Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022
Cảm nhận về cá tính Nam bộXXXX
Đầu Công nguyên, địa bàn cư trú của người Việt chủ yếu ở phần
đất Bắc Bộ và bắc Trung Bộ ngày nay. Ở phía nam, năm 192, vương quốc của người
Chăm (tổ tiên của họ vốn đến từ hải đảo) được thành lập lấy tên là Lâm Ấp
(Champa), cương vực kéo dài từ bắc Quảng Nam ra đến đèo Ngang… Từ thế kỷ XI, giữa
hai quốc gia phong kiến Đại Việt và Champa thường xẩy ra xâm lấn bờ cõi. Năm
1068, Champa sang quấy nhiễu biên giới Đại Việt. Năm sau, 1069, Champa bị vua
Lý Thánh Tông đánh bại, buộc phải nhường ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chánh
cho Đại Việt. Như vậy, sau hơn nửa thế kỷ xây dựng kinh đô Thăng Long, biên giới
Đại Việt được mở rộng (ra ngoài Bắc Bộ), đánh dấu thời kỳ Nam tiến của dân tộc
Việt. Năm 1306, vua Champa là Chế Mân xin cưới công chúa Huyền Trân với sính lễ
là hai châu Ô, Lý (đất Thuận Hóa sau này). Nhưng trong suốt thế kỷ XIV và nửa đầu
thế kỷ XV, Champa nhiều lần đưa quân quấy nhiễu, đánh chiếm không những tại phần
đất sính lễ mà còn tiến ra tận kinh đô Thăng Long. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông
đích thân chinh phạt Champa, kết quả là biên giới Đại Việt kéo xuống tận dãy Cù
Mông. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Năm 1611, Champa xâm lấn bờ
cõi. Chúa Nguyễn cho quân đánh và lấy luôn phần đất Phú Yên ngày nay. Năm 1653,
Champa lại xâm lấn bờ cõi, chúa Nguyễn sai quân đi đánh và mở rộng cương giới đến
sông Phan Rang. Đầu năm 1692, chúa Nguyễn đã sáp nhập phần đất còn lại của
Champa vào lãnh thổ Đại Việt, kết thúc hơn sáu thế kỷ Nam tiến trên
phần đất duyên hải miền Trung…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét