Di dân và địa lý đô thị hiện đại
“Thực tế, ngày nay người dân di cư thẳng về các vùng ngoại ô
của các đô thị lớn” là một trong những kết luận rút ra từ dự án nghiên cứu về
di dân vùng “Đại đô thị Philadelphica” (Great Philadelphia).
Dự án nghiên cứu di dân PMP (Philadelphia Immigration
Project) được thực hiện bởi các giáo sư, sinh viên xã hội học từ các trường đại
học Pennsylvania, đại học Pompeu Fabra và đại học bang Sohio [1] được tổng hợp
thành báo cáo “Immigration and the new metropolitan geography” (2010) và phổ biến
trên trang mạng tại địa chỉ [2], http://www.history.upenn.edu/.
Báo cáo dựa trên phương pháp phân loại về các khu vực trong
đô thị của Myron Orfield (2002) [3] để tiến hành nghiên cứu về xu hướng di dân
của dân cư từ khắp nơi trên thế giới về vùng đất thuộc nước Mỹ này. Các sinh
viên nghiên cứu các ngành liên quan đến đô thị hoàn toàn có thể áp dụng phương
pháp này khi nghiên cứu sâu về khu vực đô thị mình đang sinh sống dựa trên tỷ lệ
tăng/giảm dân số (nhập cư, bản địa), tỷ lệ tạo việc làm mới, tỷ lệ xây dựng nhà
cửa mới và trình độ dân cư khu vực.
Phân tích dữ liệu thu thập từ năm 1970 đến 2006 bằng phương
pháp phổ biến trong nghiên cứu xã hội học (và được ứng dụng rộng rãi trong kinh
doanh) SPSS, báo cáo nghiên cứu ảnh hưởng của di dân đến tăng trưởng dân số
cũng như ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của việc di dân đến việc thay đổi bản chất
của dân cư. Theo đó, có sự phân hóa rõ rệt liên quan đến mức độ giàu có, trình
độ học vấn đến khu vực mà người dân chọn định cư sinh sống. Những khu vực mới,
đang phát triển và xây dựng với tốc độ tăng trưởng cao (Low Providence) hay trung
tâm của việc làm (Cherry Hill) thu hút những người có trình độ, của cải từ
Trung Quốc, Phi lip pin, Ấn Độ trong khi những người có trình độ thấp hơn cũng
từ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam [4] tề tựu về các vùng còn lại. Về mức độ
thành công, năm 2006, dân nhập cư từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc được đánh giá
cao nhất với nhiều lao động làm việc trình độ cao như chuyên viên, quản lý và
giáo sư đại học (tỷ lệ trên dưới 40% so với 27% của dân bản địa). Dân nhập cư
Việt Nam xếp trên người bản địa gốc Phi, người Mexico, người Puerto Ricans về
trình độ giáo dục, mức độ thành công và ảnh hưởng nhưng không thể so sánh với
các nhóm nhập cư từ châu Á khác.
Về bản chất nhập cư, ở đại đô thị Philadelphia hiện có nhiều
thay đổi ngay bên trong nhóm nhập cư giàu. Nếu dân từ các nước Ý, Hy Lạp vẫn chọn
sống ở các vùng đô thị cũ thì nhóm nhập cư mới (Canada, Đức) thích đến các vùng
đô thị mới hơn; trong khi một tỷ lệ trên mức trung bình người Ấn Độ, Hàn Quốc
và Trung Quốc lại chọn gắn bó với các vùng đô thị cũ.
Như vậy, dường như khái niệm “thay thế” (Replaced) là khái niệm
mô tả đầy đủ nhất là bức tranh di dân ở đại đô thị Philadelphia khi mà tồn tại
một thực tế là người bản địa (sinh ra tại khu vực) đang phải nhường khu vực đô
thị cũ cho những người mới đến. Tình trạng cạnh tranh việc làm giữa những người
ngoại quốc và người Mỹ gốc Phi mới nhập cư thì rõ ràng và khốc liệt hơn giữa những
người nhập cư và dân bản địa (trong hiện tại và quá khứ). Trong thế giới đang
biến đổi không ngừng với tốc độ cao, dòng người nhập cư cũng đang liên tục biến
chuyển và không ngừng thay thế lẫn nhau cho đến lúc mỗi người đều tạm hài lòng
với vị trí hiện tại.Phân loại khu vực đô thị theo Myron Orfield Chú thích:
[1] Michael B.Katz (Đại học Pennsylvania), Mathew J.Creighton
(Đại học Pompeu Fabra), Daniel Amsterdam (Đại học bang Ohio), Merlin
Chowkwanyun (Đại học Pennsylvania)
[2] Trang web của dự án còn là một ví dụ rất tốt cho việc
phát triển một nghiên cứu cá nhân/nhóm thành một dự án phổ biến cộng đồng, đồng
thời cũng là lời gợi ý thích hợp cho những bạn sinh viên đang băn khoăn tìm hiểu
về cách tạo nên một đề tài nghiên cứu cho riêng mình.
[3] Phân loại của Orfield chia khu vực đô thị (Philadelphia)
thành 06 dạng (tạm dịch, trong khi chờ nghĩ ra khái niệm thích hợp hơn):
a) Đã tăng trưởng nóng (at-risk
developed) - tỷ lệ nhập cư trung bình, tỷ lệ dân Mỹ gốc Phi thấp, là vùng đô thị
cũ của tầng lớp lao động phổ thông.
b) Đang tăng trưởng nóng (at-risk
developing) - tỷ lệ nhập cư ở mức cao, tỷ lệ nhà xây mới cao, dân cư có trình độ
cao đạt mức khá và giàu có hơn các khu vực khác.
c) Chỗ ngủ buổi đêm (Bedroom
developing) - tỷ lệ tăng dân cao, nằm trên trục đường hệ thống metro, di chuyển
sang các khu vực khác để làm việc, vui chơi.
d) Trung tâm (Central city) - vùng đô
thị cũ, khó tạo ra công việc làm mới, giảm dân số.
e) Ngoại ô căng thẳng (Stressed
suburbs) - tỷ lệ dân sở hữu nhà dưới trung bình, tỷ lệ dân có bằng đại học hoặc
cao hơn ở mức thấp với lịch sử đánh mất vị thế ngành công nghiệp địa phương,
kéo theo trình trạng giảm tỷ lệ nhập cư.
f) Trung tâm việc làm ngoại ô
(Suburban job centers) - thu hút lượng lớn dân cư trình độ cao từ ngoại quốc, tỷ
lệ xây dựng nhà cửa nằm giữa mức khu vực b) và c) trong khi cao hơn hẳn các khu
vực khác.
[4] Những cộng đồng dân cư chiếm tỷ lệ lớn (so với các cộng đồng
dân cư khác) ở vùng đại đô thị Philadelphia.
2/6/2013 Đinh Lê Na
Phân loại khu vực đô thị theo Myron Orfield
2/6/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét