Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022
Các biểu tượng trong tôn giáoXXXX
Lời người dịch: Nghiên cứu các biểu tượng trong tôn giáo
là công việc đã được thực hiện hàng nghìn năm qua trong lịch sử văn minh của
nhân loại. Cho tới nay, hầu hết các ngành khoa học xã hội và nhân văn trên thế
giới đều ít nhiều đề cập đến đối tượng nghiên cứu đặc thù này. Nhiều chuyên
ngành còn đi sâu nghiên cứu về các biểu tượng trong tôn giáo thông qua thần học
(theology), nghiên cứu thánh tượng (iconology),v.v... đặc biệt là nhân học tôn
giáo và nhân học biểu tượng. Tuy nhiên, sự bao la của hệ thống biểu tượng trong
tôn giáo cùng những ý nghĩa vô cùng rộng lớn và có phần mơ hồ, trừu tượng của
chúng khiến cho khoa học nghiên cứu về các biểu tượng trong tôn giáo dường
như vẫn đang đi những bước đầu tiên. Trên thực tế, tôn giáo tồn tại trên cơ sở
của tính biểu tượng nên chừng nào nó còn tồn tại thì các biểu tượng của nó cũng
sẽ còn tồn tại. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu này sẽ còn tiêu tốn thêm nhiều giấy
mực của các nhà nghiên cứu trong hiện tại cũng như trong tương lai. Với một đối
tượng nghiên cứu hết sức rộng lớn như vậy việc tiếp cận một cách đầy đủ sẽ là
điều không tưởng. Ở đây, Raymond Firth đã thu hẹp góc nhìn về các biểu tượng
chỉ trong tôn giáo của người phương Tây, và nhấn mạnh đến các biểu tượng trong
Thiên chúa giáo bằng con mắt của một nhà nhân học (mặc dù ông có nhiềm kinh
nghiệm trong nghiên cứu văn hoá phương Đông cũng như Đông Nam Á). Từ góc nhìn
này, chúng ta có thể tiếp cận các lý thuyết nền tảng của phương Tây để tham chiếu
các hệ thống biểu tượng phong phú, đa dạng và trừu tuợng hơn trong văn hoá
phương Đông.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét