(Bình
bài thơ: Về vuốt mặt cánh đồng
của
Ng Thanh Hải Phòng GD&ĐT Cái Bè - Tiền Giang)
Ta quảy
gió
hú tuổi
thơ về vuốt mặt cánh đồng
Hoàng
hôn bình yên nhắm mắt…
Ta đã
nợ nần cây mắc cỡ
Cả đời
rách rưới lá khoai lang
Tuyệt
nhiên bờ kênh quê hương cất giữ dùm năm tháng
Ký ức
đời người chấp chới xa xăm
Cầm
tay dỗ tuổi lên năm
Vớt
tiếng cười rớt sông tím giòn mùa trái nổ
Bông
so đũa niêm yết ngày lệch gió
Rụng
nhúm tóc muỗng dừa ta ngày ấy loanh quanh
Con
đường mẹ về ngập lún nhọc nhằn
Ngắt
ngang chiều vỡ đôi tiếng rền nhái bén
Cuối
mùa rối ren cuộc hẹn
Bông
so đũa vẫn xòe trắng tay
Chuyến
thời gian mặc cả tháng ngày
Ta nợ
nần con đường làng rách nắng
Và lời
thề cỏ may không lành lặn
Tháng
năm lỗi lầm trả góp
Buồn
vui thối lại nợ nần
...
Thấm đẫm chiều nay lũ sâu rầy nằm im mưa sám hối
Ta quảy
gió
hú tuổi
thơ về vuốt mặt cánh đồng
Hoàng
hôn bình yên nhắm mắt…
Chiều
28/4/2012
Nguyễn
Thanh Hải - nhà thơ của đồng quê. Không phải ngẫu nhiên mà tôi gọi anh bằng cái
tên như thế. Bởi lẽ khi đọc xong những vần thơ của anh, ta thấy ở đó toát lên
những buổi chiều bình yên, những buổi sáng trong lành hay những tiếng mưa đêm
dài bất tận. Tiếng dế, tiếng cóc, tiếng nhái bén...từ nơi những dòng kênh hay bờ
mương nhỏ vội vã dội về. Mỗi câu thơ của Nguyễn Thanh Hải được đọc lên, ta như
thấy ở đó bóng dáng những người dân lao động của một miền quê lam lũ.
Khi mỗi chúng ta đi qua hết cuộc đời mình, cũng như những sợi nắng vàng tươi
mong manh từ lúc bắt đầu le lói, chói chang rồi đợi đến cuối ngày nắng tắt.
“Ta
quảy gió
hú tuổi
thơ về vuốt mặt cánh đồng
Hoàng
hôn bình yên nhắm mắt…”
Những
vạt nắng tinh khôi từ lúc mới bình minh của một ngày mới, rồi nắng
sáng rạng rỡ miên man bừng lên những bông hoa nắng rộn ràng như quãng thời gian
đẹp nhất của cuộc đời mỗi người, rồi nắng tắt tan vào hư không theo quy luật.
Bằng sự tinh tế và những trải nghiệm của mình mà Nguyễn Thanh Hải đã quan
sát chu trình đường đi của ánh nắng trong một ngày để miêu tả nên một kiếp
người. Cái gì cũng được sinh ra rồi cũng sẽ tự mất đi. Con người cũng thế và nắng vàng cũng
thế. Nắng cứ hồn nhiên mê mải cháy cạn mình để đợi những giây phút cuối
ngày khi:
“Hoàng
hôn bình yên nhắm mắt…”
Cuộc
đời nhẹ nhàng trôi đi để ai đó mắc nợ anh, ta mắc nợ anh, còn anh lại mắc nợ cuộc
đời và cỏ cây hoa lá. Không chỉ có thế, anh còn mắc nợ những tảo tần, một nắng
hai sương mỗi sớm mỗi chiều.
“Ta
đã nợ nần cây mắc cỡ
Tất cả
những nợ nần ấy đã được ký gửi lại nơi bờ kênh quê hương gìn giữ. Bờ kênh tím
biếc sắc lục bình nơi quê xa ấy cứ lặng lẽ cần mẫn nhặt nhạnh, gói ghém cất giữ
những kỷ niệm của một miền kí ức rộng thênh thang.
“Tuyệt
nhiên bờ kênh quê hương cất giữ dùm năm tháng
Ký ức
đời người chấp chới xa xăm”
Nguyễn
Thanh Hải là thế. Là chênh chao đón những cơn gió lệch mùa. Là lặn lội giữa
dòng sông lênh láng nước để vớt tiếng cười giòn tan giữa mùa nước nổi. Để chống
chiếc xuồng con đi hái từng bông hoa màu vàng phai đặc trưng của miền Tây giữa
lúc trời chiều miên man gió. Nhặt từng cọng dừa để tết thành những bó kỉ niệm đợi
gió đến để hong khô… Hình ảnh những bông so đũa vàng tươi, những hàng dừa xanh
nghiêng bóng nước và những tảo tần lam lũ của người phụ nữ Nam Bộ, những mênh
mang phóng khoáng của đồng chiều miền Tây loang loáng nước được Nguyễn Thanh Hải
thể hiện trong thơ thật đậm nét.
“Cầm
tay dỗ tuổi lên năm
Vớt
tiếng cười rớt sông tím giòn mùa trái nổ
Bông
so đũa niêm yết ngày lệch gió
Rụng
nhúm tóc muỗng dừa ta ngày ấy loanh quanh”
Đậm
hơn cả trong thơ anh là bóng hình người mẹ tảo tần, chịu thương chịu khó và anh
chỉ biết xót xa khi những đắng cay, những vất vả nhọc nhằn ngày càng đè nặng
lên hai vai và đôi chân của mẹ.
“Con
đường mẹ về ngập lún nhọc nhằn
Cuối
mùa rối ren cuộc hẹn”
Để rồi
anh viết:
“Bông
so đũa vẫn xòe trắng tay”
Hình ảnh
“Bông so đũa vẫn xòe trắng tay” thêm một lần nữa gợi cho ta những khó khăn vất
vả của những người nông dân gắn bó cả đời mình bên đồng ruộng. “Được mùa mất
giá, được giá mất mùa”. Mất mùa cũng trắng tay, được mùa cũng trắng tay. Cái trắng
tay sau một mùa bội thu do rớt giá. Cái trắng tay do mưa không thuận, gió chẳng
hòa. Những trắng tay ấy theo vết thời gian mặc cả với tháng ngày. Nguyễn Thanh
Hải thật tinh tế khi đã viết:
“Chuyến
thời gian mặc cả tháng ngày
Ta nợ
nần con đường làng rách nắng
Và lời
thề cỏ may không lành lặn”
Những
bóng nắng vẫn ngợp chiều nhưng loang lổ trên đường đi, trên bức vách lúc ngang
chiều. Những vạt cỏ may màu tím nhạt vẫn đổ dạt về mây như để chia tay một lời
thề năm nao chẳng thể tròn đầy. Nắng khuyết gió, gió khuyết mây để lời thề cỏ
may đã không còn lành lặn bởi những đổi thay. Với Nguyễn Thanh Hải, cuộc đời là
những vòng tròn vần xoay, có vay trả, có ký gửi nợ nần. Những cái nợ nần ấy phải
được trả bằng những chuyến xe thời gian chỉ biết đi mà không biết dừng lại. Được
trả bằng những sám hối vội vàng và những tảo tần của những chiếc nón trắng đựng
vui đựng buồn giữa mênh mang trời chiều bởi một nắng hai sương.
Hình ảnh “Ta
quảy gió. Hú tuổi thơ về vuốt mặt cánh đồng. Hoàng hôn bình yên nhắm mắt…” đã
được tác giả dùng một lặp lại để kết thúc bài thơ như một nhận định về quy luật
sinh tồn của của sống. Sinh ra bình minh để nhặt về hoàng hôn là quy luật của một
ngày. Mặc cả, bán mua, nợ nần, vay trả là quy luật của vạn kiếp mưu sinh. Sinh
ra để mất đi là quy luật của một kiếp người. Và cứ thế, ai cũng phải đi qua những
trải nghiệm ấy. Tuổi thơ nào cũng phải đi qua vụng dại để trưởng thành. Ai cũng
phải đi qua tuổi thơ đầy ước mơ ấy để rồi lại ngụp lặn và lớn lên bên những quy
luật bất biến của cuộc đời. Đi qua những biến cố đổi thay để mơ về hai tiếng
bình yên trong trẻo. Bình yên là gì mà ai cũng mong ước thế. Đơn giản lắm, bình
yên chỉ là bình yên thôi. Từ một cô thiếu nữ bình minh trẻ trung xinh đẹp, nắng
đã rong ruổi khắp một ngày để cuối chiều hóa thành bà già hoàng hôn đỏ lựng khi
cuối ngày nắng tắt. Hoàng hôn bình yên nhắm mắt để khép lại một ngày như con
người bình yên nhắm mắt để đi xa sau một cuộc bơi dài bì bõm tìm kiếm cái mưu
sinh.
Đọc
thơ Nguyễn Thanh Hải là đọc tâm hồn người miền Tây nam bộ. Tìm hiểu thơ Nguyễn
Thanh Hải là tìm hiểu thêm về những trăn trở riêng tư thầm kín của anh, tìm hiểu
thêm về những con người lao động nơi quê hương anh vốn hiền
lành, mộc mạc mà chân chất. Từ những hình ảnh thân thuộc đó
ta đã thấy được Nguyễn Thanh Hải đang đắm mình bên bụi tre, gốc lúa, luống
cày… Anh vẫn như đang miệt mài sải rộng vòng tay ôm trọn từng gợn sóng, những
con nước nơi dòng sông bờ kênh vào lòng để vá víu những lời thề không lành lặn
và trả hết những nợ nần năm tháng.
Nguyễn
Thúy Hạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét