Sông
Gianh là con sông lớn nhất, trong 5 con sông của tỉnh Quảng Bình. Sông Gianh
phát nguyên từ bốn đầu nguồn: Nguồn Son, nguồn Nan, nguồn Trổ và nguồn Nậy.
Tượng
đài Chiến thắng sông Gianh
Sông
Gianh là con sông lớn nhất, trong 5 con sông của tỉnh Quảng Bình. Sông Gianh
phát nguyên từ bốn đầu nguồn: Nguồn Son, nguồn Nan, nguồn Trổ và nguồn Nậy. Sông Gianh lòng sông sâu, lượng nước chảy mạnh, bắt đầu từ rừng núi Trường Sơn
hiểm trở, lách núi, xuyên ngàn, tạo ra nhiều ghềnh thác rồi đổ ra biển Đông. Với
chiều dài con sông là 152 km, chiêù rộng có nơi đến 900 m, nó đi qua bao gồm đất
của 4 huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch. Khi các nguồn sông chảy
về nhập lại tại ngã ba Cửa Hác tạo thành con sông Gianh, hay là sông Đại Linh
Giang. Dòng nước sông Gianh về đến cửa biển thì hơi hẹp lại và tiếp nhận thêm
dòng nước của con sông nhỏ gọi là Rào Chùa, hay còn gọi là Rào Bồ Khê, Thanh Trạch
ở bờ phải phía Nam cửa lạch.
Sông Gianh từ ngàn xưa, là con sông nằm chính giữa châu Bố Chính, thời Nguyễn
Hoàng là ranh giới của 2 châu, Nam Bố Chính: Chúa Nguyễn, bắc Bố Chính: Chúa Trịnh,
là ranh giới huynh đệ tương tàn suốt 200 năm. Gần mười tám thế kỷ đã đi
qua, trên mảnh đất Nam Bắc ở cuối dòng sông Đại Linh Giang này, những người dân
ở đây nối tiếp nhau, đi qua nhiều thế hệ đã chứng kiến biết bao
nhiêu cuộc chiến đẫm máu và đau thương. Trước đó từ thế kỷ thứ
II đến thế kỷ thứ XI mảnh đất Quảng Bình là vùng tranh chấp giữa hai
vương quốc Chăm Pa và Đại Việt. Vùng Nam Bắc Nam Sông Gianh nơi chiến sự
ngút ngàn, ngày đêm khói lửa binh đao... Năm 1285 quân Toa Đô (Nguyên
Mông) Từ Chiêm Thành đánh vào phủ Bố Chính; nhân dân Bố Chính đã thực hiện chủ
trương vườn không nhà trống; góp sức người sức của, chống quân Nguyên
Mông (thế kỷ thứ XIII). Thời Hậu Trần và thời kỳ đầu của
cuộc kháng chiến chống quân Minh nhân dân phủ Tân Bình (Quảng Bình ngày nay)
nói chung và nhân dân hai bên bờ Nam bắc sông Gianh nói riêng đã cùng
nghĩa quân do Trần Quý Kháng chỉ huy (Thế kỷ XV) đã anh dũng chống giặc Minh xâm lược. Tháng 8 năm 1425 sau khi vây thành Nghệ An, Lê Lợi phái tướng
quân Trần Nguyên Hãn, Lê Nỗ đem một nghìn quân, một voi chiến vượt sông Gianh
vào đánh quân Minh giải phóng Tân Bình - Thuận Hoá, nhân dân hai bờ Nam Bắc
sông Linh Giang hân hoan mừng chiến thắng.
Mến
dòng sông Gianh biết danh Lũy Thầy
“ ...Sông Lam lấp lánh bóng Gươm Sông Gianh sóng nhạc xuôi buồm tướng quân
...” Năm 1471 vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành khi dừng hạm đội
ở cửa sông Gianh này đã tức cảnh sinh tình để lại bài thơ “Linh Giang Hải
Tấn”. Năm trăm bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng tiếng lòng của một vị Vua
ra trận vẫn vang mãi trong lòng hậu thế... Dòng sông Gianh lịch sử bao đời,
là trợ lực thiên nhiên hữu ích cho các nhà quân sự. Trong chiến tranh Trịnh
Nguyễn, từ năm 1620 đến năm 1672, trong 52 năm giao tranh, quân Trịnh có
7 lần vượt sông Gianh, còn quân Nguyễn đã hai lần vượt sông Gianh chiếm bắc Bố
Chính. Như vậy sông Gianh đã chịu 18 lượt xuất quân đi về của hai họ Trịnh,
Nguyễn. Cuối cùng chẳng bên nào giành phần thắng phải lấy sông Gianh làm
giới tuyến phân chia đất nước. Phía Bắc sông Gianh là đàng ngoài - Họ Trịnh;
Phía Nam sông Gianh là đàng trong - Họ Nguyễn. Hai thế lực phong kiến Trịnh
Nguyễn ra sức củng cố nền thống trị của mình và biến mỗi miền thành quốc gia
riêng biệt. Năm 1786 Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn ra đánh chiếm Phú Xuân.
Nguyễn Lữ chỉ huy đội thuỷ chiến tiến thẳng sông Gianh ngăn quân Trịnh từ
Bắc vào, vừa ngăn chặn đón bắt quân Trịnh từ Phú Xuân ra. Nhân dân hai bờ Nam Bắc sông Gianh đón bắt tàn quân của tướng Trịnh ở
Dinh Cát cùng quân Tây Sơn bắt hơn 200 quân cùng 3 voi chiến và tên chủ
tướng là con rễ của chúa Trịnh. Ngày quân Tây Sơn vượt sông Gianh tiến ra
Bắc, nhân dân Bố Trạch nói chung, nhân dân vùng Bắc Bố Trạch nói riêng đã huy động
mọi phương tiện phục vụ cho ba vạn quân qua sông một cách an toàn. Chỉ
trong mười ngày quân Tây Sơn đã đánh bại toàn bộ quân Trịnh ở Bắc Hà, thống nhất
giang sơn. Đất nước thanh bình chưa được bao lâu thì Nguyễn Ánh rước Thực dân
Pháp vào đánh đổ Tây Sơn, lập lại chế độ phong kiến thối nát. Năm 1858 hạm đội
Á Đông của Pháp và Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẳng. Năm 1884 với
hoà ước bán nước Pa - Tơ - Nốt, thực dân Pháp đã hoàn toàn xâm chiếm nước
ta; Sông Gianh - Quảng Bình lại sống những ngày đen tối lầm than. Năm 1885 sau
khi Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi ra Sơn
Phòng Quảng Trị và xuống chiếu Cần Vương kêu gọi các sĩ phu và nhân dân giúp
Vua cứu nước. Sau đó vua Hàm Nghi đến vùng núi phía Tây Quảng Bình vùng thượng
nguồn sông Gianh, xây dựng căn cứ địa kháng chiến chống Thực dân Pháp. Nhân dân
Nam Bắc sông Gianh dưới sự lãnh đạo của tướng quân Lê Mô Khởi (quê Cao Lao Hạ) phò vua đánh Thực dân Pháp. Để chống lại phong trào Cần Vương, Thực dân
Pháp ra sức lập căn bốt ở Thanh Hà và đồn Cốt Lầu ở đỉnh đèo Lý Hoà để khống chế
kiểm soát vào ra trên đường quốc lộ IA. Thực dân Pháp tổ chức các cuộc
hành quân vây ráp, truy bắt nghĩa quân Cần Vương ở Trại Nái (Ba Trại)
("Nong
vàng không bằng sàng chữ")
Xã cử nhân bên sông Gianh
Xã cử nhân bên sông Gianh
Sau khi
phong trào Cần Vương ở thượng nguồn và hạ lưu sông Gianh thất bại; vào đầu thế kỷ
XX phong trào cứu nước theo xu hướng tư sản do cụ Phan Bội Châu và cụ Phan Chu
Trinh sáng lập, được phát động mạnh mẽ trong cả nước. Năm 1903 trên đường đi vận
động “Duy Tân hội“ cụ Phan Bội Châu đã đến một số nơi trên huyện
Bố Trạch và một số làng vùng Nam Bắc sông Gianh, Nam Bắc đèo Lý Hoà để vận
động hưởng ứng phong trào Duy Tân. Cách mạng tháng 10 Nga thành
công mở ra một thời đại mới cho lịch sử lòai người. Ngày 3/ 2/ 1930 Đảng
cộng sản Đông Dương ra đời đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần cách mạng
của nhân dân vùng Nam Bắc sông Gianh từ thượng nguồn đến cuối nguồn. Sau
1930 một số tổ chức cơ sở Đảng ở Quảng Bình và vùng Nam bắc sông
Gianh được hình thành. Phong trào đấu tranh đòi chia lại ruộng đất công, đòi
các quyền lợi dân sinh, dân chủ đã nổ ra một số nơi trong tỉnh và trong huyện.
Cờ đỏ búa liềm và truyền đơn ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh đã xuất hiện ở
thị xã Đồng Hới và ga Thuận Lý. Bến phà Thanh Hà nơi cuối nguồn sông Gianh, một
thời ranh giới đã chứng kiến biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử; Hơn năm
trăm đi qua, biết bao nắng mưa, dông bão nơi chiến trường tàn khốc này, máu nhuộm
đỏ dòng Gianh, xương chất thành gò thành luỹ. Hết phong kiến phương Bắc, đến nội
chiến huynh đệ tương tàn nồi da xáo thịt, hàng trăm ngàn cuộc binh lửa đã diễn
ra kéo dài dai dẳng trên mảnh đất Nam Bắc sông Gianh này, để lại nổi hận nghìn
thu. “Sông Gianh nước chảy một dòng Đèn chong hai ngọn biết trông ngọn
nào ...". Đến chín mươi năm đô hộ của Thực dân Pháp nhân dân Quảng
Bình - Nhân dân vùng Nam, Bắc, thượng lưu đến Hạ Lưu sông Gianh rên xiết lầm
than. Trên con đường Thiên Lý Bắc Nam, nhân dân hai bên bờ Nam Bắc sông Gianh
đã chứng kiến ngày cách mạng tháng 8 năm 1945, một ngày vui trọng đại, tại bến
phà Nam sông Gianh phái Đoàn chính phủ cách mạng lâm thời do ông Trần Huy Liệu
dẫn đầu vào Huế, nhận "Ấn kiếm Quốc bảo" của vua Bảo
Đại, - ông Vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam xin thoái vị; Khi đi
qua bến phà Gianh đã tổ chức mít tin chào mừng Quê Hương giải phóng. Cách mạng
tháng 8 năm 1945 thành công chưa được bao lâu, chính quyền cách mạng còn trong
thời kỳ trứng nước, phải đương đầu với bao khó khăn chồng chất, thì ngày 27/ 3/
1947, Thực dân Pháp huy động hải lục không quân nổ súng đánh vào sông
Gianh, Nhật Lệ, đánh chiếm Quảng Bình. Chi bộ Đảng các xã của 4 huyện dọc 2 bờ
nam bắc sông Gianh cùng Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình, nhất tề đứng dậy
kiên cường dũng cảm chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược giải phóng quê
hương.
Để rồi mười bảy năm sau, lịch sử được lặp lại, trên dòng sông Gianh oanh liệt
này, ngày mồng 5 tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền
Bắc: Nhật Lệ - sông Gianh, bắt đầu mở màn cho một cuộc chiến tranh phá hoại
bằng không quân hải quân kéo dài dằng dặc chín năm trời. Cảng Gianh, phà
Gianh 1, phà Gianh 2, cống Bốn, cống Mười, cầu khe Nước, phà Xuân Sơn, phà Nguyễn
Văn Trổi, bến Mới, Thông Thống (Bố Trạch), Bến Lệ Sơn (Tuyên Hóa), Bến Quảng
Trường (Quảng Trạch), đã trở thành mục tiêu trọng điểm của máy bay tàu
chiến, chà đi xát lại ngày đêm dội lửa bắn phá ác liệt, với những vũ khí tối
tân hiện đại nhất hành tinh, cùng những thủ đọan độc ác man rợ nhất, cuộc chiến
tàn khốc và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân lọai, mà người dân trên mảnh
đất nóng bỏng này, ngày đêm phải gánh chịu.
Nhân
dân Quảng Bình, cùng nhân dân 4 huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch,
kiên cường anh dũng chia lửa cùng đồng bào miền Nam, quyết tâm đánh thắng
hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, để rồi mảnh đất này được mệnh danh là "Cồn
Cỏ thứ hai, Luỹ thép Nam Gianh"... Nơi cuối dòng sông Gianh lịch sử,
năm 1959, Hợp tác xã Quang Trung cùng xí nghiệp đánh cá sông Gianh ngày
đêm bám trụ bí mật đóng những con tàu, đã cùng đơn vị tiểu đoàn 163 của
Đoàn 559, đêm 30 tết Canh Tý (1959) 2 con tàu không số đầu tiên lặng lẽ ra
khơi, tiến về Nam, mở đầu cho những trang sử hào hùng của "Đường
mòn HCMinh trên biển" đưa vũ khí đạn dược cho chiến trường miền
Nam, góp phần đánh tan Mỹ Ngụy giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc.
Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phát huy những chiến tích đánh Pháp trên 2 bên bờ sông Gianh, những trận đánh Phú Trịch, giải phóng Ba Đồn, đánh đồn Quảng Khê...Các tuyến sông từ thượng nguồn Tuyên Hóa, Minh Hóa, đến cuối nguồn Quảng Trạch, Bố Trạch, những đoàn thuyền vượt từ trường, thủy lôi, bom đạn của máy bay hủy diệt, đã ngày đêm đưa hàng ra phía trước, qua các bến trung chuyển dọc 2 bên bờ của tuyến sông Gianh, thành một dòng sông lửa đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ xâm lược. Đặc biệt, một ngày đáng ghi vào lịch sử, ngày 28/4/1965, 5 chiếc tàu của Hải quân nhân dân Việt Nam, suốt một ngày quần nhau với máy bay Mỹ từ hạm đội 7; Từ bến Lệ Sơn huyện Tuyên Hóa, đánh về đến bến Quảng Thanh, bến Quảng Thuận, cho đến chiếc tàu cuối cùng hóa thân vào bến cảng Gianh, một biển lửa căm thù, hừng hực những chiến công của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng.
Trong một ngày, cuộc chiến "Không đối đất
", " Đất đối không " đáng tự hào đó, đế quốc Mỹ đã huy động
80 lượt máy bay, mỗi đợt từ 9 đến 20 chiếc các loại máy bay tối tân hiện đại
AD6, F8U, F 105. Với các loại vũ khí giết người man rợ Rốc két, 20 ly, bom sát
thương, bom khoan, bám riết 5 con tàu cơ động trên đoạn sông Gianh vừa cạn, vừa
hẹp. Nhưng các chiến sĩ trên 5 chiếc tàu của Hải quân nhân dân Việt Nam anh
hùng, đã dũng cảm ngoan cường, đã cùng lưới lửa phòng không của bộ đội, dân
quân tự vệ 2 bên bờ nam bắc sông Gianh lập công xuất sắc, đã vít đầu 5 chiếc
máy bay của giặc Mỹ xuống biển đông, bắn bị thương nhiều chíêc khác....
Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phát huy những chiến tích đánh Pháp trên 2 bên bờ sông Gianh, những trận đánh Phú Trịch, giải phóng Ba Đồn, đánh đồn Quảng Khê...Các tuyến sông từ thượng nguồn Tuyên Hóa, Minh Hóa, đến cuối nguồn Quảng Trạch, Bố Trạch, những đoàn thuyền vượt từ trường, thủy lôi, bom đạn của máy bay hủy diệt, đã ngày đêm đưa hàng ra phía trước, qua các bến trung chuyển dọc 2 bên bờ của tuyến sông Gianh, thành một dòng sông lửa đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ xâm lược. Đặc biệt, một ngày đáng ghi vào lịch sử, ngày 28/4/1965, 5 chiếc tàu của Hải quân nhân dân Việt Nam, suốt một ngày quần nhau với máy bay Mỹ từ hạm đội 7; Từ bến Lệ Sơn huyện Tuyên Hóa, đánh về đến bến Quảng Thanh, bến Quảng Thuận, cho đến chiếc tàu cuối cùng hóa thân vào bến cảng Gianh, một biển lửa căm thù, hừng hực những chiến công của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng.
Một lần
nữa, trên dải đất Quảng Bình gian lao mà anh dũng; Đảng bộ và nhân dân 4 huyện,
tả hửu con sông Gianh, từ thượng nguồn, cho đến cuối dòng sông, tiếp tục
ghi thêm những trang sử vàng, hào hùng chói lọi; và ngày 30 tháng 4 năm 1975 chiến dịch HCM toàn thắng, đất nước
thống nhất non sông thu về một mối. Nhân dân Quảng Bình cùng cả nước đoàn kết, quyết tâm
xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Ngày nay, trong không khí hội
nhập, đổi mới đi lên, dòng sông Gianh nơi dấu ấn của thời gian, dấu ấn của lịch
sử, đã và đang góp sức mình trong công cuộc đổi mới quê hương. Con đường di sản
của một miền di sản, nơi đầu nguồn Son, một vùng di sản thiên nhiên thế giới
Phong Nha - Kẻ Bàng. Nơi có Động Phong Nha, Động Thiên Đường, Hang Sơn Đòong một
kỳ quan của thế giới trong tương lai; Với con đường HCMinh huyền thoại,
mang nhiều di tích lịch sử: Hang Tám Cô, bến Phà Xuân Sơn, làng chiến đấu Cự Nẫm,
Ba Trại, khu lăng mộ Tương quân Lê Mô Khởi, với làng cổ Cao Lao Hạ, thành Lồi,
Đồng Phố, Hói Hạ, bến phà 1, bến phà 2....vv. Cùng chiếc cầu Gianh hiện đại,
sừng sững nối đôi bờ đất nước, xóa đi dấu ấn đau thương: "con sông
Ranh giới của một thời.".. Hơn 18 thế kỷ đi qua, trên dải đất
đầy gió cát, nắng mưa và bão táp này, mỗi giọt nước sông quê, mỗi nắm
đất quê hương trộn lẫn máu xương mồ hôi và nước mắt của biết bao thế
hệ. Những người đã và đang sống chiến đấu và dựng xây trên mảnh đất này; Xin kính
cẩn nghiêng mình và tưởng nhứ vong linh các bậc tiền hiền khai khẩn, các anh
hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đã sinh ra và nuôi dạy bao thế hệ cháu con, những người có công với nước, những người đã ngã xuống trên
mảnh đất cha ông này, đã hoà vào cỏ cây hồn thiêng sông núi...để con cháu hôm nay và mai sau, mãi mãi sinh tồn hạnh phúc, quân và
dân hai bên bờ nam bắc sông Đại Linh Giang mãi mãi phồn vinh, và con sông Gianh
Quảng Bình mãi mãi là một Di sản vô giá, là con sông của huyền thoại.
Hải Bằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét