Mảnh đất Hàm Yên qua những vần thơ
Mang vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, nét dịu dàng đằm thắm của sơn
nữ người Dao, Tày, Mông... cùng với đặc sản cam sành, vịt suối Minh Hương... đã níu chân du khách. Qua ngòi bút của các thi sĩ, Hàm Yên hiện lên thật trữ
tình, nên thơ.
Sinh ra và lớn lên ở xã Thái Hòa (Hàm Yên), Tạ Bá Hương, hội
viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh có rất nhiều xúc cảm viết về quê hương. Qua
ngòi bút tinh tế, tác giả phác họa một Hàm Yên hiện lên thật nên thơ:
Du khách đi chợ Quê Hàm Yên. Ảnh: Việt Hòa
“Thăm thẳm triền đá dựng
Con đường nhòa hơi may
Hàm Yên chợt thoáng hiện
Ngang lưng trời sương bay…”
(Hàm Yên và em)
Yêu quê hương tha thiết, từng ngọn cỏ, bờ đê, tiếng gà gáy ban trưa… cũng khiến tác giả thổn thức tiếng lòng. Cái mộc mạc chân chất cứ bám trong từng câu chữ của Tạ Bá Hương:
“Tôi yêu tấc đất quê nhà
Như yêu cổ tích của bà năm xưa
Tiếng gà eo óc ban trưa
Ngẫm thương dáng chị
nắng mưa đi về…”
(Tôi yêu tấc đất quê nhà)
Bài thơ “Hàm Yên phía đất rộng chờ mong” của Nguyễn Kim Thanh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh là những trăn trở, khắc khoải với quê hương:
“Câu hát nửa chừng, càng nghe càng bối rối
Chưa buộc chỉ cổ tay,
rượu ngô đã say mềm
Nhìn nụ cười
môi mọng mang nợ
với Hàm Yên
Những cô gái Dao áo xanh, yếm đỏ…”. Hơn 30 năm gắn bó với sự
nghiệp trồng người trên mảnh đất Hàm Yên, không chỉ là nhà giáo giỏi của tỉnh,
Phạm Văn Vui còn là một trong những hội viên tích cực của Hội Văn học - Nghệ
thuật tỉnh. Bằng cảm nhận rất riêng, tác giả đã bộc lộ cái nhìn tinh tế trước
thiên nhiên và cuộc sống. Bài thơ “Động Tiên” có 4 khổ thơ xinh xắn. Với tứ thơ
lạ, ý thơ hay, tác giả đã giới thiệu cho người đọc thấy được vẻ đẹp huyền ảo,
sinh động cùng gốc tích của danh thắng giữa đại ngàn núi rừng thu hút bước chân
du khách: Con đường nhòa hơi may
Hàm Yên chợt thoáng hiện
Ngang lưng trời sương bay…”
(Hàm Yên và em)
Yêu quê hương tha thiết, từng ngọn cỏ, bờ đê, tiếng gà gáy ban trưa… cũng khiến tác giả thổn thức tiếng lòng. Cái mộc mạc chân chất cứ bám trong từng câu chữ của Tạ Bá Hương:
“Tôi yêu tấc đất quê nhà
Như yêu cổ tích của bà năm xưa
Tiếng gà eo óc ban trưa
Ngẫm thương dáng chị
nắng mưa đi về…”
(Tôi yêu tấc đất quê nhà)
Bài thơ “Hàm Yên phía đất rộng chờ mong” của Nguyễn Kim Thanh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh là những trăn trở, khắc khoải với quê hương:
“Câu hát nửa chừng, càng nghe càng bối rối
Chưa buộc chỉ cổ tay,
rượu ngô đã say mềm
Nhìn nụ cười
môi mọng mang nợ
với Hàm Yên
“Động Tiên treo ở ngang trời
Từ nơi xa đến với người cõi tiên
Ngỡ ngàng từng bước theo lên
Thênh thênh gửi hết ưu phiền gió mây”.
Nhiều độc giả từng nhận xét, trái tim nhà thơ Ngọc Hiệp, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh luôn thổn thức mãnh liệt với quê hương. Từng câu, từng chữ luôn chất chứa xúc cảm yêu thương, nhớ nhung tha thiết. Hàm Yên hiện lên trong thơ ông thật đẹp:
“Về Hàm Yên, Hàm Yên tươi xanh
Hương chè thơm dịu ngọt Cam Sành
Vào Động Tiên khơi trong huyền bí
Ta thấy lòng khát mãi tình yêu”.
Đã từ lâu, chợ Thụt trở thành một nét văn hóa không thể thiếu đối với người dân xã Phù Lưu (Hàm Yên). Không gian, cảnh sắc ấy đã tạo nên bao xúc cảm cho thi sĩ. Bài thơ “Chợ tình Phù Lưu” của nhà thơ Nguyễn Bình, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tựa như một bức tranh nhiều màu sắc: Màu vàng của cam, màu đỏ của hoa cài lên ngực thiếu nữ, màu xanh rừng núi: “Câu hát Páo Dung đưa tôi về
Chợ tình Phù Lưu tháng hai âm lịch…
Rung reng vòng tay… rung reng vòng cổ
Những ngù hoa thắm đỏ,
cài trên ngực tròn đầy Nhờ gió nhờ mây
Nói hộ lời yêu dân dã”.
Tác giả sử dụng thể thơ tự do, ngôn ngữ giàu hình ảnh khiến độc giả lạc vào không gian của phiên chợ tình lãng mạn. Ngất ngây trong men rượu xuân, chàng trai say đắm trong đôi mắt người sơn nữ. Trái tim tan chảy, rung động trao nhau bao lời yêu thương, hẹn ước.
Một lần đặt chân đến Minh Hương, nơi có nhiều đặc sản nổi tiếng; con người thiên nhiên mộc mạc, hài hòa. Bằng cái nhìn tinh tế, mới lạ, nhà thơ Nguyễn Hữu Dực, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đã khắc họa một Minh Hương rất riêng, không kém phần thi vị:
“Minh Hương,
Lộc cộc con đường
Quanh co chiều khát nắng
… Em gái Mông quẩy tấu ngô xuống núi
Mang hoàng hôn về trên má
Tôi, người khách lạ
Nhớ một lần Minh Hương”.
(Ký ức Minh Hương)
Mảnh đất Hàm Yên để lại ân tình sâu nặng với người đến, người đi. Qua mỗi làng bản, mỗi con đèo, con suối... ta đều cảm nhận được sự nồng ấm, chân tình của con người nơi đây. Hàm Yên gợi nhớ, gợi thương, để rồi ta cứ mãi khắc khoải trong những vần thơ…
Nói hộ lời yêu dân dã”.
Tác giả sử dụng thể thơ tự do, ngôn ngữ giàu hình ảnh khiến độc giả lạc vào không gian của phiên chợ tình lãng mạn. Ngất ngây trong men rượu xuân, chàng trai say đắm trong đôi mắt người sơn nữ. Trái tim tan chảy, rung động trao nhau bao lời yêu thương, hẹn ước.
Một lần đặt chân đến Minh Hương, nơi có nhiều đặc sản nổi tiếng; con người thiên nhiên mộc mạc, hài hòa. Bằng cái nhìn tinh tế, mới lạ, nhà thơ Nguyễn Hữu Dực, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đã khắc họa một Minh Hương rất riêng, không kém phần thi vị:
“Minh Hương,
Lộc cộc con đường
Quanh co chiều khát nắng
… Em gái Mông quẩy tấu ngô xuống núi
Mang hoàng hôn về trên má
Tôi, người khách lạ
Nhớ một lần Minh Hương”.
(Ký ức Minh Hương)
Mảnh đất Hàm Yên để lại ân tình sâu nặng với người đến, người đi. Qua mỗi làng bản, mỗi con đèo, con suối... ta đều cảm nhận được sự nồng ấm, chân tình của con người nơi đây. Hàm Yên gợi nhớ, gợi thương, để rồi ta cứ mãi khắc khoải trong những vần thơ…
Hoàng Niềm
Theo http://baotuyenquang.com.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét