Cảm thức xuân trong thơ Quang Dũng
1. Trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, Quang Dũng là một hiện
tượng thơ độc đáo. Điều làm nên sự độc đáo đó không phải chỉ vì ông có một giọng
thơ riêng, phong cách riêng mà còn ở chỗ, ông làm thơ không nhiều, xuất bản
không nhiều, nhưng lại có những bài thơ được người đọc nhớ đến nhiều nhất. Tây
Tiến, Mắt người Sơn Tây, Quán nước, Lính râu ria, Đôi bờ… cùng một số bài thơ
khác của ông đã trở thành những tượng đài thi ca trong tâm thức người đọc nhiều
thế hệ. Quang Dũng không phải là nhà thơ của đám đông nhưng là nhà thơ của những
người biết khát khao tìm đến những giá trị thơ ca đích thực.
Và thơ viết về mùa xuân của Quang Dũng cũng là thơ của những
giá trị đích thực, ở đó hình tượng mùa xuân hiện lên với những nét riêng trong
cách cảm nhận độc đáo của Quang Dũng - một thi sĩ mà lòng luôn mở ra với “bốn
cõi” để giao cảm và tình tự với thiên nhiên, với cuộc đời như thi nhân đã chia
sẻ: “Gói, khăn, trăng, gió trời mây bạc/ Hồn nhẹ quên trong xác nặng nề.”
(Giang hồ)
Trong cảm thức xuân của Quang Dũng, tuổi trẻ và thiên nhiên, trong đó có mùa xuân luôn là một kết hợp của sự sống và cái đẹp. Cảm hứng về tuổi trẻ cũng là cảm hứng về mùa xuân. Thế nên, yêu mùa xuân cũng chính là yêu tuổi trẻ: “Mắt sáng trong đang tập đánh vần/ Tuổi em mười bốn chớm mùa xuân”(Nhớ)
2. Cảm nhận vẻ đẹp và sức sống mùa xuân qua hình ảnh của tuổi trẻ thực ra không phải là điều gì mới mẻ. Bởi, lâu nay trong tâm thức nhân loại, tuổi trẻ vẫn được ví với mùa xuân và sức trẻ cũng được xem như sức sống mùa xuân. Song, cái khác của Quang Dũng trong những bài thơ viết về mùa xuân là ông đã hòa trộn những cảm xúc xanh tươi của đất trời, của thiên nhiên trong sức trẻ của con người. Mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa của những mối giao hòa không chỉ giữa con người với thiên nhiên, mà còn là mối giao hòa giữa thiên nhiên với thiên nhiên và giữa con người với con người. Sự kết hợp này không chỉ là sự kết nối cơ học của đất trời lúc giao mùa mà đó còn là sự kết nối của tâm linh, của tình cảm, với những rung động tế vi nhất của tâm hồn con người mỗi lúc xuân về.
Không những là nhà thơ, Quang Dũng còn là một họa sĩ, một nhạc sĩ tài hoa. Vì vậy, trong thơ ông không chỉ có thơ ca mà còn có cả nhạc và họa. Bức tranh mùa xuân ở đây được thi nhân khắc họa thật sinh động. Đó là hình ảnh một miền quê vùng cao vào xuân, gợi một không gian văn hóa lễ hội khá ấn tượng: “Nhớ một xóm rừng/ Hoa mơ nở trắng/ Xuân về/ Áo người mới nhuộm chàm xanh/ Bên bếp lửa sàn/ Than đầu năm hồng rực/ Tiệc vào xuân/ Thịt rừng bày trên lá chuối/ Rượu uống sừng trâu/ Tiếng hú tung còn/ Chiêng vang vách núi.” Những hình ảnh này cho thấy một sức xuân tràn ngập, không chỉ trong thiên nhiên mà còn trong cả lòng người: “Mùa xuân mùa xuân/ Rừng thay áo đẹp.” (Nhớ những mùa xuân)
Bài thơ Nhớ những mùa xuân viết năm 1954, là những ký ức của Quang Dũng về những mùa xuân Tây Bắc, nơi ông đã sống và gắn bó với tư cách là một người lính lăn lộn ở chiến trường. Vì vậy, nỗi nhớ về Tây Bắc, trong đó có nỗi nhớ về mùa xuân luôn là điều ám ảnh tâm thức thi nhân. Điều này cũng thể hiện vô cùng xúc động trong bài thơ Tây Tiến bất tử của ông. Cảm thức mùa xuân trong Tây Tiến của Quang Dũng là kết tinh của một nỗi nhớ mênh mang. Nó không chỉ là nỗi nhớ về thiên nhiên, con người, đất trời Tây Bắc lúc vào xuân mà chất chứa trong thi phẩm này còn là một nỗi nhớ quặn lòng về đồng đội của ông - những người lính đã sống và hy sinh cho tổ quốc với tinh thần dấn thân không hề tính toán thiệt hơn: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Vì vậy, nỗi nhớ mùa xuân trong Tây Tiến cũng là một nỗi nhớ đẹp và có sức ám ảnh như chính cái đẹp của một vùng Tây Bắc kỳ vĩ nhưng thơ mộng khi xuân về nên đã níu chân bao người chiến sĩ: “Tây Tiến người đi không hẹn ước/ Đường lên thăm thẳm một chia phôi/ Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy/ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.” (Tây Tiến)
Đọc thơ Quang Dũng, trong đó có những bài thơ viết về mùa xuân, ta không chỉ bắt gặp cảm xúc của thi sĩ về không gian văn hóa của vùng cao, nơi nhà thơ đã gắn bó suốt những năm kháng chiến chống Pháp, mà còn cảm nhận được trong thơ ông hình ảnh mùa xuân ở các miền quê Bắc Bộ với những cảnh vật, con người mang chiều sâu tâm thức văn hóa Sông Hồng, cái nôi của văn hóa Việt mà ông hằng yêu quý. Và đây cũng là dòng chảy văn hóa đã nuôi sống đời và thơ ông, giúp ông đủ nghị lực và niềm tin vượt qua những gian khổ trong cõi nhân gian này.
Nghĩ về mùa xuân đất nước trong khói lửa chiến tranh của những ngày kháng Pháp oai hùng, ta thấy trong thơ Quang Dũng dạt dào một tình yêu đất nước và tinh thần tự hào dân tộc - một dân tộc mà trong tâm thức thi nhân luôn sáng lên vẻ đẹp của lòng nhân ái với nụ cười lạc quan, cho dù phải trải qua bao đau thương mất mát: “Xuân đang về khắp nơi/ Giang sơn thắm nụ cười/ Miệng cười trên máu đỏ/ Dòng máu Lạc Hồng tươi” (Bài hát ra đi). Có thể nói, sự cảm nhận về vẻ tươi đẹp của đất nước và sức sống của dân tộc qua nụ cười rạng rỡ trong mùa xuân là một cái nhìn mới, thể hiện sự độc đáo trong sáng tạo hình ảnh thơ của Quang Dũng. Không có một tâm cảm sâu sắc về tình tự dân tộc, nhà thơ không thể dựng lên một tượng đài đất nước bất tử như thế. Và đúng như tên của bài thơ Bài hát ra đi viết năm 1946, năm khởi đầu cho những ngày kháng chiến chống pháp gian khổ, lại viết trong không gian của những ngày xuân nên có sức lay động lòng người, khơi dậy biết bao tình tự dân tộc nơi người tiếp nhận.
Tình tự dân tộc trong thơ xuân Quang Dũng không chỉ là những bài thơ ca ngợi niềm lạc quan và sự hy sinh của dân tộc trong kháng chiến, mà còn là những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của làng quê Bắc Bộ. Đó là những làng quê hiền lành, êm ả, ấm áp, thanh bình khi mỗi độ xuân về với những hình ảnh “hoa gạo rơi”, “đò ngang”, “mưa bụi”, “tiếng ru con” mơ màng như cổ tích. Đây cũng là cảnh mùa xuân ở làng quê Việt Nam mà ta bắt gặp trong thơ xuân của Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Nguyễn Bính, Phùng Cung, Hoàng Cầm…
Nhưng khác với những nhà thơ đó, cảm thức xuân trong làng quê của Quang Dũng không chỉ có cảnh êm ả, bình dị mà còn ẩn chứa trong đó cả những suy tư mang tính nhân sinh của người dân quê Việt Nam mà nếu không có một sự thấu cảm và chiều sâu tâm thức về văn hóa nông thôn, thì sẽ không chạm tới được. Và điều này cho thấy sự tinh tế, khác lạ của Quang Dũng trong việc khám phá hiện thực cũng như sáng tạo thi ca: “Bến cuối thôn xuân hoa gạo rơi/ Sông xanh hiền triết lặng trôi xuôi/ Đò ngang một chuyến qua mưa bụi/ Ấm áp trong mưa tiếng nói cười/ Cái giọng ru con từ ngõ trúc/ Thanh bình như phút sống đang trôi.” (Đất nước).
Bài thơ Đất nước được Quang Dũng viết năm 1948, khi cả dân tộc còn sống trong những ngày trường kỳ kháng chiến chống Pháp, không phải những ngày thanh bình, thế mà Quang Dũng vẫn vẽ lên một bức tranh mùa xuân yên bình như thế thì quả là một điều kỳ diệu, cho thấy một giá trị riêng về chiều sâu tâm tưởng của thơ ông. Đây là một bình diện khác của tình tự dân tộc trong thơ xuân Quang Dũng. Và điều này ta cũng thấy thể hiện trong bài thơ “Những cô hàng xén”, Quang Dũng viết năm 1951: “Rặng vải ven sông Đáy/ Um tùm bóng cuối xuân/ Sông cạn phơi lòng cát trắng/ Người qua nâng váy ôm quần/ Những gánh hàng xén bồ căng/ Má hồng thôn nữ/ Thoảng mùi thơm quê mùa/ Hơi thở ấm trầu răng đen rưng rức/ Mẹ già nón nhẹ bay tua/ Rặng vải um tùm quả chín/ Mòng mọng căng lên sức sống chan hòa/ Cuối xuân mây lạnh/ Đầu hạ gió đưa/ Tu hú phương nào bịn rịn.”
Những cô hàng xén là một bức tranh cuối xuân đẹp, sinh động, đầy sức sống của mùa xuân mà nếu không có một sự quan sát tinh tế, thi nhân không thể vẽ lên bức tranh quê giàu tính biểu cảm như thế. Cảnh vật, con người hiện ra qua những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, màu sắc… tất cả như hòa quyện vào nhau để tạo nên một bức tranh xuân đầy tính phồn thực làm xuyến xao lòng người. Tài năng âm nhạc, thi ca, hội họa của Quang Dũng như được kết tinh và thể hiện một cách hài hòa ở bài thơ này. Không dừng ở đó, bức tranh xuân còn được điểm xuyết bằng những nét văn hóa truyền thống: “tranh Trê Cóc”; “xanh cành tươi lộc”; “bói trang Kiều”… Tất cả đã quyện hòa tạo nên một chiều sâu của không gian văn hóa đậm chất dân gian làm cho bức tranh xuân thêm nồng ấm và càng nồng ấm hơn khi những nét văn hóa ấy lại hóa thân trong vẻ đẹp của những cô thiếu nữ chân quê… tạo nên cho bức tranh xuân những vẻ mỹ cảm đậm hồn văn hóa dân tộc “… Một chồng Trê Cóc/ Khi gió mùa xuân/ Xanh cành tươi lộc/ Bói trang Kiều xem chuyện nhân duyên (….) Các cô về qua sông/ Sông Đáy xuôi dài cồn cát mênh mông/ Làng bên bờ xanh mía/ Thoảng mùi hoa lan hoa nhài nhè nhẹ/ Tiếng nói xa dần/ Chiều tím cuối mùa xuân/ Sông nước trong xanh/ Những bước chân tròn cát mịn” (Những cô hàng xén).
Cũng nằm trong từ trường mỹ cảm văn hóa và tình tự dân tộc, bài thơ Sông Hồng của Quang Dũng với những câu thơ giản dị mà sâu lắng tình đất nước cũng đem đến cho người đọc những cảm nhận lắng sâu về lòng yêu quê hương, một điều mà nếu không có một tình yêu thiết tha với tổ quốc, thi nhân không thể viết được những câu thơ nặng tình như thế: “Mỗi mùa xuân/ Cành gạo nở tung hoa/ Bóng cây vươn trên dòng phù sa/ Người dừng bước/ Thầm mến yêu Đất Nước… (Sông Hồng). Điều này cũng cho thấy sự nhất quán về cảm thức xuân trong thơ Quang Dũng: Đó là tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước quyện hòa trong tình tự dân tộc và tình yêu mùa xuân. Song, trong những ngày kháng chiến gian khổ ấy, cảm thức về mùa xuân trong thơ Quang Dũng không chỉ có cảnh thanh bình với những không gian văn hóa truyền thống mà còn có những ngày đau thương trước sự hy sinh của những con dân nước Việt cho sự tồn sinh của Tổ quốc. Bài thơ Mưa của Quang Dũng là một dấu lặng chất chứa những nỗi buồn và niềm đau trước những mất mát ấy: “Người sao hết đăm chiêu/ Ngày xuân đầu hứa hẹn/ Cỏ hoa biết gì đâu/ Mấy mùa đông vắng lạnh/ Mấy mùa xuân tiêu điều/ (…) Cỏ xanh mồ những ai/ Quê hương chừng xa lắc/ Lả tả trong mưa rắc/ Thăm người mấy cánh mai/ Nay mai lại mùa xuân/ Từ đầu rừng cuối biển/ Qua trùng dương mấy lần/ Chúng ta dầu cách biệt/ Cùng chung một mùa xuân.” (Mưa -1950). Chất thơ Quang Dũng là vậy, có cả niềm lạc quan, có cả sự kiêu hùng và có cả nỗi đau. Hiện thực trong thơ Quang Dũng là một hiện thực như nó vốn có chứ không phải hiện thực như nó phải có. Thế nên, những mất mát khắc nghiệt của chiến tranh mà Quang Dũng tái hiện trong bài thơ này cũng như những bài thơ khác của ông không làm chúng ta bi quan mà chỉ làm cho chúng ta cảm nhận rõ hơn giá trị của những mất mát đau thương ấy, để từ đó biết trân quí những ngày xuân thanh bình mà chúng ta đã và đang thụ hưởng.
Một điều không thể không nói đến về cảm thức xuân trong thơ Quang Dũng, đó là sự khát khao về một mùa xuân thống nhất trong những năm đất nước bị chia cắt. Đây là một niềm khắc khoải khôn nguôi trong thơ ông và một số nhà thơ khác như: Tế Hanh, Xuân Diệu, Lê Anh Xuân… Song, nếu ở các nhà thơ như Tế Hanh, Xuân Diệu, Lê Anh Xuân… là nỗi nhớ miền Nam của những người con miền Nam đang sống trên đất Bắc, thì trong thơ Quang Dũng lại là niềm nhớ thương về đất Bắc của những người con xứ Bắc đang sống ở miền Nam. Nỗi nhớ cố hương và những người ruột thịt ấy, có thể bị lãng quên trong những bận bịu áo cơm của cuộc sống thường ngày nhưng khi tết đến xuân về lại sống dậy mãnh liệt làm nhức buốt tâm hồn con người. Thông điệp ấy đã được Quang Dũng thể hiện rất xúc động trong bài thơ Có nhớ về đất Bắc viết năm 1957. Với hàng loạt câu hỏi tu từ: Có nhớ về đất Bắc/ Có giới tuyến nào ngăn/ Sức mạnh nào cấm nổi… Bài thơ như xoáy vào lòng người một nỗi đau chia cắt và một nỗi thương nhớ khôn nguôi giữa những người ruột thịt mà ngày xuân không được đoàn viên. “Có nhớ về đất Bắc/ Những người xa quê hương/ Người đi từ xuân trước/ Để mùa xuân nhớ thương/…/ Ôi quê cũ xa rồi/ Tiếng còi tàu màn xế/ Vẳng sông xuân tiếng nhị/ Bài “Thập ân” kể lể/ Dài công cha nghĩa mẹ/ Tiếng xẩm tiếng đàn bầu/ Còn đọng thuở xuân nào/ Một bến tàu Tân Đệ /…./ Ngoài này xuân đã sang/ Núi Ba Vì nhớ mong/ Như trán người suy nghĩ/ Cứ chảy dài sông Nhị/ Sao chảy về phương Nam/ Dòng nước đỏ hùng trầm/ Mang linh hồn đất Bắc/ Xuân là xuân Đất Nước/ Mà đất nước chia hai/ Ngoài này nhớ trong ấy/ Trong ấy nhớ ngoài này/ Bấm đốt đã bao ngày/ Có giới tuyến nào ngăn/ Linh hồn và cánh tay/ Sức mạnh nào cấm nổi/ Tình ruột thịt ta đây/ Rượu xuân vừa cạn cốc/ Mong nhớ lại tràn đầy” (Có nhớ về đất Bắc). Và cùng với bài thơ Có nhớ về đất Bắc, bài thơ Nhớ về mẹ được Quang Dũng viết vào năm1955 -1956, cũng là bài thơ nói lên nỗi nhớ thê thiết về người mẹ dấu yêu của ông đang ở phía trời Nam xa lắc. Ngày xuân trở về quê ngoại mà không còn thấy bóng dáng mẹ hiền, dầu không khí ngày xuân vẫn ấm áp như xưa: “Bước vội xuống tàu/ Đi về một miền quê ngoại ngày xưa/ Có khói thui bò/ Có trống làng tế lễ/ Và có những tiếng cười con trẻ/ Cầm nắm xôi phần/ Có hơi rượu cụ già/ Ấm trong hơi mùa xuân.” (Nhớ về mẹ). Đây cũng là một bình diện khác của cảm thức xuân trong thơ Quang Dũng mà chúng ta không thể không đề cập đến khi tìm hiểu thơ xuân của thi nhân.
3. Mùa xuân, mùa của tình yêu và những hoài niệm cũng là mùa của sự sống ươm mầm để mang đến cho cuộc đời những niềm vui mới, sức sống mới nhưng cũng là thời khắc để con người suy tư về thân phận của mình trong kiếp nhân sinh. Vì vậy, thơ viết về mùa xuân cũng có một màu sắc riêng thể hiện những cảm thức về cảnh xuân, tình xuân, hồn xuân của mỗi thi nhân.
Là một nhà thơ đa tài, Quang Dũng cũng làm thơ về mùa xuân nhưng không như các nhà thơ khác, Quang Dũng ít có bài thơ có tựa đề mùa xuân hay viết riêng về mùa xuân mà cảm thức xuân của ông phần nhiều được thể hiện qua các bài thơ viết về thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, về tình tự dân tộc nên tình xuân, hồn xuân trong thơ Quang Dũng là sự hòa quyện với tình yêu con người, quê hương đất nước, với văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây là nét độc đáo trong thơ viết về mùa xuân của Quang Dũng. Và tất cả những giá trị này đã kết hợp một cách hài hòa để làm nên tính nhân bản trong thơ Quang Dũng - một nghệ sĩ đa tài nhưng cũng rất đa tình mà tình cảm của ông dành cho mùa xuân cũng là một biểu hiện đáng yêu của nét đa tình đó.
Đọc thơ Quang Dũng trong những ngày xuân thanh bình của đất nước, ta càng trân quý hơn những gì mà thi nhân để lại cho đời trong hành trình sáng tạo thơ ca nhiều vinh quang nhưng cũng không ít cay đắng và oan nghiệt của đời ông. Cảm thức xuân trong thơ Quang Dũng là sự kết tinh không chỉ tình cảm của ông đối với thiên nhiên, con người, với quê hương đất nước mà còn là sự kết tinh từ những nghiệm sinh của cuộc đời ông trong cõi nhân gian mà ông đã đến rong chơi và ra đi nhẹ nhàng như một lữ khách lãng du trong những mùa xuân bất tận như lời thơ ông viết: “Mấy gả thanh xuân, lòng bốn cõi/ Nhẹ nhàng thân gửi kiếp ra đi” (Giang hồ)…
Trong cảm thức xuân của Quang Dũng, tuổi trẻ và thiên nhiên, trong đó có mùa xuân luôn là một kết hợp của sự sống và cái đẹp. Cảm hứng về tuổi trẻ cũng là cảm hứng về mùa xuân. Thế nên, yêu mùa xuân cũng chính là yêu tuổi trẻ: “Mắt sáng trong đang tập đánh vần/ Tuổi em mười bốn chớm mùa xuân”(Nhớ)
2. Cảm nhận vẻ đẹp và sức sống mùa xuân qua hình ảnh của tuổi trẻ thực ra không phải là điều gì mới mẻ. Bởi, lâu nay trong tâm thức nhân loại, tuổi trẻ vẫn được ví với mùa xuân và sức trẻ cũng được xem như sức sống mùa xuân. Song, cái khác của Quang Dũng trong những bài thơ viết về mùa xuân là ông đã hòa trộn những cảm xúc xanh tươi của đất trời, của thiên nhiên trong sức trẻ của con người. Mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa của những mối giao hòa không chỉ giữa con người với thiên nhiên, mà còn là mối giao hòa giữa thiên nhiên với thiên nhiên và giữa con người với con người. Sự kết hợp này không chỉ là sự kết nối cơ học của đất trời lúc giao mùa mà đó còn là sự kết nối của tâm linh, của tình cảm, với những rung động tế vi nhất của tâm hồn con người mỗi lúc xuân về.
Không những là nhà thơ, Quang Dũng còn là một họa sĩ, một nhạc sĩ tài hoa. Vì vậy, trong thơ ông không chỉ có thơ ca mà còn có cả nhạc và họa. Bức tranh mùa xuân ở đây được thi nhân khắc họa thật sinh động. Đó là hình ảnh một miền quê vùng cao vào xuân, gợi một không gian văn hóa lễ hội khá ấn tượng: “Nhớ một xóm rừng/ Hoa mơ nở trắng/ Xuân về/ Áo người mới nhuộm chàm xanh/ Bên bếp lửa sàn/ Than đầu năm hồng rực/ Tiệc vào xuân/ Thịt rừng bày trên lá chuối/ Rượu uống sừng trâu/ Tiếng hú tung còn/ Chiêng vang vách núi.” Những hình ảnh này cho thấy một sức xuân tràn ngập, không chỉ trong thiên nhiên mà còn trong cả lòng người: “Mùa xuân mùa xuân/ Rừng thay áo đẹp.” (Nhớ những mùa xuân)
Bài thơ Nhớ những mùa xuân viết năm 1954, là những ký ức của Quang Dũng về những mùa xuân Tây Bắc, nơi ông đã sống và gắn bó với tư cách là một người lính lăn lộn ở chiến trường. Vì vậy, nỗi nhớ về Tây Bắc, trong đó có nỗi nhớ về mùa xuân luôn là điều ám ảnh tâm thức thi nhân. Điều này cũng thể hiện vô cùng xúc động trong bài thơ Tây Tiến bất tử của ông. Cảm thức mùa xuân trong Tây Tiến của Quang Dũng là kết tinh của một nỗi nhớ mênh mang. Nó không chỉ là nỗi nhớ về thiên nhiên, con người, đất trời Tây Bắc lúc vào xuân mà chất chứa trong thi phẩm này còn là một nỗi nhớ quặn lòng về đồng đội của ông - những người lính đã sống và hy sinh cho tổ quốc với tinh thần dấn thân không hề tính toán thiệt hơn: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Vì vậy, nỗi nhớ mùa xuân trong Tây Tiến cũng là một nỗi nhớ đẹp và có sức ám ảnh như chính cái đẹp của một vùng Tây Bắc kỳ vĩ nhưng thơ mộng khi xuân về nên đã níu chân bao người chiến sĩ: “Tây Tiến người đi không hẹn ước/ Đường lên thăm thẳm một chia phôi/ Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy/ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.” (Tây Tiến)
Đọc thơ Quang Dũng, trong đó có những bài thơ viết về mùa xuân, ta không chỉ bắt gặp cảm xúc của thi sĩ về không gian văn hóa của vùng cao, nơi nhà thơ đã gắn bó suốt những năm kháng chiến chống Pháp, mà còn cảm nhận được trong thơ ông hình ảnh mùa xuân ở các miền quê Bắc Bộ với những cảnh vật, con người mang chiều sâu tâm thức văn hóa Sông Hồng, cái nôi của văn hóa Việt mà ông hằng yêu quý. Và đây cũng là dòng chảy văn hóa đã nuôi sống đời và thơ ông, giúp ông đủ nghị lực và niềm tin vượt qua những gian khổ trong cõi nhân gian này.
Nghĩ về mùa xuân đất nước trong khói lửa chiến tranh của những ngày kháng Pháp oai hùng, ta thấy trong thơ Quang Dũng dạt dào một tình yêu đất nước và tinh thần tự hào dân tộc - một dân tộc mà trong tâm thức thi nhân luôn sáng lên vẻ đẹp của lòng nhân ái với nụ cười lạc quan, cho dù phải trải qua bao đau thương mất mát: “Xuân đang về khắp nơi/ Giang sơn thắm nụ cười/ Miệng cười trên máu đỏ/ Dòng máu Lạc Hồng tươi” (Bài hát ra đi). Có thể nói, sự cảm nhận về vẻ tươi đẹp của đất nước và sức sống của dân tộc qua nụ cười rạng rỡ trong mùa xuân là một cái nhìn mới, thể hiện sự độc đáo trong sáng tạo hình ảnh thơ của Quang Dũng. Không có một tâm cảm sâu sắc về tình tự dân tộc, nhà thơ không thể dựng lên một tượng đài đất nước bất tử như thế. Và đúng như tên của bài thơ Bài hát ra đi viết năm 1946, năm khởi đầu cho những ngày kháng chiến chống pháp gian khổ, lại viết trong không gian của những ngày xuân nên có sức lay động lòng người, khơi dậy biết bao tình tự dân tộc nơi người tiếp nhận.
Tình tự dân tộc trong thơ xuân Quang Dũng không chỉ là những bài thơ ca ngợi niềm lạc quan và sự hy sinh của dân tộc trong kháng chiến, mà còn là những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của làng quê Bắc Bộ. Đó là những làng quê hiền lành, êm ả, ấm áp, thanh bình khi mỗi độ xuân về với những hình ảnh “hoa gạo rơi”, “đò ngang”, “mưa bụi”, “tiếng ru con” mơ màng như cổ tích. Đây cũng là cảnh mùa xuân ở làng quê Việt Nam mà ta bắt gặp trong thơ xuân của Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Nguyễn Bính, Phùng Cung, Hoàng Cầm…
Nhưng khác với những nhà thơ đó, cảm thức xuân trong làng quê của Quang Dũng không chỉ có cảnh êm ả, bình dị mà còn ẩn chứa trong đó cả những suy tư mang tính nhân sinh của người dân quê Việt Nam mà nếu không có một sự thấu cảm và chiều sâu tâm thức về văn hóa nông thôn, thì sẽ không chạm tới được. Và điều này cho thấy sự tinh tế, khác lạ của Quang Dũng trong việc khám phá hiện thực cũng như sáng tạo thi ca: “Bến cuối thôn xuân hoa gạo rơi/ Sông xanh hiền triết lặng trôi xuôi/ Đò ngang một chuyến qua mưa bụi/ Ấm áp trong mưa tiếng nói cười/ Cái giọng ru con từ ngõ trúc/ Thanh bình như phút sống đang trôi.” (Đất nước).
Bài thơ Đất nước được Quang Dũng viết năm 1948, khi cả dân tộc còn sống trong những ngày trường kỳ kháng chiến chống Pháp, không phải những ngày thanh bình, thế mà Quang Dũng vẫn vẽ lên một bức tranh mùa xuân yên bình như thế thì quả là một điều kỳ diệu, cho thấy một giá trị riêng về chiều sâu tâm tưởng của thơ ông. Đây là một bình diện khác của tình tự dân tộc trong thơ xuân Quang Dũng. Và điều này ta cũng thấy thể hiện trong bài thơ “Những cô hàng xén”, Quang Dũng viết năm 1951: “Rặng vải ven sông Đáy/ Um tùm bóng cuối xuân/ Sông cạn phơi lòng cát trắng/ Người qua nâng váy ôm quần/ Những gánh hàng xén bồ căng/ Má hồng thôn nữ/ Thoảng mùi thơm quê mùa/ Hơi thở ấm trầu răng đen rưng rức/ Mẹ già nón nhẹ bay tua/ Rặng vải um tùm quả chín/ Mòng mọng căng lên sức sống chan hòa/ Cuối xuân mây lạnh/ Đầu hạ gió đưa/ Tu hú phương nào bịn rịn.”
Những cô hàng xén là một bức tranh cuối xuân đẹp, sinh động, đầy sức sống của mùa xuân mà nếu không có một sự quan sát tinh tế, thi nhân không thể vẽ lên bức tranh quê giàu tính biểu cảm như thế. Cảnh vật, con người hiện ra qua những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, màu sắc… tất cả như hòa quyện vào nhau để tạo nên một bức tranh xuân đầy tính phồn thực làm xuyến xao lòng người. Tài năng âm nhạc, thi ca, hội họa của Quang Dũng như được kết tinh và thể hiện một cách hài hòa ở bài thơ này. Không dừng ở đó, bức tranh xuân còn được điểm xuyết bằng những nét văn hóa truyền thống: “tranh Trê Cóc”; “xanh cành tươi lộc”; “bói trang Kiều”… Tất cả đã quyện hòa tạo nên một chiều sâu của không gian văn hóa đậm chất dân gian làm cho bức tranh xuân thêm nồng ấm và càng nồng ấm hơn khi những nét văn hóa ấy lại hóa thân trong vẻ đẹp của những cô thiếu nữ chân quê… tạo nên cho bức tranh xuân những vẻ mỹ cảm đậm hồn văn hóa dân tộc “… Một chồng Trê Cóc/ Khi gió mùa xuân/ Xanh cành tươi lộc/ Bói trang Kiều xem chuyện nhân duyên (….) Các cô về qua sông/ Sông Đáy xuôi dài cồn cát mênh mông/ Làng bên bờ xanh mía/ Thoảng mùi hoa lan hoa nhài nhè nhẹ/ Tiếng nói xa dần/ Chiều tím cuối mùa xuân/ Sông nước trong xanh/ Những bước chân tròn cát mịn” (Những cô hàng xén).
Cũng nằm trong từ trường mỹ cảm văn hóa và tình tự dân tộc, bài thơ Sông Hồng của Quang Dũng với những câu thơ giản dị mà sâu lắng tình đất nước cũng đem đến cho người đọc những cảm nhận lắng sâu về lòng yêu quê hương, một điều mà nếu không có một tình yêu thiết tha với tổ quốc, thi nhân không thể viết được những câu thơ nặng tình như thế: “Mỗi mùa xuân/ Cành gạo nở tung hoa/ Bóng cây vươn trên dòng phù sa/ Người dừng bước/ Thầm mến yêu Đất Nước… (Sông Hồng). Điều này cũng cho thấy sự nhất quán về cảm thức xuân trong thơ Quang Dũng: Đó là tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước quyện hòa trong tình tự dân tộc và tình yêu mùa xuân. Song, trong những ngày kháng chiến gian khổ ấy, cảm thức về mùa xuân trong thơ Quang Dũng không chỉ có cảnh thanh bình với những không gian văn hóa truyền thống mà còn có những ngày đau thương trước sự hy sinh của những con dân nước Việt cho sự tồn sinh của Tổ quốc. Bài thơ Mưa của Quang Dũng là một dấu lặng chất chứa những nỗi buồn và niềm đau trước những mất mát ấy: “Người sao hết đăm chiêu/ Ngày xuân đầu hứa hẹn/ Cỏ hoa biết gì đâu/ Mấy mùa đông vắng lạnh/ Mấy mùa xuân tiêu điều/ (…) Cỏ xanh mồ những ai/ Quê hương chừng xa lắc/ Lả tả trong mưa rắc/ Thăm người mấy cánh mai/ Nay mai lại mùa xuân/ Từ đầu rừng cuối biển/ Qua trùng dương mấy lần/ Chúng ta dầu cách biệt/ Cùng chung một mùa xuân.” (Mưa -1950). Chất thơ Quang Dũng là vậy, có cả niềm lạc quan, có cả sự kiêu hùng và có cả nỗi đau. Hiện thực trong thơ Quang Dũng là một hiện thực như nó vốn có chứ không phải hiện thực như nó phải có. Thế nên, những mất mát khắc nghiệt của chiến tranh mà Quang Dũng tái hiện trong bài thơ này cũng như những bài thơ khác của ông không làm chúng ta bi quan mà chỉ làm cho chúng ta cảm nhận rõ hơn giá trị của những mất mát đau thương ấy, để từ đó biết trân quí những ngày xuân thanh bình mà chúng ta đã và đang thụ hưởng.
Một điều không thể không nói đến về cảm thức xuân trong thơ Quang Dũng, đó là sự khát khao về một mùa xuân thống nhất trong những năm đất nước bị chia cắt. Đây là một niềm khắc khoải khôn nguôi trong thơ ông và một số nhà thơ khác như: Tế Hanh, Xuân Diệu, Lê Anh Xuân… Song, nếu ở các nhà thơ như Tế Hanh, Xuân Diệu, Lê Anh Xuân… là nỗi nhớ miền Nam của những người con miền Nam đang sống trên đất Bắc, thì trong thơ Quang Dũng lại là niềm nhớ thương về đất Bắc của những người con xứ Bắc đang sống ở miền Nam. Nỗi nhớ cố hương và những người ruột thịt ấy, có thể bị lãng quên trong những bận bịu áo cơm của cuộc sống thường ngày nhưng khi tết đến xuân về lại sống dậy mãnh liệt làm nhức buốt tâm hồn con người. Thông điệp ấy đã được Quang Dũng thể hiện rất xúc động trong bài thơ Có nhớ về đất Bắc viết năm 1957. Với hàng loạt câu hỏi tu từ: Có nhớ về đất Bắc/ Có giới tuyến nào ngăn/ Sức mạnh nào cấm nổi… Bài thơ như xoáy vào lòng người một nỗi đau chia cắt và một nỗi thương nhớ khôn nguôi giữa những người ruột thịt mà ngày xuân không được đoàn viên. “Có nhớ về đất Bắc/ Những người xa quê hương/ Người đi từ xuân trước/ Để mùa xuân nhớ thương/…/ Ôi quê cũ xa rồi/ Tiếng còi tàu màn xế/ Vẳng sông xuân tiếng nhị/ Bài “Thập ân” kể lể/ Dài công cha nghĩa mẹ/ Tiếng xẩm tiếng đàn bầu/ Còn đọng thuở xuân nào/ Một bến tàu Tân Đệ /…./ Ngoài này xuân đã sang/ Núi Ba Vì nhớ mong/ Như trán người suy nghĩ/ Cứ chảy dài sông Nhị/ Sao chảy về phương Nam/ Dòng nước đỏ hùng trầm/ Mang linh hồn đất Bắc/ Xuân là xuân Đất Nước/ Mà đất nước chia hai/ Ngoài này nhớ trong ấy/ Trong ấy nhớ ngoài này/ Bấm đốt đã bao ngày/ Có giới tuyến nào ngăn/ Linh hồn và cánh tay/ Sức mạnh nào cấm nổi/ Tình ruột thịt ta đây/ Rượu xuân vừa cạn cốc/ Mong nhớ lại tràn đầy” (Có nhớ về đất Bắc). Và cùng với bài thơ Có nhớ về đất Bắc, bài thơ Nhớ về mẹ được Quang Dũng viết vào năm1955 -1956, cũng là bài thơ nói lên nỗi nhớ thê thiết về người mẹ dấu yêu của ông đang ở phía trời Nam xa lắc. Ngày xuân trở về quê ngoại mà không còn thấy bóng dáng mẹ hiền, dầu không khí ngày xuân vẫn ấm áp như xưa: “Bước vội xuống tàu/ Đi về một miền quê ngoại ngày xưa/ Có khói thui bò/ Có trống làng tế lễ/ Và có những tiếng cười con trẻ/ Cầm nắm xôi phần/ Có hơi rượu cụ già/ Ấm trong hơi mùa xuân.” (Nhớ về mẹ). Đây cũng là một bình diện khác của cảm thức xuân trong thơ Quang Dũng mà chúng ta không thể không đề cập đến khi tìm hiểu thơ xuân của thi nhân.
3. Mùa xuân, mùa của tình yêu và những hoài niệm cũng là mùa của sự sống ươm mầm để mang đến cho cuộc đời những niềm vui mới, sức sống mới nhưng cũng là thời khắc để con người suy tư về thân phận của mình trong kiếp nhân sinh. Vì vậy, thơ viết về mùa xuân cũng có một màu sắc riêng thể hiện những cảm thức về cảnh xuân, tình xuân, hồn xuân của mỗi thi nhân.
Là một nhà thơ đa tài, Quang Dũng cũng làm thơ về mùa xuân nhưng không như các nhà thơ khác, Quang Dũng ít có bài thơ có tựa đề mùa xuân hay viết riêng về mùa xuân mà cảm thức xuân của ông phần nhiều được thể hiện qua các bài thơ viết về thiên nhiên, con người, quê hương đất nước, về tình tự dân tộc nên tình xuân, hồn xuân trong thơ Quang Dũng là sự hòa quyện với tình yêu con người, quê hương đất nước, với văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây là nét độc đáo trong thơ viết về mùa xuân của Quang Dũng. Và tất cả những giá trị này đã kết hợp một cách hài hòa để làm nên tính nhân bản trong thơ Quang Dũng - một nghệ sĩ đa tài nhưng cũng rất đa tình mà tình cảm của ông dành cho mùa xuân cũng là một biểu hiện đáng yêu của nét đa tình đó.
Đọc thơ Quang Dũng trong những ngày xuân thanh bình của đất nước, ta càng trân quý hơn những gì mà thi nhân để lại cho đời trong hành trình sáng tạo thơ ca nhiều vinh quang nhưng cũng không ít cay đắng và oan nghiệt của đời ông. Cảm thức xuân trong thơ Quang Dũng là sự kết tinh không chỉ tình cảm của ông đối với thiên nhiên, con người, với quê hương đất nước mà còn là sự kết tinh từ những nghiệm sinh của cuộc đời ông trong cõi nhân gian mà ông đã đến rong chơi và ra đi nhẹ nhàng như một lữ khách lãng du trong những mùa xuân bất tận như lời thơ ông viết: “Mấy gả thanh xuân, lòng bốn cõi/ Nhẹ nhàng thân gửi kiếp ra đi” (Giang hồ)…
Trần Hoài Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét