Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Dàn đồng ca mùa hạ

Dàn đồng ca mùa hạ
Trong một năm thời tiết có những khoảng giao mùa thật ấn tượng. Từ xuân sang hạ từ hạ sang thu rồi từ thu sang đông thời khắc nào cũng tạo cho người ta những cảm giác thật mới lạ. Khi thì nhè nhẹ mơn man để từ từ mùa sang. Lúc lại đột ngột bất ngờ khiến ta sững sờ ngơ ngác nhìn quanh rồi bỗng chợt nhận ra một mùa mới đã về. Trong cái khoảng giao mùa ấy có lẽ rõ rệt nhất ấn tượng nhất là từ mùa xuân sang mùa hạ.
Quả đúng vậy một sớm mai thức dậy ta thấy gió mơn man da thịt cả khu vườn bừng lên tiếng ve ngân ngẩng lên khoảng trời cuối xóm bỗng thấy cả một trời hoa phượng đỏ thì y như rằng mùa hạ đã về. Cái đỏng đảnh lúc nắng khi mưa của tháng ba không còn nó đã nhường chỗ cho tháng tư xuân đang chuyển hoa đang chờ kết trái mở toang cánh cửa đón hạ về. Chả thế mà có thi sĩ đã viết: “Mải mê theo đuổi một nụ cười/ Bỗng vập đầu ào ạt tiếng ve rơi/ Ngẩng lên hoa mắt… Trời! Phượng đỏ!/ Ơ hay!/ Mùa hạ đã về!”.
Cái khoái của thời khắc xuân - hạ này là toàn bộ các giác quan của ta đều được thưởng thức hương vị giao mùa. Đầu tiên là thính giác với dàn âm thanh không dứt tiếng ve ngân. Tiếp đó là thị giác với rợp trời hoa phượng đỏ. Lại cả những đường cong tuyệt mỹ của các cô gái được dịp phô bày sau mấy tháng khoác bao nhiêu lần áo che chắn cái rét cắt thịt cắt da. Này mơn mởn đồi núi thiên thai này thơm nồng những đôi má ửng hồng rạo rực này trắng ngần những cặp chân dài dịu dàng lướt qua trước ngõ… Tất cả đập vào mắt ta khiến hồn ta lâng lâng cùng mùa hạ. Rồi gió mơn man rồi hương đồng dìu dịu. Rồi nắng mới về… Ta chẳng còn co ro cúm rúm trong cái rét nàng Bân nữa. Ta muốn cởi tung tất cả áo quần dài ra mà cầm trên tay khua tít trên đầu tay kia cầm con ve sầu vừa bắt được chạy ào ra đồng để gào lên với những tóc đuôi gà đang ngúng nguẩy đâu đó rằng: “Mùa hạ đã về!”.
Tín hiệu rõ rệt nhất đến cả những người khiếm thị cũng cảm nhận được mùa hạ về chính là tiếng ve. Trời sinh ra kiếp ve sầu để làm duy nhất một nhiệm vụ là gọi mùa hạ chào đón mùa hạ chăng? Những cô cậu học trò là “bắt sóng” nhanh nhậy nhất với tiếng ve ngân. Đang mê mải ôn thi đang dạo bước đến trường bất chợt râm ran tiếng ve ngân nghe dàn đồng ca mùa hạ ấy thì cô cậu nào cũng sững sờ ngây người lại và cảm giác bồi hồi khó tả cũng ập về. Sắp phải xa rồi năm học cũ. Sắp phải chia tay rồi người ấy ơi. Và dòng lưu bút cũng hiện lên trong đầu cùng bao nhiêu sự lưu luyến bâng khuâng. Có cậu ngắt vội cánh phượng hồng ép vào trang vở và nhìn người ấy với ánh mắt bao hy vọng chứa chan. “Em chở mùa hè của tôi đi đâu” và cả tiếng ve sầu da diết nữa?
Người Trung Quốc cổ cho rằng ve sầu là con vật biểu tượng của sự hồi sinh do chu kỳ sống có một không hai của chúng. Chúng nằm lặng lẽ dưới mặt đất trong nhiều năm liền sau đó trồi lên khỏi mặt đất đi tìm bạn đời giao phối đẻ trứng rồi... chết! Loài côn trùng này đã “đếm” thời gian bằng cách theo dõi những tín hiệu sinh lý của cây. Cứ vào mùa xuân khi nhiều loại cây bắt đầu ra hoa những giọt mật và protein từ hoa sẽ chảy ra rơi xuống và thấm vào bộ rễ của cây. Ve sầu ở trong lòng đất hút lấy thức ăn từ rễ cây và đó chính là lúc chiếc đồng hồ sinh học của loài côn trùng này được “kích hoạt”. Ve sầu hồi sinh bò lên khỏi lòng đất và bắt đầu một chu kỳ sống mới…Tự nhiên ve cất tiếng báo hiệu mùa hè về. Tự nhiên cả một rừng cây ào ạt tiếng ve. Ve ngân râm ran rất đúng giờ. Như một chiếc đồng hồ mỗi ngày dàn đồng ca ấy cử hành đến mấy lần. Mới đầu chỉ một con cất tiếng. Hình như con ấy là nhạc trưởng? Rồi cả đàn ve râm ran. Chẳng biết chúng tụ tập tự bao giờ đậu ở đâu trong tán cây xanh mà hầu như cùng nhất loạt dạo khúc tình ca mùa hạ?
Ve sầu là một siêu họ côn trùng có đầu to hai cánh trong có nhiều vân. Có khoảng 2.500 loài ve sầu trên thế giới trong vùng ôn đới lẫn nhiệt đới. Chúng là loài sâu bọ được nhiều người biết nhất vì kích thước to lớn hơn hình dáng đặc biệt hơn. Chúng như một con ruồi cỡ lớn có đầu to và khả năng tạo âm thanh rỉ rả inh ỏi suốt mùa hè. Ve sầu không chích không cắn và vô hại đối với con người. Khác với các loài côn trùng khác như dế tạo âm thanh bằng cách cọ xát hai cánh vào nhau ve sầu đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái "loa" làm bằng màng mỏng phát triển từ lồng ngực có sườn bên trong. Những vòng sườn được co giãn thật nhanh làm rung màng mỏng tạo sóng âm thanh. Bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to. Ve lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho "bài hát".
Mỗi giống ve có một thứ tiếng cường độ cao độ khác nhau - để mời gọi ve sầu cái cùng giống. Ve cái không tạo được âm thanh nhưng cũng có hai cái màng hai bên mình chỉ dùng để "nghe" ve đực hát và bị dụ dỗ. Ve đực khi không hát cũng dùng hai cái loa ấy làm "tai" nghe ngóng động tĩnh chung quanh. Chả thế mà có mấy cô bé cậu bé tinh nghịch bắt chú ve con nhốt vào bao diêm làm quà tặng nhau tưởng trong phòng kín ấy ve sẽ chẳng biết đâu mà ca hát nữa ấy vậy mà khi bầy đoàn vừa cất tiếng lên thì từ chiếc bao diêm xinh ấy cũng phát ra âm thanh ò ọ rỉ rả da diết đến nao lòng. Đúng là kiếp ve sầu không đàn hát không chịu được. Chúng rút hết ruột gan cho tiếng đàn lời hát của mình để dâng hiến cho đời bản tình ca du dương nhất mùa hè. Những nghệ sỹ thiên nhiên ấy đã làm cho cuộc đời này đẹp thêm biết bao nhiêu.
Bạn đã nghe thấy chưa? Tiếng ve râm ran đấy? Cả một rừng âm thanh trỗi dậy đánh thức thế gian này chào đón mùa hạ về. Nào hãy mở toang cánh cửa cởi tung áo dài phanh ngực ra dang rộng vòng tay mà ôm lấy tiếng ve ngân mà chào đón hè về! Ôi cái thời khắc giao mùa có tiếng ve ngân có trời phượng đỏ có gió mơn man có tóc đuôi gà ngúng nguẩy… sao mà nên thơ đến thế!.
Đỗ Xuân Thu
Theo http://xuanthu.vnweblogs.com/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...