Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022
XXXXXSự "Tùy tiện" phá phách, đầy thách đố trong cách ứng xử với đề tài lịch sử ở các sáng tác của Trần Vũ
Sự "Tùy tiện" phá phách, đầy thách đố
Nhiều truyện ngắn của Trần Vũ được dựng trên các sự kiện, và
tên tuổi của nhiều nhân vật lịch sử. Nhưng chưa khi nào nhà văn phải nỗ lực dựng
hình ảnh của các sự thật lịch sử và các nhân vật lịch sử như một kiểu chân
dung truyền thần theo đúng những gì mà sử quan đã vẽ trong các bộ sử của
nước Việt. Bởi “tôi không viết truyện lịch sử”(1). Chính vì thế các “bản gốc”
được lưu trong chính sử, với Trần Vũ, không có tư cách như một khuôn mẫu, một
ràng buộc. Trái lại, nhà văn không ngần ngại tháo tung cương cho trí tưởng tượng,
cho phép nó được quyền hư cấu thẳng tay. Hơn thế, Trần Vũ còn tự trao cho mình
quyền được tự do lựa chọn góc độ tiếp cận lịch sử theo quan niệm cá nhân. Những
gì được thể hiện trong tác phẩm của Trần Vũ là sự hiện thực hóa cho chính quan
điểm nhà văn chủ trương – “lịch sử trong tiểu thuyết, một tùy tiện ý thức” (tên
một tiểu luận của tác giả). Chỉ có điều ở tác phẩm của nhà văn, sự tùy tiện
trong cách ứng xử với đề tài này là một tùy tiện táo bạo, “xấc xược” đến mức
phá phách. Thậm chí, nó trở thành một khiêu khích, một thách đố với truyền thống
“nệ sử”, “nệ thực” của văn học Việt Nam.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét