Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Hồ Xuân Hương, nhà thơ của phụ nữ

Hồ Xuân Hương, nhà thơ của phụ nữ 
Trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, bởi vì thơ bà trước hết là tiếng nói tâm tình của người phụ nữ.
Không phải người phụ nữ lầu son gác tía, chinh phụ hay cung tần, mà là người phụ nữ bình thường, người phụ nữ lao động có nhiều bất hạnh trong cuộc sống, Có thể nói, ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hương là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những người phụ nữ ấy, những tiếng than và những tiếng thét, những tiếng căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay.
Ai cũng biết cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phận riêng dành cho phụ nữ, Nhưng cái đau khổ của phụ nữ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng của nó, Phụ nữ cũng là người làm lụng đầu tắt mặt tối, cũng đói cơm rách áo, cũng bị trăm nghìn thứ chà đạp như bất cử một người bị áp bức nào khác, Nhưng xã hội phong kiến còn dành cho họ nhiều sự bạc đãi: các qui chế nặng nề của đạo đức, của lễ giáo, của tập tục xã hội... mà cái đau khổ về tinh thần nhiều khi còn day dứt đau đớn hơn nhiều lần cái đau khổ về thể chất!
Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ, và nhà thơ của phụ nữ, bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung, và, kinh nghiệm của cuộc đời riêng chẳng ra gì của mình, nhà thơ đứng về phía những người phụ nữ bị áp bức. Trong thơ mình, Xuân Hương không nói đến toàn bộ nổi khổ của phụ nữ. Xuân Hương hình như chỉ muốn nói đến nỗi đau khổ riêng có tính chất giới tính của mình, Viết về đề tài phụ nữ, nhà thơ thường xoáy sâu vào các ngóc ngách éo le của cuộc đời để nêu lên những bi kịch không kém phần chua chát, song bình thường nó bị xóa nhòa trong một cuộc sống vốn dĩ đã rập khuôn theo những chế ước nặng nề của lễ giáo, Hồ Xuân Hương viết về nỗi khổ của người phụ nữ ''lấy chồng chung'' hay nỗi khổ của người phụ nữ ''không chồng mà chửa'' v.v... Trong bài Cảnh chồng chung, nhà thơ vạch ra làm lẽ chẳng qua chỉ là một thứ làm mướn, thậm chí còn tệ hơn làm mướn nữa: đó là thứ làm mướn không công, Hồ Xuân Hương nêu lên được một nét điển hình nổi bật của chế độ hôn nhân phong kiến. Xã hội phong kiến bắt người phụ nữ phải chính chuyên một chồng trong khi cho phép đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp. Trừ trường hợp cá biệt, lấy vợ lẽ vì người vợ cả không có con trai ''nối dõi tông đường'', thông thường trong xã hội phong kiến lấy lẽ là để thỏa mãn cuộc sống dâm dật của bọn địa chủ, đồng thời để có thêm sức lao động. Đó là cách thuê nhân công mà không phải trả tiền công, ý nghĩa phê phán sâu sắc trong bài thơ của Hồ Xuân Hương là ở đó. Và ý nghĩa ấy được nhân lên rất nhiều, do chỗ người phụ nữ của Xuân Hương cố hết sức để chịu đựng:

Năm thì mười họa hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần cỏ cũng không,
Cố đấm ăn xôi ,xôi lại hẩm,
cầm bằng làm mướn, mướn không công!

Và đã không chịu đựng nổi, đã thét lên:
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Hồ Xuân Hương nhận thức được cảnh bất công, ngang trái của việc lấy chồng chung, nhà thơ lên tiếng chửi mắng quyết liệt, nhưng điều kiện xã hội phong kiến vẫn cứ cho phép nó nghiễm nhiên tồn tại. Lịch sử hạn chế nhà thơ, Xuân Hương không tìm được lối thoát. Bài thơ kết thúc không mở ra bước ngoặt nào cả, mà đóng lại bằng một tiếng thở dài bất lực:
Thân này ví biết dường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong!
Nhà thơ không thể vượt lên trên hoàn cảnh xã hội. Bất mãn với thực tại, Xuân Hương nghĩ giá gì ngày trước, dừng đi lấy chồng! Đó là một cách nói chứ không phải một giải pháp, và tiếng thở dài của Xuân Hương chỉ làm đậm thêm cái mỉa mai của thực tại.
Đặc điểm của thơ Xuân Hương là không bao giở dửng dưng, lạnh nhạt. Nhà thơ luôn luôn có một trái tim cháy bỏng, nói đến cái gì là nói đến với tất cả sự xúc động chân thành của mình, Khi giận dữ thì thét lên, mắng chửi; khi yêu thương thì đằm thắm, ngọt ngào. Nếu bài Cảnh chồng chung là tiếng nói phẫn uất chua xót đối với chế độ đa thê bất công mà người phụ nữ phải chịu đựng, thì bài Không chồng mà chửa lại là một bời nói rất mực khoan dung, độ lượng đối với cảnh ngộ không may của họ.
Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ chửa hoang là một tai họa tầy đình, Thời Hổ Xuân Hương sống và sáng tác, bộ luật Gia Long ghi rõ: ''Nam nữ đã đính hôn với nhau, nhưng chưa cưới mà dã thông gian thì phải phạt một trăm trượng''. Và chú thêm: ''người đàn bà phạm tội gian dâm thì hết cả liêm sỉ, nên bắt cởi áo cánh, cho để mặc váy mà gia hình; còn tội khác, khi phạt cũng được mặc cả áo''.
Đấy là ''tội'' của những người có đính hôn, nhưng chưa cưới xin đã ăn nằm với nhau.Chứ những người không có đính hôn, những phụ nữ ''không chồng mà chửa'' thì ''tội'' không thể hình dung được. Giai cấp phong kiến thống trị lấy việc lăng nhục nhân cách con người để trả thù cho cái mà chúng gọi ''phá hoại nhận cách'', là ''hết cả liêm sỉ'', Thật không có sự lệ thuộc nào bằng sự lệ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Pháp luật, lễ giáo, tập tục, những tam cương ngũ thường, tam tòng tứ đức đã hoàn toàn biến phụ nữ thành một thứ sở hữu của người gia trưởng, của đàn ông. Họ biết tước hết mọi quyền lợi, kể cả quyền được yêu, và quyền đối với con cái của họ.
Trong hoàn cảnh như vậy, quan hệ vợ chồng chưa chắc đã là quan hệ yêu đương, và việc ''không chồng mà chửa'' chưa hẳn là chuyện bừa bãi, trong bộc trên dâu, mà nhiều khi lại là kết qua của một tình yêu thật sự. Người phụ nữ ''không chồng mà chửa'' trong bài thơ của Xuân Hương là trường hợp ấy, Nàng nói với người tình của mình nửa như trách móc, nửa như tâm sự:

Cả nể cho nên hóa dở dang,
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng!
không coi việc làm của nàng là tội lỗi. Đó chỉ là chuyện ''cả nể'' đối với người tình, và vì cả nể nên mới hóa dở dang như vậy. Lễ giáo, luật pháp phong kiến khắc nghiệt làm cho người tình không dám nhìn nhận kết quả tình yêu của chàng. Chỗ nhút nhát ấy của bạn tình, người phụ nữ của Xuân Hương cũng rất độ lượng:
Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng!
nàng chỉ yêu cầu một điều là phải nhìn nhận sự việc cho đúng đắn. Đây là chuyện tình, chuyện nghĩa chứ không phải chuyện bướm ong trong chốc lát: ''Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa''. Còn kết quả của nó, bạn tình không dám nhận, nàng xin đảm đương tất cả:
''Mảnh tình một khối thiếp xin mang'',
Cuối cùng nguời phụ nữ của Xuân Hương thấy không thể sống khuất phục được, nàng đã ngẩng cao đầu tuyên chiến với lễ giáo phong kiến, bằng những lời lẽ hùng hồn, đanh thép:
Quản bao miệng thế lời chênh lệch,
không có, nhưng mà có, mới ngoan,
Thái độ của, Xuân Hương bắt gặp thái độ của quần chúng nhân dân trong ca dao:
Không chồng mà chửa mới ngoan,
Có chăng mà chửa thế gian sự thường,
Cố nhiên, quần chúng nhân dân cũng như Hồ Xuân Hương không phải bênh vực cho quan hệ bừa bãi giữa nam nữ, mà ở đây là cách nói ''ăn miếng trả miếng'' có tính cách đốp chát trong lối đối thoại của nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị.
Xuân Hương là nhà thơ yêu con người, yêu cuộc uống, Tình cảm chân thành làm cho thơ Xuân Hương dường như lúc nào cũng che dấu bên trong một nụ cười. Đối với Xuân Hương, nụ cười có ý nghĩa nhiều hơn nhũng giọt nước mắt. Tất nhiên nói thế chẳng phải nước mắt không có ý nghĩa. Nhất là đối với những giọt nước mắt hết sức chân thành và thông cảm như của một Nguyễn Du chẳng hạn, thì đó vẫn là niềm an ủi lớn đối với con người, đó vẫn là một bằng chứng rằng con người không phải tất cả là láng sói, mà còn có những tấm lòng. Song dù sao cũng phải nhận rằng, cuộc sống cũ nước mắt đã đọng lại thành sông, thành biển, khóc thêm vài giọt nữa phỏng có ích gì? Xuân Hương không muốn khóc, Xuân Hương không muốn phủ một màu đen lên cuộc đời vốn đã đen ngòm của những con người đau khổ, mà muốn đem đến cho họ một nụ cười, giúp họ có nghị lực để sống và chống chọi với cuộc sống. Nhà thơ sẽ bảo một bà lang khóc chồng:

Văng vẳng tai ghe tiếng khóc gì,
Thương chồng nên nỗi khóc tì ti,
sẽ bảo một cô gái chồng chết:
Nín đi kẻo thẹn với non sông,
Ai về nhắn nhủ đàn em bé...
Sẽ đem đến chút ánh sáng của lòng tin vào một lẽ phải công bằng và nhân đạo hơn để cho những cô gái không chồng mà chửa có thể tiếp tục sống, làm mẹ và làm người:
Không có, nhưng mà có, mới ngoan!
Nhưng đối với phụ nữ, Xuân Hương không phải chỉ có thông cảm và bênh vực. Đặc biệt hơn nữa là nhà thơ còn hết sức đề cao và ca ngợi họ. Xuân Hương tìm thấy vẻ đẹp thật sự chân chính của họ.
Trong một loạt hình tượng nói về số phận bấp bênh hẩm hiu của người phụ nữ như chiếc bánh trôi ''bảy nổi ba chìm với nước non''; con ốc nhồi ''đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi'', hay quả mít ''da nó sù sì” v.v... nhà thơ chú trọng nêu bật cái đẹp bên trong, cái đẹp tâm hồn của họ. Quả mít da sù sì, nhưng ''múi nó dày'', Chiếc bánh trôi bảy nổi ba chìm và ''rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn'', nhưng ''vẫn giữ tấm lòng son''...
Trong bài thơ Đề tranh tố nữ, Xuân Hương ca ngợi người phụ nữ ,ở một khía cạnh khác: ca ngợi tuổi trẻ tươi mát, trắng trong của các cô gái đang xoan:
Chị cũng xinh mà em cũng xinh,
Đôi lứa như in tờ giấy trắng,
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh,,,
Và trong bài Thiếu nữ, ngòi bút của nhà thơ lại đi vào một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ về cái đẹp của họ: cái đẹp trong cơ thể. Bài thơ là một bức tranh khỏa thân truyền thần sinh động:
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, ,
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc,nồng,
Lược trúc biếng cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long,
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch đào nguyên suối chửa thông,
Quân tử dùng dằng đi chẳng đứt,
Đi thì cũng dở ở không xong,
Không phải bằng đường loét và màu sắc, mà bằng một thứ ngôn ngữ trang trọng, bức tranh khỏa thân của Xuân Hương mới sinh động biết bao!
Có người cho đây là một cách nhảm nhí của nhà thơ, một thứ ''dâm hay tục'', Nhưng bài thơ có gì là nhảm nhí, có gì là dâm, là tục? Ở đây người đọc chỉ thấy một thân hình cân đối mĩ lệ của người thiếu nữ, một quang cảnh nên thơ với những bồng đảo, đào nguyên...
Bức tranh không hề khiêu gợi một sự thèm khát nào của dục vọng thấp hèn, mà chỉ đem đến cho người đọc những rung động thẩm mỹ thanh cao.

Theo http://thoduongdatviet.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...