Sách
của bạn tôi - Antole France
Anatole France (1844-1924) tên thật là Anatole Thibault, nhà văn hiện
thực và nhân đạo chủ nghĩa Pháp. Ông sinh ra tại Paris trong một gia đìng có cửa
hàng bán sách, nơi lui tới của nhiều nhà văn và nghệ sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ.
Chú bé Anatole ham mê sách và văn học, nghệ thuật từ đó.
Anatole France là người chịu ảnh hưởng của phái Pascal, tác phẩm đầu tay là một
tập thơ. Sau đó, hình tượng nhân vật Sylvestre Bonnard (1881) mở đầu cho một
loạt nhân vật biểu hiện tư tưởng, tình cảm và tâm hồn nhà văn. Đó là những con
người rất dễ thương, yêu đời và yêu con người, ham mê sách vở khoa học và nghệ
thuật, sống thoải mới với một tấm lòng cởi mở, một chủ nghĩa nhân đạo và nhẹ
nhàng, chút ít châm biếm và hoài nghi. Nhà văn phê phán tôn giáo và nhà thờ làm
mê muội con người, phê phán lối sống hẹp hòi, đạo đức giả, bất công và tàn
nhẫn.
Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chịu ảnh hưởng sâu sắc của "sự kiện Dreyfus" và Cách mạng Nga 1905, sự nghiệp văn chương của A. France chuyển hướng mạnh mẽ. Trong thời kì sáng tác này, ông viết về những sự kiện lịch sử và xã hội đang biến diễn, tiếp tục truyền thống nhân văn chủ nghĩa của Rabelais và Voltaire, phê phán nền Cộng hòa thứ ba của Pháp, lên án chủ nghĩa thực dân và chế độ phân biệt chủng tộc...
Năm 1921, Anatole France được trao giải Nobel văn học những tác phẩm xuất sắc mang phong cách tinh tế, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và khí chất Gauloir đích thực.
Sách của bạn tôi (1885) là một trong những tác phẩm tự truyện của Anatole France và theo như lời tác giả nói ở đầu sách thì đây là cuốn sách được ông viết vào "giữa quãng đường đời" của mình. Phần đầu tác phẩm miêu tả quá trình phát triển nội tâm của nhân vật chính-chú bé Pierre Nozière, đặc biệt là các mối quan hệ của chú với xã hội, những con người đã đi qua tuổi thơ của chú và in vào tâm hồn chú những hình ảnh đẹp không phai mờ. Phần sau của tác phẩm tập hợp những bài viết của Pierre về cô con gái nhỏ khi anh đã trở thành bố và để ý, quan sát những cử chỉ, động tác của con mình.
Đặc điểm nổi bật trong văn phong của A.France là tính trong sáng tuyệt vời, nhẹ nhàng và nên thơ, đầy nhạc điệu sâu sắc và dí dỏm, hài hước, biểu lộ một tâm hồn yêu con người thắm thiết, phát huy truyền thống của Pascal, Racine, Flaubert. Ông được coi là nhà văn Pháp mẫu mực về sự trong sáng của ngôn ngữ.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chịu ảnh hưởng sâu sắc của "sự kiện Dreyfus" và Cách mạng Nga 1905, sự nghiệp văn chương của A. France chuyển hướng mạnh mẽ. Trong thời kì sáng tác này, ông viết về những sự kiện lịch sử và xã hội đang biến diễn, tiếp tục truyền thống nhân văn chủ nghĩa của Rabelais và Voltaire, phê phán nền Cộng hòa thứ ba của Pháp, lên án chủ nghĩa thực dân và chế độ phân biệt chủng tộc...
Năm 1921, Anatole France được trao giải Nobel văn học những tác phẩm xuất sắc mang phong cách tinh tế, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và khí chất Gauloir đích thực.
Sách của bạn tôi (1885) là một trong những tác phẩm tự truyện của Anatole France và theo như lời tác giả nói ở đầu sách thì đây là cuốn sách được ông viết vào "giữa quãng đường đời" của mình. Phần đầu tác phẩm miêu tả quá trình phát triển nội tâm của nhân vật chính-chú bé Pierre Nozière, đặc biệt là các mối quan hệ của chú với xã hội, những con người đã đi qua tuổi thơ của chú và in vào tâm hồn chú những hình ảnh đẹp không phai mờ. Phần sau của tác phẩm tập hợp những bài viết của Pierre về cô con gái nhỏ khi anh đã trở thành bố và để ý, quan sát những cử chỉ, động tác của con mình.
Đặc điểm nổi bật trong văn phong của A.France là tính trong sáng tuyệt vời, nhẹ nhàng và nên thơ, đầy nhạc điệu sâu sắc và dí dỏm, hài hước, biểu lộ một tâm hồn yêu con người thắm thiết, phát huy truyền thống của Pascal, Racine, Flaubert. Ông được coi là nhà văn Pháp mẫu mực về sự trong sáng của ngôn ngữ.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Nhà xuất bản văn học
31 tháng Chạp
năm 188...
Nel mezzo
del cammin di nostra vita...
Giữa quãng đường đời...
Câu thơ ấy, câu mà Dante mở đầu bài thánh ca thứ nhất của Thân khúc, trở lại tâm trí tôi, tối nay, có lẽ là lần thứ một trăm. Nhưng đây là lần đầu nó làm tôi xúc động.
Giữa quãng đường đời...
Câu thơ ấy, câu mà Dante mở đầu bài thánh ca thứ nhất của Thân khúc, trở lại tâm trí tôi, tối nay, có lẽ là lần thứ một trăm. Nhưng đây là lần đầu nó làm tôi xúc động.
Thích thú biết bao, tôi thầm nhắc lại câu thơ ấy, và tôi thấy nó nghiêm chỉnh
và đầy ý nghĩa! Là bởi lần này tôi có thể áp dụng nó cho bản thân tôi. Đến lượt
mình, tôi ở vào thời điểm của Dante xưa kia khi mặt trời già nua đánh dấu năm
đầu của thế kỉ mười bốn. Tôi đang ở giữa quãng đường đời, giả dụ con đường ấy
đối với tất cả mọi người đều dài như nhau và đều đưa tới tuổi già.
Trời ơi! Tôi đã biết, hai mươi năm trước, rằng sẽ phải tới bước này; tôi biết thế, nhưng tôi đã không cảm thấy thế. Lúc bấy giờ tôi quan tâm tới quãng nửa đường đời như tới con đường đi tới Chicago. Giờ đây đã leo hết sườn núi, tôi ngoảnh đầu lại để nhìn bao quát cả khoảng không mà tôi đã băng qua nhanh chóng chừng nào, và câu thơ của thi sĩ thành Florence bỗng khiến tôi triền miên suy tưởng đến đỗi tôi sẵn lòng ngồi thâu đêm trước ngọn lửa để khêu dậy những bóng ma. Hỗi ơi! Những người chết sao mà nhẹ vậy!
Hồi tưởng thật là êm dịu. Yên lặng ban đêm khêu gợi hồi tưởng. Tĩnh mịch ban đêm thuần hóa những hồn ma bản chất vốn dút dát, lẩn trốn và muốn có bóng tối vắng vẻ để đến thì thầm cùng những bạn bè đuơng sống. Các rèm cửa sổ đã kéo, các màn cửa buông nếp nặng trên mặt thảm;. Chỉ có một cánh của hé mở; nơi kia, phía mắt tôi cứ tự nhiên quay lại. Ở đấy thoát ra một ánh sáng mờ xanh nhạt, từ đấy đưa lại những hơi thở đều và êm, mà tôi cũng khó phân biệt được hơi thở của mẹ với của các con.
Trời ơi! Tôi đã biết, hai mươi năm trước, rằng sẽ phải tới bước này; tôi biết thế, nhưng tôi đã không cảm thấy thế. Lúc bấy giờ tôi quan tâm tới quãng nửa đường đời như tới con đường đi tới Chicago. Giờ đây đã leo hết sườn núi, tôi ngoảnh đầu lại để nhìn bao quát cả khoảng không mà tôi đã băng qua nhanh chóng chừng nào, và câu thơ của thi sĩ thành Florence bỗng khiến tôi triền miên suy tưởng đến đỗi tôi sẵn lòng ngồi thâu đêm trước ngọn lửa để khêu dậy những bóng ma. Hỗi ơi! Những người chết sao mà nhẹ vậy!
Hồi tưởng thật là êm dịu. Yên lặng ban đêm khêu gợi hồi tưởng. Tĩnh mịch ban đêm thuần hóa những hồn ma bản chất vốn dút dát, lẩn trốn và muốn có bóng tối vắng vẻ để đến thì thầm cùng những bạn bè đuơng sống. Các rèm cửa sổ đã kéo, các màn cửa buông nếp nặng trên mặt thảm;. Chỉ có một cánh của hé mở; nơi kia, phía mắt tôi cứ tự nhiên quay lại. Ở đấy thoát ra một ánh sáng mờ xanh nhạt, từ đấy đưa lại những hơi thở đều và êm, mà tôi cũng khó phân biệt được hơi thở của mẹ với của các con.
Ngủ đi những
người yêu dấu, ngủ đi!
Nel mezzo del cammin di nostra vita..
Nel mezzo del cammin di nostra vita..
Bên
bếp lửa tàn, tôi mơ màng và tưởng tượng cái nhà gia đình này, với căn buồng
trong đó rung rinh mờ sáng ngọn đền khuya và từ đó thoát ra những hơi thở trong
trẻo kia, là một quán trọ lẻ loi trên con đường cái lớn mà tôi đã đi đến nửa
chừng.
Ngủ đi, những người yêu dấu; ngày mai ta lại lên đường!
Ngày mai! Có một thời từ ngữ ấy đối với tôi chứa đựng cái điều huyền bí đẹp đẽ nhất. Đọc nó lên, tôi nhìn thấy những bộ mặt không quen và duyên dáng giơ ngón tay ra hiệu cho tôi và thì tháo: "Lại đây!". Bấy giờ, tôi yêu cuộc sống biết bao! Tôi đặt vào nó lòng tin đẹp đẽ của một gã si tình, và tôi không nghĩ rằng cuộc sống có thể trở thành nghiệt ngã với tôi, mặc dù nó vốn là tàn nhẫn.
Tôi không oán trách nó. Nó đã không gây cho tôi những vết thương như nó đã gây cho bao người khác. Đôi khi ngẫu nhiên còn vuốt ve tôi, cái cô nàng đại thờ ơ ấy! Đánh đổi cái gì nó đã lấy đi hay từ chối tôi, nó đã cho tôi những kho báu mà đem so sánh thì tất cả những gì tôi mong muốn chỉ là tro tàn và khói bụi. Dù sao mặc lòng, tôi đã hết trông mong, và bây giờ tôi không thể nghe nói: "Đến mai!" mà không có một cảm giác lo âu và buồn bã.
Không! Tôi không còn tin tưởng ở cô bạn cũ cuộc sống nữa. Nhưng tôi vẫn yêu đời. Chừng nào tôi nhìn thấy tia sáng thần diệu của cuộc sống lung linh trên ba vầng trán yêu thương, tôi vẫn bảo đời là đẹp và tôi vẫn ca ngợi cuộc sống.
Bởi thế, lúc này, tôi thấy hình như kí ức là một tư chất tuyệt diệu và cái năng khiếu tái hiện quá khứ cũng dễ làm ta kinh ngạc và còn quý hơn nhiều cái khiếu dự đoán tương lai.
Kỷ niệm thực sự là một ân huệ. Đêm yên tĩnh, tôi đã vun các mẩu củi trong lò sưởi và nhóm lại lửa.
Ngủ đi, những người yêu dấu, ngủ đi!
Tôi viết hồi ký tuổi thơ và đó là để TẶNG CẢ BA NGƯỜI YÊU DẤU!.
Ngủ đi, những người yêu dấu; ngày mai ta lại lên đường!
Ngày mai! Có một thời từ ngữ ấy đối với tôi chứa đựng cái điều huyền bí đẹp đẽ nhất. Đọc nó lên, tôi nhìn thấy những bộ mặt không quen và duyên dáng giơ ngón tay ra hiệu cho tôi và thì tháo: "Lại đây!". Bấy giờ, tôi yêu cuộc sống biết bao! Tôi đặt vào nó lòng tin đẹp đẽ của một gã si tình, và tôi không nghĩ rằng cuộc sống có thể trở thành nghiệt ngã với tôi, mặc dù nó vốn là tàn nhẫn.
Tôi không oán trách nó. Nó đã không gây cho tôi những vết thương như nó đã gây cho bao người khác. Đôi khi ngẫu nhiên còn vuốt ve tôi, cái cô nàng đại thờ ơ ấy! Đánh đổi cái gì nó đã lấy đi hay từ chối tôi, nó đã cho tôi những kho báu mà đem so sánh thì tất cả những gì tôi mong muốn chỉ là tro tàn và khói bụi. Dù sao mặc lòng, tôi đã hết trông mong, và bây giờ tôi không thể nghe nói: "Đến mai!" mà không có một cảm giác lo âu và buồn bã.
Không! Tôi không còn tin tưởng ở cô bạn cũ cuộc sống nữa. Nhưng tôi vẫn yêu đời. Chừng nào tôi nhìn thấy tia sáng thần diệu của cuộc sống lung linh trên ba vầng trán yêu thương, tôi vẫn bảo đời là đẹp và tôi vẫn ca ngợi cuộc sống.
Bởi thế, lúc này, tôi thấy hình như kí ức là một tư chất tuyệt diệu và cái năng khiếu tái hiện quá khứ cũng dễ làm ta kinh ngạc và còn quý hơn nhiều cái khiếu dự đoán tương lai.
Kỷ niệm thực sự là một ân huệ. Đêm yên tĩnh, tôi đã vun các mẩu củi trong lò sưởi và nhóm lại lửa.
Ngủ đi, những người yêu dấu, ngủ đi!
Tôi viết hồi ký tuổi thơ và đó là để TẶNG CẢ BA NGƯỜI YÊU DẤU!.
NHỮNG NGƯỜI
TÌNH ĐẦU
I. Những quái vật
I. Những quái vật
Những
người bảo tôi rằng họ không nhớ tí gì về những năm đầu tuổi thơ của mình đã
khiến tôi rất ngạc nhiên. Về phần tôi, tôi còn giữ những ký ức tươi sáng về cái
thời tôi còn là một chú bé rất nhỏ. Thực ra, đó là những hình bóng lẻ loi, song
chính vì thế nó lại càng nổi bật lên trên một cái nền tối mờ và bí hiểm. Mặc
dầu tôi khá xa tuổi già, nhưng ký ức yêu dấu đó hình như đến với tôi từ một quá
khứ vô cùng sâu thẳm. Tôi hình dung thế giới bấy giờ đương ở độ mới mẻ rạng rỡ
và bao phủ toàn màu sắc tươi mát. Nếu là một kẻ man dị, tôi sẽ tin rằng thế
giới cũng trẻ, hay, tùy ý bạn, cũng già như tôi vậy. Song không may tôi không
là một kẻ man dị. Tôi đã đọc nhiều sách về thời thái cổ của trái đất và nguồn
gốc muôn loài, và tôi buồn rầu so sánh cuộc đời ngắn ngủi của cá nhân với sự
tồn tại dài lâu của chủng tộc. Cho nên tôi biết chẳng lâu lắm đâu, tôi có một
chiếc giường thành nhỏ trong một căn buồng lớn của một ngôi nhà cổ rất cũ nát,
ngôi nhà ấy đã bị phá để nhường chỗ cho những tòa nhà mới của trường Mỹ thuật.
Chính ở nơi đây cha tôi đã sống, cha tôi là một thầy thuốc bình thường và rất
thích sưu tập các vật lạ thiên nhiên. Ai bảo trẻ con không có trí nhớ? Bây giừo
tôi còn nhìn thấy căn buồng ấy, với giấy bồi tường xanh lục vẽ hoa lá và một
bức tranh khắc in rất đẹp mô tả, như về sau tôi được biết, nàng Virginie được
chàng Paul bồng trên tay lội qua sông Đen1. Trong căn buồng ấy đã có
những chuyện mạo hiểm phi thường xảy đến với tôi.
Như tôi đã nói, ở đấy tôi có một chiếc giường thành nhỏ kê cả ngày ở trong một góc và, mỗi tối, được mẹ tôi kéo ra đặt ngay giữa buồng, hẳn là để cho gần giường mẹ, mà những tấm màn che mông mênh làm cho tôi vừa sợ hãi vừa thán phục. Bảo tôi đi ngủ là cả một việc khó khăn. Và đã hết chuyện đâu: Tôi mặc áo lót thoát ra và tôi nhảy như một con thỏ. Mẹ đuổi bắt lại tôi dưới một cái gầm bàn để đặt tôi lên giường, thật là nhộn!
Nhưng tôi cứ vừa nằmg xuống là có ngay những nhân vật hoàn toàn xa lạ với gia đình bắt đầu đi diễu chung quanh tôi. Họ có những mũi mỏ cò, nhữung bộ ria lởm chởm, những cái bụng nhọn hoắt và những cẳng như cẳng gà trống. Họ lộ nghiêng mặt, với một mắt tròn giữa má, và diễu hành, mang chồi, xiên nướng thịt, đàn ghi ta, ống tiêm và vài dụng cụ kỳ lạ. Xấu xí như họ thì đáng lẽ không nên lộ mặt, nhưng tôi phải thừa nhận một điều: Họ lặng lẽ lướt đi dọc tường nhà và không một ai, cả đến chú bé nhất đi sau chót đeo một cái bễ thổi lửa ở sau lưng, cũng không bao giờ tiến một bước đến giường tôi. Rõ ràng là có một sức mạnh giữ họ trườn đi dọc theo tường mà khong phô ra một bề dày đáng kể. Điều đó làm tôi vững dạ một chút; vả chăng, tôi vẫn thức. Hẳn bạn cũng thấy, nằm cạnh đám người như vậy thì nhắm mắt sao được. Tôi mở mắt trân trân. Ấy thế mà (đó là một điều kỳ lạ khác) tôi lại chợt thấy mình ở trong buồng đầy ánh nắng nhìn ra chỉ thấy có mẹ tôi mặc áo khoác hồng và không biết ban đêm với lũ quái vật dã biến đi đâu mất.
- Con ngủ gì mà khiếp thế! - Mẹ cười bảo tôi.
Phải nói là tôi ngủ say thật.
Hôm qua, dạo vơ vẩn trên các phố bờ sông, tôi trông thấy ở cửa hàng một người bán tranh khắc một quyển vở in những hình kỳ quái bây giờ đã trở thành hiếm hoi, trong đó Callot, nhà họa sĩ xứ Lorrain, đã trổ tài với mũi dao nhọn tế nhị và cứng rắn của ông. Hồi thơ ấu của tôi, một bà bán tranh in - mẹ Mignot - ở cạnh nhà tôi đã phủ kín cả một bức tường, và hàng ngày tôi nhìn tranh, khi đi chơi và lúc trở về; mắt tôi được nuôi dưỡng bằng những quái vật đó và, khi nằm vào chiếc giường thành nhỏ của tôi, tôi lại nhìn thấy chúng mà không nhận ra chúng. Ôi, ảo thuật của Jacques Callot!
Quyển vở nhỏ tôi lần giở đã đánh thức ở tôi cả một thế giới tan biến, và tôi cảm thấy dâng lên trong tâm tưởng như một làn bụi thơm trong đó những hình bóng yêu dấu đã trôi qua.
1 Một cảnh trong tiểu thuyết Paul và Virgine của Jacques - Henri Bernardin de Saint Pierre (1737-1814), tiểu thuyết gia Pháp. (Tất cả những chú thích trong tập này đều của người dịch).
Như tôi đã nói, ở đấy tôi có một chiếc giường thành nhỏ kê cả ngày ở trong một góc và, mỗi tối, được mẹ tôi kéo ra đặt ngay giữa buồng, hẳn là để cho gần giường mẹ, mà những tấm màn che mông mênh làm cho tôi vừa sợ hãi vừa thán phục. Bảo tôi đi ngủ là cả một việc khó khăn. Và đã hết chuyện đâu: Tôi mặc áo lót thoát ra và tôi nhảy như một con thỏ. Mẹ đuổi bắt lại tôi dưới một cái gầm bàn để đặt tôi lên giường, thật là nhộn!
Nhưng tôi cứ vừa nằmg xuống là có ngay những nhân vật hoàn toàn xa lạ với gia đình bắt đầu đi diễu chung quanh tôi. Họ có những mũi mỏ cò, nhữung bộ ria lởm chởm, những cái bụng nhọn hoắt và những cẳng như cẳng gà trống. Họ lộ nghiêng mặt, với một mắt tròn giữa má, và diễu hành, mang chồi, xiên nướng thịt, đàn ghi ta, ống tiêm và vài dụng cụ kỳ lạ. Xấu xí như họ thì đáng lẽ không nên lộ mặt, nhưng tôi phải thừa nhận một điều: Họ lặng lẽ lướt đi dọc tường nhà và không một ai, cả đến chú bé nhất đi sau chót đeo một cái bễ thổi lửa ở sau lưng, cũng không bao giờ tiến một bước đến giường tôi. Rõ ràng là có một sức mạnh giữ họ trườn đi dọc theo tường mà khong phô ra một bề dày đáng kể. Điều đó làm tôi vững dạ một chút; vả chăng, tôi vẫn thức. Hẳn bạn cũng thấy, nằm cạnh đám người như vậy thì nhắm mắt sao được. Tôi mở mắt trân trân. Ấy thế mà (đó là một điều kỳ lạ khác) tôi lại chợt thấy mình ở trong buồng đầy ánh nắng nhìn ra chỉ thấy có mẹ tôi mặc áo khoác hồng và không biết ban đêm với lũ quái vật dã biến đi đâu mất.
- Con ngủ gì mà khiếp thế! - Mẹ cười bảo tôi.
Phải nói là tôi ngủ say thật.
Hôm qua, dạo vơ vẩn trên các phố bờ sông, tôi trông thấy ở cửa hàng một người bán tranh khắc một quyển vở in những hình kỳ quái bây giờ đã trở thành hiếm hoi, trong đó Callot, nhà họa sĩ xứ Lorrain, đã trổ tài với mũi dao nhọn tế nhị và cứng rắn của ông. Hồi thơ ấu của tôi, một bà bán tranh in - mẹ Mignot - ở cạnh nhà tôi đã phủ kín cả một bức tường, và hàng ngày tôi nhìn tranh, khi đi chơi và lúc trở về; mắt tôi được nuôi dưỡng bằng những quái vật đó và, khi nằm vào chiếc giường thành nhỏ của tôi, tôi lại nhìn thấy chúng mà không nhận ra chúng. Ôi, ảo thuật của Jacques Callot!
Quyển vở nhỏ tôi lần giở đã đánh thức ở tôi cả một thế giới tan biến, và tôi cảm thấy dâng lên trong tâm tưởng như một làn bụi thơm trong đó những hình bóng yêu dấu đã trôi qua.
1 Một cảnh trong tiểu thuyết Paul và Virgine của Jacques - Henri Bernardin de Saint Pierre (1737-1814), tiểu thuyết gia Pháp. (Tất cả những chú thích trong tập này đều của người dịch).
II. Bà mặc đồ trắng
Hồi đó có hai bà ỏe cùng nhà với chúng tôi, một bà mặc toàn đồ trắng, một bà
toàn đồ đen.
Xin đừng hỏi hai bà ấy còn trẻ không: điều đó vượt quá sự hiểu biết của tôi. Nhưng tôi biết các bà ấy thơm tho và có đủ mọi cung cách tế nhị. Mẹ tôi, rất bận và không thích giao thiệp với hàng xóm, nên không đến nhà hai bà. Nhưng tôi thì tôi đến luôn, nhất là vào giớ quá ăn trưa vì bà mặc đồ đen thường cho tôi bánh ngọt. Vật tôi cứ đến một mình. Phải đi qua sân. Mẹ tôi đứng ở cửa sổ theo dõi tôi và gõ lên cửa kính khi nào tôi mải ngắm bác đánh xe chải lông cho mấy con ngựa. Tốn sức lắm mới leo lên được cái cầu thang lan can sắt, mà những bậc cao có phải làm cho đôi bắp chân nhỏ của tôi đâu. Nhưng công của tôi không uổng một khi tôi vào căn phòng các bà; vì trong đó có nghìn thứ làm cho tôi ngây ngất. Song không cái gì bằng đôi phỗng sứ ngồi trên lò sưởi, hai bên đồng hồ quả lắc. Tự chúng, chúng rụt đầu và thè lưỡi. Người ta cho tối biết chúng ở bến Tàu sang và tôi tự hứa sẽ đi tới đó. Cái khó nhất là làm thế nào bảo chị vú em đưa tôi đến đấy. Tôi đã dinh ninh rằng nước Tàu ở đằng sau Khải hoàn môn1, nhưng tôi chưa bao giờ có cách gì tiến đến tận đó.
Trong phòng các bà cũng có một cái thảm hoa, tôi thích thú lăn mình trên đó, và một tràng ỷ nhỏ êm và sâu, mà tôi chơi khi làm tàu thủy, khi làm ngựa hay xe. Bà mặc đồ đen, hơi béo thì phải, rất hiền và không bao giờ mắng tôi. Bà mặc đồ trắng tinh hay sốt ruột và cộc cằn, nhưng bà cười mới xinh chứ! Cả ba chúng tôi sống hòa thuận với nhau, và tôi đã dàn xếp trong óc rằng bao giờ cũng sẽ chỉ có tôi được bước vào phòng phỗng sứ mà thôi. Bà mặc đồ trắng, mà tôi báo cho biết quyết định ấy, xem chừng hơi có vẻ giễu cợt tôi; nhưng tôi nài nỉ và bà ấy hứa tất cả những gì tôi muốn.
Bà ấy hứa như vậy. Thế mà một hôm, tôi thấy một ông ngồi vào tràng kỷ của tôi, chân để lên thảm của tôi và nói chuyện với các bà, vẻ thỏa mãn. Hắn còn đưa cho các bà một bức thư, các bà đọc rồi trả lại. Tôi không thích thế, nên tôi đòi uống nước đường vì tôi khát và cũng để cho người ta chú ý đến mình. Quả nhiên, ông kia nhìn tôi.
- Đây là một chú bé hàng xóm, - bà mặc đồ đen nói.
- Mẹ chú ấy chỉ có một mình chú thoi, có phải thế chăng? – Ông kia láy lại.
- Đúng thế, - bà mặc đồ trắng nói – Nhưng sao ông lại nghĩ như vậy?
- Vì chú có vẻ một đứa con rất được nuông chiều, - ông ấy láy lại. – Chú ấy thóc mách và tò mò. Bây giờ chú đang mở mắt thao láo như hai cánh cổng xe.
Ấy là để nhìn hắn cho kỹ. Tôi không muốn tự khoe, nhưng tôi rất hiểu, sau câu chuyện, rằng bà mặc đồ trắng có một người chồng chức tước gì đó ở một nước xa xôi, rằng ông khách đem đến một bức thư của người chồng ấy, người ta cảm ơn sự giúp đỡ của ông, và người ta chúc mừng ông đã được bổ nhiệm bí thư. Những chuyện đó không làm tôi hài lòng và, khi ra về, tôi không chịu hôn bà mặc đồ trắng, để phạt bà ta.
Bữa tối hôm đó, tôi hỏi cha tôi xem bí thư là cái gì. Cha tôi không trả lời, và mẹ tôi bảo bí thư là một cái bàn gỗ nhỏ để xếp giấy tờ2. Hiểu thế được không? Tôi được bế đi ngủ, và các quái vật có mắt ở giữa má diễu hành chung quanh giường tôi, mặt nhăn nhó hơn bao giờ hết. Nếu bạn tưởng hôm sau tôi nghĩ đến cái ông thấy ở nhà bà mặc đồ trắng, thì bạn lầm to; vì tôi đã quên khuấy hẳn, và chỉ tùy ở hắn mà sẽ được xóa đi vĩnh viễn khỏi trí nhớ tôi. Nhưng hắn cả gan lại dẫn thân đến nhà hai bà bạn tôi. Tôi không biết là mười hay mười lăm ngày sau cuộc đến thăm đầu tiên của hắn. Ngày nay tôi thiên về ý nghĩ cho là mười ngày. Cái ông ấy chiếm chỗ của tôi như thế, thật đến lạ. Lần này thì tôi ngắm nghía hắn, và chẳng thấy hắn có vẻ gì dễ thương. Đầu hắn rất bóng, ria mép đen, ria má đen, cằm cạo nhẵn, xẻ ở giữa, mình thon nhỏ, áo quần bảnh bao, và trông hắn có vẻ rất thỏa mãn! Hắn nói đến văn phòng Bộ trưởng ngoại giao, về các vở kịch, các thời thượng và sách mới, về những buổi dạ hội và khiêu vũ ở đó hắn đã hoài công tìm các bà này. Vậy mà các bà lắng nghe hắn! Như thế mà cũng là chuyện trò à? Sao hắn không thể nói, như bà mặc đồ đen nói với tôi, đến xứ sở có những núi bằng kẹo đường, và sông bằng nước chanh?
1 Khải hoàn môn (Arc de Triomphe) ở quảng trường Champs - Elysées, một công trình kiến trúc lớn của thành phố Paris.
2 Secrétaire: vừa có nghĩa là bí thư vừa có nghĩa là bàn giấy.
Xin đừng hỏi hai bà ấy còn trẻ không: điều đó vượt quá sự hiểu biết của tôi. Nhưng tôi biết các bà ấy thơm tho và có đủ mọi cung cách tế nhị. Mẹ tôi, rất bận và không thích giao thiệp với hàng xóm, nên không đến nhà hai bà. Nhưng tôi thì tôi đến luôn, nhất là vào giớ quá ăn trưa vì bà mặc đồ đen thường cho tôi bánh ngọt. Vật tôi cứ đến một mình. Phải đi qua sân. Mẹ tôi đứng ở cửa sổ theo dõi tôi và gõ lên cửa kính khi nào tôi mải ngắm bác đánh xe chải lông cho mấy con ngựa. Tốn sức lắm mới leo lên được cái cầu thang lan can sắt, mà những bậc cao có phải làm cho đôi bắp chân nhỏ của tôi đâu. Nhưng công của tôi không uổng một khi tôi vào căn phòng các bà; vì trong đó có nghìn thứ làm cho tôi ngây ngất. Song không cái gì bằng đôi phỗng sứ ngồi trên lò sưởi, hai bên đồng hồ quả lắc. Tự chúng, chúng rụt đầu và thè lưỡi. Người ta cho tối biết chúng ở bến Tàu sang và tôi tự hứa sẽ đi tới đó. Cái khó nhất là làm thế nào bảo chị vú em đưa tôi đến đấy. Tôi đã dinh ninh rằng nước Tàu ở đằng sau Khải hoàn môn1, nhưng tôi chưa bao giờ có cách gì tiến đến tận đó.
Trong phòng các bà cũng có một cái thảm hoa, tôi thích thú lăn mình trên đó, và một tràng ỷ nhỏ êm và sâu, mà tôi chơi khi làm tàu thủy, khi làm ngựa hay xe. Bà mặc đồ đen, hơi béo thì phải, rất hiền và không bao giờ mắng tôi. Bà mặc đồ trắng tinh hay sốt ruột và cộc cằn, nhưng bà cười mới xinh chứ! Cả ba chúng tôi sống hòa thuận với nhau, và tôi đã dàn xếp trong óc rằng bao giờ cũng sẽ chỉ có tôi được bước vào phòng phỗng sứ mà thôi. Bà mặc đồ trắng, mà tôi báo cho biết quyết định ấy, xem chừng hơi có vẻ giễu cợt tôi; nhưng tôi nài nỉ và bà ấy hứa tất cả những gì tôi muốn.
Bà ấy hứa như vậy. Thế mà một hôm, tôi thấy một ông ngồi vào tràng kỷ của tôi, chân để lên thảm của tôi và nói chuyện với các bà, vẻ thỏa mãn. Hắn còn đưa cho các bà một bức thư, các bà đọc rồi trả lại. Tôi không thích thế, nên tôi đòi uống nước đường vì tôi khát và cũng để cho người ta chú ý đến mình. Quả nhiên, ông kia nhìn tôi.
- Đây là một chú bé hàng xóm, - bà mặc đồ đen nói.
- Mẹ chú ấy chỉ có một mình chú thoi, có phải thế chăng? – Ông kia láy lại.
- Đúng thế, - bà mặc đồ trắng nói – Nhưng sao ông lại nghĩ như vậy?
- Vì chú có vẻ một đứa con rất được nuông chiều, - ông ấy láy lại. – Chú ấy thóc mách và tò mò. Bây giờ chú đang mở mắt thao láo như hai cánh cổng xe.
Ấy là để nhìn hắn cho kỹ. Tôi không muốn tự khoe, nhưng tôi rất hiểu, sau câu chuyện, rằng bà mặc đồ trắng có một người chồng chức tước gì đó ở một nước xa xôi, rằng ông khách đem đến một bức thư của người chồng ấy, người ta cảm ơn sự giúp đỡ của ông, và người ta chúc mừng ông đã được bổ nhiệm bí thư. Những chuyện đó không làm tôi hài lòng và, khi ra về, tôi không chịu hôn bà mặc đồ trắng, để phạt bà ta.
Bữa tối hôm đó, tôi hỏi cha tôi xem bí thư là cái gì. Cha tôi không trả lời, và mẹ tôi bảo bí thư là một cái bàn gỗ nhỏ để xếp giấy tờ2. Hiểu thế được không? Tôi được bế đi ngủ, và các quái vật có mắt ở giữa má diễu hành chung quanh giường tôi, mặt nhăn nhó hơn bao giờ hết. Nếu bạn tưởng hôm sau tôi nghĩ đến cái ông thấy ở nhà bà mặc đồ trắng, thì bạn lầm to; vì tôi đã quên khuấy hẳn, và chỉ tùy ở hắn mà sẽ được xóa đi vĩnh viễn khỏi trí nhớ tôi. Nhưng hắn cả gan lại dẫn thân đến nhà hai bà bạn tôi. Tôi không biết là mười hay mười lăm ngày sau cuộc đến thăm đầu tiên của hắn. Ngày nay tôi thiên về ý nghĩ cho là mười ngày. Cái ông ấy chiếm chỗ của tôi như thế, thật đến lạ. Lần này thì tôi ngắm nghía hắn, và chẳng thấy hắn có vẻ gì dễ thương. Đầu hắn rất bóng, ria mép đen, ria má đen, cằm cạo nhẵn, xẻ ở giữa, mình thon nhỏ, áo quần bảnh bao, và trông hắn có vẻ rất thỏa mãn! Hắn nói đến văn phòng Bộ trưởng ngoại giao, về các vở kịch, các thời thượng và sách mới, về những buổi dạ hội và khiêu vũ ở đó hắn đã hoài công tìm các bà này. Vậy mà các bà lắng nghe hắn! Như thế mà cũng là chuyện trò à? Sao hắn không thể nói, như bà mặc đồ đen nói với tôi, đến xứ sở có những núi bằng kẹo đường, và sông bằng nước chanh?
1 Khải hoàn môn (Arc de Triomphe) ở quảng trường Champs - Elysées, một công trình kiến trúc lớn của thành phố Paris.
2 Secrétaire: vừa có nghĩa là bí thư vừa có nghĩa là bàn giấy.
Khi hắn đi
rồi, bà mặc đồ đen bảo hắn là một thanh niên có duyên. Tôi thì bảo hắn ta già
và xấu xí. Cái đó khiến bà mặc đồ trắng cười phá lên. Mà có gì đáng cười đâu
nhỉ? Nhưng thế đó, bà ta cười vì điều tôi bảo, hoặc bà chẳng nghe tôi nói. Bà
mặc đồ trắng có hai tính xấu ấy, không kể một tính xấu thứ ba làm tôi thất
vọng: là khóc, khóc, khóc. Mẹ bảo người lớn không bao giờ khóc. À là vì mẹ đã
không nhìn thấy như tôi bà mặc đồ trắng, đổ nghiêng người trên ghế bành, một lá
thư mở trên đầu gối, đầu ngửa ra và khăng tay để trên mắt. Lá thư ấy (ngày nay
tôi sẽ cuộc rằng đó là một bức thư nặc danh) làm bà khổ lắm. Thật tai hại, vì
bà thường cười vui như thế! Hai cuộc đến thăm ấy khiến tôi nảy ra ý định xin
cưới bà ta. Bà bảo bà có một ông chồng lớn ở Tàu, bà sẽ có một chồng nhỏ ở phố
bờ sông Malaqauis; thế là thu xếp xong, và bà cho tôi một chiếc bánh ngọt.
Nhưng cái ông ria má đen thường trở lại luôn. Một hôm, khi bà mặc đồ trắng kể chuyện bà sẽ cho đem từ bên Tàu về cho tôi những con cá xanh lam với một chiếc cần để câu những con cá ấy thì hắn cho vào báo hắn đến và được tiếp. Xem cái kiểu chúng tôi nhìn nhau thì rõ là chúng tôi không ưa nhau. Bà mặc đồ trắng bảo hắn rằng cô bà (bà muốn nói bà mặc đồ đen) đi mua gì đó ở Hai Ông Phỗng1. Tôi nhìn hai ông phỗng trên lò sưởi và không nghĩ được phải đi đâu mua gì cho họ. Nhưng ngày nào cũng có những chuyện rất là khó hiểu! Ông kia không có vẻ buồn chút nào vì sự vắng mặt của bà mặc đồ đen, và hắn bảo bà mặc đồ trắng rằng hắn muốn nói chuyện đứng đắn với bà. Bà ngồi đỏm dáng trên tràng kỷ nhỏ và ra hiệu là bà nghe hắn. Nhưng hắn nhìn tôi và có vẻ lúng túng.
- Chú bé này ngoan lắm, - sau cùng hắn vừa nói, vừa đưa tay xoa đầu tôi - nhưng...
- Chồng nhỏ của tôi đấy, - bà mặc đồ trắng nói.
- Này! - Ông kia láy lại - Thế bà không thể trả chú về cho mẹ chú ư? Điều tôi sẽ nói với bà chỉ có bà nghe được thôi.
Bà nhượng bộ hắn.
- Báu ơi, - bà bảo tôi - báu sang chơi bên buồng ăn, và chỉ kho nào tôi gọi báu hãy trở lại. Đi, báu nhé!
Tôi sang đấy, lòng nặng trĩu. Tuy nhiên nhìn cánh buồng ăn rất kỳ thú, vì trong buồm có chiếc đồng hồ mặt là một bức tranh vẽ một ngọn núi ở bờ biển và một nhà thơ nổi bật dưới bầu trời xanh biếc. Lúc chuông báo giờ, chiếc tàu thuỷ bập bềnh trên sóng, chiếc đầu tàu kéo các toa ra khỏi một đường hầm và chiếc khí cầu bay lên cao. Song khi lòng buồn thì chẳng gì làm vui được. Vả chăng mặt đồng hồ lại nằm im. Hình như đầu tàu, tàu thuỷ và khí cầu chỉ khởi hành mỗi giờ một lần, và một giờ thật là lâu! Ít nhất lâu vào lúc ấy. May thay, chị làm bếp đến tìm một cái gì ở tủ buýp phê và, thấy tôi buồn thỉu, cho tôi mứt quả, xoa dịu những buồn phiền trong lòng tôi. Nhưng, khi hết mứt rồi, tôi lại buồn như trước. Mặc dầu chuông đồng hồ chưa đánh, tôi tưởng tượng hàng giờ và hàng giờ đã chồng chất lên nỗi cơ đơn buồn bã của tôi. Từng lúc tôi nghe từ buồng bên một vài tiếng nói to của ông kia; hắn van nài bà mặc đồ trắng, rồi hình như hắn nổi giận với bà. Cho đáng kiếp! Nhưng họ sẽ không bao giờ chấm dứt chuyện trò à? Tôi dán mũi vào kính cửa, tôi rút các sợi cứng ở ghế dựa, tôi khoét rộng các lỗ ở giấy bồi tường, tôi bứt diềm của màn che, nào tôi biết gì nữa? Chán chường là một điều ghê gớm. Sau cùng, không chịu được nữa, tôi lặng lẽ tiến đến cửa vào buồng các ông phỗng và vươn cánh tay lên để với tới quả nắm cửa. Tôi biết rõ là tôi đang có một hành động thô bạo và xấu xa; nhưng ngay điều đó cũng làm cho tôi có một chút gì như hiểu danh.
Tôi mở cửa và thấy bà mặc đồ trắng đang đứng tựa lưng vào lò sưởi. Ông kia, quỳ dưới chân bà, dang rộng hai tay như để ôm lấy bà. Mặt hắn đỏ hơn mào gà trống; mắt hắn lồi ra. Người ta lại có thể đến tình trạng thế ư?
Thôi đi, ông, - bà mặc đồ trắng nói, mặt đỏ hồng hơn bao giờ hết và tỏ ra hết sức xúc động. - Xin ông thôi đi, vì ông bảo rằng ông yêu tôi. Thôi đi để tôi khỏi phải hối tiếc...
Bà có vẻ sợ hắn và đã kiệt sức.
Hắn vội vàng đứng dậy khi trông thấy tôi; và tôi tin hắn thoáng có ý nghĩ quẳng tôi qua cửa sổ. Nhưng bà áo trắng, đáng lẽ mắng mỏ như tôi chờ đợi, lại ôm ghì tôi vào lòng mà gọi tôi là người yêu của bà.
Bế tôi lên trường kỷ rồi, bá khóc hồi lâu rất êm ái bên má tôi. Chỉ có hai chúng tôi thôi. Để an ủi bà, tôi bảo rằng ông ria má đen là một người xấu bà nếu bà cứ ở một mình với tôi, như đã thoả thuận thì bà sẽ chẳng có chuyện gì buồn. Nhưng, có ăn thua gì đâu, tôi thấy người lớn đôi khi thật buồn cười.
Chúng tôi chưa hoàn hồn thì bà mặc đồ đen bước vào với những gói bọc.
Bà hỏi có ai đến không.
- Ông Arnould đến, - bà mặc đồ trắng thản nhiên đáp, - nhưng ông ấy chỉ ở lại có một tí.
Tôi biết đó là một lời nói dối; song vị phúc thần của bà mặc đầu trắng, hẳn là đi với tôi từ nãy đến giờ, đã đặt ngón tay vô hình lên miệng tôi.
Tôi đã không gặp lại ông Arnould, và cuộc tình duyên của tôi và bà mặc đồ trắng không bị quấy rầy nữa; hẳn là vì thế nên tôi không nhớ chuyện ấy. Cho đến hôm qua, nghĩa là sau hơn ba mươi năm, tôi còn không biết bà ta bây giờ ra sao. Hôm qua, tôi đến dự khiêu vũ ở nhà ông Bộ trưởng bộ Ngoại giao. Tôi cũng nghĩ như ông Palmerston, nếu không có những thú vui thì cuộc sống còn dễ chịu. Công việc hàng ngày của tôi không vượt quá sức lực cũng không quá trí tuệ của tôi, và tôi thấy thích thú. Chính những cuộc tiếp khách long trọng làm tôi mệt lử. Tôi biết đến khiêu vũ nhà ông bộ trưởng sẽ chán ngấy và vô ích; tôi biết thế mà tôi cứ đến, vì bản chất con người là suy nghĩ không và hành động dại.
Tôi bước vào phòng khách lớn thì nghe người ta giới thiệu đại sứ và phu nhân. Tôi đã nhiều lần gặp ông đại sứ có nét mặt thanh tú mang dấu vết những mệt mỏi không phải tất cả đều do công việc ngoại giao. Người ta nói rằng hồi tuổi thanh xuân, ông đại sứ có nhiều cuộc tình duyên và trong những cuộc họp mặt của bọn đàn ông với nhau, người ta vẫn bàn tán về chuyện trăng gió của ông ta.
Thời gian ông ở bên Tàu, ba mươi năm trước, thì đặc biệt phong phú về những chuyện mà người ta ưa đóng kín cửa với nhau trong khi uống cà phê. Bà vơ, mà tôi không có hân hạnh được quen, xem chừng đã quá năm mươi. Bà mặc toàn đồ đen; những đăng tên rất đẹp bao phủ rất khéo sắc đẹp đã qua của bà, và tôi vô cùng ưa thích nói chuyện với phụ nữ có tuổi. Chúng tôi nói nghìn chuyện, trong tiếng vĩ cầm đưa đẩy các phụ nữ trẻ khiêu vũ, và quẩn quanh ngẫu nhiên, bà nói với tôi đến hồi bà ở một toà nhà cổ phố bờ sông Malaquais.
- Bà là bà mặc đồ trắng! - Tôi kêu lên.
- Quả thế thật, thưa ông, - bà bảo tôi - Hồi bấy giờ tôi luôn luôn mặc đồ trắng.
- Còn tôi, thưa bà, tôi đã là chồng nhỏ của bà.
- Sao! Thưa ông, ông là con cụ bác sĩ Nozière ưu tú đó ư? Ngày trước ông thích bánh ngọt lắm. Ông còn thích không? Vậy mời ông đến ăn ở nhà chúng tôi. Thứ bảy nào chúng tôi cũng có một tiệc trà nhỏ thân mật. Chúng ta gặp lại nhau, hay thật!
- Thế còn bà mặc đồ đen?
- Bây giờ tôi là bà mặc đồ đen. Bà cô tội nghiệp của tôi mất năm xảy ra chiến tranh. Trong những năm cuối đời bà, bà thường nhắc đến ông.
Trong khi chúng tôi chuyện trò như vậy, một ông ria mép và ria má bạc trắng kính cẩn chào bà đại sứ với tất cả điệu bộ duyên dáng khệnh khạng của một lão già đỏm trai. Hình như tôi nhận ra cái cằm của ông ta.
- Ông Arnould, - bà đại sứ bảo tôi, - một ông bạn già.
1 Faire une emplette aux Deux Magots: Mua gì đó ở (cửa hàng) Hai Ông Phỗng,; cũng có thể hiểu mua cho hai ông phỗng.
Nhưng cái ông ria má đen thường trở lại luôn. Một hôm, khi bà mặc đồ trắng kể chuyện bà sẽ cho đem từ bên Tàu về cho tôi những con cá xanh lam với một chiếc cần để câu những con cá ấy thì hắn cho vào báo hắn đến và được tiếp. Xem cái kiểu chúng tôi nhìn nhau thì rõ là chúng tôi không ưa nhau. Bà mặc đồ trắng bảo hắn rằng cô bà (bà muốn nói bà mặc đồ đen) đi mua gì đó ở Hai Ông Phỗng1. Tôi nhìn hai ông phỗng trên lò sưởi và không nghĩ được phải đi đâu mua gì cho họ. Nhưng ngày nào cũng có những chuyện rất là khó hiểu! Ông kia không có vẻ buồn chút nào vì sự vắng mặt của bà mặc đồ đen, và hắn bảo bà mặc đồ trắng rằng hắn muốn nói chuyện đứng đắn với bà. Bà ngồi đỏm dáng trên tràng kỷ nhỏ và ra hiệu là bà nghe hắn. Nhưng hắn nhìn tôi và có vẻ lúng túng.
- Chú bé này ngoan lắm, - sau cùng hắn vừa nói, vừa đưa tay xoa đầu tôi - nhưng...
- Chồng nhỏ của tôi đấy, - bà mặc đồ trắng nói.
- Này! - Ông kia láy lại - Thế bà không thể trả chú về cho mẹ chú ư? Điều tôi sẽ nói với bà chỉ có bà nghe được thôi.
Bà nhượng bộ hắn.
- Báu ơi, - bà bảo tôi - báu sang chơi bên buồng ăn, và chỉ kho nào tôi gọi báu hãy trở lại. Đi, báu nhé!
Tôi sang đấy, lòng nặng trĩu. Tuy nhiên nhìn cánh buồng ăn rất kỳ thú, vì trong buồm có chiếc đồng hồ mặt là một bức tranh vẽ một ngọn núi ở bờ biển và một nhà thơ nổi bật dưới bầu trời xanh biếc. Lúc chuông báo giờ, chiếc tàu thuỷ bập bềnh trên sóng, chiếc đầu tàu kéo các toa ra khỏi một đường hầm và chiếc khí cầu bay lên cao. Song khi lòng buồn thì chẳng gì làm vui được. Vả chăng mặt đồng hồ lại nằm im. Hình như đầu tàu, tàu thuỷ và khí cầu chỉ khởi hành mỗi giờ một lần, và một giờ thật là lâu! Ít nhất lâu vào lúc ấy. May thay, chị làm bếp đến tìm một cái gì ở tủ buýp phê và, thấy tôi buồn thỉu, cho tôi mứt quả, xoa dịu những buồn phiền trong lòng tôi. Nhưng, khi hết mứt rồi, tôi lại buồn như trước. Mặc dầu chuông đồng hồ chưa đánh, tôi tưởng tượng hàng giờ và hàng giờ đã chồng chất lên nỗi cơ đơn buồn bã của tôi. Từng lúc tôi nghe từ buồng bên một vài tiếng nói to của ông kia; hắn van nài bà mặc đồ trắng, rồi hình như hắn nổi giận với bà. Cho đáng kiếp! Nhưng họ sẽ không bao giờ chấm dứt chuyện trò à? Tôi dán mũi vào kính cửa, tôi rút các sợi cứng ở ghế dựa, tôi khoét rộng các lỗ ở giấy bồi tường, tôi bứt diềm của màn che, nào tôi biết gì nữa? Chán chường là một điều ghê gớm. Sau cùng, không chịu được nữa, tôi lặng lẽ tiến đến cửa vào buồng các ông phỗng và vươn cánh tay lên để với tới quả nắm cửa. Tôi biết rõ là tôi đang có một hành động thô bạo và xấu xa; nhưng ngay điều đó cũng làm cho tôi có một chút gì như hiểu danh.
Tôi mở cửa và thấy bà mặc đồ trắng đang đứng tựa lưng vào lò sưởi. Ông kia, quỳ dưới chân bà, dang rộng hai tay như để ôm lấy bà. Mặt hắn đỏ hơn mào gà trống; mắt hắn lồi ra. Người ta lại có thể đến tình trạng thế ư?
Thôi đi, ông, - bà mặc đồ trắng nói, mặt đỏ hồng hơn bao giờ hết và tỏ ra hết sức xúc động. - Xin ông thôi đi, vì ông bảo rằng ông yêu tôi. Thôi đi để tôi khỏi phải hối tiếc...
Bà có vẻ sợ hắn và đã kiệt sức.
Hắn vội vàng đứng dậy khi trông thấy tôi; và tôi tin hắn thoáng có ý nghĩ quẳng tôi qua cửa sổ. Nhưng bà áo trắng, đáng lẽ mắng mỏ như tôi chờ đợi, lại ôm ghì tôi vào lòng mà gọi tôi là người yêu của bà.
Bế tôi lên trường kỷ rồi, bá khóc hồi lâu rất êm ái bên má tôi. Chỉ có hai chúng tôi thôi. Để an ủi bà, tôi bảo rằng ông ria má đen là một người xấu bà nếu bà cứ ở một mình với tôi, như đã thoả thuận thì bà sẽ chẳng có chuyện gì buồn. Nhưng, có ăn thua gì đâu, tôi thấy người lớn đôi khi thật buồn cười.
Chúng tôi chưa hoàn hồn thì bà mặc đồ đen bước vào với những gói bọc.
Bà hỏi có ai đến không.
- Ông Arnould đến, - bà mặc đồ trắng thản nhiên đáp, - nhưng ông ấy chỉ ở lại có một tí.
Tôi biết đó là một lời nói dối; song vị phúc thần của bà mặc đầu trắng, hẳn là đi với tôi từ nãy đến giờ, đã đặt ngón tay vô hình lên miệng tôi.
Tôi đã không gặp lại ông Arnould, và cuộc tình duyên của tôi và bà mặc đồ trắng không bị quấy rầy nữa; hẳn là vì thế nên tôi không nhớ chuyện ấy. Cho đến hôm qua, nghĩa là sau hơn ba mươi năm, tôi còn không biết bà ta bây giờ ra sao. Hôm qua, tôi đến dự khiêu vũ ở nhà ông Bộ trưởng bộ Ngoại giao. Tôi cũng nghĩ như ông Palmerston, nếu không có những thú vui thì cuộc sống còn dễ chịu. Công việc hàng ngày của tôi không vượt quá sức lực cũng không quá trí tuệ của tôi, và tôi thấy thích thú. Chính những cuộc tiếp khách long trọng làm tôi mệt lử. Tôi biết đến khiêu vũ nhà ông bộ trưởng sẽ chán ngấy và vô ích; tôi biết thế mà tôi cứ đến, vì bản chất con người là suy nghĩ không và hành động dại.
Tôi bước vào phòng khách lớn thì nghe người ta giới thiệu đại sứ và phu nhân. Tôi đã nhiều lần gặp ông đại sứ có nét mặt thanh tú mang dấu vết những mệt mỏi không phải tất cả đều do công việc ngoại giao. Người ta nói rằng hồi tuổi thanh xuân, ông đại sứ có nhiều cuộc tình duyên và trong những cuộc họp mặt của bọn đàn ông với nhau, người ta vẫn bàn tán về chuyện trăng gió của ông ta.
Thời gian ông ở bên Tàu, ba mươi năm trước, thì đặc biệt phong phú về những chuyện mà người ta ưa đóng kín cửa với nhau trong khi uống cà phê. Bà vơ, mà tôi không có hân hạnh được quen, xem chừng đã quá năm mươi. Bà mặc toàn đồ đen; những đăng tên rất đẹp bao phủ rất khéo sắc đẹp đã qua của bà, và tôi vô cùng ưa thích nói chuyện với phụ nữ có tuổi. Chúng tôi nói nghìn chuyện, trong tiếng vĩ cầm đưa đẩy các phụ nữ trẻ khiêu vũ, và quẩn quanh ngẫu nhiên, bà nói với tôi đến hồi bà ở một toà nhà cổ phố bờ sông Malaquais.
- Bà là bà mặc đồ trắng! - Tôi kêu lên.
- Quả thế thật, thưa ông, - bà bảo tôi - Hồi bấy giờ tôi luôn luôn mặc đồ trắng.
- Còn tôi, thưa bà, tôi đã là chồng nhỏ của bà.
- Sao! Thưa ông, ông là con cụ bác sĩ Nozière ưu tú đó ư? Ngày trước ông thích bánh ngọt lắm. Ông còn thích không? Vậy mời ông đến ăn ở nhà chúng tôi. Thứ bảy nào chúng tôi cũng có một tiệc trà nhỏ thân mật. Chúng ta gặp lại nhau, hay thật!
- Thế còn bà mặc đồ đen?
- Bây giờ tôi là bà mặc đồ đen. Bà cô tội nghiệp của tôi mất năm xảy ra chiến tranh. Trong những năm cuối đời bà, bà thường nhắc đến ông.
Trong khi chúng tôi chuyện trò như vậy, một ông ria mép và ria má bạc trắng kính cẩn chào bà đại sứ với tất cả điệu bộ duyên dáng khệnh khạng của một lão già đỏm trai. Hình như tôi nhận ra cái cằm của ông ta.
- Ông Arnould, - bà đại sứ bảo tôi, - một ông bạn già.
1 Faire une emplette aux Deux Magots: Mua gì đó ở (cửa hàng) Hai Ông Phỗng,; cũng có thể hiểu mua cho hai ông phỗng.
III. Mẹ cho con bông hoa hồng này
Chúng tôi ở
trong một căn nhà rộng đầy những vật kỳ dị. Trên tường, dưới những sọ người và
bộ tóc là những cụm binh khí man rợ. Trên trần treo những chiếc thuyền độc mộc
cùng với tay chèo, kề cạnh với những con cá sấu nhồi rơm; tủ kính bày đầy những
chim, tổ chim, san hồ và vô vàn bộ xương bé nhỏ tựa hồ chứa chấp rất nhiều sự
giao ước của một người thích sưu tầm. Cha tôi, con người thích rất không ngoan
và không hề hám lợi, mơ tưởng nhét cả thiên nhiên vào trong một chiếc tủ. Đấy
là vì lợi ích của khoa học cha tôi nói như thế; nhưng sự thực chỉ là do cái tật
của người thích sưu tầm.
Toàn bộ căn nhà đầy những vật kỳ dị hiếm có của thiên nhiên. Chỉ trừ phòng khách nhỏ hẹp là không bị thực vật học, chủng tộc học và biến thái học chiếm cứ; ở đây không có vảy rắn, mu rùa, không có xương cốt, mũi tên bằng đá, mũi đinh ba mà chỉ có hoa hồng. Khắp căn phòng khách đều dám giấy in hoa hồng. Đấy là những bông hoa hồng còn nụ, cánh còn khép chặt khiêm tốn, tất cả như nhau và tất cả đều xinh đẹp.
Mẹ tôi, vốn có những mối tử thù đối với ngành thực vật học so sánh và việc đo sọ người, suốt cả ngày ngồi trong phóng khách trước bàn để đồ khâu. Tôi chơi quanh quẩn gần mẹ trên chiếc thảm, với một con cừu chỉ còn ba chân sau khi đã có bốn chân, điều đó làm cho nó không xứng đáng được chen vai thích cánh với những con thỏ hai đầu trong bộ sưu tập về biến thái học của cha tôi; tôi còn có thêm một con rối có thể cử động hai tay nhưng sặc mùi sơn, những giờ phút đó, tôi đã phải để cho trí tưởng tượng bay bổng rất nhiều vì đối với tôi, con rối và con cừu đã trở thành những nhân vật khách nhau trong hàng ngàn màn kịch kỳ thú. Lúc có điều gì xảy ra với con cưu và con rối làm cho tôi thích thú, tôi lại mách cho mẹ nghe. Nhưng lúc nào cũng chỉ là uổng công thôi. Cần phải nhận xét rằng người lớn không bao giờ hiểu những điều trẻ con giải thích. Mẹ tôi lại đãng trí nữa. Mẹ tôi không chú ý nghe tôi nói. Đấy là một nhược điểm rất lớn. Nhưng mẹ tôi có một cách trố mắt nhìn tôi và gọi tôi bằng " bé ngốc" làm lành được mọi chuyện.
Một ngày kia, trong phòng khách bé nhỏ, dừng tay thêu, mẹ tôi bế tôi lên cao, chỉ cho tôi một bông hồng in trên giấy và nói:
- Mẹ cho con bông hồng này.
Và để cho dễ nhận thấy, mẹ tôi lấy mũi kim thêu đánh dấu chữ thập lên bông hoa.
Chưa bao giờ có một tặng vật nào làm cho tôi sung sướng hơn thế.
Toàn bộ căn nhà đầy những vật kỳ dị hiếm có của thiên nhiên. Chỉ trừ phòng khách nhỏ hẹp là không bị thực vật học, chủng tộc học và biến thái học chiếm cứ; ở đây không có vảy rắn, mu rùa, không có xương cốt, mũi tên bằng đá, mũi đinh ba mà chỉ có hoa hồng. Khắp căn phòng khách đều dám giấy in hoa hồng. Đấy là những bông hoa hồng còn nụ, cánh còn khép chặt khiêm tốn, tất cả như nhau và tất cả đều xinh đẹp.
Mẹ tôi, vốn có những mối tử thù đối với ngành thực vật học so sánh và việc đo sọ người, suốt cả ngày ngồi trong phóng khách trước bàn để đồ khâu. Tôi chơi quanh quẩn gần mẹ trên chiếc thảm, với một con cừu chỉ còn ba chân sau khi đã có bốn chân, điều đó làm cho nó không xứng đáng được chen vai thích cánh với những con thỏ hai đầu trong bộ sưu tập về biến thái học của cha tôi; tôi còn có thêm một con rối có thể cử động hai tay nhưng sặc mùi sơn, những giờ phút đó, tôi đã phải để cho trí tưởng tượng bay bổng rất nhiều vì đối với tôi, con rối và con cừu đã trở thành những nhân vật khách nhau trong hàng ngàn màn kịch kỳ thú. Lúc có điều gì xảy ra với con cưu và con rối làm cho tôi thích thú, tôi lại mách cho mẹ nghe. Nhưng lúc nào cũng chỉ là uổng công thôi. Cần phải nhận xét rằng người lớn không bao giờ hiểu những điều trẻ con giải thích. Mẹ tôi lại đãng trí nữa. Mẹ tôi không chú ý nghe tôi nói. Đấy là một nhược điểm rất lớn. Nhưng mẹ tôi có một cách trố mắt nhìn tôi và gọi tôi bằng " bé ngốc" làm lành được mọi chuyện.
Một ngày kia, trong phòng khách bé nhỏ, dừng tay thêu, mẹ tôi bế tôi lên cao, chỉ cho tôi một bông hồng in trên giấy và nói:
- Mẹ cho con bông hồng này.
Và để cho dễ nhận thấy, mẹ tôi lấy mũi kim thêu đánh dấu chữ thập lên bông hoa.
Chưa bao giờ có một tặng vật nào làm cho tôi sung sướng hơn thế.
IV. Các con vua Édouard1
- Với mớ tóc
bù xù, thằng bé nhà tôi trông giống như một thằng kẻ cướp. Này ông Valence, ông
hãy cắt tóc cho nó theo kiểu "con vua Édouard" nhé.
Người nghe mẹ tôi nói mấy câu ấy là ông Valence, một ông thợ già cắt tóc lành nghề và thọt chân. Mới nhìn thấy ông ta, tôi đã nghĩ đến cái mùi lợm mửa của théo nung, và tôi sợ ông vừa vì bàn tay nhày nhụa pommat mà cũng vừa vì hễ cắt tóc cho tôi là cứ để tóc rơi vào cổ. Vì thế, lúc ông quàng cho tôi chiếc áo khoác trắng và chiếc khăn mặt quàng quanh cổ, tôi liền giãy giụa không chịu, ông ta phải nói:
- Chú bạn nhỏ ơi! Hẳn là chú không muốn giữ bộ tóc man rợ như là vừa ở chiếc bè Méduse2 lên chứ?
Với cái giọng choang choang của người miền Nam, lúc nào ông cũng kể chuyện chiếc tàu "Méduse" bị đắm và chính ông phải qua những khốn đốn kinh khủng mới thoát ra được nạn. Chiếc bè, những tín hiệu cầu cứu vô hiệu, những bữa ăn thịt người, tất cả những cái đó, ông đều kể lại với niềm lạc quan của một người chỉ quen nhìn sự việc theo khía cạnh tốt đẹp vì ông Valence là một người vui tính.
Ngày hôm đó, ông sửa đầu tóc cho tôi rất chậm, theo ý tôi và với một kiểu mà ngay lúc vừa nhìn vào gương, tôi đã cho là kỳ lạ. Tôi thấy tóc rủ cả xuống, cắt thẳng như một chiếc mũ vải trùm lên lông mày và lại xõa xuống tận má như đôi tai chó xù.
Mẹ tôi thì lấy làm thích thú lắm: quả là ông Valence đã cắt tóc cho tôi theo kiểu của cua Édouard. Mẹ tôi nói rằng cứ khoác một chiếc áo nhung đen như tôi vẫn mặc, người ta chỉ còn việc nhốt tôi vào trong tháp với anh cả tôi...
- Nhưng người ta cứ dám làm như thế đi xem! - Mẹ tôi vừa nói tiếp vừa bế tôi với một dáng quả quyết rất duyên dáng.
Thế là mẹ tôi cứ ôm chặt tôi đưa ra xe. Chúng tôi đi thăm một người bạn quen.
Tôi hỏi mẹ tôi về người anh cả mà tôi không biết là ai, và cái tháp khiến tôi sợ hãi là tháp nào.
Và mẹ tôi, với tính kiên nhẫn thần diệu và tính giản dị vui vẻ của những tâm hồn chỉ có một việc duy nhất trên đời này là yêu thương đã kể lại cho tôi, với một giọng líu lo đầy thi vị, câu chuyện hai cậu con của vua Éduard, xinh đjep và ngoan ngoãn đã bị người chú độc ác Richard cướp khỏi tay người mẹ và bóp cổ chết trong gian ngục tối ở tháo Luân Đôn như thế nào.
Mẹ tôi lại nói thêm, hình như căn cứ theo một bức tranh đương thời rất phổ biến, rằng con chó nhỏ của hai đứa bé đã sủa ầm ĩ để báo cho những người chủ nhỏ biết lúc bọn sát nhân đến gần.
Kết thúc câu chuyện, mẹ tôi còn nói rằng, câu chuyện này rất xưa nhưng vô cùng cảm động và hay đến nỗi người ta lấy nó làm đề tài cho nhiều bức tranh, những buổi diễn kịch và người đi xem ai cũng khóc và mẹ cũng khóc như mọi người.
Tôi nói với mẹ rằng phải là kể độc ác lắm mới làm mẹ tôi và tất cả mọi người khóc như thế.
Mẹ tôi trả lời là trái lại, muốn làm được như thế, phải có một tâm hồn lớn và một tài năng tuyệt mỹ, nhưng tôi không hiểu lời mẹ tôi lúc bấy giờ, tôi không hiểu một chút gì về cái lạc thú của những giọt nước mắt.
Chiếc xe tới đảo Saint-Louis, và dừng lại trước một căn nhà cổ kính mà tôi không quen biết. Chúng tôi bước lên một chiếc cầu thang bằng đá, có các bậc đá mòn và nứt nẻ trông ra vẻ giận dữ tôi.
Đến chỗ ngoặt đầu tiên, một con chó con lên tiếng sủa dồn. Tôi tự nghĩ: "Đúng là nó, con chó của các con vua Édouard". Và một nỗi sợ hãi bất thần, không gì thắng nổi và như điên dại xâm chiếm con người tôi. Rõ ràng chiếc cầu thang này là cầu thang dẫn đến ngọn tháp, và với đầu tóc cắt thành hình mũ vải, chiếc áo khoác bằng nhung đen, tôi là con vua Édouard. Người ta sắp giết tôi. Tôi không muốn thế và nắm lấy áo mẹ, hét to:
- Đem con đi, đem con đi! Con không muốn lên cầu thang của tháp đâu.
- Im đi, bé ngốc... ĐI đi, báu của mẹ, đừng sợ... Thằng bé này hay xúc động quá... Pierre, con ngoan của mẹ, phải biết điều chứ!
Lúc đó, tôi níu chặt lấy váy mẹ, sững sờ, co quắp, tôi chẳng nghe gì cả. Tôi kêu lên, tôi gào lên đến nghẹt thở. Mặt tôi đầy kinh hoàng, chơi vơi trong bóng tối sôi động bởi một nỗi sợ hãi khủng khiếp.
Nghe tiếng tôi kêu, cánh cửa cầu thang mở ra và một cụ già xuất hiện. Dù tâm trí tôi còn kinh hãi và tuy cụ đội chiếc mũ trùm kiểu Hy Lạp và mặc áo dài trong nhà, tôi vẫn nhận ra đây là ông bạn Robin của tôi, ông Robin bạn tôi, mỗi tuần một lần mang bánh ngọt tới cho tôi, đựng trong chiếc mũ. Đích là ông Robin, nhưng tôi không thể nào hiểu được rằng ông ta lại sống trong tháp, vì tôi không biết rằng là một thứ nhà và, vì nhà đã cũ kỹ thì lẽ tự nhiên là ông già này ở đó.
Ông chìa tay mời chúng tôi vào, tay trái cầm hộp thuốc và tay phải, giữa ngón trỏ và ngón út, vân vê một nhúm thuốc lá. Đúng là ông ta.
- Mời bà vào! Nhà tôi đã đỡ và rất mừng được gặp bà. Cứ như tôi thấy thì hình như cậu Pierre không được yên tâm lắm. Có phải con chó cái của tôi đã làm cậu sợ? Lại đây, Finette.
Tôi đã vững tâm hơn và nói:
- Ông Robin ơi! Ông sống trong một cái tháp gớm ghiếc.
Tôi đang nói thì mẹ tôi bấm tay tôi với ý định mà tôi đoán biết là ngăn không cho tôi xin ông Robin một chiếc bánh ngọt, điều mà tôi sắp làm.
Trong phòng khách màu vàng của ông bà Robin, con chó Finette quả đã giúp tôi nhiều. Tôi chơi với nó, và tôi cứ đinh ninh rằng chính nó đã sủa lúc những đứa giết con vua Édouard mon men lại gần. Do đấy, tôi chia với bà Finette chiếc bánh ông Robin cho. Nhưng người ta không thể chú ý mãi một việc, nhất là lúc còn bé. Đầu óc tôi nhảy từ chuyện này sang chuyện khác, như con chim từ cành này sang cành kia và cuối cùng, tôi lại nghĩ đến những con vua Édouard. Đầu óc tôi lúc ấy nảy ra một sy kiến về hai đứa bé, tôi vội vàng nói ra ngay. Tôi kéo ống tay áo ông Robin.
- Ông Robin, ông có biết không, nếu hôm ấy mẹ ở trong tháp Luân Đôn, mẹ đã ngăn được lão chú độc ác bóp chết hai con Édouard dưới gối. Hình như ông Robin không hiểu ý nghĩ sâu sắc của tôi, nhưng lúc ra đến cầu thang, mẹ bế tôi lên và nói:
- Đồ quỷ con dễ ghét! Để mẹ hôn con tí nào!
1 Chỉ các con vua nước Édouard IV: tức Édouard V (1470-1483), nối ngôi chỉ được vài tháng và ngừơi em trai bị chú Richard de Gloucester sát hại trong tháp Luân Đôn (N.D)
2 Tàu Médusa (con sứa) bị đắm ngày 2-7-1816.
Người nghe mẹ tôi nói mấy câu ấy là ông Valence, một ông thợ già cắt tóc lành nghề và thọt chân. Mới nhìn thấy ông ta, tôi đã nghĩ đến cái mùi lợm mửa của théo nung, và tôi sợ ông vừa vì bàn tay nhày nhụa pommat mà cũng vừa vì hễ cắt tóc cho tôi là cứ để tóc rơi vào cổ. Vì thế, lúc ông quàng cho tôi chiếc áo khoác trắng và chiếc khăn mặt quàng quanh cổ, tôi liền giãy giụa không chịu, ông ta phải nói:
- Chú bạn nhỏ ơi! Hẳn là chú không muốn giữ bộ tóc man rợ như là vừa ở chiếc bè Méduse2 lên chứ?
Với cái giọng choang choang của người miền Nam, lúc nào ông cũng kể chuyện chiếc tàu "Méduse" bị đắm và chính ông phải qua những khốn đốn kinh khủng mới thoát ra được nạn. Chiếc bè, những tín hiệu cầu cứu vô hiệu, những bữa ăn thịt người, tất cả những cái đó, ông đều kể lại với niềm lạc quan của một người chỉ quen nhìn sự việc theo khía cạnh tốt đẹp vì ông Valence là một người vui tính.
Ngày hôm đó, ông sửa đầu tóc cho tôi rất chậm, theo ý tôi và với một kiểu mà ngay lúc vừa nhìn vào gương, tôi đã cho là kỳ lạ. Tôi thấy tóc rủ cả xuống, cắt thẳng như một chiếc mũ vải trùm lên lông mày và lại xõa xuống tận má như đôi tai chó xù.
Mẹ tôi thì lấy làm thích thú lắm: quả là ông Valence đã cắt tóc cho tôi theo kiểu của cua Édouard. Mẹ tôi nói rằng cứ khoác một chiếc áo nhung đen như tôi vẫn mặc, người ta chỉ còn việc nhốt tôi vào trong tháp với anh cả tôi...
- Nhưng người ta cứ dám làm như thế đi xem! - Mẹ tôi vừa nói tiếp vừa bế tôi với một dáng quả quyết rất duyên dáng.
Thế là mẹ tôi cứ ôm chặt tôi đưa ra xe. Chúng tôi đi thăm một người bạn quen.
Tôi hỏi mẹ tôi về người anh cả mà tôi không biết là ai, và cái tháp khiến tôi sợ hãi là tháp nào.
Và mẹ tôi, với tính kiên nhẫn thần diệu và tính giản dị vui vẻ của những tâm hồn chỉ có một việc duy nhất trên đời này là yêu thương đã kể lại cho tôi, với một giọng líu lo đầy thi vị, câu chuyện hai cậu con của vua Éduard, xinh đjep và ngoan ngoãn đã bị người chú độc ác Richard cướp khỏi tay người mẹ và bóp cổ chết trong gian ngục tối ở tháo Luân Đôn như thế nào.
Mẹ tôi lại nói thêm, hình như căn cứ theo một bức tranh đương thời rất phổ biến, rằng con chó nhỏ của hai đứa bé đã sủa ầm ĩ để báo cho những người chủ nhỏ biết lúc bọn sát nhân đến gần.
Kết thúc câu chuyện, mẹ tôi còn nói rằng, câu chuyện này rất xưa nhưng vô cùng cảm động và hay đến nỗi người ta lấy nó làm đề tài cho nhiều bức tranh, những buổi diễn kịch và người đi xem ai cũng khóc và mẹ cũng khóc như mọi người.
Tôi nói với mẹ rằng phải là kể độc ác lắm mới làm mẹ tôi và tất cả mọi người khóc như thế.
Mẹ tôi trả lời là trái lại, muốn làm được như thế, phải có một tâm hồn lớn và một tài năng tuyệt mỹ, nhưng tôi không hiểu lời mẹ tôi lúc bấy giờ, tôi không hiểu một chút gì về cái lạc thú của những giọt nước mắt.
Chiếc xe tới đảo Saint-Louis, và dừng lại trước một căn nhà cổ kính mà tôi không quen biết. Chúng tôi bước lên một chiếc cầu thang bằng đá, có các bậc đá mòn và nứt nẻ trông ra vẻ giận dữ tôi.
Đến chỗ ngoặt đầu tiên, một con chó con lên tiếng sủa dồn. Tôi tự nghĩ: "Đúng là nó, con chó của các con vua Édouard". Và một nỗi sợ hãi bất thần, không gì thắng nổi và như điên dại xâm chiếm con người tôi. Rõ ràng chiếc cầu thang này là cầu thang dẫn đến ngọn tháp, và với đầu tóc cắt thành hình mũ vải, chiếc áo khoác bằng nhung đen, tôi là con vua Édouard. Người ta sắp giết tôi. Tôi không muốn thế và nắm lấy áo mẹ, hét to:
- Đem con đi, đem con đi! Con không muốn lên cầu thang của tháp đâu.
- Im đi, bé ngốc... ĐI đi, báu của mẹ, đừng sợ... Thằng bé này hay xúc động quá... Pierre, con ngoan của mẹ, phải biết điều chứ!
Lúc đó, tôi níu chặt lấy váy mẹ, sững sờ, co quắp, tôi chẳng nghe gì cả. Tôi kêu lên, tôi gào lên đến nghẹt thở. Mặt tôi đầy kinh hoàng, chơi vơi trong bóng tối sôi động bởi một nỗi sợ hãi khủng khiếp.
Nghe tiếng tôi kêu, cánh cửa cầu thang mở ra và một cụ già xuất hiện. Dù tâm trí tôi còn kinh hãi và tuy cụ đội chiếc mũ trùm kiểu Hy Lạp và mặc áo dài trong nhà, tôi vẫn nhận ra đây là ông bạn Robin của tôi, ông Robin bạn tôi, mỗi tuần một lần mang bánh ngọt tới cho tôi, đựng trong chiếc mũ. Đích là ông Robin, nhưng tôi không thể nào hiểu được rằng ông ta lại sống trong tháp, vì tôi không biết rằng là một thứ nhà và, vì nhà đã cũ kỹ thì lẽ tự nhiên là ông già này ở đó.
Ông chìa tay mời chúng tôi vào, tay trái cầm hộp thuốc và tay phải, giữa ngón trỏ và ngón út, vân vê một nhúm thuốc lá. Đúng là ông ta.
- Mời bà vào! Nhà tôi đã đỡ và rất mừng được gặp bà. Cứ như tôi thấy thì hình như cậu Pierre không được yên tâm lắm. Có phải con chó cái của tôi đã làm cậu sợ? Lại đây, Finette.
Tôi đã vững tâm hơn và nói:
- Ông Robin ơi! Ông sống trong một cái tháp gớm ghiếc.
Tôi đang nói thì mẹ tôi bấm tay tôi với ý định mà tôi đoán biết là ngăn không cho tôi xin ông Robin một chiếc bánh ngọt, điều mà tôi sắp làm.
Trong phòng khách màu vàng của ông bà Robin, con chó Finette quả đã giúp tôi nhiều. Tôi chơi với nó, và tôi cứ đinh ninh rằng chính nó đã sủa lúc những đứa giết con vua Édouard mon men lại gần. Do đấy, tôi chia với bà Finette chiếc bánh ông Robin cho. Nhưng người ta không thể chú ý mãi một việc, nhất là lúc còn bé. Đầu óc tôi nhảy từ chuyện này sang chuyện khác, như con chim từ cành này sang cành kia và cuối cùng, tôi lại nghĩ đến những con vua Édouard. Đầu óc tôi lúc ấy nảy ra một sy kiến về hai đứa bé, tôi vội vàng nói ra ngay. Tôi kéo ống tay áo ông Robin.
- Ông Robin, ông có biết không, nếu hôm ấy mẹ ở trong tháp Luân Đôn, mẹ đã ngăn được lão chú độc ác bóp chết hai con Édouard dưới gối. Hình như ông Robin không hiểu ý nghĩ sâu sắc của tôi, nhưng lúc ra đến cầu thang, mẹ bế tôi lên và nói:
- Đồ quỷ con dễ ghét! Để mẹ hôn con tí nào!
1 Chỉ các con vua nước Édouard IV: tức Édouard V (1470-1483), nối ngôi chỉ được vài tháng và ngừơi em trai bị chú Richard de Gloucester sát hại trong tháp Luân Đôn (N.D)
2 Tàu Médusa (con sứa) bị đắm ngày 2-7-1816.
V. Chùm nho
Tôi sung
sướng, vô cùng sung sướng. Tôi hình dung cha tôi, mẹ tôi và người vú tôi là
những người khổng lồ rất hiền lành đã chứng kến những ngày khai thiên lập địa,
bất di bất dịch, vĩnh ciễn có một không hai. Tôi tin chắc rằng những người thân
đó biết che chở cho tôi khỏi mọi điều chẳng lành, và sống gần gũi những con
người đó, tôi cảm thấy hoàn toàn vững dạ. Niềm tin của tôi đối với mẹ tôi là
một điều không có giới hạn: lúc tôi hồi tưởng lại niềm tin thần diệu và đáng
tôn kính đó, tôi lại toan gửi mấy chiếc hôn cho cái thằng tôi bé bỏng ngày
trước và những người hiểu được nỗi khó khăn giữ cho tình cảm của mình đầy đặn
suốt đời sẽ hiểu cho nỗi lòng tôi quyết quyến luyến đối với những kỷ niệm đó
như thế nào.
Tôi sung sướng. Hàng ngàn sự việc, vừa thân thương vừa bí hiểm chiếm trí tưởng tượng của tôi; hàng ngàn sự việc vốn chẳng ra gì cả, nhưng là những mảnh đời tôi. Đời tôi bé nhỏ nhưng cũng là một cuộc đời, nghĩa là trung tâm của sự việc, cái rốn của thế giới. Xin đừng cười những điều tôi nói hoặc chỉ cười với vẻ thân tình và hãy thử nghĩ xem: bất cứ gì có sống, dù là con chó nhỏ, đều là trung tâm mọi sự việc.
Hạnh phúc của tôi là được nghe và được thấy. Chỉ cái việc mẹ tôi mở tủ gương cũng khơi gợi cho tôi một sự tò mò tế nhị và đầy thú vị. Trong cái tủ ấy thì có gì? Trời! Có đủ thứ: áo quần, gói phấn sáp, hộp bằng bìa và hộp các loại. Ngày nay, tôi vẫn nghĩ rằng mẹ tôi là một người thích những chiếc hộp. Mẹ tôi có đủ các thứ hộp và nhiều vô kể. Và những chiếc hộp đó, mẹ tôi cấm không cho tôi đụng đến làm tôi suy nghĩ mông lung. Đồ chơi của tôi cugnx bắt đầu óc tôi suy nghĩ, ít nhất là những đồ chơi người ta hứa cho và tôi đang trông chờ vì những thứ tôi đã có rồi thì không có gì là bí hiểm vì thế không còn quyến rũ nữa. Nhưng đẹp biết bao những đồ chơi tôi mơ ước. Một điều kỳ diệu khác là, với một cây bút chì hay một cái ngòi bút, người ta có thể vẽ ra vô vàn đường nét hay hình thù khác nhau. Tôi vẽ những người lính: trước tiên là cái đầu hình bầu dục và vẽ thêm lên trên chiếc mũ xakô1. Phải sau nhiều lần quan sát tôi mới cho cái đầu lồng được vào trong mũ đến tận lông mày. Tôi rất dễ xúc cảm vì những bông hoa, những mùi hương, những đồ bày biện sang trọng trên bàn ăn và những quần áo đẹp. Tôi tự hào về chiếc mũ cắm lông và dôi tất ngũ sắc của tôi. Nhưng điều tôi yêu mến hơn cả mọi vật riêng biệt, đó là toàn bộ mọi sự vật: nhà ở, không khí, ánh sáng, và gì nữa? Tóm lại, đó là cuộc sống! Tôi cảm thấy như được đùm bọc trong cái sự êm ái vô hạn. Chưa bao giờ có con chim non nào cọ xát với chiếc lông măng trong tổ ấm mà lại thấy thích thú ngọt ngào như tôi.
Tôi sung sướng, vô cùng sung sướng. Tuy nhiên, tôi thèm khát muốn được như một đứa trẻ khác. Đó là thằng Alphonse. Tôi không biết nó có cái tên nào khác nữa không nhưng khá chắc chắn là chỉ có cái tên ấy thôi. Mẹ nó làm nghề thợ giặt và làm việc ở ngoài phố. Suốt ngày, nó đi lang thang trên sân hoặc trên đường; và ngồi trong cửa sổ, tôi quan sát bộ mặt lem luốc của nó với bộ tóc bù xù vàng hoe, cái quần thủng và đôi giày tàng kéo lê ở các rãnh nước. Nếu tôi cũng được tự do lội bì bõm trong nước như nó thì thích lắm. Thằng Alphonse thường quanh quẩn gần các bà nấu bếp để nhận lấy khá nhiều bạt tai và một vài miếng chả đã thiu. Một đôi lần, những người giữ ngựa sai nó tới máy bơm múc một gầu nước mà nó khiêng về một cách vênh váo, mặt đỏ nhừ và lưỡi thè ra khỏi miệng. Và tôi muốn được như nó. Nó không phải học thơ ngụ ngôn La Fontaine như tôi, không sợ bị mắng vì một vệt bẩn ở áo. Nó không bị bắt phải nói: "Chào ông ạ! Chào bà ạ!" với những người mà những ngày và những đêm, xấu hay tốt, cũng không hề làm nó bận lòng2.
Và nếu nó không có như tôi một chiếc thuyền Nóe và một con ngựa lên dây cót, thì vẫn được tùy ý chơi đùa với những con chim sẻ bắt được, những con chó lang thang như nó và thậm chí với cả những con ngựa trong chuồng cho đến lúc nào người đánh xe lấy chổi đuổi nó ra. Nó sống tự do và bạt mạng. Từ chỗ sân là giang sơn của nó, nó nhìn tôi trong cửa sổ như người ta nhìn một con chim trong lồng. Cái sân ấy nhộn nhịp vì mọi loài súc vật và những ngừơi ăn kẻ làm lui tới. Đấy là một khoảng dân rộng, căn nhà chính chắn hướng nam của sân có một giàn nho già cỗi, thân sần sùi và gầy guộc, trên đó là chiếc đông hồ tính giờ bằng bóng mặt trời với những con sô đã mờ nhạt vì mưa nắng và chiếc kim bóng lướt nhẹ nhàng trên mặt đá khiến tôi ngạc nhiên. Trong số những bóng ma mà tôi gọi trở về đây, thì khoảng sân cũ kỹ này là một trong những điều lạ lùng nhất đối với người Paris ngày này. Sân của họ bây giờ rộng bốn thước vuông, đứng giữa sân, người ta chỉ thấy được một mẩu trời bé tí tẹo như chiếc khăn tay trên năm tầng nhà chồng chất thẳng đứng như cái tủ đựng đồ ăn, Đấy là một sự tiến bộ, nhưng không lành mạnh lắm.
1 Mũ nhà binh có một túm lông cắm ở trên
2 Bonjour (ngày tốt) - ngụ ý chúc một ngày tốt đẹp. Lộng ngữ trong câu này rất khó dịch.
Tôi sung sướng. Hàng ngàn sự việc, vừa thân thương vừa bí hiểm chiếm trí tưởng tượng của tôi; hàng ngàn sự việc vốn chẳng ra gì cả, nhưng là những mảnh đời tôi. Đời tôi bé nhỏ nhưng cũng là một cuộc đời, nghĩa là trung tâm của sự việc, cái rốn của thế giới. Xin đừng cười những điều tôi nói hoặc chỉ cười với vẻ thân tình và hãy thử nghĩ xem: bất cứ gì có sống, dù là con chó nhỏ, đều là trung tâm mọi sự việc.
Hạnh phúc của tôi là được nghe và được thấy. Chỉ cái việc mẹ tôi mở tủ gương cũng khơi gợi cho tôi một sự tò mò tế nhị và đầy thú vị. Trong cái tủ ấy thì có gì? Trời! Có đủ thứ: áo quần, gói phấn sáp, hộp bằng bìa và hộp các loại. Ngày nay, tôi vẫn nghĩ rằng mẹ tôi là một người thích những chiếc hộp. Mẹ tôi có đủ các thứ hộp và nhiều vô kể. Và những chiếc hộp đó, mẹ tôi cấm không cho tôi đụng đến làm tôi suy nghĩ mông lung. Đồ chơi của tôi cugnx bắt đầu óc tôi suy nghĩ, ít nhất là những đồ chơi người ta hứa cho và tôi đang trông chờ vì những thứ tôi đã có rồi thì không có gì là bí hiểm vì thế không còn quyến rũ nữa. Nhưng đẹp biết bao những đồ chơi tôi mơ ước. Một điều kỳ diệu khác là, với một cây bút chì hay một cái ngòi bút, người ta có thể vẽ ra vô vàn đường nét hay hình thù khác nhau. Tôi vẽ những người lính: trước tiên là cái đầu hình bầu dục và vẽ thêm lên trên chiếc mũ xakô1. Phải sau nhiều lần quan sát tôi mới cho cái đầu lồng được vào trong mũ đến tận lông mày. Tôi rất dễ xúc cảm vì những bông hoa, những mùi hương, những đồ bày biện sang trọng trên bàn ăn và những quần áo đẹp. Tôi tự hào về chiếc mũ cắm lông và dôi tất ngũ sắc của tôi. Nhưng điều tôi yêu mến hơn cả mọi vật riêng biệt, đó là toàn bộ mọi sự vật: nhà ở, không khí, ánh sáng, và gì nữa? Tóm lại, đó là cuộc sống! Tôi cảm thấy như được đùm bọc trong cái sự êm ái vô hạn. Chưa bao giờ có con chim non nào cọ xát với chiếc lông măng trong tổ ấm mà lại thấy thích thú ngọt ngào như tôi.
Tôi sung sướng, vô cùng sung sướng. Tuy nhiên, tôi thèm khát muốn được như một đứa trẻ khác. Đó là thằng Alphonse. Tôi không biết nó có cái tên nào khác nữa không nhưng khá chắc chắn là chỉ có cái tên ấy thôi. Mẹ nó làm nghề thợ giặt và làm việc ở ngoài phố. Suốt ngày, nó đi lang thang trên sân hoặc trên đường; và ngồi trong cửa sổ, tôi quan sát bộ mặt lem luốc của nó với bộ tóc bù xù vàng hoe, cái quần thủng và đôi giày tàng kéo lê ở các rãnh nước. Nếu tôi cũng được tự do lội bì bõm trong nước như nó thì thích lắm. Thằng Alphonse thường quanh quẩn gần các bà nấu bếp để nhận lấy khá nhiều bạt tai và một vài miếng chả đã thiu. Một đôi lần, những người giữ ngựa sai nó tới máy bơm múc một gầu nước mà nó khiêng về một cách vênh váo, mặt đỏ nhừ và lưỡi thè ra khỏi miệng. Và tôi muốn được như nó. Nó không phải học thơ ngụ ngôn La Fontaine như tôi, không sợ bị mắng vì một vệt bẩn ở áo. Nó không bị bắt phải nói: "Chào ông ạ! Chào bà ạ!" với những người mà những ngày và những đêm, xấu hay tốt, cũng không hề làm nó bận lòng2.
Và nếu nó không có như tôi một chiếc thuyền Nóe và một con ngựa lên dây cót, thì vẫn được tùy ý chơi đùa với những con chim sẻ bắt được, những con chó lang thang như nó và thậm chí với cả những con ngựa trong chuồng cho đến lúc nào người đánh xe lấy chổi đuổi nó ra. Nó sống tự do và bạt mạng. Từ chỗ sân là giang sơn của nó, nó nhìn tôi trong cửa sổ như người ta nhìn một con chim trong lồng. Cái sân ấy nhộn nhịp vì mọi loài súc vật và những ngừơi ăn kẻ làm lui tới. Đấy là một khoảng dân rộng, căn nhà chính chắn hướng nam của sân có một giàn nho già cỗi, thân sần sùi và gầy guộc, trên đó là chiếc đông hồ tính giờ bằng bóng mặt trời với những con sô đã mờ nhạt vì mưa nắng và chiếc kim bóng lướt nhẹ nhàng trên mặt đá khiến tôi ngạc nhiên. Trong số những bóng ma mà tôi gọi trở về đây, thì khoảng sân cũ kỹ này là một trong những điều lạ lùng nhất đối với người Paris ngày này. Sân của họ bây giờ rộng bốn thước vuông, đứng giữa sân, người ta chỉ thấy được một mẩu trời bé tí tẹo như chiếc khăn tay trên năm tầng nhà chồng chất thẳng đứng như cái tủ đựng đồ ăn, Đấy là một sự tiến bộ, nhưng không lành mạnh lắm.
1 Mũ nhà binh có một túm lông cắm ở trên
2 Bonjour (ngày tốt) - ngụ ý chúc một ngày tốt đẹp. Lộng ngữ trong câu này rất khó dịch.
Nhưng một
ngày kia, cái sân nhộn nhịp ấy, nơi các bà nội trợ cứ sáng sớm tới máy bơm, lấy
nước vào bình, nơi mà vào khoảng sáu giờ những bà nấu bếp tới rửa rau xà lách
trong một cái rổ bằng thau, vừa rửa vừa chuyện trò với những người giữ ngựa,
cái sàn ấy được người ta cạy gạch lên. Cạy gạch chẳng qua là để lát sạch lại,
nhưng vì trong lúc công việc đang tiến hành thì trời đổ mưa nên sân trở nên sục
bùn và thằng Alphonse, nhưng một vị sơn thần ở chốn rừng thẳm từ đầu đến chân
đều một màu đất bùn. Nó cạy các viên gạch một cách thích thú và hăng hái. Khi
ngẩng đầu lên, nó thấy tôi như bị giam ở trên gác, nó liền ra hiệu bảo xuống.
Tôi khao khát được cạy gạch với nó. Trong phòng tôi làm gì có gạch để cạy. May
lúc đó cánh cửa buồng lại mở. Tôi xuống ngay dưới sân.
- Tao đây, - tôi bảo Alphonse
- Cầm viên gạch này, - nó bảo tôi.
Nó có vẻ dữ tợn, giọng nói ó ó; tôi làm theo lời nó. Bất thình lình, viên gạch bị giật khỏi tay và tôi cảm thấy bị nhấc lên khỏi mặt đất. Thì ra người vú đã mang tôi đi một cách giận dữ. Vú tôi lấy xà phòng Marseille kỳ cọ cho tôi, mắng tôi không biết xấu hổ vì đã chơi với một thằng nhãi nghịch ngợm lêu lổng, một đứa bé hư thân mất nết.
Mẹ tôi nói thêm:
- Thằng Alphonse là một thằng mất dạy; đấy không phải là lỗi tại nó mà là điều bất hạnh cho nó; nhưng những đứa trẻ có giáo dục không được chơi với những đứa vô giáo dục.
Tôi là một đứa trẻ thông minh và hay suy nghĩ. Tôi ghi nhớ lời mẹ tôi và không biết vì sao những lời nói đó lại liên hệ đến những điều tôi biết được về những đứa bé bị nguyền rủa khi nghe giảng quyển Thánh kinh cũ bằng những tranh vẽ. Tình cảm của tôi đối với thằng Alphonse thay đổi hoàn toàn. Tôi không muốn được như nó nữa. Nó khiến cho tôi vừa ghê sợ lại vừa thương hại. "Đấy không phải là lỗi tại nó mà là điều bất hạnh cho nó". Lời nói của mẹ tôi đã khiến tôi băn khoăn vì nó. Mẹ ơi, mẹ nói cho con biết thế là phải lắm, mẹ đã làm một việc tốt khi mẹ cho con thấy từ buổi thơ ấu, những kẻ khốn khổ không có tội tình gì. Lời mẹ thật là nhân đức; con phải ghi nhớ trong lòng suốt đời.
Nhưng chỉ một lần này, điều đó đã có tác dụng và tôi đã mủi lòng vì số phận của thằng bé bị nguyền rủa này. Một ngày kia, trong lúc nó đang đứng trên sân trêu con vẹt của một người đàn bà già ở chốn này, tôi chăm chú nhìn thằng Cain đen đủi và dũng mạnh với tất cả sự ăn năn của một Abel1 nhỏ ngoan ngoãn. Than ôi! Chính sự hạnh phúc đã đẻ ra những Abel. Tôi băn khoăn tìm cách làm cho thằng Alphonse biết rõ lòng trắc ẩn của tôi. Tôi nghĩ đến việc gửi cho nó một cái hôn nhưng khuôn mặt hung dữ của nó quá không xứng lắm và thâm tâm tôi cũng không muốn. Tôi nghĩ rất lâu xem nên cho nó cái gì; quả là tôi lúng túng vô cùng. Cho thằng Alphonse con ngựa lên dây cót, tuy đã mất cả đuôi lẫn bờm cũng là điều quá đáng. Vả lại, phải chăng cho con ngựa là biểu hiện tình thương?
Cần phải có một tặng phẩm xứng đáng với hạng trẻ bị nguyền rủa này. Hay là một bông hoa? Trong phòng khách có nhiều bó hoa. Nhưng một bông hoa thì cũng như một cái hôn. Tôi không chắc là thằng Alphonse thích hoa. Trong lúc phân vân, tôi nhìn khắp phòng ăn. Bất thình lình, tôi vỗ tay vui thích: Đã nghĩ ra rồi! Trên đĩa để trong tủ đựng đồ ăn, có mấy chùm nho Fontainebleau rất tuyệt. Tôi trèo lên ghế và lấy một chùm vừa dài vừa nặng, chiếm gần ba phần tư đĩa. Quả nho xanh nhạt lại ửng màu vàng một phía, khiến người ta phải tin rằng bỏ vào miệng là nó tan ngay, ngọt lịm; tuy nhiên, tôi không hề nếm thử. Tôi chạy đi tìm một đoạn chỉ trong bàn đựng đồ mày của mẹ tôi. Mẹ tôi cấm không được lấy gì ở đây cả. Nhưng cần biết không vâng lời chứ! Tôi buộc chùm nho vào đầu sợi chỉ, khom lưng trên thanh sắt chấn song cửa sổ, gọi thằng Alphonse và thả từ từ chùm nho xuống. Để nhìn rõ hơn, thằng bé trời đánh ấy gạt đám tóc vàng che trước mắt và lúc chùm nho đã đến ngang tầm tay, nó giật luôn cả sợi chỉ rồi ngẩng đầu lên, thè lưỡi ra để chòng nghẹo tôi và chạy mất, vừa chạy vừa chìa đ í t cho tôi. Bọn trẻ bạn tôi thường không đối xử với tôi như thế. Thoạt đầu, tôi rất cáu. Nhưng sau đấy, tôi dịu đi vì nghĩ: "Mình không cho nó hoa, cũng không hôn nó, như thế là phải lắm!".
Nỗi căm tức của tôi tan biến vì ý nghĩ đó, cho hay khi lòng tự ái được thỏa mãn, thì những điều khác không quan trọgn lắm.
Tuy nhiên, tôi hết sức lo phiền lúc nghĩ đến việc phải đem câu chuyện này thú với mẹ tôi. Tôi đã lầm, mẹ tôi có mắng nhưng với thái độ vui vẻ; tôi nhìn thấy điều đó trong mắt mẹ cười.
- Phải cho cái gì là của riêng mình, không nên lấy của người khác mà cho. Và cần phải biết cách cho, - mẹ tôi nói.
- Đây là bí quyết của hạnh phúc và ít người biết thế, - cha tôi nói thêm.
Cha tôi thì biết lắm!
1 Theo quyết đấu của Cựu ước, hai vợ chồng Adam và Eva là thủy tổ của loài người. Con trai của hai người là Cain một hôm cùng em trai là Abel đem lễ vật lên dâng Chúa trời. Chúa ưng lễ vật của Abel hơn, khiến Cain tức tối và giết em. Chúa nguyền rủa Cain, đày y phải sống lang thang và lúc nào cũng vẳng nghe câu hỏi: "Cain kìa, mi đã làm gì em trai mi?".
- Tao đây, - tôi bảo Alphonse
- Cầm viên gạch này, - nó bảo tôi.
Nó có vẻ dữ tợn, giọng nói ó ó; tôi làm theo lời nó. Bất thình lình, viên gạch bị giật khỏi tay và tôi cảm thấy bị nhấc lên khỏi mặt đất. Thì ra người vú đã mang tôi đi một cách giận dữ. Vú tôi lấy xà phòng Marseille kỳ cọ cho tôi, mắng tôi không biết xấu hổ vì đã chơi với một thằng nhãi nghịch ngợm lêu lổng, một đứa bé hư thân mất nết.
Mẹ tôi nói thêm:
- Thằng Alphonse là một thằng mất dạy; đấy không phải là lỗi tại nó mà là điều bất hạnh cho nó; nhưng những đứa trẻ có giáo dục không được chơi với những đứa vô giáo dục.
Tôi là một đứa trẻ thông minh và hay suy nghĩ. Tôi ghi nhớ lời mẹ tôi và không biết vì sao những lời nói đó lại liên hệ đến những điều tôi biết được về những đứa bé bị nguyền rủa khi nghe giảng quyển Thánh kinh cũ bằng những tranh vẽ. Tình cảm của tôi đối với thằng Alphonse thay đổi hoàn toàn. Tôi không muốn được như nó nữa. Nó khiến cho tôi vừa ghê sợ lại vừa thương hại. "Đấy không phải là lỗi tại nó mà là điều bất hạnh cho nó". Lời nói của mẹ tôi đã khiến tôi băn khoăn vì nó. Mẹ ơi, mẹ nói cho con biết thế là phải lắm, mẹ đã làm một việc tốt khi mẹ cho con thấy từ buổi thơ ấu, những kẻ khốn khổ không có tội tình gì. Lời mẹ thật là nhân đức; con phải ghi nhớ trong lòng suốt đời.
Nhưng chỉ một lần này, điều đó đã có tác dụng và tôi đã mủi lòng vì số phận của thằng bé bị nguyền rủa này. Một ngày kia, trong lúc nó đang đứng trên sân trêu con vẹt của một người đàn bà già ở chốn này, tôi chăm chú nhìn thằng Cain đen đủi và dũng mạnh với tất cả sự ăn năn của một Abel1 nhỏ ngoan ngoãn. Than ôi! Chính sự hạnh phúc đã đẻ ra những Abel. Tôi băn khoăn tìm cách làm cho thằng Alphonse biết rõ lòng trắc ẩn của tôi. Tôi nghĩ đến việc gửi cho nó một cái hôn nhưng khuôn mặt hung dữ của nó quá không xứng lắm và thâm tâm tôi cũng không muốn. Tôi nghĩ rất lâu xem nên cho nó cái gì; quả là tôi lúng túng vô cùng. Cho thằng Alphonse con ngựa lên dây cót, tuy đã mất cả đuôi lẫn bờm cũng là điều quá đáng. Vả lại, phải chăng cho con ngựa là biểu hiện tình thương?
Cần phải có một tặng phẩm xứng đáng với hạng trẻ bị nguyền rủa này. Hay là một bông hoa? Trong phòng khách có nhiều bó hoa. Nhưng một bông hoa thì cũng như một cái hôn. Tôi không chắc là thằng Alphonse thích hoa. Trong lúc phân vân, tôi nhìn khắp phòng ăn. Bất thình lình, tôi vỗ tay vui thích: Đã nghĩ ra rồi! Trên đĩa để trong tủ đựng đồ ăn, có mấy chùm nho Fontainebleau rất tuyệt. Tôi trèo lên ghế và lấy một chùm vừa dài vừa nặng, chiếm gần ba phần tư đĩa. Quả nho xanh nhạt lại ửng màu vàng một phía, khiến người ta phải tin rằng bỏ vào miệng là nó tan ngay, ngọt lịm; tuy nhiên, tôi không hề nếm thử. Tôi chạy đi tìm một đoạn chỉ trong bàn đựng đồ mày của mẹ tôi. Mẹ tôi cấm không được lấy gì ở đây cả. Nhưng cần biết không vâng lời chứ! Tôi buộc chùm nho vào đầu sợi chỉ, khom lưng trên thanh sắt chấn song cửa sổ, gọi thằng Alphonse và thả từ từ chùm nho xuống. Để nhìn rõ hơn, thằng bé trời đánh ấy gạt đám tóc vàng che trước mắt và lúc chùm nho đã đến ngang tầm tay, nó giật luôn cả sợi chỉ rồi ngẩng đầu lên, thè lưỡi ra để chòng nghẹo tôi và chạy mất, vừa chạy vừa chìa đ í t cho tôi. Bọn trẻ bạn tôi thường không đối xử với tôi như thế. Thoạt đầu, tôi rất cáu. Nhưng sau đấy, tôi dịu đi vì nghĩ: "Mình không cho nó hoa, cũng không hôn nó, như thế là phải lắm!".
Nỗi căm tức của tôi tan biến vì ý nghĩ đó, cho hay khi lòng tự ái được thỏa mãn, thì những điều khác không quan trọgn lắm.
Tuy nhiên, tôi hết sức lo phiền lúc nghĩ đến việc phải đem câu chuyện này thú với mẹ tôi. Tôi đã lầm, mẹ tôi có mắng nhưng với thái độ vui vẻ; tôi nhìn thấy điều đó trong mắt mẹ cười.
- Phải cho cái gì là của riêng mình, không nên lấy của người khác mà cho. Và cần phải biết cách cho, - mẹ tôi nói.
- Đây là bí quyết của hạnh phúc và ít người biết thế, - cha tôi nói thêm.
Cha tôi thì biết lắm!
1 Theo quyết đấu của Cựu ước, hai vợ chồng Adam và Eva là thủy tổ của loài người. Con trai của hai người là Cain một hôm cùng em trai là Abel đem lễ vật lên dâng Chúa trời. Chúa ưng lễ vật của Abel hơn, khiến Cain tức tối và giết em. Chúa nguyền rủa Cain, đày y phải sống lang thang và lúc nào cũng vẳng nghe câu hỏi: "Cain kìa, mi đã làm gì em trai mi?".
VI. Marcelle mắt vàng
Hồi tôi lên
năm, tôi có một ý nghĩ về cuộc đời mà từ ngày ấy tôi phải thay đổi; thật đáng
tiếc vì đó là một ý nghĩ đẹp đẽ. Một ngày kia, trong lúc tôi đang vẽ nguệch
ngoạc những hình người thì mẹ gọi tôi, không biết rằng như vậy là quấy rầy tôi.
Các bà mẹ thường có những cái ngớ ngẩn như vậy.
Lần này, mẹ gọi tôi là để tắm rửa, chải chuốt cho tôi. Tôi cảm thấy không cần phải tắm rửa mà chỉ thấy phiền, nên tôi không chịu, tôi nhăn mặt; tôi đâm ra khó chịu tê.
Mẹ bảo:
- Mẹ đỡ đầu của con sắp đến đây; nếu con không chịu ăn mặc cho tươm tất thì trông sao được.
Mẹ đỡ đầu của tôi! Tôi chưa hề thấy bà. Tôi tuyệt nhiên không quen biết bà. Tôi cũng không hề biết bà ta trên đời này. Nhưng tôi hiểu rất rõ thế nào là một bà mẹ đỡ đầu: tôi đã đọc thấy trong truyện cổ tích và nhìn thấy được trong các hình vẽ; tôi biết rằng một bà mẹ đỡ đầu là một bà tiên.
Tôi để cho người mẹ thân yêu của tôi tha hồ chải đầu và tắm rửa cho tôi. Tôi nghĩ đến bà mẹ đỡ đầu với lòng tò mò muốn được gặp mặt. Tuy hàng ngày tôi vẫn có tính hay hỏi đủ chuyện, lúc đó tôi không hỏi một chút gì đến những điều tôi khao khát muốn biết về mẹ đỡ đầu của tôi.
- Tại sao?
- Bạn hỏi tôi tại sao? A! Vì tôi không dám, vì những bà tiên, theo tôi hiểu, thích sự im lặng và bí mật; vì trong những tình cảm con người ta có một cái gì mơ hồ quý giá đến nỗi tâm hồn trong trắng nhất, do bản năng, cũng muốn cất giấu riêng; vì đối với trẻ con cũng như đối với người lớn, có những điều không nói ra được: vì tuy chưa biết, tôi đã yêu người mẹ đỡ đầu của tôi rồi.
Tôi sắp làm các bạn phải ngạc nhiên nhưng may mà một đôi khi, sự thật lại có những điều bất ngờ làm cho nó trở nên dễ chịu. Bà mẹ đỡ đầu của tôi đẹp như tôi tưởng tượng. Nhìn thấy, tôi nhận ra ngay. Đúng là người tôi mong đợi, đúng là bà tiên của tôi. Tôi ngắm nhìn bà mẹ đỡ đầu không chút ngạc nhiên, mà mừng rỡ vô cùng. Và lần đó, kỳ dị thay, thiên nhiên đã đến ngang tầm với những giấc mơ đẹp đẽ của một đứa bé.
Bà mẹ đỡ đầu của tôi nhìn tôi: bà có đôi mắt vàng. Bà mỉm cười với tôi và tôi thấy hàm răng bà cũng nhỏ nhắn như hàm răng của tôi. Bà cất giọng nói: tiếng nói trong trẻo và ngân vang như tiếng suối trong rừng. Bà hôn tôi, đôi môi mát dịu, và đến ngày nay, tôi vẫn còn cảm thấy làn môi ấy như vẩn vương trên má.
Được gặp người mẹ đỡ đầu của tôi, tôi cảm thấy một sự êm ái vô ngần; mà có lẽ sự gặp gỡ ấy phải là tốt đẹp về mọi mặt nên cái kỷ niệm để lại cho tôi đến nay không vướng một chút gì có thể làm cho nó vẩn đục. Kỳ niệm đó đã trở thành một điều đơn giản sáng ngời.
Đến nay, người mẹ đỡ đầu của tôi bao giờ cũng hiện ra trong tôi với hình ảnh của một người đàn bà đương đứng, hai cánh tay mở rộng và miệng hé mở để cười nụ và để hôn.
Bà mẹ đỡ đầu bế tôi lên và nói:
- Con cưng của mẹ, con để cho mẹ nhìn màu sắc của đôi mắt con.
Rồi vuốt mái tóc tôi, bà nói:
- Tóc vàng hoe nhưng rồi sẽ ngả màu nâu. Bà tiên của tôi biết được tương lai. Tuy nhiên, những lời tiên đoán dễ dãi kia không được đúng lắm. Ngày nay, tóc tôi không vàng hoe cũng không đen.
Ngày hôm sau, bà mẹ đỡ đầu của tôi gửi cho tôi những đồ chơi mà theo tôi, đều là những thứ không phải làm ra cho tôi. Tôi sông với sách vở, tranh ảnh, lọ hồ và tất cả bộ đồ của một đứa bé thông minh và yếu ớt, suốt ngày ru rú một chỗ và do những đồ chơi đó, đã vỡ lòng học được ý thức về hình khối và màu sắc, nguyên nhân của mọi nỗi vui buồn trên đời này.
Quà tặng của bà mẹ đỡ đầu tôi lại không đúng với những lề thói đó. Đây là toàn bộ dụng cụ của một đứa trẻ chơi thể thao và tập thể dục: đu lộn, dây co, xà, tạ, nghĩa là tất cả những thứ để rèn luyện sức lực của một đứa bé và chuẩn bị cho nó có cái đẹp hùng mạnh.
Nhưng chẳng may, tôi đã quen với nếp sống bàn giấy, với cái thú đêm khuya, dưới đền, ngồi tẩn mẩn cắt xén những tờ giấy, với cái ý nghĩa thâm thúy của những hình ảnh; và khi tôi bỏ những trò chơi của một nghệ sĩ bẩm sinh ấy, chính là lúc tôi phải trải qua những phút điên rồ, những phút say mê phá phách để liều lĩnh lao mình vào những trò chơi không phép tắc, không nhịp điệu như chơi ăn trộm, chơi đắm tàu, chơi cháy nhà. Tất cả những dụng cụ băng gô hoàng dương đánh bóng và bằng sắt đó, đối với tôi tựa hồ lạnh lẽo, nặng nề và không có linh hồn, cho đến lúc này, dạy tôi cách sử dụng, mẹ đỡ đầu cảu tôi mới làm cho chúng có được chút thú vị. Bà nâng đôi quả tạ một cách bạo dạn và còng khuỷu tay ra đằng sau, giải thích cho tôi hiểu vì sao để xà vòng ra sau lưng và dưới cánh tay thì giúp cho ngực nở nang.
Một ngày kia, bà bế tôi vào lòng và hứa sẽ cho tôi một chiếc tàu thủy với đầy đủ thiết bị, có buồm và súng đại bác hai bên mạn. Bà nói về nghề đi biển không khác gì một thủy thủ lão luyện. Bà không quên nhắc đến sân tàu, lầu quan sát, dây leo cột buồm, buồm thấp buồm cao. Bà luôn luôn nhắc tới những danh từ xa lạ đó, những danh từ mà nói với một giọng thân thiết. Chắc chắn những danh từ ấy gợi cho bà nhiều điều lắm. Một bà tiên, tất nhiên phải đi được trên mặt nước.
Lần này, mẹ gọi tôi là để tắm rửa, chải chuốt cho tôi. Tôi cảm thấy không cần phải tắm rửa mà chỉ thấy phiền, nên tôi không chịu, tôi nhăn mặt; tôi đâm ra khó chịu tê.
Mẹ bảo:
- Mẹ đỡ đầu của con sắp đến đây; nếu con không chịu ăn mặc cho tươm tất thì trông sao được.
Mẹ đỡ đầu của tôi! Tôi chưa hề thấy bà. Tôi tuyệt nhiên không quen biết bà. Tôi cũng không hề biết bà ta trên đời này. Nhưng tôi hiểu rất rõ thế nào là một bà mẹ đỡ đầu: tôi đã đọc thấy trong truyện cổ tích và nhìn thấy được trong các hình vẽ; tôi biết rằng một bà mẹ đỡ đầu là một bà tiên.
Tôi để cho người mẹ thân yêu của tôi tha hồ chải đầu và tắm rửa cho tôi. Tôi nghĩ đến bà mẹ đỡ đầu với lòng tò mò muốn được gặp mặt. Tuy hàng ngày tôi vẫn có tính hay hỏi đủ chuyện, lúc đó tôi không hỏi một chút gì đến những điều tôi khao khát muốn biết về mẹ đỡ đầu của tôi.
- Tại sao?
- Bạn hỏi tôi tại sao? A! Vì tôi không dám, vì những bà tiên, theo tôi hiểu, thích sự im lặng và bí mật; vì trong những tình cảm con người ta có một cái gì mơ hồ quý giá đến nỗi tâm hồn trong trắng nhất, do bản năng, cũng muốn cất giấu riêng; vì đối với trẻ con cũng như đối với người lớn, có những điều không nói ra được: vì tuy chưa biết, tôi đã yêu người mẹ đỡ đầu của tôi rồi.
Tôi sắp làm các bạn phải ngạc nhiên nhưng may mà một đôi khi, sự thật lại có những điều bất ngờ làm cho nó trở nên dễ chịu. Bà mẹ đỡ đầu của tôi đẹp như tôi tưởng tượng. Nhìn thấy, tôi nhận ra ngay. Đúng là người tôi mong đợi, đúng là bà tiên của tôi. Tôi ngắm nhìn bà mẹ đỡ đầu không chút ngạc nhiên, mà mừng rỡ vô cùng. Và lần đó, kỳ dị thay, thiên nhiên đã đến ngang tầm với những giấc mơ đẹp đẽ của một đứa bé.
Bà mẹ đỡ đầu của tôi nhìn tôi: bà có đôi mắt vàng. Bà mỉm cười với tôi và tôi thấy hàm răng bà cũng nhỏ nhắn như hàm răng của tôi. Bà cất giọng nói: tiếng nói trong trẻo và ngân vang như tiếng suối trong rừng. Bà hôn tôi, đôi môi mát dịu, và đến ngày nay, tôi vẫn còn cảm thấy làn môi ấy như vẩn vương trên má.
Được gặp người mẹ đỡ đầu của tôi, tôi cảm thấy một sự êm ái vô ngần; mà có lẽ sự gặp gỡ ấy phải là tốt đẹp về mọi mặt nên cái kỷ niệm để lại cho tôi đến nay không vướng một chút gì có thể làm cho nó vẩn đục. Kỳ niệm đó đã trở thành một điều đơn giản sáng ngời.
Đến nay, người mẹ đỡ đầu của tôi bao giờ cũng hiện ra trong tôi với hình ảnh của một người đàn bà đương đứng, hai cánh tay mở rộng và miệng hé mở để cười nụ và để hôn.
Bà mẹ đỡ đầu bế tôi lên và nói:
- Con cưng của mẹ, con để cho mẹ nhìn màu sắc của đôi mắt con.
Rồi vuốt mái tóc tôi, bà nói:
- Tóc vàng hoe nhưng rồi sẽ ngả màu nâu. Bà tiên của tôi biết được tương lai. Tuy nhiên, những lời tiên đoán dễ dãi kia không được đúng lắm. Ngày nay, tóc tôi không vàng hoe cũng không đen.
Ngày hôm sau, bà mẹ đỡ đầu của tôi gửi cho tôi những đồ chơi mà theo tôi, đều là những thứ không phải làm ra cho tôi. Tôi sông với sách vở, tranh ảnh, lọ hồ và tất cả bộ đồ của một đứa bé thông minh và yếu ớt, suốt ngày ru rú một chỗ và do những đồ chơi đó, đã vỡ lòng học được ý thức về hình khối và màu sắc, nguyên nhân của mọi nỗi vui buồn trên đời này.
Quà tặng của bà mẹ đỡ đầu tôi lại không đúng với những lề thói đó. Đây là toàn bộ dụng cụ của một đứa trẻ chơi thể thao và tập thể dục: đu lộn, dây co, xà, tạ, nghĩa là tất cả những thứ để rèn luyện sức lực của một đứa bé và chuẩn bị cho nó có cái đẹp hùng mạnh.
Nhưng chẳng may, tôi đã quen với nếp sống bàn giấy, với cái thú đêm khuya, dưới đền, ngồi tẩn mẩn cắt xén những tờ giấy, với cái ý nghĩa thâm thúy của những hình ảnh; và khi tôi bỏ những trò chơi của một nghệ sĩ bẩm sinh ấy, chính là lúc tôi phải trải qua những phút điên rồ, những phút say mê phá phách để liều lĩnh lao mình vào những trò chơi không phép tắc, không nhịp điệu như chơi ăn trộm, chơi đắm tàu, chơi cháy nhà. Tất cả những dụng cụ băng gô hoàng dương đánh bóng và bằng sắt đó, đối với tôi tựa hồ lạnh lẽo, nặng nề và không có linh hồn, cho đến lúc này, dạy tôi cách sử dụng, mẹ đỡ đầu cảu tôi mới làm cho chúng có được chút thú vị. Bà nâng đôi quả tạ một cách bạo dạn và còng khuỷu tay ra đằng sau, giải thích cho tôi hiểu vì sao để xà vòng ra sau lưng và dưới cánh tay thì giúp cho ngực nở nang.
Một ngày kia, bà bế tôi vào lòng và hứa sẽ cho tôi một chiếc tàu thủy với đầy đủ thiết bị, có buồm và súng đại bác hai bên mạn. Bà nói về nghề đi biển không khác gì một thủy thủ lão luyện. Bà không quên nhắc đến sân tàu, lầu quan sát, dây leo cột buồm, buồm thấp buồm cao. Bà luôn luôn nhắc tới những danh từ xa lạ đó, những danh từ mà nói với một giọng thân thiết. Chắc chắn những danh từ ấy gợi cho bà nhiều điều lắm. Một bà tiên, tất nhiên phải đi được trên mặt nước.
Antole France
Người dịch: Hướng
Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét