Mùa xuân tìm về ký ức
Có một nhà văn đã nói “Cái gì diễn ra hôm qua, hôm nay và
ngày mai sẽ trở thành ký ức”. Ký ức như nhịp cầu nối những cung bậc và sắc màu
cảm xúc của quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Mùa xuân thường làm cho con người ta rung cảm, xúc động, bồi hồi… thôi thúc người đi xa trở lại chốn quê tìm về kỷ niệm, để thêm yêu, thêm quý mảnh đất nơi đã nặng nợ ân sâu.
Mùa xuân thường làm cho con người ta rung cảm, xúc động, bồi hồi… thôi thúc người đi xa trở lại chốn quê tìm về kỷ niệm, để thêm yêu, thêm quý mảnh đất nơi đã nặng nợ ân sâu.
Cứ mỗi độ tết đến xuân về, dù công việc có bộn bề đến mấy, bạn
tôi cũng sắp xếp về quê, để trông nôm hương khói cho tổ tiên ông bà, vừa đón
cái tết ở quê nhà. Một phần là tìm lại không gian yên tĩnh, quen thuộc, không khí
thiêng liêng, gần gũi, nơi ấy đã để lại trong anh bao kỷ niệm êm đềm và đã theo
anh suốt cả quảng đời và mãi mãi.
Dẫu quê hương đã qua thời binh đao khói lửa, thời gian làm mưa nắng nhạt nhoà, và dẫu cuộc đời có lận đận áo cơm… nhưng khi trở về bên nếp nhà xưa, cứ mỗi sáng mùng 1 tết, ngồi bên gành đá trước hiên nhà trông ra cửa biển, nhìn những con thuyền sau bao tháng ngày vất vả, lênh đênh ngoài trùng khơi mênh mang sóng nước, trở về neo đậu ở bến sông quê, nghe con sóng vỗ bờ khoan thai dào dạt… anh như bắt gặp lại những gì thân thương, gần gũi nhất của đời mình.
Buổi sáng ở quê anh, khi ông mặt trời vừa nhô lên khỏi mặt biển, lúc này phóng tầm mắt về phía khơi xa, cứ hình dung một không gian yên bình, những tia nắng xuân yếu ớt rơi rơi, làn gió đông hây hây thổi nhẹ từ biển vào mang theo hơi nước se se lạnh, không một tiếng nước khua, hàng cây ven bờ im lìm buông những chiếc lá vàng rơi khẽ, thủy triều lên những chú cá đối, cá dìa… tung tăng quẩy nhẹ đớp mồi. Mặt biển lúc này trải một màu xanh lơ bóng loáng, xa xa đàn hải âu bay về đậu ở gành đá cuối làng. Thả mình trên chiếc võng đu đưa, nhìn cảnh vật xung quanh mà người nhẹ nhỏm, trong lòng như vơi bớt nỗi âu lo. Và đoạn đời ấu thơ hiện về trong ký ức, với biết bao kỷ niệm đẹp về làng chài nhỏ bé và thơ mộng.
Người dân quê anh bao đời vốn làm nghề chài lưới, cả đời họ gắn bó với biển khơi sóng nước. Ngày ấy anh còn nhỏ, mỗi lần theo các anh, các chú đi biển. Sau mỗi chuyến đi trở về, hình ảnh những chú cá chuồn, cá rựa mắc lưới vẫy vùng, có hôm đi câu mực, câu cá ngừ, đặc biệt là những cặp thuyền đánh lưới mành, vây cá nục, cá cơm… đã để lại trong anh bao nỗi nhớ đầy vơi. Tất cả những gì mà quê hương đắp bồi và cho anh vốn sống, vốn tri thức dân gian, được cha ông gầy dựng, bỏ ra bao công sức để gìn giữ, khẳng định cái nghề mà cả đời họ gắn bó, mưu sinh tồn tại, trong anh như mới ngày nào.
Đến giờ, mỗi khi nghe tiếng sóng vỗ bờ, đêm nằm nghe tiếng gió thổi vi vu ngoài gành đá, ru giấc ngủ êm nồng, anh lại miên man suy nghĩ: Trên đời này không có gì phải đáng để ta phiền muộn; tiếng sóng vỗ, tiếng gió reo, bão tố ngoài khơi xa ập về… rồi cũng qua đi, không gian của miền thùy dương nhỏ bé thanh khiết mà anh hằng yêu mến… lại trở về với cõi yên bình và tĩnh lặng. Có ai đó nói rằng: Người sinh ra ở miền biển, làm nghề biển thì “ăn bằng sóng nói bằng gió”. Anh bạn tôi sinh ra và lớn lên có gốc gác từ miền biển, có lẽ phần nào ảnh hưởng đến phong cách sống và sinh hoạt. Nhưng trải bao tháng năm xa quê, bôn ba nơi xứ người, sống và làm việc ở vị trí và môi trường khác nhau, tiếp xúc với nhiều người, đi nhiều nơi, đến nhiều vùng đất… cái chất miền biển trong anh dường như đã lai pha, làm cho anh hoà nhập và thích nghi với cuộc sống mới. Song, cái chân chất, cái thật thà, sôi nổi của người miền biển, cái vốn “bản địa” mà anh mang trong người, suốt tháng năm của cuộc đời mà anh từng nếm trải… Đôi khi cao hứng anh cũng “tự hào” về gốc gác cội nguồn về miền quê ấy.
Bây giờ, trên tầng 7 của chung cư mà anh đang sống, xung quanh là một không gian đô thị phồn hoa, đủ các sắc màu… Từ trên cửa sổ nhìn xuống đường phố, cứ mỗi lần nhớ quê, nhớ biển… trong anh lại hiện lên một làng chài nhỏ bé, ăn sâu và thấm vào máu thịt, hình bóng những con sóng vỗ bờ, tiếng gió vi vu thổi qua gành đá, những chiều biển lặng, những đêm trăng sáng nghe giọng hò lưới rùng lưới trũ đánh cá trích, cá de ven bờ, từng đoàn thuyền, buồm căng lộng gió cùng tiếng máy reo vui của đoàn tàu xa khơi trở về, trên bến dưới thuyền tôm cá đầy khoan, kẻ mua người bán tấp nập, những âm thanh, hương vị quen thân lại hiện về. Anh cũng không thể quên món gỏi cá rựa mẹ làm thơm ngọt, những con cá dìa, cá đối… nướng trên bếp than hồng tỏa mùi thơm ngậy cả sân nhà, cùng bao thứ đặc sản quê… đã giữ chặt hồn anh nơi làng chài nhỏ, mặc dù anh đã xa quê, xa làng đến nay gần tròn nửa thế kỷ.
Anh còn nhớ như in những ngày biển động, bão tố, những cơn sóng thần hung dữ, trắng xóa ập về, khói sóng làm mờ mịt ngôi làng bé nhỏ, những con thuyền trôi dạt về đâu, thương cho số phận những người con của làng không may đã ra đi không trở lại bến bờ…. Ngày xuân trở về quê hương, là về với ông bà, tổ tiên, tìm lại ký ức một thời, và năm nào cũng vậy, bên những cuộc vui cùng bạn bè trang lứa, những người từ thuở thiếu thời, những người bạn ngày xưa chung trường, chung lớp, những người cùng cảnh ngộ và những lần như thế, chuyện xa, chuyện gần lại trỗi lên, nổ giòn không ngớt. Bức tranh quê lúc này đầy những gam màu sáng tối dậy lên, trong lòng ai cũng ngập tràn, ắp đầy bao kỉ niệm.
Mỗi lần về quê ăn tết là mỗi lần tìm lại ký ức đẹp đẽ của đời mình, để được sống lại, hoà mình vào tiếng sóng reo vui, tiếng gió nam non thổi rộ, tiếng cá quẫy ven gành, nhìn dòng sông quê lững lờ trôi dưới ánh nắng xuân mênh mang diệu vợi… không gian yên bình tĩnh lặng ấy đã níu giữ tâm hồn, cuộc đời và một phần tuổi thơ anh. Dẫu cuộc sống hôm nay có khác xưa rất nhiều, dẫu có đi bốn phương trời góc bể, trong anh vẫn cảm nhận và khắc sâu những thanh âm, hình bóng, hương vị ngọt ngào trong trẻo mà không nơi nào có được bằng chốn quê. Nơi mà cuộc đời anh đã ký thác, neo lại lòng mình những kỷ niệm đẹp đẽ nơi làng chài nhỏ, bình yên, tĩnh lặng và thật đáng yêu.
Dẫu quê hương đã qua thời binh đao khói lửa, thời gian làm mưa nắng nhạt nhoà, và dẫu cuộc đời có lận đận áo cơm… nhưng khi trở về bên nếp nhà xưa, cứ mỗi sáng mùng 1 tết, ngồi bên gành đá trước hiên nhà trông ra cửa biển, nhìn những con thuyền sau bao tháng ngày vất vả, lênh đênh ngoài trùng khơi mênh mang sóng nước, trở về neo đậu ở bến sông quê, nghe con sóng vỗ bờ khoan thai dào dạt… anh như bắt gặp lại những gì thân thương, gần gũi nhất của đời mình.
Buổi sáng ở quê anh, khi ông mặt trời vừa nhô lên khỏi mặt biển, lúc này phóng tầm mắt về phía khơi xa, cứ hình dung một không gian yên bình, những tia nắng xuân yếu ớt rơi rơi, làn gió đông hây hây thổi nhẹ từ biển vào mang theo hơi nước se se lạnh, không một tiếng nước khua, hàng cây ven bờ im lìm buông những chiếc lá vàng rơi khẽ, thủy triều lên những chú cá đối, cá dìa… tung tăng quẩy nhẹ đớp mồi. Mặt biển lúc này trải một màu xanh lơ bóng loáng, xa xa đàn hải âu bay về đậu ở gành đá cuối làng. Thả mình trên chiếc võng đu đưa, nhìn cảnh vật xung quanh mà người nhẹ nhỏm, trong lòng như vơi bớt nỗi âu lo. Và đoạn đời ấu thơ hiện về trong ký ức, với biết bao kỷ niệm đẹp về làng chài nhỏ bé và thơ mộng.
Người dân quê anh bao đời vốn làm nghề chài lưới, cả đời họ gắn bó với biển khơi sóng nước. Ngày ấy anh còn nhỏ, mỗi lần theo các anh, các chú đi biển. Sau mỗi chuyến đi trở về, hình ảnh những chú cá chuồn, cá rựa mắc lưới vẫy vùng, có hôm đi câu mực, câu cá ngừ, đặc biệt là những cặp thuyền đánh lưới mành, vây cá nục, cá cơm… đã để lại trong anh bao nỗi nhớ đầy vơi. Tất cả những gì mà quê hương đắp bồi và cho anh vốn sống, vốn tri thức dân gian, được cha ông gầy dựng, bỏ ra bao công sức để gìn giữ, khẳng định cái nghề mà cả đời họ gắn bó, mưu sinh tồn tại, trong anh như mới ngày nào.
Đến giờ, mỗi khi nghe tiếng sóng vỗ bờ, đêm nằm nghe tiếng gió thổi vi vu ngoài gành đá, ru giấc ngủ êm nồng, anh lại miên man suy nghĩ: Trên đời này không có gì phải đáng để ta phiền muộn; tiếng sóng vỗ, tiếng gió reo, bão tố ngoài khơi xa ập về… rồi cũng qua đi, không gian của miền thùy dương nhỏ bé thanh khiết mà anh hằng yêu mến… lại trở về với cõi yên bình và tĩnh lặng. Có ai đó nói rằng: Người sinh ra ở miền biển, làm nghề biển thì “ăn bằng sóng nói bằng gió”. Anh bạn tôi sinh ra và lớn lên có gốc gác từ miền biển, có lẽ phần nào ảnh hưởng đến phong cách sống và sinh hoạt. Nhưng trải bao tháng năm xa quê, bôn ba nơi xứ người, sống và làm việc ở vị trí và môi trường khác nhau, tiếp xúc với nhiều người, đi nhiều nơi, đến nhiều vùng đất… cái chất miền biển trong anh dường như đã lai pha, làm cho anh hoà nhập và thích nghi với cuộc sống mới. Song, cái chân chất, cái thật thà, sôi nổi của người miền biển, cái vốn “bản địa” mà anh mang trong người, suốt tháng năm của cuộc đời mà anh từng nếm trải… Đôi khi cao hứng anh cũng “tự hào” về gốc gác cội nguồn về miền quê ấy.
Bây giờ, trên tầng 7 của chung cư mà anh đang sống, xung quanh là một không gian đô thị phồn hoa, đủ các sắc màu… Từ trên cửa sổ nhìn xuống đường phố, cứ mỗi lần nhớ quê, nhớ biển… trong anh lại hiện lên một làng chài nhỏ bé, ăn sâu và thấm vào máu thịt, hình bóng những con sóng vỗ bờ, tiếng gió vi vu thổi qua gành đá, những chiều biển lặng, những đêm trăng sáng nghe giọng hò lưới rùng lưới trũ đánh cá trích, cá de ven bờ, từng đoàn thuyền, buồm căng lộng gió cùng tiếng máy reo vui của đoàn tàu xa khơi trở về, trên bến dưới thuyền tôm cá đầy khoan, kẻ mua người bán tấp nập, những âm thanh, hương vị quen thân lại hiện về. Anh cũng không thể quên món gỏi cá rựa mẹ làm thơm ngọt, những con cá dìa, cá đối… nướng trên bếp than hồng tỏa mùi thơm ngậy cả sân nhà, cùng bao thứ đặc sản quê… đã giữ chặt hồn anh nơi làng chài nhỏ, mặc dù anh đã xa quê, xa làng đến nay gần tròn nửa thế kỷ.
Anh còn nhớ như in những ngày biển động, bão tố, những cơn sóng thần hung dữ, trắng xóa ập về, khói sóng làm mờ mịt ngôi làng bé nhỏ, những con thuyền trôi dạt về đâu, thương cho số phận những người con của làng không may đã ra đi không trở lại bến bờ…. Ngày xuân trở về quê hương, là về với ông bà, tổ tiên, tìm lại ký ức một thời, và năm nào cũng vậy, bên những cuộc vui cùng bạn bè trang lứa, những người từ thuở thiếu thời, những người bạn ngày xưa chung trường, chung lớp, những người cùng cảnh ngộ và những lần như thế, chuyện xa, chuyện gần lại trỗi lên, nổ giòn không ngớt. Bức tranh quê lúc này đầy những gam màu sáng tối dậy lên, trong lòng ai cũng ngập tràn, ắp đầy bao kỉ niệm.
Mỗi lần về quê ăn tết là mỗi lần tìm lại ký ức đẹp đẽ của đời mình, để được sống lại, hoà mình vào tiếng sóng reo vui, tiếng gió nam non thổi rộ, tiếng cá quẫy ven gành, nhìn dòng sông quê lững lờ trôi dưới ánh nắng xuân mênh mang diệu vợi… không gian yên bình tĩnh lặng ấy đã níu giữ tâm hồn, cuộc đời và một phần tuổi thơ anh. Dẫu cuộc sống hôm nay có khác xưa rất nhiều, dẫu có đi bốn phương trời góc bể, trong anh vẫn cảm nhận và khắc sâu những thanh âm, hình bóng, hương vị ngọt ngào trong trẻo mà không nơi nào có được bằng chốn quê. Nơi mà cuộc đời anh đã ký thác, neo lại lòng mình những kỷ niệm đẹp đẽ nơi làng chài nhỏ, bình yên, tĩnh lặng và thật đáng yêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét