Cửa thiền nào chốn hỏi Mai hoa
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgU0xmyTTcwDYh9CDmUGa999ky_qbrak6niL4KpBBenFQkydHsId0lTeFF6qHb3kOHmV7t02umH6Yj0YxA-QbkzP2tzXdRnoh9KL6ls0RtMeAsEW2R_qQFG-aisYeG3QlM2XAOKI00lDIXp/s200/000.jpg)
Cảm vịnh
cây mai nơi chùa cây Mai
Đau đớn
thân mai cách dưới đèo
Mười
phần trong sạch phận cheo leo
Sương
in tuyết đóng cành thưa thớt
Xuân
tới thu về cảnh quạnh hiu
Lặng
lẽ chuông quen con bóng xế
Tò le
kèn lạ mặt trời chiều
Những
tay rượu thánh thơ thần cũ
Trông
cảnh bao nhiêu tiếc bấy nhiêu.
Từ thời
ấy tức là thời Đông Tây giáp mặt trong sự giận hờn chinh chiến, khói lửa khắp
nơi, rồi tiếp theo là một sự hợp tác rất e dè vả cưỡng bách, khiến cho Tôn Thọ
Tường phải trải bày tâm sự chát chua trên thi đàn cho thiên hạ thấu hiểu và mặc
sức luận bàn vòi nhiều cay đắng.
Thi
bá Đông Hồ Lâm Tấn Phác (l906-1969) đã từng phê bình bài thơ trên với
những lời lẽ chính xác và sâu sắc như sau:
"Thơ
này thuộc về thơ vừa cảm cựu vừa thuật hoài, vừa than tiếc nhớ thương người xưa
cảnh cũ, vừa cảm nghĩ thân thế, vừa ký thác tâm sự mình. Lời thơ vừa tả cảnh, tả
tình, vịnh vật mà thật là ngụ ý. Tác giả Tôn Thọ Tường làm bài thơ này kể được
là đúng thể thức tỉ như phú của Kinnh Thi. Thơ lại được xây dựng có phép tắc vững
vàng, có nghệ thuật điêu luyện. Thi tứ thì thê nhiên mà bút thế thì linh động,
thuộc về văn chương đại nhã, không phải là văn chương tiểu xảo".
Rồi
nhà thơ Đông Hồ, như muốn biểu lộ lòng quảng đại của mình đối với người xưa cảnh
cũ đang ở trong thế kẹt của một thời đại nhiễu nhương, đã thốt đôi lời bàn
thêm:
Y như
hễ nói tới nhà thơ Tôn Thọ Tường thì tôi nhớ đến bài thơ Tôn phu nhân qui Hán,
nó có một giọng đỏng đảnh. chanh chua đáng ghét. Trái lại thơ Từ Thứ qui Tào,
cũng như Chùa Cây Mai này thì lại dễ khiến cho người ta tha thứ. Tha thứ vì
chút liên tài liên mạng".
Riêng
về thắng cảnh lịch sử chùa Cây Mai, nhà thơ không ngớt khen ngợi với những lời
vô cùng tốt đẹp:
"Nghĩ
như: danh thắng trong thiên hạ, không thiếu chi những cao sơn đại xuyên, thì một
gò đất con con ở đồn Cây Mai trong Phú Lâm, gần gặn giữa thủ đô kinh hoa này,
phỏng có thủy tú sơn kỳ chi đó mà khách du xuân phải nhọc công tìm đến ngoạn
thưởng ngâm đề. Nhưng chúng ta ai mà chẳng nhớ:
Sơn bất
tại cao hữu tiên tắc danh
Thủy
bất tại thâm hữu long tắc tinh".
(Núi
có danh đó, há phải vì núi cao vòi vọi, mà vì núi có thần tiên lai vãng. Nước
có thiêng đó, há phải vì nước sâu thẳm mà vì nước có giao long tàng ẩn).
Suy
nghĩ như vậy, nhà thơ Đông Hồ đã cám cảnh sinh tình, họa lại bài thơ vần
"eo" rất khó của Tôn Thọ Tường bằng một bài thơ tuyệt diệu, sẵn có
bút pháp tinh vi, rồng bay phượng múa:
Lọ thẳm
khơi sông chót vót đèo
Rồng
thiêng tiên náu bước xuân leo
Giang
Nam mộng cũ xuân man mác
Thi
xã hồn xưa gió hắt hiu
Cốt
cách thẹn thò băng ngọc tối
Phong
tao e ấp tuyết sương chiều
Năm
ba hồi nở năm ba nụ
Tâm sự
ngày xưa chút bấy nhiêu.
Theo
sách Gia Định Thông Chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825), đồn Cây
Mai chính là trung tâm điểm của thành Prey Nkor (Sài Gòn) ngày xưa. Nguyên là
trên gò Cây Mai (mai khâu) có môt ngôi chùa, ở địa phận thôn Phú Giao; huyện
Tân Long (Tân An) có bảy cây mai, bóng ngã lơ thơ, nùi hương phảng phất, rất
thích ý cho những người tìm phương du ngoạn. Sau nhiều cuộc binh đao, trên gò
này chỉ còn lại một cây bạch mai mà thôi!
Có một
điều thắc mắc mà chúng ta nên nêu ra đây là cây mai ở dưới đèo trong bài thơ của
Tôn Thọ Tường và cây mai còn sót lại trên đồn Cây Mai có phải là một giống, một
loài hay không? Có thắc mắc chăng là cây mai dưới đèo: mai này là mai vàng hay
mai trắng? Nếu là mai vàng thì nó thuộc loại Ochna Harmandii, họ ochmacée, đúng
như BS Trần Văn Tích viết trong bài "Mai không phải là Mai" đăng
trong Làng Văn số 156, tháng 8/1997 vừa qua.
Tôi
xin thêm: sở dĩ tên khoa học của loài hoa này có chữ Harmandii vì người phát
giác ra nó là giáo sư bác sĩ hải quân Harmand (l845-l921), vốn là một nhà
nhân loại học (anthropologiste) và một nhà thiên nhiên học (naturaliste) danh
tiếng. Ông là người Âu châu đầu tiên đi xuyên qua cao nguyên Bolovens trong năm
1877, sau khi đã khảo sát tường tận những bộ lạc Kha, tức là Kha Lơ (Cà Lơ),
xuyên qua rừng núi và cao nguyên Ai Lao (vùng Trấn Ninh) cho thấu sông Tchépone
mà ông đã đi ngược lên tới đèo Ai Lao chia đôi Lào Việt. Rồi ông xuyên dãy Trường
Sơn đi về phía Quảng Trị, rồi đi về hướng nam cho tới Huế. Chính trong cuộc
thám hiểm gian lao này, ông đã tìm ra rất nhiều kỳ hoa dị thảo mà sau này sẽ được
nghiên cứu kỹ lưỡng bởi nhà thảo vật học danh tiếng Louis Pierre, sáng lập viên
của Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Sau
đó BS Harmand được chính phủ Pháp giao cho trọng trách toàn quyền Đông Dương với
nhiệm vụ đặc biệt thương thuyết với chính phủ Nam Triều ở Huế mà đại diện là
các cụ Hiệp Biện hưu trí Trần Đình Túc làm khâm sai toàn quyền, và thượng thơ
Nguyễn Trọng Hợp. Cụ Trần Đình Túc quê quán làng Hà Trung, huyện Gio Linh, tỉnh
Quảng Trị; còn cụ Nguyễn Trọng Hợp là tiên tổ của thi sĩ Lệ Vân (tức Tôn Thất
Thiện phu nhân), tác giả sách "Bóng Dáng Giai Nhân Trên Đường Bắc Tiến
và Nam Tiến". Cả hai cụ lương đống triều đình đã hết lòng phò vua giúp nước,
nhưng gặp phải thời thế cực kỳ khó khăn mà phải cắn răng ký kết Hiệp Ước Quí
Mùi 1883, mà lịch sử quen gọi là hiệp ước Harmand-Nguyễn Trọng Hợp, có mang
thêm chữ ký của cụ Trần Đình Túc và ông de Campeaux, Trú Sứ ở Huế. Hiệp ước này
gồm có 27 điều khoản trong đó có mấy khoản bắt ép nước Nam phải chịu đo hộ Pháp
và chịu thu hẹp từ tỉnh Khánh Hòa ra tới Đèo Ngang mà thôi.
Trở lại
vấn đề cây mai, nếu nó là mai trắng mà thân cao lớn (arborcscent), đó là Nam
Mai, tên khoa học là Orchrocarpus Siamensis Odoratissimus, cùng giống
Callophyllum, thuộc họ Guttifères. Trong Nam cũng có nơi gọi là Mai Mù U. Mai rất
thơm, hoa có bốn cánh dày và mịn như sáp, cho nên cũng gọi là Lạp Mai. Đó là
cây mai mà thời tiền chiến chúng tôi gồm có các bạn Bùi Quang Tung, Lê Ngọc Trụ
và Nguyễn Triệu đã quan chiêm lúc viếng thăm đồn Cây Mai, dưới sự hướng dẫn của
sử gia Phạm Văn Sơn, tác giả nhiều bộ sử dân sự vả quân
sự Việt-Nam.
Giống
mai trắng nào có trái hình bầu dục, to bằng quả trứng gà so, lúc chín rụng xuống
đất, người ta lượm chôn để mọc thêm trong vườn cho có bóng mát và sau nảy được
thưởng thức mùi hương thơm vào mùa xuân. Rồi chờ đầu hạ, người ta sẽ đem chiếu
ra trải dưới gốc cây để lượm những cánh hoa rơi rụng mà ướp với trà, để dành
vào những lọ kẽm, chờ bạn tri âm đến thì pha ra mà uống cho thấm giọng, lên mấy
câu vọng cổ!
Đây
là trường hợp của nhà thơ Đông Hồ ở Hà Tiên, cứ vào dịp Tết thì người nhà lên
núi Lăng có nhiều bạch mai thơm phức bao quanh những ngôi cổ mộ của giòng tổng
binh Mạc Cửu, tìm cắt mấy nhánh hoa xinh đẹp mang lên Sài Gòn tặng nhà thơ. Thế
là tiên sinh trịnh trọng và nâng niu đem cắm vào các độc bình quí từ Long Môn (Quảng
Đông, Nam Việt) do tổ tiên mang sang từ cuối thế kỷ 17, rồi tiên sinh chờ
qua ngày mồng Một Tết trang trọng mời một số thân hữu về nơi vương giả hương
đình thưởng thức trà Bạch Mai do chính tiên sinh chế biến với một nghệ thuật
siêu thần. Từ ấm trà Lưu Bội, Mạnh Thần, tiên sinh rót vào chén Tống (tướng), rồi
chuyển nhẹ sang chén quân đều tay, cùng một màu sắc, vàng óng như mật ong lóng
lánh, tiên sinh nâng chén mời bạn hiền thưởng trà xuân, điểm xuyết bằng những
câu chuyện văn hoa tế nhị rút từ văn hóa đông tây, kim cổ.
Vào một
dịp Tết thời vàng son ấy, tôi nhớ đã đến tận Yễm Yễm Thư Quán, 72-Đ, đường Trần
Văn Thạch Sài Gòn rước nhà thơ Đông Hồ và nhà cổ học Vương Hồng Sển cùng đi vào
Phú Lâm, Phú Thọ, xem các chùa Phụng Sơn Tự (Chùa Gò), cũng có tên là chùa Bàu
Chuông, xưa kia của người Chân Lạp, rồi đi xa hơn nữa để viếng cảnh chùa Giác
Viên. Cả hai chùa đều có trồng bạch mai cao lớn, mỗi nơi có tới bốn năm cây sum
suê hoa lá, thân hình thẳng tắp và trơn tru, không cong queo, khúc khuỷu, u nần
như cây mù u, cùng giống Callophyllum. Lại còn một số khác biệt nữa là trái mù
u thì tròn mà nhỏ thua trái bạch mai, vốn hình thuẩn. Cả hai thứ đều có thể ép
ra dầu để gia dụng.
Trên
đường về Sài Gòn chúng tôi có đi qua đồn Cây Mai. Xưa kia trên đồi có chùa An
Tôn, tương truyền và ghi theo "Đại Nam nhất thống chí - Tỉnh Gia Định",
năm Gia Long thứ 15 (l816) nhà sư trụ trì, khi tu bổ chùa có đào được ba phiến
vàng lá, mỗi phiến nặng ba đồng cân, trên mặt khắc Phật cỡi voi. Ngưòi ta cho đấy
là vật trấn áp cây tháp (stupa) của vị Hồ tăng ngày trước. Chỗ này là thắng địa
của phương Nam. Nhưng cảnh chùa có lúc thạnh lúc suy, cây mai có lúc tươi lúc
tàn, sự việc ấy như là ám hợp với nhau. Mỗi khi hoa mai rụng bay đi chỗ nào
không biết thi cảnh chùa như buồn tẻ nhớ nhung, tăng đồ vắng vẻ. Đến lúc cảnh
chùa trở lại vui vẻ thì hoa mai từ trên không bay về không ngớt, như chùa với
hoa tương ứng, có hẹn hò với nhau, cùng suy cùng thịnh!
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhFb1n39OLILcY-mXIHzbDx75c3da4T2oWdbiGRTH6B1lBW4fmpgPY5Wsi4z5Ns5obRHipYkvfwOp_MM8eq_SyIbQQndIu0iiLfDMOLSTL_HvFfqp_Y1zOjd4BFZUEhDFdToXcLfkIiI39U/s200/phoca_thumb_m_batmasongthan_lethuyvinh.jpg)
Thiền
môn hà xứ phỏng mai hoa
Tạm yết
chính an thuyết phạm gia
Hương
nhập trà bình yên chí noãn
Nhất
sinh trần tự bán tiêu ma
Tạm dịch:
Cửa
thiền nào hỏi chốn mai hoa
Tạm
nghỉ chinh an thuyết Phật gia
Hương
đượm bình chè vừa bốc khói
Một đời
niềm tục nửa tiêu ma!
Tra kỹ
"Từ Nguyên" chúng ta được biết: Dương Châu là địa danh, quỳnh thụ là
cây hoa quỳnh, thuộc bộ Cactacées. Xưa kia bên Tàu ở Dương Châu có một cây quỳnh
trồng từ đời Đường, qua đòi Tống có xây quán Phồn Ly và đình Võ Song ở bên cây
quỳnh. Vua Nhân Tông đến quán ấy bứng cây quỳnh về trồng trong cấm uyển, chẳng
bao lâu cây quỳnh khô héo vi bất hạp thủy thổ. Vua bèn cho bứng đem trả lại nơi
Dương Châu thì tự nhiên cây quỳnh sống lại tươi tốt muôn phần.
Theo
Petrus Ký, tác giả bài thuyết trình "Souvenirs historiquess sur Saign
et ses Environs" tại Collège des Interprètes năm 1885, soái tướng
Nguyễn Tri Phương và thượng thơ Phan Thanh Giản lúc vào Nam đương đầu với Pháp,
có xây trên đồn Cây Mai một vọng lâu để nhìn xa thấy rộng...
Trên
kia chúng ta đã nói về những giống mai ở miền Trung và Nam Việt-Nam, tựu trung
thuộc hai loại Ochna và Ochrocarpus. Trong loại Ochna cũng có thứ màu trắng
nhưng hiếm hoi lắm. Chúng tôi đã có cơ hội mua được một cây mai trồng chậu, gốc
là mai vàng, nhưng có ghép thi hai cành mai trắng (cung loại Ochna Harmandii,
Pierre) nơi chợ Bình Tây (Quách Đàm), Chợ Lớn. Đồng thời chúng tôi cũng đã phát
giác được một cây bạch mai (loại Ochna) tại nhà GS Lê Thọ Xuân, chuyên khảo lịch
sử và phong tục miền Nam, trước kia hay viết trên tạp chí Tri Tân thời tiền chiến.
Lạ
hơn nữa là trong chuyến Mỹ du vào Tết Đinh Sửu 1997 đáp lời mời của nguyệt san
Thế Giới ở Houston, của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Bắc Cali và của hội Văn
Nghệ Sĩ Tự Do Miền Đông Hoa Kỳ, chúng tôi rất vui mừng tìm ra trong một khách sạn
của người Việt một chậu hoa trồng cây hồng mai, chính tông loại Ochna
Harmandii, khiến cho tôi vui mừng hết sức, như là tìm ra một .khối vàng vô giá,
ngày nào cũng tìm tới nơi mà chiêm ngưỡng không chán, khiến cho ông bạn quí Hà
Bỉnh Trung và thi sĩ Vĩnh Liêm vô cùng ngạc nhiên!
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi9BVGFdHh4hFY6Y4AaRncEHh5_qJC4h6OTOznwFZcODGP_D6UZr9DbBfHOS3RTBvB1joseTCb17EKpICaOw46S9AN0Tuq4aYEtzarP1NwW2ifS7TVDmhMA5NAkVoVn4lEyzTAqv4nQygnI/s200/phoca_thumb_m_Bat_bong.jpg)
Theo
"Quảng Sự Loại" thì mai bên Tàu có năm loại: hồng mai, bạch mai,
hoàng mai, lục mai và lạp mai. Theo "Từ Nguyên", ở đông nam huyện Lư
Giang, tỉnh An Huy, cách ba mươi dặm có núi Mai Sơn (núi mai, mai đây là
mai chua) tục truyền xưa kia Tào Tháo hành quân tới đây chỉ trông thấy mai
mơ mà chảy nước miếng và hết khát!
Riêng
về chuyện Lục Khải ở Giang Nam gởi một cành mai cho Phạm Ngạc ở Trường An với
bài thơ:
Chiết
mai phùng dịch sứ
Ký dữ
lủng đầu nhân
Giang
Nam vô sở hữu
Liễu
tặng nhất chi xuân
thì
đã có một nhà thơ dịch thơ ngũ ngôn; rất ngắn gọn mà lại đầy đủ ý nghĩa:
Bẻ
mai gặp sứ trạm
Gởi
cho người bạn thân
Giang
Nam không vật lạ
Kính
tặng một cành xuân
Vương
Tăng đời Tống, vịnh mai xuân có câu:
Trong
đời chưa nói việc hòa canh
Đã đến
đầu trăm hoa mà nở trước
Câu
thơ trên này do Vương Tăng đưa cho Lữ Mông Chính xem. Chính đoán trước rằng
Tăng sẽ thi đậu trạng nguyên và sẽ làm tể tướng. Sau quả nhiên thành sự thật.
Ngày
xưa những người chăn dân dựng nước ưa nói hai chữ điều canh, có nghĩa là hòa
canh, nghĩa là nấu canh, thêm mắm muối tiêu hành cho ngon lành, Tây nói là assaisonner
la soupe. Đó là cả một nghệ thuật cao siêu không khác chi việc chăn dân dựng nước!
Tích
này xuất từ Kinh Thi, khi nhắc đến vua Cao Tông nhà Thương nói với tể tướng Phó
Duyệt rằng: nhược tác hòa canh, nhi duy diêm mai! Ý dặn dò Phó Duyệt
thay vua chăn dân thì phải hành sự như nấu canh, muốn cho ngon ngọt thì phải nhớ
thêm muối và quả mơ vào cho hòa tăng chất vị. Từ đấy về sau hai chữ điều
canh có nghĩa là tể tướng.
Côn
thi bá Lý Bạch vịnh mai mùa hạ như sau:
Hoàng
Hạc lâu trung xuy ngọc dịch
Giang
thành ngũ nguyệt lạc mai hoa
Dịch
nghĩa:
Tiếng
sáo thổi trong lầu Hoàng Hạc
Tháng
năm mai rụng chốn Giang thành
So
sánh thứ lớp các loại boa, các cụ nhà ta ngày xưa sắp xếp như sau:
Lan vị
vương giả chi hương
Cúc đồng
ẩn dật chi sĩ
Quốc
sắc thiên hương nãi mẫu đơn chi phú quí
Băng
cơ ngọc cốt nãi mai ngạc chi thành kỳ!
Như
thế là giống hoa mai vẫn xếp vào hàng đầu, là vì, ngoài hương sắc thanh kỳ
trang trọng, còn đượm tình thương nhớ quê hương!.
Thái Văn Kiểm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét