Ngọc càng mài càng sáng
Đọc Trông vời cố quốc - tiểu thuyết của
Tròn mười năm kể từ khi tôi gặp Hoàng Quảng Uyên tại trại sáng tác tiểu thuyết
do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, rồi cùng anh ngược lên Cao Bằng thăm hang Pác
Bó, suối Lê Nin, nhà văn sinh trưởng ở vùng đất cách mạng địa đầu Tổ quốc này
đã hoàn thành tiểu thuyết bộ ba về Chủ tịch Hồ Chí Minh dày gần 2000
trang: Trông vời cố quốc, Mặt trời Pác Bó, Giải phóng.Những ai dính dáng tới nghiệp viết đều biết tiểu thuyết là ngành “công nghiệp nặng” của văn học, viết tiểu thuyết lịch sử càng nặng nhọc hơn, càng khó hơn vì dù sao cũng bị ràng buộc với tư liệu mà thiên hạ đã biết. Viết tiểu thuyết lịch sử về một nhân vật như Hồ Chí Minh, những thách thức còn nhiều hơn, nhà văn thật khó phóng bút tưởng tượng khi hình ảnh Cụ Hồ đã “nằm lòng” trong hàng triệu người; đó là chưa nói đến cuộc đời của Người, mặc dù đã có nhiều cuốn sách khảo cứu công phu, vẫn còn không ít điều có thể gọi là bí ẩn. Vậy mà một nhà văn hầu như chưa có kinh nghiệm viết tiểu thuyết như Hoàng Quảng Uyên lại cả gan vào cuộc?
Lý giải điều này, trong dịp trò chuyện với tôi gần đây, Hoàng Quảng Uyên cho biết: “Đề tài Hồ Chí Minh đến với Hoàng Quảng Uyên dường như là một cái duyên tình cờ. Bắt đầu từ năm 2003 với việc đi tìm bản thảo gốc cuốn Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh bị thất lạc tại Cao Bằng, Hoàng Quảng Uyên đã tìm ra người lưu giữ bản gốc đó! Công việc như “đáy biển mò kim”, cuối cùng cũng tìm ra! Sau đó là những lần Hoàng Quảng Uyên sang Trung Quốc và kết quả của những chuyến đi tìm hiểu, khảo cứu đó đã giúp “giải mã”, phát hiện nhiều điều về Nhật ký trong tù và quãng thời gian Hồ Chí Minh hoạt động tại Cao Bằng và một số vùng ở Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc). Cuốn sách đầu tiên Hoàng Quảng Uyên viết về Hồ Chí Minh là cuốn “Nhật ký trong tù” - số phận và lịch sử (Nxb Văn học - 2005) được thể hiện dưới dạng bút ký - phóng sự và khảo cứu.
Nhờ sự tìm tòi này Hoàng Quảng Uyên nhận ra: cuộc đời Hồ Chí Minh còn nhiều điều bí ẩn, nhiều chuyện hay trong giai đoạn 1941 - 1945. Rất nhiều sự kiện phong phú, sinh động... diễn ra trên đất Cao Bằng mà cuốn sách “Nhật ký trong tù” - số phận và lịch sử không chuyển tải hết được. Tại sao lại không thử sức ở những thể loại khác nhỉ? Ý nghĩ ấy định hình dần dần trong Hoàng Quảng Uyên từ năm 2005…”.
Thực ra, sinh trưởng ở nơi biên cương có “địa chỉ đỏ” trên hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh, lại đã thích thú thử bút qua một số tác phẩm thuộc đề tài lịch sử và có chất trinh thám như truyện Kim Đồng (1996), Tìm mộ Thâm Tâm (1999), Ẩn số Cầm Giang (2005), Hoàng Quảng Uyên nghĩ đến việc viết tiểu thuyết về Hồ Chí Minh không phải là điều bất ngờ. Trại viết tiểu thuyết năm 2007 chỉ là dịp giúp anh củng cố quyết tâm viết cuốn tiểu thuyết về Bác Hồ những năm ở Cao Bằng (1941 - 1945). Đó là tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó (Nxb Hội Nhà văn, 2010).
Lúc đầu, nếu tôi không nhầm, Hoàng Quảng Uyên chỉ có ý định xây dựng tiểu thuyết về giai đoạn Hồ Chí Minh ở Cao Bằng là vùng đất anh quen thuộc và có nhiều tư liệu sống, nhưng sau khi Mặt trời Pác Bó được giải thưởng Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2010, Hoàng Quảng Uyên “thừa thắng xông lên”, viết tiểu thuyết Giải phóng với nhân vật chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn 1945 - 1954, trong những ngày Tổng khởi nghĩa 8/1945, thành lập Chính phủ lâm thời tại Tân Trào, rồi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chín năm… Giải phóng (Nxb Hội Nhà văn, 2013) đã nhận tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2013 và giải thưởng Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015.
Và đầu năm 2017, với tác phẩm Trông vời cố quốc (Nxb Đại học Thái Nguyên, 2017), bộ ba tiểu thuyết về Hồ Chí Minh của Hoàng Quảng Uyên được hoàn thành. Có thể nói đây là tác phẩm văn học dày dặn nhất về cuộc đời Hồ Chí Minh và có một đặc điểm là tác giả hoàn thành tập 2 và tập 3 rồi mới bắt đầu viết tập 1. Khác với tập 2 và 3, tác giả có nhiều tài liệu đã được kiểm chứng, tập 1 có “cái khó là không có “thực tế’’ mà chỉ là tưởng tượng và tài liệu… Con người Hồ Chí Minh qua các tài liệu, hồi ức có nhiều điểm khác so với lịch sử (theo kênh truyền thông)…” - Hoàng Quảng Uyên đã tâm sự với tôi như vậy. Và như thế, cái khó nhất đối với tác giả là phải đối diện với một giai đoạn lịch sử cần được làm sáng tỏ, trong đó, có không ít những vấn đề được coi là “nhạy cảm”. Xin được dành phần lớn bài viết này cho tiểu thuyết Trông vời cố quốc vừa ra mắt bạn đọc.
Trông vời cố quốc dày 600 trang, được chia thành 25
chương, mỗi chương mang một tiêu đề như Ra biển lớn, Hội nghị Vécxây, Đường
về Quảng Châu, Trở lại nước Nga, Đường về cố quốc… Bạn đọc có thể dễ dàng nhận
ra hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong ba mươi
năm (1911 - 1941) tuần tự theo thời gian đúng với các tư liệu chính thống đã
công bố.
Khi trao đổi với tôi về việc sử dụng tư liệu của người viết tiểu thuyết lịch sử,
Hoàng Quảng Uyên cho biết: “Có bạn nhận xét cuốn này hay ở việc đưa (và dám
đưa) nhiều vấn đề chưa nhiều người biết, người nói. Nói thế cũng có phần đúng,
nhưng nếu nói đến tư liệu thì ở các viện, cục lưu trữ, bảo tàng chắc chắn nhiều
hơn hẳn những gì Hoàng Quảng Uyên sưu tầm được. Có điều, vấn đề không phải “nhiều
- ít” mà là sự lựa chọn dựng lại các tư liệu, sự kiện với cách lý giải riêng của
tác giả, như Marcel Proust nói: “Tìm cái mới không phải là tìm vùng đất mới mà
là nhìn bằng con mắt mới”...
Chính nhờ thế mà mặc dù các câu chuyện về ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh với những sự kiện chính đã được sách báo nói đến nhiều - trong đó có cả các bộ phim như Hẹn gặp lại Sài Gòn, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông… hoặc cuốn Nguyễn Ái Quốc và bà mẹ Nga của Sơn Tùng kể khá chi tiết về những năm Nguyễn Ái Quốc bị Quốc tế Cộng sản nghi ngờ - tác phẩm Trông vời cố quốc vẫn lôi cuốn bạn đọc. Chưa nói đến thế mạnh truyền cảm của thể loại tiểu thuyết, Trông vời cố quốc có lẽ là tác phẩm văn học thể hiện được toàn cảnh với hầu như toàn bộ những sự kiện quan trọng nhất - kể cả các vấn đề “nhạy cảm” - trong quãng đời hoạt động cách mạng khó khăn nhất của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, trong khi các tác phẩm kể trên chỉ đi sâu miêu tả được một vài câu chuyện do giới hạn của thể tài.
Hoàng Quảng Uyên cũng cho biết, anh chọn cách viết sao cho “người đọc thấy được tiến trình lịch sử dân tộc thông qua cuộc đời và sự nghiệp của một bậc vĩ nhân. Hai yếu tố luôn hòa quyện như một bức tranh toàn cảnh để người đọc vừa thấy cây vừa thấy cả rừng”.
Chính nhờ thế mà mặc dù các câu chuyện về ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh với những sự kiện chính đã được sách báo nói đến nhiều - trong đó có cả các bộ phim như Hẹn gặp lại Sài Gòn, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông… hoặc cuốn Nguyễn Ái Quốc và bà mẹ Nga của Sơn Tùng kể khá chi tiết về những năm Nguyễn Ái Quốc bị Quốc tế Cộng sản nghi ngờ - tác phẩm Trông vời cố quốc vẫn lôi cuốn bạn đọc. Chưa nói đến thế mạnh truyền cảm của thể loại tiểu thuyết, Trông vời cố quốc có lẽ là tác phẩm văn học thể hiện được toàn cảnh với hầu như toàn bộ những sự kiện quan trọng nhất - kể cả các vấn đề “nhạy cảm” - trong quãng đời hoạt động cách mạng khó khăn nhất của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, trong khi các tác phẩm kể trên chỉ đi sâu miêu tả được một vài câu chuyện do giới hạn của thể tài.
Hoàng Quảng Uyên cũng cho biết, anh chọn cách viết sao cho “người đọc thấy được tiến trình lịch sử dân tộc thông qua cuộc đời và sự nghiệp của một bậc vĩ nhân. Hai yếu tố luôn hòa quyện như một bức tranh toàn cảnh để người đọc vừa thấy cây vừa thấy cả rừng”.
Như đã nói ở trước, với nhân vật Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh, có lẽ không nên đòi hỏi tác giả phóng túng tưởng tượng ra những câu chuyện,
những hoàn cảnh, những tâm tư có thể có mà lịch sử (vì lẽ này, lẽ khác)
chưa/ không đề cập đến, càng không thể tìm ở đây một nghệ thuật tân kì mà không
ít cây bút hiện nay đang hướng đến. Trong giới hạn đó, với bút pháp hiện thực ở Trông
vời cố quốc, xin được nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật - một yếu tố quan trọng
làm nên giá trị tác phẩm.
Qua 600 trang sách Trông vời cố quốc, bên cạnh nhân vật chính Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, bạn đọc có dịp gặp lại hầu hết các tên tuổi có vai trò đáng kể trong tiến trình lịch sử dân tộc, từ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thế Truyền… đến Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Hồ Học Lãm, Hồ Tùng Mậu, Phùng Chí Kiên, Dương Hoài Nam (bí danh của Võ Nguyên Giáp thời đó), Hoàng Văn Thụ, Vũ Anh, Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm, Nguyễn Hải Thần… Gọi là “gặp lại” vì những tên tuổi đó đã được nhiều sách báo nói đến, nhưng ở Trông vời cố quốc, họ hiện ra qua miêu tả của nhà văn nên sinh động hơn. Nói cho công bằng, không ít nhân vật còn sơ lược. Đó là điều có thể thông cảm với tác giả khi có đến cả trăm nhân vật hoạt động cùng thời với Hồ Chí Minh, trong đó có nhiều tên tuổi nước ngoài như nhà văn Pháp Pôn Vayăng Cutuyariê, luật sư Lôdơbai, Tưởng Giới Thạch, Tống Khánh Linh, Lý Tế Thâm…
Điều đáng quý là trong “rừng” nhân vật này, chúng ta còn được gặp nhiều con người bình thường mà bạn đọc ít biết, thậm chí chưa ai nhắc đến. Trong đó, bà Quỳnh Anh (là vợ ông Võ Tùng, sau khi tham gia phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng, đã về Thái Lan lập “Trại Cày” để sản xuất và xây dựng cơ sở cách mạng) tuy chỉ xuất hiện trong vài trang sách nhưng đã để lại ấn tượng thật đẹp về lớp quần chúng thầm lặng đã góp phần làm nên lịch sử. Đoạn tả cảnh gia đình bà Quỳnh Anh chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi của Nguyễn Ái Quốc đến Udon cũng như trang thuật lại cảnh đi đường của Nguyễn cùng ông Võ Tùng và Đặng Canh Tân (lại một con người bình thường chưa mấy người biết - con trai chí sĩ Đặng Thái Thân) thật cảm động. Những chi tiết này cùng cảnh gian nan vượt rừng sâu núi thẳm kéo dài mười ngày là đóng góp của nhà tiểu thuyết làm chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thêm sinh động. Chỉ với đoạn văn này, Hoàng Quảng Uyên đã làm bạn đọc thêm cảm phục ý chí kiên cường cũng như sức lôi cuốn quần chúng của Người trong những ngày quyết tìm con đường “đột nội” về cố quốc, khi phong trào cách mạng trong nước đang dâng lên như sóng trào.
Ở một phương diện khác, Hoàng Quảng Uyên cũng khá thành công khi miêu tả mối quan hệ không hề đơn giản giữa Nguyễn Ái Quốc với hai tên tuổi lớn của lịch sử Việt Nam: Phan Chu Trinh và Trần Phú. Trong tất cả các nhân vật cách mạng tiền bối, Hoàng Quảng Uyên đã dành nhiều trang nhất cho cụ Phan Chu Trinh. Tác giả đã miêu tả mối quan hệ giữa cụ Phan và Nguyễn với tình cảm nồng ấm, trân trọng như chính thái độ của Nguyễn trong những lần hội ngộ với cụ Phan. Sau những ngày Nguyễn được cụ Phan cưu mang, kiếm việc làm, do bị mật thám Pháp theo dõi, Nguyễn xin phép rời căn phòng cụ Phan đến ngõ Côngpoanh. Cụ Phan tỏ ý muốn giữ lại: “Ở đây còn có bác, có cháu, có anh em, cháu chuyển đi lúc này bác không yên tâm chút nào…”. Khi biết không cản được, cụ nói: “Thì anh đã quyết rồi, ta cũng thuận theo thôi, nhưng như thế là ta có lỗi với cụ Phó bảng Sắc, ta không làm tròn sự gửi gắm của cụ. Ta bất lực. Buồn lắm thay!”. Về sau, khi cụ Phan qua đời ngày 24/3/1926 tại Sài Gòn, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức lễ truy điệu cụ. “Học viên hai khóa huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và những người Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu đều đến dự…, nguyện noi theo tấm gương sáng của cụ trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc”.
Có thể nói, quan hệ giữa cụ Phan với Nguyễn Ái Quốc là tấm gương sáng về cách đối nhân xử thế giữa những người yêu nước, tuy không cùng đường đi, khác chính kiến nhưng vẫn thương quý nhau, vẫn tận tình giúp đỡ nhau. Với Trần Phú, Nguyễn Ái Quốc trải qua những thời khắc khó khăn hơn. “Nguyễn tán thành những nghị quyết của Hội nghị nhưng không tránh khỏi ngậm ngùi, bức xúc… Nguyễn có thể tiến hành một cuộc đấu tranh gay gắt, nặng nề với những người đồng chí của mình để phân giải ai đúng, ai sai, để bảo vệ quan điểm, danh dự và lòng tự trọng của bản thân, nhưng… vì sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Nguyễn đã kìm nén, hy sinh…”.
Chương 18 (“Đổi lại tên Đảng”) trong Trông vời cố quốc đã có đoạn văn như thế. Đó là lúc Trần Phú từ Liên Xô về Hồng Kông dự Hội nghị Trung ương lần thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14/10/1930. Theo đường lối tả khuynh của Quốc tế Cộng sản, với lập luận của Stalin “Vấn đề dân tộc là vấn đề thứ yếu”, Trần Phú đã chỉ đạo Hội nghị thông qua “Luận cương chính trị”, hủy bỏ “Chính cương vắn tắt”, đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương (chúng ta đều biết, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản trong nước vào tháng 2/1930 do chính Nguyễn Ái Quốc triệu tập và đã thông qua “Chính cương vắn tắt”).
Hoàng Quảng Uyên viết rằng Nguyễn “ngậm ngùi, bức xúc” là vì thế. Trong mối quan hệ với đồng chí, Nguyễn Ái Quốc còn “đau đầu” trước sự phản bội của Lâm Đức Thụ và Ngô Đức Trì, đều là những người mà Nguyễn rất tin cậy. Ngô Đức Trì từng theo học trường Đại học Phương Đông và là con trai chí sĩ Ngô Đức Kế, bạn chiến đấu gần gũi với Phan Bội Châu. Vì thế, khi nghe tin Ngô Đức Trì bị địch tra tấn không chịu được đã khai báo, “Nguyễn rưng rưng, da mặt ửng đỏ, giọng như lạc đi: Thật là một tổn thất lớn!”.
Việc “phân giải ai đúng, ai sai” giữa Nguyễn Ái Quốc và Trần Phú, với cả Quốc tế
Cộng sản lúc đó nữa, lịch sử đã chứng minh sự đúng đắn của Nguyễn Ái Quốc. Bàn
về một tiểu thuyết, xin không đi sâu vào khía cạnh chính trị, nhưng qua “sự cố”
vừa dẫn và việc Nguyễn Ái Quốc bị Quốc tế Cộng sản buộc “nằm chờ” nhiều năm
không phân công tác được Hoàng Quảng Uyên miêu tả trong Trông vời cố quốc càng
chứng tỏ bản lĩnh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, bất chấp cường quyền, sẵn sàng chịu
thiệt thòi, quyết theo đuổi đến cùng vì sự nghiệp cao cả là giải phóng dân tộc.
“Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, đọc Trông vời cố quốc, chúng ta hiểu thêm về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh qua ba mươi năm gian nan tìm đường cứu nước, càng vấp phải trở lực, thậm chí phải “nằm gai nếm mật”, càng ngời sáng tấm lòng son của người cách mạng luôn đặt lợi ích Tổ quốc, lợi ích dân tộc lên trên hết.
Chỉ riêng điều này, đóng góp của nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã rất đáng trân trọng.
Qua 600 trang sách Trông vời cố quốc, bên cạnh nhân vật chính Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, bạn đọc có dịp gặp lại hầu hết các tên tuổi có vai trò đáng kể trong tiến trình lịch sử dân tộc, từ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thế Truyền… đến Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Hồ Học Lãm, Hồ Tùng Mậu, Phùng Chí Kiên, Dương Hoài Nam (bí danh của Võ Nguyên Giáp thời đó), Hoàng Văn Thụ, Vũ Anh, Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm, Nguyễn Hải Thần… Gọi là “gặp lại” vì những tên tuổi đó đã được nhiều sách báo nói đến, nhưng ở Trông vời cố quốc, họ hiện ra qua miêu tả của nhà văn nên sinh động hơn. Nói cho công bằng, không ít nhân vật còn sơ lược. Đó là điều có thể thông cảm với tác giả khi có đến cả trăm nhân vật hoạt động cùng thời với Hồ Chí Minh, trong đó có nhiều tên tuổi nước ngoài như nhà văn Pháp Pôn Vayăng Cutuyariê, luật sư Lôdơbai, Tưởng Giới Thạch, Tống Khánh Linh, Lý Tế Thâm…
Điều đáng quý là trong “rừng” nhân vật này, chúng ta còn được gặp nhiều con người bình thường mà bạn đọc ít biết, thậm chí chưa ai nhắc đến. Trong đó, bà Quỳnh Anh (là vợ ông Võ Tùng, sau khi tham gia phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng, đã về Thái Lan lập “Trại Cày” để sản xuất và xây dựng cơ sở cách mạng) tuy chỉ xuất hiện trong vài trang sách nhưng đã để lại ấn tượng thật đẹp về lớp quần chúng thầm lặng đã góp phần làm nên lịch sử. Đoạn tả cảnh gia đình bà Quỳnh Anh chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi của Nguyễn Ái Quốc đến Udon cũng như trang thuật lại cảnh đi đường của Nguyễn cùng ông Võ Tùng và Đặng Canh Tân (lại một con người bình thường chưa mấy người biết - con trai chí sĩ Đặng Thái Thân) thật cảm động. Những chi tiết này cùng cảnh gian nan vượt rừng sâu núi thẳm kéo dài mười ngày là đóng góp của nhà tiểu thuyết làm chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thêm sinh động. Chỉ với đoạn văn này, Hoàng Quảng Uyên đã làm bạn đọc thêm cảm phục ý chí kiên cường cũng như sức lôi cuốn quần chúng của Người trong những ngày quyết tìm con đường “đột nội” về cố quốc, khi phong trào cách mạng trong nước đang dâng lên như sóng trào.
Ở một phương diện khác, Hoàng Quảng Uyên cũng khá thành công khi miêu tả mối quan hệ không hề đơn giản giữa Nguyễn Ái Quốc với hai tên tuổi lớn của lịch sử Việt Nam: Phan Chu Trinh và Trần Phú. Trong tất cả các nhân vật cách mạng tiền bối, Hoàng Quảng Uyên đã dành nhiều trang nhất cho cụ Phan Chu Trinh. Tác giả đã miêu tả mối quan hệ giữa cụ Phan và Nguyễn với tình cảm nồng ấm, trân trọng như chính thái độ của Nguyễn trong những lần hội ngộ với cụ Phan. Sau những ngày Nguyễn được cụ Phan cưu mang, kiếm việc làm, do bị mật thám Pháp theo dõi, Nguyễn xin phép rời căn phòng cụ Phan đến ngõ Côngpoanh. Cụ Phan tỏ ý muốn giữ lại: “Ở đây còn có bác, có cháu, có anh em, cháu chuyển đi lúc này bác không yên tâm chút nào…”. Khi biết không cản được, cụ nói: “Thì anh đã quyết rồi, ta cũng thuận theo thôi, nhưng như thế là ta có lỗi với cụ Phó bảng Sắc, ta không làm tròn sự gửi gắm của cụ. Ta bất lực. Buồn lắm thay!”. Về sau, khi cụ Phan qua đời ngày 24/3/1926 tại Sài Gòn, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức lễ truy điệu cụ. “Học viên hai khóa huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và những người Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu đều đến dự…, nguyện noi theo tấm gương sáng của cụ trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc”.
Có thể nói, quan hệ giữa cụ Phan với Nguyễn Ái Quốc là tấm gương sáng về cách đối nhân xử thế giữa những người yêu nước, tuy không cùng đường đi, khác chính kiến nhưng vẫn thương quý nhau, vẫn tận tình giúp đỡ nhau. Với Trần Phú, Nguyễn Ái Quốc trải qua những thời khắc khó khăn hơn. “Nguyễn tán thành những nghị quyết của Hội nghị nhưng không tránh khỏi ngậm ngùi, bức xúc… Nguyễn có thể tiến hành một cuộc đấu tranh gay gắt, nặng nề với những người đồng chí của mình để phân giải ai đúng, ai sai, để bảo vệ quan điểm, danh dự và lòng tự trọng của bản thân, nhưng… vì sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Nguyễn đã kìm nén, hy sinh…”.
Chương 18 (“Đổi lại tên Đảng”) trong Trông vời cố quốc đã có đoạn văn như thế. Đó là lúc Trần Phú từ Liên Xô về Hồng Kông dự Hội nghị Trung ương lần thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 14/10/1930. Theo đường lối tả khuynh của Quốc tế Cộng sản, với lập luận của Stalin “Vấn đề dân tộc là vấn đề thứ yếu”, Trần Phú đã chỉ đạo Hội nghị thông qua “Luận cương chính trị”, hủy bỏ “Chính cương vắn tắt”, đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương (chúng ta đều biết, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản trong nước vào tháng 2/1930 do chính Nguyễn Ái Quốc triệu tập và đã thông qua “Chính cương vắn tắt”).
Hoàng Quảng Uyên viết rằng Nguyễn “ngậm ngùi, bức xúc” là vì thế. Trong mối quan hệ với đồng chí, Nguyễn Ái Quốc còn “đau đầu” trước sự phản bội của Lâm Đức Thụ và Ngô Đức Trì, đều là những người mà Nguyễn rất tin cậy. Ngô Đức Trì từng theo học trường Đại học Phương Đông và là con trai chí sĩ Ngô Đức Kế, bạn chiến đấu gần gũi với Phan Bội Châu. Vì thế, khi nghe tin Ngô Đức Trì bị địch tra tấn không chịu được đã khai báo, “Nguyễn rưng rưng, da mặt ửng đỏ, giọng như lạc đi: Thật là một tổn thất lớn!”.
“Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, đọc Trông vời cố quốc, chúng ta hiểu thêm về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh qua ba mươi năm gian nan tìm đường cứu nước, càng vấp phải trở lực, thậm chí phải “nằm gai nếm mật”, càng ngời sáng tấm lòng son của người cách mạng luôn đặt lợi ích Tổ quốc, lợi ích dân tộc lên trên hết.
Chỉ riêng điều này, đóng góp của nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã rất đáng trân trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét