Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

Xây dựng nền âm nhạc thời đaị mới

Xây dựng nền âm nhạc thời đaị mới
Kỷ nguyên khoa học công nghệ đưa con người đến những đỉnh cao trí tuệ, nhu cầu nghệ thuật ngày càng rộng mở nhiều hình thức biểu hiện. Thời đại kỷ nguyên con người trí tuệ vươn tới những vì sao. Thời đại âm nhạc phát triển cùng đời sống kinh tế, chính trị xã hội hưởng thụ nghệ thuật tư duy tổng hợp đa tầng.
Nhiều người hay nhắc lại câu nói: “Mọi sự so sánh đều là khập khiễng”! Họ coi đây là chân lý khoa học. Thật sai lầm? nếu không làm phương pháp nghiên cứu so sánh sẽ không phân biệt nổi đâu chân lý khoa học, cái nào thật, loại nào giả, đâu thuộc đẳng cấp, điều gì cần khắc phục vươn lên thương hiệu chính hãng vì người mua hàng. Nền kinh tế hàng hóa biến mọi sản phẩm tinh thần thành hàng hóa, tiêu thụ trong xã hội cung ứng vì nhu cầu con người. “Mọi sự so sánh không bao giờ là khập khiễng”, chỉ so sánh mới nhận biết chân lý khách quan khoa học. Nhìn lại quá trình phát triển các trào lưu âm nhạc đại chúng, toàn cầu bị âm nhạc Mỹ hóa mỗi nước trên khắp châu lục nhưng cách tiếp cận khác nhau. Hầu như họ tiếp nhận ngay tinh hoa các nhân tố tiến bộ văn hóa âm nhạc Mỹ từ pop, rock, disco, rap, hiphop, coutry, techno…tạo dựng phong cách âm nhạc bản địa ngay, không bị “chết đuối” trong làn sóng âm nhạc đại chúng. Những ban rock Nhật Bản: Okamotos hát loại Funk rock, Rukyu Disko dòng techno rock, Xjapan loại hard rock…họ tạo dựng ngay khi ra đời rock Nhật Bản, hát ngôn ngữ tiếng nhật, diễn phong cách vùng miền cực Bắc, cực Nam, âm nhạc thành thị Tokyo Nhật… Vào những năm 90, rock Nhật Bản chinh phục châu Á, đa phong cách thể loại, đặc biệt loại techno rock âm thanh điện tử đầy siêu thanh ma quái, nghe thấy ngay rock hiện đại thời đại công nghiệp Nhật Bản. Nhạc Korea, xứ Kim Chi tiếp nhận pop, rock Mỹ nhưng tạo dựng phong cách riêng, tác động ảnh hưởng nặng vào giới trẻ Việt từ âm nhạc đến thời trang, thậm trí lối sống hình thức đến nay còn chưa thoát ra những “vùng hồ đuối nước”. Những ban nhạc thần tượng Korea từ 1990 đến 2015 trên195 ban: Bdolls, Cnblue, Girl Day, Kino, Ds/AArtists, Korea Music band… (nguồn WikippediA-Bách khoa toàn thư). Những ban nhạc này, ra đời tạo phong cách riêng, thành thần tượng công chúng. 
Nhìn lại rock Việt, qua 4 thế hệ ra đời thường lặp lại bước đi chung cover rock Mỹ, Anh dần thoát ra tạo phong cách rock Việt. Ngoài Bắc hai thế hệ rock, miền Nam bốn thế hệ rock tồn tại hấp dẫn công chúng, đáp ứng nhu cầu giới trẻ. Những thế hệ rock Việt đời sau, một số ban bỏ qua là những phiên bản Mỹ, ra đời tạo dựng ngay phong cách âm nhạc vùng miền, là niềm tự hào giới trẻ những năm đầu thế kỷ mới. Những ban rock thế hệ trước thường là phiên bản choáng ngợp thần tượng nước ngoài, hiện tượng này lặp đi lặp lại vì sao? Phải chăng nước ta chưa có rock, chưa có nền âm nhạc đại chúng? Thiếu tầm âm nhạc không thể xây dựng cái mới trên nền tảng bằng không, đây là con đường tất yếu nhạc Việt chưa tác động ảnh hưởng ra các nước khu vực và trên toàn cầu. Những cố gắng xây dựng sáng tạo nền âm nhạc đại chúng thế hệ trẻ hôm nay, là niềm tin vào một tương lai nhạc Việt.  Dù còn những hạn chế: Thiếu những album, bài hát mang tầm thời đại, thiếu các ban nhạc, ca sỹ xếp thứ hạng cao bên ngoài biên giới trên các châu lục, chưa đủ mạnh tạo một trào lưu âm nhạc Việt chinh phục giới trẻ châu Á hoặc trên toàn cầu, đến năm 2014 còn nạn đạo nhạc xứ Hàn, hoặc đạo nhạc lẫn nhau… Những yếu kém này nhất định giới trẻ thế hệ nhạc Việt sau sẽ bỏ qua, vươn tới làm thỏa mãn niềm tin công chúng yêu âm nhạc. Nền âm nhạc đại chúng những năm đầu thế kỷ XXI, giới trẻ đang đổi mới, tạo dựng kỷ nguyên âm nhạc vì con người thời đại đưa các thể loại: Pop, rock, rap, hiphop, country… thuần Việt, tồn tại bền vững.
Từ những yếu kém lộn xộn các trào lưu ca nhạc vừa qua, tạo dư luận khen chê, không ít công chúng bài xích các dòng nhạc giới trẻ mất nhiều công sức, trí tuệ xây dựng thành nền âm nhạc mới. Tuy vậy, còn những bước đi chưa vững chắc, nhiều công chúng chưa hưởng ứng, nhằm đáp ứng mọi lứa tuổi yêu thích nền ca nhạc trẻ cần giải pháp đồng bộ, lâu dài.
Giải pháp pháp hướng đến xây dựng một nền âm nhạc thời đại mới:
Đào tạo ca sĩ, nhạc sĩ theo phương thức xã hội hóa.
Đào tạo âm nhạc đại chúng tại các học viện, trường nghệ thuật.
Nâng cao tri thức âm nhạc toàn dân.
Giải pháp thứ nhất, mục tiêu nhân rộng các trung tâm đào tạo âm nhạc, nghệ thuật trong xã hội từ nguồn lực toàn dân xây dựng nền âm nhạc đại chúng.
Giải pháp hai, đào tạo âm nhạc đại chúng tại các học viện, trường nghệ thuật trên cả nước theo giáo trình chuẩn quốc tế. Mục đích xây dựng nền âm nhạc đại chúng: Pop, rock, rap hip hop, country, dance house… chuyên nghiệp hóa theo hệ thống công nghiệp âm nhạc. Đào tạo chính quy từ phương thức quản lý, công nghệ ghi âm, marketing tiếp thi xây dựng thương hiệu, mở rộng doanh thu tồn tại bền vững.
Giải pháp thứ ba, nâng cao tri thức âm nhạc toàn dân, đổi mới phương thức đào tạo âm nhạc hiện nay tại các cấp học phổ thông từ tuổi mẫu giáo đến cấp hai. Hiện nay, ba cấp học nhạc này mang tính đối phó, chưa hiệu quả thiết thực để các học sinh có vốn tri thức âm nhạc. Các em học xong vào cấp III gần hết số học sinh trở về không, cần dạy nhạc vững chắc giúp các em biết nhạc bằng vốn hiểu biết thưởng thức âm nhạc.
Thực hiện ba giải pháp trên, góp phần đào tạo lớp người xây dựng thế hệ âm nhạc mới mang bản lĩnh tri thức văn hóa nghệ thuật, sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu nghệ thuật ngoại lai: “Miễn dịch, không đuối nước”. Công chúng thế hệ trẻ đủ bản lĩnh nhận thức âm nhạc phổ thông, làm nền tảng xây dựng nền âm nhạc mới. Các trào lưu ca nhạc đại chúng trở thành dòng âm nhạc chuyên nghiệp, góp phần xây dựng nền âm nhạc Việt Nam đa sắc màu, hình thức, thể loại, dân tộc thời đại, hội nhập toàn cầu hóa.
Hà Nội 30/3/2015
Tuấn Giang
Theo https://vanchuongviet.org/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Khi nhà văn xuống mỏ Nhà văn đi thực  Khi nhà văn xuống mỏ – Ký của Y Ban Cập nhật ngày: 7 Thá  tế là một trong những hoạt động thường n...