Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Âm nhạc có thực sự có tác dụng với sức khỏe

Âm nhạc có thực sự 
có tác dụng với sức khỏe?
“Cả thiền và nghe nhạc đều là những công cụ có khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể và hạnh phúc”
Giáo sư Innes
Âm nhạc là một thuộc tính cơ bản của loài người, hầu hết tất cả các nền văn hóa từ nguyên thủy nhất đến tiên tiến nhất đều tạo ra âm nhạc. Trong một môi trường có giai điệu, chúng ta thường ngân nga và hát, vỗ tay, lắc lư, nhảy và hứng khởi được khơi tung lên bằng âm nhạc, không phân biệt không gian, thời gian. 
Bộ não và hệ thần kinh của con người có thể phân biệt được âm nhạc với tiếng ồn, đáp ứng với nhịp điệu, sự lặp lại, âm điệu và giai điệu. Đây là một sai lầm của sinh học, hay nó phục vụ một mục đích khác? Không có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu khác nhau đã cho thấy âm nhạc có thể tăng cường sức khỏe, hiệu suất làm việc của con người. 
Âm nhạc và bộ não
Giống như bất kỳ âm thanh nào, âm nhạc đến tai dưới dạng sóng âm. Tai ngoài thu thập sóng âm, ống tai đưa chúng vào màng nhĩ. Khi sóng đập vào màng nhĩ, chúng làm cho nó rung lên. Các rung động được truyền dọc theo chuỗi xương nhỏ ở tai giữa, và các xương nối với ốc tai. 
Ốc tai là một thế giới thu nhỏ bận rộn. Nó chưa đầy các chất lỏng bao quanh, khoảng 10.000 đến 15.000 tế bào lông nhỏ hay lông mao. Rung động của âm thanh tạo thành sóng xung quanh ốc tai. Các sóng chất lỏng này tạo ra các chuyển động lắc lư của  tế bào tóc, giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh hóa học, kích hoạt dây thần kinh thính giác, gửi dòng điện thu nhỏ đến vỏ não thính giác trong thùy thái dương của não. 
Các nhà nghiên cứu sử dụng chụp cắt lớp MRIPET cho thấy các mạng lưới thần kinh ở các phần của não chịu trách nhiệm chính trong việc giải mã và giải thích các tính chất khác nhau của âm nhạc. Ví dụ một khu vực nhỏ ở thùy thái dương bên phải cảm nhận cao độ, tạo nền tảng của giai điệu hay hợp âm, hòa âm. 
Một trung tâm khác gần đó chịu trách nhiệm giải mã âm sắc, chất lượng cho phép não phân biệt các nhạc cụ khác nhau đang chơi cùng một nốt nhạc. Một phần khác của não lại xử lý nhịp điệu, thùy trán diễn giải nội dung cảm xúc. Và âm nhạc đủ mạnh mẽ để “thắp sáng” toàn bộ trung khu thần kinh, như những kích thích thú vị đến từ rượu. 
Chính vì vậy âm nhạc có tác dụng lớn đối với nhiều khía cạnh của sức khỏe, từ trí nhớ, tâm trạng đến chức năng tim mạch và hoạt động thể thao. 
Âm nhạc và trí nhớ
Ảnh hưởng trí não được công bố rộng rãi nhất là Hiệu ứng Mozart. Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Irvine đã tiến hành một nghiên cứu về đề tài cách nghe nhạc ảnh hưởng đến chức năng nhận thức nói chung và lý luận không gian - thời gian nói riêng. 
Họ đưa ra các câu hỏi kiểm tra IQ tiêu chuẩn cho ba nhóm sinh viên, yêu một nhóm nghe nhạc Mozart trong 10’, một nhóm nghe nhạc thư giãn theo ý thích, một nhóm chờ đợi trong yên lặng. Nhóm nghe nhạc Mozart đã chiến thắng trong khi làm bài kiểm tra với các câu hỏi IQ đã chuẩn bị sẵn. 
Họ tiếp tục so sánh sự ảnh hưởng của âm nhạc cổ điển và âm nhạc đương đại đến não bộ có giống nhau hay không. Nhạc của Mozart và Philip Glass được sử dụng. Một lần nữa âm nhạc Mozart giúp đỡ, cải thiện lý luận không gian và bộ nhớ ngắn hạn, được đo bằng bài kiểm tra thực tiễn. 
Điều này chứng minh âm nhạc có thể tăng cường hiệu suất nhận thức?. Không hoàn toàn rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu suy đoán rằng nghe nhạc giúp não phải phát triển tốt hơn. Vì vậy học chơi một nhạc cụ có thể tăng cường khả năng làm chủ kỹ năng ngôn ngữ, trí nhớ và sự chú ý của não bộ. 
Âm nhạc và căng thẳng
“Âm nhạc có sức quyến rũ để làm dịu một bộ ngực man rợ”
William Congreve
Âm nhạc cho phép mọi người bày tỏ cảm xúc và giao tiếp. Nó có thể làm giảm căng thẳng, ngay cả trong những cuộc phẫu thuật y khoa. Dưới đây là nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ New York về sự liên quan giữa âm nhạc và sự căng thẳng của con người.

Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân đục thủy tinh thể cần phẫu thuật
Nhóm chăm sóc thông thường (Nhóm I)
Nhóm chăm sóc cùng âm nhạc (Nhóm II)
 Độ tuổi trung bình
 74
 74
Nội dung nghiên cứu
Trước khi phẫu thuật có áp lực máu tương tự nhóm II. 
Trước trong và sau khi phẫu thuật được chăm sóc theo cách thông thường.
Áp lực máu: 129/82 mmHg
Huyết áp: 159/92
Nhịp tim trung bình tăng 17 lần/ phút
Trước phẫu thuật có áp lực máu tương tự nhóm I. 
Trước, trong và sau phẫu thuật được nghe nhạc theo lựa chọn.
Áp lực máu: 129/82 mmHg
Huyết áp: 159/92 
Nhịp tim trung bình tăng 17 lần/ phút
Kết quả
Huyết áp tiếp tục tăng trong khi phẫu thuật.
Huyết áp và áp lực máu vẫn tăng cao sau hậu phẫu.
Bình tĩnh hơn trong quá trình phẫu thuật. Huyết áp, áp lực máu giảm xuống nhanh chóng khi hồi sức. Cụ thể: 35/ 24mm Hg 
Nghiên cứu này cho thấy âm nhạc có thể khiến con người giảm căng thẳng. Một nghiên cứu khác cho thấy những bệnh nhân sau những ca phẫu thuật nghiêm trọng  khi nằm trong phòng ICU được nghe nhạc cổ điển, liều lượng thuốc an thần phải sử dụng ít hơn so với những bệnh nhân được chăm sóc thông thường. 
Làm dịu thần kinh đang căng thẳng là một chuyện, nâng cao tinh thần đang chùng xuống lại là một chuyện khác. Âm nhạc tươi sáng, vui vẻ có thể khiến mọi người ở mọi lứa tuổi cảm thấy vui vẻ, tràn đầy năng lượng, và có khả năng nâng cao tâm trạng của những người mắc bệnh trầm cảm. 
Ngoài ra âm nhạc cũng giúp cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân Parkinson, góp phần phục hồi các chức năng cơ thể khi bị đột quỵ. Các nghiên cứu không thể xác định liệu âm nhạc có tác động trực tiếp lên các mô não bị tổn thương hay không, nhưng chắc chắn chúng thúc đẩy tinh thần và động lực của nạn nhân. 
Sáu mươi bệnh nhân tham gia nghiên cứu ngay sau khi họ nhập viện vì đột quỵ. Một phần ba bệnh nhân được chỉ định nghe nhạc ngẫu nhiên ít nhất một giờ mỗi ngày, một phần ba khác nghe audiobook và nhóm cuối cùng không nghe gì cả. 
Sau ba tháng, trí nhớ, lời nói đã cải thiện 60% ở nhóm nghe nhạc, 18% ở nhóm audiobook và 29% ở những bệnh nhân không được nghe gì cả. Ngoài ra kỹ năng chú ý tập trung - được cải thiện 17%, trong khi các bệnh nhân khác hoàn toàn không cải thiện.
Ngày xưa người Hy Lạp cổ đại có riêng một vị thần Apollo phụ trách cả y học và âm nhạc, ngày nay các bác sĩ cho biết âm nhạc có thể tăng cường chức năng của mạng lưới thần kinh, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp. Cũng như cung cấp những liệu pháp giảm căng thẳng cho bệnh nhân phẫu thuật, đau tim, hay đột quỵ. 
Tolstoy giải thích rằng “Âm nhạc là tốc ký của cảm xúc”, Shakespeare tuyên bố “Nếu âm nhạc là thức ăn của tình yêu, hãy chơi tiếp”. Và vào thời mà Apollo trị vì, Plato khẳng định “ Âm nhạc là một quy luật đạo đức. Nó mang lại linh hồn cho vũ trụ, đôi cánh cho trí tưởng tưởng, sự quyến rũ và vui tươi với cuộc sống và mọi thứ khác”.
Có âm nhạc cuộc sống tươi đẹp hơn!.
5/5/2020
Theo https://vietthuong.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...