Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

Để gió cuốn đi 3

Để gió cuốn đi 3
Chương 13
Thạnh búng đầu thuốc ra sân rồi gằn giọng:
- Tao thấy mày nên thôi trò mỗi đêm đến đón Mỹ Xuyên về là vừa rồi. Con bé không thích đâu.
Quyền thản nhiên:
- Anh không nên nói thế, vì việc làm này của tôi không hề ảnh hưởng đến anh.
Thạnh cười nhạt:
- Xuyên sẽ thuộc về tao. Giấy phép thành lập công ty sắp có, tao và Xuyên sắp là người một nhà. Cô ấy từng vì tao nên mới bỏ Tùng tới Biên Hòa. Bây giờ Tùng đã cưới Mỹ Tú, tao và Xuyên không còn ngăn trở nào hết.
Quyền nói:
- Tôi và Xuyên cũng thế. Tôi có quyền đeo đuổi cô ấy và không ai có thể cấm cản.
Thạnh hất hàm:
- Vô ích thôi. Trái tim Xuyên đã thuộc về tao. Mày đừng làm phiền cô ấy nữa.
Rồi bỏ mặc Quyền ngồi lại trong quán cà phê, Thạnh chậm rãi bước đi. Chân anh đã khỏi sau một thời gian dài bó bột, giờ Thạnh điều khiển xe hai bánh được rồi. Bắt đầu hôm nay, anh sẽ là tài xế riêng của Xuyên, chớ không để Quyền có cơ hội đó.
Phấn chấn với bao nhiêu dự định trong đầu, Thạnh phóng xe tới phòng triễn lãm tranh vẫn còn dang dở và thấy Xuyên. Cô đang ốp miếng ván giả đá hoa cương vào tường.
Nhìn cô, Thạnh kêu lên:
- Sao em đến sớm thế?
Mỹ Xuyên đáp:
- Công việc còn nhiều quá, em sợ không kịp. Với lại, làm sớm về sớm đi chơi.
Thạnh bật cười:
- Em cũng biết đi chơi nữa sao?
Mỹ Xuyên hỏi lại:
- Chẳng lẽ em phải ép xác mình hoài?
- Ý anh không phải thế. Em thích đi chơi là tốt chứ. Nè! Cho anh đi cùng nhé?
- Không được. Em có người rồi.
Thạnh se sắt lòng:
- Ai mà hạnh phúc thế?
Mỹ Xuyên tủm tỉm:
- Thì cũng người quen cả mà.
- Vậy thì anh càng nên đi cùng.
- Anh đâu có rơ với tụi em, khó đi cùng lắm.
Thạnh mang găng bảo hộ vào, nhưng vẫn chưa làm việc. Anh bồn chồn đi quanh căn phòng dài rộng vời tất cả bứt rứt.
Đợi Xuyên ốp xong miếng ván, Thạnh trầm giọng:
- Anh có chuyện quan trọng muốn nói với em ngay bây giờ.
Mỹ Xuyên ngạc nhiên:
- Chuyện gì gấp dữ vậy?
Thạnh ngập ngừng:
- Chuyện tương lai của công tỵ Anh... anh rất cần em, bởi vậy, anh hy vọng em sẽ luôn sát cánh với anh.
Mỹ Xuyên vô tư gật đầu:
- Đương nhiên rồi. Em không bao giờ bỏ lỡ cơ hội làm giàu.
- Ý anh muốn nói là... là...
Lúc Thạnh còn ấp úng thì một giọng đàn ông vang lên ngay ngưỡng cửa cắt ngang mọi lời anh sắp bày tỏ cùng Xuyên.
Hai người cùng nhìn ra cửa. Mỹ Xuyên thấy Trọng Bằng và một ông cụ cô từng gặp. Đó là ông Vĩnh Kha, người Tùng tới tay bắt mặt mừng khi đi cùng cô cách đây không lâu. Ông ta liên quan gì tới cái phòng triển lãm tranh này nhỉ?
Trọng Bằng lớn tiếng hỏi:
- Cụ thấy nơi đây thế nào?
Chống cây ba-ton bằng gỗ bóng loáng, ông Khả đảo mắt một vòng, giọng lạnh nhạt:
- Nom khéo hỉ? Ông có mắt tinh đời rứa mới mần giàu chứ.
Trọng Bằng hì hà:
- Cụ quá lời rồi. Được cụ chiếu cố là quý hóa quá cho cháu lắm. Cháu không ngờ cụ lại đích thân tới đây.
Ông Khả cau mày:
- Khi mô thì xong hè?
- Dạ, hai ngày nữa.
- Ôn định khi mô sẽ tới hắn?
Trọng Bằng ngẫm nghĩ:
- Dạ, cuối năm, nghĩa là còn đủ thời gian để gallery này nổi tiếng.
Ông Khả khoát tay:
- Cứ rứa mà mần tới, tiền bạc ôn không phải lo chi cả.
- Dạ, cháu hiểu mà.
- Chừ tui về.
- Dạ, cháu đưa cụ về ạ.
Đợi hai người ta tới sân, Thạnh chửi đổng:
- Mẹ kiếp bọn nhà giàu. Có chúng bị vôi hóa cứng khớp cả hai sao mà không biết chào ai cả. Đúng là… là…
Mỹ Xuyên bật cười:
- Trời ạ! Anh không … kính lão đắc thọ thì thôi, chẳng lẽ bắt ông cụ chào anh?
- Nhưng ít ra cũng có lời hỏi han chớ.
Xuyên chợt hỏi:
- Mà anh có biết ông cụ đó là ai không?
Thạnh khịt mũi:
- Một trong vài ba người giàu nhất thành phố này, Hoàng Thân Vĩnh Khả chính là ông ta đấy.
Rồi Thạnh thắc mắc:
- Chẳng lẽ ông ta lấn sân sang thị trường tranh?
Xuyên nhún vai:
- Hơi đâu thắc mắc chuyện thiên hạ. Làm việc đi … sếp.
Thạnh nhìn Xuyên, anh muốn nói tiếp điều mình cần phải nói, nhưng anh nhận ra cơ hội đã quạ Cái cơ hội ngàn vàng ấy đã bị lão Hoàng thân quốc thích hết thời kia phá vỡ mất rồi. Thạnh hậm hực quay lại với công việc của mình.
Hai người loay hoay đến trưa thì Ngọc Trâm đến, cô cao giọng bảo Xuyên:
- Tới giờ đi rồi, mày thế này thật khó coi quá.
Mỹ Xuyên phủi hai tay vào nhau:
- Tao chỉ cần năm phút là đủ dễ coi rồi. Hãy đợi đấy nhá.
Vừa nói, Mỹ Xuyên vừa bước vào toilettẹ Thạnh mon men đến gần Trâm:
- Hai người định đi đâu à?
Trâm hững hờ:
- Ờ.
- Tôi theo được không?
- Được. Với điều kiện anh biết đọc kinh gõ mõ.
Thạnh nhíu mày:
- Các cô đi chùa à? Định cầu gì vậy?
Trâm châm chọc:
- Cầu đủ hết, nhưng không có gì cho anh cả.
Thạnh nói:
- Vậy tôi sẽ tự cầu nguyện cho mình.
Trâm ngắt lời anh:
- Được lên cõi niết bàn hả?
Thạnh lắc đầu:
- Không. Địa ngục gần với tôi hơn, bởi vậy tôi sẵn sàng xuống gần địa ngục, miễn sao khi sống tôi đạt được mục đích.
Trâm trề môi:
- Vô lương tâm gớm nhỉ. Vậy mà tôi cứ tưởng anh hiền lắm chứ.
Mỹ Xuyên xách giò bước ra, cô nhìn Thạnh:
- Bọn em đi chùa nha.
Thạnh nói:
- Anh không nghĩ rằng em lại là một người tinh vào kinh kệ.
Mỹ Xuyên trầm giọng:
- Em đi thăm mộ ba mẹ. Hai ông bà được chôn trong chùa mà.
Thạnh bối rối:
- Vậy mà anh không biết. Tệ thật đó.
Ngọc Trâm chen vào:
- Có ai bắt lỗi đâu mà anh tự trách mình. Thôi, bye nhe.
Leo lên chiếc Angel cho Trâm chở, Mỹ Xuyên bỗng buột miệng:
- Ông Thạnh hôm nay thế nào ấy.
- Thế nào là thế nào?
- Tao không biết, nhưng hơi... bị khó chịu.
Trâm chép miệng:
- Từng tuổi này, chưa vợ khó chịu là phải rồi.
Xuyên bảo:
- Mày xem có ai, giới thiệu cho ổng một em.
Trâm tững tững:
- Có rồi, nhưng chỉ sợ con nhỏ đó không chịu thôi.
Mỹ Xuyên tò mò:
- Con nhỏ nào vậy?
Ngọc Trâm bật cười:
- Con nhỏ ngố ấy.
Mỹ Xuyên bấu vào eo Trâm:
- Bậy bạ hoài. Ông Thạnh đâu thích mẫu người như tao.
- Sao mày biết? Bộ Ổng đã tuyên bố ghét mày à?
- Không. Nhưng mà...
Trâm hạ giọng:
- Anh Ẩn kể, hôm trước say rượu, ông Thạnh cứ lè nhè gọi tên mày suốt. Ông ta bảo là yêu và thề sẽ cưới mày nữa chớ.
Mỹ Xuyên nhăn mặt:
- Đừng làm tao sợ, mày.
Ngọc Trâm ngang ngang:
- Yêu hoặc không yêu đó là câu hỏi cho mày giải đáp, chớ có gì phải sợ.
Mỹ Xuyên thở ra:
- Yêu thì chắc rằng không rồi, nhưng ngày nào cũng đụng mặt, ngại lắm.
Trâm nói:
- Ông ta thành lập công ty là một cách trói chân mày đó.
Mỹ Xuyên mím môi:
- Ở thành phố này còn thiếu gì công ty khác.
- Nói như mày thì vô tâm quá.
Xuyên im lặng, nhưng lòng chợt nghĩ tới Quyền. Dạo này anh vẫn kiên trì đeo đuổi cô. Mỗi tối, anh đến tận nơi Xuyên làm để đưa Xuyền về và cô đã từ chối trò đón đưa ấy.
Với đàn ông, tim Xuyên đã còn khóa kỹ. Cô vẫn chưa quyên chuyện cũ để có thể sẵn sàng đón nhận một tình yêu mới.
Tới cổng chùa, Ngọc Trâm xuống xe dẫn bộ. Hai người băng qua một khoảng sân rộng, đi qua cánh điện và tới khu nghĩa trang phía sau.
Phần mộ của ba mẹ Xuyên nằm cạnh nhau, giản dị nhưng trang trọng. Tất cả do một tay cô thiết kế.
Xuyên nhặt những chiếc lá vàng nằm trên mộ rồi bày hoa quả, nhang đèn ra cúng.
Mắt Xuyên bỗng cay xè, cô có biết bao nhiêu chuyện muốn nói với ba mẹ, nhưng dưới ba tấc đất kia, liệu ông bà có nghe không?
Đang trầm tư, Xuyên chợt nghe Trâm kêu lên:
- Họa sĩ của mày cũng vào chùa nữa kìa.
Xuyên quay lại và thấy Quyền đang đi tới với một phụ nữ trung niên mà cô đã quen khi thường tới đây thăm mộ ba mẹ. Không lẽ cô Diệu Hạnh là mẹ Quyền à?
Gặp cô, Quyền có vẻ rất ngạc nhiên, nhất là khi bà Diệu Hạnh bước đến trò chuyện với Xuyên một cách thân mật.
- Cháu khỏe không?
- Dạ, khỏe ạ.
Quyền hết sức thú vị:
- Thì ra bạn con cũng là người quen của mẹ. Thích thật.
Bà Diệu Hạnh mỉm cười:
- Mẹ cũng thích lắm.
Ngọc Trâm tủm tỉm cười, làm mặt Mỹ Xuyên đỏ ửng lên.
Bà Hạnh nhỏ nhẹ:
- Tới giờ công phu rồi, mẹ phải vào đây. Các con cứ tự nhiên nhé.
Đợi bà Hạnh đi khuất, Ngọc Trâm thắc mắc ngay:
- Sao mẹ anh lại tu vậy?
Quyền đáp:
- Tôi chưa bao giờ hỏi mẹ câu hỏi này, nên không giải thích với Trâm được.
- Nhưng chắc chắn anh phải biết lý do chứ.
Quyền trầm tư:
- Có biết.
Mỹ Xuyên hiểu Quyền muốn giữ kín chuyện của gia đình mình, nên cô liền lảng sang vấn đề khác.
- Trước đây, mỗi lần đi làm xa, tôi vẫn nhờ cô Diệu Hạnh chăm sóc mộ ba mẹ mình. Nói thật, tôi rất quý cô Hạnh.
Trâm cười hì hà:
- Vậy thì tốt rồi.
Mỹ Xuyên liếc Trâm, cô le lưỡi:
- Vào cửa phật không nên nguýt háy. Tội lắm đó.
Quyền đề nghị:
- Gần bên có quán cơm chay. Mình ăn nhé.
Ngọc Trâm tròn xoe mắt:
- Eo ơi! Anh cũng có căn tu nữa à?
Quyền cười:
- Tôi tu từ kiếp trước ấy chớ.
Mỹ Xuyên nhìn anh:
- Để khi khác, hôm nay tôi phải làm nhiều việc lắm.
Trâm nhún vai:
- Sợ lão Thạnh nhăn à?
Thấy Xuyên im lặng, Trâm đi vào, tiếp:
- Ông ta đâu có quyền giữ mày làm của riêng.
Mỹ Xuyên xụ mặt:
- Tất cả vì công việc thôi. Mày không nên nói thế.
Ngọc Trâm mỉa mai:
- Động tới ông ta một chút thôi là mày bênh ngay. Hai người mở công ty chung thật là hợp.
Quyền ngập ngừng:
- Nếu Xuyên bận thì dịp khác vậy.
Mỹ Xuyên chờ Quyền đi khuất mới gân cổ lên với Trâm:
- Sao hôm nay mày lắm lời quá.
Ngọc Trâm thản nhiên:
- Tao muốn đánh động gã Quyền nên mới nhiều chuyện một chút. Tiếc rằng gã khờ chẳng hiểu đách gì hết.
Xuyên ngơ ngác:
- Đánh động là sao chứ?
Trâm chặc lưỡi:
- Là cho hắn biết ngoài hắn ra vẫn còn người khác theo đuổi mày và dường như trái tim mày cũng xao động vì người kia... Nói đến như thế mà Quyền vẫn cứ ngu ngơ đến thấy tội. Nếu đang còn phân vân giữa hai người, tao nghĩ mày nên chọn Thạnh vì anh ta cùng nghề nghiệp sẽ hợp với mày hơn một gã nghệ sĩ lúc nào cũng tưởng mình đang sống trên mây.
Mỹ Xuyên chắp tay:
- Cho tao xin hai chữ bình an đi.
Hai người lên xe, Ngọc Trâm đưa Mỹ Xuyên tới phòng triển lãm tranh đang làm dở. Vào trong, cô gặp Thạnh ngồi dưới đất ở góc phòng với lon bia trên tay.
Mỹ Xuyên kêu lên:
- Trời ơi! Uống thế này sao làm việc được?
Thạnh cười khẩy:
- Ngoài công việc ra, em không có gì để nói với anh sao?
Mỹ Xuyên ngỡ ngàng:
- Anh muốn em nói chuyện gì khi từ trước tới giờ chúng ta vẫn thế?
Thạnh ngửa mặt tu hết lon bia rồi vứt nó vào góc phòng:
- Vậy mỗi khi ở cạnh Quyền, em nói những gì với hắn?
Xuyên khó chịu vì cách hỏi của Thạnh. Cô bướng lên:
- Em chỉ nghe thôi chớ không nói.
- Em nghe những gì? Hẳn là những lời êm dịu và dối trá?
Mỹ Xuyên nhún vai:
- Anh làm em buồn cười quá.
Thạnh gằn giọng:
- Thật ra Quyền đã nói gì? Hắn có tán tỉnh em không? Phải nhớ là mật ngọt chết ruồi. Bài học của Tùng với em vẫn còn mới nguyên ấy.
Mắt Mỹ Xuyên lóe lên tia giận dzữ:
- Cám ơn anh đã nhắc nhở, nhưng tốt hơn hết anh đừng khơi lại nỗi đau của người khác.
Mặt lầm lì, Mỹ Xuyên bước tới bức tường còn chưa khô và sơn tiếp.
Thạnh nói vẽ bứt rứt:
- Anh xin lỗi. Anh không được khéo trong cách nói, nhưng anh rất yêu, Xuyên à.
Mỹ Xuyên rùng mình vì những lời tha thiết đó. Cô càng hốt hoảng hơn khi thấy Thạnh tiến về phía mình.
Đặt thùng sơn xuống, cô đanh mặt lại:
- Quên chuyện ấy đi. Với em, bây giờ chỉ có công việc chớ tình yêu đã chết khô rồi.
Thạnh giữ chặt vai cô:
- Em nói láo.
Mỹ Xuyên đẩy mạnh Thạnh ra:
- Nếu thế anh làm việc một mình đi.
Thạnh vội chạy theo cô:
- Anh xin lỗi. Anh xin lỗi.
Mỹ Xuyên ngồi phịch xuống bậc cửa thở dài. Tuần sau, công trình này xong, chắc cô không làm việc với Thạnh nữa. Mơ ước mở chung công ty của hai người chỉ là ước mơ thôi.
Cô mệt mỏi nhìn Thạnh:
- Chiều nay cho em nghỉ sớm. Em không làm nổi nữa đâu.
- Nhưng em không giận anh chớ?
Xuyên khe khẽ lắc đầu. Cô với tay lấy túi xách rồi lầm lũi bước ra ngoài.
Đâu đó vang lên giọng hát:
"Tình vui trong phút giây, thôi ý sầu nuôi suốt đời, thì xin giữ lấy niềm tin dẫu mộng không thành. Dù trời đem cay đắng gieo thêm cũng xin đón chờ bình yên vì còn đây câu nói yêu anh âm thầm soi phút vui tìm quên... ".
Quyền nhìn Mỹ Xuyên bằng đôi mắt long lanh cảm xúc:
- Hôm nay tôi rất hạnh phúc vì tôi sắp tự khẳng định mình với cuộc đời, với mọi người.
Xuyên nói:
- Tôi nghĩ ngày mai mới là ngày hạnh phúc nhất, vì hôm nay đã khai mạc phòng tranh đâu nào.
Quyền mỉm cười:
- Ngày mai là ngày bận rộn, ngày của tôi, nhưng lại không dành cho tôi mà dành cho công chúng, cho mọi sự phán xét. Ngày mai, không bao giờ tuyệt bằng đêm nay, tôi hồi hộp, lo âu, vui sướng vì đã được mục đích của đời mình. Tôi hạnh phúc vì có người chia sẻ niềm hạnh phúc ấy.
Nắm tay Xuyên, Quyền dịu dàng:
- Tôi cám ơn Xuyên, người bạn của tôi, niềm cảm hứng của tôi.
Mỹ Xuyên lặng người đi vì những lời của anh, cô ấp úng:
- Tôi cũng rất vui vì đã... đã góp phần trang trí phòng triển lãm cho anh.
Quyền nài nĩ:
- Đêm nay Xuyên có thể thức chờ sáng với tôi không?
Mỹ Xuyên kêu lên:
- Không được. Anh phải dưỡng sức cho ngày mai chứ.
Quyền lắc đầu:
- Tôi biết chắc mình sẽ không ngủ được. Nếu một mình tôi phải tìm đến bia hay rượu ở một quán cóc nào đó cho vơi cô đơn.
Xuyên nghiêm nghị:
- Anh phải ngủ, nếu không mặt mũi bơ phờ khó coi lắm.
Quyền lim dim:
- Có ai ru tôi mới ngủ.
Mỹ Xuyên bước tới mở cassette:
- Anh nghe nhạc đỡ, một lát sẽ ngủ thôi.
- Xuyên không ngại sao?
- Anh chịu ngủ, tôi không ngại đâu.
Quyền cười buồn:
- Tôi luôn khao khát một căn phòng nhỏ xinh xắn, ấm cúng với người phụ nữ mình yêu. Hiện tại, tôi đang ở trong căn phòng mơ ước đó, nhưng người phụ nữ tôi yêu lại không hề yêu tôi. Cô ta vô tâm đến mức sẵn lòng cho tôi ở lại như một người khách trọ hoặc một kẻ lỡ đường.
Mỹ Xuyên bối rối:
- Anh trách tôi à?
Quyền lắc đầu:
- Làm sao có thể trách tình yêu cơ chớ?
Xuyên có vẻ dỗi:
- Đừng đùa nữa mà. Tôi giữ anh lại vì không muốn anh lang thang ngoài phố hay ngồi quán suốt đêm, chớ hoàn toàn không nghĩ gì khác.
Quyền bỗng đổi giọng:
- Em vẫn chưa quên được Tùng sao?
Quyền không trả lời. Quyền nhỏ nhẹ:
- Tôi sẽ chờ.
Mỹ Xuyên dịu dàng lẩn trách:
- Ngủ một chút đi. Đến sáng tôi sẽ gọi anh dậy.
- Trong lúc tôi ngủ, Xuyên làm gì?
- Tôi và anh Thạnh vào nhận một công trình, tôi phải thảo kế hoạch cho nó.
Quyền chép miệng:
- Tôi ao ước được như Thạnh. Xuyên này! Giá như tôi lại nghề, em có hợp tác với tôi không?
Mỹ Xuyên bĩu môi:
- Chưa biết tay nghề anh, ai mà thèm.
Quyền khoe:
- Không tệ đâu. Nếu không muốn nói là từ khá đến xuất sắc.
- Vậy sao lại bỏ nghề?
- Đã nói rồi. Tại họa sĩ là hàng hiếm mà.
- Sao từ đầu anh không học mỹ thuật mà học kiến trúc? Hơn nữa, anh có thể vừa là... sư, vừa là... sĩ mà. Hai trong một vẫn có giá hơn chớ. Lý do của anh coi bộ không ổn rồi.
Quyền gãi ót:
- Xuyên cho rằng còn lý do khác sao?
Mỹ Xuyên vênh mặt lên:
- Chớ không phải anh theo nghề vẽ vì cô nàng người yêu đầu tiên đang sống bên trời Tây à?
Mặt Quyền ngớ ra, rồi anh thích thú:
- Không ngờ em vẫn nhớ những lời tôi nói.
Mỹ Xuyên lầu bầu:
- Ai là "em" mà anh gọi ngọt sớt vậy? Không ngủ thì về hắt cho rồi.
Quyền vội nằm xuống chiếc ghế dài kê ở góc phòng với tất cả sảng khoái. Anh có quyền hy vọng một ngày nào đó Xuyên sẽ yêu anh, nhưng sao ngày đó không phải là đêm nay nhỉ?
Anh lặng lẽ ngắm Xuyên, cô ngồi nghiêng, gương mặt thanh tú chăm chú cúi xuống những trang giấy, tóc búi trễ nãi sau ót. Nhìn cô càng lâu, càng thích. Vơ xấp giấy trắng và cây bút nằm trên bàn kế bên, Quyền hối hả phác trên giấy gương mặt cô gái anh yêu. Anh vẽ nhanh như thể sợ Xuyên sẽ biến mất. Vẽ xong, anh hài lòng nhìn lần nữa, đặt xấp giấy lên ngực, Quyền nhắm mắt lại tìm mộng trong giấc ngủ.
Mỹ Xuyên buông viết, cô chống tay dưới cằm, cố tìm câu trả lời cho việc mình dễ dãi khi để Quyền ngủ lại. Cô không thể giấu mãi lòng rằng không quan tâm, không yêu anh, chỉ có điều tình yêu ấy đằm thắm đầy dè dặt chớ không cháy bỏng đam mê như đối với Tùng.
Một lần yêu một lần khổ, Mỹ Xuyên yêu nhưng sợ tính cách nghệ sĩ của Quyền. Cô đã cố hướng tình cảm của mình vào Thạnh, cố chấp nhận cách sống khô khan, thực tế của anh để rồi ngậm ngùi nhận ra, không thể o ép trái tim mình.
Trước sau Xuyên vẫn xem Thạnh như một người con trai. Tính anh đơn giản, nếu chấp nhận anh, chắc Mỹ Xuyên sẽ hạnh phúc hơn yêu một người như Quyền.
Bước đến gần chỗ Quyền nằm, Mỹ Xuyên nhẹ nhàng cầm xấp giấy đặt trên ngực anh lên. Nhìn thấy hình mình, Xuyên chớp mắt... chưa kịp quay đi, cô đã bị Quyền giữ chặt tay.
Giọng anh ngọt ngào, quyến rũ:
- Đừng bỏ anh một mình Xuyên. Anh chỉ cần có em thôi.
Mỹ Xuyên lắp bắp:
- Không.
Mắt Quyền long lanh dưới ánh đèn. Anh vòng tay ôm Xuyên, cô muốn bứt ra nhưng Quyền càng ghì chặt. Anh ôm mặt Xuyên trong lòng bàn tay và gắn miệng mình vào môi cô. Xuyên rùng mình trước cái hôn của anh.
Cô run rẩy:
- Em không muốn thế này.
Nhưng Xuyên mềm người trong vòng tay Quyền, rồi không hiểu sao cô thổn thức khóc. Vô cùng dịu dàng, Quyền hôn những giọt nước mắt mặn và nóng hổi lăn trên má Xuyên...
Hai người đang đắm đuối hôn nhau thì có tiếng gõ cửa.
Giọng bà chủ nhà trọ càu nhàu vang lên:
- Cô Xuyên có điện thoại khẩn kìa.
Hoảng hồn đẩy Quyền ra, Xuyên bước như chạy ra cửa. Quyền cũng vội vã bước theo.
Giọng Thạnh:
- Em biết Quyền đang ở đâu không? Tới giờ hắn vẫn chưa về nhà trọ.
Mỹ Xuyên nhìn Quyền rồi liếm môi:
- Có chuyện gì à?
- Người ta vừa điện thoại tới báo rằng phòng triển lãm tranh đang bị cháy.
Mỹ Xuyên kêu lên, ruột gan như thắt lại:
- Anh nói cái gì?
Thạnh quát vào máy:
- Phòng triển lãm của Quyền bị cháy, em phải tìm cho ra hắn.
Nhìn vẻ mặt kinh hoàng của Mỹ Xuyên, Quyền chợt nhói tim lo lắng.
- Chuyện gì vậy?
Mỹ Xuyên nắm chặt ống nghe, đầu dây bên kia Thạnh đã tắt.
- Cháy...
Đầu óc Quyền cuống quýt, anh hỏi:
- Cháy ở đây à?
Cổ Xuyên khô khốc:
- Không. Anh Thạnh vừa gọi báo cháy phòng triển lãm tranh của anh.
Phải một lúc sau Quyền mới hiểu ra Xuyên nói thế là thế nào. Anh vùng chạy ra sân, nhào lên chiếc Max, Xuyên hối hả chạy theo.
- Chờ em với.
Quyền phóng xe như điên, khi tới nơi, anh đã thấy những người chữa cháy đang dập lửa.
Quyên hoảng sợ nhìn ngôi nhà đỏ rực và gào to:
- Trời ơi! Không thể thế này được. Không thể được.
Bao nhiêu năm lao động của anh, những bức tranh vẽ Tháp Rùa, Hồ Hoàn Kiếm, Phố cổ Hội An, những bản chân dung đầy tình cảm, những tranh tĩnh vật đầy ấn tượng... Tất cả đều đang cháy rực và bốc lên thành những cuộn khói đen.
Quyền hét lên như điên, anh bổ nhào vào đám lửa. Mỹ Xuyên và vài người nữa vất vả lắm mới giữ anh lại được.
Xuyên thấy Trọng Bằng ở phía bên kia đường. Ông ta đang chậm chạp đến gần với vẻ của một người bàn quang không dính dấp gì đến ngôi nhà đang cháy, khiến Xuyên ngạc nhiên.
Nhưng cảm nhận thoáng qua ấy nhanh chóng tan đi. Mỹ Xuyên nghẹn ngào:
- Tại sao chuyện này lại xảy ra? Trời ơi! Lẽ nào anh ấy mất hết tất cả?
Trọng Bằng nói:
- Tôi không hiểu nguyên do, nhưng đúng là sự nghiệp của cậu Quyền chưa bắt đầu đã chấm dứt.
Dứt lời, ông Trọng Bằng lạnh lùng bước tới bên những người cứu hỏa trong khi Quyền rũ người dựa vào gốc cây gần đó. Mỹ Xuyên muốn ôm chặt lấy anh để cùng chia sớt những đớn đau khủng khiếp anh đang chịu đựng.
Đây hãy là một giấc mơ thôi. Xuyên cố tự nhủ và cố vùng lên để tỉnh dậy. Nhưng làn nước đen bẩn trên hè đã thấm vào đôi dép da đế mông của cô, mùi khói cay xè từ trong đống lửa tuôn ra, khiến cô ho sặc sụa.
Sự thật là như thế rồi, tất cả đang rực cháy. Quyền quay đi không dám nhìn và đám lửa đang nuốt trọn công trình của anh. Quyền nhìn lên khoảng trời bằng đôi mắt vô hồn.
Trọng Bằng đến và nhấn mạnh:
- Coi như không cứu được gì cả. Mất hết rồi.
Mỹ Xuyên chợt òa lên nức nở. Cô muốn nói là cô yêu Quyền, nhưng cô biết bây giờ đây những lời nói ấy với anh không có nghĩa lý gì cả.
Chương 14
- Quyền ơi!
Mỹ Xuyên lò mò trong bóng tối âm âm của căn phòng đóng kín cửa, cô vừa lên tiếng phá tan cái im lặng nặng nề nơi Quyền ở.
Anh nằm trên giường, nhưng không trả lời. Xuyên thở dài, cô mở cửa sổ nhìn đường, cố moi óc xem có cách nào kéo được Quyền ra khỏi tình trạng chán chường đã khiến anh bất động từ mấy tuần nay.
Từ sâu thẳm tím mình, Xuyên đau đớn cho Quyền, và cô quyết định dù thế nào cũng phải giúp anh thoát khỏi tâm trạng tuyệt vọng này.
Hít vào một hơi thật sâu, Mỹ Xuyên bước đến bên Quyền:
- Em không dám cho rằng em biết anh đang nghĩ gì. Em chỉ dám nói là em đã từng trải qua một tình trạng tương tự. Khi Tùng bỏ em đến với Mỹ Tú, em đau lắm và thê thảm đến mức không muốn cả đụng đậy tay canh. Điều duy nhất em muốn chỉ là ngủ... thậm chí muốn chết.
Ngừng một chút, Xuyên nói tiếp:
- Tình trạng đó kéo dài cả hàng tháng, chỉ đến khi Ngọc Trâm kéo em ra khỏi phòng và đưa em lại với công việc thì em mới nhận ra mình đã tự hủy hoại mình tới mức nào. Công việc đã cứu em và anh nữa, anh cũng chính là động lực khiến em yêu đời trở lại dầu lúc nào em cũng từ chối tình cảm của anh.
Dịu dàng cúi xuống, Xuyên thì thào:
- Anh hãy để em làm như vậy đối với anh nhé.
Quyền vẫn không buồn trả lời, Xuyên thở dài bất lực. Cô tự hỏi:
- Cứ thế này đến chừng nào?
Nỗi quan tâm lo lắng về anh còn lớn hơn nỗi sợ hãi của cô khi nhìn đám cháy đêm hôm ấy.
Xuyên buột miệng:
- Em không vì mình thì cũng phải vì mẹ chớ.
Nghe nhắc đến mẹ, Quyền mở mắt nhìn trừng trừng trần nhà:
- Tôi muốn được yên, em sang với Thạnh đi.
Mỹ Xuyên cau mặt vì lời Quyền vừa nói. Nhưng nghĩ đến tình trạng hiện giờ của anh, cô trầm giọng:
- Em tới với anh mà.
Quyền chua chát:
- Em thương hại tôi phải không? Tôi chẳng sao đâu.
Dứt lời, anh gượng dậy vớ chai rượu uống dở để trên bàn, Mỹ Xuyên mím môi lại, cô kêu lên:
- Em không cho anh uống nữa.
Vừa nói, cô vừa vứt cái chai ra ngoài cửa sổ. Quyền giận dữ bóp mạnh vai Xuyên, làm cô la lên vì đau.
Quyền khốn khổ:
- Anh trắng tay rồi, em đừng quan tâm đến anh nữa. Anh chắng còn gì để xứng với em đâu.
- Nhưng anh đã bảo là yêu em, em chỉ cần thế thôi.
Giọng Quyền khô khốc:
- Anh không còn tình yêu nữa. Ngồi bên em, anh chẳng có chút cảm xúc. Mọi thứ với anh, đều đã chết cả rồi.
Mỹ Xuyên trấn an:
- Rồi anh sẽ mất cảm giác đó. Mọi thứ vẫn còn nguyên chờ anh. Anh là người tài năng, anh thừa sức bắt đầu lại...
Mặt Quyền nhăn nhó:
- Anh không thể. Thật đó. Chỉ nghĩ đến tới việc cầm lại cọ, tay anh đã run rồi làm sao vẽ?
Mỹ Xuyên bảo:
- Nếu có nghị lực, anh sẽ vược qua tất cả. Mà nghị lực thì anh rất thừa. Đúng không?
Quyền nhếch môi. Anh chưa nói lời nào thì có tiếng gõ cửa. Mỹ Xuyên ra mở cửa. Cô hết sức bất ngờ khi thấy bà Ái Xuân và Thảo Ly. Có lẽ hai người cũng bất ngờ khi gặp cô chỗ này.
Thảo Ly vênh mặt bước vào:
- Lại là cô em. Hừ! Đúng là tài giỏi trong vệic mồi chài đàn ông. Nhưng sao lại để vuột Tùng vậy hở?
Mỹ Xuyên giận xanh mặt, cô chưa kịp đối phó, Quyền đã bảo:
- Em sang thăm Thạnh đi Xuyên...
Biết là bị đuổi khéo, Xuyên hầm hầm bỏ đi ra ngoài với một trời tự ái.
Hừ! Thì ra Quyền quen biết với bà Ái Xuân và Thảo Ly, vậy mà hôm ở Đà Lạt, anh không thành thật với Xuyên. Thật ra, giữa họ có quan hệ gì nhỉ? Mà dầu quan hệ gì chăng nữa, Quyền cũng không nên đuổi Xuyên một cách bất lịch sự như vậy.
Đứng ngần ngừ trước phòng Thạnh rồi Xuyên bước ra đường, leo lên xe xích lô cô nhờ chở về nhà lòng nặng nề khó chịu khi nghĩ tới Quyền và chị em bà Ái Xuân.
Vừa đặt lưng xuống nệm, cô chạy vội ra mở cửa. Mỹ Tú bước vào với nụ cười tươi tắn trên môi...
Dầu vẫn chưa tha thứ cho Tú, nhưng Xuyên vẫn nao lòng trước sự xuất hiện bất ngờ của em gái.
Liếc những túi xách lỉnh kỉnh Tú vừa đặt lên bàn, Mỹ Xuyên nói:
- Mang gì mà lắm thứ thế?
Tú tươi cười:
- Em mua cho chị đó.
Mỹ Xuyên chớp mắt:
- Chị không cần những thứ ấy.
Mỹ Tú trầm giọng:
- Nhưng tự lòng mình lúc nào em cũng muốn chăm lo cho chị. Từ bé tới giờ, em chưa làm gì cho chị hết.
Mỹ Xuyên cười khan:
- Thì ra em muốn đền bù.
- Không, em chỉ muốn là em của chị như từ xưa ấy. Em có lỗi đã cướp Tùng, nhưng thật tâm lúc nào em cũng thương quý chị.
Giọng Tú nghẹn lại:
- Chị đã thay ba mẹ nuôi em, vậy mà...
Mỹ Xuyên gạt ngang:
- Chuyện qua rồi, đừng nhắc lại nữa. Em sống như thế nào? Có hạnh phúc không?
Lau giọt nước mắt trên má, Tú nhoẻn miệng:
- Có. Tùng rất tối với em.
Xuyên nghe giọng mình thật lạ:
- Ráng mà cầm cương, Tùng là con ngựa bất kham, em không khéo hắn lại quen đường cũ.
Mỹ Tú tự tin:
- Chị không phải lo. Em là tay kỵ mã cừ khôi, Tùng không thoát khỏi em đâu. Hiện tại em đang nắm giữ cả điều hành gần hết các khách sạn của Tùng. Từ khi cưới em, công việc làm ăn lên thấy rõ từng ngày.
Mỹ Xuyên tò mò:
- Tùng để em tham gia kinh doanh à?
Mỹ Tú khúc khích:
- Mới đầu, ông ta đâu có chịu, em phải giở ngón nghề, cương nhu giận dữ, Tùng mới đồng ý ấy chứ. Giờ thì xem như cả thế giới về em, không có gì hạnh phúc hơn hoàn thành mộng ước. Bây giờ Tùng chỉ có việc nghỉ ngơi chơi bời, vì đã có em lo toan trong ngoài.
Mỹ Xuyên nhìn Tú:
- Em không sợ mất anh ta sao?
Tú lắc đầu:
- Hồn phách em giữ đây nè, làm sao mà mất được.
Hai người chợt lặng im. Một lát sau, Tú nói:
- Em có nghe chuyện cháy phòng tranh của Quyền. Đã tìm ra nguyên nhân chưa?
Mỹ Xuyên chép miệng:
- Bị chập điện.
- Đơn giản vậy thôi sao?
Mỹ Xuyên nhíu mày:
- Chớ không lẽ có gì phức tạp?
Mỹ Tú bảo:
- Không. Em chỉ nghĩ công sức cả đời của một nghệ sĩ phút chốc tiêu tan thành mây khói chỉ vì chập điện. Sao dễ đến mức thương tâm vậy?
Mỹ Xuyên thở dài:
- Tại xui xẻo, ai mà biết được.
- Chắc anh ấy buồn lắm?
- Đừng dùng từ "buồn", chẳng thấm tháp gì với nỗi đau của Quyền.
Mỹ Tú chợt hỏi:
- Chị đang yêu Quyền phải không?
Rồi không đợi Xuyên trả lời, Tú nói tiếp:
- Quyền là người có nội tâm phức tạp chớ không đơn giản như Tùng. Yêu người như thế cũng nên yêu.
Mỹ Xuyên nhìn Tú:
- Thế em không yêu Tùng sao?
Mỹ Tú cười xòa:
- Yêu... yêu chớ sao không?
Rồi Tú lảng đi:
- Em sắp khai trương một siêu thị. Hôm đó nhất định chỉ phải đến dự, giờ em về đây.
Mỹ Xuyên tiễn Tú ra tận đường. Cô dặn dò:
- Nếu rảnh, nhớ ghé thăm chị.
- Em sẽ nhớ, nhưng rảnh thì chắc khó lắm.
Mỹ Xuyên trở vào nhà. Một mình quạnh hiu cô bồn chồn nghĩ đến Quyền. Khi biết cô về chớ không sang bên Thạnh, anh sẽ nghĩ gì? Có biết cô dỗi và có đến tìm cô không?
Sau cú sốc dữ dội ấy Quyền đã thay đổi hoàn toàn. Cô không hiểu mình đủ sức giúp anh trở lại như ngày xưa không nữa.
Nằm chờ mãi vẫn chả thấy Quyền tới, Xuyên ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Cô chỉ giật mình khi nghe tiếng Thạnh gọi.
Cô ngồi dậy, rửa mặt, chải sơ mái tóc rồi ra mở cửa.
Thạnh bước vào, giọng lơ lửng:
- Ngủ mới dậy à?
Mỹ Xuyên gật dầu. Thạnh lại hỏi tiếp:
- Bao bị gì mà nhiều thế?
- Của Mỹ Tú. Nó vừa tới thăm em.
- Chỉ một mình nó thôi?
Mỹ Xuyên trả lời:
- Vâng.
Thạnh chăm chú nhìn cô:
- Hai chị em ổn cả chứ?
Mỹ Xuyên bật cười:
- Chớ anh nghĩ sao?
Thạnh nhún vai:
- Anh sợ thấy em khóc lắm. Nhưng... Ơn chúa em vẫn bằng an. Thế là tốt.
Mỹ Xuyên cắn môi:
- Quyền có hỏi anh về em không?
- Hoàn toàn không. Nhưng anh nghe như hắn có chuyện.
Mỹ Xuyên nhíu mày:
- Chuyện gì nữa?
Thạnh châm thuốc:
- Bà chủ nhà trọ nói mẹ Quyền bị bệnh phải đưa vào bệnh viện.
Mỹ Xuyên thảng thốt:
- Đúng là họa vô đơn chí. Nhưng bác ấy bệnh gì?
- Anh không biết. Nhưng chắc khá nặng.
Mỹ Xuyên ngồi thừ ra trên ghế, cô sốt ruột:
- Anh không hỏi xem mẹ Quyền được đưa vào viện nào à?
- Không.
- Ối trời! Anh thật vô tâm.
Thạnh nhếch môi:
- Muốn biết, em tới nhà trọ mà hỏi, chớ sao trách anh?
Xuyên ngượng ngùng:
- Em xin lỗi.
Thạnh nghiêm trang:
- Em đã yêu thêm lần nữa. Lần này em cũng lại với quá cao. Vĩnh Quyền xuất thân từ gia đình giàu có. Anh ta không phải dành cho em đâu.
Mỹ Xuyên tròn xoe mắt:
- Quyền mà giàu có à? Anh có lộn không vậy?
Thạnh nói:
- Tin hay không tùy em. Nhưng em sẽ gặp rắc rối nếu tiếp tục quan hệ với hắn.
Mỹ Xuyên nóng nảy:
- Nghĩa là sao? Anh nói ra đi, cứ úp mở hoài, em ghét lắm.
- Thì anh đã nói đó. Quyền là con nhà giàu, hắn vờ sống bụi để tìm hứng trong sáng tác, chớ không nghèo đến mức sống qua ngày bằng mì gói như em tưởng đâu.
Mỹ Xuyên ngờ vực:
- Vậy tại sao mẹ anh ấy lại phải nương náu cửa chùa?
Thạnh nhún vai:
- Anh không biết. Em đi mà tự tìm hiểu lấy.
Mỹ Xuyên ấm ức làm thinh. Mấy hôm sau, cô ghé tới phòng trọ của anh và được bà chủ nhà cho biết Quyền không còn ở đây nữa, anh vừa dọn đồ đạc đi sáng nay. Cô tới chùa hỏi thăm tin tức của bà Diệu Hạnh nhưng cũng chẳng nắm được thêm điều gì ngoài việc bà đã được người nhà đón về chăm sóc.
Chương 15
Mỹ Xuyên lặng lẽ nhìn Quyền. Trông anh khác hẳn với cái mái tóc chấm ót và bộ râu lười cạo. Anh ăn mặt sang trọng hơn bình thường, nhưng gương mặt đầy vẻ bơ phờ, hốc hác.
Xuyên nhỏ nhẹ.
- Bác gái sao rồi?
Quyền ngập ngừng:
- Đã đỡ nhiều.
- Nhưng bác bệnh gì?
- Thì cũng bệnh của những người già.
Mỹ Xuyên bắt bẻ:
- Vậy sao trông anh tiều tụy quá.
Quyền nói:
- Anh đâu có quen nuôi bệnh. Hơn nữa, anh đã đi làm lại.
Mỹ Xuyên sững sờ:
- Anh không vẽ nữa sao?
Quyền thở dài:
- Tạm thời là như vậy. Anh mệt mỏi quá rồi, không tâm trí đâu mà nghĩ tới việc cầm cọ.
Mỹ Xuyên xót xa:
- Em tiếc cho anh vì đúng là họa sĩ cũng hiếm hơn kiến trúc sư.
Quyền chán nản:
- Anh đã bỏ tất cả để vẽ, anh những tưỡng mình sẽ mãi mãi theo con đường đã chọn, nhưng đâu có được. Anh không tin số mệnh, khổ sao cuộc đời lại dồn anh vào cảnh ngộ này.
Mỹ Xuyên bóp nhẹ tay Quyền, cô se sắt khi nghĩ bàn tay tài hoa sẽ thôi cầm cọ vẽ.
Cô hỏi:
- Anh làm ở đâu?
Quyền lấp lửng:
- Ở công ty của người quen.
- Em biết họ không?
- Chắc biết.
Xuyên thốt lên:
- Bà Ái Xuân à? Bà ta sẽ không cho anh có thời gian để thở đâu.
Quyền nói:
- Anh biết bà ta là người thế nào mà.
Mỹ Xuyên bỗng đề nghị:
- Hay là sang làm với em và Thạnh đi. Chúng ta sẽ chung lưng góp sức.
Quyền nhìn xoáy vào mắt cô:
- Đời nào Thạnh nhận anh vào làm chung. Vả lại, bọn anh không hợp nhau.
- Nhưng lúc ở Đà Lạt...
Quyền lắc đầu:
- Bây giờ đâu phải lúc ở Đà Lạt. Em không hiểu sao?
Mỹ Xuyên im lặng. Rõ ràng Quyền hôm nay có khác với Quyền họa sĩ thuở nào. Nhưng cụ thể cái khác ấy là gì? Xuyên chưa hiểu hết.
Giữa hai người chợt như một vực sâu vô hình. Mỹ Xuyên không ngờ Quyền lại dễ buông xuôi đến thế, trong khi trước đây, anh luôn bảo: "Hội họa là lẽ sống của đời mình". Cái lẽ sống ấy đang vuột khỏi tầm tay, đang rời xa tâm trí của Quyền mà anh không có chút xíu mong muốn giữ nó lại.
Bỗng dưng Xuyên thấy thất vọng, niềm tự hào về Quyền tan biến mất rồi, cô buồn bã nhìn gương mặt không chút thần sắc của anh rồi trách:
- Sao anh lại dễ dàng buông xuôi vậy? Tương tai vẫn rộng mở phía trước mặt anh mà.
Quyền làm thinh. Một lát sau, mới nói:
- Anh biết mình làm gì và phải làm gì. Đôi khi người ta phải biết sống cho người khác. Mẹ anh cần được anh chăm sóc về cả tinh thần lẫn vật chất. Em thấy đấy, anh chẳng còn bức tranh nào cả.
Xuyên xót xa:
- Em hiểu rồi.
Quyền lắc đầu:
- Em không hiểu đâu. Nói thật, chưa khi nào anh căm ghét bản thân như lúc này.
Mỹ Xuyên dịu dàng:
- Em cũng từng như anh, nhưng khi nỗi đau nguôi dần, sẽ yêu đời trở lại.
Quyền lảng đi:
- Công việc của em thế nào?
Mỹ Xuyên ngập ngừng:
- Có hơi chậm một chút.
- Chậm là sao?
- Là ít công trình, nên số ngày nghĩ nhiều hơn số ngày đi làm.
Nhìn Quyền, Mỹ Xuyên dò dẫm:
- Nghe nói con trai bà Ái Xuân đi du học ở Pháp đã về, hắn ta rất giỏi về kiến trúc Châu Âu cổ điển lẫn hiện đại. Anh biết hắn không?
Quyền nhếch môi:
- Biết là sao, còn không biết thì sao? Thiên hạ khéo đồn đãi chớ hắn ta chả tài cán gì, nếu không muốn nói là nhu nhược, lo thân chưa nổi, phải bám vào công ty của gia đình.
Mỹ Xuyên chợt khó chịu vì vẻ đố kỵ của Quyền, cô nói:
- Anh không thích hắn à?
Quyền cười khẩy:
- Không. Ghét cay ghét đắng là đằng khác.
- Anh và hắn từng đụng chạm sao?
Quyền hờ hững:
- Ờ. Đó là chuyện thường xuyên.
- Như vậy anh sẽ gặp khó khăn.
Quyền xua tay:
- Đừng nhắc đến vấn đề này nữa, được không? Anh rất khó chịu khi nghe có người hỏi về cháu đích tôn của ông Vĩnh Khả. Hắn chỉ là một cái vỏ ốc nhỏ nhoi giữa lòng đại dương. Có thể cái võ ấy lấp lánh, nhưng dầu sao nó cũng là cái vỏ ốc.
Mỹ Xuyên nhẹ nhàng:
- Đố kỵ đâu phải là tính cách của anh.
Quyền trầm giọng:
- Anh thấy thương hại cho số phận hắn, chớ không hề đố kỵ.
Xuyên chuyển đề tài:
- Em rất muốn đến thăm và chăm sóc bác.
Quyền gật đầu:
- Rồi anh sẽ đưa em tới. Mẹ quý em lắm. Bà cứ hỏi về em mãi.
Xuyên hỏi:
- Anh đã nói gì với bác?
Đưa ngón tay trỏ lên, Quyền bảo:
- Chỉ một câu thôi.
- Câu gì?
- Xuyên là một nửa của con.
Xuyên nóng người vì cái nhìn của Quyền. Anh kéo cô lại và khát khao cúi xuống hôn cô, nhưng Xuyên vẫn có cảm giác xa xôi lạ lẫm. Quyền của cô cứ y như một người nào khác.
Mỹ Xuyên khép mi, cô đáp lại sự nồng nàn của Quyền, nhưng cô không thể. Vốn là người nhạy cảm, anh nhận thấy ngay tâm trạng của Xuyên.
Buông vội cô ra, anh đốt thuốc lá:
- Anh xin lỗi.
Mỹ Xuyên ngơ ngác:
- Sao lại xin lỗi?
Rít một hơi thuốc, Quyền khô khan:
- Vì anh hiện giờ không phải là của em trước kia.
Xuyên gượng gạo cười:
- Vậy em phải tìm một nửa kia của mình ở đâu?
Lay tay Quyền, cô khẩn khoảng:
- Có chuyện gì xảy ra với anh, cho em biết đi?
Quyền lầm lì:
- Chuyện gì nữa ngoài những chuyện đã xảy ra? Với một đời người, bao nhiêu đó là quá nhiều bi kịch rồi.
Mỹ Xuyên lắc đầu:
- Anh lẩn tránh trả lời câu hỏi của em.
Quyền nhát gừng:
- Anh chỉ có thể trả lời như thế.
- Nói yêu em, nhưng anh lại giấu kín về bản thân mình. Điều đó thật khó chịu.
- Với em, anh muốn mình lúc nào cũng là họa sĩ chưa nổi danh, có bà mẹ sống nhờ cửa Phật.
Mỹ Xuyên hỏi tới:
- Vậy còn bác trai đâu? Sao không khi nào em nghe anh nhắc tới hết vậy?
Quyền ngập ngừng:
- Ba anh có cuộc sống riêng an nhàn sung túc, ông không quan tâm tới ai ngoài chính mình. Ông chẳng hề có trách nhiệm với mẹ anh, nên lâu rồi trong thâm tâm anh, ông không hề hiện hữu. Với anh, chỉ có mẹ, anh sẵn sàng làm bất cứ việc gì vì bà.
Xuyên hạ giọng:
- Anh đã làm được gì?
Quyền xúc động:
- Lâu nay anh chỉ đeo đuổi nỗi đam mê của mình, chớ có làm được gì cho mẹ đâu. Giờ nghĩ lại, anh rất ân hận.
Xuyên liếm môi:
- Anh muốn nói là bệnh tình của bác không nhẹ?
Mắt Quyền chợt cay xè:
- Mẹ bị ung thư máu.
Mỹ Xuyên sững sờ:
- Chính xác chứ?
Quyền gật đầu:
- Anh không cho phép mình tuyệt vọng khi biết kết quả chuẩn đoán.
Xuyên nắm tay anh:
- Chúng ta phải làm sao?
- Ở Việt Nam đã cách điều trị bằng phương pháp ghép tùy.
- Nhưng chắc chi phí không nhỏ?
Quyền rít thuốc:
- Tiền bạc không phải lo vì công ty của bà Ái Xuân đã ra giá để mua anh. Cái khó là phải tìm được người thích hợp để cấy tủy cho mẹ.
Mỹ Xuyên nhiệt tình:
- Em tình nguyện cho tủy.
Quyền chớp mắt:
- Cám ơn em.
- Sao lại cám ơn một nửa của mình nhỉ?
Quyền mỉm cười, nâng cằm Xuyên lên:
- Cám ơn cuộc đời đã dâng tặng em cho anh.
Mỹ Xuyên vùi mặt vào ngực Quyền và nghe anh nói:
- Điều anh sợ nhất là phải kéo dài thời gian tìm được người thích hợp với mẹ. Bệnh của bà đang chuyển sang giai đoạn xấu nhất.
- Lâu nay anh không biết à?
Mặt Quyền nhăn lại, đau đớn:
- Mẹ giấu, với lại anh quá vô tâm nên bây giờ cứ ray rứt mãi.
Xuyên vội an ủi:
- Bác sẽ không sao đâu. Anh đừng quá bi quan.
- Anh cũng mong là như thế.
Hai người ngồi tựa vào nhau trong căn phòng nhỏ. Tâm trạng Mỹ Xuyên vơi bớt nặng nề, cô an tâm khi đã tìm thấy một Quyền tràn đầy tình cảm, không lạnh lùng, khó hiểu như cô vẫn tưởng nữa.
Ngọc Trâm vừa giữ ống nghe trên tay, vừa hét:
- Xuyên! Điện thoại.
Đang ngồi vẽ sơ đồ trang trí, Xuyên vội chạy tới đón lấy ống nghe. Giọng bà Ái Xuân vang lên ở đầu dây bên kia khiến Xuyên nổi da gà.
- Nhận ra ai không con nhóc đỏng đảnh?
Xuyên trấn tĩnh bằng một loạt thăm hỏi:
- Dạ, có khỏe không cô?
Giọng bà Xuân rít lên:
- Cám ơn. Từ khi không có cô kế bên, tôi khỏe hẳn lên vì không phải bực mình bởi những thói ngu ngốc.
Mỹ Xuyên nóng mặt:
- Xin lỗi. Cô điện cho cháu có chuyện gì?
Bà Ái Xuân nhấn mạnh từng chữ:
- Yên cầu cô tránh xa Quyền ra, nếu không muốn bị nhận phần thua thiệt...
Xuyên lạnh lùng, ngắt lời bà ta:
- Tôi không còn là thư ký riêng của cô để phải nghe những lời dọa nạt như vừa rồi. Với lại, cô không có quyền xen vào chuyện của tôi và Quyền.
Bà Ái Xuân hét vào máy:
- Hừ! Mới đó mà mọc nanh rồi à? Cứ bám vào Quyền thử xem. Tôi sẽ bẻ nanh cô đấy. Cứ đợi mà xem.
Dứt lời, bà ta gác máy đánh rầm. Mỹ Xuyên cũng thế. Cô đi tới đi lui, miệng lẩm bẩm khiến Ngọc Trâm phải kêu lên:
- Trông mày kìa. Cứ y như bản sao của ông Thạnh, mồm thì lầm bầm chửi rủa, chân cứ đi như tập trận.
Xuyên ôm đầu:
- Không làm thế chắc tao phát điên mất.
- Nhưng chuyện gì?
Cô chưa kịp trả lời Trâm thì Ẩn và Thạnh bước vào. Mặt ai cũng hầm hầm trông thật sợ.
Người đầu tiên mở miệng là Thạnh, anh chửi rần trời làm cô và Trâm cứ ngẩn ngơ nhìn.
Đưa tay hất sơ đồ Xuyên đang vẽ dở trên bàn xuống, Thạnh ngoác mồm:
- Mẹ! Vẽ vời gì nữa. Họ không thuê mình nữa đâu.
Xuyên và Trâm cùng kêu to:
- Sao lại thế?
Thạnh cau có:
- Sao với trăng gì? Công ty Đại Hưng lấy thịt đè người. Nó nhận giá rẻ gần như... công chùa, làm sao mình có đất sống đây?
Ẩn để thêm vào:
- Đại Hưng là đại công ty, họ đâu cần những công trình nhỏ, vậy mà bây giờ chỗ nào họ cũng đặt tay vào. Điều này có nghĩa gì nhỉ?
Thạnh cay cú:
- Đi mà hỏi Mỹ Xuyên. Cô ấy có bạn thân ở công ty này đấy.
Xuyên khó chịu:
- Anh nói thế là sao chứ?
Thạnh thản nhiên nhấn mạnh:
- Em thừa hiểu mà.
Mỹ Xuyên kêu lên:
- Bộ Quyền có quyền quyết định chuyện này sao?
Thạnh làm thinh, đốt thuốc hút. Rít được vài ba hơi, anh dụi tắt, miệng lẩm bẩm ra ngoài.
Ngọc Trâm nhìn Ẩn:
- Tại sao anh Thạnh lại nói thế?
Ẩn nhún vai:
- Mất một hợp đồng làm ăn, tức là phải. Chỉ sợ đây mới là bước khởi đầu. Công ty mình là hạng cò con, không khéo xoay thì xập tiệm là chắc.
Ngọc Trâm ngẫm nghĩ:
- Em lại nghĩ đây chỉ là sự ngẫu nhiên chớ công ty Đại Hưng chưa hẳn muốn triệt chúng ta. Họ làm thế, chẳng thâu lợi được bao nhiêu, trong khi đối thủ đáng cạnh tranh của Đại Hưng phải là những tổng công ty tầm cỡ quốc gia kìa.
Mỹ Xuyên ngồi thừ ra trên ghế, trong tâm trí cô những lời bà Ái Xuân vừa nói chợt vang lên rõ mồm một. Bà ta hăm sẽ bẻ nanh cô. Đây không phải lời dọa suông rồi. Nhưng tại sao bà ta lại ngăn cô đến với Quyền. Tình cảm riêng của hai người có ảnh hưởng gì đến bà ta chớ?
Nhặt bàn thiết kế lên, cuộn tròn lại cho vào tủ, Xuyên cầm túi xách, giọng mệt mỏi:
- Tôi về đây.
Tới phòng điện thoại công cộng gần đó, cô gọi cho Quyền, nhưng không ai nhấc máy. Cả số di động cũng thế.
Mỹ Xuyên bất giác thở dài. Dạo này Quyền luôn buồn bã vì bệnh của bà Diệu Hạnh ngày càng nặng. Cô đã thử cho tủy nhưng vẫn là người không thích ứng với cơ thể bà Hạnh. Sức khỏe bà ngày một kém chỉ số may mắn được tính trên phần ngàn. Điều này khiến Quyền hết sức đau khổ và Xuyên cũng kém vui. Nhưng không ai làm được gì ngoài việc chăm sóc cho một người đang bước dần tới cái chết.
Về nhà, Xuyên vào bếp. Đang định nấu cơm, cô nghe tiếng Mỹ Tú gọi mình.
Ra mở cửa, cô hờ hững:
- Hôm nay không bận làm ăn sao?
Tú cười tươi như hoa:
- Vừa làm ăn về đấy chứ.
Nhìn bộ đồ chắc phải hàng trăm đô trở lên của Mỹ Tú, Xuyên hỏi tiếp:
- Vừa đóng phim xong à?
Tú lắc đầu:
- Không. Em dự lễ động thổ một công trình lớn của công ty Đại Hưng. Chị biết em đã gặp ai khôn g?
Mỹ Xuyên đáp ngay:
- Chắc là Quyền rồi. Anh ấy đang làm việc ở đó mà.
- Ảnh làm gì chị biết không?
Xuyên nói:
- Chị không hỏi, nhưng chắc cũng được phụ trách một khâu gì đó chớ không đến đỗi làm lính trơn.
Mỹ Tú phá ra cười khiến Xuyên ngơ ngác:
- Bộ chị nói sai à?
- Sai quá đi chớ. Chị không biết Quyền làm gì thật hả?
Mỹ Xuyên lắc đầu:
- Đam mê cả đời của Quyền là hội họa, làm việc cho công ty Đại Hưng là vì hoàn cảnh bắt buộc, Quyền không thích do đó chị cũng không hỏi nhiều về việc anh ấy đảm trách.
Tú hạ giọng:
- Chị đúng là vô tâm. Ngày xưa, Tùng đã từng than phiền về chị như thế với em. Tới bây giờ chị vẫn thế sao?
Mỹ Xuyên ngỡ ngàng nhìn em gái:
- Vô tâm à? Chị lại nghĩ không nên tò mò vì tôn trọng Quyền chứ.
Mỹ Tú nhấn mạnh:
- Nếu Quyền chưa khi nào nói với chị vai trò vị trí của anh ta trong Đại Hưng thì chị nên dè chừng hắn là vừa.
- Vì sao lại thế?
- Vì một là Quyền xem thường chị. Hai là hắn coi chị như một món đồ chơi, hắn đã dối gạt chị khi vờ mình là một gã nghèo nàn. Hừm! Thật ra Vĩnh Quyền chính là Đại thiếu gia, cháu tích tôn của Hoàng thân Vĩnh Khả, người thừa kế hợp pháp duy nhất của dòng họ, là con trai bà Ái Xuân đấy.
Tai Xuyên ù hẳn đi. Cô vỗ vào trán mấy cái liền, mặt ngơ ngác:
- Em vừa nói gì?
Mỹ Tú nghiêm mặt:
- Em không nhắc lại đâu. Chị đi mà hỏi Nguyễn Phúc Vĩnh Quyền ấy! Hừ! Cái mụ Ái Xuân đúng là đồ... giời đánh. Vừa gặp mặt em, mụ đã móc ngoéo, chì chiết về chị. Mụ ấy hăm sẽ đạp đổ nồi cơm của chị đấy.
Mỹ Xuyên ngồi như đã hóa đá. Cô ức nghẹn cả ngực vì tất cả những gì vừa nghe. Thì ra con người thật của Quyền là đây. Lẽ nào Quyền mắc chứng đa nhân cách, lúc anh là một họa sĩ nghèo, lúc là một công tử con nhà quyền quý? Vậy bà Diệu Hạnh là ai? Khi bà Ái Xuân mới là mẹ anh? Thật Xuyên không hiểu gì về Vĩnh Quyền hết.
Giọng Mỹ Tú lại vang lên:
- Nếu Quyền có nghĩ tới chị, anh ta sẽ đến để giải thích. Còn không thì chấm dứt là vừa. Rồi em sẽ giới thiệu cho chị những người đàn ông hết sức đàn ông mà em quen trong giao tế. Thế giới đã sáu tỉ người, lo gì không tìm ra một người cho mình chứ.
Mỹ Xuyên chớp mắt, cô không nghĩ như Tú vì với cô, yêu là chuyện rất khó. Mối tình đầu muộn màng với Tùng đã chóng vánh vỡ tan vì không biết nắm giữ trái tim người đàn ông yêu mình. Mối tình kế tiếp xem ra đã rất giống một cơn mơ vậy thì trong số sáu tỉ người của trái đất này, cô sẽ chết chìm mất, chớ dễ gì tìm được tình yêu khác như lời đầy tự tin, tự mãn của Mỹ Tú.
Cô hỏi vơ vẩn để quên nỗi đau của mình:
- Lúc nãy Tùng có đi với em không?
Tú nhếch môi:
- Ổng lên Đà Lạt rồi.
- Sao thế?
Tú cười đầy mai mỉa:
- Lánh nặng tìm nhẹ ấy mà. Đã có vợ lo cả rồi, cần chi động tay. Càng ngày em càng thấy Tùng ỷ lại vào em.
- Nhưng Tùng đâu thích vợ tham gia kinh doanh?
- Đúng thế. Chỉ vì anh ta sợ bị vợ lấn lướt. Chị biết không? Trước đây, Tùng bỏ mặc cho người của mình làm mưa gió, mỗi tháng họ báo cáo thu chi bao nhiêu cũng gật. Lời ít nhiều cũng ừ. Đến khi em nhúng tay vào quản lý thì mới biết hàng tháng thất thu, thất thoát hàng mấy chục triệu.
Môi nhếch lên khinh khỉnh, Mỹ Tú nói:
- Thế là em cho thay hầu như gần hết nhân viên trong khách sạn, các cơ sở làm ăn của Tùng. Thoạt đầu, ổng đâu có chịu, hai đứa cự nhau dữ dội, cuối cùng người thắng là em. Dầu không bao giờ muốn, ổng cũng phải để em bắt tay vào kinh doanh.
- Em không làm diễn viên nữa sao?
Mỹ Tú nhún vai, kẻ cả:
- Thỉnh thoảng tham gia vài ba băng ca nhạc, karaoke cho vui vậy mà. Nghề diễn chỉ là nấc thang để em đạt mục đích trở nên giàu có, giờ làm những việc khác hái ra tiền gấp bội lần, không khoái à? Nếu có quay lại nghề, em sẽ làm bầu sô, sướng hơn nhiều.
Cười khẩy, Tú nói tiếp:
- Nghĩ chuyện đời mà chán. Lúc còn nghèo, mình quỳ lụy xin xỏ một vai phụ, thiên hạ ngó lơ, giờ mình không thèm, họ lại mời tới mời lui, tiền cát-xê lại cao nữa chứ. Bởi vậy mới thấy tiền tài, địa vị luôn đi đôi với nhau. Hễ đã được cái này sẽ có cái kia, còn thiếu một thứ thì không có gì cả.
Mỹ Tú long lanh mắt:
- Em không giấu tham vọng của mình. Một ngày nào đó em sẽ cho mụ Ái Xuân biết mặt.
Mỹ Xuyên làm thinh khi nghe nhắc tới Ái Xuân. Giờ cô hiểu vì sao bà ta cấm cô quan hệ với Quyền rồi.
Mỹ Tú nhìn đồng hồ:
- Em phải đi ăn cơm trưa với khách. Chị đi với em nhé? Biết đâu sẽ tìm được mối làm ăn? Em đang dự định đầu tư qua ngành địa ốc đấy.
Xuyên vội nói:
- Em mới làm quen với kinh doanh, ham hố quá coi chừng thất bại đó.
Tú tự cao:
- Chị không phải lo. Em không thất bại đâu. Dầu sao dòng máu kinh doanh của ba vẫn tràn trề trong cơ thể em mà.
Đợi Tú đi khỏi, Xuyên buông mình xuống giường với cảm giác của người vừa bị mất trộm. Quyền là cháu đích tôn, là thừa kế duy nhất của một gia đình giàu. Lẽ ra cô mừng mới phải chứ. Tại sao anh lại gạt cô nhỉ?
Mỹ Xuyên tấm tức úp mặt vào gối, mãi đến khi nghe giọng Quyền mới ngồi bật dậy.
Cô sẽ nói gì với anh đây? Cơn giận chợt bùng lên khiến Xuyên cứ ngồi ỳ ra giường cho đến lúc Quyền xô cửa bước vào.
Anh im lặng khi thấy Xuyên ngồi bó gối một chỗ. Quyền lặng lẽ nâng mặt cô lên:
- Em đang chờ anh tới nhưng không muốn mở cửa khi nghe gọi. Sao thế nhỉ?
Xuyên mím môi:
- Em không hề chờ anh.
Quyền giễu cợt:
- Em biết em đang nghĩ gì rồi.
Giọng Xuyên chợt nghẹn lại:
- Vậy anh nói đi. Có phải anh quá coi thường em nên mới nói dối đủ điều phải không?
Quyền trầm giọng:
- Anh chỉ chối bỏ cội nguồn của mình, chứ không dối em điều gì cả.
Mỹ Xuyên nhíu mày:
- Chối bỏ cội nguồn. Nghĩa là sao chứ?
Quyền chép miệng:
- Anh không muốn làm cháu đích tôn của dòng họ. Anh đã bỏ tất cả vì cái danh xưng ấy, để rồi cuối cùng vì mẹ, anh phải quay về.
Xuyên nhìn Quyền. Ánh mắt buồn chán của anh làm cô nẫu ruột. Xuyên dịu dàng:
- Từ lâu em vẫn manh nha hiểu cuộc đời anh có nhiều uẩn khúc, nếu thật lòng yêu em, anh hãy nói hết ra đi.
Quyền im lặng. Lâu lắm anh mới lên tiếng:
- Phải bắt đầu từ đâu nhỉ? Từ cái dòng dõi hoàng thân quốc thích chẳng còn chút hư danh nào của anh à? Thôi thì bắt đầu từ ông nội anh vậy. Ông là con trai duy nhất của dòng họ. Hồi sinh ra ông, nghe đâu hoàng tộc phải họp lại để đặt tên. Chẳng hiểu thời đó gia tộc anh danh gia vọng tộc thế nào, anh chỉ nghe kể ông được đưa sang Pháp ăn học rồi về nước lấy vợ và đi theo con đường kinh doanh. Ông giao du rộng, giỏi thao lược, nên chẳng mấy chốc trở nên giàu có. Qua bao cuộc bể dâu, vật đổi sao dời, ông vẫn tồn tại và vươn lên.
Im lặng một chút, Quyền nói tiếp:
- Ông ăn ở với nhiều người đàn bà, nhưng cũng chỉ có ba anh là con trai duy nhất. Việc sợ không người nối dõi tông đường đã thành nỗi ám ảnh thường xuyên nơi ông. Nhất là ba anh sức khỏe rất kém lại nhút nhát, thụ động với sở thích ham đọc sách và nghiên cứu văn hóa dân tộc. Suốt ngày đi học về là ông chui vào phòng đọc sách, hay giấu mình trong thư viện quốc gia, trong khi ông nội chỉ muốn ba anh nối nghiệp kinh doanh. Ông buộc ba anh cưới vợ rất sớm với hy vọng có được con đàn cháu đống.
Cười khẩy đầy chua cay, Quyền bảo:
- Khổ nỗi, bà Xuân chẳng có được đứa con nào. Bù lại bà ấy rất giỏi việc.
Mỹ Xuyên nhẹ nhõm:
- Thì ra bà Ái Xuân không phải mẹ anh.
Quyền nói:
- Ơn chúa! Sự thật đúng là vậy, dù suốt hai mươi mấy năm dài anh cứ tưởng bà Xuân đã sinh ra mình.
Xuyên ngập ngừng:
- Sự thật là thế nào? Tại sao bà Diệu Hạnh lại... lại...
Quyền kể tiếp:
- Hồi đó mẹ anh là cô gái quê nghèo khó, đến mức phải đi ở để có tiền trả nợ cho cha mẹ. Bà ở đợ cho ông bà nội anh. Không hiểu bà nội đã thuyết phục thế nào mà mẹ đã đồng ý vụng trộm với ba anh. Kết quả của sự vụng trộm ấy chính là anh, một đứa cháu đích tôn của dòng họ. Trong khai sinh, anh mang tên Nguyễn Phúc Vĩnh Quyền, cái tên sang trọng thật. Nhưng oái ăm sao, tên mẹ anh lại là Ngô Thị Ái Xuân chớ không phải Đặng Thị Mùi như tên của mẹ. Bà không được quyền nhìn con ngay khi đứa bé chào đời.
Nghe nói anh rất khó nuôi, nên bà nội phải để mẹ chăm sóc anh trong vai trò vú em. Anh lớn lên bằng dòng sữa mẹ, trong lời ru của mẹ, nhưng không hề biết đó chính là mẹ mình.
Từ nhỏ, anh chỉ được thật sự yêu thương từ bà nội và chị Vú. Phần bà Ái Xuân, bà ấy bận việc suốt ngày, ít khi nào ngó ngàng đến anh, nếu có chăng chỉ là những ánh mắt dửng dưng, ghẻ lạnh.
Anh nhớ hồi anh chừng bảy, tám tuổi gì đó, có một lần bà Xuân đã hất nguyên một tô cháo nóng vào mẹ anh khiến bà bị phỏng. Bà nội đã buộc mẹ nghỉ việc, lần đó anh buồn đến độ bệnh gần chết. Bà nội sợ quá phải gọi mẹ trở về, nhưng không cho ở chung nhà với bà Xuân. Anh, bà nội và mẹ lên sống trên Đà Lạt. Đồi Hoa Vàng chính là nơi anh sống cho tới năm vào Sài Gòn học đại học Kiến trúc.
Mỹ Xuyên tò mò:
- Đến chừng nào anh mới biết bác Hạnh là mẹ mình?
Giọng Quyền ngậm ngùi:
- Mãi đến khi bà nội hấp hối trên giường bệnh, bà mới nói thật mọi sự với anh.
- Chắc lúc ấy anh hết sức đau khổ?
- Đúng vậy. Anh nhất nhất đòi ông nội phải chấp nhận mẹ anh là con dâu như bà Ái Xuân, nhưng ông cương quyết không chịu. Ông và bà Xuân đổ hết lỗi cho người đã chết. Ông trách bà nội đã dối ông khi bảo anh là con nuôi, xin ở cô nhi viện về.
Quyền cười khẩy:
- Đời nào ông nội lại chấp nhận nuôi con nuôi trong khi ông là người đa nghi, kỹ tính. Đó chỉ là cách từ chối thôi. Là người Tây học, lẽ ra tư tưởng ông phải rộng rãi, phóng khoáng mới phải. Đằng này, ông vừa bảo thủ, vừa hẹp hòi. Cái tư tưởng phong kiến lỗi thời vẫn ngự trị trong tâm hồn ông. Điều đó làm anh đâm ra bất mãn. Những nền nếp cũ lâu nay được anh tuân thủ nghiêm ngặt, bỗng không còn nghĩa lý nào cả, anh muốn phá nát, đập tan những ràng buộc ấy.
Mỹ Xuyên trầm ngâm nhìn Quyền:
- Và anh đã phản đối bằng cách bỏ nhà ra đi?
Quyền nói:
- Sau khi bà nội chết, mẹ anh cương quyết không ở lại nữa. Vả lại, ông nội cũng chả muốn. Bà đã vào chùa với pháp danh Diệu Hạnh. một lúc hai người thân thương nhất đời đều bỏ anh. Anh bế tắc hoàn toàn. Để xoa dịu, ông nội đưa anh sang Pháp tu nghiệp thêm về kiến trúc với ước muốn khi trở về, anh sẽ thay bà Xuân nắm giữ công ty Đại Hưng. Anh đồng ý đi, nhưng khi đến Paris anh đã theo ngành hội họa.
Mỹ Xuyên tò mò:
- Sao lại có sự thay đổi ấy?
- Hồi còn bé, năng khiếu hội họa phát triển rất rõ nét trong anh, nhưng ông nội cấm tuyệt hai từ họa sĩ. Ông khéo léo hướng anh sang nghề kiến trúc. Vì sợ, vì nể nên anh răm rắp tuân lệnh. Nhưng tới lúc đó thì không. Anh đã nhìn rõ ông nội và quyết định tự làm chủ đời mình. Khi biết anh học vẽ, ông đùng đùng nổi giận, nên không chi viện, dù một xu. Mấy năm dài trên đất khách, anh phải vất vả kiếm sống và miệt mài học, học mãi. Cuối cùng, anh cũng bán được những bức tranh còn rất non tay nghề của mình.
Hai người im lặng khá lâu. Quyền bùi ngùi, chua xót:
- Lẽ nào số anh không là họa sĩ, anh không thể theo con đường nghệ thuật anh đã chọn mà phải trở thành một nhà kinh doanh lúc nào cũng phải tính toán để nâng cao số vốn của mình lên? Ối! Trời ơi! Anh chán quá đi thôi.
Mỹ Xuyên bóp nhẹ tay Quyền:
- Không. Nhất định anh sẽ đi trên con đường mình đã chọn.
Quyền ngao ngán:
- Sẽ không có thời gian và cơ hội đâu em. Ông nội không đời nào cho anh cầm cọ trở lại.
- Nhưng anh có quyền làm điều đó mà.
Quyền lắc đầu:
- Không.
- Tại sao?
- Anh đang cần tiền lo thuốc thang cho mẹ. Ông nội sẽ chi trả hết mọi phí tổn với điều kiện anh trở về Đại Hưng.
Mỹ Xuyên lặng thinh, tim nhoi nhói vì gương mặt hằn vết khổ sở của Quyền. Tội nghiệp anh và khâm phục anh xiết bao.
Giọng Quyền đều đều:
- Trước đây anh không muốn nói với em về thân phận của mình vì trong thâm tâm anh luôn chối bỏ những gì anh đang gánh trên vai. Với em, anh chỉ thích mình là một gã họa sĩ quèn, được múa bút với màu với vải. Giờ thì mơ ước đành gác lại rồi. Chắc là Mỹ Xuyên khinh thường anh lắm.
Xuyên chớp mi:
- Em chỉ biết rằng em yêu anh và càng yêu cách sống vì mẹ của anh. Nhưng còn ba, sao không nghe anh nhắc gì tới bác trai hết vậy?
Quyên mím môi:
- Ba anh là người quá ư nhu nhược. Ông chỉ biết vâng lời ông nội và bà Ái Xuân. Ông biết bà Ái Xuân ghen tuông nên luôn tìm đủ mọi cách để đày đọa mẹ anh, nhưng ông vờ như không nghe, không thấy gì cả. Anh hết sức chua chát mỗi khi nghĩ tới ông. Mẹ nằm liệt ở bệnh viện, mà ông cũng không hề tới thăm. Trong tâm trí ông, ông nội và bà Xuân, mẹ anh mãi mãi là con ở, điều này làm anh hận.
Mỹ Xuyên lắc đầu:
- Đừng như thế mà.
Quyền gượng cười, anh cố pha trò bằng một câu hát:
"May mà có em đời còn dễ thương".
Mỹ Xuyên tựa đầu vào vai anh. Buổi trưa nắng vàng ngoài cửa sổ. Cuộc đời vẫn còn dễ thương đối với Quyền, cô sẽ cố giúp anh sống vui hơn với chút dễ thương hiếm hoi ấy.
Chương 16
Mỹ Xuyên hầu như không tin nổi vào mắt mình khi nhìn thấy hai bức tranh "Mùa xuân chín" và "Tĩnh vật xanh" đang được theo một cách trang trọng trong phòng khách của gia đình ông bà Nataka. Cô hớt hải bước đến bên bức "Mùa xuân chín" và đưa tay lên sờ vào lớp vải dầy bởi sơn dầu của nó.
Chữ ký của Quyền nằm bên góc phải bức tranh vẫn còn rõ nguyên. Đích thực là tranh của anh rồi. Nhưng tại sao nó lại hiện diện trên cõi đời này, khi cái phòng trưng bày đã cháy thành tro tất cả?
Gương mặt Trọng Bằng đêm xảy ra hỏa hoạn chợt lướt nhanh qua ký ức Xuyên. Nhất định chuyện này có gì khác thường rồi.
Ông Nataka tới cạnh cô và bập bẹ tiếng Việt bằng giọng lơ lớ của người nước ngoài:
- Nó rất là đẹp... Phải không?
Xuyên gật đầu:
- Vâng. Người ta biếu ông bức tranh này à?
- Ồ! Không. Tôi mua nó ở Singapore đó chứ.
- Bức tranh kia cũng thế à?
Ông Nataka có vẻ hãnh diện:
- Đúng vậy. Người họa sĩ này còn vài ba bức tranh nữa rất đẹp, nhưng tôi không mua được. Tôi rất tiếc.
Bỗng dưng Xuyên buột miệng:
- Tôi biết họa sĩ này.
Ông Nataka ngạc nhiên:
- Ông ấy người Việt Nam à?
- Vâng.
- Ôi! Vậy thì chắc chắn tôi còn được thưởng thức nhiều tác phẩm khác của ông ấy.
Mỹ Xuyên ngậm ngùi:
- Tiếc là ông ấy không còn vẽ nữa.
- Nếu thế tranh của ông ta rất cao giá. Tôi mừng đã là chủ những bức tranh quý giá đó.
Mỹ Xuyên mỉm cười nhưng trong lòng rối như tơ. Không biết có nên nói với Quyền chuyện này bây giờ không? Bà Diệu Hạnh mất đã hai tháng, nhưng Quyền vẫn chưa vơi buồn. Anh bày đặt mượn rượu để giải sầu. Nhiều đêm uống tới sáng làm Xuyên vừa lo vừa giận. Cô lo vì sợ anh không còn sức khỏe và nghị lực để làm việc. Còn giận vì sự tuột dốc về tinh thần của anh đã quá mức.
Xuyên thở dài, cô dọn tất cả những thứ giấy dán tường, keo, kéo, kìm còn nằm trên sàn nhà vào giỏ xách. Hôm nay cô đã hoàn tất công việc trang trí nội thất ở đây. Ông chủ người Nhật này rất nôn nóng ở, nên chưa chi đã mang tranh ảnh về treo trong phòng khách. Cũng nhờ vậy, Xuyên mới phát hiện được bức "Mùa xuân chín" và "Tĩnh vật xanh" của Quyền. Thật ra, còn bao nhiêu tranh của Quyền trôi nổi trên thị trường tranh ở nước ngoài nữa chứ.
Suy đi nghĩ lại, Xuyên thấy mình không thể giấu Quyền chuyện này. Cô vội vội vàng vàng làm cho hết việc còn lại rồi ra về.
Ghé ngang trạm điện thoại công cộng, cô gọi cho Quyền và được biết hôm nay anh không đi làm.
Xuyên ngao ngán phóng xe về nhà. Chiếc DH này là của Mỹ Tú. Con bé đã năn nỉ Xuyên cả buổi trời để cô nhận nó làm chân đi. Tú bảo ở thành phố này không có xe gắn máy là thua. Con bé đồng ý cho Xuyên trả gop, vì nó biết chẳng đời nào cô nhận không của nó bất cứ thứ gì. Có lẽ Xuyên là người cố chấp, nhưng cô không muốn bị kẻ khác xem thường, dù kẻ đó là em ruột cô.
Dạo này Tú rất phất, đặt chân sang lãnh vực địa ốc, con bé cũng ăn nên làm ra. Tú muốn Xuyên về phụ một tay và cô cũng đã từ chối. Xuyên không thể, vì bên Tú vẫn còn Tùng, dầu tình yêu kia đã phôi pha, cô vẫn ngại mỗi lần nghe nhắc đến tên anh.
Nghe gõ cửa, Xuyên liền ra mở, cô thật bất ngờ khi người khách ấy là ông Vĩnh Khả.
Ném ánh mắt còn rất sắc của mình về phía Xuyê, ông Khả cao giọng:
- O là Mỹ Xuyên hỉ?
Xuyên ấp úng:
- Dạ vâng. Mời ông vào nhà.
Ông Khả chắp tay sau lưng, rảo mắt khắp phòng rồi mới ngồi xuống cái ghế cũ kỹ kế cạnh chiếc bàn vuông:
- Chắc o biết tôi?
- Dạ biết, vì trước đây cháu từng nghe anh Quyền...
Ông Khả nhếch môi:
- Thằng nớ chắc kéo nói xấu ông nội hắn?
Mỹ Xuyên im lặng, cô không thích xum xoe với ông Khả, dù cô thừa hiểu ông sẽ đem đến cho cô sóng gió.
Ông Khả lên tiếng:
- Dạo này hắn bê tha quá, hắn bỏ bê công việc, chỉ lao vào rượu. Cô có biết không hè?
Xuyên từ tốn:
- Dạ, cháu biết.
- Răng không khuyên hắn?
Xuyên lại im lặng nghe ông Khả kề cà:
- Hắn là cháu đích tôn duy nhất, nên trước sau gì cơ nghiệp này cũng thuộc về hắn. Nhưng đàn ông chi đa cảm rứa. Mạ hắn chết mà hắn buồn mấy tháng chưa dứt, hắn khiến tôi lo quá.
Nhìn Xuyên với ánh mắt có phần dịu dàng hơn, ông Khả nói tiếp:
- Nghe nói o và hắn là chỗ thâm tình, cô khuyên hắn giúp tôi một tiếng hỉ?
Xuyên chưa kịp mở lời đã nghe giọng Quyền vang lên ngay sau ngưỡng cửa:
- Ủa! Sao ông lại ở đây?
Ông Khả có phần bất ngờ, nhưng ông vẫn bình thản trả lời:
- Ôn đi tìm mi.
Quyền nhíu mày:
- Có chuyện gì quan trọng mà ông phải đích thân đi cho nhọc nhằn thế?
Ông Khả nhấn mạnh:
- Ôn chỉ muốn biết chỗ con hay qua đêm có chi đặc biệt không thôi.
Mặt Xuyên đỏ lên, cô ấp úng:
- Thưa ông, anh Quyền không hề qua đêm ở đây.
- Rứa thì tốt. Nhưng có thiệt không hỉ?
Quyền nóng nảy:
- Con đưa ông về.
- Không cần. Ôn có xe chờ ngoài nớ. Mi nhớ lời ôn, liệu về lo mần việc đi. Không thì chớ có trách.
Mỹ Xuyên và Quyền đứng lặng thinh nhìn dáng đầy quyền uy của ông Vĩnh Khả xa dần, xa dần.
Quyền tức tối:
- Bố khỉ! Anh muốn điên lên vì công việc, sao ông nội luôn ép anh thế nhỉ? Anh cố tình bê bối nhưng ông vẫn không buông tha. Nội biết anh sẽ vẽ lại, nên cố tình đến đây. Ông sẽ không để em yên, nếu anh phật ý ông.
Mỹ Xuyên dò dẫm:
- Có thật là anh muốn vẽ lại không?
Quyền gật đầu:
- Mẹ đã chết rồi, anh cần gì cái gia tài ấy, khi rõ ràng tiền chẳng mang đến cho anh điều anh muốn.
- Anh nên thẳng thắn trình bày với nội điều anh khao khát.
Quyền thở dài:
- Vô ích thôi. Rồi trước sau gì anh cũng phải phụ lòng ông nội lần nữa.
Mỹ Xuyên ngập ngừng:
- Em có chuyện muốn nói, nhưng anh phải hết sức bình tĩnh đấy.
Nhìn vẻ nghiêm trọng của Xuyên, Quyền ngạc nhiên:
- Chuyện gì mà rào đón dữ vậy?
Mỹ Xuyên nói thật chậm:
- Em vừa nhìn thấy bức "Mùa xuân chín" và "Tĩnh vật xanh" của anh.
Quyền há hốc mồm, mấy giây sau, anh mới lắp bắp:
- Hồi nào? Ở đâu?
Xuyên nhấn từng chữ:
- Sáng nay em tới nhà ông Nataka để làm nốt phần trang trí còn lại. Vừa bước vào phòng khách, em thật sự bị sốc khi thấy hai bức tranh ấy của anh.
Quyền bồn chồn:
- Có đúng là nó không?
Mỹ Xuyên xác định chắc chắn:
- Không sai một nét, chữ ký tên anh vẫn còn nguyên.
Quyền thẩn thờ:
- Ở đâu họ có nó chứ?
- Ông Nataka cho biết ông đã mua nó ở Singapore, ngoài hai bức này, ông ấy bảo vẫn còn vài ba bức tranh nữa cũng của anh.
Quyền đứng bật dậy:
- Anh phải xem tận mắt mới tin. Đưa anh tới đó đi.
Xuyên kéo anh ngồi xuống:
- Giờ này họ không có ở nhà đâu. Đến tối, em sẽ đưa ông đến.
Quyền xốn xang:
- Lẽ nào lão Trọng Bằng đã đang tâm cướp của anh tất cả những bức tranh rồi đốt phòng triễn lãm tranh nhằm phi tang.
Mỹ Xuyên nói:
- Chuyện gì lại không thể? Anh phải tìm lão ta để hỏi cho ra lẽ đi.
Quyền mím môi:
- Trước khi gặp lão, anh phải gặp ông Nataka đã. Anh phải lấy lại những gì của mình mới được.
Chương 17
Mỹ Tú đứng dậy trịnh trọng giới thiệu:
- Ông Nataka một người rất thích tranh của các họa sĩ Đông Nam Á. Anh Bằng ơi! Anh là người trong giới sưu tầm tranh, anh có thể giúp em tìm hộ Ông Nataka một vài bức sáng giá không?
Vừa nghiêng mình bắt tay Nataka, Trọng Bằng vừa nói:
- Anh luôn hân hạnh phục vụ nghệ thuật và những người yêu nghệ thuật.
Ông Nataka cũng lịch sự nghiêng mình:
- Thật là qúy hoá quá.
Trọng Bằng thú vị:
- Ông nói được tiếng Việt à?
Nataka gật đầu:
- Tôi đang nghiên cứu văn hóa Đông Nam Á và rất mê những bức tranh đầy nắng và sắc màu nhiệt đới nóng bỏng của họa sĩ vùng đất này. Tôi muốn có tranh của họa sĩ Việt Nam để bổ sung cho đề tài sưu tập của mình.
Giọng Trọng Bằng chắc nịch:
- Rồi ông sẽ có những tuyệt tác. Tôi bảo đảm như thế.
Mỹ Tú đứng dậy với những lời thật... kiêu:
- Tôi xin phép cáo từ để hai ông tự nhiên bàn luận về nghệ thuật.
Ông Nataka lại nghiêng người chào:
- Tôi rất cảm ơn cô.
Tú bật cười:
- Tôi không dám. Không dám thật đó.
Còn lại hai người, Trọng Bằng vào vấn đề ngay:
- Ông đã có bức tranh nào của họa sĩ Việt Nam chưa?
- Có chớ. Đó là bức tranh của các cụ như cụ Phải, cụ Sáng. Giờ tôi muốn sưu tầm tranh của giới trẻ.
Hạ giọng xuống, Nataka bảo:
- Cách đây gần một năm, tôi mua ở Singapore hai bức tranh rất tuyệt, tôi muốn ông tìm hộ tôi những bức tranh của họa sĩ này.
Trọng Bằng tự tin:
- Điều đó dễ thôi mà.
- Vậy thì chưa hẳn. Tôi nghe đồn họa sĩ này đã hết vẽ rồi, tranh của ông ta cực kỳ hiếm. Có thể nói chắc không hề có bán ở Việt Nam.
Trọng Bằng chợt dè dặt:
- Đó là họa sĩ nào vậy?
- Nguyễn Phúc Vĩnh Quyền. Một họa sĩ thuộc dòng dõi vua chúa.
Bằng buột miệng:
- Ông rành về chúng tôi quá nhỉ?
Nataka khoe:
- Tôi là tiến sĩ Đông Nam Á học mà. Đương nhiên tôi phải biết rõ về Việt Nam rồi. Nhưng ông có tìm được tranh của Vĩnh Quyền cho tôi không?
Trọng Bằng có vẻ dè dặt:
- Chưa thể trả lời ngay lúc này được. Tôi sẽ cố và thế nào cũng phải cho ông ít nhất một bức tranh, tuy nhiên phần giá cả thì... thì...
Nataka khoát tay:
- Nếu tôi đã ưng ý thì tiền bạc không thành vấn đề.
Trọng Bằng xoa tay vào nhau:
- Tôi biết. Theo thống kê thì hiện tại người Nhật là người tiêu tiền cho việc sưu tập tranh nhiều nhất thế giới.
Nataka nhấn mạnh:
- Nhưng phải bảo đảm là tranh thật đó.
- Xin ông yên tâm. Tôi là người có uy tín mà.
Ông Nataka hỏi:
- Thế bao giờ có thể xem tranh?
- Tôi sẽ gọi điện cho ông sau.
Trọng Bằng ra về. Nataka điện thoại ngay cho Mỹ Xuyên.
Một tuần sau...
Trọng Bằng đến. Nataka háo hức nhìn hai bức tranh vẫn còn được giấu trong bọc giấy.
Trọng Bằng khoan khoái xé giấy ra.
- Tôi tin chắc ông sẽ rất hài lòng với bức "Màu thời gian". Đây là bức tranh mới nhất, cũng là sau cùng của họa sĩ Vĩnh Quyền.
Nataka ồ lên thích thú khi nhìn những mảnh xanh lá cây đậm nhạt được dàn trải đầy ấn tượng trên mặt vải. Một cô gái với mái tóc dài không thấy mặt đang ngồi chênh vênh trên mỏm đá nghiêng mình xuống bờ vực sâu, cái vực thăm thẳm của thời gian.
Nataka tấm tắc:
- Khá lắm. Trừu tượng mà cũng rất hiện thực. Tôi muốn xem tiếp bức tranh thứ hai.
Trọng Bằng nói:
- Bức này có tên Đồi Hoa Vàng.
Nataka hỏi:
- Ông còn bức nào nữa không?
- Không. Tôi chỉ có hai bức này thôi.
Vừa ngắm nghía hai bức tranh, Nataka vừa thủng thẳng nói:
- Nghe nhiều người quen cho biết, toàn bộ tranh của Vĩnh Quyền đã bị cháy trong một cuộc triễn lãm cách đây hơn một năm, sau cú sốc đó, ông ta bỏ nghề luôn...
Trọng Bằng có vẻ hấp tấp:
- May mắn sao những bức tranh này không nằm trong đợt triển lãm ấy mà đã nằm trong bộ sưu tập của tôi. Tôi đã mua chúng trước đấy một tuần.
Nataka nhìn thẳng vào mắt Bằng:
- Thật vậy à? Sao họa sĩ Vĩnh Quyền lại nói khác kìa. Bởi vậy hôm nay tôi có mời ông ta đến để xem hộ tôi phải đây là những đứa con tinh thần của ông ta không?
Mặt ông Bằng tái nhợt:
- Ông mời Vĩnh Quyền à?
Nataka mỉm cười:
- Vâng. Ông ta tới ngay bây giờ.
Nataka vừa dứt lời, cửa phòng khác xịch mở. Quyền bước vào với gương mặt lạnh như tiền. Dầu ngồi trong phòng có máy điều hoà, Trọng Bằng vẫn mướt mồ hôi trán. Ông ta bối rối đến mức không mở miệng nói được câu chào.
Nataka nhếch môi:
- Đã tới lúc ông đối diện với chính mình rồi đấy, ông Trọng Bằng.
Dứt lời, Nataka bước ra khỏi phòng Vĩng Quyền không rời mắt khỏi hai bức tranh của mình.
Lâu lắm, anh mới nghiến răng:
- Tôi sẽ thưa ông cho ông vào tù xé lịch.
Đưa tay quệt mồ hôi trán, Bằng nói:
- Cậu làm to chuyện này, chẳng có lợi gì đâu.
Quyền lạnh lùng:
- Tôi không phải người đặt lợi lộc lên trên cả đạo lý và lương tâm như ông.
Mặt ông Bằng đầy vẻ gian xảo:
- Vậy thì cậu càng nên im lặng, vì kẻ chủ mưu đâu phải là tôi. Tôi chỉ thừa hành thôi.
Quyền cau mày, bực bội:
- Ông ăn cắp tranh của tôi rồi đốt phòng triển lãm nhằm phi tang sau đó, ngang nhiên mang tranh qua tân Singapore để bán. Chứng cớ ràng ràng mà còn dám đổ tội cho ai khác?
Trọng Bằng cười nhẹ:
- Tôi không đánh cắp tranh của cậu mà tôi đã khôn ngoan cứu chúng khỏi chết cháy. Đem chúng vào các cuộc bán đấu giá của hãng Sotherby ở Singapore để gây tiếng vang cho cậu, cậu không cám ơn lại trách tôi.
Quyền nhỏm dậy:
- Ông có tin tôi sẽ đấm vào mặt ông không? Đồ tham lam, gian xảo! Ông đã giết cả sự nghiệp của tôi mà còn lớn tiếng sao đồ vô lương tâm?
Quyền nắm chặt hai nắm tay, anh muốn dập lão Bằng một trận vô cùng, nhưng vì đã hứa với Nataka và Mỹ Xuyên nên anh cố kiềm cơn nóng giận xuống, dù trong lòng đang tức điên lên.
Từ hôm nghe Xuyên kể chuyện, rồi sau đó anh đến gặp Nataka tới nay, Quyền lúc nào cũng như ngồi trên lửa. Anh nôn nóng mong tới phút gặp Trọng Bằng và tưởng tượng mình sẽ dần lão ti tiện ấy cho hả.
Nhưng nhìn gương mặt trơ trơ như mặt nạ của lão, Quyền chợt thấy tởm. Anh chỉ e sẽ dơ tay mình nếu chạm vào đó.
Trọng Bằng đã lấy lại phong thái đĩnh đạc của mình, ông ta buông từng lời:
- Người vô lương tâm là cụ hoàng thân nhà cậu chớ không phải tôi đâu. Chính cụ Khả đã nhờ tôi vụ này đó.
Quyền nghe ù ở tai, hai hàm cứng đến mức anh không mở miệng được.
Ông Bằng lại nói tiếp:
- Ông cụ đã dàn xếp để tôi đến tìm cậu ở Đà Lạt, đề nghị tôi tổ chức cho cậu một cuộc triển lãm với mục đích biến sự nghiệp hội họa của cậu ra trọ Thoạt đầu, tôi cứ tưởng cậu là một công tử bất tài, nhưng khoái chơi trội và làm trái ý gia đình bằng trò chơi nghệ thuật. Nhưng khi tìm hiểu, tôi mới biết cậu tuy chưa có tiếng tăm trong nước, nhưng trên thị trường tranh quốc tế và khu vực Asean, tranh của cậu là loại đang được săn lùng. Tôi không nỡ bóp chết một tài năng nên đã từ chối. Nhưng cụ Khả năm lần bảy lượt khẩn khoản yêu cầu tôi giúp cụ đưa đứa cháu đích tôi về với cơ nghiệp của dòng họ.
Giọng vẫn cứ đều đều, ông Bằng nói:
- Sau cùng, tôi đã xiêu lòng vì món tiền hậu tạ của cậu Khả lớn quá.
Quyền buột miệng chửi:
- Mẹ kiếp! Rốt cuộc cũng vì tiền.
- Vâng. Ở đời này, muốn sống cho ra hồn phải có tiền. Nếu không vì cần tiền lo cho mẹ, cậu đâu quay về cầu xin ông nội mình. Đúng không nào?
Quyền nhìn ông Bằng trân trối:
- Ông đã biết mẹ tôi bệnh từ lâu rồi à?
Trọng Bằng khẽ thở dài đầy... kịch:
- Đúng vậy. Tôi phải nghiêng mình trước sự tính toán của cụ Khả. Cụ ấy biết chắc khi phòng tranh tan thành mây khói, cộng thêm chứng nan y của mẹ, cậu nhất định sẽ trở về nhà.
Đấm mạnh tay xuống bàn, Quyền rít lên căm phẫn:
- Lẽ nào ông nội tôi nhẫn tâm đến thế? Biết mẹ tôi bệnh, ông không lo thì thôi, còn nỡ mang bà ra như một nước cờ...
Ông Bằng lắc đầu:
- Đừng trách ông cụ. Bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng có máu lạnh, nếu không, họ khó làm giàu lắm.
Quyền hằn học:
- Ông câm ngay cái luận điệu bất nhân ấy đi. Nếu nhờ thế mà ông nội trở nên giàu có thì đã đến lúc ông phải trả lại cho tôi những gì đã thu vào rồi.
Giọng ông Bằng ngọt như đường:
- Nói thế chứ "Máu chảy ruột mềm", cậu không đành làm to vụ này đâu.
- Ai nói với ông vậy?
Trọng Bằng nịnh nọt:
- Cậu có trái tim nghệ sĩ nhân hậu, cậu sẽ bỏ qua tất cả.
Quyền cười khẩy:
- Chính vì nghỉ thế, nên ông mới cả gan đem bán tranh của tôi chứ gì?
Trọng Bằng trơ tráo:
- Với tôi, cụ Vĩnh Khả chính là tấm lá chắn an toàn nhất. Công an mà sờ đến tôi thì họ cũng chả tha cụ. Có tiền, chắc cụ chẳng bị tù tội gì. Nhưng uy tín, danh dự của một bậc hoàng thân quả là...
Quyền gạt ngang:
- Trả lời đi. Ông còn giữ bao nhiêu tranh của tôi?
Xoa cằm, Trọng Bằng lấp lửng:
- Người ta bảo lòng tham không đáy, nhưng túi tham của tôi thì có đáy. Tôi chỉ giữ lại vỏn vẹn mười bức, nhưng cũng đã bán cả rồi. Đây là hai bức cuối cùng, giờ xin trả lại cậu. Khi Mỹ Tú giới thiệu tay người Nhật này, lẽ ra tôi phải cảnh giác mới đúng. Cũng tại tôi nghĩ con bé này và chị nó... Mà thôi đi. Không nên ca cẩm nữa.
Vuốt mặt một cái, Trọng Bằng làm thinh bỏ ra ngoài. Căn phòng vắng lặng đến mức Quyền có cảm giác nghe cả nhịp đập phẫn nộ của con tim mình.
Chương 18
Khuôn mặt vốn hay cười của Ngọc Trâm chợt trở nên buồn sườn sượt khi cô ngao ngán bảo:
- Phen này mình sẽ chết ngắt vì công ty Đại Hưng. Chết mà không có đất chôn ấy.
Mỹ Xuyên sợ hãi hỏi:
- Mày nói vậy là sao?
Ngọc Trâm trả lời:
- Họ đang ra sức triệt phá mọi nguồn làm ăn của bọn mình. Trước đây, họ đã thế, nhưng chỉ giành mối bên phần trang trí nội thất, nay cả dịch vụ quảng cáo, họ cũng thò vòi bạch tuột vào.
Giọng Xuyên thẫn thờ:
- Vậy là chúng ta đã khó khăn càng khó khăn hơn. Thú thật, tao không muốn nhận việc qua sự giới thiệu của Mỹ Tú.
Trâm nhấn mạnh:
- Nhưng dầu sao dạo này mày cũng nhờ có nó.
Mỹ Xuyên quyết định:
- Tao sẽ không hợp tác với ông Thạnh và anh em mày nữa. Có như thế, công ty nhỏ xiú này mới tồn tại được.
Ngọc Trâm lắc đầu:
- Mọi người không đành lòng bỏ mày đâu.
- Nhưng tao đâu thể vì mình mà để bạn bè chịu thất nghiệp. Công ty Đại Hưng chủ yếu nhắm vào tao và anh Quyền.
Nói tới đây, giọng Mỹ Xuyên chợt nghẹn lại:
- Một khi không còn tao nữa, anh Ẩn, mày và anh Thạnh sẽ làm ăn được như bình thường.
Trâm ái ngại:
- Mày và Quyền liệu sẽ sống bằng cách nào khi Quyền vẫn chưa vẽ lại được?
Xuyên nói:
- Nataka mua bức "Màu thời gian" và "Đồi hoa vàng" với giá khá hào phóng. Quyền có thể yên tâm sống cả năm dài để vẽ mà không lo đến tiền bạc.
- Còn mày? Chẳng lẽ cam tâm... nâng khăn sửa túi cho gã họa sĩ chư a gặp thời ấy, mà không nghĩ gì cho riêng mình?
- Tao chưa hề nghĩ tới hôn nhân. Điều tao lo bây giờ là làm sao vực Quyền dậy, làm sao cho mỗi lần đứng trước khung vải, ảnh đừng nhớ đến vụ cháy đã thiêu đi bao nhiêu năm miệt mài lao động và cả nguồn cảm hứng của mình. Muốn thế, chắc tao và Quyền phải rời khỏi cái thành phố còn lưu lại quá nhiều ký ức đau đớn này quá.
Ngọc Trâm ngập ngừng:
- Hai người định đi đâu?
Mỹ Xuyên chống tay dưới cằm:
- Tao chưa biết. Nhưng nếu ở lại thành phố này, cả tao lẫn Quyền đều rơi vào bế tắc. Hơn nữa, tao không thích thấy cảnh Quyền cứ đối chọi mãi với gia đình ruột thịt của mình.
Ngọc Trâm nhìn Xuyên thông cảm:
- Tao mong mày và hắn sẽ gặp may sau những xui rủi vừa qua.
Mỹ Xuyên hạ giọng:
- Tao cũng mong thế.
Hai tuần sau, Xuyên và Quyền đã có mặt tại Đà Lạt. Nơi đây là quê của bà nội anh. Quyền từng sống và lớn lên ở đó nên với anh, đây là chuyến trở về nhà.
Hai người trở lại căn nhà trọ cũ và thuê hai phòng riêng. Xuyên cảm thấy hài lòng, cô ít nghĩ tới Sài Gòn, điều cô quan tâm lúc này là công việc... Xuyên muốn làm việc vô cùng, nhưng có phải muốn là được đâu?
Thở dài, cô kéo cao cổ áo măng tô, và bước ra phố. Đà Lạt mùa này lạnh, có nhiều sương mù nhưng Quyền vẫn chịu khó ôm giá vẽ ra khỏi nhà trọ từ sáng sớm/
Chăm chỉ là thế, nhưng anh vẫn không vẽ được. Quyền cứ xé hàng đống phác thảo khiến Xuyên đến sốt ruột. Cô biết mọi bắt đầu không dễ, nhất là bắt đầu cho sự tìm kiếm cái mình đã mất. Quyền rất đa cảm, nên sự bắt đầu trở lại của anh càng chậm, vì anh chưa quên được những gì xảy ra cho mình.
Đi gần tới biệt thự Thanh Tùng, tim Mỹ Xuyên chợt xao động. Cô nhớ ngày nào vừa chân ướt chân ráo lên đây, nhớ giây phút đầu tiên chạm phải ánh mắt của Tùng. Rồi những nụ hôn, những lời như rót mật vào tai.
Mới đó mà xa lắc xa lơ, Xuyên quay lại, cô không nỡ đi ngang biệt thự, bây giờ là khách sạn Thanh Tùng, cô không nỡ đạp trên kỷ niệm dù đã phôi pha của cả hai người.
Mà sao Xuyên lại lẩn thẩn thế nhỉ? Có phải vì cô quá rảnh rỗi không? Người ta bảo "Nhân cư vi bất thiện", quả không sai. Liệu Quyền sẽ nghĩ gì nếu vừa rồi anh đọc được suy nghĩ của cô?
Đang lầm lũi đi như chạy, Xuyên chợt khựng lại khi nghe giọng đàn ông gọi mình.
Ngước lên, Xuyên thảng thốt:
- Anh... anh...
Tùng trầm giọng:
- Anh làm em giật mình à?
Xoa hai tay vào nhau, Xuyên ấp úng:
- Không. Em chỉ bất ngờ thôi. Sao anh lại ở đây nhỉ?
Tùng không trả lời mà hỏi lại:
- Thế còn em? Sao lại lang thang ở phố núi này?
Mỹ Xuyên nói:
- Vì em không sống ở Sài Gòn được nữa.
Tùng nhìn cô thật sâu:
- Có thể ngồi uống với anh ly cà phê chứ?
Xuyên nhìn đồng hồ:
- Độ chừng mười lăm phút thì được.
Tùng bật cười:
- Em keo kiệt đến thế sao?
Xuyên nghiêm mặt:
- Với anh, em không cho phép mình rộng rãi.
- Vậy anh không dám kèo nài nữa.
Hai người trở lại khách sạn Thanh Tùng. Tùng gọi thức uống trong khi Xuyên bồi hồi nhìn lại những trang trí mình đã làm.
Tùng nhẹ nhàng:
- Tất cả vẫn y như cũ, nơi nào cũng có bóng dáng em.
Xuyên lắc đầu:
- Nhưng chúng ta đều đã khác xưa và em chẳng lấy gì tiếc điều đó.
Tùng chuyển đề tài:
- Em đang tìm một công việc thích hợp. Đúng không?
- Mỹ Tú nói với anh à?
- Không. Tú không khi nào nhắc tới em trước mặt anh. Anh nghe Thạnh nói... anh ta rất yêu em, phải không?
Mỹ Xuyên ngượng ngập cười:
- Thạnh là người của công việc, ảnh chỉ yêu công việc thôi. Làm việc với nhau thì được, nhưng em và Thạnh không hợp tánh để có thể yêu nhau.
Tùng nhếch môi:
- Và em đã chọn Quyền, dầu bây giờ cuộc sống của cậu ta đang gặp đầy rẫy khó khăn? Em sẽ làm việc để nuôi Quyền chứ?
Mỹ Xuyên khó chịu:
- Anh nghĩ Quyền tệ đến thế sao? Anh ấy không màng đến cơ nghiệp đồ sộ, quyết đi theo con đường đã chọn mà chả lẽ phải cần em làm việc để nuôi?
Tùng nhún vai:
- Anh không hiểu nổi Quyền. Anh chỉ sợ cậu ta sẽ như ông bố mình, suốt đời đi tìm thứ không có thật thì sẽ khổ cho em.
Mỹ Xuyên nhấn mạnh:
- Quyền thật sự có tài. Ảnh đã khẳng định được tài năng của mình, chỉ tiếc rằng số mạng khéo trêu ngươi.
Tùng nheo mắt:
- Số mạng hay chính bàn tay con người đã phóng lửa? Đừng tưởng anh không biết những chuyện ông Vĩnh Khả đã làm với cháu đích tôn của mình.
Xuyên ngỡ ngàng:
- Sao anh biết khi em không hề hé môi với Mỹ Tú?
Tùng trả lời:
- Chính Trọng Bằng đã đi rao chuyện này với một số người quen thân với lão.
- Tại sao Bằng làm thế khi lão cũng có dính líu?
- Trọng Bằng đổ hết tội cho ông Khả. Lão còn rêu rao là ông Khả làm thế cũng đúng vì Quyền chẳng tài cán gì, nếu không dập cậu ta một trận, không khéo Quyền lại đi vào ngõ cụt như ông bố mình.
Mặt Mỹ Xuyên đỏ lên vì giận:
- Lão ta thật khốn nạn mà.
Tùng nhỏ nhẹ:
- Khi yêu, các cô gái hay thần tượng người mình yêu. Anh khuyên em nên tỉnh táo nhìn lại vấn đề. Nếu không, ngày sau sẽ ân hận vì vớ phải một tay hoang tưởng.
Ngập ngừng, Tùng nói tiếp:
- Bệnh này chắc có di truyền đấy.
Mỹ Xuyên nghiêm giọng:
- Cám ơn lời khuyên của anh. Em không yêu lầm thêm lần nữa đâu. Em biết chắc Quyền là người như thế nào mà. Xin phép anh, em về đây.
Bỏ mặc Tùng ngồi lại một mình, Mỹ Xuyên ra khỏi khách sạn Thanh Tùng. Vừa hào hển bỏ đi, cô vừa tức khi nhớ những lời vừa được nghe.
Những người quen biết Xuyên và Quyền đều không tin anh có thể vẽ lại được sau cú sốc to lớn đó, nhưng cô tin và cô nhất định giúp Quyền đạt được mộng ước.
Ghé chợ mua thức ăn xong, Xuyên về nhà trọ. Tới cổng, cô gặp Quyền ngồi hút thuốc ngoài sân.
Xuyên ngạc nhiên:
- Hôm nay anh về sớm thế?
Quyền kéo cô ngồi xuống cạnh bên:
- Vì anh vừa quyết định một chuyện quan trọng.
Mỹ Xuyên lo lắng:
- Nhưng chuyện vui hay buồn?
Vuốt tóc cô, Quyền nói:
- Nhìn em kìa. Sao lại căng thẳng thế?
Xuyên thở hắt ra:
- Xảy ra quá nhiều việc, nên tâm trí em lúc nào cũng căng thẳng như sợi dây tơ, chỉ một lay động nhỏ cũng đủ âm vang thành tiếng. Thú thật, em sợ tất cả những gì có dính líu tới hai từ quan trọng.
Quyền trìu mến:
- Tại em nhạy cảm quá thôi.
- Vậy anh nói... cái quyết định quan trọng ấy cho em nghe nhanh lên.
Quyền bóp nhẹ tay Xuyên:
- Chúng ta cưới nhau đi.
Mỹ Xuyên sửng sốt nhìn anh, cô ấp úng:
- Cưới vào lúc này à?
Quyền gật đầu rồi hỏi:
- Em không muốn thế sao?
Xuyên lặng thinh, cô chợt nhớ đến Tùng. Anh từng nói với Xuyên như thế khá nhiều lần. Lúc đó, cô còn nông nổi quá, còn ham mê công danh quá, nên đã để vuột tình yêu của mình. Bây giờ thì sao đây?
Thời điểm này có thích hợp để cưới nhau không, khi cả hai đang bấp bênh trong cuộc sống?
Giọng Quyền trầm trầm vang lên:
- Em bỏ Sài Gòn theo anh lên đây, em lo lắng cho anh từng chút về vật chất cũng như tinh thần. Em là người duy nhất chia sẻ đắng cay cũng như chung niềm hạnh phúc ngọt bùi. Anh cần em, khát khao được là chồng em hơn bao giờ hết.
Mỹ Xuyên rối bời vì nhưng lời của anh. Quyền lại hỏi:
- Em đang thấy sợ vì nhớ tới lời cầu hôn của Tùng trước đây phải không?
Cô liếm môi:
- Quả thật em sợ. Sợ nhất là trở thành gánh nặng của anh.
Quyền có vẻ phật ý:
- Ngại anh không lo cho em nổi à?
Mỹ Xuyên lắc đầu:
- Không. Em muốn có công việc ổn định đã. Em muốn là... hậu phương vững chắc để anh an tâm vẽ. Khi có triển lãm rồi, cưới nhau vẫn chưa muộn.
Quyền nói:
- Trước đây anh cũng định xong triển lãm, sẽ ngỏ lời với em. Ai ngờ đâu, không có cơ hội đó. Bởi vậy anh sẽ không đợi tới lúc mở triển lãm lần sau, bởi vì ai biết ông nội sẽ bày ra trò gì nữa.
Ôm Mỹ Xuyên vào lòng, Quyền thì thầm:
- Anh có thể để cháy hết tranh lần nữa, nhưng không thể mất em. Thật đó.
Mỹ Xuyên cong môi lên:
- Nhưng em đã thấy bức tranh nào đâu.
Quyền mỉm cười:
- Nhất định có. Sáng nay anh đã thực hiện được một phác thảo ưng ý sau bao nhiêu là phác thảo bị xé bỏ.
Mỹ Xuyên hớn hở:
- Nếu thế thì còn gì bằng. Em muốn được xem nó.
- Cứ từ từ. Em vẫn chưa trả lời anh mà.
Mỹ Xuyên trầm ngâm:
- Được làm vợ anh là khao khát một đời của em, nhưng qua những giông tố vừa rồi, em không thể an lòng khi nghĩ tới những gì dính dấp tới hạnh phúc. Em canh cánh trong hồn câu:"Họa vô đơn chí, phước bất trùng lai". Không biết còn tai họa gì sẽ tới với chúng ta nữa, nói chi tới việc cưới xin.
Quyền kêu lên:
- Sao lại tin những chuyện vớ vẩn ấy? Tất cả những giông gió vừa qua đều do ông nội gây ra. Chẳng lẽ ông lại nhúng tay vào cả việc anh lấy vợ?
Xuyên thắc thỏm:
- Ông nội vẫn là ông nội của anh, ông có quyền biết vợ anh là người như thế nào chứ.
Giữ hai vai Xuyên, Quyền nói:
- Hôm rời Đại Hưng, anh đã nói rất rõ với nội, anh không còn quan hệ gì với gia đình, gia tộc ấy hết, bởi vậy chẳng ai có quyền can thiệp vào chuyện riêng tư của anh.
Mỹ Xuyên nghiêm mặt:
- Em không đồng ý cách suy nghĩ của anh. Anh rời Đại Hưng vì không thích làm tổng giám đốc, em hoàn toàn nhất trí. Nhưng nếu bảo là không còn quan hệ với gia đình gia tộc, em nghe không ổn chút nào. Cây có cội, nước có nguồn mà. Em hiểu anh hận nội, bà Ái Xuân và cả bác trai đã đối xử tệ với mẹ. Nhưng dầu sao anh cũng là cháu đích tôn của ông nội. Anh không thể chối bỏ bổn phận con cháu đối với tổ tiên ông bà.
Quyền nhìn cô trân trối:
- Trời ơi! Em hay bà cụ nào vậy Xuyên?
Xuyên nói:
- Trước đây Mỹ Tú luôn trêu em, nó bảo em thuộc trường phái cổ điển, cổ lỗ, cù lần, không hợp với người mô- đen, tân tiến như nó. Con bé đúng đấy, em rất thủ cựu, bởi vậy nên thường hoài cổ. Với em, ông bà cha mẹ có vị trí hết sức quan trọng. Chỉ tiếc rằng ông bà, cha mẹ em đều mất sớm. Đôi lúc nhớ tới dòng họ, em thầm tủi thân vì chị em quá cô độc. Đơn độc tới mức hôm đám cưới Mỹ Tú, lòng em đau đớn, không muốn dự chút nào, nhưng cuối cùng cũng phải gạt lệ, bấm bụng đến trong vai bà chị, người thân duy nhất của cô dâu.
Nghẹn ngào nhìn Quyền, Xuyên hỏi:
- Lẽ nào đến đám cưới chúng ta, ngoài Mỹ Tú ra, sẽ không có ai là ruột rà thân thích sao?
Quyền nóng nảy:
- Nhưng em có đồng ý lấy anh không? Hãy trả lời anh đi.
Xuyên chớp mắt:
- Bao giờ quan hệ giữa anh và gia đình tốt đẹp hơn, hãy tính tới chuyện đám cưới.
Quyền khô khan:
- Đó là câu trả lời của em phải không?
Mỹ Xuyên khe khẽ gật đầu. Quyền mỉa mai:
- Không ngờ em quan tâm tới dòng họ anh hơn cả anh. Hừ! Dầu sao đó cũng là họ vua mà, phải không?
Mặt Xuyên đỏ bừng lên, nhưng cô vẫn nhỏ nhẹ:
- Em chỉ nghĩ tới chuyện lâu dài, nghĩ tới con cái. Nó phải biết nguồn gốc, tổ tiên, chớ chả màng gì cái dòng họ vua chúa của anh đâu.
Quyền khổ sở:
- Nhưng anh không thể quên đi những gì đã xảy ra.
Xuyên dịu dàng:
- Anh hãy sống như Trịnh Công Sơn từng hát: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không... " Hãy để gió cuốn đi hết những oán hận, nếu không sau này anh sẽ ray rứt cả đời.
Quyền chưa kịp nói gì thì thấy Hoà, người phục vụ Ở quán Đồi Hoa Vàng hớt hải chạy vào, mặt xanh mét:
- Cậu về Sài Gòn ngay, ông cụ bị tai biến mạch máu não, e không qua khỏi đâu.
Quyền cau mày:
- Anh bảo gì?
Hòa máy móc lập lại lần nữa và nhấn mạnh:
- Ông Vĩnh Yên nhắn cậu về gấp, nếu không sẽ không gặp cụ Ông lần cuối đâu.
Quyền nắm chặt tay, tim đau nhói lên. Anh cố ra vẻ dửng dưng:
- Sắp xếp công việc xong, tôi sẽ về.
Mỹ Xuyên ngạc nhiên:
- Anh còn công việc gì, cứ để em lo?
Quyền thẫn thờ bỏ vào phòng, Xuyên lẽo đẽo theo sau mà không dám đoán được anh đang nghĩ gì.
Cô nghe giọng Quyền vỡ ra:
- Anh không về đâu.
Mỹ Xuyên buột miệng:
- Anh nói thật hả?
Quyền mím môi?:
- Anh không bao giờ muốn nội bị như thế, nhưng anh cũng không bao giờ muốn gặp ông.
Mỹ Xuyên lạnh lùng:
- Vậy thì anh cứ ở lại đây, em sẽ đi vì không thể sống với một người có trái tim đã hóa đá như anh.
Dứt lời, Xuyên chạy vào phòng, đóng sầm cửa lại.
Bên ngoài, Quyền vẫn ngồi yên như pho tượng.
Chương kết
Ngọc Trâm hất hàm nhìn Xuyên:
- Thôi stop đi chớ. Làm hoài, tiền để đâu cho hết?
Mỹ Xuyên vẫn tiếp tục gò mình trên bản thiết kế:
- Chỉ sợ túi rỗng thôi, chớ tiền nhiều bao nhiêu cũng có chỗ để hết.
Ngọc Trâm chép miệng:
- Mày làm sao ông Quyền nhìn không ra thì làm.
Mỹ Xuyên khịt mũi:
- Tao cũng cầu cho ổng nhìn không ra tao đây.
- Xì! Đừng có kiêu căng, đến hồi người ta ngoảnh mặt quay lưng rồi lại tự tử.
- Tao không ngốc đến thế đâu.
Ngọc Trâm bĩu môi:
- Vậy không lẽ Mỹ Tú ngốc?
Mỹ Xuyên buông viết:
- Nó thích làm người khác phải ngạc nhiên đến mức kinh hoàng thôi, chớ hổng dám nó ngốc đâu.
Trâm tò mò:
- Vậy chồng Tú sao rồi?
Xuyên thở dài:
- Mưa tạnh, gió hoà rồi. Cầu mong sao vợ chồng Tú cứ thế hoài?
Trâm ra vẻ sành đời:
- Khó đấy. Tay Tùng Ha-Lây là ngựa chứng mà. Khổ nỗi, quanh hắn có biết bao nhiêu là đồng cò tươi xanh mơn mởn.
Mỹ Xuyên tự tin:
- Nhưng rồi tất cả những con ngựa đều sẽ quay về đồng cỏ nhà. Bằng chứng là hiện tại Tùng hết sức quan tâm, chăm sóc con Tú.
Ngọc Trâm cười cười:
- Nếu tao không lầm thì nhờ mày làm công tác tư tưởng nên hắn mới trở nên ông chồng tốt như vậy. Xem ra mày vẫn còn chỗ đứng trong tim Tùng Ha-Lây đấy.
Xuyên nhăn nhó:
- Mày tào lào gì vậy? Nhỡ tới tai anh Quyền hoặc Mỹ Tú thì sao?
Trâm thản nhiên:
- Thì họ phải chấp nhận sự thật đó thôi, chớ sao trăng gì nữa? Nói thật, Mỹ Tú không đáng để nhận những hy sinh to lớn của mày.
Mỹ Xuyên gượng gạo:
- Tao có hy sinh gì đâu. Tùng đã chọn Tú thì phải chấp nhận mặt tốt lẫn mặt xấu của nó chớ. Thật ra, Mỹ Tú củng chẳng làm gì xấu. Chỉ phải tội nó quá mê làm giàu, nhưng lại thiếi kinh nghiệm nên mới bị người ta lừa một vố lớn đến mức phải tự tử.
Ngọc Trâm gật gù:
- Nhờ tự tử không chết nên Tú mới... vượt qua giông bão và tiếp tục làm chủ gia tài lẫn cuộc đời Tùng. Con bé ấy đáng gờm và cũng sướng thật.
Mỹ Xuyên trầm ngâm:
- Mỗi người có một số phận, tao không ganh tỵ với Tú và thấy mình cần cố hơn nữa trong công việc để có cuộc sống sung túc một chút.
Ngọc Trâm hóm hĩnh:
- Tại mày và lão Quyền quá ư lập dị, chớ nếu không, chỉ cần một phần mười cơ nghiệp của ông Vĩnh Khả, hai người cũng có bạc tỷ để làm vốn rồi.
Xuyên nhỏ nhẹ:
- Quyền quan niệm nhiều tiền cũng chưa hẳn hạnh phúc, nhất là không phải tiền do mình làm ra.
Ngọc Trâm nheo mắt:
- Đó là quan niệm của Quyền. Còn mày thì sao? Tao nhớ mày cũng khao khát làm giàu lắm mà.
Mỹ Xuyên nói:
- Tới bây giờ khao khát ấy vẫn cháy bỏng trong tao. Nhưng thực tế cho thấy làm giàu đâu có dễ. Theo ông Thạnh mấy năm ròng, đã được gì đâu?
Nhìn Trâm, Xuyên tủm tỉm cười:
- Nhưng dầu sao chúng ta cũng có được một công ty cò con, chớ không phải đi làm cho kẻ khác. Giữa thời buổi khó khăn này, như bọn mình đã là giỏi rồi. Từ từ chúng ta phát triển lớn hơn, đa hệ hơn. Đúng không?
Ngọc Trâm chống cằm:
- Chỉ ngại chẳng bao lâu nữa mày lấy chồng, sợ lão Quyền bắt mày ở nhà làm nội trợ ấy. Lúc đó thì tàn giấc mơ tự làm giàu bằng khối óc, buồng tim của chính mình nhá.
Mỹ Xuyên kêu lên:
- Quyền không tệ thế đâu. Tao tin sẽ khiến được ông tướng ấy, nếu ý kiến của tao đúng.
Ngọc Trâm nhìn ra đường:
- Vừa nhắc đã xuất hiện. Đúng là linh thật.
Quyền bước vào với nụ cười trên môi. Ngọc Trâm không bỏ lỡ cơ hội trêu:
- Gớm! Làm gì mà giữ Mỹ Xuyên kỹ thế.
Quyền thản nhiên:
- Cuộc đời tôi chỉ có gia tài này thôi. Giữ kỹ là đương nhiên.
Trâm quẹt mũi:
- Nói nghe... phô quá. Chắc phải mời gia tài của họa sĩ Quyền về sớm rồi.
Mỹ Xuyên đứng dậy:
- Không phải đuổi. Tao về ngay đây. Nếu một lát anh Thạnh ghé, mày nhớ đưa cho ảnh xem bản thiết kế này. Tao và Quyền biến đây.
Quyền chờ Xuyên lên ngồi xong mới khởi động xe.
Anh chợt hỏi:
- Vớ vẩn. Vậy là anh không hề tin em.
Quyền chụp tay cô:
- Anh tin em nhưng không tin Thạnh.
Mỹ Xuyên im lặng, một lát sau cô nói:
- Thạnh làm một người đam mê với công việc, anh ấy không nghĩ đến chuyện yêu đương nữa đâu, anh đừng lo.
Quyền cao giọng:
- Đùa cho vui thôi, chớ anh hiểu con người Thạnh mà. Hôm qua bọn anh vừa nhậu một chầu say khướt.
Xuyên ngạc nhiên:
- Thật hả?
- Thật chứ.
Xuyên tò mò:
- Hai người đã nói chuyện gì.
Quyền ỡm ờ:
- Nhiều chuyện lắm mà chuyện của đàn ông, em không nên nghe.
Mỹ Xuyên giận dỗi:
- Vậy mà cũng nói.
Quyền bật cười thích thú. Anh dừng xe trước nhà trọ của Xuyên và chờ cô mở cửa. Hai người vào trong. Xuyên bỗng chuyển đề tài:
- Hôm nay ông nội thế nào?
Quyền ngồi xuống ghế:
- Ông vịn ghế đứng lên một mình và đi được vài bước mà không cần người đỡ.
Xuyên nheo mắt:
- Ủa! Trước đây anh có đỡ nội à?
Quyền ngu ngơ:
- Thì em đã dặn anh làm thế mà.
Mỹ Xuyên cố ý:
- Nếu em không bảo, anh sẽ không làm sao?
Quyền bẹo má Xuyên:
- Thích thấy anh quê độ lắm phải không? Quê với ai thì ngại, chớ với em, anh càng khoái.
Dứt lời, anh hôn lên môi cô một nụ hôn dài và thì thầm:
- Nếu không có em, anh đã trở thành một người khác, một người ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân.
Mỹ Xuyên dài giọng:
- Anh nói thế chứ, nếu không là em thì cũng có người phụ nữ khác yêu anh, gắn bó, chia xẻ buồn vui cùng anh. Biết đâu chừng, cô ta có nhiều ưu điểm hơn gấp mấy lần em.
Quyền ôm xiết Xuyên trong vòng tay:
- Làm gì có ai hơn em trong mắt anh, tim anh. em là số một. Số một bây giờ và mãi mãi.
Xuyên phì cười:
- Anh định từ sân nhà họa sĩ lấn sang sân nhà văn sĩ hả? Yêu nhau bao lâu, hôm nay em mới nghe anh tán tỉnh đấy.
Quyền có vẻ xúc động:
- Anh nói thật đó. Trước đây, em là nguồn cảm hứng để anh vẽ, hiện tại em là sinh khí của đời anh. Nếu không có em, đời anh trở thành vô nghĩa. Em đã khiến anh hiểu ra một điều rất là quan trọng là muốn yêu nghệ thuật, yêu hội họa, trước hết phải biết yêu con người.
Nhìn vào mắt Xuyên, Quyền ray rứt:
- Ngày đó anh chỉ yêu mình. Anh hả hê lao vào hội họa để thoa? mãn tự ái hơn là đam mệ Cũng may trời phú cho anh chút tài, nhưng cũng vì thế anh đâm ra tự mãn...
Mỹ Xuyên để ngỏn trỏ lên môi anh:
- Đừng nhắc chuyện cũ nữa mà.
Quyền cắn nhẹ tay cô:
- Quan hệ giữa Thạnh và Trâm có tốt không?
Xuyên ngập ngừng:
- Tốt. Sao anh thắc mắc vậy?
Quyền tủm tỉm:
- Anh thấy Ngọc Trâm có vẻ xứng với Thạnh.
Mỹ Xuyên ngạc nhiên:
- Xứng ở điểm nào?
- Một người hay nói, một người hay cau có, càu nhàu, hợp ca chắc hết ý.
Xuyên bật cười:
- Anh quỷ thật. Nhỏ Trâm mà nghe thì biết. Con nhỏ không hợp với anh Thạnh đâu.
Quyền bảo:
- Em phải làm sao để hai người hợp nhau đi chớ.
Xuyên phụng phịu:
- Tự nhiên bắt em làm bà mai hà.
- Nói thật. Nếu Thạnh có một cô nào đó trói chân, anh vẫn an tâm hơn khi để em làm việc với hắn ta.
Mỹ Xuyên cấu vào lưng Quyền:
- Anh phải nhắc lại để không sai nữa chứ.
Xuyên chớp mi:
- Nếu hôm ấy anh ở Đà Lạt thì chúng ta vĩnh viễn chia tay.
Quyền chép miệng, tiếp lời cô:
- Và anh đã phải ân hận suốt đời để hôm nay chẳng còn dịp để được bên nhau mà nhắc chuyện cũ.
Mỹ Xuyên mỉm cười:
- Thật ra, lần đó anh về Sài gòn là vì em, hay vì ông nội vậy? Thú thật đi.
Quyền ngập ngừng:
- Nói thật lần đó anh về Sài Gòn là vì sợ mất em chớ không vì ông nội.
- Sao lúc ấy anh nói khác?
Quyền cúi xuống nhìn cô:
- Nếu không nói vì ông nội, em sẽ tiếp tục yêu anh sao?
Mỹ Xuyên trầm giọng:
- Sẽ tiếp tục yêu, nhưng cũng sẽ rất đau khổ, khổ đến mức lẩn trốn anh đến suốt đời.
Quyền lặng lẽ nhìn vào mắt Xuyên. Anh hạnh phúc nhận ra cô gái anh yêu không chỉ đẹp về hình thức mà cả tâm hồn cũng trong sáng như gương.
Quyền bồi hồi nhớ lại:
- Về Sài Gòn với mục đích giữ trái tim em, vào nhà thương thăm nội vì em bắt buộc chớ anh không mảy may cảm xúc. Có lẽ ký ức về trận cháy, và những gì nội gây ra cho anh vẫn còn quá sâu đậm đến mức trái tim anh như trơ lỳ rồi.
Quyền nhìn xa xăm:
- Mãi đến lúc vào phòng bệnh, nhìn ông nội xanh xao gầy gò trên giường trải drap trắng toát, tim anh chợt nhói lên như bị ai bóp mạnh. Anh không ngăn được nước mắt của mình. Những kỷ niệm thời thơ ấu chợt hiện về. Hồi nhỏ, ông nội rất thương anh. Hầu như anh muốn gì được nấy, nên anh tự xem mình là người quan trọng nhất.
Quyền thở dài:
- Ông nội đã ảnh hưởng rất lớn, rất sâu tới cuộc đời anh. Chính vì tôn sùng ông, nên anh đã theo ngành kiến trúc mà từ bỏ nỗi đam mê hội họa. Suốt thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành, ông là mẫu người lý tưởng mà anh tôn thờ, trong tâm tưởng anh không hề có hình bóng của ba, ba chỉ là một nhân ảnh mờ nhạt... Cho đến khi biết sự thật bà Ái Xuân không phải mẹ ruột thì mọi việc đã khác đi. Thật chẳng có gì đau đớn hơn ngôi thần tượng bị sụp đổ. Một con người khác của nội đã lộ diện, nhẫn tâm đên mức vô lương tâm. Mà thôi, anh không nhắc tới những chuyện nội đã đối xử với mẹ ruột của anh nữa. Nhưng đã bao nhiêu đêm ngẫm nghĩ, anh không hiểu mình có cực đoan cố chấp không khi cương quyết đoạn tuyệt với gia đình mình để rồi sau đó xảy ra bao nhiêu chuyện.
Giọng Xuyên ngập ngừng:
- Thật ra tánh anh và nội khá giống nhau ở điểm cố chấp.
Quyền nhướng mày:
- Thế sao? Anh lại không nghĩ vậy.
Mỹ Xuyên từ tốn:
- Nếu không cố chấp, anh đã trở về Đại Hưng sau khi rời khỏi Paris, chớ đâu tay trắng lang thang khắp nơi để về. Anh vẫn có thể vừa ngồi ghế giám đốc, vừa là họa sĩ cơ mà.
Quyền im lặng. Mỹ Xuyên nói tiếp:
- Ông nội cũng đâu có thể từ bỏ mục đích của mình. Ông đã có một đứa cháu đích tôn và không thể để mất nó. Muốn anh quay về, nội đã ra tay quá tàn nhẫn và cuối cùng coi như mất hết. Em nghĩ chắc nội rất khổ tâm khi hủy hoại những đứa con tinh thần của anh. Để khi thất bại, sau khi tưởng nắm chắc thành công, ông đã tuyệt vọng đến mức ngã gục.
Mỹ Xuyên nhìn Quyền:
- Nếu lần đó, anh không nghe lời năn nỉ của em vào bệnh viện thăm, chắc nội đã mất rồi.
Quyền rùng mình:
- Bác sĩ nói nội hồi phục nhanh tới mức độ ngoài mức họ tưởng tượng.
Xuyên nhẹ nhàng:
- Điều ấy chứng tỏ anh chính là liều thuốc quý cần thiết của ông. Là cháu đích tôn không thể thiếu của dòng họ.
Quyền thở dài:
- Chuyện sanh con cháu để duy trì dòng họ quan trọng đến thế sao? Anh không hiểu khi già suy nghĩ của anh có giống như bây giờ không.
- Người xưa quan niệm không con để nối dõi là tội lớn nhất đấy. Các cụ cho rằng gia đình là sự tiếp nối của cuộc đời. Sau khi ta chết đi, cuộc sống của ta vẫn tiếp tục qua con cháu chúng ta.
Quyền chép miệng:
- Đây là thời đại gì vậy nè trời?
Mỹ Xuyên nói:
- Thời đại nào người ta cũng muốn có con cháu hết. Lẽ nào anh lại không?
Quyền ôm Xuyên vào lòng:
- Sao lại không muốn. Nhưng anh không quan trọng vấn đề như vậy, vì anh tin chắc mình sẽ con đàn cháu đống
Mỹ Xuyên lườm anh:
- Chắc không đấy?
Quyền cúi xuống:
- Làm vợ anh đi rồi sẽ biết ngay mà.
Xuyên vùng đứng dậy:
- Xí! Ai mà thèm.
Quyền tủm tỉm cười. Anh giữ chặt Xuyên lại và tìm cho bằng được môi cộ Những nụ hôn nồng cháy đam mê cứ nối tiếp nhau. Xuyên để mặc cho cảm xúc kéo mình đi. Cô ân cần hôn trả lại Quyền cũng bằng những nụ hôn đắm đuối nhất.
Úp mặt vào bờ vai vững vàng của anh, Xuyên bồi hồi nghe Quyền nói:
- Nội quý em lắm. Ông muốn đứng ra làm chủ hôn cho tụi mình. Em nghĩ sao?
Xuyên trả lời:
- Em nghĩ chờ cho nội khỏe hẳn đã.
Nhìn anh, Xuyên tủm tỉm:
- Sau khi cưới xong, anh biết phải làm gì tiếp cho nội vui lòng không?
Mắt Quyền sáng lên:
- Có một thằng cu tí chứ gì? Ý kiến rất tuyệt và anh sẽ ủng hộ ngày đêm.
Mặt ửng đỏ, Xuyên gắt:
- Lại đùa nữa rồi.
Quyền say sưa ngắm Xuyên:
- Em đẹp quá, khiến anh không thể suy nghĩ chuyện gì khác ngoài chuyện anh vừa nói.
Mỹ Xuyên cong môi lên:
- Vậy để em... biến cho rồi.
Quyền càng ôm cô chặt hơn:
- Biến đi đâu cho khỏi anh hả nhỏ? Đùa chớ. Anh biết mình phải làm gì mà. Anh đã hứa với nội một năm nữa sẽ mở triển lãm, bởi vậy những ngày tháng tới đối với anh, vừa hạnh phúc vừa gian nan.
Xuyên nói:
- Nhưng với sức sáng tạo thiên phú, anh sẽ làm được mà.
Quyền gật đầu:
- Đương nhiên là anh sẽ làm được như anh đã từng làm được. Công việc ở Đại Hưng, một mình bà Ái Xuân điều hành đã quen rồi, nên nội sẽ giao lại cho bà tạ Nội định bán bớt cổ phần để làm một cổ đông bình thường. Số tiền bán cổ đông ấy, nội sẽ dùng để xây dựng trường học và bệnh viện cho người nghèo.
Mỹ Xuyên ngạc nhiên:
- Nội đã quyết định như thế à?
quyền mỉm cười:
- Nội mới nói với anh sáng naỵ Quyết định ấy rất hợp với ý anh. Bà nội và mẹ chắc cũng hài lòng.
Giọng Xuyên xa xôi:
- Trải qua một trận thập tử nhất sinh, người ta sẽ đổi tâm tính phải không anh?
Quyền bùi ngùi:
- Có lẽ là như vậy. Nhưng mong sao ai cũng sống hiền lành, trong sáng để suốt đời đừng bao giờ phải ưu tư, dằn vặt vì những sai lầm của mình.
Mỹ Xuyên thấy hồn hết sức sảng khoái. Cuối cùng, Quyền của cô cũng đã quay về ngôi nhà của dòng họ anh. Anh đã chôn vùi chuyện cũ để yêu mến ông nội mình. Xuyên tin Quyền sẽ hạnh phúc, sau khi đã chấp nhận những gì trước đây anh đã chối bỏ. Cô tin là thế.
Trần Thị Bảo Châu
Theo http://vnthuquan.net/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Phương Đông và phương Tây từ tầm nhìn văn minh, văn hóa, khoa học

Phương Đông và phương Tây từ tầm nhìn văn minh, văn hóa, khoa học Nói đến sự tiếp xúc giữa phương Đông và phương Tây; người ta thường nói ...