Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Cuộc đời và hình ảnh nhà thơ Phạm thiên Thư hiện nay

Cuộc đời và hình ảnh nhà thơ 
Phạm thiên Thư hiện nay
trường về                                               
Đường mưa nho nhỏ
Chim non giấu mỏ
Dưới cội hoa vàng...      
Vào đầu thập niên '70 của thế kỷ trước, tôi nói không sợ lầm là bác nào thích nhạc hay không thì ít nhất cũng một lần được nghe lời bài ca Ngày xưa Hoàng Thị hoặc Đưa em tìm động hoa vàng do Phạm Duy phổ nhạc. Tác giả của những bài thơ được phổ nhạc đó không ai khác hơn chính là nhà thơ Phạm Thiên Thư mà tôi sắp gửi đến các bác sau đây.
Lâu lắm tôi mới có dịp gặp ông, có lẽ tới trên mười năm. Ngày đó ông khác bây giờ nhiều, da dẻ lúc đó còn đỏ au. Mới nhìn tôi không nhận ra, tuy ông vẫn mạnh khỏe, tươi cười. Ông xuề xòa và bình dân. Hiện ông mở quán café tại nhà ở Y1B đường Hồng Lĩnh, P.15, Q.10, Saigon.
Quán café Hoa Vàng 

Trong quán
Hình như đa số khách không thích ngồi trong quán, kể cả chủ nhân, ra ngồi ở vỉa hè bên kia đường, có lẽ thoáng mát hơn chăng?
Trong quán nhìn ra (ông Thư ngồi giữa 
người mặc áo trắng và người mặc áo xanh) 
Chỗ ngồi quen thuộc của ông là cái ghế màu xậm sát tường
Đang ký tên tặng sách cho người quen
Đã có nhiều sách báo và website nói về ông. Tôi không cần nhắc lại ở đây. Tôi chỉ viết những gì tôi biết về ông.    
Ông sinh năm 1940 tại Hải Phòng, cha ông là người Thái Bình, làm nghề hốt thuốc Bắc. Có thời kỳ ông vào chùa tu để "trốn quân dịch", ở đó ông đã nhiễm đạo Phật hồi nào không hay. Ông có những bài thơ "nửa đạo nửa đời" rất dí dỏm, làm ai cũng thích, không những không chê tên thầy chùa "vô đạo", mà còn mỉm cười thông cảm.
Vết Chim Bay
Ngày xưa anh đón em
Trên gác chuông chùa nọ
Con chim nào qua đó
Còn để dấu chân in
Anh một mình gọi nhỏ
Chim ơi biết đâu tìm                                   
Mười năm anh qua đó
Còn vẫn dấu chân chim
Anh một mình gọi nhỏ
Em ơi biết đâu tìm
Ngày xưa anh đón em
Trên gác chuông chùa nọ
Bây giờ anh qua đó
Còn thấy chữ trong chuông
Anh khoác áo nâu sồng
Em chân trời biền biệt
Tên ai còn tha thiết
Trong tiếng chuông chiều đưa
Ngày xưa em qua đây
Cho tình anh chớm nở
Như chân chim muôn thuở
In mãi bực thềm rêu
 Cõi người có bao nhiêu
Mà tình sầu vô lượng
Còn như trong giả tướng
Hay một vết chim bay
Nếu tôi nhớ không lầm khoảng năm 1970 dưới thời Tổng thống Thiệu ông được giải thưởng văn học toàn quốc với tác phẩm Đoạn Trường Vô Thanh, tiếp nối Đoạn Trường Tân Thanh của đại thi hào Nguyễn Du. 
Tác phẩm này dài hơn truyện Kiều của Nguyễn Du 20 câu, ông có vẻ tự hào kể lại. Ông nói cuộc đời ông và cuộc đời của Nguyễn Du có sự trùng hợp kỳ lạ. Nguyễn Du sinh năm Canh Thìn thì ông cũng sinh năm Canh Thìn. Cha của Nguyễn Du chết lúc Nguyễn Du 10 tuổi thì cha ông cũng chết lúc ông 10 tuổi. Nguyễn Du ở Thái Bình 10 năm thì ông cũng ở Thái Bình 10 năm. Nguyễn Du nghiên cứu kinh Kim Cương thì ông phổ thơ kinh Kim Cương, Nguyễn Du viết truyện Kiều thì ông viết Đoạn trường vô thanh v.v... Ông còn kể nhiều nữa nhưng tôi không nhớ hết. Chắc ý ông muốn nói ông có đủ điều kiện để tái kiếp Nguyễn Du chăng?        
Đặc biệt Nguyễn Du có ba bà vợ thì ông cũng có 3 bà vợ. Bà vợ đầu là nữ sĩ Tuệ Mai con gái của nhà văn Á Nam Trần Tuấn  Khải. Sau khi hai người chia tay ông cáp với bà Đồ Thị Mai Trinh có với bà này 3 người con. Thập niên '80 hai người lại ly dị. Ông bán căn nhà ở đường Trần Kế Xương, Gia Định (định mở quán café Động hoa vàng) được 40 cây, ông chỉ lấy 10 cây, còn lại để bà lo cho mấy đứa con. Ông lên xã Nha Bích tỉnh Bình Phước mua mấy mẫu rẫy, nhờ người trông coi trong khi ông vẫn ở Saigon dậy điện công Phathata (Pháp - Thân - Tâm). Ông lấy bà ba là bà Trần Thị Như Báu là một nha sĩ. Bà này trông có vẻ nhà quê, không có gì là trí thức, tướng mình dây, chân dài như người mẫu, tuy đã 62 tuổi (thua ông 10 tuổi). Bà ta có một người con gái riêng là y tá. Khi mua căn nhà hiện ở bây giờ, ông bán mảnh rẫy ở Nha Bích được bốn trăm triệu bỏ vào xây. Xây xong, vợ ông làm giấy tờ cho con gái đứng tên, coi như ông trắng tay, đành mang kiếp ăn nhờ, ở đậu. Thời gian đầu bà chẳng coi ông ra gì, cư xử mách qué với ông. Nhưng sau này bà ta đổi thái độ vì nhờ tiếng tăm của ông quán café mới đông khách. Vắng ông, khách cũng vắng theo.      
Cách đây hai tuần ông ra Đà Nẵng dự buổi trình diễn văn nghệ do Phạm Duy tổ chức, trong đó có phần liên can đến thơ của ông được phổ nhạc.       
Đầu thập niên '70, lúc ông đang nổi tiếng như cồn, một hôm ông đang ở trong chùa thì nhà tướng số Vũ Tài Lục đi ngang phòng ông, nhìn tướng ông phán một câu xanh rờn: "Tôi lấy làm lạ, nhìn tướng bác, chỉ một thời gian gian nữa là bác mất hết tiếng tăm". Quả là đúng, ngày 30-4-75 đã chứng minh điều đó.                       
Hiện ông không còn làm "thơ tình" nữa, mà chuyên tâm vào phép luyện sức khỏe Điện công, làm thuốc trị bệnh và phổ thơ các tác phẩm Phật giáo, Khổng Tử, Lão tử và Trang tử, Ông có các cơ sở tập luyện tại Mỹ, Pháp và Bắc Âu. Ông có làm cuốn tự điển Tiếu liệu pháp (vui cười để trị bệnh) và đã cho xuất bản. 
2012
Phạm Văn Hà
Theo https://sites.google.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...