Tôi quen anh lính giải phóng trẻ Phương Quý sau ngày giải phóng thành phố Huế ít lâu. Hồi đó tôi là thanh niên sống trong chế độ cũ. Chúng tôi quen nhau vì lòng đam mê thơ và cùng chung nhịp đập trái tim tuổi hai mươi trong sáng. Chính những dòng thơ ca đến với tôi từ những người lính như Phương Quý và bạn của anh.
Trước đó, anh lính biên phòng Phương Quý đã viết khá nhiều thơ, nhưng mới chỉ là “lưu hành nội bộ”. Bây giờ, anh có hai tập thơ và một tập truyện ngắn. Tập thơ "Mưa trên lá cọ" (NXB Thanh Niên - 2001) Bìa trang nhã với tán lá cọ xòe ô nhỏ bé mà sang trọng mang hình ảnh đặc trưng miền trung du Phú Thọ. Ba mươi hai bài thơ chủ yếu viết về những kỷ niệm của người lính suốt hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Thơ Phương Quý trầm buồn từng lời rót nhẹ thấm lòng người đọc.Và giờ đây anh trình làng tập truyện ngắn Mùa trăng suông (NXB Văn Hoá Dân Tộc - 2005). Tập truyện ngắn được trình bày dày dặn dịu dàng đập vào mắt người đọc bởi nền lạnh gam màu xanh ngọc và mảnh lưỡi liềm nghiêng một vầng trăng khuya khoắt bao dung.
21 truyện ngắn cùng một lối kể khi dửng dưng, khi rủ rỉ tâm sự, khi bổ bả giang hồ cùng với cái nhìn thấu đáo đời sống nông thôn trung du, vùng bưng biền sông nước Nam Bộ và miền mưa dầm nắng quái miền Trung..., Phương Quý tạo được một giọng điệu đa ngôn cho tập truyện. Dựng được nhiều nhân vật có góc cạnh, có cá tính. Một lão Chủ trong Trung thu cho người lớn làm cho người đọc tội nghiệp mảnh đời thua thiệt của lão. Căm ghét tay Hải cán bộ xã ăn chặn tiền trợ cấp của lão và yêu mến các em thiếu niên biết dành quà cho lão. Những sa ngã nhân bản nhưng kịp đứng lên trong Mưa cuối trời.
Và sự bạc ác của đứa con bất hiếu trong Cây mít già. Phương Quý có cái nhìn già giặn tình trường như trong truyện ngắn Ngược rừng: "Vẻ à cái sàn nhà em kêu ghê quá. Làm ban đêm anh chẳng dám đi đâu". Và cô gái sơn cước đã bạo dạn chỉ cho chàng trai vừa quen ở hội đền Hùng: "Đêm....có đi đâu...giữa sàn nhà có cái dầm gỗ đấy". Một đoá hoa rừng khoẻ khoắn cầm mảnh bằng kỹ sư chính quy hiếm hoi đi tìm việc cho thoả nguyện rồi cũng quay về với mảnh đất sinh ra và lớn lên để đem kiến thức học được giúp bà con quê nhà trong Hoa rừng đỏ thắm. Và những buồn vui lẫn lộn của bà con nông dân khi còn rụt rè đến với khoa học kỹ thuật trong Chiếc máy cày màu đỏ...
Và sự bạc ác của đứa con bất hiếu trong Cây mít già. Phương Quý có cái nhìn già giặn tình trường như trong truyện ngắn Ngược rừng: "Vẻ à cái sàn nhà em kêu ghê quá. Làm ban đêm anh chẳng dám đi đâu". Và cô gái sơn cước đã bạo dạn chỉ cho chàng trai vừa quen ở hội đền Hùng: "Đêm....có đi đâu...giữa sàn nhà có cái dầm gỗ đấy". Một đoá hoa rừng khoẻ khoắn cầm mảnh bằng kỹ sư chính quy hiếm hoi đi tìm việc cho thoả nguyện rồi cũng quay về với mảnh đất sinh ra và lớn lên để đem kiến thức học được giúp bà con quê nhà trong Hoa rừng đỏ thắm. Và những buồn vui lẫn lộn của bà con nông dân khi còn rụt rè đến với khoa học kỹ thuật trong Chiếc máy cày màu đỏ...
Tập truỵện ngắn của Phương Quý đan xen hai đề tài chính là chiến tranh và đời sống bình yên mà không hề tĩnh lặng của bà con nông thôn. Với bút pháp đồng hiện và thể hiện chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Phương Quý đã gợi mở cho người đọc tự ngẫm ngợi khi đi qua những nhân vật tốt xấu, cao thượng, thấp hèn và cả những lãng mạn, những tủn mủn; những khao khát nhân bản của một người đàn bà goá trong Mùa trăng suông. Với sự phân biệt rạch ròi, tách bạch nhân cách hai người lính của hai bên. Một bên là bộ đội giải phóng dù đang trong chiến trận khốc liệt vẫn cố sức đùm bọc hai bà cháu đang gặp cơn hoạn nạn hiểm nguy; một bên là hai người lính mất nhân tính, chúng nhẫn tâm hãm hiếp một cô bé tật nguyền, trong Cây thập giá màu xanh...
Trong năm này, với những truyện ngắn Con suối vô tình, Đêm cù Lao và Ngày sắp rạng Phùng Phương Quý đã đoạt một giải thưởng khuyến khích trong cuộc thi "Viết cho thanh niên học sinh sinh viên" do NXB Giáo dục và Hội Nhà văn tổ chức và một giải B cùng giải khuyến khích do UBND Tp. HCM trao giải vào ngày 23/4/2005. Gần đây, anh lại được một giải Ba trong cuộc thi thơ do Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa trao giải tại Hà Nội. Ỏ đây tôi không nói đến giá trị các giải thưởng mà mừng anh có vốn sống sung mãn viết đã đến độ chín tới mới gặt được những thành quả khích lệ như vậy.
Mỗi nhà văn đều có một vùng miền sáng tác của mình. Vùng viết mà Phương Quý thâm nhập sâu sắc nhất là "rừng cọ, đồi chè" đồi núi trung du và những hoài niệm về người lính. Với 21 truyện ngắn trong tập Mùa trăng suông Phùng Phương Quý đã đem cho người đọc những giây phút quặn đau rồi léo lên một điều: Đời sống cho dù đây đó cũng còn ít nhiều người xấu nhưng còn rất nhiều người tốt trong cuộc sống tươi đẹp quanh ta và cũng là một thông điệp bằng văn học vừa sâu lắng vừa bình dị đưa đến bạn đọc những trang văn mộc mạc lấp lánh niềm tin yêu cuộc đời...
hãng máy bay eva
tìm vé máy bay đi mỹ
phong ve korean air
book vé máy bay đi mỹ
đặt vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch