Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2022
Đường xa mây trắngXXXX
Trong gian thờ, tôi treo bức tranh sau khi đức Thích Ca thành
Phật, tỏa vầng hào quang rộng lớn mà trên tay Ngài vẫn cầm chiếc bình bát đi khất
thực, du hóa một đời: xin vật phẩm để nuôi đời sống và cho lại giáo pháp; học từ
chúng sanh và giáo hóa lại chúng sanh, tùy theo nhân duyên. Còn khi trên muôn dặm
nẻo đường hành giả thường viễn ly những đảo điên mộng tưởng để đi vào chỗ tận
cùng miền tịch liêu hoang vắng. Đọc lại thi kệ Bố Đại Hòa thượng: Nhất bát
thiên gia phạn/ Cô thân vạn lý du… (Một bát cơm ngàn nhà/ Thân chơi ngàn dặm
xa…) rồi bừng thức câu Vấn lộ bạch vân đầu (Hỏi đường mây trắng qua)…
Như hòa thanh tương ứng trong bài Gửi nhà Bố Đại nhà thơ Hoàng Quy cảm
tác: Rong ruổi đường xa một tấm thân/ Về đâu lạc dấu, vết chân trần/ Mắt
xanh thử hỏi đường mây trắng/ Giọt nắng tỳ kheo nhớ cố nhân. Ôi thật lẻ
loi và cô đơn! Xưa nay, đã làm thân con người không ai có thể thoát khỏi vòng
cơm áo, nhưng có một sự thật chỉ vì tình thương chúng sinh mà đức Phật dung chứa
tất cả, ôm hết thảy đến cả con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại, con vi trùng
cùng sâu bọ cũng yêu luôn (Phụng hiến – Bùi Giáng). Sự đời, cái ăn rất
lớn nhưng thứ yếu, nếu ai đó biết hấp thu được nguồn năng lượng tiên thiên
“chân khí”? Trong Nội kinh tri yếu viết: Năng nhơn thường thanh
tịnh, thiên địa tất giai quy. Chân nhất chi khí giai lại tùng ngã (Người
mà lòng thanh tịnh thì khí âm dương đều được quy về. Khí chân nhất cũng do đó
mà trở lại với mình). Mật pháp của thiền định là cốt gây cái tâm trống rỗng, vô
niệm, vô cầu để hồi phục chân khí - nguồn gốc của sinh mệnh. Cốt lõi của tịnh
thiền là lắng trong, và đi trong Lời không Hoàng Quy chiêm nghiệm: Cuộc
chơi hẹn tới vô cùng/ Ngoài vòng tục lụy, ngoài vùng vô biên/ Vô ngôn ngoài cõi
vô tiền/ Hữu trung vô lậu, hữu duyên vô tình…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét