Điệu múa hình tượng hóa động tác chim hạc (hakchum) của vùng
Dongnae, Busan là một trong những điệu múa dân gian hàm chứa nhiều cốt cách
thanh tao của Nho sĩ. Không có tài liệu ghi chép nào đề cập đến nguồn gốc hay
thời gian ra đời của hakchum, tuy vậy điệu múa này được phỏngđoán là hình thức
biến thể và phát triển từ các điệu múa được lưu truyền lại. Múa hạc Dongnae đã
được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể số 3 của thành phố Busan, với đặc
trưng là tính ngẫu hứng vô cùng tự do phóng khoáng.
Múa hạc vùng Dongnae, được biểu diễn thành nhóm từ ba đến mười
hai người, là điệu múa tượng trưng cho tinh thần và tư tưởng thanh cao của Nho
sĩ thông qua việc mô phỏng các động tác của hạc.
Vũ công Lee Seong-hun
Hiện nay Dongnae đơn vị hành chính cấp quận của Busan, nhưng
vào thời Joseon (1392-1910) Dongnae là trung tâm hành chính của khu vực này, đồng
thời cũng là quê hương của rất nhiều nghệ nhân và nghệ sĩ tài hoa. Bên cạnh
quan nha Dongnae xưa là cơ quan đào tạo kỹ nữ (gisaeng) nên tập trung nhiều
khách phong lưu, ở đây cũng có suối nước nóng thiên nhiên nổi tiếng nên văn hóa
giải trí được hình thành một cách rất tự nhiên.
Thời đó, trước và sau ngày rằm tháng Giêng, các vũ công biểu diễn điệu múa mặt nạ Dongnae yaryu ở khắp khu vực này, bỗng một ngày nọ xuất hiện người mặc quần áo của yangban (tầng lớp lưỡng ban) và múa điệu deokbaegi (một loại múa mặt nạ mang ý nghĩa bùa chú của tỉnh Gyeongsang-do). Những người xem đều cảm thán “Giống như loài hạc đang múa vậy”, và đó chính là sự khởi đầu của điệu múa hạc vùng Dongnae.
Những gì mà Lee Seong-hun vừa tóm lược cho chúng ta về nguồn gốc của múa hạc Dongnae có thể không chính xác hoàn toàn. Cũng không chắc thời kỳ ra đời của điệu múa này chính là thời Joseon.
“Múa hạc Dongnae là loại hình múa dân gian. Do đó nguồn gốc, thời kỳ ra đời của điệu múa này không được ghi chép thành nội dung trên văn bản, mà chỉ có thể tìm được qua các câu chuyện truyền khẩu của những người già thuộc vùng Dongnae. Trong di sản văn hóa phi vật thể cũng không đề cập đến hình thức ban đầu. Mà không có hình thức ban đầu thì dễ thay đổi là lẽ đương nhiên. Dưới thời đế quốc Nhật, văn hóa Hàn Quốc bị xóa sổ, trong đó múa mặt nạ Dongnae Yaryu bị cấm biểu diễn, do đó nhiều người dự đoán rằng thời gian này chắc đã hình thành các điệu múa khác nào đó để thay thế.”
Thời đó, trước và sau ngày rằm tháng Giêng, các vũ công biểu diễn điệu múa mặt nạ Dongnae yaryu ở khắp khu vực này, bỗng một ngày nọ xuất hiện người mặc quần áo của yangban (tầng lớp lưỡng ban) và múa điệu deokbaegi (một loại múa mặt nạ mang ý nghĩa bùa chú của tỉnh Gyeongsang-do). Những người xem đều cảm thán “Giống như loài hạc đang múa vậy”, và đó chính là sự khởi đầu của điệu múa hạc vùng Dongnae.
Những gì mà Lee Seong-hun vừa tóm lược cho chúng ta về nguồn gốc của múa hạc Dongnae có thể không chính xác hoàn toàn. Cũng không chắc thời kỳ ra đời của điệu múa này chính là thời Joseon.
“Múa hạc Dongnae là loại hình múa dân gian. Do đó nguồn gốc, thời kỳ ra đời của điệu múa này không được ghi chép thành nội dung trên văn bản, mà chỉ có thể tìm được qua các câu chuyện truyền khẩu của những người già thuộc vùng Dongnae. Trong di sản văn hóa phi vật thể cũng không đề cập đến hình thức ban đầu. Mà không có hình thức ban đầu thì dễ thay đổi là lẽ đương nhiên. Dưới thời đế quốc Nhật, văn hóa Hàn Quốc bị xóa sổ, trong đó múa mặt nạ Dongnae Yaryu bị cấm biểu diễn, do đó nhiều người dự đoán rằng thời gian này chắc đã hình thành các điệu múa khác nào đó để thay thế.”
Lee Seong-hun tin rằng sự thu hút của múa hạc Dongnae
chính
là các vũ điệu ngẫu hứng giữa vũ điệu tập thể.
© Korea Cultural Heritage
Foundation
“Vũ công Lee Seonghun tuy không phải là người cao lớn
nhưng
ông có thể mang tất cả các điệu múa lên sân khấu.
Cứ như hạc nhập vào thân xác ông vậy.
Ông đã đạt đến đỉnh cao của múa rồi.”
Điệu múa bộc lộ tinh thần của Nho sĩ
Bất kể nguồn gốc và hình thức ban đầu như thế nào, múa hạc hiện nay có hình thức của điệu múa deokbaegi vùng Yeongnam được thêm vào các động tác di chuyển của hạc. Mặc dù vũ công mặc trang phục Nho sĩ và múa các động tác pha lẫn giữa Nho sĩ và hạc nhưng vũ công thực sự của múa hạc không phải là Nho sĩ.
“Nho sĩ Joseon vốn chỉ chuyên tâm vào học chữ chứ không bao giờ nhảy múa. Tuy nhiên trong điệu múa hạc hàm chứa tinh thần của Nho sĩ, đó là do nhân cách và hình ảnh thanh cao của những Nho sĩ có trình độ và đức hạnh rất giống với vẻ đẹp thanh tao và trang nhã của chim hạc. Tôi nghĩ rằng vũ công múa hạc muốn hướng đến tinh thần đó của Nho sĩ.”
Ban đầu múa hạc theo hình thức độc diễn, nhưng ngày nay đã thay đổi thành múa tập thể, ít thì ba vũ công và nhiều thì có khi lên đến vài chục người. Một bài múa hạc Dongnae dài khoảng 14 phút 30 giây, bao gồm 13 động tác cố định. Vũ công Lee gọi động tác chủ đạo của điệu múa này là động tác nhẫn nhịn (baegim sawi). Đó là một động tác sôi động được thực hiện bằng cách bước dài một bên chân về trước rồi nhún toàn thân như đang bị lắc lư mạnh. Ngoài ra, còn có động tác đưa hai tay lên ngang vai, phất vạt áo và nhảy lên tựa như chim hạc đang bay, hay động tác giơ hai tay lên cao rồi lại buông xuống hông, đồng thời gập thân trên rồi lướt qua lướt lại nhằm mô phỏng dáng vẻ tìm mồi của hạc.
Nhìn thoáng qua thì các động tác của múa hạc có vẻ rất đơn giản, tuy nhiên nếu không thuộc thì không thể nào thực hiện được. Lee giải thích, “Múa truyền thống của Hàn Quốc thường dùng gót để trụ trên nền, còn múa ba lê của phương Tây thì dùng ngón chân, nhưng múa hạc thì dùng cả bàn chân để trụ. Phải múa sao cho mang lại cảm giác như đang bước đi loạng choạng trên cánh đồng tuyết, vừa co duỗi, lại vừa nhún nhảy.”
Điều khó nhất ở điệu múa này là nhịp thở. Giả sử các mức độ của nhịp thở từ 1 đến 10 thì những điệu múa truyền thống của Hàn Quốc như seungmu (điệu múa của nhà sư) hay salpuri (điệu múa trừ tà) sẽ duy trì nhịp thở trong khoảng từ mức 4 đến mức 7. Trong khi đó, nhịp thở của múa hạc lúc rơi xuống mức 2, lúc lại kéo lên đến mức 8. Tóm lại, việc tăng giảm của nhịp thở không đồng đều.
Tính ngẫu hứng xen lẫn các động tác cố định là một nét hấp dẫn khác của múa hạc Dongnae. Đó là những động tác ngẫu hứng tự do nhưng trong khuôn khổ cho phép, kết hợp hài hòa giữa năng lượng và độ hứng của từng cá nhân vũ công với không khí buổi biểu diễn, kết cấu sân khấu, số lượng vũ công.
“Tôi dùng từ “ngẫu hứng” thay vì từ “tự do”. Vì từ “động tác tự do” mang lại cảm giác xem nhẹ điệu múa này. Dù cách dùng từ giống nhau nhưng nếu dùng từ khác cũng sẽ tạo ra cảm giác khác nhau cho vũ công. Nhờ các động tác ngẫu hứng mà trên sân khấu của múa hạc Dongnae luôn có được không khí đồng điệu cao, thể hiện được tính nghệ thuật và tính tự nhiên”.
Bất kể nguồn gốc và hình thức ban đầu như thế nào, múa hạc hiện nay có hình thức của điệu múa deokbaegi vùng Yeongnam được thêm vào các động tác di chuyển của hạc. Mặc dù vũ công mặc trang phục Nho sĩ và múa các động tác pha lẫn giữa Nho sĩ và hạc nhưng vũ công thực sự của múa hạc không phải là Nho sĩ.
“Nho sĩ Joseon vốn chỉ chuyên tâm vào học chữ chứ không bao giờ nhảy múa. Tuy nhiên trong điệu múa hạc hàm chứa tinh thần của Nho sĩ, đó là do nhân cách và hình ảnh thanh cao của những Nho sĩ có trình độ và đức hạnh rất giống với vẻ đẹp thanh tao và trang nhã của chim hạc. Tôi nghĩ rằng vũ công múa hạc muốn hướng đến tinh thần đó của Nho sĩ.”
Ban đầu múa hạc theo hình thức độc diễn, nhưng ngày nay đã thay đổi thành múa tập thể, ít thì ba vũ công và nhiều thì có khi lên đến vài chục người. Một bài múa hạc Dongnae dài khoảng 14 phút 30 giây, bao gồm 13 động tác cố định. Vũ công Lee gọi động tác chủ đạo của điệu múa này là động tác nhẫn nhịn (baegim sawi). Đó là một động tác sôi động được thực hiện bằng cách bước dài một bên chân về trước rồi nhún toàn thân như đang bị lắc lư mạnh. Ngoài ra, còn có động tác đưa hai tay lên ngang vai, phất vạt áo và nhảy lên tựa như chim hạc đang bay, hay động tác giơ hai tay lên cao rồi lại buông xuống hông, đồng thời gập thân trên rồi lướt qua lướt lại nhằm mô phỏng dáng vẻ tìm mồi của hạc.
Nhìn thoáng qua thì các động tác của múa hạc có vẻ rất đơn giản, tuy nhiên nếu không thuộc thì không thể nào thực hiện được. Lee giải thích, “Múa truyền thống của Hàn Quốc thường dùng gót để trụ trên nền, còn múa ba lê của phương Tây thì dùng ngón chân, nhưng múa hạc thì dùng cả bàn chân để trụ. Phải múa sao cho mang lại cảm giác như đang bước đi loạng choạng trên cánh đồng tuyết, vừa co duỗi, lại vừa nhún nhảy.”
Điều khó nhất ở điệu múa này là nhịp thở. Giả sử các mức độ của nhịp thở từ 1 đến 10 thì những điệu múa truyền thống của Hàn Quốc như seungmu (điệu múa của nhà sư) hay salpuri (điệu múa trừ tà) sẽ duy trì nhịp thở trong khoảng từ mức 4 đến mức 7. Trong khi đó, nhịp thở của múa hạc lúc rơi xuống mức 2, lúc lại kéo lên đến mức 8. Tóm lại, việc tăng giảm của nhịp thở không đồng đều.
Tính ngẫu hứng xen lẫn các động tác cố định là một nét hấp dẫn khác của múa hạc Dongnae. Đó là những động tác ngẫu hứng tự do nhưng trong khuôn khổ cho phép, kết hợp hài hòa giữa năng lượng và độ hứng của từng cá nhân vũ công với không khí buổi biểu diễn, kết cấu sân khấu, số lượng vũ công.
“Tôi dùng từ “ngẫu hứng” thay vì từ “tự do”. Vì từ “động tác tự do” mang lại cảm giác xem nhẹ điệu múa này. Dù cách dùng từ giống nhau nhưng nếu dùng từ khác cũng sẽ tạo ra cảm giác khác nhau cho vũ công. Nhờ các động tác ngẫu hứng mà trên sân khấu của múa hạc Dongnae luôn có được không khí đồng điệu cao, thể hiện được tính nghệ thuật và tính tự nhiên”.
Lee Seong-hun, giữa, dẫn đầu đoàn biểu diễn múa hạc
Dongnae tại
Trung tâm Văn hóa và Nghệ thuật Osan vào
ngày 6 tháng 9 năm 2019, trong sự kiện
mang tên “Chúng ta
cùng Pungnyu nhé?” (Pungnyu nghĩa là “thưởng thức nghệ thuật
thuần khiết”). © Korea Cultural Heritage Foundation
Hòa điệu với khẩu âm
Múa hạc Dongnae thường được diễn trên nền nhạc của bốn loại nhạc cụ là kkwengkwari (chiêng nhỏ), jing (cồng), janggu (trống đồng hồ cát), buk (trống cái hai mặt). Khác với các hình thức múa dân gian khác, phần nhạc nền của múa hạc Dongnae đặc biệt hơn ở chỗ có thêm khẩu âm, tức là âm thanh ngân nga từ miệng (gu-eum). Vũ công Lee Seong-hun cho biết khẩu âm là âm thanh tổng hợp từ âm thanh bắt chước tiếng các loại nhạc cụ như đàn gayageum (mười hai dây), đàn ajaeng (bảy dây) hay haegeum (hai dây), âm thanh của tự nhiên mà người hát tạo ra bằng miệng, và âm thanh đặc trưng vốn có của riêng người hát.
“Tôi thường múa theo khẩu âm. Thật ra tiếng của kkwengkwari đóng vai trò giữ nhịp chính nhưng giọng hát của người thì vẫn có cảm xúc hơn. Khẩu âm hay sẽ giúp cho vũ công dễ nắm bắt được cảm xúc. Nhạc đệm của bốn loại nhạc cụ kia nên làm nền của khẩu âm Ngược lại khẩu âm có thể giúp cho việc chơi các âm thanh của các loại nhạc đó trở nên nổi bật hơn.”
Âm thanh được tạo ra bởi người hát khẩu âm vốn không có ý nghĩa hay hình thức nhất định, nhưng bằng âm thanh đó, người hát có vai trò tác động đến các cử động của vũ công và lấp đầy không gian sân khấu với giọng hát vô cùng đồng điệu. Vì thế khẩu âm không phải ai cũng hát được. Nghệ sỹ khẩu âm luôn đồng hành cùng Lee Seong-hun mỗi khi ông múa, bà Kim Sin-yeong kể:
“Ban đầu tôi chỉ học hát vì sở thích, nhưng sau đó, khi còn chưa biết khẩu âm là gì thì tôi gặp được người thầy của mình. Giọng hát của thầy tôi khác hẳn với những âm thanh mà tôi đã từng nghe qua và có vẻ như khiến tâm trạng người khác vui hơn. Nhưng tiếc là tôi không được học trực tiếp từ người thầy ấy. Tôi chỉ theo thầy lưu diễn khắp nơi, nghe thầy hát khẩu âm, bên cạnh đó, tôi cũng được tiếp xúc thêm nhiều chất âm khác nữa. Phải đến khi biết được chất âm của các vùng miền khác như Seodo, Namdo, Gyeonggi thì tôi mới tìm ra được chất âm mà bản thân có thể hát tốt được. Dần dần tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, biết được khẩu âm nào sẽ phù hợp với điệu múa nào.”
Vậy nên khẩu âm phù hợp với khái niệm “trải nghiệm” hơn là “học tập". Múa hạc Dongnae không có nội dung kể chuyện rõ ràng như pansori hay dân ca. Nó chỉ là một điệu múa dựa trên nền nhạc. Vì thế bà Kim cho biết, “Càng hiểu rõ về vũ công thì khẩu âm càng hay”.
“Về khẩu âm thì có khi bắt nhịp, có khi lại không bắt nhịp với điệu múa. Bắt nhịp không được là do người hát chưa có kinh nghiệm với điệu múa đó. Tôi thấy rất thoải mái khi đệm khẩu âm cho vũ công Lee Seong-hun. Thoải mái vì chúng tôi bắt nhịp được với nhau từ lâu, phong cách của ông Lee như khắc sâu vào tâm trí tôi vậy. Tôi vẽ ra trong đầu từng chuyển động của ông ấy. Thật ra thì tôi làm được như thế cũng mới đây thôi. Có những người múa giỏi nhưng lại khiến cho nghệ sỹ khẩu âm cảm thấy rất khó phối hợp. Mà như vậy thì khẩu âm không thể hay được.”
Vũ công Lee sau một lúc ngồi lặng yên nghe bà Kim nói thì cũng bắt đầu kể chuyện bằng chất giọng rắn rỏi.
“Nghệ sĩ khẩu âm phải từng nghe qua tất cả các loại âm thanh thì mới tạo ra được chất âm mang đủ màu sắc hỷ nộ ái ố từ tận sâu đáy lòng mình. Tức là phải đưa được tất cả cảm xúc khó khăn, vui vẻ, đau khổ vào trong giọng hát của mình. Vì giọng hát phản ánh cuộc sống nên quá trình tự học, tự tích lũy rất quan trọng. Người nghệ sĩ phải tìm được đúng chất giọng của mình qua quá trình đó.”
Không biết những lời nói trên có xuất phát từ cách suy nghĩ đã giúp ông dấn thân vào nghề múa suốt 30 năm qua không. Vào năm 15 tuổi, Lee Seong-hun tình cờ ghé vào một trường dạy múa và không thể quên được nơi đó. Cuối cùng vì muốn học múa mà ông bị bố mẹ đoạn tuyệt quan hệ và đuổi ra khỏi nhà, để rổi sống nhờ ở trường múa suốt 10 năm trong ánh mắt ghẻ lạnh của các vũ công khác. Đó cũng là giai đoạn mà Lee chuyển hướng từ múa đương đại sang múa truyền thống do quá khổ sở với những vết thương trên cơ thể. Lee đã trải nghiệm qua nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác nhau của vùng Dongnae nhưng cuối cùng lại chọn múa hạc để theo đuổi. Tất cả những thời khắc đó như hòa tan vào trong từng động tác múa của Lee. Nghệ sĩ khẩu âm Kim Sin-yeong gật đầu tỏ vẻ đồng tình với người bạn đồng hành của mình.
“Thầy của tôi không chỉ tạo âm thanh từ miệng mà còn dùng cả cơ thể và tâm hồn, nghĩa là khẩu âm cũng có linh hồn đấy. Phải ngân nga thật nhiều, phải nghiên cứu thật nhiều, phải hòa quyện tất cả đất trời”.
Múa hạc Dongnae thường được diễn trên nền nhạc của bốn loại nhạc cụ là kkwengkwari (chiêng nhỏ), jing (cồng), janggu (trống đồng hồ cát), buk (trống cái hai mặt). Khác với các hình thức múa dân gian khác, phần nhạc nền của múa hạc Dongnae đặc biệt hơn ở chỗ có thêm khẩu âm, tức là âm thanh ngân nga từ miệng (gu-eum). Vũ công Lee Seong-hun cho biết khẩu âm là âm thanh tổng hợp từ âm thanh bắt chước tiếng các loại nhạc cụ như đàn gayageum (mười hai dây), đàn ajaeng (bảy dây) hay haegeum (hai dây), âm thanh của tự nhiên mà người hát tạo ra bằng miệng, và âm thanh đặc trưng vốn có của riêng người hát.
“Tôi thường múa theo khẩu âm. Thật ra tiếng của kkwengkwari đóng vai trò giữ nhịp chính nhưng giọng hát của người thì vẫn có cảm xúc hơn. Khẩu âm hay sẽ giúp cho vũ công dễ nắm bắt được cảm xúc. Nhạc đệm của bốn loại nhạc cụ kia nên làm nền của khẩu âm Ngược lại khẩu âm có thể giúp cho việc chơi các âm thanh của các loại nhạc đó trở nên nổi bật hơn.”
Âm thanh được tạo ra bởi người hát khẩu âm vốn không có ý nghĩa hay hình thức nhất định, nhưng bằng âm thanh đó, người hát có vai trò tác động đến các cử động của vũ công và lấp đầy không gian sân khấu với giọng hát vô cùng đồng điệu. Vì thế khẩu âm không phải ai cũng hát được. Nghệ sỹ khẩu âm luôn đồng hành cùng Lee Seong-hun mỗi khi ông múa, bà Kim Sin-yeong kể:
“Ban đầu tôi chỉ học hát vì sở thích, nhưng sau đó, khi còn chưa biết khẩu âm là gì thì tôi gặp được người thầy của mình. Giọng hát của thầy tôi khác hẳn với những âm thanh mà tôi đã từng nghe qua và có vẻ như khiến tâm trạng người khác vui hơn. Nhưng tiếc là tôi không được học trực tiếp từ người thầy ấy. Tôi chỉ theo thầy lưu diễn khắp nơi, nghe thầy hát khẩu âm, bên cạnh đó, tôi cũng được tiếp xúc thêm nhiều chất âm khác nữa. Phải đến khi biết được chất âm của các vùng miền khác như Seodo, Namdo, Gyeonggi thì tôi mới tìm ra được chất âm mà bản thân có thể hát tốt được. Dần dần tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, biết được khẩu âm nào sẽ phù hợp với điệu múa nào.”
Vậy nên khẩu âm phù hợp với khái niệm “trải nghiệm” hơn là “học tập". Múa hạc Dongnae không có nội dung kể chuyện rõ ràng như pansori hay dân ca. Nó chỉ là một điệu múa dựa trên nền nhạc. Vì thế bà Kim cho biết, “Càng hiểu rõ về vũ công thì khẩu âm càng hay”.
“Về khẩu âm thì có khi bắt nhịp, có khi lại không bắt nhịp với điệu múa. Bắt nhịp không được là do người hát chưa có kinh nghiệm với điệu múa đó. Tôi thấy rất thoải mái khi đệm khẩu âm cho vũ công Lee Seong-hun. Thoải mái vì chúng tôi bắt nhịp được với nhau từ lâu, phong cách của ông Lee như khắc sâu vào tâm trí tôi vậy. Tôi vẽ ra trong đầu từng chuyển động của ông ấy. Thật ra thì tôi làm được như thế cũng mới đây thôi. Có những người múa giỏi nhưng lại khiến cho nghệ sỹ khẩu âm cảm thấy rất khó phối hợp. Mà như vậy thì khẩu âm không thể hay được.”
Vũ công Lee sau một lúc ngồi lặng yên nghe bà Kim nói thì cũng bắt đầu kể chuyện bằng chất giọng rắn rỏi.
“Nghệ sĩ khẩu âm phải từng nghe qua tất cả các loại âm thanh thì mới tạo ra được chất âm mang đủ màu sắc hỷ nộ ái ố từ tận sâu đáy lòng mình. Tức là phải đưa được tất cả cảm xúc khó khăn, vui vẻ, đau khổ vào trong giọng hát của mình. Vì giọng hát phản ánh cuộc sống nên quá trình tự học, tự tích lũy rất quan trọng. Người nghệ sĩ phải tìm được đúng chất giọng của mình qua quá trình đó.”
Không biết những lời nói trên có xuất phát từ cách suy nghĩ đã giúp ông dấn thân vào nghề múa suốt 30 năm qua không. Vào năm 15 tuổi, Lee Seong-hun tình cờ ghé vào một trường dạy múa và không thể quên được nơi đó. Cuối cùng vì muốn học múa mà ông bị bố mẹ đoạn tuyệt quan hệ và đuổi ra khỏi nhà, để rổi sống nhờ ở trường múa suốt 10 năm trong ánh mắt ghẻ lạnh của các vũ công khác. Đó cũng là giai đoạn mà Lee chuyển hướng từ múa đương đại sang múa truyền thống do quá khổ sở với những vết thương trên cơ thể. Lee đã trải nghiệm qua nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác nhau của vùng Dongnae nhưng cuối cùng lại chọn múa hạc để theo đuổi. Tất cả những thời khắc đó như hòa tan vào trong từng động tác múa của Lee. Nghệ sĩ khẩu âm Kim Sin-yeong gật đầu tỏ vẻ đồng tình với người bạn đồng hành của mình.
“Thầy của tôi không chỉ tạo âm thanh từ miệng mà còn dùng cả cơ thể và tâm hồn, nghĩa là khẩu âm cũng có linh hồn đấy. Phải ngân nga thật nhiều, phải nghiên cứu thật nhiều, phải hòa quyện tất cả đất trời”.
Lee Seong-hun bỏ nhà đi từ năm 15 tuổi để theo đuổi sự nghiệp
vũ công, ông đã sinh sống tại trường múa. Ông bắt đầu múa hạc khi còn là vũ
công trực thuộc Vũ đoàn thành phố Busan từ đầu thập niên 80. Vào năm 2016, ông
được chọn là Người bảo vệ di sản văn hóa cho loại hình biểu diễn này. © Ahn
Hong-beom
Kim Sin-yeong, người đệm khẩu âm cho múa hạc, luôn nỗ lực tìm
ra chất âm của riêng mình để vượt qua cái bóng của người thầy là Yu Geum-seon.
© Ahn Hong-beom
Điệu múa và âm thanh xoa dịu nỗi lòng
Hai người luôn chia sẻ cảm xúc dạt dào trên sân khấu của những điệu múa và âm thanh lại tiếp tục khen ngợi nhau.
“Vũ công Lee Seong-hun tuy không phải là người cao lớn nhưng ông có thể mang tất cả các điệu múa lên sân khấu. Cứ như hạc nhập vào thân xác ông vậy. Ông đã đạt đến đỉnh cao của múa rồi.”
“Khi hát khẩu âm thì phải hiểu tính cách của vũ công. Bà Kim Sin-yeong quá hiểu những tính xấu của tôi nên đệm cho tôi rất hợp. Nhưng theo tôi thì đã đến lúc bà ấy nên thoát khỏi hình bóng của thầy mình. Dù chịu ảnh hưởng của thầy nhưng cũng phải tìm ra chất riêng của mình chứ. Bà ấy cần dũng cảm để thử nghiệm việc đó, dù có bị mắng đi nữa. Có như thế mới tạo được thế giới riêng của mình”.
Vũ công hướng về nghệ sỹ khẩu âm, nghệ sĩ khẩu âm cũng hướng về vũ công, trong không khí đó, tôi liền hỏi về mục tiêu của họ. Người vũ công không còn thực hiện những điệu múa của mình mà chỉ lặng lẽ ngắm nhìn từ xa bình thản trả lời. Ông cho biết mỗi khi lên sân khấu, tín hiệu biểu diễn bắt đầu là ông sẽ tạo nên thế giới mộng ảo đầy say mê của riêng mình, khoảnh khắc múa trên sân khấu chính là thiên đường, ông không ngừng cố gắng trong thế giới đó và mỗi năm đều khiến cho nó trở nên tốt đẹp hơn.
Trong khi đó, câu trả lời của người nghệ sĩ khẩu âm - người vẫn chưa tìm được chất âm của riêng mình - lại trầm lắng, như mọi khi bà vẫn ngồi lặng lẽ bên cạnh vũ công vậy. Bà nói vì người hát khẩu âm đóng vai trò hát đệm nên vừa phải hài hòa tối đa vừa phải gắn liền với điệu múa, bà cũng đang chờ có được ngày mà bà có thể phối hợp thật hoàn hảo với vũ công. Trong khi tôi vẫn còn đang miên man nghĩ về sự khác biệt nhưng cũng hài hòa một cách kỳ lạ của hai câu trả lời thì có lẽ trí tưởng tượng của họ đang vươn xa đến khung cảnh hàng nghìn người sử dụng quảng trường Gwanghwamun của thủ đô Seoul làm sân khấu múa hạc. Khoảnh khắc vạt áo của hàng nghìn người phất bay biểu hiện cốt cách tao nhã của người Nho sĩ và khẩu âm được tạo nên bởi đất trời vang lên làm rung chuyển cả không trung thì thế giới này sẽ trở nên tươi đẹp hơn, đẹp như những nỗ lực của họ đã dành cho những vũ điệu và khẩu âm.
Hai người luôn chia sẻ cảm xúc dạt dào trên sân khấu của những điệu múa và âm thanh lại tiếp tục khen ngợi nhau.
“Vũ công Lee Seong-hun tuy không phải là người cao lớn nhưng ông có thể mang tất cả các điệu múa lên sân khấu. Cứ như hạc nhập vào thân xác ông vậy. Ông đã đạt đến đỉnh cao của múa rồi.”
“Khi hát khẩu âm thì phải hiểu tính cách của vũ công. Bà Kim Sin-yeong quá hiểu những tính xấu của tôi nên đệm cho tôi rất hợp. Nhưng theo tôi thì đã đến lúc bà ấy nên thoát khỏi hình bóng của thầy mình. Dù chịu ảnh hưởng của thầy nhưng cũng phải tìm ra chất riêng của mình chứ. Bà ấy cần dũng cảm để thử nghiệm việc đó, dù có bị mắng đi nữa. Có như thế mới tạo được thế giới riêng của mình”.
Vũ công hướng về nghệ sỹ khẩu âm, nghệ sĩ khẩu âm cũng hướng về vũ công, trong không khí đó, tôi liền hỏi về mục tiêu của họ. Người vũ công không còn thực hiện những điệu múa của mình mà chỉ lặng lẽ ngắm nhìn từ xa bình thản trả lời. Ông cho biết mỗi khi lên sân khấu, tín hiệu biểu diễn bắt đầu là ông sẽ tạo nên thế giới mộng ảo đầy say mê của riêng mình, khoảnh khắc múa trên sân khấu chính là thiên đường, ông không ngừng cố gắng trong thế giới đó và mỗi năm đều khiến cho nó trở nên tốt đẹp hơn.
Trong khi đó, câu trả lời của người nghệ sĩ khẩu âm - người vẫn chưa tìm được chất âm của riêng mình - lại trầm lắng, như mọi khi bà vẫn ngồi lặng lẽ bên cạnh vũ công vậy. Bà nói vì người hát khẩu âm đóng vai trò hát đệm nên vừa phải hài hòa tối đa vừa phải gắn liền với điệu múa, bà cũng đang chờ có được ngày mà bà có thể phối hợp thật hoàn hảo với vũ công. Trong khi tôi vẫn còn đang miên man nghĩ về sự khác biệt nhưng cũng hài hòa một cách kỳ lạ của hai câu trả lời thì có lẽ trí tưởng tượng của họ đang vươn xa đến khung cảnh hàng nghìn người sử dụng quảng trường Gwanghwamun của thủ đô Seoul làm sân khấu múa hạc. Khoảnh khắc vạt áo của hàng nghìn người phất bay biểu hiện cốt cách tao nhã của người Nho sĩ và khẩu âm được tạo nên bởi đất trời vang lên làm rung chuyển cả không trung thì thế giới này sẽ trở nên tươi đẹp hơn, đẹp như những nỗ lực của họ đã dành cho những vũ điệu và khẩu âm.
Kang Shin-jae
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét