Hơi thở cuộc sống
Gần mười năm trước, tôi gặp Lâm Bằng trong đoàn Văn nghệ Thanh Hóa (Tạp chí Xứ Thanh) đến Huế giao lưu với Tạp chí Sông Hương. Từ đó tôi thân với anh. Vẻ ngoài anh nhỏ nhắn dễ gần. Thơ văn anh lại quý phái, chỉn chu, cẩn trọng. Giọt Nắng tập thơ của Lâm Bằng (NXB Thanh Hóa - 2005), gồm 50 bài thơ, một bài mỗi vẻ, gộp thành vườn hoa nhiều hương sắc. Bài mềm mại là lạ : "mây ướt lang thang/ bờ sông, vồm ngực thở/ giọt nắng động lá cỏ/ long lanh… mướt long lanh./ gói lá nắng/ em hong bờ cỏ./ khăn đỏ khăn xanh ngày hội/ ướp câu dân ca sân đình./ có cô Tấm ngày xuân/ thẹn thùng trao nón lá/ chiều ấy dối mẹ…/ mưa giây. (ngẫu hứng xuân), bài thâm trầm triết lý như tiếng thét trực diện vào sự dối trá: "những ý nghĩ lạnh tanh tách ra từ vỏ lụa nếp nhăn lần / lượt đậu xuống hoang mạc/ bằng ý tưởng không màu… nứt ra từ cõi hoang vu đậu xuống/ cánh đồng tham vọng lô nhô như dãy răng cưa/ một ý đồ điên rồ được định giá bằng ngàn ngàn sinh/ linh vô tội/ kẻ trọc phú tự huyễn hoặc mình qua những lời hoa mỹ/ lung linh… "phải nửa triệu năm con người mới thôi đi bằng hai chi trước để đứng thẳng/ nhưng chỉ cần có nửa giây đồng hồ, một nút bấm đã/ đưa văn minh trở lại đi bằng bốn chân/ kim đồng hồ nhích dần/ những con số nối đuôi nhau về nơi xuất phát/ địa cầu vỡ vụn hoa văn… (Văn minh và dối trá); bài trữ tình đa mang: "vết khắc thời gian, đá ứa/ trăm năm ngậm một tiếng cười/ thi nhân, giá đời ai trả/ lạnh thềm một giọt ngâu rơi" (bên mộ nguyễn), "em dốc ngược vào tôi: ly không/ nhấp từng ngụm chát, tôi cầm… tay tôi./ lả lơi, mắt liếc, môi cười/ môi tôi chạm…/ lá khô rơi… xuống thềm/ thôi đừng hoá giá mùi son/ anh nâng ly đắng cạn cùng câu thơ" (Ly đắng)…
Tôi đọc bài bình tâp thơ Giọt Nắng của Trịnh Quốc Tuấn, tôi xin trích: "Trong thơ Lâm Bằng thời gian nghệ thuật chi phối tư tưởng thẩm mỹ qua hai chiều đối trọng của quá khứ và thực tại để vươn ra không gian nhiều chiều của quê hương - đất nước và nhân loại, góp một cái nhìn, thể hiện một thái độ với cuộc sống và con người. Nhưng lý tưởng thẩm mỹ trong cả tập thơ vẫn là thế giới quá khứ văn hóa truyền thống phát quang đến ngày nay và giá trị của những cánh đồng quê với con người lam lũ. Chi phối bởi hai chiều cảm hứng nên lời trữ tình bộc bạch hai trạng thái trữ tình: say mê trân trọng và thoảng thốt giọt đắng buồn đau để thức tỉnh", "…Thơ Lâm Bằng không bộc lộ trực tiếp cảm xúc thiết tha hay dằng xé day dứt mà người đọc tìm ở thơ anh cảm xúc sâu lắng của giàn bè trầm hoài niệm suy tưởng mênh mang kín đáo mà sâu sắc, phong phú giọng điệu trữ tình công dân đầy trách nhiệm…". Tôi nhất quán với nhận xét trên, nhưng riêng tôi, tôi vẫn cảm thấy rằng, thơ Lâm Bằng còn mang chất trữ tình không phóng túng, biết dừng ở độ chín dòng cảm xúc tuôn tràn!
Còn ở văn xuôi, anh là một tay viết ký có nghề. Ký của anh nhiều đoạn, nhiều bài không lấp lánh, lung linh chất văn học nhưng lại uyên thâm vốn lịch sử, văn hoá cổ kim đất và người của một vùng đất, như trong tập ký "Đất Và Người" NXB Văn Học ấn hành năm 2006. Tôi hằng nghĩ thể loại ký luôn trung thành với sự thật, sự kiện đã và đang diễn ra trong quá khứ và hiện tại quanh ta, để nêu lên và giải quyết một hay nhiều vấn đề nào đấy. Chính vì vậy ký không thể hư cấu, cho dù chúng ta viết một bài ký về hậu quả một cơn lũ dữ, chúng ta cũng không thể hư cấu hơn lên sự tàn phá vốn có của nó, mà biết chọn sự kiện nổi bật nhất, chi tiết đắc nhất bằng sự am tường văn hoá và vốn sống của mình về vùng đất ấy.
Tôi đọc suốt 24 bài ký trong tập "Đất Và Người", được trình bày trang trọng một cuốn sách dày hơn 300 trang, tôi nhận thấy Lâm Bằng là nhà báo giỏi nghề. Thơ thì anh chắc lọc từng tứ, chọn từng chữ; ký thì anh không cường điệu, mà từ tốn, cẩn thận từng câu đoạn. Bút lực của anh tỏ ra vững chãi khi giải quyết các vấn đề, nhất là anh biết chọn chi tiết đắc. Trong "Hà Trung đất và người" anh viết: "…Anh Nguyễn Việt Đức, Bí thư huyện uỷ Hà Trung rất tâm đắc và tự hào, mảnh đất Hà Trung đã được vinh dự đón bước chân đầu tiên của Bác Hồ khi người về thăm Thanh Hoá lần đầu tháng hai năm bốn mươi bảy. Vinh dự hơn nữa, lần ấy Bác đã về thăm nhân dân Hà Trung mà bà con làng Gia Miêu, xã Hà Long ngày nay đã được thay mặt nhân dân huyện nhà đón Bác. Anh Đức cất kỹ tờ báo Chống giặc có in bản tin Bác về Hà Long như một báu vật. Bản tin in dòng tít đậm: Hồ Chủ tịch về thăm và thắp hương lăng miếu Triệu Trường.
Lăng miếu Triệu Trường là nơi thờ Nguyễn Kim, người anh hùng đã có công trung hưng nhà Lê ở thế kỷ 16, và cả ông tổ của Nguyễn Kim là Nguyễn Bậc, một danh tướng thời nhà Đinh, thế kỷ thứ 10. Anh nói rất có lý, báo chí, tư liệu lịch sử nói nhiều về những chuyến đi thăm của Bác, nhưng chưa có tài liệu nào nói việc Bác đi thắp hương. Rất có thể, những khi đi thăm các di tích, đền đài, Bác cũng đã thắp hương tưởng niệm người xưa, vì việc ấy cũng bình thường thôi, nhưng công bố trên báo chí thì chỉ có thấy ở đây". Và quả Lâm Bằng tài hoa khi "vào" rất ngọt, đã nói ngay hiệu quả của một công trình thuỷ lợi đập Bái Thượng, như trong "Cho dòng nước mát": "Con đường quốc lộ 47 mới được nâng cấp rải bê tông áp phan phẳng lỳ. Xe mát ga, cây hai bên đường loang loáng lùi nhanh về phía sau. Những thửa ruộng mới cấy nhưng cũng đã kịp phủ lên một màu xanh mát mắt. Cái màu xanh non tơ, cái màu xanh hứa hẹn ấm no này chính là đựơc tưới tắm từ nguồn nước của hệ thống thuỷ nông Sông Chu, mà công trình đầu mối là con đập Bái Thượng nổi tiếng"… Nhiều bài ký trong tập "Đất Và Người" đều viết như thế, đều cùng một giọng văn giản dị, súc tích , nên gần nửa số bài ký trong tập đã đoạt giải Trung ương và địa phương: "Một ngày ở Đông Nam", "Nhà máy của nông dân", "Đò Lèn, một mảnh đất…", "Hà Trung đất và người", "Góc tối của thành phố", "Nhiễu Hồng Đô", "Thành phố của du lịch", "Cây cói Nga Sơn", "Rừng ông Kim" và bút ký Rừng Thạch Thành vẫn xanh… Tính đến nay, Lâm Bằng đã xuất bản hai tập thơ, một tập bút ký và một tập ký. Anh cũng đoạt nhiều giải thưởng văn học không tính 12 giải thưỏng Báo chí, anh đã đoạt được 5 giải thưởng văn học: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn - Hội Văn nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu (1993)- Giải thưởng cuộc thi thơ Thành phố tuổi hai mươi (Tp HCM - 1995)- Giải thưởng cuộc thi thơ cuối thế kỷ của tạp chí Xứ Thanh (1999)- Giải thưởng cuộc thi thơ "Bác Hồ của chúng ta" báo Văn Nghệ Trẻ (2003-2004) và tập thơ Giọt Đắng vừa được trao giải thưởng VHNT Thanh Hoá (2005).
Lăng miếu Triệu Trường là nơi thờ Nguyễn Kim, người anh hùng đã có công trung hưng nhà Lê ở thế kỷ 16, và cả ông tổ của Nguyễn Kim là Nguyễn Bậc, một danh tướng thời nhà Đinh, thế kỷ thứ 10. Anh nói rất có lý, báo chí, tư liệu lịch sử nói nhiều về những chuyến đi thăm của Bác, nhưng chưa có tài liệu nào nói việc Bác đi thắp hương. Rất có thể, những khi đi thăm các di tích, đền đài, Bác cũng đã thắp hương tưởng niệm người xưa, vì việc ấy cũng bình thường thôi, nhưng công bố trên báo chí thì chỉ có thấy ở đây". Và quả Lâm Bằng tài hoa khi "vào" rất ngọt, đã nói ngay hiệu quả của một công trình thuỷ lợi đập Bái Thượng, như trong "Cho dòng nước mát": "Con đường quốc lộ 47 mới được nâng cấp rải bê tông áp phan phẳng lỳ. Xe mát ga, cây hai bên đường loang loáng lùi nhanh về phía sau. Những thửa ruộng mới cấy nhưng cũng đã kịp phủ lên một màu xanh mát mắt. Cái màu xanh non tơ, cái màu xanh hứa hẹn ấm no này chính là đựơc tưới tắm từ nguồn nước của hệ thống thuỷ nông Sông Chu, mà công trình đầu mối là con đập Bái Thượng nổi tiếng"… Nhiều bài ký trong tập "Đất Và Người" đều viết như thế, đều cùng một giọng văn giản dị, súc tích , nên gần nửa số bài ký trong tập đã đoạt giải Trung ương và địa phương: "Một ngày ở Đông Nam", "Nhà máy của nông dân", "Đò Lèn, một mảnh đất…", "Hà Trung đất và người", "Góc tối của thành phố", "Nhiễu Hồng Đô", "Thành phố của du lịch", "Cây cói Nga Sơn", "Rừng ông Kim" và bút ký Rừng Thạch Thành vẫn xanh… Tính đến nay, Lâm Bằng đã xuất bản hai tập thơ, một tập bút ký và một tập ký. Anh cũng đoạt nhiều giải thưởng văn học không tính 12 giải thưỏng Báo chí, anh đã đoạt được 5 giải thưởng văn học: Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn - Hội Văn nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu (1993)- Giải thưởng cuộc thi thơ Thành phố tuổi hai mươi (Tp HCM - 1995)- Giải thưởng cuộc thi thơ cuối thế kỷ của tạp chí Xứ Thanh (1999)- Giải thưởng cuộc thi thơ "Bác Hồ của chúng ta" báo Văn Nghệ Trẻ (2003-2004) và tập thơ Giọt Đắng vừa được trao giải thưởng VHNT Thanh Hoá (2005).
Là bạn của anh, thường đọc thơ văn của anh đang tải đó đây trên các báo, tạp chí, trang web trong ngoài nước. Hôm nay, tôi được đọc tập thơ "Giọt Nắng" và tập ký "Đất Và Người" của Lâm Bằng". Tôi trân trọng Lâm Bằng đã phả hơi thở thời đại và chất trữ tình không phóng túng vào những bài thơ hay, những đoạn văn nhuần nhuyễn, cho tôi thấy sức sống, sức lớn lên của một vùng đất Xứ Thanh quê tổ của tôi ngày càng tươi sắc, vững bền mọi mặt và lấp lánh tình như nguồn thơ đã và đang chảy miết mải trong Lâm Bằng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét