Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ
Chúng ta vẫn đi trên con đường của mình cho dù có nắng lên
hay mưa đến. Có đoạn gập ghềnh khúc khuỷu cũng có nơi đầy hoa thơm cỏ lạ, trên
hành trình ấy cuộc sống sẽ cho ta những bài học, để ở mỗi một khúc quanh cuộc đời,
ta lại lên đường hành trang đầy ắp những điều mới mẻ. Hãy yêu lấy con đường mà
ta đi, đừng hững hờ với giọt sương buổi sớm đọng trên ngọn cỏ, với nắng hoàng
hôn trên ngã ba sông.
Thân phận đời người chỉ là hữu hạn trong cái vô hạn của đất
trời. Rồi còn lại gì ngoài cái bao la hư vô, như một vì sao xa chợt tắt , tất cả
chỉ là khoảng không vĩnh cửu.
Ta đợi ngày bờ lau tóc trắng
Ngồi bên nhau hát khúc phiêu du
Cuộc đời ơi! mây trôi qua cửa
Nắm tay nhau ta về chốn hư không...
Cuộc đời con người thật sự dài được bao nhiêu, mới đó đã đi được nửa chặng đường cuộc sống. Mỗi ngày thức dậy cảm nhận được hơi thở của cuộc sống quanh ta, vẫn cảm thấy mình hừng hực những đam mê những khát vọng. Nhưng ngày tháng đã dần ngắn lại, mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày gần hơn cho một sự chia ly.
Hôm qua đi chợ gặp một phụ nữ quen, bà đã gần bảy mươi, tóc đã bạc trắng nhưng vẫn còn lưu lại dấu vết của một thời xuân sắc. Bà đi giữa chợ, đầu ngẩng cao, những nếp nhăn hằn sâu trên da thịt, lẻ loi giữa những ồn ào náo nhiệt. Tôi chợt tự hỏi, đâu rồi cô thiếu nữ như hoa tươi buổi sớm một thời đã làm say đắm biết bao chàng trai, đâu rồi người phụ nữ nhan sắc mặn mà làm say mê bao gã đàn ông. Tất cả rồi đã đi qua, nghiệt ngã và lạnh lùng! Ta của một ngày nào trẻ trung sức sống, tưởng chừng có thể lấp bể dời non, thoáng chốc đá da mồi tóc bạc.
Ước mơ vẫn còn phía trước mà thời gian đã ở lại phía sau rồi.
Mỗi chúng ta đều phải làm người lữ hành trên con đường của riêng mình. Chỉ là đường một chiều! sẽ không có chuyện phân vân quay đầu khi phía trước gập ghềnh khúc khuỷu. Cha tôi năm nay đã trên tám mươi tuổi rồi, ngày nào sau buổi cơm chiều hai cha con củng pha một bình trà ngồi uống trên bộ ván, nơi nhìn ra khoảng sân sau có gốc khế rụng đầy hoa tím. Câu chuyện của ông phần nhiều là những hoài niệm về một thời đã qua, về những bạn bè mà phần đông đã về chốn hư vô.
Đôi khi hàng giờ liền hai cha con không nói câu nào, chỉ lẳng lặng uống trà. Những lúc ấy đôi mắt ông xa xôi nhìn ra cái khoảng sân sau tím màu hoa khế. Ông đang sống lại với những tháng ngày của mình, cái thời mà ông vẫn hay gọi là "hồi ấy" mỗi khi ông kể chuyện về cuộc đời mình. Tôi hiểu và thương ông vô hạn. Nhưng làm sao?, khả năng con người quá nhỏ bé trước quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. "Một cõi đi" rồi lại phải "về"! Cái nghiệt ngã của cuộc sống là bạn phải chấp nhận đi đến cuối đoạn đường, cho dù những viên sỏi nhọn có làm cho bạn tóe máu bàn chân. Cái đích cuối cùng rồi củng sẽ đến bất chấp chúng ta có cố trì hoãn đến đâu. Thân phận đời người chỉ là hữu hạn trong cái vô hạn của đất trời. Rồi còn lại gì ngoài cái bao la hư vô, như một vì sao xa chợt tắt, tất cả chỉ là khoảng không vĩnh cửu.
Chỉ một lần ta đi qua đây
Một lần thôi rong chơi trần thế
Một lần rồi chẳng là lần nào nữa
Đừng hững hờ với nắng ấm ngày lên.
Chúng ta vẫn đi trên con đường của mình cho dù có nắng lên hay mưa đến. Có đoạn gập ghềnh khúc khuỷu cũng có nơi đầy hoa thơm cỏ lạ, trên hành trình ấy cuộc sống sẽ cho ta những bài học, để ở mỗi một khúc quanh cuộc đời, ta lại lên đường hành trang đầy ắp những điều mới mẻ. Hãy yêu lấy con đường mà ta đi, đừng hững hờ với giọt sương buổi sớm đọng trên ngọn cỏ, với nắng hoàng hôn trên ngã ba sông.
Hãy chân thành và rộng mở tâm hồn ra với mọi người, bạn sẽ nhận biết được giá trị đích thực của cuộc sống. Chúng ta sẽ chẳng còn là kẻ lữ hành cô độc, một mình một bóng nữa nếu chúng ta biết lắng nghe và quan tâm và sẽ chia. Bạn sẽ tìm ra rất nhiều điều thú vị và mới mẽ trong chính cuộc sống xung quanh mình. Hãy mở lòng ra đừng hững hờ với cuộc sống, tôi tin rằng bạn sẽ có rất nhiều những người bạn đồng hành cùng sẽ chia trên suốt quãng đường đời, bạn sẽ không còn là kẻ lữ hành cô độc.
Ta đợi ngày bờ lau tóc trắng
Ngồi bên nhau hát khúc phiêu du
Cuộc đời ơi! mây trôi qua cửa
Nắm tay nhau ta về chốn hư không...
Cuộc đời con người thật sự dài được bao nhiêu, mới đó đã đi được nửa chặng đường cuộc sống. Mỗi ngày thức dậy cảm nhận được hơi thở của cuộc sống quanh ta, vẫn cảm thấy mình hừng hực những đam mê những khát vọng. Nhưng ngày tháng đã dần ngắn lại, mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày gần hơn cho một sự chia ly.
Hôm qua đi chợ gặp một phụ nữ quen, bà đã gần bảy mươi, tóc đã bạc trắng nhưng vẫn còn lưu lại dấu vết của một thời xuân sắc. Bà đi giữa chợ, đầu ngẩng cao, những nếp nhăn hằn sâu trên da thịt, lẻ loi giữa những ồn ào náo nhiệt. Tôi chợt tự hỏi, đâu rồi cô thiếu nữ như hoa tươi buổi sớm một thời đã làm say đắm biết bao chàng trai, đâu rồi người phụ nữ nhan sắc mặn mà làm say mê bao gã đàn ông. Tất cả rồi đã đi qua, nghiệt ngã và lạnh lùng! Ta của một ngày nào trẻ trung sức sống, tưởng chừng có thể lấp bể dời non, thoáng chốc đá da mồi tóc bạc.
Ước mơ vẫn còn phía trước mà thời gian đã ở lại phía sau rồi.
Mỗi chúng ta đều phải làm người lữ hành trên con đường của riêng mình. Chỉ là đường một chiều! sẽ không có chuyện phân vân quay đầu khi phía trước gập ghềnh khúc khuỷu. Cha tôi năm nay đã trên tám mươi tuổi rồi, ngày nào sau buổi cơm chiều hai cha con củng pha một bình trà ngồi uống trên bộ ván, nơi nhìn ra khoảng sân sau có gốc khế rụng đầy hoa tím. Câu chuyện của ông phần nhiều là những hoài niệm về một thời đã qua, về những bạn bè mà phần đông đã về chốn hư vô.
Đôi khi hàng giờ liền hai cha con không nói câu nào, chỉ lẳng lặng uống trà. Những lúc ấy đôi mắt ông xa xôi nhìn ra cái khoảng sân sau tím màu hoa khế. Ông đang sống lại với những tháng ngày của mình, cái thời mà ông vẫn hay gọi là "hồi ấy" mỗi khi ông kể chuyện về cuộc đời mình. Tôi hiểu và thương ông vô hạn. Nhưng làm sao?, khả năng con người quá nhỏ bé trước quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. "Một cõi đi" rồi lại phải "về"! Cái nghiệt ngã của cuộc sống là bạn phải chấp nhận đi đến cuối đoạn đường, cho dù những viên sỏi nhọn có làm cho bạn tóe máu bàn chân. Cái đích cuối cùng rồi củng sẽ đến bất chấp chúng ta có cố trì hoãn đến đâu. Thân phận đời người chỉ là hữu hạn trong cái vô hạn của đất trời. Rồi còn lại gì ngoài cái bao la hư vô, như một vì sao xa chợt tắt, tất cả chỉ là khoảng không vĩnh cửu.
Chỉ một lần ta đi qua đây
Một lần thôi rong chơi trần thế
Một lần rồi chẳng là lần nào nữa
Đừng hững hờ với nắng ấm ngày lên.
Chúng ta vẫn đi trên con đường của mình cho dù có nắng lên hay mưa đến. Có đoạn gập ghềnh khúc khuỷu cũng có nơi đầy hoa thơm cỏ lạ, trên hành trình ấy cuộc sống sẽ cho ta những bài học, để ở mỗi một khúc quanh cuộc đời, ta lại lên đường hành trang đầy ắp những điều mới mẻ. Hãy yêu lấy con đường mà ta đi, đừng hững hờ với giọt sương buổi sớm đọng trên ngọn cỏ, với nắng hoàng hôn trên ngã ba sông.
Hãy chân thành và rộng mở tâm hồn ra với mọi người, bạn sẽ nhận biết được giá trị đích thực của cuộc sống. Chúng ta sẽ chẳng còn là kẻ lữ hành cô độc, một mình một bóng nữa nếu chúng ta biết lắng nghe và quan tâm và sẽ chia. Bạn sẽ tìm ra rất nhiều điều thú vị và mới mẽ trong chính cuộc sống xung quanh mình. Hãy mở lòng ra đừng hững hờ với cuộc sống, tôi tin rằng bạn sẽ có rất nhiều những người bạn đồng hành cùng sẽ chia trên suốt quãng đường đời, bạn sẽ không còn là kẻ lữ hành cô độc.
BBT sưu tầm
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ!
Trong chúng ta hầu như ai cũng ném mình hay vong
thân theo những sự vụ bên ngoài quá nhiều...
Khi thời gian bị bóc lột
Annie Dillard đã viết: “Cách chúng ta sử dụng thời gian
trong ngày chính là cách chúng ta sống trong cuộc đời”. Chúng ta đã sống một
ngày như thế nào? Chúng ta đã tận hưởng nguồn vốn thời gian đời mình như thế
nào? Có chút luyến tiếc hay hối hận nào không khi ngoảnh lại tự hỏi như một nhà
thơ: Ta đã làm chi đời ta?
Trong bộ phim “In Time” đang công chiếu, một phim
khoa học viễn tưởng đem đến cho người xem cảm giác... ngột ngạt về sự bóc lột
không đếm bằng tiền mà bằng thời gian: từng phút, từng giây. Trong phim, từ năm
25 tuổi, cái đồng hồ thời gian sẽ hiện lên trên cổ tay trái mỗi người. Bước vào
đời, đi làm được trả công bằng thời gian, tiêu xài cũng tính bằng thời gian. Ăn
một cái bánh, uống một ly nước, đi một chuyến xe..., tất thảy đều tính vào cái
đồng hồ thời gian đó. Nhịp sống cứ thế mà trôi theo tiếng tích tắc của đồng hồ.
Kịch tác gia kiêm đạo diễn Andrew Niccol đã hình dung ra một xã hội như thế.
Ông đã bổ sung cảnh một bà mẹ tặng con mình một nửa thời gian để con được bữa
ăn trưa, và khi không còn đủ thời gian để đón xe đi gặp lại con, bà đã chết
trong tay người con đang đem thời gian về cho mẹ. Nếu cả hai mẹ con kịp chạm
tay nhau sớm hơn một giây, “ngân sách” thời gian từ tay người con sẽ được chuyển
qua tay người mẹ và bà đã không phải chết tức tưởi vì trước đó, gã bán vé xe đã
nhất định không bán thiếu cho bà nửa giờ!
Khi bạn nhờ ai làm công việc gì đó, bạn cũng sẽ phải trả công
anh ta bằng thời gian. Người xem rùng mình vì cái giá của thời gian: sự sống và
cái chết. Ngân quỹ thời gian của mỗi đời người thì có hạn vậy mà chúng ta đã và
đang lãng phí vốn thời gian từng ngày từng giờ. Hãy ngồi nhẩm tính: một đời người
hưởng được bao nhiêu năm khỏe mạnh và hạnh phúc, bao nhiêu mùa xuân? Chúng ta
đã dùng thời gian mình như thế nào? Bao nhiêu thời gian của chúng ta bị tước đoạt,
lãng phí?
Trong cuộc khảo sát 2.500 nhân viên văn phòng trong mọi ngành
nghề tháng 8, website Salary đã có được những con số thống kê đáng kinh ngạc:
73% số người tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn thừa nhận rằng:
họ tiêu tốn khá nhiều thời gian cho những hoạt động không hề liên quan gì đến
công việc, (và con số 73% hiện nay đã tăng 10%). Cụ thể số liệu đó như sau:
48%: Sử dụng internet vào việc riêng; 33%: Tán gẫu với đồng
nghiệp; 30%: Dành cho các công việc làm thêm khác; 19%: “Buôn chuyện” qua điện
thoại; 15%: Nghỉ giải lao hoặc ăn trưa quá lâu.
Vì đâu con người lại lãng phí thời gian? Theo họ thì hầu hết
cảm thấy chán nản công việc họ đang làm và họ cảm thấy thời gian làm việc quá
dài. Lương thấp và nhiều lý do khác như họ không cảm thấy thoải mái trong môi
trường làm việc có quá nhiều áp lực được đưa ra minh chứng cho lý do khiến mọi
người không muốn tập trung hoàn toàn công sức cho công việc, cụ thể số liệu khiến
nhiều người ngạc nhiên, trong đó có 42% số họ thừa nhận lãng phí thời gian
vì phải tham gia các buổi meeting, hội họp; 33% thời gian lãng phí cho các công
việc liên quan đến thủ tục hành chính rườm rà…
Còn những nhà quản lý thì sao? Những nhà quản lý lãng phí thời
gian quý giá thường không đủ thời gian làm những việc quan trọng cho doanh nghiệp,
không sắp xếp được thời gian để phát huy sở trường và tiềm năng của mình. Họ
thường xuyên ở trạng thái căng thẳng vì áp lực thời gian và không có thời gian
chăm sóc cá nhân. Câu giải thích cửa miệng cho việc này là tại bận quá, tại họ
không còn thời gian. Thay vào đó, họ chuyên làm những việc lặt vặt, làm thay những
việc từ nhỏ đến lớn cho nhân viên, hoặc thời gian làm mọi việc bị động, phụ thuộc
vào lịch làm những việc không quan trọng. Nhiều nhà quản lý không đủ thời gian
giải bài toán quản lý thời gian của mình, trễ nải trong công việc hoặc từ chối
nhận thêm việc theo trọng trách.
Ai đã đánh cắp thời gian của họ?
Không ai khác ngoài chính họ. Nhà quản lý lãng phí thời gian
bởi không ở thế chủ động quản lý thời gian, quản lý chính cá nhân mình và cái
giá của sự bị động chính là biến tài sản quý giá này thành chi phí của doanh
nghiệp.
Họ không hề lập kế hoạch công việc hay lịch làm việc, mơ hồ mục
tiêu, kết quả mong muốn, thời lượng, bắt đầu - kết thúc, độ ưu tiên. Với những
công việc liên quan không thuộc trọng trách, vẫn không ủy quyền cho nhân viên
thực hiện. Không hề thực hiện châm ngôn “Giờ nào việc nấy” - Làm đúng theo kế
hoạch làm việc - Chưa kể các buổi họp triền miên dài lê thê không kết quả. Như
đã nêu trên, những việc liên quan đến thủ tục giấy tờ, hành chính cũng “bóc lột”,
vô tình hay cố ý làm cho quỹ thời gian chúng ta bị hao mòn, thất thoát đáng kể.
Trên bình diện quản lý vĩ mô, chúng ta đã từng thừa nhận “Tốc
độ cải cách hành chính còn chậm, kết quả còn chưa đạt được so với mục tiêu
chung đặt ra là “đến năm 2010 xây dựng được một nền hành chính dân chủ, trong sạch,
vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại” (Bài phát biểu về Tổng kết cải cách hành
chánh do Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn trình bày).
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, yếu kém nói trên
có liên quan tới tệ cửa quyền, quan liêu, tham nhũng vẫn còn, tính công khai,
minh bạch của nền hành chính còn nhiều thách thức...
Người ta đã thử tính sơ bộ số thời gian bị mất do kẹt xe tắc
đường riêng tại TP.HCM đã làm thiệt hại khoảng 1.000 tỷ đồng (dự toán 2009) đến
nay chắc phải cao hơn nhiều, chưa kể thiệt hại về sức khỏe do khói xe, do bực bội…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói việc đơn giản hóa thủ tục
hành chính giúp giảm được chi phí hành chính cả nước khoảng 30 ngàn tỷ đồng/năm. Chúng
ta còn “bóc lột” thời gian của người khác đến bao giờ khi đã có nhận định rằng
thủ tục hành chính tiếp tục là rào cản lớn đối với nhà đầu tư khi thâm nhập thị
trường Việt Nam khi họ trung bình phải trải mất 44 ngày và trải qua 9 thủ tục để
có giấy phép kinh doanh. Ở riêng hai chỉ tiêu này, Việt Nam bị xếp hạng lần lượt
là 119 và 94.
Làm sao sử dụng ngân quỹ thời gian tốt nhất?
Một câu hỏi đơn giản là “Liệu việc đó có xứng đáng để tôi
dành thời gian không?”. Theo Lama Surya Das thì: “Tự hỏi như thế sẽ
giúp chúng ta chuyển đổi thời gian bị lãng phí thành thời gian được sử dụng
một cách hữu ích. Tại sao chúng ta không tiết kiệm và đầu tư thời gian một cách
cẩn thận như chúng ta đã làm đối với tiền bạc, vì thời gian có giá trị hơn và
không thể thay thế được” (Sáu thủ thuật làm chủ thời gian theo lời Phật dạy
- bản dịch Thích Minh Phú, NS. Giác Ngộ 188).
Trong chúng ta hầu như ai cũng đã lãng phí quỹ thời gian của
mình vì đã ném mình hay vong thân theo những sự vụ bên ngoài quá nhiều mà không
biết sống chánh niệm với thời gian. “Giờ nào việc đó”, phải gìn giữ vốn
thời gian ít ỏi của đời người, đối diện với công việc một cách có ý thức, chủ động
sống trọn vẹn mỗi phút giây hiện tại bây giờ và ở đây.
“Sử dụng các phương pháp tỉnh thức với giây phút hiện tại đã
giúp tôi tỉnh giác và tìm thấy chính mình trong chuẩn mực thời gian của Đức Phật,
hiện tại thiêng liêng, và sống trọn vẹn như thế mỗi ngày.” (Lama Surya
Das, đã dẫn).
Ngày xuân, nhìn lại quỹ thời gian dần vơi đi, bạn còn gì mà
phân vân. Hãy sống và làm việc với tất cả nhiệt tình, ta sẽ thấy niềm vui vì
như ca từ trong một nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn: “Cuộc đời đó có bao lâu
mà hững hờ!”.
Nguyên Cẩn
Theo https://giacngo.vn/
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ!
Nhớ về một buổi chiều thong dong trong góc nhỏ nào đó, hoặc một
buổi sáng vô lo giữa đất trời bình yên đón nắng lên - chính là lúc ta ôn lại
bài pháp "cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ"
1. Hồi chiều, tôi xem được một bức ký họa, nội dung miêu tả
hành trình kiếp người chính là ta đã cõng trên lưng mình một cách nặng nề:
danh, lợi, tình ái... Cuối hành trình ấy là nấm mồ, chắc chắn là mình sẽ không
thể mang theo được gì cả.
Bức họa ấy thiết nghĩ theo tinh thần Phật dạy, như tiếng
chuông khẽ nhắc lại một lần nữa cho chính mình và cho những ai đã nhiều lần
quên mất sự thật ấy, nghĩ rằng những thứ đó mang lại hạnh phúc, đưa mình lên
"đỉnh" nên đã chạy tìm cũng như ôm giữ không mỏi mệt.
2. Hôm qua tôi lại đến nơi có câu mang đại ý, khi mình chết,
những gì mình xài thì đã hết, những gì còn lại thì người khác xài và mình chỉ
mang theo những gì đã cho đi. Đó thực ra là bài học giá trị, khiến con người
đang mê chợt tỉnh, nếu chịu nhớ và hành trì thì chắc sẽ làm được nhiều việc thiện
lành, chịu cho đi hơn là giữ chặt, chịu xả hơn là nắm, chịu hỷ hơn là cau
mày...
Rồi tôi nhớ tựa sách "Bàn tay cũng là hoa" của Sư
Ông Nhất Hạnh, có lần tôi diễn theo nội dung của tựa và kết luận: cái miệng
cũng là hoa, con mắt cũng là hoa, bàn chân cũng là hoa... Tức ta biến mọi bộ phận
cơ thể mình thành hoa, nghĩa là làm cho mọi cử chỉ, ý niệm, lời nói của mình trở
nên đẹp đẽ, mang ý hướng dâng tặng, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
Chúng ta có thể tu ngay từ những câu nói hay hình ảnh đơn giản
mà mình gặp hằng ngày. Thậm chí ngay cả một tên người nếu mình chịu nhớ thì
mình cũng có thể có một bài pháp vi diệu cho đời mình.
Nhớ tên của một người suốt đời tận tụy cho cuộc sống chính là
ta sẽ nguyện đi theo hạnh nguyện, đường hướng mà người ấy đã đi, đang đi.
Nhớ về một buổi chiều thong dong trong góc nhỏ nào đó, hoặc một
buổi sáng vô lo giữa đất trời bình yên đón nắng lên - chính là lúc ta ôn lại
bài pháp "cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ". Thực tế, ta hững hờ với
mình nhiều lắm, như là ta cứ lao xao bận rộn kiếm tiền miết, chẳng bao giờ biết
sẻ chia, đó là ta đang khiến mình nghèo hơn nhưng mình lại (dại dột) nghĩ theo
chiều hướng ngược lại. Như là, ta cứ ôm nỗi trầm buồn một người nào đó hoài khiến
bụng dạ mình héo hon mà mình không hề hay biết, không chịu tháo cũi để nỗi buồn
bay ra...
Nói chung, ta thường bị đánh lừa một cách ngoạn mục bởi nhiều
lý lẽ mà mình đã nghe riết thành quen.
Nghe hoài điều tầm bậy được số đông đồng tình, cổ súy, kêu là
quá đúng, đúng quá... thì ta sẽ nghĩ điều đó thành chuẩn luôn. Do vậy, hãy cẩn
trọng và nhớ lời Đức Thế Tôn dạy mình về chân lý, nhắc mình nhớ đó không phải
là điều được số đông thừa nhận, dẫu biết, đa số điều được số đông chấp nhận là
một dạng thức đúng, được chọn lọc tinh tế từ cuộc sống.
3. Nghĩ về hạnh phúc, về sự bình an của cuộc sống, tôi nghĩ
chúng ta nên thay đổi tư duy, từ chỗ mình sẽ làm ông gì, bà gì, sẽ đạt danh phận
gì, kiếm được bao nhiêu tiền... sang chỗ chúng ta đang làm gì, những điều đang
làm có làm mình hạnh phúc hay mình có an vui với những điều đang làm, đang có?
Đóng vai nào đó trên sân khấu đời mà mình không thật thích,
không thực có khả năng, con đường để đạt vai diễn ấy khiến ta trả giá nhiều thứ
quá, nhất là lui sụt đạo đức, đánh đổ nhân cách, đạo đức hoặc phải từ bỏ đường
hướng tâm linh cao thượng... thì chắc chắn đấy là hệ lụy chứ không phải thành
công. Bởi vì, phía sau vai diễn ấy luôn là nỗi ê chề, là đã leo lưng cọp rồi
nên ráng cưỡi và sẽ tạo nghiệp chướng dài lâu.
Do vậy, khi bạn không có khả năng làm lãnh đạo thì đừng mơ nắm
quyền, vì nếu bạn cầm cây cờ ấy vào tay chắc chắn sẽ thân hoại mạng chung, hại
thân hai đời hơn là giúp mình giúp người. Khi bạn không có sắc thì mơ chi hoa hậu,
hoa vương cho khổ; đừng quên mình cũng có thể tỏa sáng theo một cách khác, tỏa
sáng một cách phù hợp với những gì đang có, đang là.
Sự đóng góp của mỗi người không giống nhau, nhưng không có bất
kỳ thứ gì là không có giá trị trong cuộc đời này. Cơn đau có thể dạy bạn biết
cách bảo hộ tốt hơn, thất bại giúp mình vững chãi hơn trong hành trình chinh phục
ước mơ... Vậy thì, thay vì cảm thấy lo sợ, chán ghét những điều ấy, bạn hãy
nhìn những điều ấy một cách nhẹ nhàng, nhỡ mai mốt nó có tới với mình cũng sẽ
không cảm thấy trời đã sụp dưới chân mình, không thấy đời mình đã tới chân tường,
cùng đường! Vậy nghe.
Lưu Đình Long
Theo https://phunu.nld.com.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét