Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Lịch sử văn minh thế giới

Lịch sử văn minh thế giới
BÀI MỞ ĐẦU 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI 
1. Khái niệm văn minh, phân biệt văn hóa - văn minh 
1.1. Văn minh là gì? 
Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trái với văn minh là dã man. 
Ví dụ: văn minh phương Đông, văn minh Hy Lạp… 
Chữ văn minh trong tiếng Pháp civilisation, trong tiếng Anh là civilization, còn có nghĩa là hoạt động khai hóa, làm thoát khỏi trạng thái nguyên thủy. Khi định nghĩa văn minh ngƣời ta đã đề cập đến một khái niệm mới, đó là văn hóa. 
Vậy văn hóa là gì? 
- Văn hóa là một từ tiếng Hán, do Lưu Hướng, người Tây Hán nêu ra đầu tiên. Nhưng lúc bấy giờ hai chữ văn hóa có “dùng văn để hóa”. 
- Thời cận đại nghĩa của chữ có phần khác trước. Chữ văn hóa trong tiếng Anh và tiếng Pháp là culture, có nguồn gốc từ chữ La tinh là cultura, nghĩa là trồng trọt, cư trú, luyện tập, lưu tâm… 
- Đến giữa thế kỷ XIX do sự phát triển của xã hội học, dân tộc học… khái niệm văn hóa đã thay đổi. Người đầu tiên đưa ra định nghĩa mới về văn hóa là Taylor, nhà nhân loại học đầu tiên của nước Anh. Ông nói “văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm trí thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội”. Sau đó, các học giả đã đua nhau đưa ra những định nghĩa về văn hóa. Trên cơ sở ấy, người Nhật Bản đã dùng hai chữ văn hóa để dịch chữ cutlture của phương Tây. Và do đó, chữ văn hóa mới có nghĩa như ngày nay. 
- Hiện nay đa số các học giả cho rằng: văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Hay nói cách khác, văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động, lao động, sản xuất, thông qua sự tương tác với mâu thuẫn tự nhiên và mâu thuẫn xã hội. 
Tóm lại, các khái niệm văn hóa, văn minh và văn hiến ngoài những nghĩa riêng biệt không lẫn lộn được như đối với từng cá nhân, chỉ có thể nói trình độ văn hóa không thể nói trình độ văn minh, ngược lại đối với xã hội chỉ có thể nói thời đại văn minh, không thể nói thời đại văn hóa, nói chung ba thuật ngữ này có nghĩa rất gần nhau. Chỗ khác nhau là, văn minh là giai đoạn phát triển cao của văn hóa, còn văn minh và văn hiến khác nhau ở chỗ văn minh là một từ mới du nhập, còn văn hiến là một từ cổ ngày nay không dùng nữa. 
1.2. Văn hóa và văn minh 
Có 13 nền văn hóa khác đạt đƣợc một số trình độ văn minh nhất định và phân bố không đồng đều về không gian và thời gian có sự khác biệt giữa văn hóa và văn minh. 
- Văn hóa là một hệ thống, có nghĩa là những yếu tố tác động qua lại với nhau, đồng thời khi nói đến hệ thống tức là cũng nói đến các hệ thống con nằm trong hệ thống lớn. Các nền văn hóa có đặc điểm giống nhau về đại thể và có những mặt phân biệt khác nhau. 
- Khi nói đến hệ thống có thể so sánh văn hóa với nhà nước (nhà nƣớc với tư cách là một thành tố văn hóa nổi bật nhất). 
- Giữa văn hóa và nhà nước có một sự tương đồng nhất định về sự bình đẳng của các nền văn hóa, vấn đề đặt ra trong tính giá trị chỉ là ở chỗ bồi bổ nó chứ không so sánh nền văn hóa này với nền văn hóa khác (bảo tồn và phát huy trong bản sắc nền văn hóa dân tộc). 
- Văn hóa gồm hai bộ phận: văn hóa thuộc về lĩnh vực vật chất và văn hóa thuộc về lĩnh vực tinh thần (tín ngưỡng). 
- Khi nói đến văn hóa là nói đến những thành tựu của con người chứ không phải là của tự nhiên. Văn hóa chịu ảnh hưởng của xây dựng tự nhiên và xã hội qua thời gian. 
- Văn minh là một lát cắt đồng đại của văn hóa, văn hóa khác văn minh mang tính quốc tế toàn cầu có ý nghĩa về mặt kỹ thuật và mặt văn hóa vật chất. 
- Vậy văn minh chỉ có trình độ phát triển về mặt kỹ thuật công nghệ tại một thời điểm nhất định một khu vực rộng lớn hoặc thậm chí của toàn cầu (Vd: Trống đồng). 
2. Cách nhận diện một nền văn minh 
Văn hóa xuất hiện đồng thời với loài người. Khi con người biết chế tạo ra công cụ đá cũng là khi họ bắt đầu sáng tạo ra văn hóa. Dần dần, ngoài văn hóa vật chất, họ còn sáng tạo ra nghệ thuật, tôn giáo… Trên cơ sở nền văn hóa nguyên thủy, đến giai đoạn nhất định, loài người mới tiến vào thời kỳ văn minh. 
Văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử, nhƣng văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ: văn hóa là toàn bộ những giá trị mà loài người sáng tạo ra từ khi loài người ra đời đến nay, còn văn minh chỉ là những giá trị mà loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. 
Vậy thì giai đoạn phát triển cao đó là giai đoạn nào?. Đó là giai đoạn có nhà nước. Thông thường vào thời kỳ thành lập nhà nước thì chữ viết cũng xuất hiện, do đó văn hóa có một bước phát triển nhảy vọt. Song do hoàn cảnh cụ thể, có một số nơi, khi mà nhà nước ra đời vẫn chưa có chữ viết, nhưng đó là những trường hợp không điển hình. 
3. Những hiểu biết căn bản về các nền văn minh lớn trên thế giới 
Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm, và từ đó loài người đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Những mãi đến thế kỷ IV TCN, xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời, từ đó loài người mới bắt đầu bước vào thời kỳ văn minh. 
Trong thời cổ đại (cuối TNK IV - đầu TNK III TCN) đến những thế kỷ SCN, ở phương Đông tức là châu Á và ở Đông Bắc châu Phi có 4 trung tâm văn minh lớn, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. Điểm chung nổi bật là cả 4 trung tâm văn minh này đều nằm trên vùng chảy qua của một con sông lớn. Đó là sông Nile ở Ai Cập, sông Ơ-phrat và Tiprơ ở Tây Á (Indu) và sông Hằng (Gauge) ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc. Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng sông lớn này nên đất đai ở những nơi này trở nên màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nông cụ đang còn thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nước, do đó, cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh và hơn thế nữa sáng tạo nên những văn minh vô cùng rực rỡ. 
Muộn hơn một ít, ở phương Tây đã xuất hiện nền văn minh của Hy Lạp cổ đại. Nền văn minh Hy Lạp có cơ sở đầu tiên từ thiên kỷ III TCN, nhưng tiêu biểu cho nền văn minh Hy Lạp là những thành tựu từ khoảng thế kỷ VII TCN trở về sau. Đến thế kỷ V TCN, nhà nước La Mã bắt đầu được thành lập, kế thừa và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã chinh phục Hy Lạp và tiếp đó chinh phục các nước ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp ở phương Đông, trở thành đế quốc rộng lớn hùng mạnh, duy nhất ở phương Tây, văn minh La Mã vốn chịu ảnh hưởng của văn min Hy Lạp, vốn có cùng một phong cách, giờ đây lại hòa đồng làm một, nên hai nền văn minh này được gọi chung là văn minh Hy-La. 
Văn minh Hy-La vô cùng sán lạn, là cơ sở của văn minh châu Âu sau này. Nhưng sau khi đế quốc La Mã diệt vong, nền văn minh đó bị lụi tàn, mãi đến thế kỷ VI, văn minh phương Tây mới bắt đầu được phục hưng và từ đó mới phát triển mạnh mẽ và liên tục cho đến ngày nay. 
Như vậy, trên thế giới có hai khu vực văn minh lớn: phương Đông và phương Tây. 
- Ở phương Đông: Thời cổ đại, phương Đông có 4 trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa. Thời trung đại cả Tây Á và Ai Cập đều nằm trong bản đồ đế 3 quốc Ả Rập nên phương Đông chỉ còn lại 3 trung tâm văn minh lớn là Ả Rập, Ấn Độ và Trung Hoa. Trong các nền văn minh ấy, văn minh Ấn Độ và Trung Quốc được phát triển liên tục trong tiến trình lịch sử. Ngoài những trung tâm văn minh lớn còn có những nền văn minh của các quốc gia nhỏ và cũng từng thời kỳ lịch sử như văn minh sông Hồng, nền văn minh Đại Việt… 
- Ở phương Tây, thời cổ đại chỉ có nền văn minh Hy-La, đến thời trung đại cũng chỉ có một trung tâm văn minh chủ yếu là Tây Âu. Ngoài những nền văn minh lục địa Á, Âu, Phi, ở châu Mỹ trước khi bị người da trắng chinh phục, tại Mehico và Peru ngày nay đã từng tồn tại nền văn minh của người Tontec (Tolteque), Adơtec (Arteque), Inca (Incas) và Maya (Mayas). 
Đến thời cận đại, dó sự tiến bộ nhanh chóng về KH-KT, các nước phương Tây đã trở thành những quốc gia phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự. Dựa vào các xu thế đó, các nước này đua nhau chinh phục thế giới. Cùng với việc biến các nước ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh thành thuộc địa của các cường quốc châu Âu, văn minh phương Tây đã truyền bá khắp thế giới. 
Tuy trong lịch sử thế giới đã tồn tại những nền văn minh như vậy, nhưng những nền văn minh ấy không phải hoàn toàn biệt lập với nhau. Thông qua các hoạt động như chiến tranh, buôn bán, truyền giáo… các nền văn minh ấy đã được tiếp xúc với nhau, do đó đã học tập lẫn nhau.   
Chương I 
VĂN MINH BẮC PHI VÀ TÂY Á 
I. VĂN MINH AI CẬP 
1. Cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập 
- Địa hình Ai Cập được chia làm hai khu vực rõ rệt là thượng và hạ Ai Cập. Thượng Ai Cập là dãy thung lũng dài và hẹp, có nhiều núi đá; hạ Ai Cập là vùng châu thổ đồng bằng sông Nile. Lãnh thổ Ai Cập hầu như bị đóng kín, phía Tây giáp sa mạc Libi, phía Đông là Hồng Hải, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Nam giáp sa mạc Nubi và Êtiôpia. 
- Cách đây khoảng 12.000 năm, trên lưu vực châu thổ sông Nile, đã có những nhóm người sinh sống. Cư dân Ai Cập cổ bao gôm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á đến. Họ quần tụ lại cùng tồn tại và trở thành chủ nhân của nền văn minh rực rỡ ở phương Đông - văn minh Ai Cập. 
- Sông Nile là một trong những con sông lớn nhất thế giới (6.700km), phần chảy qua Ai Cập là 700km. Sông Nile có nguồn nƣớc giàu phù sa, bồi đắp nên những vùng đất màu mỡ... Lưu vực sông còn có một quần thể thực vật phong phú, đặc biệt là cây Papyrut. Sông Nile còn cung cấp một lượng thủy sản phong phú và là huyết mạch giao thông quan trọng. Vì vậy có thể coi Ai Cập chính là “tặng vật của sông Nile”... 
2. Sơ lược các thời kỳ lịch sử Ai Cập 
- Lịch sử Ai Cập có thể chia 5 thời kỳ với sự tồn tại của 30 vương triều: 
+ Thời kỳ tạo vương quốc (3200-3000 năm TCN
+ Thời kỳ cổ vương quốc (3000-2200 TCN
+ Thời kỳ trung vương quốc (2200-1570 TCN
+ Thời kỳ tân vương quốc (1570-1100 TCN
+ Thời kỳ hậu vương quốc (1100-31 TCN
- Ai Cập trở thành một tỉnh thuộc địa của đế quốc La Mã (31 TCN - 177 SCN
3. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội 
3.1. Trình độ phát triển kinh tế 
- Nông nghiệp: trồng trọt ngũ cốc, nho và cây ăn quả, chăn nuôi. Công cụ sản xuất bằng kim loại, dùng bò để kéo cày. Mở rộng và củng cố các công trình thủy lợi. 
- Thủ công nghiệp sớm phát triển thành các nghề làm đồ da, đồ gốm, dệt, thuộc da, chế tạo thủy tinh, đóng thuyền, ướp xác, rèn đồ kim loại, chế tạo vũ khí. 
3.2. Tổ chức nhà nước và sự phân hóa xã hội 
- Nhà nước Ai Cập cổ đại theo chế độ quân chủ chuyên chế, vua (Pharaon) được thành thánh hóa, đứng đầu nhà nƣớc và tôn giáo, nắm cả vương quyền và thần quyền. 
- Xã hội: Tầng lớp thống trị là giai cấp chủ nô (vua, quý tộc, tăng lữ) nắm quyền lực kinh tế, chính trị và có địa vị ƣu đãi, có quyền sở hữu nhiều ruộng đất và nô lệ. Những người bị trị bao gồm: nông dân, thợ thủ công, nô lệ. 
4. Những thành tựu văn minh 
4.1. Tín ngưỡng 
- Sùng bái động vật: Người Ai Cập từ xã xưa đa thờ cúng rất nhiều thần. Mỗi bộ lạc có thần riêng, đó là những con vật gần gũi với người, biểu tượng cho sự tươi tốt, sinh sản và mạnh mẽ như: thần Bò Cái, thần Chim Ưng, thần Diều Hâu, thần Ong… 
- Đến thời kỳ quốc gia thống nhất: Ngoài các thần địa phƣơng còn xuất hiện thần chính của các trung tâm lớn. Người Ai Cập thờ thần Ra, thánh Ptah (thần sáng tạo vũ trụ và con người), thần Amon, thần Osiris,... 
- Trong đó thần Osiris được thờ cúng phổ biến nhất. Hằng năm, lễ cúng thần Osiris được tổ chức kéo dài 28 ngày với lễ cày ruộng, lễ gieo hạt. 
- Người Ai Cập tin rằng linh hồn là bất tử, việc chôn cất thi hài gắn liền với quan niệm hồn và xác. Chính vì vậy, khi con người chết đi, cần phải giữ lại xác đó. 
4.2. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc 
- Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Ai Cập thời cổ đại đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc như kim tự tháp, các thành phố cổ và đền đài, tạo dựng các Pharaon, thần linh và cột đá.
- Kim tự tháp là thành tựu nổi bật nhất của kiến trúc Ai Cập cổ đại. Cho đến nay, người ta đã phát hiện được 138 kim tự tháp, chủ yếu là khu vực ở phía Bắc Ai Cập gần thủ đô Cairô nằm ở phía Tây sông Nile. 
+ Người khởi công xây dựng kim tự tháp đầu tiên là Inhôtép từ vương triều III. Tháp này được xây dựng ở Saquran cao 60m, đáy hình chữ nhật 120m x 106m, xung quanh có điện thờ. 
+ Từ vương triều IV, kim tự tháp đƣợc xây dựng nhiều hơn, có quy mô và kết cấu hoàn chỉnh, kỹ thuật tinh xảo và nghệ thuật trang trí đạt đến trình độ cao: như tháp Guizet, mỗi cạnh khoảng 157m, cao 102m; tháp Kêphren cao 134m, mỗi cạnh khoảng 215m.
+ Nổi bật nhất là kim tự tháp Kêốp, cao 148m, cạnh 270m, tốn khoảng 23 triệu phiến đá và phải mất 30 năm mới xây dựng xong. 
- Điêu khắc, ngƣời Ai Cập cũng đạt trình độ cao, đặc biệt là khắc tượng Spinx (Nhân sư) ở tháp Kêphren, đầu người mình sư tử, cao 20m, dài 46m. 
- Các công trình kim tự tháp, điêu khắc, kiến trúc đều là kết quả của quá trình la động và đỉnh cao sáng tạo của con người ở lưu vực sông Nile. 
4.3. Chữ viết và văn học 
- Chữ viết: Chữ viết Ai Cập ra đời cuối thiên niên kỷ IV TCN, ban đầu là chữ tượng hình gồm các ký hiệu được vạch trên bãi cát, trên tảng đá, lá cây và mảnh xương. Trong quá trình sử dụng người Ai Cập đã cải tiến chữ viết cho đơn giản, hệ thống chữ viết Ai Cập gồm 700 ký hiệu, 21 dấu hiệu chỉ phụ âm. Hiện nay chữ viết được lưu lại nhiều nhất ở trong văn bản tôn giáo, được khắc trên các phiến đá, hành lang, lăng mộ của vua, ghi chép các nghi lễ, cách thức sinh hoạt của các Pharaon và các tầng lớp cận thần. 
+ Cuối thế kỷ XVIII, người Pháp phát hiện một tấm đá ở ngoại vi thành Roset, tả ngạn sông Nile. Trên phiến đá dài 112cm, rộng 71cm có rất nhiều loại chữ khác nhau. 
+ Năm 1790, sau nhiều đợt khám phá của các nhà khoa học Anh và Pháp, người ta mới lập đƣợc hệ thống phương pháp đọc chữ tượng hình Ai Cập. 
- Văn học: trong hàng ngàn năm phát triển lịch sử, cư dân Ai Cập đã sáng tạo ra nền văn học phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại. Những tác phẩm thơ ca, truyện kể đều tập trung phản ánh hiện thực xã hội. 
4.4. Khoa học tự nhiên 
- Về số học: Thời trung vương quốc, người Ai Cập đã tìm ra hệ số đếm cơ số 10, cách giải phƣơng trình bậc nhất. 
- Về hình học: Người Ai Cập đã biết tính diện tích tam giác, tứ giác, tính thể tích tháp đáy hình vuông, biết số = 3,1416... 
- Thiên văn học: Dân cư khu vực sông Nile đã phát hiện nhiều vì sao (Bắc Đẩu, Thiên Lang...), lập ra lịch, một năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng, 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng. Ngày nay, bằng phương tiện đo chính xác, người ta thấy các thi hài của các Pharaon trong kim tự tháp đều được đặt cho mặt hướng về sao Bắc Đẩu, sai số không quá vài phút.
- Về y học: Từ thời cổ vương quốc, người Ai Cập đã hiểu biết về cấu tạo cơ thể con người tìm các loại thuốc chữa bệnh và thuật ướp xác. Các thi hài của Pharaon còn đƣợc lƣu lại đến ngày nay là thành tựu của ngành y học Ai Cập. Sách thuốc (Papyrus Medical) được biên soạn khoảng năm 1500 - 1450 TCN
Những giá trị tri thức của cư dân sông Nile được lưu giữ bảo tồn trong thư viện của Alexandroa. Có hơn 50.000 cuốn sách, gồm đủ các lĩnh vực đã được các nhà khoa học sƣu tầm và bảo quản. Đó là kho tàng văn hóa vô giá không chỉ của nhân dân Ai Cập mà còn là di sản của văn hóa nhân loại. 
II. VĂN MINH LƯỠNG HÀ 
1. Cơ sở hình thành nền văn minh Lưỡng Hà 
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư 
- Cùng với niên đại hình thành nền văn minh Ai Cập, ở khu vực Tây Á, có nhiều quốc gia cổ xuất hiện như Lưỡng Hà, Babylon, Axiri, Phênêxi, Palextin... Trong đó, Lưỡng Hà có trình độ phát triển về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa cao hơn cả. 
- Lưỡng Hà nằm trên lưu vực hai con sông: sông Tigrơ và Ơphơrat, phía Bắc của Lưỡng Hà ngăn cách với các bộ lạc người phương Bắc, bởi đường biên giới tự nhiên là dãy núi Acmênia, phía Tây là sa mạc Xiri, phía Đông giáp Ba Tư và phía Nam là vịnh Ba Tư. 
- Lƣỡng Hà là một đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. Sông Tigrơ và Ơphơrat hàng năm trữ nước tưới mát cho dải đất mênh mông này… Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nông nghiệp phát triển, cư dân biết dùng bò để cày ruộng, làm đồ gốm bằng bàn xoay, làm hệ thống thủy nông tưới nước cho đồng ruộng. Những cây trồng chính là nho, ô liu, đại mạch và nhiều loại hoa quả khác. Do vị trí địa lý thuận lợi, kinh tế thương nghiệp là một nét đặc trưng trong sự phát triển của nền kinh tế ở Lưỡng Hà. 
- Đây còn là điệu kiện thuận lợi cho sự thiên di, cư tụ của cộng đồng dân cư. Cư dân đầu tiên đến định cư ở Lưỡng Hà là người Xume (đến vào thiên niên kỷ IV) và người Xêmít (đến muộn hơn vào đầu thiên niên kỷ III). Ngoài ra còn có những bộ lạc xung quanh di cư đến. Qua hàng ngàn năm lịch sử, họ đã cùng lao động, đấu tranh, xây dựng nên một quốc gia mạnh nhất Tây Á. 
1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của văn minh Lưỡng Hà. 
- Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, bước phát triển của văn minh Lưỡng Hà khác hẳn với văn minh Ai Cập, có thể khái quát thành các giai đoạn chính sau đây. 
+ Thời kỳ xuất hiện các quốc gia cổ Xume và Atcat 
+ Thời kỳ vương quốc cổ Babylon 
+ Thời kỳ vương quốc Tân Babylon 
2. Trình độ kinh tế và chế độ chính trị 
2.1. Trình độ kinh tế 
- Nền tảng kinh tế của Lưỡng Hà là nông nghiệp và chăn nuôi… 
- Nghề thủ công phát triển mạnh: dệt, đồ da, rèn, đóng thuyền, chế tạo vũ khí. 
- Thương nghiệp khá phát triển, Babylon sớm trở thành trung tâm thương mại cho cả vùng Tây Á. 
2.2. Chế độ chính trị và Bộ luật Hamurabi 
- Chế độ chính trị: Ngay khi mới ra đời nhà nước của người Xume được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế. Đến thời kỳ vương quốc Babylon thì chế độ chính trị được hoàn thiện, đặc biệt dưới vương triều Hamurabi. Triều Hamurabi đã soạn thảo bộ luật Hamurabi với 282 điều được khắc trên đá bazan cao 2,25m, rộng 2m. 
- Bộ luật Hamurabi gồm 3 phần: phần mở đầu nội dung và kết luận 
- Nội dung có các điểm chính sau: 
+ Quy định hình phạt về các tội vu cáo, trộm cắp, gây thương tích hay làm chết người và những hành vi gây rối loạn trong xã hội. 
+ Quy định về quyền lợi của những người đóng góp nghĩa vụ quân sự, trong đó đề cập đến tù binh hoặc người không hoàn thành nhiệm vụ quân đội. 
+ Quy định về thu sản phẩm của các thành phần dân cư trong xã hội, trong đó chú trọng đến những ngƣời canh tác ruộng đất công. 
+ Quy định về vay nợ và không trả nợ. 
+ Quy định về buôn bán. 
+ Quy định về hôn nhân và gia đình trong đó nói tới quyền thừa kế tài sản. 
+ Ngoài ra còn có những quy định về xử phạt, mức trả công cho người chữa bệnh, thuê mướn... 
- Tóm lại: Bộ luật Hamurabi đã phản ánh các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong vương quốc cổ Babylon. Bộ luật không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn có giá trị tư liệu cho thế giới nghiên cứu về vương quốc này. 
+ Là bộ luật thành văn cổ nhất, hoàn chỉnh nhất của các quốc gia cổ đại phương Đông nói chung và khu vực Tây Á nói riêng. 
3. Những thành tựu về văn minh 
3.1. Tín ngưỡng 
- Người Lưỡng Hà tôn thờ những vị thần riêng liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi và những hiện tượng thiên nhiên gắn liền với cuộc sống gần gũi thường ngày như: thần Mặt Trời (Samat), thần Đất (Enlin), thần Ái Tình (Istaro), thần Mẹ (Ihana), Thần Biển (Ea)… 
- Người ta còn xây dựng nhiều đền, miếu thờ thần do các tăng lữ tiến hành nhiều nghi lễ rất phức tạp. Người Xume (Lưỡng Hà) không quan niệm mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác sau khi chết như người Ai Cập. 
3.2. Chữ viết 
- Đầu thiên niên kỷ III TCN, người Xume (Lưỡng Hà) đã sáng tạo ra chữ viết theo kiểu chữ tượng hình. Sau đó, chữ viết ngày càng đơn giản hóa, gọn nhẹ và chỉ ghi lại những nét đặc trưng, tạo thành hệ thống chữ tượng hình. 
- Các văn bản thời xưa của vùng Tây Á dùng loại chữ viết này để ghi lại tình hình sinh hoạt kinh tế, xã hội cũng như những diễn biến chính trị thời đó. Đây là nguồn tư liệu lớn có giá trị. 
3.3. Văn học nghệ thuật 
- Văn học: Bao gồm hai loại: văn học dân gian truyền miệng và thơ ca. 
+ Nội dung của các dòng văn học này chủ yếu phản ánh tín ngưỡng và cuộc sống hằng ngày của nhân dân lao động. Điển hình là hai tập trường ca: thi phẩm Enuma Elet và anh hùng ca Gimgamet. 
+ Ngoài hai nội dung chủ yếu trên, văn học thời kỳ này còn phản ánh mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, tự nhiên và con người, cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên để bảo tồn sự sống, chống hạn hán, lũ lụt để bảo vệ cuộc sống yên bình. 
- Nghệ thuật: Người Lưỡng Hà đã xây dựng được các cung điện, đền, miếu lớn ở hai trung tâm lớn là Xume và Atcat và các thành bang Ua, Kit... đạt trình độ kiến trúc cao. 
- Một trong những công trình kiến trúc cao được đánh giá là vườn treo Babylon - Đây là một trong bảy kỳ quan của thế giới. 
- Do có điều kiện thuận lợi về kinh tế, chính trị và vị trí địa lý nên thành Babylon đã trờ thành trung tâm sầm uất phồn thịnh. Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử. Đến đầu thế kỷ VII TCN dưới triều đại vua Nabucodonossor (604- 561 TCN), Babylon được hồi sinh. Vườn treo Babylon là một khuôn viên hình vuông, cấu trúc kiểu dốc bậc, các tầng hiên xếp chồng lên nhau và toàn bộ công trình cao tới 77m, có 4 tầng, mỗi tầng là một vườn cây. Mặt bằng của mỗi tầng được lát bằng những phiến đá to rất khít phủ một lớp cói mỏng, đổ đất lên để trồng cây. Đây là một công trình kiến trúc hết sức độc đáo, cung điện của nhà vua và vườn treo tạo thành một quần thể kiến trúc hùng vĩ. Nhưng toàn bộ công trình đã bị tàn phá, chôn vùi dưới những lớp đất sâu. 
3.4. Thành tựu khoa học tự nhiên 
- Về toán học: Do nhu cầu của việc đo đạc ruộng bậc thang, đào đắp kênh tưới, xây dựng cung điện, cư dân Lưỡng Hà đã biết đến những con số và đưa ra công thức tính diện tích các hình. Họ lấy số 5 làm số trung gian để đếm số hạng thấp hoặc cao hơn 5. Dùng cơ số 60 (nay vẫn dùng trong hệ thống đo thời gian: giờ, phút, giây) phép khai căn, lấy dấu tròn để chỉ độ. Khi đo đạc ngƣời ta biết dùng số = 3 để tính diện tích và chu vi hình tròn, biết tính hình tròn của tam giác vuông. 
- Thiên văn học: Người Babylon đã khám phá ra 5 hành tinh của mặt trời (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Hải vương tinh), biết gần đúng quỹ đạo của các hành tinh, nghiên cứu hiện tượng sao chổi, sao băng, nhật thực, nguyệt thực, động đất, tính lịch theo mặt trăng: một năm có 12 tháng, xen kẽ một tháng đủ, một tháng thiếu, tổng cộng là 354 ngày. Dùng ánh mặt trời và nước chảy để đoán giờ. 
- Về y học: Chữa nhiều bệnh về tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, đau mắt. Hình thành nhiều ngành như nội khoa, ngoại khoa, giải phẫu. Tuy nhiên, do tín ngưỡng ma thuật rất nhiều, hiện nay còn lưu lại ảnh thần bảo hộ y học, biểu tượng con rắn quấn quanh chiếc gậy. 
III. VĂN MINH Ả RẬP 
1. Cơ sở hình thành 
1.1. Điều kiện tự nhiên 
- Ả Rập nằm ở phía tây của vùng cận đông, với 3 vùng địa hình khá rõ rệt: 
+ Vùng ven biển Hồng Hải, là khu vực thuộc đế chế La Mã xưa kia, có nhiều thành phố buôn bán sầm uất: Méc ca, Ya sơ rip,… 
+ Miền ven biển phía Nam (ngày nay là Yemen), có nhiều đồng cỏ tươi tốt, với nguồn nước thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. 
+ Khu vực sâu trong bán đảo thỉnh thoảng có những sa ốc, là những trạm dừng chân của các đoàn buôn, còn cư dân ở đây thì chở hàng hay dẫn đường thuê… 
- Biên giới Ả Rập tuy khắc nghiệt nhưng không hiểm trở, Ả Rập lại nằm ở ngã ba giao lưu đông Tây do đó có điều kiện tiếp xúc với các nền văn minh xung quanh. 
- Ả Rập không nhiều khoáng sản, nhƣng bù lại, do buôn bán rộng rãi, hơn nữa trong qua trình phát triển do bành trướng mạnh mẽ về lãnh thổ nên có điều kiện bổ sung nhiều tài nguyên khoáng sản phục vụ cho việc phát triển kinh tế. 
Tóm lại. Ả Rập có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng một nền văn minh toàn diện phong phú, lại ra đời muộn do đó có thể kế thừa nhiều thành tựu của các nền văn minh. 
1.2. Dân cư 
- Tộc người Xêmít (vốn là dân du mục trên sa mac), khi tràn xuống đây đã thích nghi với điều kiện sống, nên nhanh chóng phát triển, họ giỏi về buôn bán và đi chinh phục. 
- Cư dân Ả Rập theo tập quán tín ngưỡng đa thần, đặc biệt tại các thành phố, có nhiều vị thần do thương nhân các nơi mang đến, do vậy đám tăng lữ sống rất giàu có. Thành phố Mécca là điển hình nhất, nhưng ở đây có một một đền thờ chung của cả bộ lạc. 
- Vào thế kỷ VII, do vị trí giao thương quan trọng mà Ả Rập trở thành nơi tranh chấp của Ba Tư, và Thổ Nhĩ Kỳ liên tục. Yêu cầu thông nhất bán đảo, chống quân xâm lược Ba Tư đã được đặt ra cấp bách. 
- Năm 610 Môhamét đã bắt đầu truyền bá đạo Hồi thờ Thánh Ala, chủ trương thành lập đạo quân Thánh chiến chống xâm lược thống nhất đất nước. Nhiều bộ lạc trong các sa ốc, quý tộc các thành phố cũng bắt đầu hưởng ứng đông đảo. Sự thành lập nhà nước Ả Rập thống nhất đã trở thành hiện thực, trong hoàn cảnh đó quý tộc Méc ca đề nghị thương lượng với Mô ha met về việc hợp nhất. Kết quả là năm 630, nhà nước Ả Rập thống nhất đã ra đời. Ả Rập bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. 
2. Quá trình lịch sử 
- Từ thế kỷ VII-VIII: Là thời kỳ củng cố và hoàn thiện nhà nước, đấy là thời kỳ Ả Rập thu nhận các thành tựu văn minh từ bên ngoài vào, hay còn gọi là thời kỳ biên dịch. 
- Từ thế kỷ IX-XIII: Là thời kỳ Ả Rập phát triển lên đến đỉnh cao, lãnh thổ vắt qua 3 châu Á-Âu-Phi, nền kinh tế hết sức phát triển, Đạo Hồi truyền bá rộng rãi, về phương diện văn minh, là thời kỳ Ả Rập kế thừa và ra sức sáng tạo những thành tựu văn minh. 
- Năm 1258 Ả Rập bị Mông cổ chinh phục, nền văn minh Ả Rập tàn lụi. 
3. Thành tựu văn minh 
3.1. Đạo Hồi (Islam) 
- Đạo Islam, tôn giáo của sự thuận tòng tuyệt đối, do Môhamét sáng lập. 
- Ngoài những điểm tương đồng với các tôn giáo khác: quan niệm về Thiên đường, địa ngục, sự giải thoát, những điều cấm kỵ… đạo hồi có những điểm rất đặc sắc. 
- Kinh Koran vừa là Thánh kinh vừa là bộ Bách khoa toàn thư về đất nước Ả Rập gồm 30 quyển với 6.236 câu thơ, viết bằng tiếng Ả Rập rất trau chuốt, dễ thuộc dễ nhớ, và vì Đạo Hồi được truyền bá rộng rãi nên ngôn ngữ Ả Rập cũng được phổ biến ở những nơi mà đạo Hồi có mặt. 
- Có Lục tin (Tin Chân Thánh, Thiên sứ, Sứ giả, Kinh thánh, Tiền định, Kiếp sau) và Ngũ trụ (Niệm (Jihat), Lễ (Salaat), Trai (Ramadan), Khóa (Sakiat), Triều (Hajat). 
- Là tôn giáo không thờ ảnh tượng, không hàng giáo phẩm (chỉ có các Imâm xướng lễ), đề cao nam giới do đó có những quy định thể hiện nam tính; để râu dài, quan niệm âm nhạc và phụ nữ là cám dỗ nên quy định phụ nữ che mặt khi ra đường và nhạc cụ đơn điệu, không vẽ hình người nhất là phụ nữ… 
3.2. Khoa học tự nhiên 
Ngƣời Hồi giáo quan niệm khám phá khoa học là đang đi trên con đường của Thánh A la, do đó khoa học rất được đề cao. 
- Toán học: Kế thừa sâu sắc toán học Ấn độ, Hy-La nhưng sáng tạo thêm phép lượng giác, giải phương trình bậc 3, 4. 
- Vật lý: Cũng kế thừa sâu sắc các thành tựu Hy-La và Ấn Độ, nhưng tập hợp thành công trình chuyên về quang học, đặc biệt thuyết về khúc xạ ánh sáng qua gương cầu lồi lõm. 
- Hóa học: Có các thành tựu điều chế a xit từ dấm thực vật, chế rượu Rum từ mía, chế tạo nồi chưng nước tinh khiết, đặc biệt ngành giả kim thuật. 
- Thiên văn: Do đời sống du mục nên ngƣời Ả Rập có điều kiện quan sát bầu trời, hơn nữa do yêu cầu của việc hành lễ đạo Hồi, nên có rất nhiều thành tựu: Hồ sơ về 5.015 ngôi sao, 47 chòm sao, gia thuyết trái đất tròn với chu vi 35 vạn km, mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ, trên trái đất có 7 miền khí hậu. 
- Y học: Là quốc gia có sự nghiệp y tế tiến tiến nhất thời trung đại: nhiều khoa, bộ môn: tây y, nội khoa, ngoại khoa, dược khoa, dưỡng sinh, tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu. Có hệ thống y tế cộng đồng, y tế từ thiện… 
3.3. Giáo dục 
Với quan niệm giáo dục là để mở rộng tri thức đưa các tín đồ bước trên con đường của Thánh A la, người Ả Rập rất coi trọng các nhà khoa học, nhà giáo “Mực của các nhà bác học cũng linh thiêng như máu của các chiến binh”, công việc biên dịch cũng rất được đề cao, đặc biệt Ả Rập đã mời rất nhiều nhà bác học, giáo sư phương Tây sang dạy tại các trường đại học. Vì vậy nền giáo dục Ả Rập có những thành tựu vô cùng rực rỡ: hệ thống giáo dục từ tiểu học lên đến đại học, học toàn diện, có nhiều mô hình dạy học, trên đế quốc Ả Rập có nhiều trường Đại học lớn giống như các viện đại học: Batđa, Coócđôba, Cai rô… 
3.4. Văn học và nghệ thuật 
Văn học 
- Do có sự kế thừa tinh hoa văn học Đông Tây, lại có điều kiện kinh tế hơn nữa chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giao nên văn học Ả Rập rất đặc sắc. 
- Kinh Cô Ran là một tác phẩm văn học đồ sộ kết tinh tài hoa trí tuệ người Ả Rập, là một công trình đồ sộ về lịch sử Ả Rập, trong đó có nhiều câu chuyện dân gian, truyền thuyết, ngụ ngôn… 
- Nghìn lẻ một đêm (264 câu chuyện) là công trình đồ sộ của biết bao nhiêu văn nhân nghệ sĩ, với nhiều thể loại, đề cập đến mọi hạng người, có giá trị giáo dục cao, là nguồn chất liệu phong phú cho các loại hình sân khấu và nghệ thuật. 
Nghệ thuật: 
- Đặc sắc nhất là dệt thảm len, thảm nhung với trung tâm là Ba Tư (Iran ngày nay), tuy chỉ trang trí họa tiết hoa văn cây 12 là và chữ Hồi giáo cách điệu nhưng không thể bắt chước được. 
- Hội họa và âm nhạc tuy đơn điệu nhưng cũng có nét riêng nên vẫn rất quyến rũ và hấp dẫn. 
- Kiến trúc mang đậm chất men tôn giáo: Xây dựng theo triết lý Hồi giáo (Vòm củ hành, hình móng ngựa cách điệu, vành trăng lưỡi liềm, triết lý số 4, thoáng đạt, ở trung tâm có nguồn nước...), các công trình Thánh thất, Thánh đường, cung điện lộng lẫy, hoàn mỹ đến từng chi tiết. 
Chương II VĂN MINH ẤN ĐỘ 
1. Cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ 
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư 
- Văn minh Ấn cổ hình thành ở lưu vực 2 sông: sông Hằng và sông Ấn, 2 con sông rộng lớn tạo nên những vùng đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt sông Hằng là con sông linh thiêng đối với cư dân Ấn Độ cổ. 
- Vùng núi cao phía Bắc là dãy Hymalaya quanh năm tuyết phủ, hiểm trở và bí ẩn là nơi được coi là chỗ trú ngụ của các nhà hiền triết, tăng lữ các phái và của thần linh. Vùng cao nguyên Đêcan là vùng rừng rậm có nơi còn hoang sơ như thuở khai thiên lập địa. Các vùng đồi núi khắc nghiệt và hiểm trở nhưng lại có một quần thể sinh vật vô cùng phong phú. Ấn Độ còn là một khu vực giàu tài nguyên, khoáng sản thuận lợi cho phát triển các ngành nghề thủ công. Vùng mỏm phía Nam của tiểu lục địa lại có nhiều dãy núi với hơi nóng phả rất khắc nghiệt, khiến cư dân khó sinh sống nơi đây. Biên giới Ấn vừa đóng vừa mở. 
- Do tính cách biệt của các vùng địa lý và các biến động lịch sử đã làm cho cấu trúc cư dân của Ấn Độ khá phức tạp. Ấn Độ là nơi tụ hội của nhiều dân tộc khác nhau sinh sống. Trong đó có hai bộ tộc chính: 
+ Ngƣời Dravida đƣợc coi là cƣ dân bản địa chủ yếu sinh sống ở miền Nam (3000 năm TCN). 
+ Người Arian (Bắc) do một bộ tộc Capcadơ và Caxpiên tràn xuống định cƣ tại miền Bắc. Ngoài ra ở Ấn Độ còn có ngƣời Môn gôn, Hy Lạp và Hồi giáo. Do vậy, ngôn ngữ Ấn Độ cũng đa dạng và phong phú, rất khó có thể kể chính xác nơi này đã từng tồn tại bao nhiêu ngôn ngữ và thổ ngữ. 
1.2. Văn minh sông Ấn 
- Đầu thế kỉ XX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nền văn minh sông Ấn (TNK III-1/2 TNK II TCN). Di chỉ khảo cổ của hai thành phố Harappa và Môhengiơ Đarô đã chứng minh rằng thành phố đƣợc chia làm thành 2 khu tách biệt: khu “thánh” và khu “phố”. 
- Qua các tài liệu khảo cổ học, có thể thấy thời kì văn minh sông Ấn là thời kỳ Ấn Độ đã bƣớc vào xã hội có giai cấp, có nhà nƣớc, có sự mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, có sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn. 
- Sau một thời gian tồn tại, nền văn minh sông Ấn bị hủy diệt bởi sự tàn phá của thiên tai, chủ yếu là những trận lụt dữ dội ở vùng hạ lƣu sông Ấn. 
2. Những thành tựu của văn minh Ấn Độ 
2.1. Chữ viết và ngôn ngữ 
- Ngôn ngữ Ấn Độ rất phức tạp, nhƣng đó là những đóng góp đặc sắc của cƣ dân nền văn minh sông Ấn là tạo ra chữ viết khắc trên 3.000 con dấu. Loại chữ viết này là chữ ghi âm và ghi vần, viết từ phải sang trái, có 62 dấu sau còn 22.
 - Ấn Độ còn có chữ Brami. Chữ Brami là cơ sở để tạo chữ Sankrit (chữ Phạn), là ngôn ngữ Ấn-Âu, chữ Thánh gồm: 35 phụ âm, 13 nguyên âm, 12 nguyên âm giữa, 200 loại hình kết cấu để ghi tổ hợp giữa nguyên và phụ âm. Trên cơ sở chữ Brami họ tạo rachữ viết Sankrit. Trên cơ sở chữ viết của Ấn Độ, một số quốc gia ở Đông Nam Á đã lấy đó làm nền tảng cho sự ra đời chữ viết của dân tộc mình. 
- Cùng với Sankrit, cư dân Ấn Độ còn dùng tiếng Pali, mà cơ sở của nó là khẩu ngữ vùng Magada để viết kinh. Do sự phát triển của khẩu ngữ này mà tiếng Pali trở thành một loại từ ngữ nhƣ tiếng Phạn. 
- Hiện nay, ở các nƣớc Phật giáo phái Tiểu thừa thịnh hành nhƣ Srilanca, Mianmar, Thái Lan, tiếng Pali vẫn đƣợc sử dụng nhƣ một loại ngôn ngữ mà giới sƣ sãi dùng để tụng kinh. 
- Ngôn ngữ Ấn Độ phức tạp đã tạo điều kiện cho nhiều học giả chuyên tâm nghiên cứu về ngôn ngữ học. Học giả Panini là ngƣời đã viết ra một quyển ngữ pháp tiếng Phạn có ảnh hƣởng rất lớn đối với môn so sánh ngữ học châu Âu hiện đại. 
2.2. Đạo Bà La môn và Ấn Độ giáo, Đạo Phật các trào lưu triết học Ấn Độ. 
2.2.1. Đạo Bà La môn và Ấn Độ giáo 
* Đạo Bà La môn: là tôn giáo đa thần cổ xƣa nhất của Ấn độ, không có ngƣời sáng lập, không có tổ chức giáo hội. Tôn giáo này có những lễ nghi hà khắc: Nhân tế, Mã tế, tục Sa ti. 
- Đối tƣợng thờ cúng của tôn giáo này là đa thần trong đó quan trọng nhất là Thần sáng tạo, Thần hủy diệt và Thần bảo vệ. Giáo lý là các tập kinh Vê đa sớm và Vê đa muộn. 
- Những tư tưởng đặc sắc của tôn giáo này là: Ta và Thần là một, Nghiệp báo luân hồi, Giải thoát và con đường giải thoát. 
- Do sự bảo vệ đặc quyền, đặc lợi cho các đẳng cấp Bà Lamôn, bảo vệ sự không bình đẳng trong xã hội vì vậy mặc dù Bà La môn lúc đầu được truyền bá rộng rãi trong cư dân Ấn Độ buộc phải nhường chỗ cho một tôn giáo mới là Đạo Phật. Nhưng sau đó, Đạo Phật phải nhƣờng chỗ cho Hindu - tôn giáo lớn nhất ở Ấn Độ - đó là Ấn Độ giáo.
* Ấn Độ giáo: là đạo Balamôn phát triển lên. Trên cơ sở đạo Ba la môn, đạo Hin đu là sự phát triển cả về kinh điển, giáo lý, những lễ nghi, con đƣờng giải thoát. 
Điểm đặc sắc nhất của Hinđu giáo: đó là một tôn giáo mở, nó không ngừng tiếp thu những yếu tố ngoài. Con đƣờng giải thoát với 2 xu hƣớng song song vừa túng dục vô độ vừa cao cả thanh tịnh cũng chính là một điểm độc đáo của nó, vì thế nó “Vừa là một tôn giáo của nhà sƣ vừa là một tôn giáo của vũ nữ”. Đạo Hinđu vừa phản ánh đúng thực tại xã hội lại vừa có những điểm có lợi cho giai cấp thống trị nên nó bắt rễ sâu vào đời sống xã hội Ấn độ. 
- Ấn Độ giáo thờ ba vị thần thƣợng đẳng: Brama (sáng tạo), Vishnu (bảo tồn) và Shiva (hủy diệt). Ngoài ra còn thờ các thần lớn, nhỏ khác nhau đều là hóa thân của Vishnu và Shiva. Ấn Độ giáo ngày càng phát triển và lớn mạnh, trở thành quốc giáo của Ấn Độ (chiếm 80% dân số). 
2.2.2. Đạo Phật 
- Ra đời từ thế kỷ VI TCN. Theo truyền thuyết do Xích đạt đa Gôtama, hiệu là Xariamuni mà ta quen gọi là Thích Ca Mâu Ni (563 - 483), con của vua Suđôđana nước Kapilavaxtu (một phần miền Nam nước Nêpan và là bộ phận của Ấn Độ ngày nay). 
- Nội dung học thuyết của Đạo Phật là lý giải về nỗi khổ đau và giải thoát nỗi khổ đau... chỉ chủ yếu là sự cứu vớt. 
- Tập trung trong tứ diệu đế (bốn nghĩa lý siêu cao) bao gồm: khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. 
- Tại Đại hội Phật giáo lần thứ IV được triệu tập ở Casơmia đã hình thành hai phái Đại thừa và Tiểu thừa. Phái Đại thừa coi Phật Thích Ca là vị thần cao nhất của Đạo Phật. Bên cạnh Phật Thích Ca còn có các vị thần khác như Adi đà, Di Lặc, và các Quan Âm Bồ Tát... Phái Đại thừa coi trọng sư sãi, coi họ là kẻ trung gian giữa tín đồ và Bồ tát.
- Sự phân biệt giữa phái Đại thừa và Tiểu thừa còn thể hiện: 
+ Phái Đại thừa mặc áo nâu, tự lao động kiếm sống 
+ Phái Tiểu thừa mặc áo vàng, đi khất thực. 
- Đến thời Gúpta, thế kỷ V SCN, đạo Phật không giữ được vị trí như các thời kỳ trước mà dần dần nhƣờng chỗ cho Ấn Độ giáo - Đạo Hindu. 
Ngoài những tôn giáo lớn trên đây Ấn Độ còn có hàng trăm tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhưng các tôn giáo tuy có những điểm khác biệt thì ngàn đời nay vẫn chung sống hòa bình với nhau, làm nên đời sống tâm linh vô cùng phong phú ở Ấn Độ…”.
2.2.3. Các trào lưu triết học của Ấn Độ 
- Ấn Độ là một trong những cái nôi của triết học phương Đông. Hệ thống triết học hoàn chỉnh của Ấn Độ bao gồm các quan niệm về tôn giáo, vũ trụ, nhân sinh, tư duy, tình cảm đến các hoạt động của các thế hệ triết gia. 
- Có rất nhiều trƣờng phái nhưng tựu trung lại có 2 phái: Phái Chính thống: với 6 hệ phái và phái tà giáo có 3 hệ phái. 
- Đặc điểm của triết học Ấn Độ: 
+ Đề cập đến tất cả các vấn đề cơ bản của triết học hiện đại, trong đó phần sinh động và giàu sức sống nhất là phần triết học nhân bản. + Triết học Ấn độ có hình thức biểu đạt, Triết học Ấn và tôn giáo đan xen với nhau, tạo nên vẻ đẹp thâm trần và bí ẩn 
Tư tưởng đặc sắc nhất trong triết học Ấn là tư tưởng về con đường giải thoát. 
2.2.4. Văn học 
- Văn học Ấn Độ phong phú và giàu bản sắc: các lễ hội, tôn giáo, tập tục dân gian làm cho người Ấn Độ sảm xuất ra các bản trƣờng ca và văn học. Phần lớn các tác phẩm văn học cổ điển Ấn Độ đều đƣợc biểu hiện bằng tiếng Phạn dưới hai dạng chủ yếu là kinh Vêđa và sử thi. 
- Kinh Vêđa: có 4 tập, 3 tập đầu là những bài ca và những lời cầu nguyện phản ánh quá trình người Arian xâm nhập Ấn Độ, sự tan rã của chế độ thị tộc và cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên. Còn tập 4 chủ yếu đề cập đến sự phân biêt đẳng cấp và cả tình yêu lứa đôi. 
- Cư dân Ấn Độ cổ đại để lại 2 bộ sử thi nổi tiếng: Mahabharata và Rayamayana. 
+ Mahabharata: gồm 18 chương với gần 220.000 câu thơ đƣược coi là bộ sử thi lớn nhất thế giới. Nội dung cơ bản của nó nói về cuộc nội chiến xảy ra trong nội bộ của dòng họ Bharata ở miền Bắc Ấn Độ. 

+ Rayamayana: gồm 7 chƣơng với 48.000 câu thơ nói về mối tình giữa hoàng từ Rama với nàng Sita xinh đẹp và thủy chung. Hoàng tử Rama đƣợc coi là hóa thân của thần Visnu để bào vệ cái thiện và diệt trừ cái ác. 
- Hai bộ sử thi này được coi là lớn nhất Ấn Độ, là hai viên ngọc quý nhất trong kho tàng văn học Ấn Độ cổ đại. 
- Thời Trung đại, văn học Ấn Độ có bước tiến mới về sân khấu và văn học. Nhà văn xuất sắc Gupta là Katlidasa ở thế kỉ V đã có ảnh hưởng lớn đến trào lƣu văn học mới này. Ông là tác giả của các vở kịch nổi tiếng “Lòng dũng cảm của Vravasi” và truyện “Mười ông hoàng”. 
- Thế kỷ XII - XV, văn học Ấn có điều kiện phát triển mạnh. Thời kì này xuất hiện các tác giả nổi tiếng như Cabia (1440-1518), là một nhà tư tưởng, một thi sĩ có tài của Ấn Độ, đã trình bày tư tưởng của mình bằng một lối văn giản dị, dưới hình thức những câu thơ bài hát dễ nhớ để nhân dân có thể hiểu được. 
2.5. Kiến trúc và điêu khắc 
- Kiến trúc: Được coi là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của lịch sử văn minh Ấn Độ, kiến trúc Ấn mang sắc thái riêng độc đáo với các kiểu loại hình kiến trúc: cột đá, mộ tháp, chùa chiền, hình tháp, cung điện... 
+ Tiêu biểu là tháp Xansi ở Trung Ấn, đƣợc xây dựng từ thế kỷ IV TCN, tháp xây dựng bằng gạch cao 16m, hình quả cầu, xung quanh có lan can, có 4 cửa lớn, lan can và cửa đều làm bằng đá và chạm trổ rất đẹp. 
+ Loại hình kiến trúc cột đá đƣợc gọi là Xtamba. Cột đá trung bình cao 15m, nặng 50 tấn, được chạm trổ nhiều con sư tử và các hình trang trí khác. Cột đá cũng là loại kiến trúc để thờ Phật. 

+ Chùa ở hang Agianta đƣợc xây dựng từ thế kỷ II TCN, tiêu biểu cho loại công trình nghệ thuật kiến trúc kết hợp với điêu khắc hội họa. 
+ Kiến trúc chịu ảnh hưởng của đạo Hindu, thƣờng là các nền tháp nhọn nhiều tầng tượng trưng cho đỉnh núi thiêng liêng, nơi ngự trị của các thần. 
+ Kiến trúc Ấn Độ còn in đậm dấu ấn của đạo Hồi, những nhà thờ Hồi giáo, các cung điện, lăng tẩm mang dáng dấp Ả Rập, Ba Tƣ nhưng đã Ấn hóa với những đặc điểm của kiến trúc Ấn Độ. Điểm chung của loại hình kiến trúc này là mái vòm, cửa vòm, có tháp rộng, sân rộng và hoàn toàn không có hình tƣợng của con người. Ba thành phố: Đê li, Acra, Phatêcbua, Sikri là 3 công trình kiến trúc nổi tiếng của các vƣơng triều Hồi giáo. 
+ Trong đó, tháp Kubminar ở Đêli đánh dấu sự chuyển biến của hai loại hình kiến trúc Ấn-Hồi, tháp được xây dựng vào năm 1199, cao 75m, có 5 tầng, 3 tầng dƣới được xây bằng đá, hai tầng trên xây bằng đá trắng. Từ nền tháp đến chóp có 379 bậc thang đá. 
+ Lăng Tajmahan là một trong những kiệt tác của kiến trúc nhân loại đƣợc xây dựng vào thế kỷ XVII ở Acra, xây dựng trong 24 năm với 24.000 người, diện tích tổng thể của lăng: hình chữ nhật dài 580m, rộng 308m, cao 75m, xung quanh là 4 vòm tròn nhỏ, ở 4 góc có 4 tháp nhọn cao 40m. Lăng đƣợc làm bởi các kiến trúc sƣ Ba Tƣ, Ấn Độ, Pháp, Italia, sử dụng 12 loại đá quý, chủ yếu là cẩm thạch, vàng, bạc. Lăng còn có hai tầng sâu dưới làm bằng đá gấm trắng tinh. Lăng có 12 mặt, trong đó có 4 mặt có cửa, cửa chính bằng bạc, các bức tƣờng bằng cẩm thạch trắng được chạm trổ tinh vi. 
- Điêu khắc Ấn Độ cũng có những tiến bộ đáng kể chủ yếu là khắc tƣợng Phật và các tƣợng thần của đạo Hindu. Các tượng Phật bằng đá, một số ít bằng đồng phản ánh vẻ từ bi, anh linh khi nhập thiền với cặp mắt sâu lắng, trầm lặng chứa đựng nỗi ưu tư hướng tới cõi vĩnh hằng. Còn các bức tƣợng thần đƣợc thể hiện bằng ngƣời hoặc là hình ảnh hóa thân nhƣ lợn rừng, con nhân sư... 
+ Tƣợng thần Shiva có mặt khắp nơi, với con mắt thứ 3 nằm giữa trán, với tượng bò rừng Nantin là vật cưỡi của thần, trụ đá Liuga là biểu tượng sinh thực khí của nam giới. Ngoài các tượng thần linh là tượng các thú vật gắn liền với các vấn đề tôn giáo như cột trụ bằng đá ở Sacnac, tƣợng khỉ ở Hanaman miền Nam Ấn Độ. 
Tóm lại, kiến trúc điêu khắc ở Ấn Độ thời cổ trung đại tuy có gắn liền với vấn đề tôn giáo nhưng do bắt nguồn từ cuộc sống của các tác giả có các công trình lại xuất thân từ quần chúng nhân dân lao động nên tính hiện thực đƣợc thể hiện một cách rõ nét. 
- Các nước Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền kiến trúc và điêu khắc Ấn Độ như Mianmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia và Việt Nam. 
2.6. Khoa học - kỷ thuật 
* Thiên văn học: Ra đời từ rất sớm ở Ấn Độ, tác phẩm thiên văn học cổ nhất là Xitdanca ra đời năm 425 TCN. Họ đã biết đến nhật thực, nguyệt thực, hạ chí, đông chí, xuân thu và phân thu; quả đất, mặt trăng đều là hình cầu, biết sự vận động của các ngôi sao chính cũng nhƣ phân biệt đƣợc 5 hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Hải tinh. Đặc biệt ngƣời Ấn Độ biết chia một năm làm 12 tháng theo chu kỳ mặt trăng, mỗi tháng 30 ngày, cứ 5 năm có một tháng nhuận. 
* Toán học: Người Ấn Độ cổ đại có đóng góp quan trọng trong việc phát minh ra cách đếm của hệ số 10, trong đó có số 0 mà người Ấn Độ gọi là Synhia (tiếng không). Hệ số đếm của Ấn Độ được coi là hệ số hoàn thiện nhất trong tất cả mọi hệ số đếm thời cổ đại. 
- Họ biết đại số từ rất sớm với tất cả các số căn, số âm, các quy tắc về hoán vị, tổ hợp. Đến thế kỷ VIII, người Ấn Độ đã giải được những phương trình vô định bậc 2 mà châu Âu gần 1000 năm sau mới biết cách giải. 
- Người Ấn cũng biết hình học, biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác và biết tính một cách khá chính xác số = 3,1416; đồng thời biết được cả những cơ sở của lượng giác học. 
* Y học: cũng đạt nhiều thành tựu lớn, các thầy thuốc Ấn Độ đã biết dùng phẫu thuật để chữa bệnh nhƣ cắt màng mắt, lấy sỏi thận, lấy thai, nắn lại các chỗ xương gãy... 
- Nhiều tác phẩm y học được xuất bản: “Y học toát yếu” (625), “Luận cảo về trị liệu” (thế kỉ XI), “Về giải phẫu và sinh lý của Bava Mixra” (1550), “Trị bệnh bằng các loại thực vật”, tìm ra nhiều loại cây có giá trị chữa bệnh. Quyển từ điền được thảo thế từ thế kỉ XI của Surôxva (liệt kê cây thuốc và cách điều trị). 
- Nhiều sách thuốc của Ấn Độ nổi tiếng và có tác dụng trong thực tế. Do vậy đƣợc dịch ra bằng tiếng Ả Rập. Ngƣời Ả Rập đã mời các danh y Ấn Độ sang mở nhà thƣơng và trƣờng dạy y khoa cho họ. 
* Hóa học Ấn Độ cũng ra đời sớm và phát triển do yêu cầu của kĩ nghệ nhuộm, thuộc da, chế tạo xà phòng, thủy tinh... Đặc biệt kĩ thuật luyện sắt ở Ấn Độ đạt tới mức hoàn hảo. Chiếc cột sắt Đê li cao hơn 7m, đƣờng kính 40cm, nặng 6,5 tấn đƣợc dựng lên vào năm 380 lúc nào cũng bóng nhẵn, dù để ngoài trời cũng không bị hoen rỉ. 
- Từ thế kỷ VI, ngƣời Ấn Độ đã đạt trình độ cao về các kỹ nghệ hóa học nhƣ chế tạo các loại thuốc mê, thuốc ngủ, chế tạo các muối kim loại... 
Tóm lại, thởi cổ trung đại, Ấn Độ đạt đƣợc những thành tựu văn hóa rực rỡ. Nền văn hóa đó để lại những dấu ấn đậm nét, mang bản sắc dân tộc độc đáo đã làm cho Ấn Độ trở thành một trung tâm văn minh lớn vào loại bậc nhất của thế giới cổ trung đại. Nền văn hóa ấy đã ảnh hƣởng rất sâu sắc tới sự phát triển của Ấn Độ trong các giai đoạn về sau và đã có những đóng góp rất quan trọng vào nền văn minh của thế giới. 
Chương III VĂN MINH TRUNG QUỐC 
1. Cơ sở hình thành nền văn minh Trung Quốc 
1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư 

- Nền văn minh Trung Hoa xuất hiện trên hai lưu vục sông: Hoàng Hà (5464km) và Trƣờng Giang (5800km), với những đồng bằng rộng lớn: Hoa bắc, Hoa trung và Hoa nam màu mỡ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, trồng dâu nuôi tằm dệt ra một thứ tơ lụa tuyệt hảo. Ở đây cũng có thứ đất sét trắng để làm nên đồ gốm sứ gắn liền với tên nƣớc Trung Hoa từ thời kỳ cổ đại. Hệ sinh vật cũng vô cùng phong phú với hàng ngàn cây làm thuốc quý, và vô vàn những động vật quý hiếm. Trung Quốc cổ cũng rất giàu khoáng sản cần thiết cho việc phát triển những ngành nghề thủ công đa dạng. 
- Cư dân: không phải là một dân tộc thuần nhất và duy nhất mà là sự kết hợp của nhiều giống ngƣời khác nhau. Cƣ dân đầu tiên đến vùng Hoàng Hà là hai bộ lạc Hạ và Thƣơng. Hạ không phải là dân bản địa mà là những bộ tộc du mục thuộc giống Mông Cổ. Đến giữa thế kỉ XI TCN, giữa hai bộ tộc Hạ và Thƣơng có sự đồng hóa, đƣa đến sự ra đời của một bộ tộc thống nhất đƣợc gọi là Hoa Hạ. Trong khi đó ở lƣu vực sông Trƣờng Giang là địa bàn cƣ trú của các bộ tộc đƣợc gọi là Man, Di, hoàn toàn khác cƣ dân vùng Hoàng Hà từ nguồn gốc tới ngôn ngữ, nghệ thuật, phong tục tập quán... 
- Để có đƣợc sức mạnh trong quá trình trị thủy, chống ngoại xâm, và không ngừng mở rộng lãnh thổ cương vực, cƣ dân cổ Trung Hoa cần có tính thống nhất cao trong cộng đồng, và xây dựng bộ máy chính quyền chuyên chế tập trung quyền lực cao độ, nhà nƣớc cổ đại Trung Hoa đã sớm xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ III TCN. 
1.2. Sơ lược lịch sử cổ trung đại Trung Quốc 
- Vào thiên niên kỉ III TCN, Trung Quốc bƣớc vào thời kì tan rã của công xã nguyên thủy và là thời kì quá độ chuyển sang xã hội có giai cấp và nhà nƣớc. Đây là thời kì hình thành bộ lạc lớn mạnh do Đƣờng, Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ kế tiếp nhau làm thủ lĩnh. 
- Kể từ khi nhà Hạ ra đời (khoảng thế kỉ XXI TCN) đến khi triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc bị lật đổ bởi cuộc CMTS Tân Hợi (1911), văn minh Trung Quốc đã trải qua hai thời kì lớn: 
- Thời kì chiếm hữu nô lệ (sự ra đời của nhà Hạ và Thương). 
+ Thời Tây Chu (thế kỉ XI - IX TCN) kéo dài 300 năm, 
+ Thời Đông Chu (770 - 221 TCN): Xuân Thu (770-476 TCN) và Chiến Quốc (475- 221 TCN), - Thời kì phong kiến. 
+ Thời nhà Tần (221-206 TCN). 
+ Thời nhà Hán (202 TCN - 8 SCN). 
+ Thời nhà Tùy (thế kỉ VI-X) 
+ Thời nhà Đƣờng (618-908). 
+ Thời nhà Tống (960-979). 
+ Thời nhà Nguyên (1279-1368), 
+ Thời nhà Minh (1368-1644) 
+ Thời nhà Thanh (1644-1911) 
2. Thành tựu văn minh Trung Quốc 
2.1. Chữ viết 
- Vào TNK III TCN, chữ viết Trung Quốc đã ra đời nhƣng là một thứ “văn tự kết thừng”. Đến thời Thƣơng - Ân xuất hiện “văn tự giáp cốt”. - Thời Tây Chu xuất hiện chữ kim văn. 
- Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc, chữ viết đƣợc cải tiến, cách viết càng đẹp nên đƣợc gọi là chữ đai triện và tiểu triện. - Đến đời Tần Thủy Hoàng, Lý Tƣ soạn ra bộ sách Tam Thƣơng gồm 3.300 chữ. 
- Từ chữ giáp cốt, văn tự tƣợng hình, chữ viết Trung Quốc đã trải qua hàng chục thế kỷ phát triển sang các loại chữ kim văn, chữ đại triện, tiểu triện để có một thứ chữ Hán hoàn thiện trong giai đoạn sau này. 
2.2. Văn học, sử học 
- Văn học Trung Quốc nảy nở sớm với các thể loại thơ ca do nhân dân và quý tộc sáng tác. Nổi bật là Kinh Thi do Khổng Tử tập hợp, chỉnh lý với 305 bài thơ gồm ba loại hình phong, nhã, tụng. Trong đó, phong có giá trị tƣ tƣởng nghệ thuật cao nhất. Kinh Thi đƣợc đánh giá cao trên bình diện là một tài liệu lịch sử quan trọng, là nền tảng cơ bản cho sự phát triển nền thơ ca Trung Quốc trong các giai đoạn về sau. 
- Văn học Trung Quốc còn nổi tiếng với các thể loại: phú, thơ, từ, kịch. Trong đó, thơ Đƣờng là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc. 
+ Có trên 48.000 bài phản ánh toàn diện xã hội Trung Quốc đƣơng thời. 
+ Đạt đến trình độ cao về nghệ thuật với sự thần diệu tài hoa trong sáng tác ngôn ngữ. 
+ Trong 2.300 nhà thơ, có 3 nhà thơ lớn nhất: Lý Bạch (1.200 bài), Đỗ Phủ (1.400 bài), và Bạch Cƣ Dị (2.800 bài) đã đƣa nền thi ca cổ điển Trung Quốc đến tuyệt đỉnh của sự thăng hoa. 
- Tiểu thuyết: là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển thời Minh, Thanh. Dựa vào những câu chuyện của những ngƣời kể chuyện rong, các nhà văn đã viết thành loại “tiểu thuyết chƣơng hồi”. Những tác phẩm nổi tiếng trong giai đoạn này là: Thủy Hử (Thi Nại Am), Tam quốc chí Diễn nghĩa (La Quan Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần)... Hồng Lâu Mộng đƣợc đánh giá là tác phẩm có giá trị nhất trong kho tàng văn học hiện thực cổ điển Trung Quốc. 
- Sử học: người Trung Quốc chú ý đến sử học từ rất sớm. Ngay từ thời Tây Chu ở trong cung đình đã có một viên quan chuyên lo việc chép sử, các bộ sách Xuân Thu, Thƣợng Thƣ, Chu Lễ, Tả truyền Chiến quốc sách... là những tác phẩm sử học có giá trị. 
+ Tƣ Mã Thiên là ngƣời đặt nền móng cho sử học Trung Quốc. Sử ký là bộ thông sử đầu tiên đƣợc viết vào thế kỷ II TCN. Nội dung của bộ sử ký là ghi chép lịch sử gần 3000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế bao gồm 526.000 chữ. Đây là một tác phẩm có giá trị về mặt tƣ liệu và tƣ tƣởng. 
+ Từ thời Đƣờng đến đời Minh, Thanh, sử học Trung Quốc tiếp tục phát triển với nhiều tác phẩm: Tần Thi, Lương Thư, Bắc Tề thư,... (thời Đƣờng); Tư trị thống giám đƣợc viết trong thời gian 19 năm, gồm 294 quyển, riêng phần mục lục, hƣớng dẫn duyệt đọc đã có tới 30 quyển (thời Tống); Minh sử, Minh thực lục, Đại Minh nhất thống chí, Thanh thực lục, Đại Thanh thống nhất chí, Vĩnh Lạc đại điền (11.095 tâp) và Cổ kim đồ thư tập thành (thời Minh, Thanh). 
Các bộ sách nói trên là những di sản văn hóa quý báu của Trung Quốc, đồng thời nó còn là một kho tài liệu lịch sử vĩ đại, vô song trên thế giới. 
2.3. Khoa học - kỹ thuật 
2.3.1. Khoa học tự nhiên 
Thời cổ đại, các tri thức toán học, y học, thiên văn của Trung Quốc đã đạt đến trình độ phát triển cao. 
- Về toán học: số học đƣợc coi trọng và đƣợc đánh giá là “vua của khoa học”. Từ thời Chu, số học đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy cùng với các môn lễ, nhạc, xa, ngự, thư.  
+ Trung Quốc là nước biết sử dụng phép tính ghi số 10 bậc nhất thế giới, biết tính đến hàng triệu và biết dùng thẻ tre để ghi số trong quyển Tôn Tử toán kinh (thế kỷ V TCN) và cuốn Dƣơng toán kinh (thế kỉ III SCN). 
+ Từ thời Hán, quyển Cửu chƣơng toán thuật đƣợc ra đời, trong đó đã đề cập đến số âm, phân số, phƣơng pháp giải phƣơng trình bậc nhất có nhiều ẩn số... 
+ Từ thời Nam Bắc triều (thế kỉ V), nhà toán học vĩ đại Tô Xung Chi đã tìm ra chính xác số , đến con số thập phân thứ 7 nằm giữa hai số 3,1415926 và 3,1415927. 
+ Đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh toán học càng phát triển và có các công trình vĩ đại: Định lí nhị đẳng thức để giải phƣơng trình bậc cao, phƣơng pháp khai căn lũy thừa, những công trình nghiên cứu những sai số cao cấp... 

- Thiên văn học: có hiểu biết từ rất sớm. Đời Thƣơng ghi chép nhật thực, nguyệt thực phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sách Xuân Thu ghi lại trong vòng 292 năm đã có 37 lần nhật thực. Họ chia một năm làm 12 tháng/30 ngày, tháng thiếu 29 ngày. Năm nhuận có 13 tháng và cứ 3 năm có một tháng nhuận - đó là âm lịch. Đáng chú ý là ngƣời Trung Quốc dùng hệ thống can và chi để tính ngày, giờ, năm, tháng. Can, chi là hệ thống đếm thời gian với cơ số 60, trong đó thời gian chuyển vận hết một vòng 60 năm (gọi là chu kỳ giáp tí) lại đến một vòng 60 khác). 
+ Trong thời kỳ cổ trung đại, ngƣời Trung Quốc còn chế tạo ra đƣợc loại máy quan sát bầu trời nên đã phát hiện ra đƣợc các ngôi sao mới và thiết lập hành tinh biểu sớm nhất thế giới. Đến thời Nguyên ghi đƣợc 2.500 hành tinh... Sau đó, Trung Quốc đã chế tạo đƣợc ống nhòm, thiết lập dải thiên văn cao 3 tầng với chiều cao 12m, rộng 7m cũng nhƣ đã chế tạo đƣợc máy đo địa chấn. 
- Y dược: họ đã biết dùng các phƣơng pháp nghe, nhìn, hỏi, bắt mạch, dùng châm cứu và thuốc bắc để chữa bệnh. Một số loại sách có giá trị chữa bệnh thƣơng hàn và giải phẩu học ra đời. Đặc biệt có hai bộ sách “Hoàng đế nội kinh” và “Thần Vàng bổn thảo kinh” có giá trị khoa học lớn về y học. 
+ Đời Hán xuất hiện nhiều thầy thuốc giỏi, trong đó nổi tiếng nhất là Hoa Đà. Ông dùng phẫu thuật để chữa bệnh và chủ trƣơng luyện tập thể dục để cho khí huyết lƣu thông nhằm bảo vệ sức khỏe. Chính ông đã soạn ra 5 bài thể dục mẫu “ngũ cầm hi” trong đó có những động tác bắt chƣớc 5 loài động vật là hổ, hƣơu, gấu, vƣợn và chim. 
+ Đời Minh có... là một nhà y dƣợc nổi tiếng với tác phẩm “Bản thảo cƣơng mục”. Đây là quyển sách thuốc có giá trị, trong đó ông giới thiệu 1932 cây và vị thuốc, chứng tỏ y dƣợc Trung Quốc phát triển khá cao. 
2.3.2. Các phát minh kỹ thuật 
Thời cổ trung đại nhân dân Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng đƣợc đánh giá cao trên thế giới đó là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. 
- Kỹ thuật làm giấy: Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, Trung Quốc vẫn còn viết chữ trên thẻ tre hoặc lụa. Đến thời Tây Hán, nhờ nghề tơ tằm phát triển, Trung Quốc đã chế tạo đƣợc một loại giấy thô sơ bằng vỏ kén tằm. 
+ Năm 105, thời Đông Hán, Thái Luân đã phát minh ra cách dùng vỏ cây, giẻ rách, lƣỡi cũ... để làm giấy. Việc phát minh ra nghề làm giấy đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Kỹ thuật làm giấy ngày càng đƣợc cải tiến đến thế kỉ VIII truyền sang Ả Rập và từ Ả Rập truyền sang châu Âu. 
- Kĩ thuật in: thời Đƣờng, ngƣời Trung Quốc đã biết đến kĩ thuật in, nhƣng chỉ mới biết in bản khắc gỗ và dùng để in kinh Phật. Đến giữa thế kỉ XI (đời Tống), Tất Thắng đã phát minh ra cách in chữ mới bằng đất nung, sau đó đƣợc thay bằng chữ gỗ và chữ đúc bằng đồng.  
+ Kĩ thuật in ra đời làm cho việc nhân bản sách dễ dàng, số lƣợng không hạn chế và đƣợc lƣu truyền rộng rãi. Từ Trung Quốc, chữ in truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên và đặc biệt là sang châu Âu đƣợc ngƣời châu Âu sử dụng trong việc phục hƣng văn hóa. 
+ Phát minh nghề in đƣợc đánh giá là phát minh lớn nhất sau chữ viết và đƣợc coi là kĩ thuật phục chế đối với văn viết trên bản thảo. 
- Phát minh la bàn: từ thế kỉ III TCN, ngƣời Trung Quốc đã biết đƣợc từ tính của đá nam châm và đến thế kỉ I TCN thì phát hiện đƣợc khả năng định hƣớng của nó. Nhƣng mãi đến thế kỉ XI, ngƣời Trung Quốc mới biết dùng sắt mài đồ để chế thành kim chỉ hƣớng trong la bàn. La bàn lúc đầu chỉ là miếng sắt có từ tính xâu qua cộng rơm thả nổi trong bát nƣớc hoặc treo bằng sợi tơ để ở chỗ kín gió. 
+ Việc phát minh ra la bàn đƣợc ngƣời Trung Quốc ứng dụng trong nghề hàng hải làm cho nghề hàng hải ở Trung Quốc phát triển nhanh. 
+ Đầu thế kỉ XII, kĩ thuật chế tạo la bàn đƣợc truyền sang châu Âu và ngƣời châu Âu đã cải tiến sử dụng nó trong các cuộc phát kiến địa lí. 
- Phát minh thuốc súng: là thành tựu ngẫu nhiên qua thuật luyện đan của các đạo sĩ. Nguyên liệu mà các nhà luyện đan thƣờng dùng là lƣu huỳnh, diêm tiêu và gỗ. Mục đích chính không đạt đƣợc nhƣng trái lại gây nên những vụ nổ lớn và do đó tình cờ tìm ra đƣợc cách làm thuốc súng. Từ đời Đƣờng thuốc súng đƣợc ứng dụng trong chiến trận. Đến thời Tống thì đƣợc ứng dụng rộng rãi vào việc chế tạo vũ khí thô sơ nhƣ tên lửa, cầu lửa, pháo đạn bay. Từ thế kỉ XIII, thuốc súng đƣợc truyền qua châu Âu bằng con đƣờng Ả Rập. Điều đó đã tạo nên một cuộc cách mạng kĩ thuật châu Âu. Nghề in thuốc súng và kim chỉ nam đã làm thay đổi bộ mặt của thế giới; loại thứ nhất trên bình diện văn học, loại thứ hai trên bình diện chiến tranh và loại thứ ba trên bình diện hàng hải. Trên cơ sở đó dẫn đến vô số sự thay đổi khác. Sự thay đổi lớn lao có tầm cỡ thế giới mà không một nƣớc nào, một tôn giáo nào, một nhân vật nổi tiếng có thế lực nào phát huy sức mạnh và ảnh hưởng to lớn đối với sự nghiệp của nhân loại như các phát minh trên. C.Mác đã từng nhấn mạnh, những phát minh trên báo hiệu sự ra đời của xã hội tư bản. Thuốc súng làm tan rã quý tộc, kỵ sĩ, dùng tên và phi ngựa, kim nam châm mở ra thị trƣờng thế giới tìm thị trường mới, xâm lược và mở đường cho sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân, còn nghề in để phục hưng phát triển văn hóa. 
2.4. Tư tưởng và tôn giáo 

2.4.1. Thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành. 
Từ thời xa xưa, ngƣời Trung Quốc đã có một quan niệm rất tiến bộ về vũ trụ. Theo họ, vũ trụ có hai cái không cùng là không gian và thời gian. Tồn tại trong không gian và thời gian có 2 khí âm và dương tương tác giao hòa và biến hóa không cùng trong vũ trụ. 
Âm dương là hai từ của một khái niệm, 2 yếu tố cùng tồn tại độc lập, tương phản với nhau nhƣng tác động lẫn nhau. Âm và dương là 2 cực trái ngược nhau, nếu dƣơng thịnh thì âm suy và ngƣợc lại. Cho nên lấy sự cân bằng hoặc duy trì sự hài hòa âm dƣơng là nguyên tắc xuyên suốt: “Thiên - Địa - Nhân”. Tuy nhiên, âm dƣơng không tạo ra hai cực đối lập mà tƣơng giao tƣơng ứng với nhau và thay thế nhau như nóng lạnh, sáng tối, để vũ trụ được điều hòa, vạn vật được sinh sôi phát triển.
Bát quái cũng được người Trung Quốc thời cổ đại đưa ra. Thời Chu, họ quan niệm thế giới là do các vật chất tạo thành gồm: trời, đất, hồ, núi, lửa, nƣớc, sét, gió tương ứng với 8 quẻ: càn (trời), khôn (đất), cấn (núi), đoài (hồ), ly (lửa), khảm (nước), chấn (sét), tốn (gió). Mỗi quẻ có 3 vật gọi là 3 hào xuất hiện từ dưới lên, vạch liền là dƣơng, vạch đứt là âm, vạch vừa liền vừa đứt phụ thuộc vào tên gọi và vị trí của mỗi quẻ. Về sau, Văn Vƣơng lấy mỗi quẻ trong 8 quẻ đó (quẻ đơn) lần lƣợt đặt chồng lên nhau theo 22 đủ mọi cách đặt thành ra 64 quẻ (quẻ kép). Mỗi quẻ kép gồm 2 quẻ dơn tức có 6 hào và nhƣ vậy 64 quẻ có 384 hào. Người Trung Quốc quan niệm mọi vạn vật trong tự nhiên là do sự biến động hòa hợp hoặc mâu thuẫn của 8 quẻ trên mà sinh thành. 
Thuyết ngũ hành: sau âm dƣơng, bát quái, người Trung Quốc lại cho rằng trong vũ trụ có 5 chất căn bản là kim (vàng, các kim loại), mộc (gỗ, cây cỏ), thủy (nƣớc, chất lỏng, hơi nƣớc), hỏa (lửa, hơi nóng, ánh sáng), thổ (đất, đá, các loại khoáng vật). Từ đó sinh ra thuyết ngũ hành. Ngũ hành là bản thể của âm dƣơng và là sự tồn tại của các dạng vật chất, khi vật chất bị bốc cháy thành hơi bay vào bầu trời thành các ion trong điện trƣờng đó là dƣơng. Còn các dạng vật chất khác tồn tại ở trái đất là âm. 
Tóm lại, các thuyết âm dƣơng, bát quái, ngũ hành đều dùng những yếu tố vật chất để giải thích thế giới và sự biến động của sự vật. Ngƣời Trung Quốc xƣa qua nghiên cứu của âm dƣơng, bát quái, ngũ hành đã sớm nhận thức đƣợc sự tƣơng đồng giữa vũ trụ và con ngƣời. Đó chính là tƣ tƣởng duy vật và biện chứng thô sơ của ngƣời Trung Quốc cổ đại. 
Khổng Tử và Nho gia 
Thời cổ đại, đặc biệt là thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã xuất hiện những nhà tƣ tƣởng lớn có những cống hiến quan trọng cho sự phát triển văn minh Trung Hoa. Trong số đó, tiêu biểu nhất là Khổng Tử và các trường phái tƣ tƣởng Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia.
Khổng Tử (551-479 TCN), đã chu du khắp thiên hạ và cuối đời ông đã sƣu tập, chỉnh lí sách vở và lƣu lại cho hậu thế 5 quyển sách gọi là Ngũ kinh bao gồm: Lễ, Dịch, Thi, Xuân - Thu và Thư. 
Hạt nhân tư tưởng chính trị của Khổng Tử tập trung trong hai đức “nhân” và “lễ”. Theo Khổng Tử chữ “nhân” là lòng thƣơng ngƣời. Muốn trở thành người có lòng nhân thì bản thân phải thực hiện 5 điều là cung kính, độ lượng, giữ lời hứa, siêng năng và làm lợi cho người khác. 
Ngoài ra, ông còn đề ra học thuyết “chính danh định phận”, khuyên mọi ngƣời phải biết xử đúng vị trí của mình trong xã hội. Học thuyết Nho gia đã tạo nên một mối quan hệ theo thứ bậc: vua-tôi, cha-con, chồng-vợ cùng 5 yếu tố: nhân, lễ, trí, nghĩa, tín. Từ quan niệm tu nhân giáo hóa, học thuyết Nho gia khởi xƣớng thuyết nhân lễ trên nền tảng 4 điều tu, tề, trị, bình, trong đó lấy tu thân làm gốc. 
Quan điểm đạo đức của Khổng Tử có vị trí tích cực trong việc đề cao địa vị con ngƣời. Ông khuyên bọn quý tộc phải quan tâm đến đời sống của dân, coi dân là nguồn gốc của quyền tối cao về chính trị. 
Quan điểm của Khổng Tử về sau được học trò của ông viết và chỉnh lý thành bộ sách “luận ngữ”, trong đó khái quát một cách đầy đủ và toàn diện học thuyết của ông. Sau khi Khổng Tử mất, Nho gia phân thành 8 phái, trong đó phái Mạnh Tử và Tuân Tử theo 2 phái mạnh nhất: Mạnh Tử là ngƣời đã kế thừa đƣờng lối Khổng Tử trong việc giải thích nguồn gốc của đạo đức để chứng minh rằng dùng đạo đức để cai trị là lẽ tự nhiên, hợp quy luật. 
Tuân Tử là ngƣời phát huy truyền thống trung lễ của Nho gia, đề cao nhân, nghĩa, nhấn mạnh sự cần thiết của việc giáo dục trong khi coi trọng nhân nghĩa, đề cao đến hình pháp. 
Chương IV VĂN MINH ĐÔNG NAM Á 
1. Cơ sở hình thành nền văn minh Đông Nam Á 
1.1. Điều kiện tự nhiên 
Đông Nam Á (ĐNA) là khu vực khá rộng với diện tích 4.494.047 km² (chiếm 10.5% diện tích Châu Á và 3% diện tích đất trên Trái Đất). ĐNA gồm 11 quốc gia được chia thành 2 nhóm: Đông Nam Á lục địa và hải đảo. 
- Nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dương, ĐNA từ lâu vẫn được coi là hành lang, là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. 
- ĐNA chịu ảnh hƣởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tƣơng đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mua tƣơng đối nóng và ẩm. 
- Khu vực này từ lâu đã trở thành quê hƣơng của những cây gia vị, cây hƣơng liệu đặc trƣng nhƣ hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hƣơng... và cây lƣơng thực đặc trƣng là lúa nƣớc. 
- Nông nghiệp trồng lúa nƣớc đã trở thành cội nguồn, thành mẫu số chung của nền văn minh khu vực. Đó là một “nền văn minh có đủ sắc thái đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp... nhưng mẫu số chung là văn minh nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng”.
1 1.2. Dân cư 
- Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á ĐNA thuận lợi cho những bƣớc đi đầu tiên của con ngƣời với những di chỉ nổi tiếng nhƣ núi Đọ, núi Quan Yên, Xuân Lộc (Việt Nam), Anya (Mianma), Pingnoi (Thái Lan), Tampan (Malaixia), Cabaloan (Philippin)... 
- Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý, cƣ dân ĐNA đã sáng tạo ra một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trƣớc khi tiếp xúc với hai nền văn hóa lớn. 
- Sự hình thành các quốc gia ĐNA còn gắn liền với việc tiếp thu ảnh hƣởng văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. Những ảnh hƣởng này là khá toàn diện và sâu sắc, cả về chữ viết, văn chƣơng, tôn giáo, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc... 
2. Một số thành tựu văn minh tiêu biểu 
2.1. Tôn giáo 
- Trƣớc khi các tôn giáo đƣợc truyền bá vào ĐNA, cƣ dân nơi đây đã dùng thuyết vạn vật hữu linh để chỉ tất cả những hình thức tín ngƣỡng. Trong đó, sớm nhất là bái vật giáo với những ý niệm về sức mạnh siêu nhiên của tự nhiên. 
- Từ những thế kỷ đầu công nguyên, những tôn giáo lớn từ Ấn Độ (Phật giáo và Ấn Độ giáo) và từ Trung Quốc (Nho giáo, Đạo giáo) bắt đầu du nhập và phát huy ảnh hƣởng tới đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Đông Nam Á. 
- Đến cuối thế kỷ XIV đầu XV hàng loạt các tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam Á. Ngày nay ở Đông Nam Á, đạo Hồi có khoảng trên 165 triệu tín đồ và con số đó đang không ngừng tăng lên... 
- Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á, Đạo Kitô cũng theo họ và dần dần thâm nhập vào khu vực này... (1)
Chú thích:
(1) Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Phổ: Đông Nam Á một nền văn hóa cổ xưa và đa dạng. Báo Nhân dân ngày 1/10 /1978.  
Có thể thấy bức tranh tôn giáo ở Đông Nam Á đa dạng, phức tạp. Ở đây không chỉ có một tôn giáo duy nhất mà đã từng tồn tại nhiều tôn giáo; Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo và đạo Tin lành. Đó là chƣa kể Khổng
 giáo và Đạo giáo từ Trung Quốc truyền bá vào. Mỗi tôn giáo có một vai trò nhất định trong giai đoạn lịch sử của khu vực. 
2.2. Chữ viết 
- Qua các văn bia, ngƣời ta biết rằng ĐNA cổ xƣa đã biết sử dụng chữ viết đƣợc du nhập từ Ấn Độ là chính. Tuy nhiên, trong quá trình lịch sử lâu dài, cƣ dân ĐNA đã rất công phu trong việc bắt chƣớc và sáng tạo nên chữ viết riêng của mình. 
2.3. Văn học 
Nền văn học dân gian của các dân tộc ĐNA rất phong phú và đa dạng về các thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cƣời, ngụ ngôn, truyện trạng... Dù chịu ảnh hƣởng của hai nền văn minh lớn nhƣng văn học ĐNA mang những sắc thái riêng. Nội dung của những truyện này thƣờng gắn liền với quá trình tạo dựng thế giới và vũ trụ, với quá trình hình thành các bản, làng và các vƣơng quốc cổ. 
2.4. Nghệ thuật
- Ngay từ thời đại kim khí, ở ĐNA đã có một phong cách nghệ thuật riêng mà nhiều ngƣời gọi là phong cách Đông Sơn. Điều đó thể hiện qua những hoa văn trang trí trên gốm, trên các hiện vật bằng đồng tìm thấy ở Thƣợng Lào, ở Campuchia, Việt Nam, Thái Lan. 
- Cư dân ĐNA rất thích ca nhạc và múa tập thể. Ở bất cứ đâu, ở bất cứ một bộ tộc nào dù nhỏ bé đến đâu, ngƣời ta cũng thấy hàng chục làn điệu dân ca độc đáo: lăm, khắp, tỏm, tơi, ăn - nang - xứ của các bộ tộc ngƣời Lào, hát xoan, hát ghẹo, hát chèo, quan họ... của ngƣời Việt, đối ca của người Khơme, hát bọ mạng, bỉ và túm của người Mƣờng, hát lƣợn của ngƣời Tày... 
- Cũng nhƣ nhiều loại hình nghệ thuật khác, kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hinđu và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo. 
Kiến trúc Hindu có thể chia làm hai loại:
+ Các đền thờ Hinđu ở Nam Ấn Độ được xây dựng từ đá nguyên khối, là những tháp có bình đồ (cấu trúc) là hình vuông hay chữ nhật. 
+ Các đền thờ Hinđu ở Bắc Ấn Độ đã chịu phần nào ảnh hƣởng của kiến trúc Phật giáo nên các đền thờ ở đây ngoài tháp chính còn có một số tháp phụ và các tháp đều có hình múi khế. 
+ Cả 2 kiểu kiến trúc trên đều có mặt ở ĐNA. Song phổ biến hơn cả là kiểu kiến trúc tháp có bình đồ là hình vuông hay chữ nhật. Điển hình của kiểu kiến trúc Hinđu ở ĐNA là tháp Chàm ở Việt Nam và Ăngco Vát ở Campuchia. Kiến trúc Phật giáo cũng có thể đƣợc chia làm 2 loại: 
+ Chùa là nơi thờ tự, thờ hình tượng của Phật. Ở Ấn Độ những chùa có niên đại sớm đều là chùa hang (nổi tiếng nhất là những chùa hang ở Ajanta và Nasik). 
+ Kiểu kiến trúc tháp - Xtuppa - là nơi thờ thánh tích của Phật. Đặc trƣng của kiểu kiến trúc này là trên đỉnh tháp có hình vòm kiểu chiếc bát úp, trên xây phủ một lớp gạch và trên cùng là một tháp nhọn, tượng trưng cho chiếc bát và gậy khất thực của Phật. 
Kiểu kiến trúc Hồi giáo vào ĐNA muộn hơn và phổ biến ở những vùng mà Hồi giáo chiếm ưu thế. 
Về điêu khắc, gắn liền với các tôn giáo là những pho tượng Phật, tƣợng thần Siva, Visnu, nữ thần Unia với rất nhiều các hình tƣợng khác nhau. 
Từ đầu thiên niên kỷ II trở đi ngƣời ta lại chứng kiến một sự phát triển mới của loại hình nghệ thuật này với một tầm vóc, quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn, với những trung tâm kiến trúc và điêu khắc kỳ vĩ như khu đền Ăngco Vát ở Campuchia, Pagan ở Mianma, Xukhôthay, Ayuthaya ở Thái Lan, Thạt Luổng ở Lào v.v... 
Tóm lại, trên cơ sở tiếp nhận các nền văn minh lớn, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc ĐNA đã tạo dựng cho khu vực một bức tranh da dạng trong thống nhất với những loại hình độc đáo. Điểm chung của hầu hết các công trình đều mang màu sắc tôn giáo. 
Chương V VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI 
I. Điều kiện tự nhiên và sự hình thành nhà nước cổ đại 
1. Địa lý dân cư và sơ lược lịch sử Hy Lạp cổ đại 
1.1. Địa lý và cư dân 
- Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại rộng lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay, bao gồm: miền Nam bán đảo Ban căng, các đảo bên ngoài biển Êgiê và miền ven biển phía Tây Tiểu Á, trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo Bancăng, tức là vùng lục địa Hy Lạp. 
- Miền lục địa Hy Lạp về mặt địa hình chia làm 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam Bộ. Từ Bắc xuống Trung Bộ phải qua đèo hẹp Técmôphin. Trung Bộ tuy là vùng có nhiều dãy núi ngang, dọc nhƣng cũng có những đồng bằng trù phú như đồng bằng Atich và Bêôxi. Ở đây còn có nhiều thành phố quan trọng, nổi tiếng nhất là Aten. Ranh giới giữa miền Trung và miền Nam là gò đất Coranh. Nam Bộ là một bán đảo hình bàn tay 4 ngón - Pêlêpônedơ. Ở đây có nhiều vùng đồng bằng rộng và phì nhiêu, rất thuận lợi cho việc trồng trọt. 
- Vùng biển Êgiê phía tây của bán đảo Bancăng khúc khuỷu tạo nên nhiều vịnh và hải cảng, rất thuận lợi cho việc phát triển hàng hải. Các đảo ở trên bờ biển Êgiê trở thành những trạm nghỉ chân cho thuyền bè đi lại từ Hy Lạp đến Tiểu Á và Bắc Phi. Trong khi đó, biển Êgiê lại nhƣ một cái hồ lớn êm ả, sóng yên, gió nhẹ, nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho nghề đi biển trong điều kiện kĩ thuật còn thô sơ. 
- Còn Tiểu Á là một vùng giàu có và là chiếc cầu nối Hy Lạp với các nƣớc phƣơng Đông cổ đại có nền văn minh phát triển sớm. - Điều kiện địa lí đó đã giúp cho Hy Lạp cổ đại trở thành nƣớc có nền công thƣơng nghiệp phát triển, đồng thời có thể tiếp thu ảnh hƣởng của văn minh cổ đại phƣơng Đông. 
- Cư dân của Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều tộc ngƣời: ngƣời Êôliêng chủ yếu cƣ trú ở phía Bắc bán đảo Bancăng và một phần Trung Bộ (đồng bằng Bêôxi), ngƣời Êôliêng ở vùng Bắc bán đảo Pêlêpônedơ và ngƣời Đô riêng ở Bắc bán đảo Pêlêpônedơ, đảo Cr ết và các đảo khác ở phía Nam biển Êgiê. 
1.2. Sơ lược lịch sử cổ đại Hy Lạp 
a. Thời kì văn hóa Crét-Myxen và thời Hôme. 
Thời kì văn hóa Cret và Myxen: từ sớm, vùng biển Êgiê mà trung tâm là đảo Cret và vùng Myxen ở bán đảo Pêlêpônedơ đã từng tồn tại những nền văn minh rực rỡ. Ở đây có nhiều cung điện, thành quách và có cả chữ viết (Đầu TNK III đến TK XII TCN) Thời kỳ Hôme (thế kỉ XI-IX TCN): đƣợc phản ánh trong hai tập sử thi Iliat và Ôđixê của Hôme. 
b. Thời kì thành bang (thế kỉ VIII-IV TCN) 
Đây là thời kì quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại. Do sự phát triển của các ngành kinh tế và sự phân hóa dân cƣ thành 3 giai cấp: quý tộc, bình dân và nô lệ nên đến thế kỷ VIII TCN ở Hy Lạp một lần nữa lại xuất hiện nhiều nhà nƣớc nhỏ. 
- Thành bang Xpac ở phía Nam bán đảo Pêlôpơnedơ, là nhà nước cộng hòa quý tộc nếu xét về chế độ chính trị. Đứng đầu nhà nƣớc là hai vua có quyền lực ngang nhau. Bên cạnh hai vua có Hội đồng Trƣởng lão gồm 30 ngƣời (kể cả 2 vua) từ 61 tuổi trở lên. Ngoài ra còn Hội nghị Nhân dân gồm tất cả các đàn ông Xpac từ 30 tuổi trở lên. 
- Thành bang Aten ở miền Trung Hy Lạp do ngƣời Iôniêng thành lập vào thế kỉ VIII TCN. Qua nhiều lần cải cách, Aten trở thành thành bang có chế độ chính trị dân chủ nhất ở Hy Lạp cổ đại. Đó là chế độ dân chủ chủ nô vì khoảng 4/5 dân cƣ Aten là nô lệ và ngoại kiều không đƣợc hƣởng quyền dân chủ. 
c. Sự thiết lập quyền bá chủ ở Hy Lạp 
- Năm 337 TCN, về hình thức, các thành bang Hy Lạp vẫn đƣợc độc lập nhƣng thực chất đã biến thành chƣ hầu của Makêđônia. 
- Năm 168 TCN, Makêđônia bị La Mã tiêu diệt. Năm 148 TCN, Hy Lạp bị nhập vào đế quốc La Mã. Nhƣng quốc gia này do trình độ thấp hơn nên tiếp nhận ảnh hƣởng văn hóa Hy Lạp và thời kì này gọi là “thời kì Hy Lạp hóa”. 
2. Địa lý, dân cư và sơ lược lịch sử La Mã cổ đại 
2.1. Địa lý và dân cư 
- La Mã (Rôma) là tên một quốc gia cổ đại, phát nguyên từ bán đảo Ý. Đây là một bán đảo dài và hẹp ở Nam Âu, hình chiếc ủng vƣơn ra Địa Trung Hải, diện tích khoảng 300.000 km2, phía Bắc có dãy Anpơ ngăn cách Ý với châu Âu; phía Nam có đảo Xixin, phía Tây có đảo Coocxơ và đảo Xacdennhơ. 
- Là vùng có nhiều đồng bằng màu mỡ và đồng cỏ thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc. Ý còn nhiều kim loại nhƣ đồng, chì, sắt... để chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí. Bờ biển phía Đông không thuận tiện cho tàu bè đi lại nhƣng phía Nam có nhiều vịnh và cảng tốt. - Bán đảo Ý lớn gấp 5 lần bán đảo Hy Lạp. Sau khi làm chủ bán đảo Ý, La Mã còn xâm chiếm các vùng bên ngoài, lập thành một đế quốc rộng lớn bao gồm đất đai của 3 châu: Âu, Á, Phi, bao quanh Địa Trung Hải. 
- Cƣ dân chủ yếu và có mặt sớm nhất ở bán đảo Ý gọi là ngƣời Ý (Italoes). Trong đó bộ phận sống ở vùng Latium đƣợc gọi là ngƣời Latinh đã dựng lên thành La Mã trên sông Tibrơ, từ đó họ đƣợc gọi là ngƣời La Mã. Ngoài ra còn có ngƣời Gôloa, ngƣời Etơruxcơ ở miền Bắc và miền Trung, còn ngƣời Hy Lạp thì ở các thành phố ven biển phía Nam và đảo Xixin. 
2.2. Sơ lược lịch sử La Mã cổ đại: 
Có 2 thời kỳ lớn: 
a. Thời kỳ cộng hòa 
- Nhà nƣớc La Mã ra đời vào giữa thế kỉ VI TCN, có vua, Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân. Vào khoảng 510 TCN, ngƣời La Mã nổi dậy, bãi bỏ ngôi vua, thành lập chế độ cộng hòa. Bên trên Viện nguyên lão và Đại hội nhân dân là 2 quan chấp chính có quyền ngang nhau, nhiệm kì một năm. 
- Từ thế kỉ IV TCN, La Mã không ngừng tấn công bên ngoài, trải qua hơn một thế kỉ La Mã chinh phục đƣợc toàn bộ bán đảo Ý, mở rộng lãnh thổ gồm vùng bờ biển Bắc Phi, miền Đông Tây Ban Nha, miền Nam xứ Gôlơ, bán đảo Xácdennhơ, đảo Coocxơ. Đến giữa thế kỷ I TCN La Mã chiếm toàn bộ vùng đất đai rộng lớn Địa Trung Hải, sát nhập Ai Cập vào bản đồ La Mã năm 30 TCN. La Mã trở thành đế quốc mênh mông. Địa Trung Hải trở thành một cái hố nhỏ nằm gọn trong đế quốc La Mã. 
b. Thời kỳ quân chủ 
Từ chế độ cộng hòa sang chế độ quân chủ 
Từ thế kỷ I TCN, chế độ cộng hòa La Mã dần bị chế độ độc tài thay thế. Năm 82 TCN, Xila tuyên bố làm độc tài suốt đời, nhƣng đến năm 79 TCN vì ốm nặng phải từ chức và đến năm 78 TCN thì chết. 
Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa nô lệ Xpactacut ở La Mã đã xuất hiện chính quyền tay ba: Gratxut, Pômpê, Xêda lần thứ nhất. Năm 43 TCN, La Mã xuất hiện chính quyền tay ba lần thứ hai: Antôniút, Lêpiđút, Ốctavianaút. Cuối cùng chính quyền nằm trong tay Ốctavianút với danh hiệu là Ôgút-Đấng chí tôn, tuy vẫn khoác cái áo chế độ cộng hòa nhƣng thực chất đã chuyển sang chế độ chuyên chế. 
Sự suy vong của đế quốc La Mã 
- Đến thời quân chủ, chế độ nô lệ La Mã ngày càng khủng hoảng trầm trọng. Năm 395, đế quốc La Mã bị chia thành hai đế quốc: Đông La Mã đóng đô ở Cônxtantinốplơ và đế quốc Tây La Mã đóng đô ở La Mã. Thế kỉ IV, ngƣời Giecman bao gồm nhiều tộc ngƣời đã di cƣ ồ ạt vào lãnh thổ của đế quốc La Mã. 
- Sang thế kỉ V, một số bộ lạc Giecman thành lập các vƣơng quốc của mình trên đất đai của Tây La Mã. Năm 476, thủ lĩnh quân đánh thuê ngƣời Giecman đã lật đổ ông vua cuối cùng của đế quốc Tây La Mã rồi tự xƣng là hoàng đế. Sự kiện đó đánh dấu sự diệt vong của đế quốc Tây La Mã đồng thời chấm dứt chế độc chiếm hữu nô lệ. 
- Còn đế quốc Đông La Mã thì vẫn tiếp tục tồn tại và đi dần vào con đƣờng phong kiến hóa, đƣợc gọi là đế quốc Bidantium đến 1459. II. Những thành tựu chính của văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại 
Hy Lạp và La Mã là hai quốc gia riêng biệt do các dân tộc khác nhau lập nên. Nhà thơ La Mã là Hôratiut đã nói: “Người Hy Lạp bị người La Mã chinh phục, nhưng người bị chinh phục ấy lại chinh phục trở lại kẻ chinh phục mình. Văn học nghệ thuật Hy Lạp tràn sang đất Latinh hoang dã...” Vì vậy, văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã có cùng một phong cách và thƣờng đƣợc gọi chung là văn minh Hy-La. Nền văn minh Hy-La phát triển rất toàn diện, mỗi mặt đều có những thành tựu rực rỡ, trong đó quan trọng nhất là các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, sử học, khoa học tự nhiên và triết học. 
1. Văn học 
1.1. Thần thoại 
Hy Lạp: trong giai đoạn từ thế kỉ VIII-VI TCN, nhân dân đã sáng tạo ra một kho tàng thần thoại rất phong phú về việc khai hóa đất đai, về các thần trong cuộc sống xã hội, về anh hùng, dũng sĩ và dần sắp xếp các thần theo tôn ti trật tự. 
Thần thoại Hy Lạp phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong việc giải thích và đấu tranh với tự nhiên, đồng thời phản ánh cuộc sống lao động và hoạt động xã hội. Do được tạo nên từ thực tế cuộc sống, các thần của Hy Lạp không phải là những lực lƣợng xa vời, có quyền uy tuyệt đối và đáng sợ nhƣ các thần ở phương Đông mà là những hình tượng rất gần gũi với con ngƣời. Thần thoại Hy Lạp có ảnh hƣởng rất quan trọng đối với nền văn học nghệ thuật Hy Lạp, vì nó đã cung cấp một kho đề tài và nguồn cảm hứng cho thơ, kịch, điêu khắc và hội họa của Hy Lạp cổ đại. 
La Mã hầu nhƣ tiếp thu hoàn toàn kho tàng thần thoại và hệ thống các thần của Hy Lạp nhƣng đặt lại tên cho các vị thần đó. Ví dụ: 
- Thần Dớt của Hy Lạp trở thành Giupite của La Mã. 
- Thần Nêva - vợ thần Dớt của Hy Lạp thành thần Giumông - vợ của Giupite của La Mã… 
1.2. Thơ 
Thơ Hy Lạp có 2 tập sử thi nổi tiếng là Iliat và Ôđixê do Home, một nhà thơ mù sinh ra tại một thành phố miền tiểu Á vào khoảng thế kỷ IX TCN. Hai tập sử thi này khai thác cuộc chiến tranh giữa các quốc gia ở Hy Lạp với thành Tơroa Tiểu Á. Tập Iliat dài 15.683 câu, Ôđixê dài 12.110 câu. Hai tập Iliat và Ôđixê không những là hai tác phẩm quan trọng trong kho tàng văn học thế giới mà còn có giá trị về lịch sử. 
Thơ La Mã: phát triển nhất dƣới thời Ốctaviaút: nhóm tao đàn do Mêxen đƣợc thành lập, Mêxen là một thân cận của Ốctaviaút đã đứng ra bảo vệ các thi sĩ. Trong nhóm này có các nhà thơ nổi tiếng nhƣ: Viêcgian, Hôratiut, Ôviđiút. Những nhà thơ xuất phát từ nhiều nguồn gốc: nhân dân, nô lệ và kẻ sĩ…
1.3. Kịch 
Nghệ thuật kịch của Hy Lạp bắt nguồn từ các hình thức thơ ca múa, hóa trang trong các ngày lễ hội, nhất là lễ hội thần rƣợu nho Điônxốt. Trong những ngày lễ hội này ngƣời ta múa hóa trang, khoác da cừu, đeo mặt nạ, diễn lại những sự tích trong thần thoại. Bắt đầu có đối đáp, cơ sở của kịch bắt đầu xuất hiện. 
Sau khi kịch xuất hiện, ngƣời ta xây dựng sân khấu ngoài trời rất lớn. Ví dụ: sân khấu Aten chứa đƣợc 17.000 ngƣời, sân khấu ở Megalôpôlít (ở trung tâm bán đảo Pêlôpônedơ) chứa đƣợc 44.000 ngƣời. Đồng thời chính quyền thƣờng tổ chức những cuộc thi diễn kịch, còn phát triển cho công nhân mua vé xem kịch, nghệ thuật kịch phát triển nhanh. 
Kịch Hy Lạp có hai loại: bi kịch và hài kịch, có những nhà soạn kịch nổi tiếng nhƣ: Etsin, Xôphốc, Ơripit. 
2. Sử học 
2.1. Sử học Hy Lạp 
Trƣớc thế kỷ V TCN, ngƣời Hy Lạp biết đến lịch sử xa xƣa của họ chủ yếu bằng truyền thuyết và sử thi. Đến thế kỷ V TCN, Hy Lạp mới chính thức có lịch sử thành văn. Những nhà sử học Hy Lap nổi tiếng là Hêrôđốt, Tuyxiđít, Xênôphôn... 
2.2. Sử học La Mã 
Nền sử học thật sự của La Mã đến cuối thế III TCN mới xuất hiện với những nhà sử học nổi tiếng nhƣ: Nơviút, Phabiut, Catông, Pôlibiút, Tilút, Liviut, Taxitut, Plutac. Những thành tựu của nhà sử học Hy Lạp và La Mã đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền sử học thế giới. 
3. Nghệ thuật 
Nghệ thuật Hy Lạp và La Mã bao gồm 3 mặt chủ yếu: kiến trúc, điêu khắc và hội họa. Lúc đầu vào thế kỉ VIII-VII TCN, ngƣời Hy Lạp cũng học tập nghệ thuật cổ của ngƣời Ai Cập và Cret. Nhưng đến thế kỉ V, IV TCN, do những điều kiện về kinh tế, xã hội chi phối, nghệ thuật Hy Lạp đã khắc phục được những tính chất trừu tƣợng, chủ nghĩa công thức, vươn tới chủ nghĩa hiện thực và đã đạt đƣợc những thành tựu vô cùng rực rỡ. 
3.1. Kiến trúc 
- Trong thành bang Hy Lạp, Aten là nơi có nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu: đền miếu, rạp hát, sân vận động. 
Trong các công trình tiêu biểu nhất, đẹp nhất là đền Páctênông, xây dựng vào thời Pêriclet (TK VI TCN). Ngôi đền này xây dựng bằng đá trắng, xung quanh có hành lang, có 46 cột tròn trang trí rất đẹp. Trên các tƣờng dài 276 m có những bức phù điêu dựa theo các đề tài thần thoại và sinh hoạt xã hội của Aten lúc bấy giờ. Trong đền có tƣợng nữ thần Atêna, vị thần phù hộ của Aten. Ngoài Aten, các nơi khác cũng có những công trình kiến trúc đẹp nhƣ đền Dớt ở Ơlempi, các đền thờ ở mốt số thành phố Hy Lạp trên đảo Xixin. 
- Thành tựu về kiến trúc của La Mã lại càng rực rỡ. Người La Mã có rất nhiều sáng tạo các công trình kiến trúc nhƣ: tường thành, đền miếu, cung điện, rạp hát, khải hoàn môn, cầu đường, ống dẫn nƣớc... Trong đó, các công trình kiến trúc ở La Mã nổi tiếng nhất là đền Păngtêông, rạp hát, các khải hoàn môn. 
3.2. Điêu khắc 
Đến thế kỷ V TCN, có rất nhiều kiệt tác gắn liền với tên tuổi những nghệ sĩ tài năng như Mirông, Phiđiát, Pôliclét với những kiệt tác như: lực sĩ ném đĩa, nữ thần Atêna, người chỉ huy chiến đấu, người cầm giáo, nữ chiến sĩ Amadông bị thương”, thần Hêra... 
Nghệ thuật điêu khắc La Mã cùng một phong cách với Hy Lạp, chủ yếu thể hiện ở hai mặt: tượng và phù điêu. Để trang sức đường phố, quảng trƣởng, đền miếu, La Mã đã tạo rất nhiều tượng, tượng của ông Ôguxtut được dựng ở khắp nơi. 
4. Khoa học tự nhiên. 
Hy Lạp cổ đại có những cống hiến quan trọng về các mặt toán học, thiên văn học, vật lý học, y học... Những thành tựu ấy gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà khoa học nổi tiếng như: Talet, Ơclit, Acsimet, Arixtot, Êratôtxten. Thành tựu khoa học rất lớn của Hy Lạp đặt cơ sở cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật thế giới và tiền đề quan trọng cho sự phát triển của xã hội văn minh thế giới. 
- Ngoài ra, còn có một số nhà khoa học nổi tiếng Eratơxten, Piliniut, Hipôcrat (ông tổ thầy thuốc của y học phương Đông...) 
Tóm lại, cách đây trên dưới 2.000 năm, nền khoa học của Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những thành tựu rất lớn. Những thành tựu ấy đã đặt cơ sở cho sự phát triển của khoa học thời cận hiện đại, đồng thời là một tiền đề quan trọng của sự phát triển triết học Hy Lạp. 
5. Triết học 
Hy Lạp và La Mã đƣợc coi là quê hương của triết học phương Tây. Trên cơ sở của chế độ nô lệ, quan điểm của các nhà triết học Hy-La rất đa dạng, có thể chia thành hai phái chính là triết học duy vật và triết học duy tâm. 
- Triết học duy vật: Đại diện là Talet, Hêraclit, Empêdốctơ, Đêmôclit, Equiquya… 
- Triết học duy tâm: Với những tên tuổi như Xôcrát, Platon, Arixtốt… 
6. Luật pháp 
6.1. Luật pháp của Hy Lạp cổ đại 
Điển hình là luật Dracông, pháp lệnh của Xôlông, pháp lệnh của Clixten, pháp lệnh của ephinantét và Pêriclét. Từ Xôlông đến Pêriclét tính chất dân chủ của luật pháp Aten ngày càng triệt để. Tuy vậy, hạn chế lớn nhất là chỉ những người có quyền công dân mới được hưởng quyền dân chủ, số người đó rất ít, chỉ chiếm khoảng 20% tổng số dân cư. Còn phụ nữ những người tự do, nhưng mẹ không phải là người Aten kiều dân, nô lệ đều không được hưởng quyền công dân. 
6.2. Luật pháp La Mã cổ đại 
- Luật 12 bảng: Nội dung đề cập đến nhiều mặt trong đời sống xã hội như thể lệ tố tụng, xét xử, việc kế thừa tài sản, việc cho vay nợ, quan hệ gia đình, địa vị phụ nữ… Tinh thần chủ yếu của bộ luật là bảo vệ tính mạng, tài sản và danh dự cho mọi người. 
Luật 12 bảng đề cập đến một số mặt quan trọng trong đời sống xã hội, nhiều mức hình phạt quy định quá khắc nghiệt, nhưng nó có tác dụng hạn chế sự xét xử độc đoán của quý tộc, đồng thời đặt cơ sở cho sự phát triển của luật pháp ở La Mã cổ đại.  
- Những pháp lệnh khác: Luật 12 bảng vẫn còn nhiều hạn chế nên giữa thế kỷ V TCN, nhà nƣớc La Mã phải ban hành nhiều pháp lệnh bổ sung: pháp lệnh cho phép bình dân được kết hôn với quý tộc, bình dân được bầu làm tư lệnh quân đoàn có quyền lực ngang cơ quan chấp chính (445 TCN); Những món nợ bình dân vay nếu trả cả lãi phải coi như được trả gốc, số còn thiếu sẽ trả hết trong 3 năm; Không ai được chiếm quá 500 Jujiera đất công (bằng khoảng 125 ha); Bỏ chức tư lệnh quân đoàn, khôi phục chế độ bầu quan chấp chính hằng năm (367 TCN). 
7. Đạo Ki tô 
Từ năm 63 TTCN, La Mã thôn tính vùng Patextin, nơi mà từ thế kỷ VI TCN cư dân đã theo đạo Do Thái. Đạo này thờ chúa Giêhôva và tin rằng người Do Thái là dân chọn lọc của chúa. Kinh thánh của đạo Do thái gồm 3 phần là luật pháp, tiên tri và ghi chép thành tích. Về sau, đạo Kitô kế thừa kinh thánh của đạo Do thái và gọi 3 bộ phận ấy là Kinh cựu ước. 
Ba nguồn gốc dẫn đến hình thành đạo Kitô: Giáo lý của đạo Do thái, Tư tưởng của phái khắc kỷ, Đời sống cực khổ không lối thoát của nhân dân. 

Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Kitô là chúa Giêsu Crit, con của chúa trời đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria và được sinh ra ở Bétlôem vùng Palextin (lúc bấy giờ nằm trong lãnh thổ đế quốc La Mã) vào khoảng năm V hoặc IV TCN. Đến năm 3 tuổi, chúa Giêsu vừa truyền đạo vừa chữa bệnh, có nhiều phép lạ, có thể làm cho người chết sống lại. 
Đạo Kitô cho rằng: Chúa trời sáng tạo ra tất cả, kể cả loài ngƣời. Song họ đưa ra thuyết tam vị nhất thể, tức là chúa trời (chúa cha), chúa Giêsu (chúa con) và thần thánh, tuy là 3 nhưng vốn là một. Đạo Kitô cũng quan niệm về thiên đường địa ngục, long hồn bất thể, thiên thần, ma quỷ. Kinh thánh của đạo Kitô gồm 2 phần là cựu ước và tân ước. Cựu ƣớc là kinh thánh của đạo Do thái mà đạo Kitô tiếp nhận, còn tân ước là kinh thánh thực sự của đạo Kitô vốn viết bằng tiếng Hy Lạp. Luật lệ chủ yếu của đạo Kitô thể hiện ở 10 điều răn: Sau khi ra đời, đạo Kitô bị chính quyền La Mã thẳng tay đàn áp. Đến năm 33, các Hoàng đế La Mã đã ra lệnh ngừng sát hại tín đồ đạo Kitô. Năm 343, hai Hoàng đế Cônxtantinut và Lixiniút ban hành sắc lệnh Milanơ chính thúc công nhân địa vị hợp pháp của đạo Kitô. 
Đến cuối thế kỷ IV, đạo Kitô chính thức được thừa nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã. Sau đó Giêrôma (340-420) đã dịch kinh cựu ước và tân ước từ tiếng Hy Lạp ra Latinh. Tác phẩm này được coi là bộ kinh thánh chính thức của đạo Kitô. Nền văn minh Hy Lạp - La Mã rực rỡ và phát triển nhiều lĩnh vực khác nhau trong văn minh Hy Lạp, là cơ sở đầu tiên và cũng là mẫu mực của nền văn minh phương Tây sau này. Awngghen nói: “Không có văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại được” (Chống Duy Rinh). 
Chương VI VĂN MINH TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI 
1. Sự hình thành và ra đời nền văn minh Tây Âu trung đại 
- Sự thành lập các quốc gia mới: 
+ Cuộc thiên di lớn của tộc người Giéc man (TK III) 
+ Các quốc gia nhỏ lần lượt ra đời và thôn tính lẫn nhau. 
+ Vương quốc Franc (481-843) 
- Quá trình phong kiến hóa: 
+ Lãnh địa hóa ruộng đất 
+ Nông nô hóa nông dân 
+ Trang viên hóa nền kinh tế 
=> Chế độ phong kiến hình thành

- Sự chi phối của giáo hội Kitô 
- Sự chia rẽ nội bộ dẫn tới việc hình thành giáo hội La Mã và giáo hội Chính thống. 
+ Quyền lực của giáo hội xuất phát từ lĩnh vực tư tưởng và mở rộng đến các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa. 
+ Các cuộc viễn chinh của quân thập tự (1096-1270) 
2. Văn minh Tây Âu từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV 
Văn minh Tây Âu (TK V-X):  
- Sự thống trị của Giáo hội và tầng lớp PK không có học  phát triển chậm chạp và trì trệ (đêm trường trung cổ) 
- Do sự độc quyền và chi phối của Giáo hội, chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh viện đã ngự trị trong đời sống tinh thần của xã hội. Trí tuệ con người bị giam hãm. 
- Thần học (có uy thế trong đời sống tư tưởng của xã hội) 
+ chủ nghĩa giáo điều tình trạng suy thoái về văn hóa ở Tây Âu từ thế kỷ V - X.
Văn minh Tây Âu (TK XI-XIV): 
* Sự ra đời của thành thị: 
+ Sự ra đời và phát triển của thành thị trung đại là một hiện tượng lịch sử tiến bộ. Với sự ra đời của thành thị, kinh tế hàng hóa đẩy lùi kinh tế tự nhiên, làm xuất hiện tầng lớp thị dân - tầng lớp này đóng vai trò tích cực trong phát triển kinh tế, văn hóa và xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền. 
+ Một số thành thị tiêu biểu thời kỳ này: Phơrôlăng, Pari (10 vạn dân), Luân Đôn (5 vạn dân), Côlônhơ (3 vạn dân)… 
* Những thành tựu về văn hóa 
- Sự ra đời của các trường đại học: 
+ Môn học: dạy bằng tiếng Latinh (ngôn ngữ và chữ viết của La Mã thời cổ. 
+ Phương pháp: “giáo điều”. 
+ Thành phần SV: quý tộc, bình dân, người giàu, người nghèo 
+ Một số trường ĐH: ĐH Pari (khoa thần học, luật học, y khoa); Tuludơ và Môngpenliơ (y khoa); Óclêăng, Bôlônhơ (luật); Ốcxpho, Cămbrit (Anh); Praha (Séc)… 
3. Văn minh Tây Âu thời Phục hưng 
- Những điều kiện lịch sử:  
+ Sự ra đời của CNTB 
+ Sự xuất hiện của chủ nghĩa nhân văn 
- Những thành tựu tiêu biểu: văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên và triết học. 

+ Phục Hưng chính là khôi phục những tinh hoa của những thời kỳ trước, chủ yếu là thời kỳ văn minh cổ đại của Hy Lạp. Bắt đầu vào thế kỷ 14 đến 17, khởi đầu tại nước Ý sau đó lan rộng ra các nước châu Âu, kể cả Nga. 
+ Thời Phục hưng đã chứng kiến Một số “người khổng lồ” như thiên tài toàn năng Leonardor Davinci, Michael Angello, Raffael, William Shakespear, Thomas More, Dante, Don Quichotte, Galileo Galilei, Christopher Colombus, Francis Bacon,… 
Văn học 
- Đantê (1265-1324): “Thần khúc”, chống lại quan niệm hẹp hòi của giáo hội, đề cao ý thức tự do… 
- Pêtraca (1304-1374): Nhà thơ trữ tình đầu tiên của chủ nghĩa nhân văn… 
- Bôcaxiô (1313-1375): “Câu chuyện mười ngày”, hô hào cuộc sống vui vẻ, hưởng khoái lạc… 
- Eraxmút (1466-1536): “Tán dương sự điên rồ”, đã kích tầng lớp tăng lữ… 
- Rabơle (1494-1553): “Cuộc đời không có giá trị của người khổng lồ Gácgăngchuya và người con Păngtagruyen”. 
- Xécvantec (1547-1616): “Đônkisốt” , chế giễu sự lỗi thời của tầng lớp quý tộc… 
- Sếchxpia (1567-1616): “Rômêô và Giuliét, Hămlét, Otosen lô”. Nghệ thuật 
- Lêôna Đơ Vanhxi (1452-1519): Là danh họa lớn nhất thời phục hưng Italia và châu Âu. Bức tranh Mô na Lida (1505)…
Mikenlănggiơlô (1475-1564): tác giả bức tượng nổi tiếng Đavit, chàng thanh niên đã đánh gã khổng lồ. Hoàn thành công trình trang trí vòm trần nhà thờ Xích xtin… Tượng Môi dơ, Những người nô lệ, Hạ huyệt. 
- Raphaen (1483-1530): Vẽ những bức họa phụ nữ đẹp và hiền hậu, những trẻ em ngây ngô. Trường Aten, Thể lực, Công lý… 
=> Đặc điểm: 
- Đặc điểm chung của nghệ thuật hội họa thời kỳ này là tuy đề tài vẫn khai thác trong kinh thánh hoặc thần thoại, nhưng nội dung thì hoàn toàn hiện thực, thể hiện giá trị nhân văn, chống lại giáo hội. 
- Đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật: Hình khối chắc chắn, rõ ràng, mạch lạc; Tỷ lệ, giải phẫu nhân vật hoàn chỉnh, chính xác, cân đối về tỉ lệ; Không gian trong tranh rõ ràng cụ thể, rộng, có sự kết hợp con người với thiên nhiên…; Xa gần trong tranh được áp dụng một cách triệt để; Đặc tả cảm xúc, nội tâm nhân vật. 
Khoa học tự nhiên 
- Thiên văn học:
+ Côpecnic (1473-1543): Học thuyết “Mặt trời là trung tâm” --> “Về sự xoay chuyển của các thiên thể” (1543)  
+ Brunô (1548-1600): ông cho rằng vũ trụ là vô hạn, mặt trời không bất động so với các hệ thống hành tinh khác, bầu không khí của Trái đất cũng xoay chuyển cùng với Trái Đất. 
Galilê (1564-1642): khẳng định Mặt trời là trung tâm của vũ trụ chứ không phải là Quả đất. Quả đất quay chung quanh Mặt trời. 
- Y học 
+ Vêladơ (1514-1564) - nhà phẫu thuật Needeclan, ông đã xuất bản sách miêu tả kỹ lưỡng “Cấu tạo của cơ thể con người” 
+ Misen Sécvê (1509-1553): đã khám phá ra "tiểu tuần hoàn của máu” giữa tim và phổi. 
+ Paraxen (1473-1541): ở Thụy Sĩ đã dùng các chất hóa học cho nghề thuốc. 
Triết học 
- Khuan Uácte (1535-1552): là nhà KHTN và triết học DV nổi tiếng ở TBN trong thời đại Phục Hƣng. Ông kịch liệt công kích những nhà triết học kinh viện… 
- Êraxmơ (1466-1536) - nhà văn, nhà triết học, bác học Hà Lan. Ông chế giễu sâu cay những tệ nạn xấu của XHPK. Ông viết về các nhà triết học KVCN: “Họ không biết gì trong thực tế, thế mà họ lại tưởng mình biết hết mọi cái”. 
- La Ramê (1515-1572) - nhà TH Pháp, nhấn mạnh rằng nguồn gốc duy nhất và chân chính của tri thức không phải là “linh báo”, mà là “thông thái tự nhiên” và “lý trí của con người”. 
- Misen đơ Môngtennhơ (1533-1592): kêu gọi khoan dung các dị đạo. Chống đối các nhận thức luận giáo điều… 
4. Sự tiếp xúc giữa các nền văn minh trên thế giới 
4.1. Cuộc phát kiến địa lý 
Nguyên nhân 
- Từ thế kỷ XIV nhu cầu giao lƣu giữa Tây Âu và phương Đông trở nên cấp thiết. Sự phát triển nền kinh tế hàng hóa, sự khao khát gia vị, hương liệu quý, vàng bạc của phương Đông đã thúc đẩy thương nhân tăng cường giao lưu với Trung Hoa, Ấn Độ. Nhưng con đường quen thuộc sang phƣơng Đông ngang qua Bidantin đã bị người Tuốc và ngƣời Ả Rập chiếm giữ... 
- Thế kỷ XV, ngƣời Tây Âu đã có nhiều tiến bộ về kỹ thuật hàng hải: + Nhận thức đƣợc quả đất hình tròn, biết sử dụng la bàn để đi biển, hoa tiêu đã xác định vĩ độ, xác định được chỉ số hải lý của vùng gió, mật độ vĩ tuyến của thủy triều. 
+ Dùng loại tàu Caraven (có nhiều kiểu) nhanh, nhẹ, được cải tiến để chở nhiều khách, liên lạc nhanh với các điểm rải rác trên biển. 
+ Dịch và xuất bản “chỉ dẫn về địa lý” Năm 1502 đã ra đời binh đồ địa cầu gọi là Bản đồ Cantino. Trên bản đồ này lần đầu tiên đã vẽ đường xích đạo và 2 chí tuyến. Năm 1504, lần đầu tiên trong lịch sử trên một bản đồ Đại Tây Dương Pedro Reinel đã đưa vào một thang vĩ độ.
Một số cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu 
- Người Bồ Đào Nha đã nhiều lần tổ chức các cuộc đi trên biển để tìm đường vòng quanh Châu Phi đến Ấn Độ. Từ cuối năm 1416, năm nào cũng có đoàn đi nhưng rồi lại quay về trong đó có 3 lần đi quan trọng nhất. 

- Năm 1487, Điaxơ men theo bờ biển đến đƣợc cực Nam Châu Phi, tại đây gặp sóng lớn nên ông đặt tên là “Mũi bão táp” về sau vua đặt tên là “Mũi Hảo Vọng”. 
- Tháng 7/1497, Vaxcô Dơ Gama đã đi qua Mũi Hảo Vọng, đi vào Ấn Độ Dương và cuối cùng đến được Caliút (phía Tây Ấn Độ ) vào ngày 20/5/1498. 
- Ngày 3/8/1492, Côlômbô đã vượt Đại Tây Dương đến lục địa Châu Mỹ. 
- Từ 1519-1522, Magienlăng thực hiện cuộc hành trình vòng quanh thế giới. Nhưng khi đến Philippin, ông bị chết. Đoàn tiếp tục cuộc hành trình về lại Tây Ban Nha. Lần đầu tiên đã chứng minh trong thực tế quả đất là một quả cầu mà người ta di vòng quanh được. Hệ quả của những phát kiến địa lý. 
* Hệ quả tích cực: 
- Về địa lý: tìm ra châu lục mới là châu Mỹ, đại dương mới là Thái Bình Dương và những con đƣờng biển mới đến các châu lục đã tạo điều kiện cho sự tiếp xúc, giao lưu kinh tế, văn hóa. 
- Về kinh tế: 
+ Mở rộng lãnh thổ thƣơng mại thế giới và phạm vi kinh tế của tư bản châu Âu, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. 
+ Hoạt động thương mại thế giới trở nên sôi động hơn, những tuyến đường thương mại được hình thành nối liền các châu lục Á, Âu, Phi và tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương (Âu - Phi - Mỹ). 
+ Tạo nên sự chuyển dịch trung tâm thương mại: từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương, từ Lixbon đến Amtecdam và Luân Đôn. 
+ Hệ quả quan trọng nhất về mặt kinh tế là cuộc “cách mạng giá cả”, thúc đẩy nhanh quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy. 
- Về xã hội: làm nảy sinh phong trào di thực giữa các châu lục trên quy mô lớn... 
- Về văn hóa: thúc đẩy giao lưu văn hóa, tạo điều kiện cho các ngành khoa học phát triển... 
* Hệ quả tiêu cực:
- Dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân, nạn cướp bóc thuộc địa. 
- Buôn bán nô lệ da đen. 
4.2. Sự hình thành các con đường thương mại và giao lưu giữa các nền văn minh 
* Quan hệ thương mại: 
- Buôn bán Âu-Á ngày càng mở rộng, đặc biệt là các nước Bồ Đào Nha, Italia, Hà Lan, Ý và Đức. Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, giai cấp tư sản Hà Lan đã có 10.000 tàu biển với 168.000 thủy thủ. Họ được mệnh danh là “những kẻ vận chuyển đường biển”, những kẻ khuận vác của thế giới. Họ lập công ty Hà Lan xứ Đông Ấn Độ. 
- Buôn bán Âu-Mỹ: Tây Ban Nha tổ chức “Hệ thống hai đoàn tàu” đi về luân chuyển trong 1 năm. Tây Ban Nha đưa đến Mỹ hàng năm 100 con tàu có sức chở 300-500 tấn, các trang bị quân sự, nhà buôn và ngựa, da lụa, vải, sắt, rượu và chở về Tây Ban Nha vàng bạc và các loại đá quý. 
- Buôn bán Phi-Âu-Mỹ: buôn bán nô lệ da đen từ châu Phi sang châu Mỹ đã mang rất nhiều lợi cho thương nhân châu Âu, một số thành phố của châu Âu dã giàu lên nhanh chóng nhờ việc buôn bán nô lệ da đen. 
* Ngôn ngữ văn hóa 
- Châu Âu tiếp xúc nhiều loại cây trồng và nguyên liệu của người da đỏ, nhất là biết đến thuốc lá đầu tiên ở châu Mỹ đó là loại xì gà “Tobacos”. 
- Châu Ấu lần đầu tiên biết được các từ: ngô, cà chua, ca cao… các từ “mais”, “tubac”, “tomate”, “chocolat”… có nguồn gốc từ người Anhđian ở châu Mỹ. 
- “Cao su” cũng là ngôn ngữ của người dân da đỏ châu Mỹ, “Cao” có nghĩa là cây và u - ch có nghĩa là chảy. Người da đỏ gọi “khóc cao u - chu” là “nhũng giọt nước mắt của cây”. Sau cuộc thám hiểm của Côlômbô, ngƣời Châu Âu mới biết cây này… 
* Giao lưu văn hóa:  
- Sau khi Côlômbô phát hiện ra châu Mỹ, miền Trung và Nam của lục địa này là nơi gặp gỡ giao thoa của văn hóa thuộc 3 nhóm chủng tộc lớn: người Anhđian, người da đen châu Phi và người da trắng…
- Như vậy, những cuộc đi lại của các thương nhân nhà truyền giáo, dân di thực, quân lính, nô lệ… người châu Âu tiếp nhận văn minh truyền thống của phương Đông, người châu Á và châu Phi tiếp cận với trình độ công nghệ cao hơn của người châu Âu. Ở châu Mỹ, dần dần hình thành nên nền văn minh rất đa dạng, sự hòa hợp giữa các yếu tố văn hóa của người Âu, ngƣời Phi và người bản địa. Đặc biệt là sự phát hiện của nền văn minh vốn có từ lâu đời của châu Mỹ được gọi là văn minh tiền Côlômbô mà trước đây châu Phi chưa hề biết đến. Ở đó có 3 bộ tộc người chính là Maya, Aztếch và Inca. 
- Người Maya và Aztếch là chủ nhân của lãnh thổ Pêru ngày nay. Kinh tế căn bản là nông nghiệp, tổ chức xã hội thành những công xã nông thôn. Nhiều công trình kiến trúc bằng đá đồ sộ, có dán hình và cấu tạo giống khu kim tự tháp Aicập, có chữ viết và tôn giáo riêng. 
- Kết quả tất nhiên của những cuộc di chuyển dân cư là sự tăng cường giao lưu văn hóa giữa cư dân các châu lục, giữa các dân tộc, trao đổi giống cây trồng (ca cao, thuốc lá, cà phê, chè, khoai tây…), kỹ thuật sản xuất (nông nghiệp, thủ công nghiệp), các hình thức sinh hoạt văn hóa (lễ hội, phong tục, các điệu múa, nhạc….). 
- Một số ngôn ngữ châu Âu được sử dụng rộng rãi trong các thuộc địa như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp… 

- Đó là trình vừa ảnh hưởng lẫn nhau giữa 3 dòng văn hóa Âu, Phi, Anhđian là quá trình giao thoa, kết hợp hữa cơ để khai sinh ra một nền văn hóa mới - văn hóa Mỹ Latinh, làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo. 
Chương VII NỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP 
1. Điều kiện ra đời của nền văn minh Công nghiệp 
1.1. Sự ra đời các quốc gia tư sản đầu tiên ở châu Âu và Bắc Mỹ (thế kỷ XVII-XVIII) 
Nguyên nhân và mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản 
Nguyên nhân sâu xa về kinh tế chính là mâu thuẫn gay gắt giữa LLSX mới đang lên với QHSX cũ lỗi thời lạc hậu kìm hãm. Nguyên nhân trực tiếp là sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến đã tạo ra những tiền đề chín muồi, dẫn đến xuất hiện tình thế cách mạng làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản. 
Mục tiêu, nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản: Lật đổ chế độ phong kiến xác lập chế độ tư bản, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, xác lập chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất, tuyên bố các quyền tự do dân chủ. 
Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu 
- Sự phát triển của công trường thủ công thúc đẩy tập trung sản xuất, mở rộng thị trường, không thỏa mãn nhu cầu hàng hóa ngày càng tăng lên. Đó là thực tế khách quan chuyển công trường thủ công sang cơ chế tư bản chủ nghĩa. 
- Thông qua hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản, các cuộc vận động thống nhất Đức, Italia, các cuộc cải cách ở Nga, ở Nhật Bản, chủ nghĩa tư bản sẽ được xác lập và những mâu thuẫn trên sẽ được giải quyết. 
- Ở Mêđeclan: Đây là cuộc CMTS nổ ra đầu tiên trên thế giới, được lấy làm mốc mở đầu thời cận đại (1566-1579). Sau khi cách mạng thắng lợi, chính quyền ở Hà Lan thuộc về GCTS và tầng lớp quý tộc, công thương nghiệp tiếp tục phát triển. 
- Ở Anh: Trong thế kỷ XVII (1640-1689) cuộc CMTS bùng nổ ở Anh. Quốc hội Anh bao gồm đa số là quý tộc mới và tư sản đã đối đầu với chế độ quân chủ. Sau cách mạng, chế độ quân chủ lập hiến được hình thành ở Anh. Tuy có sự tồn tại của chế độ quân chủ lập hiến nhưng quyền lực thực sự nằm trong tay quý tộc mới và tư sản. 
- Ở Mỹ: (1774-1787) nhân dân các thuộc địa anh ở Bắc Mỹ đã nổi dậy chống lại chế độ thuộc địa Anh. Năm 1783, tại Vécxây (Pháp), bằng một hiệp ước hoàn chỉnh Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Dân tộc Mỹ được hình thành với sự ra đời của hợp chủng quốc châu Mỹ (Hoa Kỳ). Hiến pháp 1787 ra đời, xác nhận Mỹ là nước cộng hòa liên bang. 
- Ở Pháp: (1789-1799), CMTS bùng nổ và thắng lợi, chế độ cộng hòa được xác lập. Cho dù về sau, Napôlêông bằng cuộc đảo chính ngày 09/1/1799 đã thiết lập chế độ độc tài quân sự thì những thành quả mà cách mạng Pháp đã giành được không gì có thể xóa bỏ. Cách mạng đã lật đổ chế độ chuyên chế, mở đường cho CNTB phát triển. Lênin gọi cách mạng Pháp là cuộc cách mạng vĩ đại. 
- Ở Nhật (1868): Cách mạng Minh Trị Duy Tân là sự thắng lợi của giai cấp tư sản về mặt kinh tế khi đã biết điều hòa các yếu tố phong kiến. 
1.2. Vai trò của CMTS đối với sự ra đời của nền Văn minh công nghiệp 
CMTS diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau vô cùng gay go và quyết liệt đã lật đổ chế độ phong kiến xác lập các quốc gia dân tộc tư sản, xác lập địa vị của CNTB trên phạm vi thế giới. Đưa loài người tiến bước vào một nền văn minh mới: văn minh công nghiệp. 
CMTS đã thiết lập thể chế DCTS với những nguyên tắc, thể chế tiến bộ, dân chủ, ưu việt hơn hẳn chế độ phong kiến. Những thành quả dân chủ ấy còn là cơ sở để sau này giai cấp vô sản kế thừa xây dựng nền DCVS
CMTS đã để lại những văn kiện nổi tiếng đó là các bản Tuyên ngôn (Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp) và các bản Hiến pháp của Mỹ, của Pháp…, những văn kiện ấy đã trở thành những tài sản quý giá trong kho tàng văn minh văn hóa của loài người. 

CMTS đã tạo lập môi trường chính trị thuận lợi cho việc tiến hành cách mạng công nghiệp, góp phần chiến thắng tuyệt đối chế độ phong kiến trên lĩnh vực chính trị, kinh tế đã đưa GCTS đi đến chiến thắng tuyệt đối giai cấp phong kiến. 
- Gắn với các cuộc CMTS là những lãnh tụ kiệt xuất của GCTS, linh hồn của các cuộc cách mạng, mà khi thời đại CMTS càng lùi xa, vai trò và đóng góp của họ càng được nhận diện chân xác hơn: Ôlivơ Crômoen (linh hồn của CM Anh), Gioóc Oasinhtơn được mệnh danh Quốc phụ của Mỹ, Rôbetxpie, người được mệnh danh là vì sao sáng nhất trên bầu trời đầy sao của CM Pháp. 
- Tuy nhiên, trên con đường phát triển CNTB vẫn còn những khiếm khuyết, vì thế CMTS chưa phải là cuộc cách mạng cuối cùng trong lịch sử và sớm hay muộn thì theo quy luật nó sẽ bị thay thế bởi cuộc cách mạng cao hơn - CMVS
Tóm lại, thế kỷ XVII-XIX, CNTB thắng lợi ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ thúc đẩy khoa học phát triển. Chủ nghĩa thực dân không thể tồn tại mà không cải tiến khoa học kỹ thuật. Cuối trung đại, công trường thủ công tư bản chủ nghĩa xuất hiện. Đầu cận đại, máy móc xuất hiện đầu tiên ở Anh, sau đó sang Âu Mỹ, tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp, cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản, là nền công nghiệp lớn. 
2. Cách mạng Công nghiệp 
CMCN bắt đầu ở nước Anh (giữa TK XVIII), do nước Anh có đầy đủ những điều kiện: CMTS bùng nổ sớm, nhiều thuộc địa (vốn, nhân công, tài nguyên khoáng sản)... 
- Những tiến bộ về kỹ thuật 
+ Đầu thế kỷ XVIII, lao động thủ công vẫn chiếm ưu thế. Năm 1733, đã chế ra thoi bay, năng suất dệt tăng gấp 2 lần. 
+ Năm 1764-1765, Giêm Hagrivơ sáng chế ra chiếc xạ quay sợi Giêni, tăng năng suất lên 8 lần. Trước 1 cọc suốt lúc này tăng 16 lần nhưng vẫn làm bằng tay, thủ công.
+ Năm 1769, Akrai dùng sức vật rồi dùng sức nước làm cho máy quay sợi chuyển động. Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước. Các Mác nhận xét: “Thiên tài vĩ đại của ông biểu hiện ở chỗ trong bằng phát minh nhằm những mục tiêu đặc biệt mà nó là động cơ vạn năng của nền công nghiệp lớn”. 
- Ý nghĩa của phát minh máy hơi nước: 
+ Có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất, vì máy do con người khống chế, di chuyển được nên công nghiệp thoát khỏi sự lệ thuộc vào thiên nhiên, tạo điều kiện cho những công xưởng lớn ra đời. 
+ Giới tư bản Anh là những người mạnh dạn đi tiên phong trong việc trang bị máy hơi nước. Đầu tiên là những xưởng dệt, xưởng dập rèn… rồi dần dần cả những công trường thủ công đóng tàu, sàng lọc quặng, luyện kim… cũng theo nhau hiện đại hóa. Hằng năm, chỉ riêng nƣớc Anh đã sản xuất thêm hàng trăm cổ mấy hơi nước mà vẫn chưa đủ yêu cầu. 
+ Tăng năng suất lao động lên gấp nhiều lần, tốc độ sản xuất nhanh. 
+ Máy hơi nước đi đến đâu mang theo sự biến đổi kỳ diệu về mọi mặt đến đó (trong tất cả các lĩnh vực). 
Sau nước Anh CMCN lan rộng sang các nƣớc khác: Đức, Mỹ và Pháp khoảng những năm 30-40 của thế kỷ XIX, Nga, Nhật khoảng năm 60 của thế kỷ XIX, tuy nhiên các nước đi sau chỉ non nửa thế kỷ đã bước vào giai đoạn hoàn thành, và sau đó tiến rất nhanh, thậm chí vƣợt qua cả nước Anh, phá vỡ địa vị độc quyền về công nghiệp của Anh.  
3. Thành tựu khoa học kỹ thuật thế kỷ XIX đầu XX 
* Những thành tựu về khoa học tự nhiên 
- Vào khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX, lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt đến trình độ phát triển cao. Nhờ những phát minh khoa học trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học..., 
- Vật lý, đầu thế kỷ XVIII tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn của Niutơn, nhờ đó hàng loạt vấn đề khoa học được đi sâu và làm sáng tỏ. 
+ Những phát minh về điện của các nhà bác học như Ghê-oóc Xi-môn Ôm (1789- 1854) ngƣời Đức, Mai-Cơn Pha-ra-đây (1791-1867) và Giêm Pre-xcốt Giun (1818-1889) ngƣời Anh, E-mi-li Khri-xchia-nô-vích Len-xơ (1804-1865) người Nga. 
+ Những phát hiện về hiện tượng phóng xạ của các nhà bác học người Pháp Hăng-ri Béc-cơ-ren (1852-1908), Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân; 
+ Phát minh của Vin-hem Rơn-ghen (1845 - 1923) về tia X vào năm 1895 đã giúp y học chẩn đoán chính xác bệnh tật. 
- Hóa học, định luật tuần hoàn của nhà bác học Nga Men-đê-lê-ép đã đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hóa học. 
- Sinh học cũng có nhiều tiến bộ lớn. Học thuyết Tiến hóa của Đác-uyn (Anh); phát minh của nhà bác học người Pháp Lu-i Paxtơ (1822 - 1895) giúp chế tạo thành công vắcxin chống bệnh chó dại; công trình của nhà sinh lý học người Nga Páp-lốp (1849 - 1936) với thí nghiệm về những phản xạ có điều kiện của hệ thần kinh cấp cao… 
- Toán học: Thế kỷ XIX, Lôbasépxki (Nga) đã phát minh ra hình học Ơclít 
* Những thành tựu về khoa học xã hội 
- Học thuyết về lịch sử: Ghidô, Chieri, Maine. 
- Học thuyết Triết học cổ điển Đức: với các đại biểu xuất sắc Hê ghen và Phơ bách 
- Học thuyết Kinh tế chính trị học Anh: Ađam xmit và Ricácđô. 
- Học thuyết Mác do Các Mác và Phri đrích Ăng Ghen soạn thảo. 
* Những tiến bộ về kỹ thuật 
- Kỹ thuật luyện kim của Betxơme, Máctanh (giữa thế kỷ XIX), Động cơ Điêzen (người Đức). 
- Về điện: phát minh ra pin Vônte (1799), pin khô (1800), bóng đèn điện (Êđixơn1884), bóng nêông (Claudơ -1898 ), rađiô( Pô pốp)… 
- Thông tin liên lạc: liên lạc bằng tín hiệu Móoc (Moóc xơ-1837), liên lạc bằng cáp ngầm xuyên Đại dương từ Mỹ qua châu Âu năm 1858, máy điện thoại Ben (1876). 
- Giao thông vận tải: 
+ Năm 1802: Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nƣớc đầu tiên ra đời. Năm 1814, xuất hiện đầu xe lửa cải tiến chạy trên đường sắt với tốc độ 6km/h. Năm 1825, tại Anh khánh thành đường xe lửa nối liền Xtốctơn và Bắcliutơn, kéo theo 33 toa do Xtêphănxen lái, mỗi giờ chạy 20km/h. 
+ Giao thông đường sắt liên tục phát triển nhanh chóng. Riêng ở châu Âu năm 1850 có 15.000km đường sắt, năm 1875 có 143.000km, năm 1900 có 283.000km. 
+ Tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên xuất hiện năm 1807 do Phintơn chế tạo, chạy được 240km. Tàu này vượt qua tất cả thuyền chèo thuyền buồm. Người ta có cảm tưởng rằng tất cả các thứ thuyền đó đều đứng yên bỏ neo. 
+ Năm 1819 tàu hơi nước đầu tiên đã vượt đại dương từ Mỹ đến Pêtécbua (Nga) vì không đủ than nó chạy buồm một quãng. 
+ Năm 1886, chiếc ô tô đầu tiên xuất hiện. Hai công trình kênh Xuyê và kênh Panama đã rút ngắn đường vận chuyển trên biển. 
+ Kênh Xuyê dài 130km, chảy qua Aicập, nối biển Địa Trung Hải với Hồng Hải, hoàn thành năm 1869. Kênh Panama dài 76,9km, cắt ngang eo biển Trung Mỹ, nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, hoàn thành năm 1914. 
+ Năm 1903, hai anh em Roaitơ (ngƣời Anh) sáng chế ra động cơ máy bay và bay thử. Năm 1905, Phimke sáng chế ra máy bay bằng kim loại đầu tiên. Năm 1909 chuyến bay thử nghiệm thành công. 
- Quân sự: các loại súng, đại bác, thuốc nổ, tàu ngầm, tàu chiến, xe tăng, thiết giáp, may bay, ra đời nhanh chóng. 
- Năng lượng: Năm 1859-1860 dầu lửa đƣợc phát hiện ở Mỹ và Nga, được dùng để thắp sáng và dùng vào các động cơ. Năm 1850 sản lượng khai thác than trên thế giới là 90 triệu tấn, năm 1913 là 1340 triệu tấn. năm 1870 sản lượng khai thác dầu lửa trên thế giới là 0.9 triệu tấn, năm 1914 là 52 triệu tấn. 
Thế kỷ XIX được gọi là thế kỷ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước. Than trở thành nguồn nguyên liệu chính. Những nước có nhiều mỏ than thường chiếm vị trí hàng đầu trong sản xuất công nghiệp. 
* Tác động của khoa học và kỹ thuật đối với sự phát triển văn minh công nghiệp 
- Những tiến bộ của KHKT đã làm thay đổi hẳn cách thức lao động, năng suất lao động tăng lên chưa từng thấy. “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của các thế hệ trước kia gộp lại…” 
- Làm thay đổi các quy tắc của nền sản xuất, địa lý kinh tế, nếp sống sinh hoạt, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, cơ cấu giai cấp trong xã. Đáng lưu ý nhất là sự ra đời của vô sản công nghiệp và những cuộc đấu tranh đầu tiên của họ. 
- Quan hệ quốc tế cũng thay đổi nhanh chóng: giao lưu rộng mở giữa các vùng, quan hệ giữa các nước chuyển theo hướng đa dạng, đa phương, quan hệ hợp tác… Đồng thời nảy sinh quá trình bành trướng, tranh giành thuộc địa. 
- Nảy sinh những mặt trái như: Ô nhiễm môi trường, việc khai thác cạn kiệt thiên nhiên, việc sử dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật (quân sự) với mục đích phi hòa bình. 
4. Thành tựu văn học và nghệ thuật của văn minh công nghiệp 
4.1. Thành tựu về văn học 
- Dòng văn học Ánh sáng nửa đầu thế kỷ XVIII mang tính chất phản phong sâu sắc, có các đại biểu tiêu biểu: Môngtexkiơ, Điđơrô, Vônte. - Dòng văn học lãng mạn nửa sau TK XVIII-XIX, phản ánh xã hội tư bản vừa mới hình thành, mô tả những tâm trạng khác nhau của những lớp người trong xã hội. Đại biểu xuất sắc: Vichto Huygô (Nhà thờ Đức bà Pari, những người khốn khổ), Lamáctin (Uy lực của Đạo Cơ đốc), Vinhi (cái chết của con chó sói), Grim ( truyện cổ Grim)… 
- Dòng văn học hiện thực, nảy sinh cuối TK XIX- đầu XX, khi CNTB đã hoàn thiện, và bộc lộ đầu đủ những mặt trái của nó, văn học đã khắc họa những nhân vật điển hình của xã hội với đủ mọi hạng người với những tính cách đa dạng và điển hình. Những đại biểu tiêu biểu: Ban zắc với Tấn trò đời, Xtăng đan với Đỏ và đen, Thác cơ ren với Hội chợ phù hoa, Mắcxim goocki với Người Mẹ, Trái tim Đan cô, Léptônxtôi với Chiến tranh và hòa bình, Đoàn Di gan lên trời,… 
- Dòng văn học Công xã Pari tuy tồn tại rất ngắn ngủi nhưng đã làm nên những kỳ tích: khai sinh ra một dòng văn học mới, văn học Cách mạng với những nhà thơ, nhà văn vừa là chiến sĩ. 
4.2. Thành tựu về nghệ thuật 
- Âm nhạc: Với những Thiên tài: Mô da (Áo), Bét thô ven, Bách (Đức), Sôpanh (Ba lan), Traicôpxki (Nga),
- Hội họa cũng phát triển theo hai xu hướng lãng mạn và hiện thực với những họa sĩ bậc thầy: Gôia (Tây Ban Nha), Đơclaroa, Cuốcbê (Pháp), Van Gốc (Hà Lan), Picasso (Tây Ban Nha), Rơnoa (Pháp)… 
- Kiến trúc và điêu khắc với những công trình hài hòa của các phong cách Đông - Tây, thể hiện sức mạnh của thời đại mới như các tòa nhà Quốc hội ở các nƣớc, cổng Khải hoàn môn, cột đồng Văng đôm (ở Pháp), Tượng Thần tự do, Tháp Épphen,… Cung điện Vécxai (1708); Bảo tàng Anh; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri, Pháp)... 
5. Những học thuyết Chính trị thời Cận đại 
5.1. Học thuyết khai sáng 
Cùng với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, đời sống chính trị ở các nước phương Tây chuyển biến mạnh mẽ. Các trào lưu tư tưởng như Phục hưng, Triết học ánh sáng, Bách khoa toàn thư… đã tạo nên quan niệm và nguyên lý nền tảng của thể chế dân chủ tư sản. 
* John Locke (1632-1704) là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị người Anh. Ông là nhà triết học theo trƣờng phái chủ nghĩa kinh nghiệm Anh trong lĩnh vực nhận thức luận. Ông cũng phát triển lý thuyết về khế ước xã hội, vai trò của nó tới chức năng và nguồn gốc nhà nước. Qua các tác phẩm của mình, J.Locke luôn đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên chế và có những đóng góp lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về mặt cá nhân lẫn mặt thể chế. Về cá nhân, ông muốn con người dùng lý trí để đi tìm chân lý thay vì chấp nhận ý kiến áp đặt hoặc được sinh ra bởi niềm tin mù quáng. Về mặt thể chế, cụ thể là nhà nước và nhà thờ, J.Locke tách biệt những chức năng chính đáng và không chính đáng của các thể chế này và từ đó mà có sự khác nhau trong việc sử dụng bạo lực của các thể chế này tương ứng với những chức năng của nó. Chính những khái niệm về quyền tự nhiên, khế ước xă hội và nhiều đóng góp khác đã khiến ông trở thành một nhà tư tưởng lớn của phong trào Khai sáng và có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. 
- J.Locke có ảnh hưởng đến cả cuộc Cách mạng Mỹ lẫn Cách mạng Pháp. Ông có nhiều ảnh hưởng đến triết học, chính trị và đặc biệt là những cống hiến của ông cho chủ nghĩa tự do. J.Locke đóng góp cho nhân loại phương pháp thực nghiệm đi đến tri thức. Tư tưởng về chủ nghĩa tự do và khế ước xã hội của ông đã có ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều nhà tư tưởng lớn, như Voltaire, Montesquieu và cả những người sáng lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, như Alexander Hamilton, Jemes Madison và Thomas Jefferson. Tên tuổi của J.Locke được biết đến nhiều nhất qua cống hiến của ông cho chủ nghĩa tự do nói chung và ảnh hưởng với nước Mỹ nói riêng. 
* Montesquieu (1689-1775): xuất thân từ một gia đình quý tộc Pháp. Ông đã dành 30 năm để viết tác phẩm chính là cuốn “Tinh thần pháp luật”. Tác phẩm ra đời được đông đảo độc giả lưu ý đến nỗi trong 2 năm phải tái bản tới 22 lần. 
- Montesquieu phân biệt ba loại hình thức nhà nƣớc: độc tài, quân chủ lập hiến, cộng hòa. Ông lên án chế độ độc tài là tàn bạo, cho rằng chế độ cộng hòa là tốt đẹp nhưng trong thực tế không thực hiện được. Theo ông thì chế độ chính trị tốt đẹp nhất là nhà nước quân chủ lập hiến giống như kiểu nhà nước Anh, Montesquieu lại chủ trương phân chia quyền lực giữa vua, nghị viện và quan tòa. Nhà vua giữ quyền hành pháp, nghị viện giữ quyền lập pháp, các quan tòa nắm quyền tư pháp. 
- Ba quyền đó không phụ thuộc vào nhau mà kiểm soát lẫn nhau. Trong khi chế độ quân chủ chuyên chế đang ngự trị một cách tàn bạo, quan điểm của Montesquieu có tác dụng tiến bộ vì lẽ đó đã chỉa mũi nhọn vào độc tài của nhà vua, đòi hạn chế quyền hành của những hoàng đế.  
* Jean Jacques Rousseau (1712-1778) được biết đến không chỉ với tư cách nhà tư tưởng vĩ đại, nhà Khai sáng lỗi lạc của Triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Ông còn được biết đến với tư cách nhà chính trị học, nhà nghệ thuật học, nhà văn, nhà giáo dục học. 
- Ông phê phán gay gắt các quan hệ đẳng cấp phong kiến và chế độ chuyên chế, ủng hộ nền DCTS và các quyền tự do của công dân, tán thành sự bình đẳng của con người bất chấp nguồn gốc xuất thân;… 
- Trong các tác phẩm, Khế ước xã hội là tác phẩm phác họa trật tự chính trị hợp lý của ông. Xuất bản năm 1762, tác phẩm đã có nhiều ảnh hưởng tới triết học phương Tây. Mặc dù ông cho rằng chủ quyền phải thuộc về nhân dân, nhưng ông lại phân biệt chủ quyền và chính quyền. Chính quyền là người thực hiện chủ quyền, tức ý chí và nguyện vọng chung của quảng đại quần chúng. 
- Rousseau có ảnh hưởng lớn đến cuộc Cách mạng Pháp, mặc dù ý tưởng chủ quyền thuộc về toàn thể nhân dân được thực hiện qua hình thức đại diện thay vì trực tiếp. Ông cũng là một trong những tác giả đầu tiên phê phán thể chế tư hữu và đƣợc xem là bậc tiền bối của CNXH hiện đại và CNCS khoa học. 
+ Ông cũng cho rằng nguyên tắc cơ bản của triết học chính trị là chính trị và đạo đức không được tách rời. Khi nhà nước không thực hiện đúng theo giá trị đạo đức thì cũng không thể thực hiện đúng các chức năng của mình và cũng không thể có quyền lực đối với một cá nhân được nữa. Nguyên tắc quan trọng thứ hai là tự do mà nhà nước được lập ra để gìn giữ. 
+ Quan niệm về giáo dục của Rousseau mà trong đó đối tượng của giáo dục chính là những đứa trẻ mạnh khỏe cả về thể chất và tinh thần,… Các tác phẩm của Rousseau đều thể hiện rằng thiên nhiên giúp con người hình thành nên bản chất của mình, giúp con người thống nhất để vượt qua sự tù đày và giam cầm của xã hội. 
5.2. Chủ nghĩa xã hội không tưởng 
- Trước khi có học thuyết Mác, giữa thế kỷ XIX do sự phát triển của CNTB đã đem lại đau khổ cho nhân dân lao động, trong hoàn cảnh đó một số nhà tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ đã nghĩ đến việc xây dựng một xã hội mới, không có chế độ tư hữu, không bốc lột, nhân dân làm chủ mọi phương tiện sản xuất. Nổi bật nhất là Xanh-xi-mông (1760-1825), Phuriê (1772-1837) ở Pháp, Ôoen (1771-1858) ở Anh. 
- Đây là trào lưu tư tưởng học thuyết chính trị. Lúc đầu mang tính không tưởng nên gọi là xã hội chủ nghĩa không tưởng. Họ ước mơ xây dựng một xã hội chủ nghĩa công bằng, bình đẳng, một xã hội trong đó con ngƣời không phải sống nghèo khổ và không biết đến chiến tranh, nhưng điều đó không thể thực hiện đƣợc vì họ dừng lại ở biện pháp giáo dục, tuyên truyền cải lương. 
5.3. Học thuyết Mác 
- Những năm 40 của thế kỷ XIX, Mác và Ăngghen đã tiếp thu những yếu tố lý luận của CNXH không tưởng, xây dựng học thuyết CNXH trên quan điểm DVLS và lý luận về giá trị thặng dư, từ đó xác lập học thuyết về xã hội khoa học. Đây là cách mạng vĩ đại trong lịch sử tư tưởng loài người. Tư tưởng của Mác- Ăng nghen và của Lênin về sau trở thành sức mạnh hiện thực trong phong trào công nhân và trong các thành quả của CNXH
- Bản chất của chủ nghĩa Mác: 
+ Là tổng hợp quy luật lịch sử đó để chứng minh rõ TBCN nhất định sẽ bị thay thế bởi chế độ CNXH, cũng như nó đã từng thay thế chế độ phong kiến một cách hợp quy luật. Lịch sử tiếp tục vận động phát triển tự nhiên của lịch sử. 
+ Nó không rơi vào thái độ trực quan lịch sử mà từ sự nhận thức tất yếu lịch sử để chủ động tác dộng thúc đẩy lịch sử tiến lên bằng lý luận giải phóng: giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng dân tộc, giải phóng con người dựa trên “cái cốt vật chất”, “cái nền tảng kinh tế” là giải phóng lực lượng sản xuất. 
+ Bản chất cách mạng và bản chất khoa học luôn gắn liền với nhau như hình với bóng. Các bản chất khoa học đấy kế thừa và phát triển toàn bộ tri thức loài người đã đạt được vào đầu thế kỷ XIX mà tiêu biểu là định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào, định luật tiến hóa của các giống loài, các trào lưu triết học cổ điển Đức, học thuyết kinh tế Anh và lý luận xã hội không tưởng Pháp. Từ đó hình thành nên hệ thống lý luận mới vừa cách mạng vừa khoa học trên cả 3 bộ phận: triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học với một hệ thống các quy luật, nguyên lý và phạm trù có giá trị và ý nghĩa phổ biến về thế giới quan và về phương pháp luận khoa học không chỉ cho trước đây mà cho cả hiện nay. 
- Lênin là người phát triển học thuyết chủ nghĩa Mác trong giai đoạn mới (kể cả ba bộ phận). Ông làm phong phú thêm triết học Mác xít bằng nhiều tư tưởng mới. Lênin coi lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử là nền tảng khoa học để hiểu những quy luật phát triển xã hội và đấu tranh cách mạng nhằm xây dựng xã hội mới. 
Chương VIII VĂN MINH THẾ GIỚI THẾ KỶ XX ĐẾN NAY 
1. Cách mạng tháng Mười Nga và sự xuất hiện nền văn minh Xã hội chủ nghĩa 
Cách mạng tháng Mƣời Nga năm 1917 là cuộc cách mạng XHCN đầu tiên thắng lợi trên thế giới, giai cấp công nhân Nga liên minh với dân nghèo dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Nga do Lênin đứng đầu. Có ý nghĩa hết sức to lớn: 
+ Lần đầu tiên trong lịch sử đánh đổ chế độ tư bản chủ nghĩa ở một tuyến (nước Nga) trong hệ thống tư bản chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. 
+ Thiết lập một chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. Làm xuất hiện nền văn minh mới, văn minh xã hội chủ nghĩa.
=> Có thể thấy, loài người trong thời kỳ cận đại, tự hào với những thành tựu vô cùng rực rỡ về khoa học và kỹ thuật của nền văn minh công nghiệp nhưng nền văn minh ấy vẫn còn chế độ người bóc lột người, chính vì thế loài người còn phải tiếp tục sáng tạo và đấu tranh để đi tới một nền văn minh thực sự đúng nghĩa không còn áp bức. 
+ Đầu thế kỷ XX, với cách mạng Tháng Mười Nga thành công, nền văn minh XHCN đã ra đời, đó thực sự là hiện thực của những khát khao của cả loài người tiến bộ, kết quả đấu tranh vì nhân văn dân chủ. 
+ Nền văn minh mới mà nước Nga Xô Viết là đại diện tiêu biểu đã mở ra một kỷ nguyên mới cho loài người với những thành tựu vô cùng rực rỡ. 
+ Một nhà nước không còn áp bức bóc lột - nhà nước XHCN đầu tiên trên trái đất, khuôn mẫu cho nhân dân các nước đang đấu tranh vì hòa bình dân chủ và XHNXH vươn tới. 
+ Nhà nước Xô Viết đã đạt được những thành tựu thật đáng kinh ngạc trên mọi lĩnh vực, chiếm lĩnh đỉnh cao của KH-KT thế giới: về vật lý, hóa học, điện tử. điều khiển học, khoa học vũ trụ. Năm 1957, Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên nặng 83,6kg. Năm 1961, tàu vũ trụ Phương Đông đầu tiên phóng thành công. Tàu vũ trụ này mang theo con người, bay nhiều vòng quanh trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người và cũng là nước dẫn đầu thế giới về những bay dài trong vũ trụ. Năm 1971 cứ hơn 1.000 công nhân thì có hơn 550 người có trình độ đại học và trung học, chiếm 55%. Hơn ½ dân số nông thôn có trình độ đại học và trung học. Liên Xô chiếm vị trí hàng đầu về trình độ học vấn của nhân dân (3/4 số dân có trình độ đại học và trung học trên 30 triệu người lao động trí óc). 
- Sự hình thành và phát triển của nền văn minh XHCN, khởi đầu từ nước Nga, dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng nó thực sự đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. 
2. Chiến tranh thế giới và sự phá hoại nền văn minh thế giới. 
2.1. Các yếu tố dẫn đến chiến tranh thế giới thứ I, II
2.1. Các yếu tố dẫn đến chiến tranh thế giới thứ I, II 
2.2. Những thành quả về khoa học quân sự 
- Việc phát minh ra quy luật vật lý, hóa học và nguồn năng lượng mới dẫn đén sự ra đời của chủng loại vũ khí khác nhau, có hiệu quả lớn trong khoa học quân sự. 
- Những năm 40 của thế kỷ XIX xuất hiện dàn pháo lựu nổi tiếng nhất là dàn 82 và 132 của Liên Xô (1937) và biệt hiệu kachiusa, sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới thứ II. 
- Trong chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ phát triển loạt vũ khí mới - vũ khí hạt nhân và chỉ 2 tháng sau đã đem ra sử dụng. Năm 1949, Liên Xô thử thành công bom nguyên tử, tiếp sau là vũ khí hạt nhân được chế tạo tại Anh, Pháp, Trung Quốc. Vũ khí hạt nhân ra đời làm thay đổi quan điểm và phương thức tiến hành chiến tranh. 
- Ra đa và vũ khí hạt nhân là thành quả phát triển vượt bậc của kỹ thuật quân sự được các bên tham chiến nghiên cứu và đưa vào sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ II. 
- Vũ khí hạt nhân: phân thành 2 loại: Vũ khí phân hạch (bom nguyên tử); Vũ khí nhiệt hạch (bom khinh khí) 
Cuộc cách mạng KH-KT đã không ngừng làm biến đổi lịch sử và văn minh nhân loại, do đó con người khai thác nó để nâng cao hơn nửa cuộc sống của mình. Song, dưới sự tác động của khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học quân sự, sự phát triển với các loại vũ khí hạt nhân đang là mối nguy cơ đe dọa cho cuộc sống nhân loại. 
2.3. Chiến tranh thế giới phá hoại nền văn minh nhân loại 
3. Thành tựu văn minh thế giới thế kỷ XX. 
3.1. Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần 2
- Cách mạng KH-KT là sự vận động của khoa học - kỹ thuật đạt đến bước nhảy vọt về chất, đánh dấu sự tiến bộ của nó trên con đường phát triển. Đó là những phát minh, sáng chế trong nghiên cứu làm thay đổi bộ mặt KH-KT. Những thay đổi có tính bước ngoặt trong KH-KT tác động rất sâu sắc đến đời sống xã hội. 
- Đến nay nhân loại đã trải qua 2 cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, qua đó đạt được những bước nhảy vọt trong sản xuất và sinh hoạt xã hội. Thế kỷ XVIII-XIX, cuộc cách mạng kỹ thuật diễn ra cùng với cách mạng cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng KH-KT hiện nay không phải là cuộc cách mạng kỹ thuật đơn thuần như thế kỷ XVIII, mà là sự kết hợp chặt chẽ cách mạng khoa học và cách mạng kỹ thuật thành 2 thể thống nhất, 2 yếu tố khoa học kỹ thuật không tách rời nhau, kết hợp với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy cách mạng KH-KT cùng phát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn với hiệu quả cao chưa từng có. 
- Nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng KH-KT lần 2: 
+ Tự động hóa cao độ bằng cách sử dụng rộng rãi máy tính điện tử 
+ Hiện đại hóa kỹ thuật và sản xuất trên cơ sở những phát minh khoa học mới. 
+ Sử dụng những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, những công cụ sản xuất mơi. 
+ Tấn công vào lòng các đại dương, đi sâu vào lòng đất, nghiên cứu bí mật của sự sống, thám hiển vũ trụ bao la. 
Đặc điểm: 
1. Những phát minh về kỹ thuật của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện nay đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học, khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật và đến lượt mình kỹ thuật lại đi trước mở đường cho khoa học. 
2. Khoa học trở thành LLSX trực tiếp. Ngày nay, khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghiệp hàng ngày. Khoa học thực sự xâm nhập vào sản xuất và trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. 
3. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng được rút ngắn và hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng ngày càng cao. 
4. Ngoài ra, đa số các nước tư bản tiên tiến tăng cường đầu tư phát triển khoa học. Đầu tư khoa học cho lãi cao hơn nhiều so với đầu tư vào các lĩnh vực khác. 
3.2. Thành tựu văn minh thế kỷ XX Thế kỷ XX, nhân loại có nhiều thành tựu quan trọng trong đó nổi bật nhất là 12 phát minh vĩ đại: 
1. Phát minh ra Máy bay: Năm 1903 anh em Rait tiến hành thành công chuyến bay đầu tiên trong lịch sử nhân loại trên thiết bị bay có gắn động cơ do họ sáng chế. Năm 1930, một kỹ sư người Anh Ph. Watl đăng ký phát minh ra động cơ phản lực. Chín năm sau, hãng Heinkel của Đức chế tạo thành công những chiếc máy bay khổng lồ có thể chứa được tới 700 hành khách. Cải tiến máy bay dân dụng siêu tốc Concorde và ý tưởng viễn vông nhất là lắp cánh cho xe hơi. 
2. Phát minh Vô tuyến truyền hình: Năm 1923 Kỹ sư người Scotland, J. Berd đăng ký phát minh ra chiếc máy có khả năng dệt hình ảnh nhận từ những tính hiệu điện từ mà sau nầy chúng ta gọi là Máy vô tuyến truyền hình, Năm 1932 Hãng BBC của Anh bắt đầu phát các chương trình truyền hình thường kỳ. Ngày nay sóng hình có thể đạt tới mọi nơi trên trái đất qua trạm chuyển tiếp, cáp truyền hình hoặc là vệ tinh. 
3. Phát minh Phản ứng nhiệt hạch: Kỷ nguyên nguyên tử mở ra năm 1942 bởi thành công của một nhóm nhà bác học Đại học Chicago trong việc nghiên cứu sự phân chia nguyên tử, nguyên tố phóng xạ. Ba năm sau, quả bom nguyên tử đầu tiên được thử nghiệm. Một tháng sau nữa, hai quả bom nguyên tử được ném xuống Hirosima và Ngazaki. Trong thời gian chiến tranh lạnh, vũ khí nguyên tử là cốt lõi của sức mạnh quân sự của hai siêu cường quốc Liên Xô và Mỹ. Ngày nay năng lượng nguyên tử được sử dụng chủ yếu vào mục đích hòa bình. 
4. Máy tính: Chiếc máy tính điện cơ đầu tiên được sáng tạo ra năm 1943 để dò mở mã khóa của bọn phát xít Đức, những phát minh tiếp theo làm cho hoạt động của máy tính hoạt động nhanh hơn hàng vạn lần. Transitor (1947) microprocessor (1970) làm tăng tốc độ tính toán đĩa cứng năm 1956 - Modem năm (1980), con chuột năm 1983, làm tăng tốc độ nạp liệu, tương lai nhân loại thuộc về máy tính. Những ý tưởng đang được thực hiện là máy tính tí hon có thể đeo như đồng hồ tay và máy tính gắn vào tủ lạnh để nhắc nhở bà chủ là thức ăn trong tủ đã hết, cần phải đến siêu thị ngay. 
5. Phát minh Peniciline: Thần dược của thế kỷ thế 20 được tạo ra năm 1928 bởi nhà nghiên cứu người Scotland A .Fleming ông phát hiện ra một loại mốc tiêu diệt các loài vi khuẩn xung quanh chúng. Mười năm sau một nhóm bác học người Anh tìm ra phương pháp làm sạch chế phẩm từ loại mốc này, Năm 1943 những viên kháng sinh Pénicicline đầu tiên được ứng dụng rộng rãi trong y học và cứu sống không biết bao nhiêu sinh mạng. 
6. Phát minh Thuốc tránh thai: BS người Mỹ G.Pincus sáng tạo ra những viên thuốc này đầu tiên vào năm 1954. Phát minh của ông đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong xã hội. Giờ đây người phụ nữ có thể hoàn toàn kiểm soát được việc sinh nở của mình, tạo điều kiện cho họ chủ động trong công tác và nâng cao vai trò xã hội của nữ giới. 
7. Phát minh ANDNgày 28/2/1953 nhà bác học người Anh Cric tuyên bố “tôi đã tìm ra bí mật của sự sống”. Ông cùng với nhà bác học người Mỹ J.Watson vừa khám phá ra rằng, phân tử ADN mang trong mình những thông tin di truyền. Việc phát hiện ra mã gen của người động vật và thực vật đã tạo ra những thành công to lớn trong y học và Nông học, hình thành cả một bộ môn khoa học mới đã trở thành mũi nhọn cho thế kỷ sau nhất là giờ đây, bản đồ gen người đã được thiết lập. 
8. Phát minh LASER: Ý tưởng về Laser được Einstein đưa ra từ năm 1917 nhưng phải đến 40 năm sau mới được G.Guld - Đại học Columbia Mỹ - biến thành hiện thực. Tiếp theo Guld đã lao vào cuộc chiến 30 năm dành bản quyền phát minh của mình. Trong khi đó, Laser đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi từ việc hàn xì đến Y học, máy tính và Video. 
9. Phát minh Cấy ghép bộ phận cơ thể: Chuyện huyễn tưởng ấy trở thành hiện thực lần đầu tiên vào năm 1967 khi bác sĩ người Nam Phi C.Barnard cấy ghép thành công trái tim của một người mới chết cho người khác. Sau đó Y học lần lượt thành công trong việc ghép tay, tuỵ, da, buồng trứng, Giờ đây các bác sĩ đang hy vọng ghép tế bào não để chữa bệnh đãng trí cho người già như đã thay thế cho một số bộ phận của động vật cho người bệnh.
10. Phát minh ra kỹ thuật Sinh con trong ống nghiệm: Cô bé đầu tiên được sinh ra trong ống nghiệm là Liza Braun nay đã 25 tuổi. Thành công này của y học đã mang lại hạnh phúc cho biết bao gia đình hiếm hoi và góp phần không nhỏ trong việc giải phóng phụ nữ. 
11. Phát minh khám phá vũ trụ: Năm 1957, kỷ nguyên vũ trụ mở ra khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô được phóng lên Quỹ đạo. Bốn năm sau, Gagarin bay vào vũ trụ, Tám năm sau ba nhà nữ du hành Mỹ đổ bộ lên mặt trăng. Giờ đây các vệ tinh được sử dụng rộng rãi để chuyển tiếp điện thoại, truyền hình, dự báo thời tiết, nghiên cứu khoa học và trinh sát. 
12. Phát minh Internet: Năm 1969, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, các dữ liệu thông tin được truyền tải giữa hai máy tính cách nhau hàng ngàn dặm. Hai mươi năm sau thí nghiệm nầy của lầu năm gốc trở thành thành tựu văn hóa của xã hội toàn thế giới. Hiện tại đang có hàng trăm triệu người sử dụng Internet, đến năm 2003 con số này vượt 1 tỷ người. 
Đó là 12 phát minh khoa học lớn nhất thế kỷ 20. 
4. Những tiến bộ vượt bậc của văn minh thế giới những năm đầu thế kỷ XXI 
1. Kỹ thuật di truyền (Genetic Engineering): Trong lĩnh vực nông nghiệp, nó tạo ra những giống lúa, rau củ, cây công nghiệp và cây ăn quả có năng suất cao và kháng được sâu bệnh, hạn hán, góp phần giải quyết nạn nhân mãn và bảo vệ môi trường. 
- Trong y học, nó giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn cơ chế phát triển bệnh tật của cơ thể con người, điều chế những loại dược phẩm mới có hiệu năng điều trị cao hơn, lập bản đồ gene… 
2. Công nghệ nano (Nanotechnology): Công nghệ nano là việc thiết kế, phân tích, chế tạo và điều khiển hình dáng, kích thước các nguyên tử, phân tử và siêu phân tử của vật chất trên quy mô cực nhỏ nanomet (1 phần triệu mét). Công nghệ nano mang đến những ứng dụng cực kỳ hữu ích trong nhiều lĩnh vực. 
- Trong y khoa, việc điều trị bệnh ung thư, phương pháp điều trị mới dùng phân tử nano đã được thử nghiệm để hạn chế các khối u phát triển và tiêu diệt chúng ở cấp độ tế bào. 
- Trong nông nghiệp, công nghệ nano đang được ứng dụng để sản xuất các loại phân bón lá, thuốc trừ nấm bệnh cho cây trồng. 
- Trong sản xuất thực phẩm, các nhà khoa học đã thử nghiệm làm thay đổi cấu trúc các loại thực phẩm ở cấp độ nguyên tử và phân tử, khiến chúng thay đổi hương vị thơm ngon hơn cũng như giàu dinh dưỡng hơn... 
- Trong lĩnh vực điện tử, các thiết bị điện tử dùng pin sạc lại được như laptop, điện thoại thông minh... sắp tới sẽ ngày càng mỏng và nhẹ hơn, thời gian dùng pin lâu hơn và kích thước của viên pin sẽ ngày càng được thu nhỏ lại nhờ công nghệ này. 
- Trong may mặc, việc sản xuất các loại quần áo có khả năng diệt vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu trong quần áo đã trở thành hiện thực với việc sử dụng các hạt nano bạc. Chúng thu hút và tiêu diệt các vi khuẩn trên quần áo. Công nghệ này đã được áp dụng trên một số mẫu quần áo thể thao, vải dùng trong y tế và trong một loại quần lót khử mùi. 
3. Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence): Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (A.I) là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo là một trong những ngành trọng yếu của tin học (nhưng không phải là ngôn ngữ lập trình), là ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. 
- Trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có thể suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi. 
- Ngày nay, các hệ thống máy móc trang bị trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, giao thông vận tải, giáo dục, y dược, các ngành kỹ thuật, quân sự quốc phòng, trong các phần mềm máy tính thông dụng và trò chơi điện tử. 
- Ứng dụng về AI trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng đáng chú ý nhất là các trợ lý ảo Siri (iPhone), Bixby (Samsung) cũng như Alexa (Amazon) và Asisstant (Google). 
4. Tự động hóa (Automation): Công nghệ tự động hóa là việc sử dụng nhiều hệ thống điều khiển cho các thiết bị hoạt động như máy móc trong các nhà máy, nồi hơi, lò xử lý nhiệt, chuyển mạch trong mạng điện thoại, quản lý hành trình và điều chỉnh cân bằng tạo ổn định cho tàu bè, máy bay và các ứng dụng khác nhằm giảm sự can thiệp của con người đến mức tối thiểu. 
5. Người máy (Robotics): Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, giờ đây robot đã làm được rất nhiều việc thay thế con người một cách đắc lực, hoạt động không mệt mỏi trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, y khoa, quân sự, bảo vệ an ninh, cứu hộ cho đến các dịch vụ phục vụ và đáp ứng nhu cầu giải trí cho con ngƣời. 
5. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật với văn minh nhân loại: 
Thành tích kỳ diệu nửa thế kỷ qua của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tác động kỳ diệu đến xã hội loài người: 
Thứ nhất: tạo nên bước nhảy vọt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động (chỉ trong vòng 20 năm từ 1970-1990 sản xuất của thế giới tăng 2 lần, ngang 2000 lần khối lượng của sản xuất vật chất trong 230 năm của thời đại công nghiệp (tức là từ 1740 đến 1970)). Sản xuất vật chất sẽ tăng lên với số lượng rất lớn: làm thay đổi vị trí, cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế, làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới hiện đại: công nghiệp tên lửa, nguyên tử, điện tử, vật liệu tổng hợp, công nghiệp, vi tính… Nhờ có tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo nên nhiều hàng hóa sản phẩm mới… nâng cao đời sống của nhân dân lao động. 
Thứ hai, làm thay đổi giá trị lao động - lao động trí tuệ được coi là yếu tố trọng yếu trong guồng máy sản xuất xã hội, là một trong những động lực chủ yếu tạo nên sự phát triển xã hội ngày nay. Do đó nền sản xuất xã hội phát triển với sự gia tăng chất lượng nhanh chóng các ngành có chất lượng khoa học - kỹ thuật cao, công nghệ tinh vi và phức tạp, là công nghệ tiên tiến chú trọng đến hiệu quả và chất lượng, là quá trình sản xuất cao và công nghệ tự động hóa cao độ với việc tiết kiệm tối đa nhiên liệu, giảm hao phí, làm sạch môi trường… Hiện nay các sản lượng mới do hàm lượng trí tuệ chiếm từ 70-75%, vì vậy yếu tố trí tuệ được con người chú ý đặc biệt, sức hút mạnh mẽ trong cuộc đời giữa các quốc gia nhằm chiếm đỉnh cao của khoa học công nghệ. 
Thứ ba: tác động mạnh đến giáo dục. Bởi vì mọi sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đều bắt nguồn từ sự sáng tạo trí tuệ của con người. Vì vậy, đào tạo người lao động có học vấn cao, kỹ năng công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng khoa học kỹ thuật là nhiệm vụ trọng yếu, quan tâm hàng đầu của nhà nước. Chiến lược giáo dục quốc sách được các nước chia ra và chú trọng đặc biệt: họ tăng cường đầu tư vốn, chính sách, biện pháp nâng cao trình độ nhân dân, đón đầu công nghệ khoa học của thế giới. Ví dụ: Hàn Quốc, nếu như nửa đầu thập niên 50 chỉ tiêu cho giáo dục là 2-5% thì đến những năm 80 là 21-25% ngân sách nhà nước. Đài Loan: 1992 tăng chi phí giáo dục là 353,3% tỷ Đài tệ, chiếm 6,96% ngân sách. Nhờ vậy họ nhanh chóng trở thành những con rồng châu Á. Thứ tư: tác động mạnh mẽ đến cơ cấu sản xuất: từ chiều rộng sang chiều sâu, từ nền sản xuất vật chất sang nền sản xuất phi vật chất. 
- Xác lập một cơ cấu sản xuất, đã thay đổi nội dung tính chất và hình thức lao động, sự thay đổi toàn diện có tính cách mạng.
- Tạo ra và sử dụng rộng rãi hàng loạt hệ thống máy tự động, điều khiển các thiết bị và công nghệ mới… những vật liệu, nguyên liệu và nhiên liệu mới: hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào việc khai thác các nguồn năng lượng tự nhiên và cân bằng sinh thái. 
- Sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật và tự động hóa cao đã kéo theo sự phân công lao động trong xã hội, chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc. Sự phát triển của ngành nghề viễn thông, tin học đã đẩy mạnh xu hướng hợp tác hóa sản xuất và sự ra đời của các tổ chức hiệp hội, công đoàn quy mô nhỏ và các xí nghiệp quốc tế lớn. 
- Tạo ra những ngành kỹ thuật mũi nhọn có hàm lượng kỹ thuật cao như: điện tử, vi điện tử, máy tính, công nghệ sinh học, laze, siêu dẫn, tin học… 
- Sản xuất phi vật chất ngày càng cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc tái sản xuất lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế, thay đổi phương thức sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống xã hội. Nhờ đó, đời sống con người được cải thiện, mức sống được nâng cao. 
Thứ năm: Đưa đến thay đổi về cơ cấu dân cư, cơ cấu nghề nghiệp mới. Cơ cấu dân cư cũng thay đổi do sự gia tăng của tầng lớp tri thức, nhân viên và công nhân. Số lượng chuyên gia chiếm khoảng ¼ đến 1/3 tổng số người làm việc; số dân trong các ngành dịch vụ tăng lên. 
- Hiện nay, khu vực dịch vụ buôn bán, văn phòng chiếm tới 50-60%, khu vực nông nghiệp, công nghiệp truyền thống nhỏ bé đi. Dự báo thế kỷ XXI, khu vực dịch vụ ở các nước tư bản phát triển sẽ tăng tới 70-80% dân số lao động. Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã làm thay đổi kết cấu và tỷ lệ trong giai cấp xã hội. 
Thứ sáu: Làm cho nền kinh tế thế giới được quốc tế hóa cao độ (xu hướng liên kết kinh tế, liên kết khu vực) đang hình thành một thị trường toàn thế giới, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau trong dạng cùng chung sống hòa bình. 
- Mặt khác, sự giao lưu, trao đổi về văn hóa, du lịch, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, sự hợp tác với nhau trên lĩnh vực y tế, dân số, giáo dục, khoa học kỹ thuật bảo vệ môi trường giữa các quốc gia, dân tộc trên hành tinh ngày càng phát triển và gắn bó. 
Thứ bảy: Tạo điều kiện thuận lợi cho con người tìm được nguồn năng lượng mới hết sức phong phú, vô tận, năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời… đã tác động mạnh đến giao thông liên lạc, tạo nền cho cuộc cách mạng. 
- Kể từ khi phát minh động cơ chạy bằng hơi nước Savery (1698), động cơ đốt trong (1876), năng lượng nguyên tử (1954) thì các ngành than, điện, dầu, năng lượng nguyên tử đã được đẩy mạnh, phát triển, tạo tiền đề cho một loạt máy mới ra đời. Ngày 09/11/1991, Cộng đồng châu Âu thực hiện thành công phản ứng nhiệt hạch có điều khiển đầu tiên trong lịch sử nhân loại với tên gọi “Vành xuyên liên hiệp châu Âu” - Joint Eurpean Torons (JET) đã mở ra cho nhân loại khả năng sử dụng năng lượng vô tạn. Năng lượng nhiệt hạch là nguồn năng lượng được thu trên nguyên tắc kết hợp hạt nhân của 2 nguyên tử nhẹ là Detơri (hay Hiđrô nặng) và Triti (hay Hydrô siêu nặng). Hạt nhân này sẽ trở thành hạt nhân Heeli khi liên kết với nhau sẽ giải phóng một năng lượng lớn gấp đôi, bội phần năng lượng phá vỡ hạt nhân urani 235, với công suất tương đương hàng chục lần thuốc nổ, gấp hàng nghìn lần bom nguyên tử. Với lượng nước vô tận của thế giới, loài người có thể sản xuất năng lượng nhiệt hạch trong hàng tỷ năm mà không gây ô nhiễm môi trường và không gây thảm họa như vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Trecnôbin (Ucraina) cho nhân loại. Hiện nay, điều kiện phản ứng nhiệt hạch được nghiên cứu ở nhiều nước (Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Thụy Điển, Nga). 
- Chất đốt thượng hạng (năng lượng mặt trời) không những góp phần giải quyết nạn khủng hoảng mà còn giải thoát thế giới khỏi sự đe dọa của nạn ô nhiễm môi trường.
- Với sự ra đời của tàu thủy, tàu kéo chạy bằng hơi nước (1830), ôtô (1885), máy bay (1903), tàu con thoi vũ trụ kiểu Shutle (1982), giao thông vận tải ngày càng phát triển 50 mạnh mẽ, tác động to lớn đến sự phát triển của các mạng lưới thông tin liên lạc. Hàng loạt hệ thống bến cảng, đường cao tốc, sân bay được xây dựng khắp các trung tâm công nghiệp, các vùng xa xôi hẻo lánh trên trái đất, thúc đẩy các ngành thương mại, dịch vụ phát triển với tốc độ cực nhanh. 
- Hệ thống liên lạc theo đó phát triển với tốc độ chưa từng thấy: nếu điện tín ra đời (1884), điện thoại (1876), rađiô (1895), sợi quang học (1973) đã tạo điều kiện vững chắc cho sự liên kết 200 quốc gia và chính thể chính trị thành một thể thống nhất. Thập kỷ 90 người ta mệnh danh hệ thống liên lạc là “hệ thần kinh” của trái đất. Hiện nay thế giới đang bùng nổ một cuộc chiến tranh thông tin với hệ thống cáp ngầm liên lạc đất liền và xuyên các đại dương, có một mạng lưới dầy đặc các vệ tinh viễn thông (hiện nay trái đất có khoảng 3000 vệ tinh khác nhau). 
- Thành tựu về năng lượng, giao thông vận tải, truyền thông viễn thông đã tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa các quốc gia, các khu vực với bất cứ chính trị, xã hội nào, có tác động mạnh mẽ, nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển kỳ diệu của nền kinh tế thế giới và nâng cao mọi mặt của đời sống nhân dân. 
Thứ tám: đã và đang đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới mà người ta gọi là “văn minh hậu công nghiệp”, “văn minh tin học” hay “văn minh trí tuệ”. Một số hậu quả bên cạnh thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật: chế tạo vũ khí và các phương tiện quân sự có sức hủy diệt lớn, nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông, hồ…) và các bãi rác trên vũ trụ, tai nạn giao thông, lao động, bệnh tật, tệ nạn xã hội… 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Almanach (1999), Những nền văn minh thế giới, NXB Giáo dục. 
2. Đặng Đức An (2001), Những mẩu chuyện Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục. 
3. Braudel. F (2004), Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới, NXB Khoa học Xã hội. 
4. Lê Phụng Hoàng, Nguyễn Thị Kim Dung (2000), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục. 
5. Lê Phụng Hoàng (1998), Các công trình kiến trúc nỗi tiếng trong lịch sử thế giới cổ trung đại, NXB Văn hóa. 
6. Trương Hữu Quýnh, Đào Tố Uyên (1998), Các nền văn minh trên đất nước Việt Nam, NXB Giáo dục. 
7. Vũ Dương Ninh (2008), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục. 
8. Lương Ninh (2006), Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục 
9. Lương Ninh, Nguyễn Gia Phu (2009), Lịch sử văn hóa thế giới cổ - trung đại, NXB Giáo dục. 
10. Vũ Dƣơng Ninh (2006), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục. 11. Nguyễn Gia Phu (2006), Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục. 
12. Samuel Shungtition (2003), Sự va chạm của các nền văn minh, NXB Lao động. 
13. Nguyễn Anh Thái (2006), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục. Nguyễn Văn Tận, Hoàng Minh Hoa, Phạm Hồng Việt (2012), Giáo trình lịch sử văn minh thế giới, NXB Đại học Huế. 
14. Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch - 2002), Lịch sử văn minh Trung Hoa, NXB Văn hóa Thông tin. 
15. Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch - 2002), Lịch sử văn minh Ấn Độ, NXB Văn hóa Thông tin. 
16. Will Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch - 2005), Lịch sử văn minh Ả Rập, NXB Văn hóa Thông tin. 
17. http://history.com/ 
18. http://nghiencuulichsu.com/.
Nguyễn Văn Tuấn
Theo http://www.ntu.edu.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...