đến Hồng mà cũng tìm đến Án Đổ, cũng bỏ đi. Sự bỏ đi đông đảo không làm tôi ngạc nhiên nữa.
Chị Định còn dặn thêm tôi là nên tránh nói chuyện với anh Định. Nhất là đừng bao giờ đả động đến những vấn đề chính trị.
Chị cười:
“Anh ấy tin ở cộng sản thì mặc anh ấy. Nhưng anh ấy không đụng chạm đến công việc của chị em chúng mình là được rồi. Em có buồn xuống suối chơi hoặc đi loanh quanh trong Án Đổ thôi. Đừng để việc nhỏ làm hỏng việc lớn thì chị sẽ ân hận lắm đấy!” Đêm hôm đó tôi ngồi nói chuyện với chị Định ở bờ suối đến khuya. Đêm rừng đẹp một vẻ huyền ảo quanh tôi. Sao vắng muôn vạn trên khắp Án Đổ. Trời lạnh đặc. Sương phủ xuống trắng xoá những thành đá. Chị Định thúng thắng ho. Tôi nghĩ đến những ngày tháng cuối bệnh hiểm nghèo sẽ cướp mất của chúng tôi người chị thân yêu. Tôi nghĩ đến những người bỏ đi. Đến một người ở lại. Đến tự do của con người, đến tất cả chúng tôi. Xúc cảm dâng lên làm tôi nghẹn ngào muốn khóc. Tôi thấy thật xót thương nhiều điều cho những cái gì mong thoáng sương khói. Người mai sau là tôi những lúc nhớ những miền rừng núi hoang vu buồn rầu, và nếu có thương nhớ đến chị thì đời chị và lòng chị sâu rộng bao nhiêu cũng chỉ còn là một khoảng thời gian, một miền kỷ niệm, một giai đoạn quá khứ. Thế thôi.
Cuối cùng chị đứng dậy:
“Thôi em lên đi nghỉ. Có lẽ em là người cuối cùng đấy. Sau khi em đi Cậy sẽ không vào đây nữa đâu. Dạo này công an nó lùng bắt người dữ dội lắm. Chị cũng không muốn cho Cậy nó cứ phải đi lại mãi. Ngộ nhỡ có xảy ra chuyện gì thì chỉ khổ vợ con nó”.
Tôi không biết tôi có phải là người cuối cùng không. Nhưng tôi biết chắc chắn một điều là chị Định đã ở lại. Chị sắp chết. Chị ở lại cho chúng tôi đi thoát. Cho chúng tôi tự do. Tôi biết sẽ không bao giờ chúng tôi được gặp chị nữa. Tôi biết chị sẽ chết ở Án Đổ. Chị sẽ không bao giờ được trở về dưới cái mái nhà cổ cũ yêu dấu của đời chị ở Cửa Nam. Chị nằm xuống một mình trong khu vực cộng sản. Chị chết trong tự do.
Chị Định đã chết giữa mùa xuân. Sau khi tôi dời Án Đổ được vừa đúng một tuần lễ.
Từ Thanh Hóa 51 đến Sài Gòn 56 tôi lại đến giữa một mùa xuân. Tôi nhớ đến Án Đổ. Đến một giai đoạn. Đến một người đàn bà. Đến chị Định bé nhỏ của một giai đoạn rộng lớn. Đến con đường nhỏ chạy theo bờ lạch sâu về mạn Kim Tân, Thạch Thành, bao giờ những chùm hoa núi đỏ chói chang chắc đã nở tưng bừng trên hai bờ. Chị Định nằm ngủ dưới những chùm hoa đỏ vẫn còn như theo dõi chúng tôi.
“Những đứa em tôi, những đứa em tôi đã về được với tự do. Tất cả những đứa em tôi đều đã về được với tự do”.
Tôi muốn trả lời chị, trả lời chung cho tất cả chúng tôi:
“Vâng. Chúng em đã về được với tự do”.
Tôi chắc chị nghe thấy. Lúc nào và ở đâu, chị cũng vẫn nghe thấy.
Chị Định chết giữa mùa xuân, chị trút hơi thở cuối cùng trên căn nhà sàn dưới chân núi Án Đổ. Hôm chị Định mất, người đầy tớ thân tín của chị từ ngoài Liên khu III vào, mặc áo đại tang đưa người chủ xấu số đến cánh đồng cỏ phía tây ngọn suối. Phía nam, con đường đất đỏ từ chân núi Án Đổ men theo một bờ lạch sâu, bằng qua một miền đồi đất trơ trụi về mạn Kim Tân, Thạch Thành.
Chị Định nằm trong mộ, đầu hướng về Kim Tân, Thạch Thành. Người chết còn như theo dõi chúng tôi. Tôi tin chị chết thoải mái yên tâm. Dù chị đã chết xa vắng một mình ở một góc núi hẻo lánh không được nhìn thấy cái mái nhà cổ cũ yêu dấu của đời chị ở mãi tận Cửa Nam trong Hà Nội. Chị Định vẫn thường nói chuyện với chúng tôi cái mái nhà cổ cũ ấy, nhìn xuống một khoảng sân hẹp bên trong. Một cái bể non bộ khô cạn. Một bức mành, một lối đi mát lạnh dưới hành lang có những chùm hoa tím ngát thả ngọn xuống sát đụng mái tóc.
Chị Định ra khỏi Hà Nội chỉ còn giữ lại cái hình ảnh duy nhất này, nó tạo nên cái khối tình cảm thuần hậu trong đẹp của chị trên những khía cạnh thăm thẳm của thương nhớ mỗi khi từ Án Đổ, từ những vùng bên ngoài Hà Nội, chị Định hồi tưởng về Hà Nội, Hà Nội với cái phố của Nam thân yêu của đời chị.
Không được về chết dưới mái nhà cũ như chị chắc đã mong muốn, nhưng tôi tin chị chết yên tâm. Tin thế qua đời sống, qua con người chị, chứa đựng cái tình vị tha đằm thắm nhất mà tôi được biết trong những phút sống may mắn của đời tôi trong phần không và thời gian đất nước này từ khi chính thể cộng sản bắt nguồn như một thảm hoạ ghê gớm mà thế hệ này phải chịu đựng.
Gặp chị Định, riêng tôi đã có cái may mắn to lớn của con người còn gặp được con người theo cái nghĩa cao đẹp nhất, gặp được ngay trên đất cộng sản giữa khoảng thời gian 50-51.
Thời gian này của thế giới cộng sản, con người chỉ còn là một sự kiện sống sót hiếm hoi. Phần lớn đã chết rồi. Đại đa số đã bị huỷ diệt. Sau này nghĩ cho kỹ, tôi mới khám phá thấy rằng những đợt đấu tố mà cộng sản hiện đang phát động bằng tra tấn, bằng cực hình, bằng căm thù, bằng xương máu ngoài vĩ tuyến 17 với những người còn phải ở với chúng nó, chỉ là tối thậm vô ích. Thừa vì không cần. Thừa vì con người ở với chúng nó bị chúng nó giết chết từ rất lâu trước đấu tố. Con người bị cộng sản đem ra đấu tố đầu mùa xuân 56 đã chết từ những đợt chỉnh huấn cải tạo đầu mùa xuân 50, 51. Bởi chỉnh huấn cải tạo tư tưởng chính là một hình thức đấu tố tâm hồn. Người chết khi tâm hồn bị đấu tố. Người chết vì mất tâm hồn.
Bởi vậy, mà đến Án Đồ, gặp chị Định, tôi đã có được cái cảm giác vừa chua xót vừa ngạc nhiên thích thú khi còn được nhìn nhận thấy ở chị một con người với một đời sống đứng thẳng băng cái hình dáng thẳng băng của con người, của đời sống tự do. Như một thân cây rừng đứng thẳng. Như một trái núi đứng thẳng. Tất cả đều đã mất tâm hồn. Chỉ còn chị với cái thế giới tình cảm của chị, với sự thương nhớ đôi khi chị gửi về cho cái bờ mái cổ cũ trong Hà Nội. Bóng dáng đơn độc của chị Định, tôi nhìn thấy giữa thế giới cộng sản, đẹp cái đẹp anh dũng của một người còn dám sống mãnh liệt trọn vẹn đời mình chung quanh những lớp người đã chết. Hàng ngàn hàng vạn, chồng chất la liệt.
Ít lâu sau đó, chị Định cũng chết. Nhưng chị chết vì cái bệnh lao phổi của chị đã sang đến thời kỳ thứ ba, chứ quyết không phải chị chết vì đấu tố tư tưởng. Giữa hai cái chết, chết vì tâm hồn bị đấu tố ngoài đấu trường chỉnh huấn cải tạo, với cái chết vì bệnh hoạn, vì thời kỳ thứ ba, vì những con vi trùng Koch, tôi thấy cái chết bệnh nhẹ tênh, bởi chỉ có nghĩa là yên nghỉ chứ không có nghĩa là gục ngã.
Giữa mùa xuân, những người đã chết vì đấu tố tâm hồn đưa một người chết vì lao phổi ra cánh đồng cỏ phía tây Án Đổ, hoa núi nhiều màu nở tưng bừng trong khắp thung lũng. Không ai biết có mùa xuân, không ai biết có những chùm hoa núi. Vì tất cả đã chết rồi. Tôi nghĩ đến đám tang chị Định gồm toàn những người đã chết đi theo linh cữu để mà nhận thấy tất cả cái hoang vắng của khu vực cộng sản khi tội ác của chúng đã được thể hiện bằng những đợt chỉnh huấn cải tạo.
Chị Định nằm xuống được rồi. Tôi nghĩ vậy. Tôi biết trước khi nhắm mắt chị Định cũng nghĩ vậy.
“Những đứa em tôi. Những đứa em tôi tự do. Những đứa em tôi đã về tự do. Tôi đã giúp những đứa em tôi về được với tự do…” phải là câu thì thầm sung sướng của chị Định lúc mắt chị khép lại, thu vào một lần cuối cùng cảnh tượng Án Đổ sau khung cửa nhà sàn.
Bên ngoài, rừng núi Án Đổ xanh biếc giữa mùa xuân.
Cái chết của chị Định xanh biếc như mùa xuân.
Tôi đến Án Đổ lần sau cùng vào buổi chiều. Lên bộ từ Kim Tân Thạch Thành. Dãy phố Kim Tân vắng hoang vì những người dọn nhà mở hàng ở đó đã bỏ đi hết. Không khí chiến tranh, đổ vỡ. Đường đất đỏ khé. Sông Thạch Thành đen đặc. Hôm qua một người thiếu nữ vừa tự tử chết ở mé sông bên kia vì bị công an cộng sản bắt được trong người một số bạc Đông Dương. Ông lão lái đò bảo tôi là người thiếu nữ đẹp lộng lẫy làm bao nhiêu cán bộ cộng sản mê mệt, xác nổi lên giữa dòng sông lớn vào khoảng 3 giờ sáng.
Tôi lên đường vào Án Đổ với hình ảnh người thiếu nữ chết oan khuất vì những tờ giấy bạc Đông Dương. Đường vào xóm Án Đổ lượn nghiêng trên một chiều nghiêng của hình thể rừng núi vừa khởi đầu. Phía sau, Án Đổ xanh thẳm hoang rậm. Tôi đi thật mau. Tôi gặp những tốp thương binh từ một quân y viện trong núi ra ngoài Thạch Thành. Tiếng nạng gỗ khua gõ lạ tai trên nền đất rừng. Những đoàn người cụt tay cụt chân, vỡ mặt mất mắt. Họ đi qua tôi thành những hàng dài lầm lì câm tối.
Buổi tối tôi đến Án Đổ. Đầu óc tôi choáng váng mệt mỏi. Tôi kể chuyện cho chị Định về người thiếu những tự tử và những người thương binh. Chị Định thở dài bảo tôi:
“Đấy là những cảnh tượng chị em mình nhìn thấy hàng ngày. Có gì lạ lòng mà em phải ngạc nhiên?” Qua câu nói chị Định, tôi đo lường được tận cùng cái không khí âm u của chiến thời và cái tính chất sâu kiến của đời người. Cộng sản. Một người thiếu nữ tự tử trên một dòng sông đêm. Những con người huỷ hoại. Những đợt chỉnh huấn cải tạo. Sau bữa cơm, tôi đi theo chị xuống suối. Hai chị em cô độc giữa đêm rừng rộng lớn. Chị Định đến ngồi trên một tảng đá. Nước suối chảy mát lạnh qua những ngón tay. Cây có đứng yên từng chùm từng khối nhờ nhờ. Những lớp rừng núi xa gần trùng điệp. Tôi nghĩ đến Hà Nội. Đến một đoạn đường tôi sắp đi khỏi khu vực cộng sản, xa những đợt chỉnh huấn cải tạo, để cứu vớt lấy đời mình, lấy tâm hồn mình.
Tôi nhìn chị Định. Chị gầy quá. Tôi biết chị sắp chết. Chị có thể sống được nếu chị chịu về chữa lại cái bệnh hiểm nghèo của chị trong Hà Nội. Nhưng chị đã ở lại. Chị đã hứa với chồng chị rằng chị bằng lòng ở lại nếu anh Định để chị hoàn toàn tự do trong việc thu xếp cho chúng tôi bỏ đi.
“Các em còn trẻ. Các em còn có thể làm được rất nhiều điều. Sự bỏ đi của các em cần hơn cả đời chị”.
Chị Định biết chị cũng chẳng còn sống được bao nhiêu. Chị bận tâm cho những người như chúng tôi một ngày đến với Kháng chiến cao đẹp bây giờ đang tìm cách bỏ đi vì Kháng chiến đã chết rồi, vì cộng sản đã giết chết Kháng chiến, chứ cái chết của chị, chị biết rồi, nên chị có thái độ hết sức thản nhiên. Chưa bao giờ cái tinh thần trách nhiệm của một người với một người, với thế hệ, lại thể hiện sáng tỏ rực rỡ đến thế.
Chị Định chống tay nhìn xuống mặt suối gờn gợn xuôi chảy. Côn trùng rì rầm trong cỏ tối. Bóng chị Định in lên nền trời sao là hình bóng của một giai đoạn rộng lớn. Giai đoạn này khởi đầu, chấm dứt cho những giai đoạn cộng sản, đánh dấu cho những ngày tháng tôi tìm đến tự do.
“Chị tính rồi. Em còn phải ở Án Đổ mười ngày nữa. Bây giờ mới là đầu tháng. Ít nhất cũng phải đến mười hai mươi ba gì đó em mới đi được. Cậy có vào được đến đây cũng phải hơn một tuần nữa. Hồi này đi lại khó khăn lắm. Công an mật vụ cộng sản đông như kiến khắp nơi. Mà nhất định phải đợi Cậy vào chị mới để em đi được”.
Cậy là người đầy tớ thân tín của chị Định ngoài khu Ba. Trung bình cứ nửa tháng Cậy lại từ khu Ba vào Án Đổ một lần. Mang tin tức thư từ cho chị vào Hà Nội và đem ra những ống thuốc Streptomycine cho bệnh lao phổi của chị nữa. Như thế đều đặn đã hai năm, kể từ ngày cơ quan của anh Định bị oanh tạc phải dời vào Thanh Hoá. Có điều là từ tháng trước, Cậy vào nhưng không còn mang theo những ống thuốc Streptomycine nữa. Chị Định dặn Cậy không phải mua thuốc. Chị đã khoẻ nhiều, chị đỡ rồi. Kỳ thực chị đau trầm trọng, và những ống thuốc mang giấu bí mật qua những chặng khám xét của công an cần cho chị hơn bao giờ hết.
Từ bỏ những ống thuốc được coi như thứ khí giới độc nhất trong cuộc chiến đấu lẻ loi của chị với bệnh hoạn, chị Định đã tự ý rút ngắn những ngày sống của chị đến cái độ có thể lượng trước được những giây phút cuối cùng.
Chị làm thế, cũng lại cho chúng tôi. Vì chúng tôi.
Hồi đó, chúng tôi đến Án Đổ mỗi ngày một nhiều. Những đợt chỉnh huấn cải tạo của cộng sản càng rộng thì số người bỏ càng thêm đông đảo. Góc núi Án Đổ biến thành một thứ cứ điểm của tự do. Chúng tôi đều tìm về chị Định. Mỗi người đến Án Đổ, chị tuỳ tiện giữ lại, hoặc gửi đi ngay, tuỳ theo tình trạng an ninh ở dọc đường. Người nào đi cũng cần một số tiền ăn đường. Chúng tôi đến càng ngày càng đông, chị Định lấy tiền mua thuốc để đưa cho chúng tôi.
Tôi không muốn ca ngợi chị nhiều ở điều này. Ca ngợi là thừa. Đó chỉ là một hành động cao đẹp bé nhỏ trong bao nhiêu hành động cao đẹp rộng lớn. Tôi cảm thấy đầy đủ thế là được. Người ta nói nhiều về hy sinh. Tôi chỉ cần nói là chị Định đã hy sinh cho chúng tôi.
Trong thời gian 50, 51 và trong khu vực Thanh Hoá, chị Định, riêng chị có đủ phương tiện đưa chúng tôi đi thoát. Bởi chị có một người chồng đứng vào hàng ngũ cao cấp của cộng sản. Khu vực Án Đổ, bọn công an mật vụ hạ cấp không dám dòm ngó tới, dù chúng nó có nghi ngờ là chúng tôi tới để sửa soạn bỏ đi. Anh Cậy, người đầy tớ thân tín của chị lại thông thuộc hết tất cả đường lối, ngõ ngách từ khu Tư ra khu Ba, qua đất Tề vào đến tận Hà Nội.
Chúng tôi tìm đến Án Đổ mỗi ngày một nhiều. Mới đầu, mỗi tháng chỉ một hai người đến. Về sau tuần nào cũng ba bốn người đến. Chị Định thu xếp chỗ ăn ngủ cho chúng tôi trong thời gian chờ đợi ở Án Đổ rồi có cơ hội thuận tiện, Cậy vào chị lại gửi chúng tôi đi. Khi tôi đến, những người được chị thu xếp cho đi thoát đã nhiều lắm. Muốn đi thoát cứ việc tìm đến chị Định. Ai cũng đi thoát. Chị thu xếp cực kỳ chu đáo qua những tính toán thông minh đầy kinh nghiệm.
Đêm phủ xuống đen đặc. Những ánh lửa le lói từ những khu nhà phía cơ quan.
Chị Định dặn tôi:
“Những ngày ở đây em kín đáo nhé! Cần nhất phải kín đáo. Đừng đi đâu ra khỏi Án Đổ, ngộ nhỡ có xảy ra chuyện rắc rối gì với địa phương chị không can thiệp được. Lần trước Hồng đến đây cũng phải chờ như em, không chịu được buồn, mò ra Kim Tân chơi có một tối mà bọn chúng nó cũng biết đấy. Chúng nó vào hỏi chị nhiều câu bóng gió khó chịu”.
Hồng là một tiểu đoàn trưởng trong quân đội cộng sản. Tôi nghĩ đến Hồng mà cũng tìm đến Án Đổ, cũng bỏ đi. Sự bỏ đi đông đảo không làm tôi ngạc nhiên nữa.
Chị Định còn dặn thêm tôi là nên tránh nói chuyện với anh Định. Nhất là đừng bao giờ đả động đến những vấn đề chính trị.
Chị cười:
“Anh ấy tin ở cộng sản thì mặc anh ấy. Nhưng anh ấy không đụng chạm đến công việc của chị em chúng mình là được rồi. Em có buồn xuống suối chơi hoặc đi loanh quanh trong Án Đổ thôi. Đừng để việc nhỏ làm hỏng việc lớn thì chị sẽ ân hận lắm đấy!” Đêm hôm đó tôi ngồi nói chuyện với chị Định ở bờ suối đến khuya. Đêm rừng đẹp một vẻ huyền ảo quanh tôi. Sao vắng muôn vạn trên khắp Án Đổ. Trời lạnh đặc. Sương phủ xuống trắng xoá những thành đá. Chị Định thúng thắng ho. Tôi nghĩ đến những ngày tháng cuối bệnh hiểm nghèo sẽ cướp mất của chúng tôi người chị thân yêu. Tôi nghĩ đến những người bỏ đi. Đến một người ở lại. Đến tự do của con người, đến tất cả chúng tôi. Xúc cảm dâng lên làm tôi nghẹn ngào muốn khóc. Tôi thấy thật xót thương nhiều điều cho những cái gì mong thoáng sương khói. Người mai sau là tôi những lúc nhớ những miền rừng núi hoang vu buồn rầu, và nếu có thương nhớ đến chị thì đời chị và lòng chị sâu rộng bao nhiêu cũng chỉ còn là một khoảng thời gian, một miền kỷ niệm, một giai đoạn quá khứ. Thế thôi.
Cuối cùng chị đứng dậy:
“Thôi em lên đi nghỉ. Có lẽ em là người cuối cùng đấy. Sau khi em đi Cậy sẽ không vào đây nữa đâu. Dạo này công an nó lùng bắt người dữ dội lắm. Chị cũng không muốn cho Cậy nó cứ phải đi lại mãi. Ngộ nhỡ có xảy ra chuyện gì thì chỉ khổ vợ con nó”.
Tôi không biết tôi có phải là người cuối cùng không. Nhưng tôi biết chắc chắn một điều là chị Định đã ở lại. Chị sắp chết. Chị ở lại cho chúng tôi đi thoát. Cho chúng tôi tự do. Tôi biết sẽ không bao giờ chúng tôi được gặp chị nữa. Tôi biết chị sẽ chết ở Án Đổ. Chị sẽ không bao giờ được trở về dưới cái mái nhà cổ cũ yêu dấu của đời chị ở Cửa Nam. Chị nằm xuống một mình trong khu vực cộng sản. Chị chết trong tự do.
Chị Định đã chết giữa mùa xuân. Sau khi tôi dời Án Đổ được vừa đúng một tuần lễ.
Từ Thanh Hóa 51 đến Sài Gòn 56 tôi lại đến giữa một mùa xuân. Tôi nhớ đến Án Đổ. Đến một giai đoạn. Đến một người đàn bà. Đến chị Định bé nhỏ của một giai đoạn rộng lớn. Đến con đường nhỏ chạy theo bờ lạch sâu về mạn Kim Tân, Thạch Thành, bao giờ những chùm hoa núi đỏ chói chang chắc đã nở tưng bừng trên hai bờ. Chị Định nằm ngủ dưới những chùm hoa đỏ vẫn còn như theo dõi chúng tôi.
“Những đứa em tôi, những đứa em tôi đã về được với tự do. Tất cả những đứa em tôi đều đã về được với tự do”.
Tôi muốn trả lời chị, trả lời chung cho tất cả chúng tôi:
“Vâng. Chúng em đã về được với tự do”.
Tôi chắc chị nghe thấy. Lúc nào và ở đâu, chị cũng vẫn nghe thấy.
10/ Đêm tân hôn
Đường cúi xuống nhìn đồng hồ. Đúng 10 giờ đêm. Anh nhớ lại thật nhanh trong một lần cuối cùng những khoảng thời gian đã được anh xếp đặt cho việc thi hành và thực hiện dự định.
Mỗi khoảng thời gian đều đứng trên một chỗ đứng riêng: 10g30 vào phòng Liệu. Đúng 11 giờ trở ra. Gặp Liệu, giãi bày cặn kẽ với Liệu trong 30 phút, không hơn không kém. Làm thế nào nói hết đầu đuôi ngọn ngành với Liệu trong 30 phút ngắn ngủi? Thừa thì giờ. Nhưng có đủ thì giờ để Liệu hiểu, suy nghĩ, cân nhắc và ưng thuận? Đường tự trả lời thầm: Liệu sẽ ưng thuận. Anh cũng không hiểu tại sao anh có thể chắc chắn được ở điều đó, ở một người khác dù người ấy là Liệu.
Anh tin ở anh. Nhưng anh lại phải tin ở Liệu, tin một cách liều lĩnh như con người tin ở một cuộc phiêu lưu, tin rằng bên kia đêm sẽ có cái ánh sáng rực rỡ của một ngày. Cả cái chương trình tỉ mỉ, kết quả của bao nhiêu đêm suy nghĩ không ngủ chỉ có 30 phút dành cho những lời anh sẽ nói với Liệu là Đường không cầm nắm được. Cũng chẳng còn cách nào khác. Đành là phải tin chết ở Liệu vậy. Ở đôi mắt Liệu nhìn anh một hôm nào, ở một câu nói dịu dàng của Liệu với anh về Hà Nội, một lần gặp mặt tháng trước, ở đôi tay thon nhỏ của người thiếu nữ. Tin một cách trừu tượng mong manh ở những ngón tay thon nhỏ, ở một đôi mắt hiền hậu, nhưng mà phải tin.
Vậy anh sẽ về phòng Liệu và đi ra lúc 11 giờ đúng. Bữa tiệc sẽ kéo dài và sẽ bế mạc vào 3, 4 giờ sáng. Trước lúc đó không được, vì sớm quá rượu chưa ngấm men, chúng nó còn tỉnh táo thì dễ hỏng việc. Giữa bữa tiệc, anh phải khởi hành chậm lắm là lúc 12 giờ 30. Muộn hơn sẽ không đủ thì giờ đến Văn Điển trước 5 giờ sáng. Đường nhớ lại những vọng gác trùng điệp ở dọc đường, những bốt canh rải rác đến tận cánh đồng cỏ hoang vu sau quận Văn Điển. Đường sẽ nói mấy câu, chúng nó sẽ uống sâm banh và anh sẽ vờ say. Con mắt anh sẽ nhíu lại một vẻ đờ đẫn, bàn tay anh sẽ vung lên trong những dáng điệu nghiêng ngả choáng váng. Chúng nó cười phá lên. Anh nháy mắt với chúng nó, nhìn vào buồng trong. Chúng nó lại cười phá lên.
Bây giờ là là một giờ đêm. Đường chỉ có thể ở phòng Liệu tới 1 giờ rồi phải trở lại bàn tiệc, lần thứ nhì, lần cuối cùng. Đúng 2 giờ sáng lên đường. Đường đã tính đi tính lại, phải ba tiếng rưỡi đồng hồ để đi một đoạn đường 15 cây số, men theo bờ ruộng lầy lội, trong đêm tối nhoà nhạt trên những lối đi tắt ngoài đồng xa cách những làng xóm và những bốt gác. Phải tính cả đến việc đi bộ qua ruộng đêm sẽ mất nhiều thì giờ hơn là đi trên đường lớn.
Đến Văn Điển, 6 giờ kém 30. Trời mùa đông lúc đó mới hé sáng. Đúng 6 giờ thì Đường phải bước lên con đường số 1. Ngày vừa lên thì chương trình cũng vừa thi hành xong.
Đường kiểm điểm lại một lần nữa. Tất cả đều được sắp đặt ổn định. Anh bắt đầu thi hành chương trình bằng cách mỉm cười đánh diêm châm một điếu thuốc lá.
Tên Trưởng ty Công an ngó anh chăm chú hỏi:
“Cười gì thế Đường?”
Y ngồi ngay bên cạnh anh. Đêm nay cũng như từ ba năm, lúc đứng lúc ngồi, bao giờ y cũng ở bên cạnh anh. Cái thân hình cao lớn của Đường lại là cái bóng của nó, bé nhỏ, xiêu đổ. Nó bám hút lấy anh như một loài đỉa như một con rắn độc nguy hiểm lại như một loài mèo có đôi mắt lặng lờ giảo quyệt. Nó vẫn luôn luôn dò xét anh từng cử chỉ bé nhỏ, từng câu nói vụn vặt. Đêm nay nó lại ngồi ở chỗ cũ như một cái bóng, nghĩa là ở bên cạnh anh. Đường nghĩ rằng anh sẽ thích thú ghê gớm nếu bây giờ trước cái ánh sáng chói chang của năm ngọn đèn măng sông, trước tất cả bọn chúng nó, anh được đứng dậy, xoay người vào tên Trưởng ty, thu hết sức căm giận đấm về phía trước mặt. Nắm đấm sẽ làm tối tăm một đôi mắt cú vọ mở đến đứt kẽ vì kinh ngạc, và thằng Trưởng ty Công an sẽ ngã sấp gập xuống mặt bàn. Thì anh sẽ giải thoát cho anh được một thứ gánh nặng, một cái bóng tối, một ám ảnh bền vững ma quái đã chứa nén quá lâu ngày.
Nhưng nắm tay không được phóng ra vì Đường vừa nghĩ tới chương trình của mình. Anh nén lại, rồi nghiêng sang tên Trưởng ty, thì thầm:
“Nghĩ gì thì anh biết đứt đi rồi. Anh chỉ được cái xỏ lá”.
Miệng nói anh khẽ đấm vào hông tên Trưởng ty, nháy mắt nhìn vào trong buồng. Nó nhìn theo, nháy lại ra ý hiểu rồi cười ngặt nghẽo:
“Thì chốc nữa tha hồ “dùng”. Đi đâu mà cuống lên thế”.
Nhân cơ hội, nó đùa nó thêm ngay một câu:
“Đẹp nhất Vân Đình đấy, cậu tư bản cậu tranh mất của chúng tớ. Chán rồi cho chúng tớ mượn nhé. Cộng sản mà!”
Đúng rồi, cộng sản mà! Nó bảo Đường cho nó mượn Liệu, nó đang làm sáng tỏ cái chủ nghĩa của chúng nó đấy. Đường nghẹn thở vì câu nói thô bỉ mà vẫn phải cười đáp lại:
“Ờ, tháng sau tớ chán tớ cho cậu mượn”.
Tên Trưởng ty cười lớn. Mặt nó hồng lên rồi thẫm lại dần dần. Men đang ngấm vào từng tí một. Đường yên lặng theo dõi men rượu đang thấm lắng qua người nó từng tí một. Đường có cảm tưởng như anh nhìn thấy những lối đi của men trong người tên Trưởng ty. Những khuôn mặt khác cũng đã bắt đầu lên màu. Những mẩu tàn thuốc 555 và 999 rơi vãi trên khắp mặt bàn trắng tinh. Vỏ cam đổ ngổn ngang chung quanh những thành đĩa. Một vài cốc rượu đổ nghiêng không có một bàn tay nào buồn nhấc lên. Đường đưa mắt nhìn theo dọc bàn, tất cả những tai to mặt lớn đều có mặt. Tên Chánh án Toà án Quân sự Liên khu ngồi ở giữa, tên Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh ngồi đối diện. Ngoài ra thì toàn là những cán bộ cao cấp. Chúng nó ăn mặc áo nâu rách xơ xác nhưng chúng nó uống hàng thùng sâm banh, ăn hàng chục cân cam, ăn hết chim đến gà lại đến những món vây bóng Đường đặt mua từ trong Hà Nội. Tháng trước, được tin Đường cưới vợ, mời chúng dự tiệc cưới, thằng nào cũng giục Đường phải cho người vào Hà Nội mua vây bóng, thuốc lá và rượu mạnh. Nhất là thuốc lá và rượu mạnh.
Bây giờ là vào cuối tháng Chín năm 1950. Con đường duy nhất từ Vân Đình vào Hà Nội qua vùng La Khê ra chợ Văn Điển vừa bị Công an cộng sản cắt đứt. Hàng trăm gia đình tới đó đều bị bắt ở chung quanh La Khê rồi từ La Khê áp tải thẳng vào trại số 5 của Lý Bá Sơ. Con đường độc đạo cuối cùng từ vùng cộng sản vào Hà Nội thế là không còn nữa. Chúng nó đặt bốn trạm kiểm soát ngoài La Khê, trong xóm, cả về phía bên kia La Khê. Những bờ ruộng, cỏ mòn úa dưới những vết chân của những đoàn người dời bỏ khu vực cộng sản qua đó, lại mọc lên hoang rậm như cũ.
Đường quyết định trốn về Hà Nội cùng một lúc khi anh được tin con đường về bị cắt đứt và những gia đình xấu số đã bị bắt giải vào Liên khu IV. Nhưng anh cảm thấy anh không thể trì hoãn được nữa. Trong Hà Nội đưa tin ra cho anh biết mẹ anh bị đau nặng, bệnh tê của thầy anh lại tái phát, gần mười đứa em nhỏ của anh không còn người trông nom, Chính phủ Quốc gia trong đó cần một người thông thạo tất cả những đường lối tổ chức ngoại thương để thiết lập những bang giao thương mại rộng lớn với ngoại quốc. Anh phải về Hà Nội. Về bằng bất cứ cách nào: đường bộ, đường thuỷ, nhưng phải về ngay.
Cộng sản cũng biết Đường cần phải về Hà Nội và anh sẽ về bằng bất cứ cách nào. Lúc đó chúng đang mơn trớn những người trí thức tản cư ra hậu phương, Đường lại quen biết nhiều, sợ ầm tiếng, chúng không dám thủ tiêu anh ngay.
Nhưng chúng cho canh phòng anh hết sức chặt chẽ. Đường ở dưới Sêu Đặng chúng ngầm cho nhân viên Công an đến ở nhà bên cạnh. Thằng này ngủ thằng khác thức thay phiên nhau canh giữ anh suốt ngày đêm. Anh lên Vân Đình chúng bỏ Siêu Đặng lên theo. Canh gác ngày càng nghiêm mật vì chúng không thể để cho anh đi thoát. Chính chúng cũng cần những người như anh, vì giao thương với quốc tế, cả khu vực cộng sản chỉ có anh là đủ năng lực và nhiều kinh nghiệm nhất. Để mất anh là một sự tai hại ghê gớm. Đường cũng biết vậy. Ngày lại ngày những cái mắt của một cái lưới vô hình cứ nhỏ lại mãi. Và những cái bóng cộng sản lẩn khuất chung quanh khởi đầu chỉ thấp thoáng, càng ngày càng hiển hiện rõ rệt thêm.
Những buổi tối ra ngồi bên sông Vân Đình nhìn về chân trời Hà Nội đã sáng lên một vùng ánh sáng lung linh hư ảo, nghĩ đến mẹ, đến một lũ em nhỏ, đến những dự định của anh trong vùng Quốc gia, Đường mím môi nhìn xuống mặt nước tối, cố nghĩ ra một lối trốn thoát khỏi thiên đường cộng sản. Con đường có mấy chục cây số mà hiểm trở hơn hàng nghìn cây số núi rừng. Anh nóng ruột tưởng chừng muốn phát điên lên. Anh biết rằng ngồi đâu đứng đâu cũng có ít nhất là một tên công an lẩn khuất gần gũi đâu đó. Mỗi hành động mỗi cử chỉ của anh đều được ghi nhặt. Nhiều lúc Đường muốn đánh liều cứ đi, phó thác hoàn toàn cho may rủi, nhưng rồi anh lại thôi, cái lẽ giản dị là con người anh không bao giờ chịu hành động hoàn toàn theo may rủi. Nhiều đêm muốn thử xem sao, anh giả vờ mở cửa ra ngoài phố là y như rằng đã có một cái bóng đứng gần nhà hoặc ở dưới một bóng cây, hoặc dưới một mái hiên tối. Đường biết rằng chúng theo dõi anh từng bước, cả ngày lẫn đêm. Làm thế nào để có được một đêm không bị theo dõi? Chỉ cần một đêm không bị theo dõi. Nhưng làm thế nào?
Bỗng nhiên một hôm Đường gặp Liệu.
Ý nghĩ vụt đến như một tia chớp. Đường quen Liệu từ ngoài Hà Nội. Cùng tản cư ra hậu phương, họ gặp nhau ở Vân Đình, nhưng lần nào hai người cũng chỉ hỏi thăm nhau qua loa. Cho đến buổi chiều mà Đường nhất định đặt Liệu vào cái động cơ chính trong dự tính trốn thoát của anh. Anh liền dành cho Liệu một thái độ mới. Anh đến thăm Liệu nhiều lần. Những đêm có trăng sáng anh đến đón Liệu đi chơi thuyền trên sông Vân Đình. Liệu có một cửa hàng thuốc tây nhỏ ở cuối phố. Tên Trưởng ty Công an vẫn mua thuốc sốt rét ở cửa hàng của Liệu.
Hơn một tháng trôi qua, hai người trở nên thân thiết nhau, Đường hỏi Liệu làm vợ. Chờ tới lúc Liệu vừa chính thức nhận lời, Đường liền tung cái tin anh lập gia đình ở hậu phương trong khắp các giới bạn hữu thân thuộc. Anh cho tên Trưởng ty Công an biết trước nhất.
“Ố ố, anh mà cũng lấy vợ địa phương à? Nghe đồn anh có vị hôn thê nào ở trong Hà Nội cơ mà? Tên Trưởng ty vừa hỏi vừa do ý tứ Đường”.
Anh cười to:
“Ở đâu thì lấy vợ và lập nghiệp ở đó chứ? Phụ nữ Hà Nội lấy Tây lấy Tàu hết rồi, chúng mình lấy cái hạng đàn bà trong vùng bị chiếm ấy sao được anh?”
“Thật anh lấy vợ không?”
“Thật. Đêm 30 tháng này tôi mời tất cả các anh đến ăn cưới.
“Tại sao không cưới ngay đầu tháng, lại phải chờ đến 30?”
“À còn phải thu xếp cho linh đình chứ! Kháng chiến thì kháng chiến cũng phải có ba con năm, ba con chín, mô-ét săng-đông cho các anh hôm đó chứ không các anh lại cho đi an trí thì hết đời”.
Câu này Đường chỉ nói đúng một phần. Thực ra, chọn ngày cưới vào đêm 30 anh đã nghĩ đến cái bóng tối đen đặc của một đêm cuối tháng. Đêm 30 không có trăng mới đi được.
Hôm nay đã là đêm 30 rồi. Đường nghĩ lại tất cả chuyện đã xảy ra để anh có thể tới được cái quyết định cuối cùng này. Tụi cán bộ vẫn nói cười ầm ầm chung quanh. Mặt chúng nó đỏ gay. Những cái đầu ngả nghiêng xoả sợi trên những ly rượu. Rồi giọng tên Chủ tịch tỉnh lè nhè:
“Này “đồng chí” Đường, cô dâu đâu gọi ngay ra đây!”
Mấy tên khác ùa lên phụ hoạ nhâu nhâu kêu la cô dâu phải ra trình diện.
“Lại xấu hổ chớ gì! Đêm nay thì tha hồ mà xấu hổ”.
Cả bọn cười thét lên. Một đứa đập bàn:
“Dân chủ cộng hòa, thanh niên phụ nữ giải quyết sinh lý với nhau là thường, xấu hổ cái cóc khô gì? Thôi cho đồng chí Đường vào công tác với cô dâu vậy, nhưng phải lập tức ra ngay”.
Đường nhìn đồng hồ. Nghĩ đến dự định, anh liền đứng ngay dậy:
“Cả làng đã dạy, tôi xin tuân theo mệnh lệnh, nhưng xin được công tác nửa tiếng nhé!”
Nói đoạn, Đường đứng dậy, giả vờ loạng choạng xô ghế, đi thẳng vào phòng Liệu. Anh đóng cửa cẩn thận, rồi tiến lại phía đầu giường. Liệu ngồi cúi đầu một vẻ e thẹn, khép nép. Liệu giật mình khi Đường nói rất nhỏ nhưng rất rõ ràng câu thứ nhất:
“Tôi muốn nói với Liệu một chuyện rất quan trọng. Xin Liệu bình tĩnh…
Đường kể hết cho Liệu nghe. Anh chỉ định cưới Liệu để lấy cớ trốn đi. Chúng nó canh gác anh đêm ngày. Sự canh gác này chỉ có thể chểnh mảng trong một đêm tân hôn. Vì thế, anh phải giả vờ hỏi Liệu làm vợ. Anh cho chúng nó ăn uống thật say. Chúng nó vừa tưởng anh vào động phòng. Anh sẽ trốn thoát ngả sau. Anh sẽ đi suốt đêm về Văn Điển.
Đường nói xong ngừng lại. Liệu ngồi nghe, chết lặng người đi. Liệu bằng lòng lấy Đường vì yêu Đường thành thực. Không ngờ Đường chỉ dùng nàng như một thứ nguỵ trang để che giấu và thực hiện âm mưu của anh.
Đã gần hết nửa tiếng. Đường nói tiếp, vừa đủ cho Liệu nghe thấy:
“Bây giờ thì tất cả sự thành bại nằm trong tay Liệu. Liệu có thể ra báo thẳng cho tên Trưởng ty Công an ngoài kia để trả thù tôi về cái việc đã làm tai tiếng và lỡ dở cả cuộc đời của Liệu. Tôi bắt buộc hành động như vậy vì không còn cách nào khác. Như thế là hèn nhát, là tàn nhẫn, nhưng mẹ tôi đau nặng ngoài Hà Nội, các em tôi còn nhỏ cả. Bây giờ Liệu đã biết tôi không có ý lấy Liệu làm vợ, Liệu có toàn quyền định đoạt”.
Đường quay gót đi ra cửa. Đến cửa buồng thì Liệu gọi tên anh. Đường quay lại.
“Bao giờ anh lại vào đây?”
Liệu hỏi thẩn thờ như trong giấc mộng.
“12 giờ đúng. Tôi đã dự tính, tiệc rượu sẽ kéo dài đến 3, 4 giờ sáng. Còn tám món nữa mới đến tráng miệng. Nhưng Liệu hỏi để làm gì?”
Liệu đáp:
“Anh cứ làm đúng chương trình của anh đi”.
Hai người nhìn nhau giây lát. Đường quay trở ra. Tiệc rượu ồn ào bên ngoài.
10 đến 12 giờ. Ngồi ở buồng ngoài, giữa những tên cán bộ cộng sản ăn uống, cười đùa như phá, giữa những vỏ chai, những tàn thuốc, những màu khói, Đường nghĩ đến một cái đích xa vời bé nhỏ lúc đó là Hà Nội, là tự do và đến một người rất gần là Liệu, Liệu ở buồng trong, giữa cái đêm tân hôn kỳ lạ nhất của đời người đàn bà.
Đường cúi xuống nhìn đồng hồ. Đúng 10 giờ đêm. Anh nhớ lại thật nhanh trong một lần cuối cùng những khoảng thời gian đã được anh xếp đặt cho việc thi hành và thực hiện dự định.
Mỗi khoảng thời gian đều đứng trên một chỗ đứng riêng: 10g30 vào phòng Liệu. Đúng 11 giờ trở ra. Gặp Liệu, giãi bày cặn kẽ với Liệu trong 30 phút, không hơn không kém. Làm thế nào nói hết đầu đuôi ngọn ngành với Liệu trong 30 phút ngắn ngủi? Thừa thì giờ. Nhưng có đủ thì giờ để Liệu hiểu, suy nghĩ, cân nhắc và ưng thuận? Đường tự trả lời thầm: Liệu sẽ ưng thuận. Anh cũng không hiểu tại sao anh có thể chắc chắn được ở điều đó, ở một người khác dù người ấy là Liệu.
Anh tin ở anh. Nhưng anh lại phải tin ở Liệu, tin một cách liều lĩnh như con người tin ở một cuộc phiêu lưu, tin rằng bên kia đêm sẽ có cái ánh sáng rực rỡ của một ngày. Cả cái chương trình tỉ mỉ, kết quả của bao nhiêu đêm suy nghĩ không ngủ chỉ có 30 phút dành cho những lời anh sẽ nói với Liệu là Đường không cầm nắm được. Cũng chẳng còn cách nào khác. Đành là phải tin chết ở Liệu vậy. Ở đôi mắt Liệu nhìn anh một hôm nào, ở một câu nói dịu dàng của Liệu với anh về Hà Nội, một lần gặp mặt tháng trước, ở đôi tay thon nhỏ của người thiếu nữ. Tin một cách trừu tượng mong manh ở những ngón tay thon nhỏ, ở một đôi mắt hiền hậu, nhưng mà phải tin.
Vậy anh sẽ về phòng Liệu và đi ra lúc 11 giờ đúng. Bữa tiệc sẽ kéo dài và sẽ bế mạc vào 3, 4 giờ sáng. Trước lúc đó không được, vì sớm quá rượu chưa ngấm men, chúng nó còn tỉnh táo thì dễ hỏng việc. Giữa bữa tiệc, anh phải khởi hành chậm lắm là lúc 12 giờ 30. Muộn hơn sẽ không đủ thì giờ đến Văn Điển trước 5 giờ sáng. Đường nhớ lại những vọng gác trùng điệp ở dọc đường, những bốt canh rải rác đến tận cánh đồng cỏ hoang vu sau quận Văn Điển. Đường sẽ nói mấy câu, chúng nó sẽ uống sâm banh và anh sẽ vờ say. Con mắt anh sẽ nhíu lại một vẻ đờ đẫn, bàn tay anh sẽ vung lên trong những dáng điệu nghiêng ngả choáng váng. Chúng nó cười phá lên. Anh nháy mắt với chúng nó, nhìn vào buồng trong. Chúng nó lại cười phá lên.
Bây giờ là là một giờ đêm. Đường chỉ có thể ở phòng Liệu tới 1 giờ rồi phải trở lại bàn tiệc, lần thứ nhì, lần cuối cùng. Đúng 2 giờ sáng lên đường. Đường đã tính đi tính lại, phải ba tiếng rưỡi đồng hồ để đi một đoạn đường 15 cây số, men theo bờ ruộng lầy lội, trong đêm tối nhoà nhạt trên những lối đi tắt ngoài đồng xa cách những làng xóm và những bốt gác. Phải tính cả đến việc đi bộ qua ruộng đêm sẽ mất nhiều thì giờ hơn là đi trên đường lớn.
Đến Văn Điển, 6 giờ kém 30. Trời mùa đông lúc đó mới hé sáng. Đúng 6 giờ thì Đường phải bước lên con đường số 1. Ngày vừa lên thì chương trình cũng vừa thi hành xong.
Đường kiểm điểm lại một lần nữa. Tất cả đều được sắp đặt ổn định. Anh bắt đầu thi hành chương trình bằng cách mỉm cười đánh diêm châm một điếu thuốc lá.
Tên Trưởng ty Công an ngó anh chăm chú hỏi:
“Cười gì thế Đường?”
Y ngồi ngay bên cạnh anh. Đêm nay cũng như từ ba năm, lúc đứng lúc ngồi, bao giờ y cũng ở bên cạnh anh. Cái thân hình cao lớn của Đường lại là cái bóng của nó, bé nhỏ, xiêu đổ. Nó bám hút lấy anh như một loài đỉa như một con rắn độc nguy hiểm lại như một loài mèo có đôi mắt lặng lờ giảo quyệt. Nó vẫn luôn luôn dò xét anh từng cử chỉ bé nhỏ, từng câu nói vụn vặt. Đêm nay nó lại ngồi ở chỗ cũ như một cái bóng, nghĩa là ở bên cạnh anh. Đường nghĩ rằng anh sẽ thích thú ghê gớm nếu bây giờ trước cái ánh sáng chói chang của năm ngọn đèn măng sông, trước tất cả bọn chúng nó, anh được đứng dậy, xoay người vào tên Trưởng ty, thu hết sức căm giận đấm về phía trước mặt. Nắm đấm sẽ làm tối tăm một đôi mắt cú vọ mở đến đứt kẽ vì kinh ngạc, và thằng Trưởng ty Công an sẽ ngã sấp gập xuống mặt bàn. Thì anh sẽ giải thoát cho anh được một thứ gánh nặng, một cái bóng tối, một ám ảnh bền vững ma quái đã chứa nén quá lâu ngày.
Nhưng nắm tay không được phóng ra vì Đường vừa nghĩ tới chương trình của mình. Anh nén lại, rồi nghiêng sang tên Trưởng ty, thì thầm:
“Nghĩ gì thì anh biết đứt đi rồi. Anh chỉ được cái xỏ lá”.
Miệng nói anh khẽ đấm vào hông tên Trưởng ty, nháy mắt nhìn vào trong buồng. Nó nhìn theo, nháy lại ra ý hiểu rồi cười ngặt nghẽo:
“Thì chốc nữa tha hồ “dùng”. Đi đâu mà cuống lên thế”.
Nhân cơ hội, nó đùa nó thêm ngay một câu:
“Đẹp nhất Vân Đình đấy, cậu tư bản cậu tranh mất của chúng tớ. Chán rồi cho chúng tớ mượn nhé. Cộng sản mà!”
Đúng rồi, cộng sản mà! Nó bảo Đường cho nó mượn Liệu, nó đang làm sáng tỏ cái chủ nghĩa của chúng nó đấy. Đường nghẹn thở vì câu nói thô bỉ mà vẫn phải cười đáp lại:
“Ờ, tháng sau tớ chán tớ cho cậu mượn”.
Tên Trưởng ty cười lớn. Mặt nó hồng lên rồi thẫm lại dần dần. Men đang ngấm vào từng tí một. Đường yên lặng theo dõi men rượu đang thấm lắng qua người nó từng tí một. Đường có cảm tưởng như anh nhìn thấy những lối đi của men trong người tên Trưởng ty. Những khuôn mặt khác cũng đã bắt đầu lên màu. Những mẩu tàn thuốc 555 và 999 rơi vãi trên khắp mặt bàn trắng tinh. Vỏ cam đổ ngổn ngang chung quanh những thành đĩa. Một vài cốc rượu đổ nghiêng không có một bàn tay nào buồn nhấc lên. Đường đưa mắt nhìn theo dọc bàn, tất cả những tai to mặt lớn đều có mặt. Tên Chánh án Toà án Quân sự Liên khu ngồi ở giữa, tên Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến tỉnh ngồi đối diện. Ngoài ra thì toàn là những cán bộ cao cấp. Chúng nó ăn mặc áo nâu rách xơ xác nhưng chúng nó uống hàng thùng sâm banh, ăn hàng chục cân cam, ăn hết chim đến gà lại đến những món vây bóng Đường đặt mua từ trong Hà Nội. Tháng trước, được tin Đường cưới vợ, mời chúng dự tiệc cưới, thằng nào cũng giục Đường phải cho người vào Hà Nội mua vây bóng, thuốc lá và rượu mạnh. Nhất là thuốc lá và rượu mạnh.
Bây giờ là vào cuối tháng Chín năm 1950. Con đường duy nhất từ Vân Đình vào Hà Nội qua vùng La Khê ra chợ Văn Điển vừa bị Công an cộng sản cắt đứt. Hàng trăm gia đình tới đó đều bị bắt ở chung quanh La Khê rồi từ La Khê áp tải thẳng vào trại số 5 của Lý Bá Sơ. Con đường độc đạo cuối cùng từ vùng cộng sản vào Hà Nội thế là không còn nữa. Chúng nó đặt bốn trạm kiểm soát ngoài La Khê, trong xóm, cả về phía bên kia La Khê. Những bờ ruộng, cỏ mòn úa dưới những vết chân của những đoàn người dời bỏ khu vực cộng sản qua đó, lại mọc lên hoang rậm như cũ.
Đường quyết định trốn về Hà Nội cùng một lúc khi anh được tin con đường về bị cắt đứt và những gia đình xấu số đã bị bắt giải vào Liên khu IV. Nhưng anh cảm thấy anh không thể trì hoãn được nữa. Trong Hà Nội đưa tin ra cho anh biết mẹ anh bị đau nặng, bệnh tê của thầy anh lại tái phát, gần mười đứa em nhỏ của anh không còn người trông nom, Chính phủ Quốc gia trong đó cần một người thông thạo tất cả những đường lối tổ chức ngoại thương để thiết lập những bang giao thương mại rộng lớn với ngoại quốc. Anh phải về Hà Nội. Về bằng bất cứ cách nào: đường bộ, đường thuỷ, nhưng phải về ngay.
Cộng sản cũng biết Đường cần phải về Hà Nội và anh sẽ về bằng bất cứ cách nào. Lúc đó chúng đang mơn trớn những người trí thức tản cư ra hậu phương, Đường lại quen biết nhiều, sợ ầm tiếng, chúng không dám thủ tiêu anh ngay.
Nhưng chúng cho canh phòng anh hết sức chặt chẽ. Đường ở dưới Sêu Đặng chúng ngầm cho nhân viên Công an đến ở nhà bên cạnh. Thằng này ngủ thằng khác thức thay phiên nhau canh giữ anh suốt ngày đêm. Anh lên Vân Đình chúng bỏ Siêu Đặng lên theo. Canh gác ngày càng nghiêm mật vì chúng không thể để cho anh đi thoát. Chính chúng cũng cần những người như anh, vì giao thương với quốc tế, cả khu vực cộng sản chỉ có anh là đủ năng lực và nhiều kinh nghiệm nhất. Để mất anh là một sự tai hại ghê gớm. Đường cũng biết vậy. Ngày lại ngày những cái mắt của một cái lưới vô hình cứ nhỏ lại mãi. Và những cái bóng cộng sản lẩn khuất chung quanh khởi đầu chỉ thấp thoáng, càng ngày càng hiển hiện rõ rệt thêm.
Những buổi tối ra ngồi bên sông Vân Đình nhìn về chân trời Hà Nội đã sáng lên một vùng ánh sáng lung linh hư ảo, nghĩ đến mẹ, đến một lũ em nhỏ, đến những dự định của anh trong vùng Quốc gia, Đường mím môi nhìn xuống mặt nước tối, cố nghĩ ra một lối trốn thoát khỏi thiên đường cộng sản. Con đường có mấy chục cây số mà hiểm trở hơn hàng nghìn cây số núi rừng. Anh nóng ruột tưởng chừng muốn phát điên lên. Anh biết rằng ngồi đâu đứng đâu cũng có ít nhất là một tên công an lẩn khuất gần gũi đâu đó. Mỗi hành động mỗi cử chỉ của anh đều được ghi nhặt. Nhiều lúc Đường muốn đánh liều cứ đi, phó thác hoàn toàn cho may rủi, nhưng rồi anh lại thôi, cái lẽ giản dị là con người anh không bao giờ chịu hành động hoàn toàn theo may rủi. Nhiều đêm muốn thử xem sao, anh giả vờ mở cửa ra ngoài phố là y như rằng đã có một cái bóng đứng gần nhà hoặc ở dưới một bóng cây, hoặc dưới một mái hiên tối. Đường biết rằng chúng theo dõi anh từng bước, cả ngày lẫn đêm. Làm thế nào để có được một đêm không bị theo dõi? Chỉ cần một đêm không bị theo dõi. Nhưng làm thế nào?
Bỗng nhiên một hôm Đường gặp Liệu.
Ý nghĩ vụt đến như một tia chớp. Đường quen Liệu từ ngoài Hà Nội. Cùng tản cư ra hậu phương, họ gặp nhau ở Vân Đình, nhưng lần nào hai người cũng chỉ hỏi thăm nhau qua loa. Cho đến buổi chiều mà Đường nhất định đặt Liệu vào cái động cơ chính trong dự tính trốn thoát của anh. Anh liền dành cho Liệu một thái độ mới. Anh đến thăm Liệu nhiều lần. Những đêm có trăng sáng anh đến đón Liệu đi chơi thuyền trên sông Vân Đình. Liệu có một cửa hàng thuốc tây nhỏ ở cuối phố. Tên Trưởng ty Công an vẫn mua thuốc sốt rét ở cửa hàng của Liệu.
Hơn một tháng trôi qua, hai người trở nên thân thiết nhau, Đường hỏi Liệu làm vợ. Chờ tới lúc Liệu vừa chính thức nhận lời, Đường liền tung cái tin anh lập gia đình ở hậu phương trong khắp các giới bạn hữu thân thuộc. Anh cho tên Trưởng ty Công an biết trước nhất.
“Ố ố, anh mà cũng lấy vợ địa phương à? Nghe đồn anh có vị hôn thê nào ở trong Hà Nội cơ mà? Tên Trưởng ty vừa hỏi vừa do ý tứ Đường”.
Anh cười to:
“Ở đâu thì lấy vợ và lập nghiệp ở đó chứ? Phụ nữ Hà Nội lấy Tây lấy Tàu hết rồi, chúng mình lấy cái hạng đàn bà trong vùng bị chiếm ấy sao được anh?”
“Thật anh lấy vợ không?”
“Thật. Đêm 30 tháng này tôi mời tất cả các anh đến ăn cưới.
“Tại sao không cưới ngay đầu tháng, lại phải chờ đến 30?”
“À còn phải thu xếp cho linh đình chứ! Kháng chiến thì kháng chiến cũng phải có ba con năm, ba con chín, mô-ét săng-đông cho các anh hôm đó chứ không các anh lại cho đi an trí thì hết đời”.
Câu này Đường chỉ nói đúng một phần. Thực ra, chọn ngày cưới vào đêm 30 anh đã nghĩ đến cái bóng tối đen đặc của một đêm cuối tháng. Đêm 30 không có trăng mới đi được.
Hôm nay đã là đêm 30 rồi. Đường nghĩ lại tất cả chuyện đã xảy ra để anh có thể tới được cái quyết định cuối cùng này. Tụi cán bộ vẫn nói cười ầm ầm chung quanh. Mặt chúng nó đỏ gay. Những cái đầu ngả nghiêng xoả sợi trên những ly rượu. Rồi giọng tên Chủ tịch tỉnh lè nhè:
“Này “đồng chí” Đường, cô dâu đâu gọi ngay ra đây!”
Mấy tên khác ùa lên phụ hoạ nhâu nhâu kêu la cô dâu phải ra trình diện.
“Lại xấu hổ chớ gì! Đêm nay thì tha hồ mà xấu hổ”.
Cả bọn cười thét lên. Một đứa đập bàn:
“Dân chủ cộng hòa, thanh niên phụ nữ giải quyết sinh lý với nhau là thường, xấu hổ cái cóc khô gì? Thôi cho đồng chí Đường vào công tác với cô dâu vậy, nhưng phải lập tức ra ngay”.
Đường nhìn đồng hồ. Nghĩ đến dự định, anh liền đứng ngay dậy:
“Cả làng đã dạy, tôi xin tuân theo mệnh lệnh, nhưng xin được công tác nửa tiếng nhé!”
Nói đoạn, Đường đứng dậy, giả vờ loạng choạng xô ghế, đi thẳng vào phòng Liệu. Anh đóng cửa cẩn thận, rồi tiến lại phía đầu giường. Liệu ngồi cúi đầu một vẻ e thẹn, khép nép. Liệu giật mình khi Đường nói rất nhỏ nhưng rất rõ ràng câu thứ nhất:
“Tôi muốn nói với Liệu một chuyện rất quan trọng. Xin Liệu bình tĩnh…
Đường kể hết cho Liệu nghe. Anh chỉ định cưới Liệu để lấy cớ trốn đi. Chúng nó canh gác anh đêm ngày. Sự canh gác này chỉ có thể chểnh mảng trong một đêm tân hôn. Vì thế, anh phải giả vờ hỏi Liệu làm vợ. Anh cho chúng nó ăn uống thật say. Chúng nó vừa tưởng anh vào động phòng. Anh sẽ trốn thoát ngả sau. Anh sẽ đi suốt đêm về Văn Điển.
Đường nói xong ngừng lại. Liệu ngồi nghe, chết lặng người đi. Liệu bằng lòng lấy Đường vì yêu Đường thành thực. Không ngờ Đường chỉ dùng nàng như một thứ nguỵ trang để che giấu và thực hiện âm mưu của anh.
Đã gần hết nửa tiếng. Đường nói tiếp, vừa đủ cho Liệu nghe thấy:
“Bây giờ thì tất cả sự thành bại nằm trong tay Liệu. Liệu có thể ra báo thẳng cho tên Trưởng ty Công an ngoài kia để trả thù tôi về cái việc đã làm tai tiếng và lỡ dở cả cuộc đời của Liệu. Tôi bắt buộc hành động như vậy vì không còn cách nào khác. Như thế là hèn nhát, là tàn nhẫn, nhưng mẹ tôi đau nặng ngoài Hà Nội, các em tôi còn nhỏ cả. Bây giờ Liệu đã biết tôi không có ý lấy Liệu làm vợ, Liệu có toàn quyền định đoạt”.
Đường quay gót đi ra cửa. Đến cửa buồng thì Liệu gọi tên anh. Đường quay lại.
“Bao giờ anh lại vào đây?”
Liệu hỏi thẩn thờ như trong giấc mộng.
“12 giờ đúng. Tôi đã dự tính, tiệc rượu sẽ kéo dài đến 3, 4 giờ sáng. Còn tám món nữa mới đến tráng miệng. Nhưng Liệu hỏi để làm gì?”
Liệu đáp:
“Anh cứ làm đúng chương trình của anh đi”.
Hai người nhìn nhau giây lát. Đường quay trở ra. Tiệc rượu ồn ào bên ngoài.
10 đến 12 giờ. Ngồi ở buồng ngoài, giữa những tên cán bộ cộng sản ăn uống, cười đùa như phá, giữa những vỏ chai, những tàn thuốc, những màu khói, Đường nghĩ đến một cái đích xa vời bé nhỏ lúc đó là Hà Nội, là tự do và đến một người rất gần là Liệu, Liệu ở buồng trong, giữa cái đêm tân hôn kỳ lạ nhất của đời người đàn bà.
12 giờ kém 5. Đường lại giả vờ. Anh ngã thật mạnh vào tên Trưởng ty Công
an.
“Ê, làm gì đấy! Chưa uống đã say hử?”
Đường tạo giọng nói ngất ngưởng nhất:
“Say thật đấy? Chẳng uống được… các anh ép tôi, các anh hại tôi…”
Giọng anh bét nhè thêm:
“Đêm tân hôn của tôi… các anh hại tôi…”
Cả bàn tiệc rung chuyển trong những tiếng cười tiếng thét. Tên Chánh án Quân sự hét thật to, cầm cả một vỏ chai đập thẳng vào mặt tường. Tiếng thuỷ tinh vỡ tan tành trên mặt đất.
“Thôi nó say, cho nó vào với cô dâu”.
“Cho vào! Cho vào!”
Đường đứng lên, càng giả vờ loạng choạng hơn:
“Thế còn các anh? Không, tôi ở lại…”
Chúng nó giậm chân, thét lên:
“Cho vào. Để mặc chúng tớ. Chúng tớ còn say tới sáng. Còn rượu cứ đưa đây là được rồi. Rượu đâu? Rượu đâu?”
Đường chỉ vào góc buồng. Giữa một đống vỏ không, còn đến gần 20 chai sâm banh chưa mở nút.
“Tốt, được. Thôi vào đi”.
Đường đi loạng choạng thêm vài bước nữa. Vừa qua cửa buồng, anh đóng nghiến cửa lại. Anh gục đầu xuống. Tấn kịch đóng với chúng nó từ chập tối làm anh mệt lả. Anh dựa đầu vào vách. Tiếng nút rượu mở lốp bốp bên ngoài. Tiếng cười, tiếng đập phá, tiếng thuỷ tinh vỡ. Một lát, Đường ngẩng lên lo lắng. Trước mặt anh, rất gần, Liệu đứng yên lặng. Liệu đã thay áo đen từ bao giờ. Cái áo cưới màu hồng vứt dưới đất, ở một chân giường.
Đường ngạc nhiên lại gần. Hai người nhìn nhau, rồi Liệu nói:
“Tôi bằng lòng để anh đi”.
“Tôi cám ơn Liệu”.
“Nhưng tôi cũng đi với anh”.
Đường mở mắt thật to. Điều này ở ngoài chương trình. Hai người trân trân nhìn nhau một lúc nữa. Sau cùng họ mỉm cười. Đường nắm lấy tay Liệu. Hai người cùng đi ra cửa sau.
Ra đến ngoài, vừa đúng 1 giờ đêm. Phố Vân Đình vắng tanh vắng ngắt. Lần đầu tiên trong mấy năm trời, đêm ấy không có cái bóng đen đứng rình ở bên kia đường. Chúng nó còn đang canh gác mấy chai sâm banh.
Đường dắt Liệu đi xuống bờ ruộng. Hai người cứ men theo thân lúa mà đi ra khỏi địa hạt Vân Đình. Tiếng cười nói từ một bàn tiệc nào cứ xa, cứ nhỏ dần rồi mất hẳn. Đường và Liệu đến một cánh đồng bát ngát. Đêm tối đen đặc chung quanh.
Liệu hỏi nhỏ:
“Ông Đường, mấy giờ rồi?”
“Thưa cô, ba giờ”.
Họ tự biết không còn là vợ chồng.
“Ở đây là đâu ông?”
“Lối về Văn Điển cô ạ”.
Hai người lại im lặng đi tiếp. Bàn tay Liệu nằm gọn trong tay Đường. Anh dắt người thiếu nữ đi men theo những bờ đất nhỏ. Yên lặng một đoạn thật dài.
Bỗng Liệu cất tiếng:
“Tại sao ông chờ mãi đến đêm nay mới cho tôi biết?”
“Tôi cũng thấy như vậy là không phải, nhưng tôi không dám tin cô. Sợ cô biết trước, câu chuyện dễ bại lộ”.
“Đúng”, Liệu nói vắn gọn “nhưng nếu tôi không thoả thuận thì sao? Tôi ở lại thì ông nghĩ thế nào?”
“Tôi chỉ định về một mình”.
“Ông có sự tính đến trường hợp tôi báo tên Trưởng ty Công an biết không?”
“Có. Nhưng đến lúc vào buồng lần thứ nhất trở ra, tôi có cảm tưởng cô sẽ không làm thế!”
“Ông tin ở cái gì chứ?”
“Tôi cũng không biết nữa. Có lẽ ở cái nhìn, ở sự im lặng của cô lúc đó”.
Họ nói chuyện thì thầm với nhau suốt đoạn đường còn lại. Họ cũng cười khi nghĩ đến những tên công an cộng sản vẫn còn ngã nghiêng, vẫn còn tuý luý trong bữa tiệc thâu đêm và chúng vẫn yên trí rằng hai người còn ở buồng bên cạnh.
Đường thích thú về cái ý nghĩ chúng không thể nào ngờ được anh lại bỏ đi, đúng vào đêm tân hôn, Đường đã bỏ đi, Liệu đã giúp anh. Họ đã thoả thuận đổi một đêm tân hôn thành một đêm đi tìm đời sống và tự do ngoài khu vực tăm tối. Chỉ có một điều làm Đường băn khoăn là anh cho làm thế, anh đã làm hại đời Liệu.
Tờ mờ sáng hôm sau, hai người đến quận Văn Điển bình yên vô sự. Đường xin cấp giấy thông hành cho anh, cho Liệu. Xong xuôi rồi, anh đưa Liệu ra bến xe.
“Thôi bây giờ Liệu có thể về Hà Nội một mình. Chúng ta sống với nhau một đêm kỳ lạ nhất. Tôi cám ơn Liệu và tất cả. Tôi sẽ giữ những kỷ niệm đẹp nhất về Liệu”.
Người thiếu nữ nhìn anh qua khung xe. Đường lặng người, vừa ngạc nhiên, vừa cảm động. Nước mắt Liệu chảy ướt hai gò má. Liệu mỉm cười qua nước mắt:
“Anh tưởng anh bỏ em được ư? Anh sẽ gặp mẹ anh, các em nhỏ của anh. Nhưng em, em sẽ gặp ai? Anh đã làm xong xuôi kế hoạch của anh. Nếu bây giờ là kế hoạch của Liệu thì anh nghĩ sao?”
Đường sốt sắng:
“Tôi chịu ơn Liệu nhiều vô cùng. Liệu bảo gì tôi cũng làm. Liệu cũng có kế hoạch ư?”
“Có. Anh lên đây. Anh cùng về với Liệu”.
Hai người nhìn nhau rưng rưng. Đường lặng lẽ lên ngồi bên cạnh Liệu. Phía trước mặt họ, con đường số 1 chạy thẳng về một hướng thành phố.
Đường đã vượt khỏi biên giới của cộng sản. Đường không vượt được biên giới của tình cảm. Anh đã ở lại vĩnh viễn trong biên giới của người thiếu nữ.
Hai người hiện có mặt ở miền Nam.
“Ê, làm gì đấy! Chưa uống đã say hử?”
Đường tạo giọng nói ngất ngưởng nhất:
“Say thật đấy? Chẳng uống được… các anh ép tôi, các anh hại tôi…”
Giọng anh bét nhè thêm:
“Đêm tân hôn của tôi… các anh hại tôi…”
Cả bàn tiệc rung chuyển trong những tiếng cười tiếng thét. Tên Chánh án Quân sự hét thật to, cầm cả một vỏ chai đập thẳng vào mặt tường. Tiếng thuỷ tinh vỡ tan tành trên mặt đất.
“Thôi nó say, cho nó vào với cô dâu”.
“Cho vào! Cho vào!”
Đường đứng lên, càng giả vờ loạng choạng hơn:
“Thế còn các anh? Không, tôi ở lại…”
Chúng nó giậm chân, thét lên:
“Cho vào. Để mặc chúng tớ. Chúng tớ còn say tới sáng. Còn rượu cứ đưa đây là được rồi. Rượu đâu? Rượu đâu?”
Đường chỉ vào góc buồng. Giữa một đống vỏ không, còn đến gần 20 chai sâm banh chưa mở nút.
“Tốt, được. Thôi vào đi”.
Đường đi loạng choạng thêm vài bước nữa. Vừa qua cửa buồng, anh đóng nghiến cửa lại. Anh gục đầu xuống. Tấn kịch đóng với chúng nó từ chập tối làm anh mệt lả. Anh dựa đầu vào vách. Tiếng nút rượu mở lốp bốp bên ngoài. Tiếng cười, tiếng đập phá, tiếng thuỷ tinh vỡ. Một lát, Đường ngẩng lên lo lắng. Trước mặt anh, rất gần, Liệu đứng yên lặng. Liệu đã thay áo đen từ bao giờ. Cái áo cưới màu hồng vứt dưới đất, ở một chân giường.
Đường ngạc nhiên lại gần. Hai người nhìn nhau, rồi Liệu nói:
“Tôi bằng lòng để anh đi”.
“Tôi cám ơn Liệu”.
“Nhưng tôi cũng đi với anh”.
Đường mở mắt thật to. Điều này ở ngoài chương trình. Hai người trân trân nhìn nhau một lúc nữa. Sau cùng họ mỉm cười. Đường nắm lấy tay Liệu. Hai người cùng đi ra cửa sau.
Ra đến ngoài, vừa đúng 1 giờ đêm. Phố Vân Đình vắng tanh vắng ngắt. Lần đầu tiên trong mấy năm trời, đêm ấy không có cái bóng đen đứng rình ở bên kia đường. Chúng nó còn đang canh gác mấy chai sâm banh.
Đường dắt Liệu đi xuống bờ ruộng. Hai người cứ men theo thân lúa mà đi ra khỏi địa hạt Vân Đình. Tiếng cười nói từ một bàn tiệc nào cứ xa, cứ nhỏ dần rồi mất hẳn. Đường và Liệu đến một cánh đồng bát ngát. Đêm tối đen đặc chung quanh.
Liệu hỏi nhỏ:
“Ông Đường, mấy giờ rồi?”
“Thưa cô, ba giờ”.
Họ tự biết không còn là vợ chồng.
“Ở đây là đâu ông?”
“Lối về Văn Điển cô ạ”.
Hai người lại im lặng đi tiếp. Bàn tay Liệu nằm gọn trong tay Đường. Anh dắt người thiếu nữ đi men theo những bờ đất nhỏ. Yên lặng một đoạn thật dài.
Bỗng Liệu cất tiếng:
“Tại sao ông chờ mãi đến đêm nay mới cho tôi biết?”
“Tôi cũng thấy như vậy là không phải, nhưng tôi không dám tin cô. Sợ cô biết trước, câu chuyện dễ bại lộ”.
“Đúng”, Liệu nói vắn gọn “nhưng nếu tôi không thoả thuận thì sao? Tôi ở lại thì ông nghĩ thế nào?”
“Tôi chỉ định về một mình”.
“Ông có sự tính đến trường hợp tôi báo tên Trưởng ty Công an biết không?”
“Có. Nhưng đến lúc vào buồng lần thứ nhất trở ra, tôi có cảm tưởng cô sẽ không làm thế!”
“Ông tin ở cái gì chứ?”
“Tôi cũng không biết nữa. Có lẽ ở cái nhìn, ở sự im lặng của cô lúc đó”.
Họ nói chuyện thì thầm với nhau suốt đoạn đường còn lại. Họ cũng cười khi nghĩ đến những tên công an cộng sản vẫn còn ngã nghiêng, vẫn còn tuý luý trong bữa tiệc thâu đêm và chúng vẫn yên trí rằng hai người còn ở buồng bên cạnh.
Đường thích thú về cái ý nghĩ chúng không thể nào ngờ được anh lại bỏ đi, đúng vào đêm tân hôn, Đường đã bỏ đi, Liệu đã giúp anh. Họ đã thoả thuận đổi một đêm tân hôn thành một đêm đi tìm đời sống và tự do ngoài khu vực tăm tối. Chỉ có một điều làm Đường băn khoăn là anh cho làm thế, anh đã làm hại đời Liệu.
Tờ mờ sáng hôm sau, hai người đến quận Văn Điển bình yên vô sự. Đường xin cấp giấy thông hành cho anh, cho Liệu. Xong xuôi rồi, anh đưa Liệu ra bến xe.
“Thôi bây giờ Liệu có thể về Hà Nội một mình. Chúng ta sống với nhau một đêm kỳ lạ nhất. Tôi cám ơn Liệu và tất cả. Tôi sẽ giữ những kỷ niệm đẹp nhất về Liệu”.
Người thiếu nữ nhìn anh qua khung xe. Đường lặng người, vừa ngạc nhiên, vừa cảm động. Nước mắt Liệu chảy ướt hai gò má. Liệu mỉm cười qua nước mắt:
“Anh tưởng anh bỏ em được ư? Anh sẽ gặp mẹ anh, các em nhỏ của anh. Nhưng em, em sẽ gặp ai? Anh đã làm xong xuôi kế hoạch của anh. Nếu bây giờ là kế hoạch của Liệu thì anh nghĩ sao?”
Đường sốt sắng:
“Tôi chịu ơn Liệu nhiều vô cùng. Liệu bảo gì tôi cũng làm. Liệu cũng có kế hoạch ư?”
“Có. Anh lên đây. Anh cùng về với Liệu”.
Hai người nhìn nhau rưng rưng. Đường lặng lẽ lên ngồi bên cạnh Liệu. Phía trước mặt họ, con đường số 1 chạy thẳng về một hướng thành phố.
Đường đã vượt khỏi biên giới của cộng sản. Đường không vượt được biên giới của tình cảm. Anh đã ở lại vĩnh viễn trong biên giới của người thiếu nữ.
Hai người hiện có mặt ở miền Nam.
Nguồn: Nguyệt san Tân văn số 32 tháng 12 năm
1970. Bản điện tử do talawas thực hiện.
Mai Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét